Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Vai trò của chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại việt nam giai đoạn 2009 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.52 MB, 86 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TRẦN TIẾN DŨNG

VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2009 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lập với các khóa luận, luận
văn, luận án và các công trình đã nghiên cứu công bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người cam đoan

Trần Tiến Dũng


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TRẦN TIẾN DŨNG

VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM


GIAI ĐOẠN 2009 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hồng Thái

Hà Nội – 2015


Mục lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................1
DANH MỤC BẢNG MINH HỌA ..................................................................................2
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA ..........................................................................4
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................5
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................6
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................11
BỐI CẢNH VÀ NGUY CƠ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
.......................................................................................................................................11
1. 1 Hiện trạng phát thải trong một số ngành trọng điểm ..............................................11
1.1.1 Phát thải khí nhà kính........................................................................................11
1.1.2 Dự đoán phát thải trong tương lai .....................................................................12
1.2 Nguy cơ tác động từ biến đổi khí hậu .....................................................................13
1.2.1 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ...................................................13
1.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.....................................................16
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................24
CÁC CHÍNH SÁCH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT
NAM VÀ VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ......................................................................................................................24

2. 1 Các chính sách biến đổi khí hậu mang tính chiến lược của Việt Nam...................24
2.2 Thông tin chung về Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ................26
2.2.1 Mục tiêu của Chương trình ...............................................................................26
2.2.2 Cơ chế thực hiện Chương trình .........................................................................26
2.2.3 Phương thức hoạt động của Chương trình ........................................................28
2.2.4 Quy trình/Chu kỳ thực hiện Chương trình ........................................................30
2.2.5 Tài chính để thực hiện các hành động chính sách trong Chương trình.............31
2.2.6 Một số khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai Chương trình .............33


2.3 Vai trò của Chương trong quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan tới
BĐKH của các ngành /lĩnh vực .....................................................................................34
2.3.1 Ngành nước .......................................................................................................34
2.3.2 Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp ...................................................................40
2.3.3 Lĩnh vực cơ sở hạ tầng ......................................................................................44
2.3.4 Ngành năng lượng .............................................................................................46
2.3.5 Lĩnh vực quản lý chất thải rắn...........................................................................49
2.3.6 Lĩnh vực y tế và giáo dục ..................................................................................51
2.3.7 Lĩnh vực tài chính .............................................................................................53
2.3.8 Lĩnh vực liên ngành ..........................................................................................54
2.4 Vai trò của Chương trình trong hoạt động huy động nguồn lực tài chính cho Chính
phủ .................................................................................................................................55
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY VAI TRÒ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TƯƠNG LAI ...................................58
3.1 Đề xuất nhằm nâng cao vai trò trong hoạt động xây dựng chính sách biến đổi khí
hậu .................................................................................................................................58
3.1.1 Đề xuất thúc đẩy huy động hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ ...........................58
3.1.2 Đề xuất tăng cường chia sẻ thông tin ................................................................59
3.1.3 Đề xuất xây dựng bộ chỉ số đánh giá cơ sở và chỉ số kết thúc Chương trình ...60
3.1.4 Đề xuất tối ưu hóa chu kỳ hoạt động hàng năm................................................60

3.1.5 Đề xuất tăng cường năng lực ............................................................................62
3.2 Đề xuất nhằm thúc đẩy vai trò huy động nguồn tài chính quốc tế thông qua
Chương trình ..................................................................................................................62
3.2.1 Đề xuất thu hút sự quan tâm các nhà tài trợ tiềm năng .....................................62
3.2.2 Đề xuất minh bạch tài chính .............................................................................63
KẾT LUẬN ...................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFD

Cơ quan Phát triển Pháp

CIDA

Cơ quan Phát triển Ca-na-đa

Chương trình

Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu

DFAT

Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc

GDP

Tổng sản phẩm trong nước


IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

JICA

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản

K-Eximbank

Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc

KNK

Khí nhà kính

LULUCF

Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trường

NCCC

Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu

NTP-RCC


Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu

NGO

Tổ chức phi chính phủ

NSC

Ban chỉ đạo quốc gia

NSCC

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí

REDD+

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất
rừng và suy thoái rừng

SNC

Thông báo quốc gia lần thứ 2

UNFCCC

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu


WB

Ngân hàng Thế giới

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới
1


DANH MỤC BẢNG MINH HỌA
Chương 1.
Bảng 1.1 Kết quả tổng hợp kiểm kê phát thải khí nhà kính năm 1994, 1998,
2000 ................................................................................................................12
Bảng 1.2 Dự đoán phát thải KNK tại Việt Nam cho các năm 2010, 2020,
2030 theo báo cáo quốc gia lần thứ 2.............................................................13
Bảng 1.3 Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển theo 3 kịch bản
biến đổi khí hậu (so với giai đoạn 1980- 1999) .............................................15
Chương 2. 
Bảng 2.1 Khung chính sách mẫu của Chương trình ......................................28
Bảng 2.2 Vai trò trong hoạt động Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên
nước ................................................................................................................35
Bảng 2.3 Vai trò trong hoạt động Tăng cường quản lý tổng hợp ven biển ...37
Bảng 2.4 Vai trò trong hoạt động Tăng cường tính chủ động trong việc xây
dựng và thực hiện các chính sách biến đổi khí hậu .......................................38
Bảng 2.5 Vai trò trong hoạt động Tăng cường tính chống chịu biến đổi khí
hậu của ngành nông nghiệp và an ninh lương thực .......................................40
Bảng 2.6 Vai trò trong hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất
nông nghiệp và an ninh lương thực ................................................................41
Bảng 2.7 Vai trò trong lĩnh vực phát triển đồng thời chống chọi với biến đổi

khí hậu ............................................................................................................42
Bảng 2.8 Vai trò trong hoạt động Tăng cường quản lý và phát triển rừng bền
vững ................................................................................................................43
Bảng 2.9 Vai trò trong hoạt động Tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở
hạ tầng ............................................................................................................45
Bảng 2. 10 Vai trò trong việc phát triển phát thải các bon thấp – Khai thác
tiềm năng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả .......................................................45
Bảng 2.11 Vai trò trong trong mục tiêu phát triển phát thải các bon thấp –
Khai thác tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. ...................47
Bảng 2. 12 Vai trò trong mục tiêu Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ..48
2


Bảng 2.13 Vai trò trong về mục tiêu quản lý chất thải rắn ............................49
Bảng 2.14 Vai trò trong mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực
giáo dục ..........................................................................................................52
Bảng 2.15 Vai trò trong mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực
tài chính ..........................................................................................................53
Bảng 2.16 Vai trò trong mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực
liên ngành .......................................................................................................54
Bảng 2.17 Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện hành động chính sách ..........55

3


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Chương 1.
Hình 1.1 Hiện trạng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam ................................11
Hình 1.2 Tác động của biến đổi tới một số số lĩnh vực/ngành tại Việt Nam 16
Chương 2. 

Hình 2.1 Dòng ngân sách cho Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí
hậu ..................................................................................................................32
Hình 2.2 Hỗ trợ tài chính thông qua Chương trình giai đoạn 2009-2012......57
Chương 3.
Hình 3.1 Giải pháp trích một phần vốn vay thông qua Chương trình ...........59
Hình 3.2 Chu kỳ hoạt động hàng năm ...........................................................61

4


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập cho đến trước khi hoàn thành luận văn này, tôi
xin chân thành cảm ơn sâu sắc các thầy cô công tác tại Khoa sau Đại học,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức từ cơ bản
đến nâng cao trong lĩnh vực liên quan đến biến đổi khí hậu; cũng như giúp
đỡ, quan tâm, chỉ bảo động viên tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Hồng Thái đã
dành thời gian tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất có thể cho tôi trong
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.

Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Trần Tiến Dũng


5

năm 2015


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Việc sử dụng nguyên nhiên liệu hóa thạch cho các hoạt động công
nghiệp, giao thông hay cháy rừng, thay đổi mục đích sử dụng đất, hoạt động
nông nghiệp… của con người đã phát thải vào khí quyển một lượng lớn khí
nhà kính làm thay đổi hệ thống khí hậu toàn cầu. Trong những năm gần đây,
trên các diễn đàn, đối thoại giữa các cấp trên thế giới và ở Việt Nam, biến
đổi khí hậu đã thực sự là chủ đề nóng và nhận được sự quan tâm của mọi
cấp, mọi ngành và toàn dân.
Theo các đánh giá và nghiên cứu đã được công bố, Việt Nam chịu cả 3
tác động chính của biến đổi khí hậu là nhiệt độ tăng, nước biển dâng và gia
tăng hiện tượng thời tiết cực đoan (dị thường). Việt Nam có bờ biền dài
khoảng 3.200 km và được Ngân hàng thế giới đánh giá là 1 trong 5 nước
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng, cũng cùng tác động đó do
biến đổi khí hậu, đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong 3 đồng bằng trên thế
giới dễ bị tổn thương nhất.
Biến đổi khí hậu đặt ra những thách thức mới cho nhân loại, đã và đang
ảnh hưởng đến đời sống của toàn dân, toàn xã hội, đặc biệt là người nghèo
sống tại những vùng tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra thiên tai hoặc người dân có
sinh kế chủ yếu dựa vào tự nhiên. Vì vậy, vấn đề biến đổi cần phải được gắn
kết chặt chẽ vào chiến lược và kế hoạch phát triển hơn là gắn chúng với các
vấn đề về khí tượng hay môi trường. Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí
hậu bao gồm 2 loại công cụ: công cụ cứng (biện pháp công trình) và công cụ
mềm (biện pháp phi công trình). Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
thì hai công cụ này cần phải được thực hiện song song với nhau, tuy nhiên để

triển khai các hoạt động ứng phó sử dụng công cụ cứng một cách hiệu quả
nhất, chúng ta cần chuẩn bị và xây dựng, triển khai tốt các công cụ mềm
thông qua hoàn thiện chính sách hỗ trợ các hoạt động ứng phó trước những
tác động tiêu cực gây ra do biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh đó, Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
được đề xuất, là sáng kiến quan trọng của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng
các nhà tài trợ nước ngoài; được thành lập với mục đích hoàn thiện thể chế
nhằm hỗ trợ các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu chiến lược được đề ra trong
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (I&II) và trong
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh.
6


Việc nghiên cứu, phân tích vai trò của Chương trình Hỗ trợ ứng phó với
biến đổi khí hậu giai đoạn 2009-2012 trong hoạt động xây dựng các thể thế
chế, chính sách liên quan tới biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng xanh tại
Việt Nam được thực hiện nhằm đưa ra các luận chứng thể hiện nỗ lực của
Việt Nam trong việc hoàn thiện các thể chế, chính sách, chung tay với cộng
đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời giới thiệu một mô hình
huy động hiệu quả nguồn tài chính quốc tế thông qua hoạt động ứng phó với
biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu, phân tích cũng đưa các
kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của Chương trình hơn nữa trong tương lai
và là một tài liệu tham khảo cho các nước có điều kiện tương đồng như Việt
Nam cùng thực hiện. Vì vậy, luận văn
“VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2009-2012”
đã được đề xuất thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Giới thiệu phương thức đối thoại chính sách mở giữa Chính phủ Việt

Nam và các nhà tài trợ trong quá trình thảo luận, đề xuất xây dựng chính
sách biến đổi khí hậu tại Việt Nam; và cơ chế điều phối liên Bộ đối với các
hoạt động liên ngành, liên vùng và liên lĩnh vực.
- Phân tích các kết quả đạt được trong quá trình xây dựng, triển khai
chính sách biến đổi khí hậu tại Việt Nam nhằm thể hiện vai trò của Chương
trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009-2012 trong quá
trình hoàn thiện chính sách, thể chế ứng phó với biến đổi khí hậu và vai trò
thu hút nguồn tài trợ nước ngoài trong bối cảnh biến đổi khí hậu của Chính
phủ.
- Xây dựng một tài liệu tham khảo cho các nước có điều kiện tương
đồng với Việt Nam trong quá trình xây dựng chính sách ứng phó với biến
đổi khí hậu.
- Đưa ra các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của Chương
trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu trong các giai đoạn tiếp theo.
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
- Đưa ra các thách thức chung mà từng ngành, từng lĩnh vực tại Việt
Nam sẽ phải đối mặt dưới tác động của biến đổi khí hậu.

