Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

BÁO CÁO THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM bộ NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 77 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CỤC TRỒNG TRỌT

BÁO CÁO
THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

Hà Nội tháng 01/2010


LỜI NÓI ĐẦU
Đây là bản Báo cáo cuối cùng của Dự án: "Giảm thiểu và Thích ứng của ngành
Trồng trọt đối với Biến đổi khí hậu ở Việt Nam" do Cục Trồng trọt, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện tháng 1 năm 2010.
Dự án được thực hiện theo thoả thuận LOA - FAVIE, TCP/VIE/3201 ký kết ngày
12 tháng 8 năm 2009 giữa Đại diện của Tổ chức nông lương Liên hợp Quốc
(FAO) tại Việt Nam và Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Việt Nam.
Thay mặt Cục Trồng trọt, Tôi xin chân thành cảm ơn Tổ chức Nông lương Liên
hợp Quốc (FAO) đã tài trợ Dự án này, nếu không có sự tài trợ của FAO, nghiên
cứu này đã không thực hiện được.
Xin chân thành cảm ơn ông Andrew Speedy và ông Vũ Ngọc Tiến - đại diện của
tổ chức FAO tại Việt Nam, đặc biệt xin cảm ơn các nhà tư vấn trong nước và quốc
tế đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện Dự án cũng như việc hoàn thành bản báo cáo
này.
Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cục trưởng

Nguyễn Trí Ngọc

2




Mục lục

1.

Khái quát Dự án

1

2.

Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phương pháp

3

3.1. Lựa chọn điểm nghiên cứu
3.2. Thu thập dữ liệu

3

3.2.1. Dữ liệu thứ cấp
3.2.2.Dữ liệu sơ cấp
3.3. Phân tích số liệu

4


Kết quả và thảo luận
4.1. Khái quát về Việt Nam và ngành Trồng trọt

5

3.

4.

4.1.1. Khái quát về Việt Nam
4.1.2. Khái quát về Ngành Trồng trọt Việt Nam
4.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
4.3. Ảnh hưởng của BĐKH đối với Ngành Trồng trọt ở Việt Nam
4.3.1. Ảnh hưởng của BĐKH đối với đất trồng trọt
4.3.2. Ảnh hưởng của BĐKH đối với sản lượng cây trồng
4.3.3. Ảnh hưởng của BĐKH đối với An ninh lương thực và Thương mại
hoá hàng hoá nông nghiệp.
4.3.4. Quan điểm của nông dân về ảnh hưởng của BĐKH
4.4. Các biện pháp thích ứng của ngành trồng trọt với BĐKH ở Việt Nam
4.4.1. Khái quát về sự thích ứng đối với Ngành Trồng trọt
4.4.2. Các biện pháp thích ứng hiện tại

3
3
4

5
5
5
6

10
15
15
20
23
24
25
25
25

4.4.3. Thiếu các giải pháp thích ứng cho Ngành Trồng trọt
31
4.4.4. Một số giải pháp thích ứng của Ngành trồng trọt đối với BĐKH ở Việt 34
Nam.
5.

Dự án đề xuất

39

5.1. Mục tiêu chiến lược
5.1.1. Mục tiêu chung

39

5.1.2. Mục tiêu cụ thể

39

39


5.2. Các hợp phần của Dự án

40

5.3. Phương pháp
5.4. Khung kết quả của Dự án
5.5. Chỉ số đánh giá

41
42
46
3


6.

Kết luận

46

4


1. KHÁI QUÁT DỰ ÁN
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và những tác động của nó đối với cuộc sống nhân loại
đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng đối với không chỉ các nhà môi trường học
mà còn với các nhà chính sách ở tất cả các quốc gia trên thế giới. BĐKH đang
diễn ra, kèm theo những thay đổi đáng kể về lượng mưa, nhiệt độ và những thay
đổi về tần suất, mức độ của chúng. Những biến đổi này sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh

thái tự nhiên và nhân loại một cách độc lập hoặc kết hợp với những yếu tố khác
làm thay đổi năng suất, sự đa dạng và chức năng của rất nhiều hệ sinh thái và sinh
kế toàn cầu. Tuy nhiên những tác động này phân bố không đồng đều, những nơi
"có ít tài nguyên nhất thì có ít khả năng thích ứng nhất và bị tổn thương nhiều
nhất" (IPCC, 2001)
BĐKH trước hết là do sự phát nhiệt từ nhà kính, mặc dù vậy những cuộc đàm
phán quốc tế diễn ra tại Bali vào tháng 12-2007 lại không dành được sự nhất trí
trên những mục đích đề ra về giảm thiểu BĐKH. Dự báo: tần suất và mức độ
nghiêm trọng của BĐKH, các thảm hoạ sẽ tăng lên và những cộng đồng nghèo sẽ
là vùng bị tổn thương nhiều nhất, nhưng cho đến giờ vẫn chưa hề có bất cứ sự
đồng thuận nào giữa các nước phát triển trong việc giảm thải khí nhà kính. Hơn
nữa, các nhà khoa học cũng dự tính: cho dù việc thải khí nhà kính có dừng lại
được ngay hôm nay thì cấp độ BĐKH cũng sẽ vẫn tăng lên và những nước đang
phát triển sẽ phải gánh chịu nhiều nhất (Huq, Rahman Reid, 2003). Vì không thể
thay đổi được điều đó nên những nước đang phát triển phải tìm cách thích ứng.
Cũng có thể nói rằng: việc giảm thiểu là không mang lại hiệu quả, đặc biệt là đối
với những nước đang phát triển, vì vậy họ cho rằng: "giảm thiểu - chúng tôi có
thể, nhưng thích ứng - chúng tôi phải thích ứng (Pielke, 1998, trích từ Huq,
Rahman Reid, 2003). Theo Briguglio (2003), việc nhanh chóng thích nghi của
cộng đồng có liên quan đến sự thích ứng. Vì vậy thích ứng với BĐKH và các tác
động của nó là phải xây dựng một cộng đồng có khả năng nhanh chóng thích nghi
với thảm hoạ. Nghĩa là phát triển khả năng thích ứng để đối mặt với BĐKH cũng
như những hiểm hoạ liên quan. (ID21, 2008 và DFID, 2007).
Đối với các quốc gia Đông Nam Á, những hiện tượng này là cực kỳ nguy hiểm, vì
những nước này có đường bờ biển dài, nặng về nông nghiệp, cấp độ nghèo đói cao
và sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại. Việt Nam là một trong những nước dễ bị bị
tổn hại nhất trên thế giới vì Việt Nam có đường bờ biển dài (3000 km), phụ thuộc
vào nông nghiệp (hơn 75% dân số sống ở vùng nông thôn) và cấp độ phát triển
thấp (thu nhập bình quân đầu người thuộc một trong những nước thấp nhất Châu
Á). Trong một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới, tác gải đã lưu ý, Việt

