HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN HOÀNG GIANG
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Ngô Thị Thuận
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Giang
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc giáo viên hướng dẫn PGS.TS Ngô Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn. Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ban Dân tộc tỉnh,
các Sở ngành thuộc UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Sơn Động, các cá nhân và
các phòng, ban ngành chức năng của huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Giang
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................ vivi
Danh mục bảng .......................................................................................................viivii
Danh mục sơ đồ ................................................................................................... viiiviii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... ixix
Thesis abstract ........................................................................................................... xixi
Phần 1. Mở đầu ......................................................................................................... 11
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................11
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................22
1.2.1.
Mục tiêu nghiên cứu chung ............................................................................22
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể .............................................................................................22
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................22
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................22
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ....................................................................................... 44
2.1.
Lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK .......................44
2.1.1.
Các khái niệm cơ bản.....................................................................................44
2.1.2.
Vai trò và đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK ........... 1010
2.1.3.
Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK ..................... 1616
2.1.4.
Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK .................. 3131
2.1.5.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK........... 3333
2.2.
Kinh nghiệm thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK . 3838
2.2.1.
Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK của tỉnh
Phú Thọ ..................................................................................................... 3838
2.2.2.
Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã đặc biệt khó khăn
của tỉnh Lào Cai ........................................................................................ 3939
2.2.3.
Bài học rút ra cho huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang ................................... 4141
iii
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4343
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 4343
3.1.1.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................... 4343
3.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 4545
3.1.3.
Thực trạng phát triển kinh tế huyện Sơn Động ........................................... 4949
3.1.4.
Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn huyện Sơn Động ........................... 5050
3.1.5.
Đặc điểm cơ bản các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Giang ......................... 5151
3.2.
Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................... 5151
3.2.1.
Phương pháp tiếp cận ................................................................................ 5151
3.2.2.
Phương pháp chọn mẫu khảo sát ................................................................ 5252
3.2.3.
Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 5252
3.2.4.
Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ...................................................... 5353
3.2.5.
Phương pháp phân tích thông tin................................................................ 5454
3.2.6.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 5454
Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................ 5555
4.1.
Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ............................................................... 5555
4.1.1.
Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng các công trình CSHT các xã ĐBKK
trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang ............................................. 5555
4.1.2.
Hệ thống tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK của
huyện Sơn Động ........................................................................................ 5757
4.1.3.
Tình hình thực hiện các nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các
xã ĐBKK .................................................................................................. 6161
4.2.
Đánh giá kết quả, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư
xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động .................... 7474
4.2.1.
Đánh giá kết quả, hạn chế .......................................................................... 7474
4.2.2.
Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK
trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. ............................................ 7979
4.3.
Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK
trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang ............................................. 8585
4.3.1.
Quan điểm, định hướng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK
huyện Sơn Động ........................................................................................ 8585
4.3.2.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
CSHT các xã ĐBKK của huyện Sơn Động ................................................ 8989
iv
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 9696
5.1.
Kết luận ..................................................................................................... 9696
5.2.
Kiến nghị ................................................................................................... 9797
5.2.1.
Với Chính phủ ........................................................................................... 9797
5.2.2.
Kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương và Địa phương ........................... 9797
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 100100
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ATK
An toàn khu
CSHT
Cơ sở hạ tầng
ĐBKK
Đặc biệt khó khăn
GT
Giao thông
HĐND
Hội đồng nhân dân
KBNN
Kho bạc Nhà nước
KD
Kinh doanh
KTHT
Kinh tế hạ tầng
KTKT
Kinh tế kỹ thuật
KTXH
Kinh tế xã hội
NSĐP
Ngân sách địa phương
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NSTU
Ngân sách trung ương
PTNT
Phát triển nông thôn
SX
Sản xuất
UB MTTQ
Ủy ban Mặt trận tổ quốc
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số và lao động của các xã huyện Sơn Động năm 2015 .................... 4646
Bảng 3.2. Tổng hợp một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế (theo giá hiện hành) ........ 5050
Bảng 4.1. Số lượng các dự án về CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn trên địa bàn
huyện Sơn Động .................................................................................... 5555
Bảng 4.2. Số lượng và cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK
huyện Sơn Động .................................................................................... 5656
Bảng 4.3. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK huyện
Sơn Động............................................................................................... 6464
Bảng 4.4. Bảng chi phí đầu tư các dự án CSHT ....................................................... 6565
Bảng 4.5. Kết quả thanh toán cho 3 công trình qua các năm 2013-2015 ................... 7070
Bảng 4.6. Tình hình quyết toán các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc
biệt khó khăn huyện Sơn Động .............................................................. 7272
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả thanh tra các công trình xây dựng
CSHT ở các xã ĐBKK huyện Sơn Động ................................................ 7474
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý công trình và người dân ở
3 xã đại điện .......................................................................................... 7979
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu thực hiện Phát triển KTXH huyện Sơn Động ................. 8181
Bảng 4.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân ở 3 xã đại điện về
năng lực điều hành của cán bộ quản lý ................................................... 8282
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2. 1. Trình tự đầu tư các dự án ...........................................................................99
Sơ đồ 2. 2. Bộ máy quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK ................................... 1717
Sơ đồ 4. 1. Bộ máy quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK huyện Sơn Động ........ 6161
Sơ đồ 4. 2. Sơ đồ công tác lập kế hoạch có sự tham gia của người dân..................... 6363
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tóm tắt
- Tên tác giả: Nguyễn Hoàng Giang
- Tên luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó
khăn trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
- Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
- Mã số : 60 34 04 10
- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
- Mục đích nghiên cứu: Nhằm đánh giá thực trạng, phân tích yếu tố ảnh
hưởng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
nhằm thúc đẩy sản xuất, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân ở
các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
+ Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận thể chế, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận định
tính, định lượng;
+ Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Chọn xã đặc biệt khó khăn, chọn công trình
hạ tầng, chọn cán bộ quản lý dự án;
+ Phương pháp thu thập dự liệu: Dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp;
+ Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu: Phương pháp phân tổ thống kê là
phương pháp chủ yếu sử dụng trong quá trình tổng hợp dữ liệu;
+ Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
so sánh, phương pháp tổng hợp ý kiến.
- Các kết quả, phát hiện chính và kết luận
+ Lý luận về quản lý vốn đầu tư, đặc điểm, vai trò, nội dung, nguyên tắc quản lý
vốn đầu tư cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng các xã
đặc biệt khó khăn.
+ Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn
trên địa bàn huyện Sơn Động.
ix
Phát hiện ra các hạn chế trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã
đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động như: Năng lực cán bộ quản lý hạn chế;
Tiến độ quyết toán công trình chậm, chất lượng quyết toán chưa thật sự đảm bảo; Chưa
phát hiện những sai phạm làm thất thoát nguồn vốn. Do các yếu tố ảnh hưởng sau: Phát
triển kinh tế xã hội huyện Sơn Động; Năng lực quản lý của cán bộ yếu; Sự phân cấp và
phối hợp các Sở ban ngành thiếu chặt chẽ; Chưa phát huy vai trò của người dân; Cơ chế
chính sách sách chưa ổn định.
Để tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó
khăn trên địa bàn huyện Sơn Động, cần áp dụng tốt 5 giải pháp sau:
1) Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn công trình, lập kế hoạch vốn đầu tư;
2) Thực hiện nghiêm túc quản lý vốn theo quy trình xây dựng;
3) Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý đầu tư,
quản lý vốn đầu tư;
4) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng hạ
tầng;
5) Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính trong đầu tư
xây dựng hạ tầng.
x
THESIS ABSTRACT
1. Summary
Master candidate: Nguyen Hoang Giang
Thesis title: Management of capital construction investment in infrastructure
especially difficult communes in Son Dong district, Bac Giang province.
- Major: Economic Management
- Code: 60 34 04 10
- Educational organization: VietNam National University of Agriculture
(VNUA)
2. Content of the compendium
- Research Objectives: To assess the situation, analyze the factors that
influence and propose solutions to enhance the management of investment capital
to build infrastructure to boost production, reduce poverty, improve living
conditions for people in the especially difficult communes in Son Dong district.
- Materials and Methods:
+ Approaches: The institutional approach, participatory approaches, qualitative,
quantitative approach
+ Survey sample selection method: Choose especially difficult communes,
selected infrastructure projects, select the project managers;
+ Methods of data collection: Secondary data, primary data;
+ Methods of processing and synthesizing data: Methods of statistical nest
method is mainly used in the process of synthesizing data;
+ Information analysis methods: Descriptive statistical method, comparative
method, synthetic method comments.
