Chương 2 Phản ứng hoá học
Sự biến đổi của chất như thế nào thì được gọi là hiện tượng vật lí, là
hiện tượng hoá học?
* Phản ứng hoá học là gì, khi nào xảy ra, dựa vào đâu để nhận biết?
* Trong một phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất có được bảo toàn
không ?
* Phương trình hoá học dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, cho biết
những gì về phản ứng? Để lập phương trình hoá học cần cân bằng số
nguyên tử như thế nào?
Chương 2 Phản ứng hoá học
Trước hết cần xem với chất có thể xảy ra những biến đổi gì, thuộc loại
hiện tượng nào?
BàI 12 : sự biến đổi chất
I- hiện tượng vật lý.
Quan sát
Trong các quá trình biến đổi trên nước có biến đôỉ thành chất nào khác không ?
Nước
(rắn )
Nước
(lỏng )
Nước
( hơi )
Chương 2 Phản ứng hoá học
BàI 12 : sự biến đổi chất
I- hiện tượng vật lý.
Thí nghiệm:
- Cho khoảng 5g muối ăn vào cốc, cho thêm khoảng 20ml nước ,
dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều và nếm thử, quan sát các hạt muối.
-Dùng ống hút lấy khoảng 3ml dung dịch cho vào
ống nghiệm rồi cô cạn dung dịch.
* Yêu cầu: Quan sát và ghi lại sơ đồ của quá trình
biến đổi trên.
Nước
( rắn )
Nước
(lỏng )
Nước
( hơi )
Muối ăn dung dịch muối t Muối ăn
( rắn ) ( rắn )
Khi hoà tan vào nước
o
Em rút ra nhận xét gì khi quan sát các quá trình biến đổi nước và muối ăn ở trên?
Nhận xét.
Trong các quá trình trên , nước cũng như muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Quan sát
Chương 2 Phản ứng hoá học
BàI 12 : sự biến đổi chất
I- hiện tượng vật lý.
Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là
hiện tượng vật lí.
Bài tập 1: Trong số 2 hiện tượng sau hiện tượng nào là hiện tượng vật lí ?
a) Mặt trời lên, những giọt sương tan dần.
b) Khi để lâu ngoài không khí dây sắt xuất hiện một lớp gỉ màu đỏ nâu.
a) Mặt trời lên, những giọt sương tan dần.
Chương 2 Phản ứng hoá học
BàI 12 : sự biến đổi chất
I- hiện tượng vật lý.
Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là
hiện tượng vật lí.
II- hiện tượng hoá học.
Thí nghiệm 1.
Trộn đều một lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt được
hỗn hợp hai chất. Chia hỗn hợp thành hai phần.
a)- Đưa nam châm lại gần một phần
hỗn hợp.
-Quan sát và nhận xét hiện tượng.
b)-Đổ phần hỗn hợp kia vào ống nghiệm. Đun nóng mạnh đáy
ống nghiệm một lát rồi ngừng đun.
-Dùng nam châm đưa lại gần chất rắn thu được .
Lưu huỳnh tác dụng với sắt t Sắt (II) sunfua
o