Nam có thể là 1 trong 5 nước đứng đầu chịu ảnh hưởng của hiện tượng biển lấn do
mực nước biển dâng lên với những hệ quả mang tính thảm khốc (Dasgupta et al.
2007). 16% tổng diện tích đất của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển
5


tăng lên 5 mét và 35% dân số cùng phải chịu tác động này. Thậm chí, nếu mực
nước biển chỉ tăng chưa đầy 1 mét (dự báo vào khoảng năm 2100 hoặc sớm hơn)
thì đã có khoảng 1/10 dân số Việt Nam phải chịu ảnh hưởng, đây là lượng dân số
lớn nhất bị tác động trên tổng số 84 quốc gia trong bảng phân tích của Ngân hàng
Thế giới. Kèm theo vấn đề biển lấn là các hệ quả có thể ảnh hưởng đến Việt Nam
theo như dự đoán về BĐKH đến cuối thế kỷ: lũ lụt tăng lên do gió mùa thay đổi,
lượng mưa thất thường và thay đổi theo mùa, cực nhiệt độ nóng, lạnh sẽ tăng trung
bình khoảng 2.50C, khô cằn và hạn hán ở miền Trung, thay đổi về tần suất, độ
mạnh và vị trí của bão, lan tràn bệnh dịch (GOV 2003).
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng khích
lệ, trung bình 8% một năm, bên cạnh đó tỷ lệ đói nghèo cũng đã giảm từ 60% năm
1993 xuống còn 16% năm 2006. Tuy vậy những tiến bộ này là chưa đáng kể và
vẫn có thể bị ảnh hưởng của BĐKH làm suy thoái. Hàng năm, khu vực duyên hải
luôn bị bão đe doạ và đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm tới hàng ngàn người,
gây thiệt hại cho Việt Nam hàng tỷ USD trong thập kỷ qua. Nông nghiệp là ngành
dễ bị tổn thương nhiều nhất trong các sự kiện liên quan đến khí hậu, cụ thể như
bão lũ ảnh hưởng đến việc trồng lúa ở ĐBSCL, hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất
cà phê ở Tây nguyên. Tốc độ BĐKH dự tính cho biết: hàng triệu người Việt Nam
sẽ phải đối mặt với những rủi ro đang ngày càng tăng. Ngân hàng Thế giới đã lưu
ý: "Cả thế giới chưa từng đối mặt với thảm kịch này, hãy bắt đầu lập kế hoạch để
thích ứng với BĐKH ngay bây giờ vv. Chiến lược phân bổ tài nguyên nên biết
rằng phân chia ảnh hưởng của BĐKH hậu là không đồng đều vv., một vài quốc gia
bị ảnh hưởng nhẹ hơn trong khi các quốc gia khác lại bị ảnh hưởng nặng đến nỗi
sự vẹn toàn quốc gia có thể bị đe doạ (Dassgupta et al. 2007). Điều này kêu gọi

mọi người ra tay kiềm chế các tác động không đồng đều của BĐKH và yêu cầu
phải nhanh chóng mở rộng các chiến lược thích ứng, tất cả đã được đưa ra tại Hội
nghị các bên, liên quan đến khung Công ước về BĐKH (UFNCCC) diễn ra tại
Bali năm 2007. Hội nghị đã kêu gọi tập chung hơn nữa cho các hành động thích
ứng với BĐKH như: "Hợp tác quốc tế ủng hộ cho quá trình thực thi các hành động
thích ứng với BĐKH bao gồm: đánh giá sự tổn hại, các hoạt động ưu tiên, đánh
giá nhu cầu tài chính, khả năng xây dựng và đáp ứng các chiến lược, hợp nhất các
hoạt động thích ứng vào kế hoạch quốc gia và khu vực, cụ thể hoá các kế hoạch và
chương trình…." (Quyết định CP.13, Kế hoạch hành động Bali).
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống chủ yếu dựa vào
nông nghiệp và các hoạt động liên quan. Trồng trọt chiếm 63% tổng GDP của
ngành nông nghiệp, chiếm 65% lao động và đóng góp hơn 60% giá trị xuất khẩu.
Vì vậy trồng trọt đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, nhưng
cũng chính vì thế mà ảnh hưởng của BĐKH lên ngành trồng trọt sẽ tác động đến
sinh kế của rất nhiều người dân Việt Nam. Năm 2008, BĐKH đã đánh vào cây
6


điều và ngành cao su Việt Nam tại một số tỉnh miền Nam và Tây nguyên. Cái lạnh
bất thường cuối năm 2007 đầu 2008 gây thiệt hại cho mùa màng ở miền Bắc. Như
đã dự đoán, mực nước biển sẽ tăng và gây lũ lụt cho phần lớn các cánh đồng lúa,
đe doạ sự phát triển của cây cối ở những vùng này. Chỉ tính riêng năm 2007, bão
và lũ đã gây ra rất nhiều thiệt hại về người và của. Triều cường dâng cao đã phá
huỷ nhiều đê đập ở Thành phố Hồ Chí Minh, huỷ hoại nhiều đồng ruộng, trang
trại, các khu vực nuôi trồng thuỷ sản và nhà cửa. Hàng ngàn người ở những khu
vực này bị bão lũ hoành hành và đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn.
Theo báo cáo của IPCC (2007), việc nhiệt độ trung bình tăng sẽ gây ảnh hưởng
xấu đến năng suất cây trồng. Cụ thể: nếu nhiệt độ tăng lên 1 độ thì năng suất lúa
có thể giảm 10% và năng suất ngô giảm 5-20%, nhu cầu nước tưới cho cây trồng
cũng sẽ tăng khoảng 10%, điều này sẽ trở thành vấn đề nan giải cho hệ thống tưới

tiêu. Nước biển tăng lên sẽ nhấn chìm những cánh đồng mầu mỡ của Việt Nam, cụ
thể: Nếu mực nước biển tăng lên 1m, nó sẽ nhấn chìm 5000 km 2 ở ĐBSH và
15000-20000m2 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ảnh hưởng đến 12% diện
tích đất và 10% dân số Việt Nam.
Đã xuất hiện những ảnh hưởng ban đầu của BĐKH và các nhà khoa học cho rằng
những tác động tiếp sau là không thể tránh khỏi cho dù bất cứ điều gì xảy ra với
quá trình thải khí nhà kính tương lai. Vấn đề hiện nay không phải là làm thế nào
để ngăn chặn BĐKH mà là làm thế nào để thích ứng với nó. Việt Nam có tiềm
năng làm giảm các tác động của BĐKH lên trồng trọt, vì vậy cần phải xây dựng và
thực hiện càng sớm càng tốt kế hoạch hành động cho ngành trông trọt để thích ứng
với BĐKH, giúp đảm bảo cuộc sống và sinh kế của các hộ nông dân.
Trong khuân khổ này, chúng tôi lập dự án xây dựng và thực hiện kế hoạch hành
động cho ngành trông trọt để thích ứng với BĐKH tại Việt Nam.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của Dự án là tăng cường thích ứng của ngành trồng trọt đối với
BĐKH để đảm bảo an ninh lương thực tại Việt Nam và bảo vệ môi trường.
2.2. Các mục tiêu cụ thể
- Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đối với nông nghiệp nói chung và đối với ngành
trồng trọt nói riêng để xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH phục vụ cho việc dự báo
các tác động của nó lên trồng trọt tại Việt Nam trong tương lai.
- Xây dựng năng lực và thực hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH cho ngành
trồng trọt tại một số khu vực ở Việt Nam.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và huy động mọi nguồn lực (cả trong nước và nước
ngoài) trợ giúp ngành trồng trọt trong việc thích ứng với BĐKH tại Việt Nam.
7