7


- Tổng kết hoạt động xây dựng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu
trong từng ngành, từng lĩnh vực trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ ứng
phó với biến đổi khí hậu.
- Tổng hợp hoàn thiện cách thức, phương thức thực hiện một chương
trình có sự tham gia của Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế để các nước có
điều kiện tương đồng như Việt Nam cùng thực hiện trong nỗ lực ứng phó
hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Một số đề xuất nâng cao vai trò của Chương trình Hỗ trợ ứng phó với
biến đổi khí hậu ở Việt Nam thông qua hoàn thiện phương thức thức hiện

Chương trình trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu phương thức đề xuất, xây dựng chính sách (phương thức
đối thoại chính sách) ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam trong
khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Các hành động chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu được xây
dựng trong giai đoạn 2009-2012 tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương
trình.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi: Nếu không có Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí
hậu thì hoạt động xây dựng các hành động chính sách về biến đổi khí hậu tại
Việt Nam sẽ được giải quyết, xây dựng và thực hiện như thế nào?
Luận điểm trả lời: Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
được thành lập sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quyết định số 158/TTg-QĐ
ngày 02 tháng 12 năm 2008 với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp liên quan
tới củng cổ và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi
khí hậu. Tiếp theo Quyết định này là Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc
gia về biến đổi khí hậu, về tăng trưởng xanh với các mục tiêu chiến lược liên
quan đến xây dựng thể chế, chính sách biến đổi khí hậu như sau:
- Nghiên cứu xây dựng đồng bộ các thể chế, chính sách, pháp luật về
biến đổi khí hậu phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, hài hòa
hóa với các chính sách toàn cầu và các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu
mà Việt Nam tham gia.
- Tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong tổ chức chỉ
đạo, phối hợp liên ngành về ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu lực,
8


hiệu quả công tác quản lý về các vấn đề biến đổi khí hậu từ trung ương đến

địa phương.
Chính vì vậy, dù có hay không Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến
đổi khí hậu thì hoạt động xây dựng, phát triển, đồng bộ các thể chế về biến
đổi khí hậu tại Việt Nam vẫn được triển khai, tuy nhiên theo đánh giá chủ
quan của người viết đề tài này, quá trình xây dựng đó sẽ bị chậm so với sự
phát triển khác, các chính sách sẽ khó đồng bộ, mang tính liên ngành và có
hiệu quả như hiện tại.
6. Nội dung, phương pháp nghiên cứu
a. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về tình hình phát thải trong các ngành trọng điểm tại Việt
Nam và rủi ro của các lĩnh vực dưới tác động của biến đổi khí hậu.
- Giới thiệu phương thức hoạt động và vai trò của Chương trình Hỗ trợ
ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động xây dựng chính sách liên quan
tới biến đổi khí hậu của một số ngành quan trọng tại Việt Nam như: Nông
nghiệp, năng lượng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và phòng chống, giảm
nhẹ rủi ro thiên tai, giáo dục, y tế, tài chính và liên ngành...
- Gợi mở một số đề xuất để nâng cao vai trò trong tương lai của
Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
b. Phương pháp luận và nguồn thông tin
Phương pháp luận/cách tiếp cận:
Phương pháp được sử dụng trong luận văn này bao gồm các phương
pháp khác nhau như: xem xét tổng quan, thu thập dữ liệu và điều tra thông
qua hình thức tham dự các phiên đối thoại chính sách giữa các Bộ và các nhà
tài trợ của Chương trình.
Để sử dụng phương pháp trên, các quá trình sau được sử dụng:
- Thu thập và đánh giá các dữ liệu có sẵn.
- Tham dự các phiên thảo luận với các bên tham gia thực hiện Chương
trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại các Bộ ngành.
Nguồn thông tin: Các nguồn thông tin được thu thập từ các báo cáo
chính thức, tài liệu tại các cuộc hội thảo của đơn vị tại các Bộ ngành, các nhà

tài trợ tham gia xây dựng chính sách biến đổi khí hậu trong Chương trình Hỗ
trợ ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong quá trình thu thập, việc bỏ xót tài
liệu là khó thể tránh khỏi nên người viết luận văn này sẽ tiến hành chọn lọc
9