- The results, key findings and conclusions:
+ Arguments about capital management, characteristics, role, content, investment
management principles as well as the factors influencing investment management
infrastructure the town especially hard.
+ Situations investment management infrastructure built especially difficult
communes in Son Dong district.
Discover the restrictions in investment management of infrastructure construction
especially difficult communes in Son Dong district as: Management staff capacity
xi
limitations; Progress slow settlement construction, the quality of the settlement is not
really guaranteed; Not detect irregularities as capital losses. Due to factors affecting the
following: economic and social development in Son Dong district; Management
capacity of principal officers; The decentralized and departments coordinate closely
missing; Not to promote the role of the people; The mechanism of unstable policy.
To strengthen the management of construction investment in infrastructure
especially difficult communes in Son Dong district, needs to apply good 5 following
solutions:
1) Improving the quality of the selection of works and investment planning;
2) Strictly manage capital building process;
3) Strengthen the fostering, training staff from investment management,
investment management;
4) Strengthen the inspection, inspectors use the investment in infrastructure
construction;
5) Perform well the community supervision and public finance investment in
infrastructure construction.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vốn đầu tư phát triển nói chung, đặc biệt là vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia, vùng, lãnh thổ. Sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế, với chính sách đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều chương trình 134, 135 hỗ trợ vốn xây dựng
đường giao thông, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế... cho các tỉnh miền núi,
nhiều huyện, xã vùng sâu, vùng xa trong đó có tỉnh Bắc Giang. Chương trình này
được đánh giá là một trong những chương trình thể hiện sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, vùng căn cứ cách
mạng, miền núi, vùng sâu và vùng xa, những địa bàn khó khăn, vùng thường
xuyên bị ảnh hưởng thiên tai. Chương trình có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị,
xã hội và an ninh quốc phòng, với tính nhân văn sâu sắc, phát huy được bản chất
tốt đẹp của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước một cách bền
vững, được nhân dân cả nước đồng tình, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền coi
như một nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hành động của mình. Nguồn vốn
này đã góp phần quan trọng cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào dân tộc vùng
đặc biệt khó khăn trên các lĩnh vực đời sống xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế và
sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta.
Tuy nhiên trong thời gian qua, ở tỉnh tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện
Sơn Động nói riêng đã xuất hiện nhiều bất cập trong quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng; Đầu tư chưa đúng quy hoạch; chưa đúng mục tiêu phát triển vẫn
xảy ra; Đầu tư dàn trải, thời gian kéo dài; Do chất lượng công trình kém, nên đã
lãng phí và thất thoát kinh phí; thủ tục còn rườm rà; Công tác lập dự án, thẩm
định dự án, thẩm báo cáo kinh tế kỹ thuật còn chậm; trình độ năng lực của chủ
đầu tư còn yếu kém, buông lỏng quản lý; Những thất thoát vốn trong quá trình
quản lý đã gây dư luận xấu trong xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn Thạc sỹ của mình, chúng tôi
đã tìm hiểu được một số công trình nghiên cứu trước đây có liên quan như
Phạm Thị Túy (2006) đã nghiên cứu về thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát
triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam, Đỗ Thị Ban (2012) nghiên cứu về hoàn thiện
công tác quản lý vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La. Nguyễn Lương Hòa
(2012) nghiên cứu về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1
bằng nguồn vốn Ngân sách trên đị bàn tỉnh Điện Biên... Nhìn chung, các công
trình nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ vấn đề lý luận và thực tế quản lý đầu
tư ở các địa phương khác, còn trên địa bàn huyện Sơn Động chưa có nghiên
cứu nào về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) các xã đặc biệt
khó khăn (ĐBKK).