3. Phương pháp
3.1. Nghiên cứu lựa chọn điểm

Chúng tôi đã chọn 4 xã của 4 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất của BĐKH để thực hiện
khảo sát, đó là các tỉnh Thái Bình, Nam Định thuộc ĐBSH và Cà Mau, Sóc Trăng
thuộc ĐBSCL. Dữ liệu và thông tin về BĐKH cũng như các biện pháp thích ứng ở
4 tỉnh này là đại diện cho các tỉnh khác ở cả 2 vùng Đồng bằng.
3.2. Thu thập dữ liệu
3.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Chúng tôi thu thập dữ liệu thứ cấp về BĐKH và các tác động của nó từ các tổ chức
và cơ quan liên quan như: Cục Khí tượng thuỷ văn, Phòng Biến đổi khí hậu, Viện
nghiên cứu Môi trường Khí tượng thuỷ văn. Cơ sở dữ liệu này dùng để dự báo các
tác động của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói
riêng.
3.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Chúng tôi lấy dữ liệu sơ cấp từ 2 nguồn: (a) điều tra thực địa và (b) tổ chức các
cuộc thảo luận nhóm cũng như các hội thảo.
a. Điều tra thực địa
Mục đích chính của điều tra thực địa là để tập hợp các thông tin về: (1) sự xuất
hiện của các hiện tượng cực đoan được coi là hậu quả của BĐKH như hạn hán, lũ
lụt, khí hậu bất thường xảy ra trong những năm gần đây; (2) Ảnh hưởng của
BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, trồng trọt; (3) thực thi các biện pháp dự định để
thích ứng với BĐKH; Phỏng vấn các nông dân, chủ hộ và các nhân viên tại địa
phương bằng bảng câu hỏi có sẵn. Bảng câu hỏi gồm 4 phần: (1) thu thập thông tin
chung về các hộ gia đình, nhân viên và các tổ chức; (2) thu thập thông tin về sự
xuất hiện của các hiện tượng cực đoan từ quan điểm của các chủ hộ và nhân viên;
(3) Thu thập thông tin về ảnh hưởng của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp nói
chung và trồng trọt nói riêng (ví dụ: ảnh hưởng đến bao nhiêu diện tích cây trồng,
sản lượng và năng suất thay đổi như thế nào?); (4) thu thập thông tin về việc các
nông hộ đã và sẽ làm gì để thích ứng với BĐKH (thay đổi giống cây trồng, mùa
vụ; quan điểm của các nông hộ và nhân viên về những điều nên làm để thích ứng
với BĐKH trong tương lai. Bảng câu hỏi dự thảo được thử nghiệm thông qua các
cuộc phỏng vấn của 10 nông hộ và nhân viện tại địa phương để xác đinh tính phù

hợp, sau đó được hoàn thiện cho cuộc khảo sát chính thức. Người phỏng vấn cũng
đã xem xét trước nội dung của bản câu hỏi, được giới thiệu và trực tiếp phỏng vấn.

8


b. Thảo luận nhóm (Focus group discussion - FGD)
FGD là 1 phương pháp dùng để thu thập những hiểu biết chung của mọi người về
vấn đề đưa ra tại điểm nghiên cứu, giúp trả lời một số câu hỏi. Hơn thế nữa, thảo
luận nhóm trong số những người cung cấp thông tin chính còn giúp kiểm định
được độ chính xác của thông tin thu được. Nói cách khác, FGD dùng để kiểm tra
chéo thông tin thu được từ các phương pháp thu thập thông tin khác.
Trong nghiên cứu nay, một vài FGD đã được tổ chức để lấy thông tin. Thứ nhất là
FGD với các nông hộ (những người khác nhau về tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội,
kinh nghiệm…) để thấy được quan điểm của họ về sự xuất hiện của các hiện
tượng khí hậu lạ, ảnh hưởng của BĐKH và giải pháp thích ứng; Thứ hai là FGD
với nhân viên địa phương để có được nhận thức đầy đủ về BĐKH và sự ứng phó
của cộng đồng nơi đó, quan điểm của họ về BĐKH. Bắt đầu các cuộc thảo luận
bằng những câu hỏi mở, tạo cơ hội cho nhóm thảo luận nói rõ hơn về vấn đề đang
bàn luận.
c. Tổ chức hội thảo
Tổ chức 2 cuộc hội thảo về các vấn đề liên quan đến BĐKH với sự tham gia của
nhân viên Cục Trồng trọt, Cục Khí tượng thuỷ văn, Phòng Biến đổi khí hậu, Viện
nghiên cứu Môi trường Khí tượng thuỷ văn và các cơ quan liên quan khác để có
được thông tin chi tiết về BĐKH, để chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
các nghiên cứu và để tăng cường năng lực trong việc giải quyết các vấn đề về
BĐKH. Tâm điểm của hội thảo là đưa ra các biện pháp giảm thiểu và thích ứng
với BĐKH cho ngành trồng trọt bao gồm các chương trình nghiên cứu giống cây
trồng và biện pháp canh tác mới.
3.3. Phân tích số liệu

Bản phân tích của nghiên cứu này dựa trên 3 phần. Đầu tiên là chúng tôi dùng
phương pháp thống kê mô tả để nói về sự xuất hiện của BĐKH, ảnh hưởng của nó
đối với sản xuất nông nghiệp và các biện pháp thực hiện để thích ứng. Tiếp đến
chúng tôi dùng phương pháp so sánh để xác định các tác động nổi cộm qua các
năm và giữa các vùng miền bằng cách so sánh năng suất, sản lượng, những thay
đổi về giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế. Cuối cùng là phân tích SWOT để xác
định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
4. Kết quả và thảo luận
4.1. Khái quát về Việt Nam và Ngành Trồng trọt Việt Nam
4.1.1. Khái quát về Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích đất là 320.000 km2 và đường bờ biển dài 3260 km. 3/4
lãnh thổ là đồi núi với độ cao so với mặt nước biển từ 100-3400m. Diện tích đất
còn lại là đồng bằng với 2 đồng bằng chính là Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) ở
9


Miền Bắc và ĐBSCL ở Miền Nam. Đất đai tại hai vùng đồng bằng này rất mầu
mỡ và dân cư tập trung cao, đây cũng là vùng tâm điểm của hầu hết các ngành
công nghiệp và nông nghiệp của Việt Nam.
Khí hậu điển hình của Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do chiều dài và
địa hình đa dạng của đất nước mà khí hậu khá khác biệt giữa các vùng miền. Nhiệt
độ trung bình hàng năm lên xuống giữa khoảng 18 0C - 290C, trong đó nhiệt độ
trung bình các tháng lạnh ở miền núi phía Bắc thay đổi trong khoảng 13 0C - 200C
và miền Nam là 200C - 280C. Lượng mưa trung bình ở hầu hết các vùng trong cả
nước lên xuống trong khoảng 1400 mm - 2400 mm, tuy nhiên một số vùng có thể
lên cao tới 5000 mm hoặc xuống thấp 600 mm, lượng mưa lại phân bố không
đồng đều trong cả năm, khoảng 80% - 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, đó
chính là nguyên nhân gây lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất. Số ngày mưa trong năm
cũng rất khác nhau giữa các vùng (từ 60 mm - 200 mm).
Nền kinh tế Việt Nam còn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, với số dân khoảng 86

triệu người, trong đó 75% làm nghề nông, lâm, thuỷ sản. Ngành nông nghiệp
chiếm 20% tổng GDP của cả nước, giá trị của ngành nông nghiệp là 77%, lâm
nghiệp là 4% và thuỷ sản là 19%. Việt Nam vẫn được coi là một nước đang phát
triển trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 1000
USD/người/năm. Sản lượng trồng trọt và chăn nuôi cũng như thị trường xuất khẩu
của các mặt hàng nông nghiệp chưa ổn định. Với tỷ lệ sinh con cao 2.2% đã gây
khó khăn cho phát triển kinh tế đất nước.
4.1.2. Khái quát về ngành Trồng trọt Việt Nam
Nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là mảng kinh tế chính trong toàn
khu vực Đông Nam Châu Á, Việt Nam cũng vậy, nông nghiệp chiếm 20% tổng
GDP. Hiện tại khoảng 3/4 dân số sống ở khu vực nông thôn và nông nghiệp và các
hoạt động liên quan đến nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của họ. Chính phủ
Việt Nam luôn luôn coi nông nghiệp là lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế và cho
rằng sự phát triển chỉ có ý nghĩa khi khu vực nông thôn đạt được thu nhập cao hơn
và một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hơn thế nữa, Chính phủ cũng mong muốn ngành
nông nghiệp có được đóng góp đáng kể trong việc thu ngoại tệ, và những thành
công của ngành nông nghiệp vì thế rất quan trọng để Việt Nam đạt được những
mục tiêu quốc gia.
Nông nghiệp Việt Nam là sự kết hợp của trồng trọt như: lúa, ngô, khoai tây, rau và
chăn nuôi như: lợn, trâu, gia súc và gia cầm. Trồng trọt chiếm tới 3/4 tổng sản
phẩm đầu ra của ngành nông nghiệp, và chăn nuôi chiếm phần còn lại. (Tổng cục
thống kê, 2008). Giữa 7 vùng địa lý của đất nước, nông nghiệp tập trung ở 2 vùng
dân cư đông đúc nhất là ĐBSH ở miền Bắc và ĐBSCL ở miền Nam với cây trồng
chủ đạo là lúa và vật nuôi quen thuộc là lợn.
10


Hình 1: Bản đồ Việt Nam

Trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp: cây lương thực chiếm 60% tổng giá trị sản

phẩm nông nghiệp, trong khi đó cây lưu niên và cây công nghiệp chiếm 24%, cây
ăn quả và rau chiếm 14%. Trong các cây lương thực, lúa là cây chủ đạo chiếm
85% tổng diện tích đất canh tác và 40% tổng giá trị sản phẩm đầu ra. Việt Nam đã
trở thành nước sản xuất gạo lớn thứ 5 trên thế giới, chủ yếu là canh tác lúa nước ở
2 ĐBSH và Sông Cửu Long. Các cây trồng khác là ngô, khoai tây và sắn.

11


Bảng 1. Diện tích các loài cây trồng (1000 ha)
Cây hàng năm
Tổng
Năm
Tổng
Cây có Cây công
diện
diện tích
hạt
nghiệp
tích
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

9040,0
9410,0
9752,9
10028,3
10381,4
10496,9
10928,9
11316,4
11740,4
12320,3
12644,3
12507,0
12831,4
12983,3
13184,5
13287,0
13409,8
13555,6
13873,9


8101,5
8475,3
8754,4
8893,0
9000,6
9224,2
9486,1
9680,9
10011,3
10468,9
10540,3
10352,2
10595,9
10680,1
10817,8
10818,8
10868,2
10894,9
11157,8

6476,9
6752,7
6956,3
7058,3
7135,7
7324,3
7620,6
7768,2
8016,0
8348,6

8399,1
8224,7
8322,5
8366,7
8437,8
8383,4
8359,7
8304,7
8542,0

542,0
578,7
584,3
598,9
655,8
716,7
694,3
728,2
808,2
889,4
778,1
786,0
845,8
835,0
857,1
861,5
841,7
846,0
805,8


Tổng
diện
tích
938,5
934,7
998,5
1135,3
1380,8
1272,7
1442,8
1635,5
1729,1
1851,4
2104,0
2154,8
2235,5
2303,2
2366,7
2468,2
2541,6
2660,7
2716,1

Cây lưu năm
Cây công
nghiệp
lâu năm
657,3
662,7
697,8

758,5
809,9
902,3
1015,3
1153,4
1202,7
1257,8
1451,3
1475,8
1491,5
1510,8
1554,3
1633,6
1708,6
1821,7
1886,1

Cây ăn
quả
281,2
271,9
260,9
296,0
320,1
346,4
375,5
426,1
447,0
512,8
565,0

609,6
677,5
724,5
746,8
767,4
771,4
778,5
775,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009

Cà phê là cây công nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam, đã được sản xuất từ
năm 1975 nhưng chỉ ở mức nhỏ với công nghệ, quy cách chế biến khác nhau. Sản
lượng đạt được khoảng 1300 kg/ha, gấp đôi sản lượng trung bình của thế giới. Bên
cạnh cà phê thì cao su, mía, lạc, đậu tương, chè và hạt tiêu cũng là những loại cây
công nghiệp lưu niên quan trọng.
Sản xuất mía đường nhìn chung vẫn theo xu hướng tăng lên kể từ năm 1975. Diện
tích trồng mía tăng ổn định và đạt mức cao nhất là 320 ngàn ha năm 2002. Cũng
vậy, cây cao su cũng có chiều hướng tăng dần đều trong thời gian qua, cao su
được sản xuất chủ yếu tại những trang trại có sự quản lý của nhà nước, nông dân
được giao nhiệm vụ trồng, chăm sóc và thu mủ cao su. Việt Nam cũng là nước sản
xuất hạt điều lớn thứ 3 trên thế giới, sản phẩm này tăng rất nhanh và dao động
trong những năm 1990. Tương tự như cà phê, hơn 90% hạt điều chế biến dành cho
xuất khẩu, chỉ 7-8% dành cho tiêu thụ trong nước do giá của loại sản phẩm này
khá cao. Đối với sản xuất lạc, Việt Nam xếp thứ 10 trên thế giới.

12


Bảng 2. Diện tích và năng suất cây có hạt


Diện tích (1000ha)
Năm

Tổng
diện tích

Lúa

Năng suất (1000 tấn)

Ngô

Tổng

Lúa

Ngô

1990

6.476,9

6.042,8

431,8

19.897,7

19.225,1


671,0

1991

6.752,7

6.302,8

447,6

20.295,8

19.621,9

672,0

1992

6.956,3

6.475,3

478,0

22.342,8

21.590,4

747,9


1993

7.058,3

6.559,4

496,5

23.720,5

22.836,5

882,2

1994

7.135,7

6.598,6

534,6

24.673,7

23.528,2

1.143,9

1995


7.324,3

6.765,6

556,8

26.142,5

24.963,7

1.177,2

1996

7.620,6

7.003,8

615,2

27.935,7

26.396,7

1.536,7

1997

7.768,2


7.099,7

662,9

29.182,9

27.523,9

1.650,6

1998

8.016,0

7.362,7

649,7

30.758,6

29.145,5

1.612,0

1999

8.348,6

7.653,6


691,8

33.150,1

31.393,8

1.753,1

2000

8.399,1

7.666,3

730,2

34.538,9

32.529,5

2.005,9

2001

8.224,7

7.492,7

729,5


34.272,9

32.108,4

2.161,7

2002

8.322,5

7.504,3

816,0

36.960,7

34.447,2

2.511,2

2003

8.366,7

7.452,2

912,7

37.706,9


34.568,8

3.136,3

2004

8.437,8

7.445,3

991,1

39.581,0

36.148,9

3.430,9

2005

8.383,4

7.329,2

1.052,6

39.621,6

35.832,9


3.787,1

2006

8.359,7

7.324,8

1.033,1

39.706,2

35.849,5

3.854,6

2007

8.304,7

7.207,4

1.096,1

40.247,4

35.942,7

4.303,2


2008

8.542,0

7.414,3

1.125,9

43.258,3

38.725,1

4.531,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009

Bảng 3. Diện tích cây công nghiệp lưu niên chính (1000 ha)
Năm
1990
1991
1992
1993
1994

Chè
60,0
60,0
62,9
63,4

67,3

Cà phê
119,3
115,1
103,7
101,3
123,9

Cao su
221,7
220,6
212,4
242,5
258,4

Hạt tiêu
9,2
8,9
6,4
6,7
6,5

Hạt điều
79,0
122,5
172,7

Dừa
212,3

214,2
204,1
207,6
182,5
13


1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

66,7
74,8
78,6
77,4
84,8
87,7
98,3
109,3

116,3
120,8
122,5
122,9
126,2
129,3

186,4
254,2
340,3
370,6
477,7
561,9
565,3
522,2
510,2
496,8
497,4
497,0
509,3
530,9

278,4
254,2
347,5
382,0
394,9
412,0
415,8
428,8

440,8
454,1
482,7
522,2
556,3
631,5

7,0
7,5
9,8
12,8
17,6
27,9
36,1
47,9
50,5
50,8
49,1
48,5
48,4
50,0

159,1
194,9
202,5
191,8
185,2
195,6
199,2
240,2

261,5
295,9
348,1
401,8
439,9
402,7

172,9
181,1
169,9
163,4
163,5
161,3
155,8
140,4
133,6
133,1
132,0
133,9
135,3
138,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009
Trong những năm gần đây, do BĐKH cùng với việc gia tăng dân số và các ngành
công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á đang phải
chịu những áp lực về môi trường.