Xuất phát từ tầm quan trọng nói trên, với những kinh nghiệm công tác của
bản thân và kiến thức về quản lý kinh tế đã được học tập, nghiên cứu tại trường,
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã
đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá thực trạng, phân tích yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp
tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT nhằm thúc đẩy sản xuất, xóa
đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân ở các xã ĐBKK trên địa
bàn huyện Sơn Động.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục đích nghiên cứu chung trên, các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể của đề tài là:
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT
các xã ĐBKK.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây
dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang những
năm qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng
CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang trong các năm
tiếp theo.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về công
tác quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK thông qua đối tượng khảo
sát sau:
+ Các công trình CSHT các xã ĐBKK;
2
+ Các đơn vị quản lý Nhà nước về quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các
xã ĐBKK;
+ Cơ chế chính sách quản lý các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn
vốn này.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các lý
luận, cơ chế chính sách thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã
ĐBKK. Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
vốn đầu tư xây dựng CSHT giai đoạn 2013-2015. Các giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK trong thời gian tới.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn các
xã ĐBKK huyện Sơn Động.
- Phạm vi về thời gian
+ Dữ liệu thứ cấp về quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK
được thu thập trong 3 năm gần đây (từ năm 2013-2015).
+ Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được khảo sát năm 2015.
+ Các giải pháp đề xuất cho các năm 2017-2020.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK gồm các nội dung và
quản lý theo nguyên tắc nào?
2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa
bàn huyện Sơn Động được thực hiện như thế nào?
3. Những bất cập, tồn tại hạn chế cần khắc phục trong quản lý vốn đầu tư
xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động thời gian qua?
Nguyên nhân những bất cập, hạn chế đó?
4. Để tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên
địa bàn huyện Sơn Động cần có những giải pháp gì nhằm khắc phục những hạn
chế, bất cập trong công tác này?
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Xã đặc biệt khó khăn
Theo quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về tiêu chí các định thôn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân
tộc và miền núi giai đoạn 2012 và 2015, Ủy ban dân tộc đã ban hành thông tư số
01/2012/TT-UBDT ngày 24 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn thực hiện quyết định
số 30/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo các văn bản này, tiêu chí
xác định xã đặc biệt khó khăn là các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, được
chia thành 3 khu vực : I, II và III.
a) Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhất (gọi tắt là xã
đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Xã khu vực III là xã có ít nhất 4 trong 5 tiêu chí sau:
1) Số thôn đặc biệt khó khăn còn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc).
2) Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 45% trở lên; trong đó tỷ lệ hộ nghèo phải
từ 20% trở lên.
3) Có ít nhất 3 trong 5 điều kiện sau
- Đường trục xã, liên xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa.
- Còn có ít nhất một thôn chưa có điện lưới quốc gia.
- Chưa đủ phòng học cho lớp tiểu học hoặc các lớp học ở thôn theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
- Nhà văn hóa xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch.
4) Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện sau:
- Còn từ 30% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề trên 60%.
- Trên 50% cán bộ chuyên trách, công chức xã chưa đạt chuẩn theo quy định.
4
5) Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện:
- Còn từ 20% số hộ trở lên thiếu đất sản xuất theo quy định.
- Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư xã đạt chuẩn.
- Dưới 10% số hộ làm nghề phi nông nghiệp.
b) Khu vực II: Xã khu vực lI là xã có ít nhất 4 trong 5 tiêu chí sau:
1) Có dưới 35% số thôn đặc biệt khó khăn (tiêu chí bắt buộc).
2) Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 20% đến dưới 45%; trong đó tỷ lệ hộ
nghèo từ 10% đến dưới 20%.
3) Có ít nhất 2 trong 4 điều kiện sau:
- Đường trục xã, liên xã đến thôn chưa được nhựa hóa, bê tông hóa.
- Còn có thôn chưa có điện lưới.
- Chưa đủ phòng học cho lớp tiểu học hoặc các lớp học ở thôn theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
4) Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện sau:
- Có dưới 30% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề từ 30% đến dưới 60%.
- Có từ 30% đến dưới 50% cán bộ chuyên trách, công chức xã chưa đạt
chuẩn theo quy định.
5) Có ít nhất 1 trong 2 điều kiện:
- Còn từ 10% đến dưới 20% số hộ thiếu đất sản xuất theo quy định.
- Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư xã đạt chuẩn.
c) Khu vực I: Là các xã còn lại thuộc vùng dân tộc và miền núi không phải xã
khu vực III và xã khu vực II.