4.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
BĐKH ngày nay đang là mối quan tâm lớn của toàn thế giới, nó đã và đang ảnh
hưởng đến Việt Nam và khu vực Châu Á. Theo báo cáo của IPCC (2007), nhiệt độ

mặt đất trung bình ở Đông Nam Á đang có xu hướng tăng lên trong vài thập kỷ
qua, từ 1951 - 2000, cứ mỗi 10 năm nhiệt độ tăng khoảng từ 0.1 0C -0.30C; lượng
mưa thì giảm xuống trong khi mực nước biển cũng có xu hướng tăng lên (1 - 3
mm mỗi năm). Tần suất và mật độ của các hiện tượng thời tiết bất thường cũng
ngày càng gia tăng.
Số ngày đêm nóng tăng lên trong khi số ngày đêm lạnh giảm xuống; hiện tượng
những ngày có lượng mưa lớn, gió lốc gió xoáy cũng xuất hiện nhiều hơn, những
thay đổi về khí hậu này dẫn tới lụt lội, hạn hán và sụt lở đất ở nhiều nơi trong
vùng, hủy hoại tài sản và mạng sống của nhiều người. BĐKH cũng gây thiếu nước
trầm trọng ở nhiều khu vực, cản trở sản xuất nông nghiệp và đe dọa An ninh lương
thực, gây cháy rừng, làm cho rừng xuống cấp, tàn phá tài nguyên biển và tăng
nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Tại Việt Nam, có khá nhiều bằng chứng phản ánh sự xuất hiện của BĐKH, đó là:
(1) Hiện tượng nhiệt độ tăng
Các bằng chứng cho thấy quá trình tăng nhiệt độ đã trở lên rõ ràng hơn trong
những năm gần đây so với nửa đầu của thế kỷ 20. Rất nhiều nghiên cứu của các

14


nước cho biết nhiệt độ đã tăng lên ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á (ADB,
2009).
Bảng 4. Mức thay đổi nhiệt độ trung bình (oC) giai đoạn 1980-1999
Năm
Vùng khí hậu
2020
2030
2050
2060
2080

1. Tây Bắc
0.5
0.7 - 0.8 1.2 - 1.3 1.4 - 1.7 1.6 - 2.4
2. Đông Bắc
0.5
0.7
1.2 - 1.3 1.4 - 1.6 1.6 - 2.3
3. Đồng Bằng Bắc 0.5
0.7
1.2 - 1.3 1.4 - 1.6 1.5 - 2.3
Bộ
4. Bắc Trung Bộ
0.6
0.8 - 0.9 1.4 - 1.5 1.6 - 1.8 1.8 - 2.6
5. Nam Trung Bộ
0.4
0.6
0.9 - 1.0 1.0 - 1.2 1.2 - 1.8
6. Tây Nguyên
0.3
0.5
0.8
0.9 - 1.0 1.0 - 1.5
7. Nam Bộ
0.4
0.6
1.0
1.1 - 1.3 1.3 - 1.9

2100

1.7 - 3.3
1.7 - 3.2
1.6 - 3.1
1.9 - 3.6
1.2 - 2.4
1.1 - 2.1
1.4 - 2.6

Lưu ý: Dựa vào dự báo bốc nhiệt cao và thấp: Nguồn: MONRE, 2009

Ở Việt Nam, từ năm 1900 – 2000, cứ mỗi thập kỷ nhiệt độ trung bình lại tăng lên
0.10C, và có lẽ còn tăng nhanh hơn vào nửa sau thế kỷ. Mùa hè đã trở lên nóng
hơn với mức tăng từ 0.1°C – 0.3°C một thập kỷ. Dự đoán nhiệt độ ở hầu hết các
vùng miền của Việt Nam sẽ tăng thêm 2 ºC – 4ºC vào năm 2100 (Cuong, 2008).
Còn theo dự đoán của MONRE (2009), nhiệt độ sẽ tăng 1 – 1.4 oC, cao nhất là 1.41.5oC ở khu vực Bắc Trung Bộ và thấp nhất là 0.8 oC ở khu vực Tây Nguyên vào
năm 2050. Năm 2010, nhiệt độ sẽ tăng từ 1.1 – 3.6 oC, nhưng có sự khác biệt giữa
các vùng. Miền Bắc sẽ tăng khoảng 1.6 – 3.3 oC; Miền Trung, đặc biệt là Bắc
Trung Bộ sẽ tăng khoảng 1.9 – 3.6 oC (cao nhất Việt Nam); Miền Nam và Tây
Nguyên sẽ tăng 1.1-2.6oC (thấp nhất Việt Nam).
(2) Hiện tượng giảm lượng mưa
Trong những năm của nửa sau thế kỷ, lượng mưa ở Đông Nam Á thay đổi giữa
các mùa và giữa các năm với xu hướng chung là giảm trận mưa cho đến năm 2000
và giảm cả số ngày mưa (ADB, 2009).
Bảng 5. Những thay đổi về lượng mưa hàng năm giai đoạn 1980 – 1999
Vùng khí hậu

Năm
2020

2030


2050

2060

2080

2010

1. Tây Bắc

1.4
1.6

- 2.1 - 2.2

3.6
3.7

- 4.1
4.5

- 4.6
6.8

- 4.8 - 9.3

2. Đông Bắc

1.4

1.7

- 2.1 - 2.3

3.6
2.8

- 4.1
4.6

- 4.7
6.8

- 4.8 - 9.3

3.9
3.8

- 4.5
5.0

- 5.1
7.4

- 5.210.1

3. Đồng Bằng Bắc 1.6
Bộ

2.3


15


4. Bắc Trung Bộ

1.5
1.8

- 2.2

3.8
3.7

- 4.3
4.8

- 4.9
7.1

- 5.0 - 9.7

5. Nam Trung Bộ

0.7

1.0

1.6
1.7


- 1.8
2.1

- 2.1
3.0

- 2.2 - 4.1

6. Tây Nguyên

0.3

0.4

0.7

0.7
0.9

- 0.9
1.3

- 1.0 - 1.8

7. Nam Bộ

0.3

0.4


0.7

0.8
1.0

- 1.0
1.4

- 1.0 - 1.9

Lưu ý: Dựa vào dự báo bốc nhiệt cao và thấp ; Nguồn: MONRE, 2009
Ở hầu hết các vùng miền của Việt Nam, số trận mưa trung bình hàng tháng giảm,
đặc biệt là giữa tháng 7 - 8, nhưng lại tăng vào tháng 9 - 11. Số trận mưa giữa các
vùng biến động khá lớn, mật độ trận mưa tăng đáng kể nhưng lại mang tính cục
bộ, tập trung ở một số vùng và khó dự đoán, do đó dễ gây lũ lụt.
Gió mùa Đông Nam sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng mưa của Việt Nam. Một nghiên
cứu gần đây về lượng mưa của Việt Nam trong tương lai cho biết, lượng mưa hàng
năm ở hầu hết các khu vực sẽ tăng 5 - 10% vào cuối thế kỷ (Cuong 2008), Miền
Nam Việt Nam sẽ khô hanh hơn (ADB, 2009)
(3) Hiện tượng thời tiết bất thường tăng lên
IPCC (2007) đã tổng kết trong 1 báo cáo những thay đổi về khí hậu như các đợt
nóng, số ngày nóng tăng, số ngày lạnh giảm cùng với những cảnh báo khác ở
Đông Nam Á từ năm 1950. Báo các cũng nhấn mạnh sự tăng lên của các trận mưa
lớn trong khu vực từ 1900 - 2005, các cơn lốc xoáy trong mùa hè (tháng 7 - 8) và
mùa thu (tháng 9 - 11). Năm 2004, số lượng các trận sụt lở, bão và bão nhiệt đới
tăng chưa từng thấy (21 cơn bão nhiệt đới). Những hiện tượng cùng cực bất
thường này gây lụt lội và sụt lở trên diện rộng tại nhiều vùng miền, ảnh hưởng đến
tài sản và mạng sống của nhiều người.
Các hiện thời tiết tượng bất thường của Việt Nam bắt nguồn từ các cơn bão nhiệt

đới, các đợt hạn hán, lũ lụt cũng như các đợt nóng nắng. 50 năm vừa qua, tháng
đỉnh điểm của bão nhiệt đới đã chuyển từ tháng 8 sang tháng 11 và có xu hướng
chuyển xuống những vĩ độ thấp hơn. Hầu hết các cơn bão trong năm cũng xuất
hiện muộn hơn. Từ năm 1952 - 2005, Thừa Thiên Huế đã bị 34 cơn bão hoành
hành. ENSO cũng ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tới nhiều vùng miền của Việt Nam.
Hạn hán, lũ lụt xuất hiện với tần suất cao hơn, gây ảnh hưởng cho các tỉnh duyên
hải miền Trung. Còn vùng Đồng bằng Bắc Bộ thì phải chịu những đợt nóng nắng
trong mùa hè và ở Miền Nam thì xuân hè (Cuong 2008), Miền Nam cũng xuất
hiện những đợt hạn hán kéo dài hơn trong những năm gần đây.

16


Chỉ tính riêng từ 2007 - 2009, các hiện tượng thời tiết bất thường như bão, lũ và
hạn hán đã ảnh hưởng đến 10.000 người trong cả nước. Tại các tỉnh miền Trung,
người dân địa phương đã phải gánh chịu những trận mưa lớn trong mùa lũ vào
cuối năm 2007 và giữa năm 2009; Ở Miền Nam, vào tháng 11 -2007 và tháng 10 2009, Thành phố Hồ Chí Minh đã chứng kiến cảnh triều cường tồi tệ nhất trong
vòng 48 năm qua, phá huỷ 40 đoạn đê đập bao quanh thành phố, hàng trăm học
sinh phổ thông không thể đến trường, nhiều nhà, xưởng và nông trại bị phá huỷ.
Còn ở Miền Bắc, theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc
gia, vào đầu năm 2008 một đợt lạnh chưa từng thấy kéo dài 38 ngày đã xảy ra, phá
vỡ kỷ lục đợt lạnh 31 ngày năm 1989. Nhiệt độ hạ xuống dưới 10 0C, có vùng đã
xuống đến -20C.
IPCC (2007) cũng dự báo những hiện tượng bất thường về lượng mưa như biến
động về lượng mưa theo ngày sẽ tăng lên ở Châu Á; cường độ lốc xoáy cũng sẽ
tăng 10–20% do nhiệt độ mặt biển tăng 2–4°C. Các nhà khí hậu học cũng cảnh
báo hiện tượng El Niño và La Niña sẽ khắc nghiệt hơn ở Việt Nam do sự nóng lên
toàn cầu,
(4) Hiện tượng mực nước biển tăng lên
IPCC (2007) viện dẫn từ một vài nghiên cứu rằng mực nước biển đang dâng lên và

càng ngày càng nhanh trong những năm gần đây. Theo Arendt cùng đồng nghiệp
(2002) và Rignot cùng đồng nghiệp (2003), mực nước biển tăng 3.1 mm mỗi năm
trong thập kỷ qua so với 1.7–2.4 mm mỗi năm trong cả thế kỷ XX. Tuy nhiên tỷ lệ
tăng này lại khác nhau giữa các khu vực. Ở Việt Nam, mực nước biển tăng từ 2.5 3.0 cm mỗi thập kỷ trong vòng 50 năm qua, nhưng mỗi khu vực tăng một khác.
Bảng 6. Dự báo mực nước biển tăng
đoạn 1988-1999)
Dự báo
2020 2030 2040
1. Thấp (B1)
11
17
23
2. Trung bình 23
17
23
(B2)
3. Cao (A1F1)
12
17
24

ở Việt Nam qua các năm (So với giai
Năm
2050 2060 2070 2080 2090 2010
28
35
42
50
57
65

30
37
46
54
64
75
33

44

57

71

86

100

Nguồn: MONRE, 2009
MONRE đã đưa ra một số dự báo về mực nước biển ở Việt Nam dựa trên dự báo
thải khí nhà kính. Kết quả cho thấy: mực nước biển ở Việt Nam sẽ tăng khoảng
28-33cm vào giữa thế kỷ 21. và tăng khoảng 65-100cm vào cuối thế kỷ 21 (so với
giai đoạn 1980-1999). Dự báo chính thức không hẳn giống với dự báo cho toàn
cầu của IPCC (2007). IPCC khẳng định dự đoán của họ về SLR - sự tăng lên của
mực nước biển (Sea Level Rise) chỉ dựa trên yếu tố tăng nhiệt độ chứ không tính
đến những tiềm ẩn tăng lên của quá trình tan băng. Báo cáo trong 12 tháng qua về
17


hiện tượng tan băng chưa từng thấy ở Bắc cực và Tây Nam cực càng khẳng định

quan điểm của các nhà khoa học, họ cho rằng mực nước biển sẽ tăng ít nhất 1 mét
vào năm 2100. Nếu băng ở Đảo băng và Tây Nam cực tan hết thì mực nước biển
sẽ tăng lên nhiều mét, tuy nhiên sẽ phải mất vài trăm năm để điều này xảy ra.
(5) Nhận thức của nông dân vềsự xuất hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Hầu hết những nông dân được phỏng vấn đều cho rằng biến đổi khí hậu xuất hiện
khá rõ ràng qua những biến đổi về các ngày nóng, lạnh, mưa to bất thường, bão, lũ
và mực nước biển tăng lên (bảng 7).
Bảng 7. Ý kiến của nông dân về sự xuất hiện của biến đổi khí hậu
T.Bình N.Địn S.Trăng C.Mau
h
1. Số mẫu
28.0
25.0
26.0
26.0
Sự xuất hiện của BĐKH: % có
100.0
92.0
96.2
100.0
3. Ý kiến về số ngày cực nóng /
nóng bất thường
27
25
24
25
- Tăng nhiều (%)
100.0
84.0
83.3

80.0
- Tăng ít (%)
0.0
16.0
16.7
20.0
4. Ý kiến về số ngày cực lạnh /
lạnh bất thường
25
25
13
13
- Tăng nhiều (%)
80.0
80.0
0.0
7.7
- Tăng ít (%)
16.0
20.0
46.2
46.2
- Không đổi (%)
0.0
0.0
38.5
30.8
- Giảm ít (%)
4.0
0.0

7.7
15.4
- Giảm nhiều (%)
0.0
0.0
7.7
0.0
5. Ý kiến về số lượng các trận
mưa lớn bất thường
28
24
24
25
- Tăng nhiều (%)
85.7
83.3
41.7
28.0
- Tăng ít (%)
10.7
12.5
45.8
64.0
- Không đổi (%)
3.6
0.0
0.0
4.0
- Giảm ít (%)
0.0

4.2
8.3
4.0
- Giảm nhiều (%)
0.0
0.0
4.2
0.0
6. Ý kiến về số lượng cơn bão và
lũ lụt
25
23
15
13
- Tăng nhiều (%)
64.0
65.2
26.7
23.1
- Tăng ít (%)
16.0
21.7
60.0
61.5
- Không đổi (%)
0.0
13.0
0.0
15.4
- Giảm ít (%)

12.0
0.0
13.3
0.0
- Giảm nhiều (%)
8.0
0.0
0.0
0.0
7. Ý kiến về mực nước biển
19
16
10
9
- Tăng nhiều (%)
73.7
62.5
20.0
33.3
- Tăng ít (%)
15.8
31.3
40.0
66.7
- Không đổi (%)
10.5
6.3
20.0
0.0
- Giảm ít (%)

0.0
0.0
20.0
0.0

Tổng
105.0
97.1
101
87.1
12.9
76
53.9
27.6
11.8
5.3
1.3
101
60.4
32.7
2.0
4.0
1.0
76
50.0
34.2
6.6
6.6
2.6
54