2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng, phân loại cơ sở hạ tầng
a) Cơ sở hạ tầng
Theo Luật xây dựng số: 50/2014/QH13 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014,
thì cơ sở hạ tầng được hiểu như sau:
5
Theo nghĩa hẹp cơ sở hạ tầng được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất
thuộc lĩnh vực lưu thông, tức là bao gồm các công trình vật chất kỹ thuật phi sản
xuất và các tổ chức dịch vụ có chức năng đảm bảo những điều kiện chung cho
sản xuất, phục vụ những nhu cầu phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội. Theo
cách hiểu này, cơ sở hạ tầng chỉ bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát
nước, cung ứng điện, hệ thống thông tin liên lạc….và các đơn vị đảm bảo duy trì
các công trình này.
Theo nghĩa rộng, cơ sở hạ tầng được hiểu là tổng thể các công trình và nội
dung hoạt động có chức năng đảm bảo những điều kiên bên ngoài cho khu vực
sản xuất và sinh hoạt dân cư. Cơ sở hạ tầng là một phạm trù rộng gần nghĩa với
môi trường kinh tế, gồm các phân hệ: Phân hệ kỹ thuật (đường giao thông, cầu
cảng, sân bay, năng lượng, bưu chính viễn thông…), phân hệ tài chính (hệ thống
tài chính, tín dụng), phân hệ thiết chế (hệ thống quản lý Nhà nước và pháp luật),
phân hệ xã hội (giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật…), cách hiểu này rõ ràng là rất
rộng, bao hàm hầu như toàn bộ khu vực dịch vụ.
b) Phân loại cơ sở hạ tầng
Căn cứ vào chức năng, tính chất, đặc điểm người ta chia công trình cơ sở hạ
tầng thành 2 loại:
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin
liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý
nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác (Quốc hội, 2014).
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống
gồm hai lĩnh vực lớn:
Thứ nhất là các công trình có chức năng tạo điều kiên cho toàn bộ hoạt
động kinh tế xã hội như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, lưới điện…
Đây là những công trình được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ hàng
hóa công cộng và có đặc điểm là chúng gắn liền với chức năng đảm bảo điều
kiện cho sự hoạt động bình thường của vùng dân cư.
Thứ hai là hạ tầng kỹ thuật đô thị là các thiết chế tổ chức có chức năng
vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc cung ứng các sản phẩm hàng
hóa công cộng. Đó là các tổ chức con người được thành lập và hoạt động theo
thể chế hiện hành.
6
Việc phân biệt hai lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật như trên có ý nghĩa thực tiễn
rất lớn. Đới với lĩnh vực thứ nhất là lĩnh vực các công trình hạ tầng kỹ thuật có
tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hiệu suất vốn thấp, khó thu hồi
vốn… Nhà nước có trách nhiệm đầu tư và có kế hoạch đầu tư thống nhất, còn đối
với lĩnh vực thứ hai có thể tùy vào tình hình đặc điểm và cơ chế, trình độ quản lý
mà có phương thức và hình thức tổ chức phù hợp.
- Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm công trình y tế, văn hoá, giáo
dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công
trình khác (Quốc hội, 2014).
Cơ sở hạ tầng xã hội: Là hệ thống công trình vật chất, đảm bảo cho việc nâng
cao trình độ dân trí, văn hóa tinh thần của dân cư, đồng thời cũng là điều kiện chung
cho quá trình tái sản xuất sức lao động và nâng cao trình độ lao động của xã hội, bao
gồm các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa
học, ứng dụng và triển khai công nghệ, các cơ sở y tế, các công trình phục vụ cho các
hoạt động văn hóa xã hội... Các công trình này thường gắn với các địa điểm dân cư
làm cơ sở góp phần ổn định, nâng cao đời sống dân cư trên vùng lãnh thổ.
2.1.1.3. Công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng
Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014,
tại Điều 3 quy định.
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát
triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công
trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu
tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu
tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.
7
2.1.1.4. Đầu tư, vốn đầu tư
Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005, tại Điều 3 quy định: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng
các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt
động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu,
trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định
chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý
hoạt động đầu tư.
Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động
đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao
gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư mà ở đó có liên quan đến sự tăng
trưởng qui mô vốn của nhà đầu tư và qui mô vốn trên phạm vi toàn xã hội. Điển
hình của đầu tư phát triển là đầu tư vào khu vực sản xuất, dịch vụ, đầu tư vào yếu
tố con người và đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Đó là quá trình chuyển
hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản
xuất kinh doanh dịch vụ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất kinh
doanh mới thông qua việc mua sắm lắp đặt thiết bị, máy móc, xây dựng nhà cửa
vật kiến trúc và tiến hành các công việc có liên quan đến sự phát huy tác dụng
của các cơ sở vật chất kỹ thuật do hoạt động của nó tạo ra.
Đầu tư cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận đầu tư phát
triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ sở
hạ tầng nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định
8
trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư phát triển là tiền đề quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong
nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở
rộng, hiện đại hóa hay khôi phục cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế.
Trình tự của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải
trải qua bắt đầu từ khi hình thành ý đồ về dự án đầu tư đến khi chấm dứt hoàn
toàn các công việc của dự án và biểu diễn dưới sơ đồ sau:
Ý đồ về dự án đầu tư
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
Kết thúc xây dựng và khai
thác dự án
Ý đồ về dự án đầu tư mới
Sơ đồ 2.1. Trình tự đầu tư các dự án
Nguồn: Quốc hội (2014)
2.1.1.5. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
a) Quản lý
Tại giáo trình Khoa học quản lý - Trường Đại học kinh tế quốc dân (2001)
trang 25 định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến động của môi trường (Trường đại học Kinh tế quốc dân, 2001).
Về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý
nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động nhằm tác động
một cách và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều
chỉnh các quá trình xã hội và hành vi con người nhằm duy trì tính ổn định và phát
triển của đối tượng theo những mục tiêu đã đề ra. Quản lý nói chung được quan
9
niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc
sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối
tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới
các mục tiêu đã định.
b) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Như vậy với những khái niệm đã làm rõ ở trên chúng tôi hiểu rằng Quản lý
vốn đầu tư xây dựng CSHT được hiểu là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định
hướng của các cơ quan đầu tư vào quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bao
gồm công tác chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Vận hành kết quả đầu tư cho
đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra bằng một hệ thống đồng bộ các biện
pháp kinh tế-xã hội, tổ chức - kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu
quả kinh tế xã hội cao trong điều kiện cụ thể xã định và trên cơ sở vận dụng sáng
tạo những quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói chung.
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK
2.1.2.1. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK
Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung được thể hiện trên
các mặt sau:
a) Quyết định sự tăng trưởng và phát triển nhanh của nền kinh tế nói chung cũng
như của các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ
Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi
đầu tư là yếu tố quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng. Khi quy mô kinh tế
lớn lên, để kinh tế tăng trưởng 1% đòi hỏi vốn đầu tư chẳng những nhiều hơn về
lượng tuyệt đối, mà còn phải lớn hơn về tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.
Cơ sở hạ tầng cung cấp các dịch vụ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các
yếu tố đầu vào, đầu ra đảm bảo cho quy trình sản xuất và tái sản xuất của đất
nước được tiến hành thường xuyên liên tục với quy mô ngày càng mở rộng. Vì
thế đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ là điều kiện hết sức căn bản cho các ngành sản
xuất kinh doanh dịch vụ của đất nước nhanh chóng đi vào hiện đại hóa, trên cơ
sở đó làm tăng nhanh và liên tục năng suất lao động của từng ngành cũng như
năng suất lao động của toàn xã hội, giúp co nền kinh tế nước ta sớm hào nhập
với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. (Nguyễn Thị
Bạch Nguyệt, 2010).
10
b) Tạo ra sự thay đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế
Cơ sở hạ tầng hiện đại là điều kiện cơ bản cho nhiều ngành nghề mới ra đời
và phát triển, đặc biệt trong hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Sự phát
triển của nông thôn nước ta trong những năm gần đây là một chứng minh rõ ràng.
Trước đây ở nông thôn, giao thông không phát triển, điện thiếu thốn, hệ thống
thông tin liên lạc lạc hậu… nên mọi hoạt động sản xuất ở nông thôn chậm phát
triển. Những năm gần đây, nhờ đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ở nông thôn sản
xuất nông nghiệp được thay đổi một cách toàn diện, làm cho cơ cấu nông nghiệp
trong GDP ngày càng giảm. Ngược lại tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ
ngày càng tăng (Nguyễn Thị Bạch Nguyệt, 2010).