53.7
33.3
9.3
3.7

Nguồn : Khảo sát thực địa, 2009
18


4.3. Ảnh hưởng của BĐKH đối với Ngành Trồng trọt ở Việt Nam
IPCC đã lưu ý (IPCC, 2001b) BĐKH sẽ mang đến nhiều hậu quả tiêu cực như: tần
suất các đợt nóng nắng sẽ cao hơn, cường độ các các trận bão, lũ và hạn hán cũng
mạnh hơn, mực nước biển tăng nhanh, lây lan bệnh tật và mất đi sự đa dạng sinh
học.
4.3.1. Ảnh hưởng của BĐKH đối với đất Trồng trọt
a. Mực nước biển dâng
Trong 50 năm qua, mực nước biển ở Việt Nam tăng thêm 2.5 - 3.0 cm mỗi thập
kỷ. Theo dự đoán của MONRE (2009), mực nước biển ở Việt Nam sẽ tăng thêm
28 - 33 cm vào năm 2050 và 65 - 100 cm năm 2100. Theo ước tính của Ngân hàng
Thế giới, tại những khu vực bị ảnh hưởng của các nước đang phát triển, mực nước
biển sẽ tăng từ 1 - 5 mét. Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều thứ 2, 10%
tổng diện tích bị tác động (sau Bahamas)
. Hình 2: Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất: Diện tích đất

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2007
Theo VFEJ 16-9-2009 (Vietnam Forum of Environmental Journalists), mực nước
biển cứ tăng lên 1 mét thì 14 triệu dân ở ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng, bên cạnh đó nó
còn gây ngập lụt cho khoảng 40.000 km 2 đất đồng bằng và khoảng 17.000 km 2 đất
ở khu vực duyên hải. Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học
(SGGP online, 2009), trong một cuộc hội thảo về BĐKH ở Việt Nam do Bộ

NN&PTNT tổ chức tháng 8-2009, ông cho biết: nếu mực nước biển tăng lên 0.20.6m thì 100000-200.000 ha đất sẽ bị ngập, còn nếu tăng lên 1 mét thì nước sẽ làm
ngập 0.3-0.5 triệu ha đất ở ĐBSH và 90% diện tích đất ở ĐBSCL sẽ bị ngập liên
tục 4-5 tháng. Các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất là Bến tre (50.1%), Long An
19


(49.4%), Trà Vinh (45,7%), Sóc Trăng (43,7%), Thành phố Hồ Chí Minh (43%),
Vĩnh Long (39,7%), Bạc Liêu (38,9%), Tiền Giang (32,7%), Kiên Giang (28,2%),
Cần Thơ (24,7%). ĐBSH có tổng diện tích 1.3 triệu ha, trong đó 1.15 triệu ha
được đê bảo vệ, tuy nhiên đê cũng bị đe doạ nghiêm trọng vào mùa lũ khi nước
sông tăng lên 0.5-1 mét (bằng chiều cao của đê). Đối với diện tích trồng lúa thì
ước tính khoảng 2 triệu ha trong tổng số 4 triệu ha cũng sẽ bị ngập.
Bảng 8. Hiện trạng lũ lụt tại Đồng Bằng sông Cửu long của Việt Nam
(1000ha)
Diện tích bị ngập Diện tích bị ngập
Diện tích bị ngập
Mực nước
khi nước biển
khi nước biển
năm 2000
tăng lên 0.69m
tăng lên 1m
H ≤ 0.5m
1,049
202
47
0.5 < H ≤ 1m
1,063
604
496

1 < H ≤ 1.5m
724
1,007
421
1.5 < H ≤ 2m
459
1,270
1,880
2 < H ≤ 2.5
288
414
592
2.5 < H ≤ 3
212
281
323
H>3m
66
84
102
Total H > 0.5m
2,813
3,660
3,815
Nguồn: Đào Xuân Học, 2009
Bảng 9. Hiện trạng lũ lụt tại vùng đồng bằng Duyên hải Miền Trung
(1,000ha)
Mực nước biển tăng
Mực nước biển tăng 1m
Diện

0.69m
Tỉnh/Thành phố
Ngập
Ngập
tích
Bán ngập
Bán ngập
hoàn toàn
hoàn toàn
1. Bắc Trung bộ
330.94 115.09
33.18
197.21
51.09
- Thanh Hóa
52.79
28.05
6.61
30.35
11.57
- Nghệ An – Hà 92.66
28.33
68.28
Tĩnh
- Quảng Bình
114.82 37.29
16.54
58.25
16.54
- Quảng Trị

24.96
7.49
3.74
12.48
7.49
- Thừa Thiên – Huế 45.70
13.92
6.28
27.85
15.50
2. Trung bộ
172
33
74
53
103
- Đà Nẵng - Quảng 50
6
14
10
18
Nam
- Quảng Ngãi
55
10
25
15
35
- Bình Định
35

7
18
11
24
- Phú Yên
20
6
10
10
16
- Khánh Hòa
12
4
7
7
10
Nguồn: Đào Xuân Học, 2009
20


Bảng 10. Hiện trạng lũ lụt tại vùng đồng bằng Sông Hồng (1,000ha)
Diện tích bị Diện tích bị ngập Diện tích bị ngập
ngập
năm khi nước biển khi nước biển
2000
tăng lên 0.69m
tăng lên 1m
1. Ngoài đê

3.44


377.96

479.77

+ Ngập hoàn toàn

2.01

114.64

157.78

+ Bán ngập

1.43

263.32

321.99

2. Trong đê

25.56

55.61

67.57

+ Ngập hoàn toàn


1.43

18.58

24.14

+ Bán ngập

24.13

37.03

43.43

Nguồn: Đào Xuân Học, 2009
b. Sự xâm nhập mặn
Hiện tượng xâm nhập mặn vào các sông ngòi, kênh rạch và các hệ thống nước
khác đang là mối quan tâm lớn ở Việt Nam trong những năm gần đây. Chưa ai bàn
đến việc nước biển dâng lên có vai trò to lớn như thế nào đối với quá trình xâm
nhập mặn. Nhưng cho dù nguyên nhân có là gì thì các nhà lãnh đạo địa phương và
người dân đang thực sự lo lắng về hậu quả của xâm nhập mặn đối với sinh kế của
họ. Với những dự báo về mực nước biển tăng lên trong những năm tới, quá trình
xâm nhập mặn, đặc biệt là ở khu vực duyên hải của ĐBSCL sẽ trở thành vấn đề
lớn hơn bao giờ hết, nhất là với những hộ nghèo không có điều kiện và khả năng
để thích ứng. Sự cộng hưởng giữa hạn hán trong mùa khô (thường từ tháng 12
năm trước đến tháng 4 năm sau ở Miền Nam) và nước biển dâng cao tràn vào các
sông đã làm tăng lượng muối trong nước, nước có muối lại tràn vào các khu vực
trước đây chưa bị xâm nhập mặn.
Bảng 11. Dự báo diện tích bị xâm nhập mặn (hơn 4g/l) ở Đồng bằng sông Cửu

Long (Unit: 1000 ha)
1. Năm 2004
2. Mực nước biển tăng 0.69m 0.69m
3. Mực nước biển tăng 0.69m of 1m

Diện tích bị xâm mặn
1.303
1.493
1.637

So với năm 2004
+ 190
+ 334

Nguồn: Đào Xuân Học, 2009
Hầu hết các chuyên gia cho rằng lý do chính của qúa trình xâm nhập mặn là vì
không có đủ lượng nước ngọt (nhất là trong mùa mưa) đổ vào các sông để rửa trôi
nước muối. Phá rừng, mở rộng hệ thống tưới tiêu ngược dòng, tăng diện tích đất
sử dụng, xây đập thuỷ lợi và biển lấn cũng là những nguyên nhân gây ngập mặn.
Ở ĐBSH, nước mặn từ biển tràn vào các sông khoảng 25-40 km, còn ở duyên hải
21


Miền Trung là 30-40 km. Các nhân viên của Sở NN & PTNT ở tỉnh Thái Bình báo
cáo hiện tượng mực nước biển tăng lên cùng với hạn hán trong mùa khô khiến cho
nước mặn từ các cửa sông Tra Ly, Balat, Hoa tràn vào 15-20km.
Hình 2. Bản đồ đánh giá tài nguyên nông nghiệp ở ĐBSCL khi BĐKH

(Nguồn: Tran, Nguyen Ngoc - 2009)
Hình minh hoạ cho thấy từ năm 2002 - 2005 lượng muối ở 3 sông (Cua Dai, Ham

Luong and Co Chien) đã tăng đáng kể trong 3 tháng 2, 3, 4 (được kiểm tra tại 5
trạm của tỉnh Bến Tre). Đến tháng 5, lượng muối ở 4 trạm giảm nhẹ, còn 1 trạm
vẫn tăng. Chuyên viên của Sở NN cho biết, vào cuối mùa khô tháng 5-2007, nước
mặn bao phủ khoảng 2/3 tỉnh Bến Tre và tràn vào các sông khoảng 60 km (tăng
lên 10 km trong 5 năm qua). Nồng độ muối ở các sông tại một số nơi cũng tăng
đến 4ppt khiến cho lúa không thể sinh trưởng. Tại những nơi trước đây chưa bị
nhiễm mặn, nồng độ muối đã là 1 hoặc 2ppt, con số này ảnh hưởng nghiêm trọng
đến các vườn cây ăn quả và vườn ươm. Xâm nhập mặn đang ở mức báo động, gây
tổn hại không nhỏ về mặt kinh tế: năm 2003, xâm nhập mặn gây thiệt hại 12 tỉ
đồng cho tỉnh Bến Tre, 16.000 hộ gia đình không có nước ngọt để dùng. Năm
2005, con số thiệt hại tăng lên 570 tỉ đồng, chủ yếu là do mất mùa lúa, cây ăn quả,
dừa và mía. Số hộ gia đình không có nước ngọt cũng tăng lên 110.000 trong tổng
số 280.000 hộ của tỉnh.
Đầu năm 2008, các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế cho
biết: tình trạng xâm nhập mặn không chỉ gói gọn trong tỉnh Bến Tre mà các tỉnh
lân cận như: Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang cũng bị ảnh hưởng (các cánh
22


đồng lúa, các ao hồ nuôi trồng thuỷ sản), thiệt hại nhiều tiền của. Tại huyện Cho
Lach của tỉnh Bến Tre, nước mặn đã đe doạ 12.300 ha cây ăn quả. Một nông dân
trồng dừa của Phước Long cũng cho biết, nước mặn từ biển đã tràn vào phụ lưu
sông Hàm Lương hơn 40 km, và vào tháng 4 năm 2008 nước biển dâng cao so với
các năm trước.
Mực nước biển tăng lên sẽ làm cho tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển
trở lên tồi tệ hơn, gây thiếu hụt nước tưới và nước sinh hoạt…(MHC và cộng sự.
1996). ĐBSCL sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 1.77 triệu ha đất bị
nhiễm mặn, chiếm 45% tổng diện tích (CCFSC 2001). Nếu mực nước biển tăng
lên 30 cm, các nhánh chính của sông Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn 10 km
(Ratsakulthai 2002). Ngập lụt, mất đất và nhiễm mặn ở ĐBSCL và một số nơi của

ĐBSH (2 khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của đất nước) sẽ đe doạ sinh kế
của người nông dân, kim nghạch xuất khẩu ngành nông nghiệp như lúa gạo (vì
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới) và có thể cả an ninh lương
thực quốc gia.
Hình 3: Bản đồ xâm nhập mặn tối đa mùa khô năm 2004
Hiện trạng Miền Nam Việt Nam khi nước biển dâng lên 1m

(Nguồn: Hoan, Nguyen Vu - 2009)

23


Tóm lại, có thể nói rằng nếu mực nước biển tăng lên 1 mét thì 1.5-2 triệu ha đất
trồng lúa của ĐBSCL và 0.3-0.5 triệu ha của ĐBSH sẽ không sử dụng được nữa vì
bị ngập và xâm mặn.
Hình 4: Bản đồ ranh giới mặn 4% vùng Đồng Bằng Sông Hồng

(Nguồn: Hoan, Nguyen Vu 2009)
4.3.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến sản lượng cây trồng
Murdiyarso (2000) dự đoán, vào cuối thế kỷ 21 sản lượng lúa sẽ giảm 3.8% do
ảnh hưởng của đất bạc màu, tăng nhiệt và khan hiếm nước. Theo dự tính A1FI,
vào năm 2020 khi nhiệt độ tăng lên 0.83–0.92°C thì sản lượng cây trồng sẽ giảm
2.5-10%; đến năm 2050, khi nhiệt độ tăng lên 1.32–2.32°C thì sản lượng cây trồng
sẽ giảm 5–30%. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Cline (2007) cho rằng
vào cuối thế kỷ này, sản lượng mùa màng ở Châu Á sẽ giảm 19%. Còn theo Zhai
và Zhuang (2009), nếu sản lượng mùa màng giảm như vậy thì đến 2080 GDP sẽ
giảm 1.4% hàng năm, còn nếu tình trạng này trở nên xấu hơn thì mức giảm sẽ là
1.7%.
Tại Việt Nam, Dynamic-Ecological simulation model dự đoán sản lượng lúa xuân
sẽ giảm 2.4% vào năm 2020 và 11.6% vào năm 2070 (theo A1B). Lúa hè chịu ảnh

hưởng của BĐKH ít hơn lúa xuân nhưng sản lượng cũng vẫn sẽ giảm khoảng
4.5% vào năm 2070. Lúa trồng ở Miền Bắc và Miền Trung sẽ bị tác động nhiều
hơn Miền Nam. Đối với ngô, nhìn chung sản lượng ngô giảm ít hơn so với lúa,
mặc dù sản lượng ngô ở Miền Bắc có thể tăng lên nhưng ở Miền Nam thì giảm.

24


Bảng 12. Mức thay đổi sản lượng lúa và ngô ở Việt Nam % (so với năm giai
đoạn, 1980 – 1990)
2020
2050
2070
1. Lúa xuân
-2.4
-8.4
-11.6
- Hà Nội
-3.7
-12.5
-16.5
- Đà Nẵng
-2.4
-6.8
-10.3
- Hồ Chí Minh
-1.1
-6.0
-8.1
2. Lúa mùa

-0.8
-3.2
-4.5
- Hà Nội
-1.0
-3.7
-5.0
- Đà Nẵng
-1.2
-4.2
-5.7
- Hồ Chí Minh
-0.2
-1.7
-2.8
3. Ngô
-0.53
-0.77
-1.87
- Hà Nội
+0.7
+7.2
+7.1
- Đà Nẵng
-0.7
-3.1
-4.2
- Hồ Chí Minh
-1.6
-6.4

-8.5
Nguồn: ADB, 2009
a .Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa
Nhiệt độ và lượng mưa là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp. Nhiệt độ tăng cao thúc đẩy quá trình bốc hơi nước, gây khó khăn cho cây
trồng, đặc biệt là ở những khu vực bị hạn chế nguồn cung cấp nước. Việt Nam,
cũng như các nước Đông Nam Á khác, bốc hơi nước tăng lên do tăng nhiệt độ đã
làm giảm khả năng cung ứng nước cho tưới tiêu và cho các mục đích khác(Cuong
2008). Lượng mưa bất thường cũng tác động đến công việc chuẩn bị đất, thời gian
gieo trồng và thay đổi chu kỳ sống ở các loài sâu, bệnh, làm ảnh hưởng đến mùa
màng. Hạn hán trong những năm El Niño gây thiếu nước cho cây trồng và sâu
bệnh phát triển mạnh hơn. Mưa lớn trong thời gian La Niña gây lũ lụt nghiêm
trọng, xói mòn đất dẫn đến bạc màu và làm giảm năng suất cây trồng.
Hình 3.8. Mối quan hệ giữa Sản lượng mùa màng và Khí hậu (1991-2003)

Nguồn: Peng et al. (2004)
25


×