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư cơ sở hạ tầng có tác dụng giải quyết những mất
cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển
thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa
thế, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh, làm bàn
đạp thúc đẩy những vùng khác phát triển.
Như vậy chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy các ngành, các địa phương
trong nền kinh tế phải lập kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển ngành, vùng đảm
bảo sự phát triển cân đối tổng thể, đồng thời có kế hoạch ngắn hạn và trung hạn
nhằm phát triển từng bước và điều chỉnh sự phù hợp với mục tiêu đặt ra.
c) Tạo ra sự phát triển đồng đều gữa các vùng trong cả nước
Nước ta có 7 vùng kinh tế lớn, những vùng có nhiều đô thị lớn, cơ sở hạ
tầng tốt thì phát triển nhanh, còn những vùng núi cao, vùng sâu, cơ sở hạ tầng lạc
hậu thì chậm phát triển làm mất cân đối cơ cấu kinh tế của nước ta. Do đó muốn
giảm sự phát triển không đồng đều về kinh tế xã hội giữa các vùng ở nước ta, đặc
biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì chúng ta cần đầu tư cơ sở hạ tầng. Một hệ
thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện địa sẽ tạo điều kiện cho các vùng này khai thác
được tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình, từ đó tạo ra sự phát triển đồng đều
giữa các vùng đó. Khi hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình sản xuất, cho việc giao lưu hàng hóa đi lại giữa các vùng. Các
công trình cơ sở hạ tầng vừa mang ý nghĩa kinh tế là môi trường cho sản xuất
phát triển, vừa mang ý nghĩa chính trị làm cho bộ mặt đô thị văn minh hơn, hiện
đại hơn. Là nhịp cầu nối liền tình đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng trong cả
nước (Nguyễn Thị Bạch Nguyệt, 2010).
11
d) Tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
Đất nước muốn đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề quan trọng
thì trước hết cần phải có vốn. Kinh tế nước ta còn chậm phát triển, Ngân sách Nhà
nước còn rất hạn hẹp do đó việc thu hút đầu tư từ bên ngoài là rất cần thiết. Trong
những năm trở lại đây có rất nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Phần
lớn các dự án đó được đầu tư vào các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Hải Phòng… Muốn thu hút thành công nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì
chúng ta cần phải tạo ra môi trường đầu tư trong đó cơ sở hạ tầng là một nhân tố
quan trọng. Ở đây có mối quan hệ tác động qua lại, xây dựng và tạo ra cơ sở hạ
tầng tốt để thu hút vốn đầu tư ngoài nước và sử dụng chính vốn đầu tư nước ngoài
để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho các ngành sản xuất
vật chất hoạt động có hiệu quả (Nguyễn Thị Bạch Nguyệt, 2010).
e) Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân từ đó
làm tăng nguồn tích lũy cho nền kinh tế
Cơ sở hạ tầng phát triển cho phép chúng ta tạo ra được nhiều cơ sở sản xuất
vật chất mới, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các khu vực
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời phân bổ
nguồn lao động hợp lý. Hơn nữa, sự xuất hiện của các cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ mới với công nghệ kỹ thuật cao cho nên sẽ hoạt dộng hiệu quả hơn mang
lại nhiều lợi nhuận hơn, mang lại thu nhập cao cho người lao động (Nguyễn Thị
Bạch Nguyệt, 2010).
Riêng đối với các xã đặc biệt khó khăn, theo Quyết định 551/QĐ-TTg,
vốn đầu tư xây dựng CSHT có vai trò quan trọng sau:
- Nâng cao điều kiện sinh sống của người nghèo.
- Tạo lập sự công bằng, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội
cho người nghèo.
- Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập, thực hiện xóa
đói giảm nghèo.
- Là cầu nối giữa miền núi vùng sâu, vùng xã với bên ngoài góp phần mở
rộng thị trường, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Không chỉ phục vụ cuộc sống người nghèo mà còn góp phần bảo vệ đất
nước, giữ vững an ninh quốc phòng.
12