sao cho phù hợp dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn luận văn có
chuyên môn chuyên sâu về thể chế, chính sách liên quan tới biến đổi khí hậu
tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
7. Tính liên ngành của đề tài
Biến đổi khí hậu là lĩnh vực học thuật có tính liên ngành cao, nội dung
hàm chứa kiến thức tổng hợp của nhiều ngành khoa học khác nhau như khí
tượng, thủy văn, nông nghiệp, sinh thái học, quản lý môi trường, giáo dục
học… Thể chế, chính sách là các công cụ mềm tác động trực tiếp vào nhiều
ngành, nhiều nghề, đa vùng, đa lãnh thổ và toàn dân, chính vì vậy để các
hoạt động chính sách nói riêng hay các hoạt động chính sách về biến đổi khí
hậu nói chung để thực sự có hiệu quả, đem lại kết quả tích cực thì chúng cần
phải có sự tham gia của các Bộ ngành, địa phương, các đơn vị doanh nghiệp,
tư nhân và người dân.
Thực tế, trong Khung chính sách Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến
đổi khí hậu có các mục tiêu thể hiện tính liên ngành như Bảo vệ và phát triển
rừng bền vững (liên quan đến đa dạng sinh học và trồng rừng...) hay cơ chế
tài chính cho các dự án đầu tư liên quan tới biến đổi khí hậu (liên quan đến
lĩnh vực tài chính, đầu tư và môi trường)...

10


CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH VÀ NGUY CƠ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ở VIỆT NAM
1. 1 Hiện trạng phát thải trong một số ngành trọng điểm
1.1.1 Phát thải khí nhà kính
Sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính
Nhu cầu năng lượng của Việt Nam đã tăng 5 lần trong giai đoạn từ năm
1990 đến năm 2006 cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Đồng thời,
phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng cũng gia tăng. Những giải pháp
như phát triển nguồn năng lượng tái tạo và thúc đẩy việc sử dụng, bảo tồn
năng lượng tái tạo, quản lý chất thải và quản lý rừng bền vững đang là vấn đề
rất cấp thiết.
Theo báo cáo quốc gia lần thứ 2 (năm 2010), tổng lương phát thải khí
nhà kính năm 2000 của Việt Nam là 150 triệu tấn (trong đó CO2: 44.9 %,
CH4: 44%, N2O: 11.1%). Nông nghiệp là lĩnh vực phát thải lớn nhất
(43.1%), tiếp đến là lĩnh vực năng lượng (35%), sử dụng đất, thay đổi sử
dụng đất và lâm nghiệp - LULUCF (10%), công nghiệp (6.6%) và lĩnh vực
chất thải (5.3%). Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng từ năm 1994 đến năm
2006, thì lĩnh vực chất thải lại là lớn nhất (tăng gấp 3 lần), sau đó là công
nghiệp và năng lượng (tăng gấp 2 lần), còn lĩnh vực nông nghiệp (chỉ tăng
1.2 lần).
Hình 1.1 Hiện trạng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông báo quốc gia lần thứ 2
(SNC) tới UNFCCC, 2010.

11


Bảng 1.1 Kết quả tổng hợp kiểm kê phát thải khí nhà kính năm 1994, 1998,
2000
(Đơn vị: phát thải hàng năm- triệu tấn CO2 tương đương (CO2e))

Năm

1994

1998

2000

Lĩnh vực

Phát thải
CO2e

Phát thải
CO2e

Phát thải
CO2e

%

(triệu tấn)

%

(triệu tấn)

%

(triệu tấn)


Năng lượng

25.6

24.7

43.5

35.9

52.8

35.0

Công nghiệp

3.8

3.7

5.6

4.6

10.0

6.6

LULUCF


19.4

18.7

12.1

10.0

15.1

10.0

Nông nghiệp

52.5

20.5

57.4

47.4

65.1

43.1

Chất thải

2.6


2.4

2.6

2.1

7.9

5.3

Tổng

103.9

100.0

121.2

100.0

150.9

100.0

Nguồn: UN Việt Nam, Phát thải khí nhà kính và các lựa chọn giảm thiểu
phát thải ở Việt Nam, và các dự án hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc, 2013
Lĩnh vực công nghiệp và giao thông có xu hướng ngày càng tiêu thụ
nhiều năng lượng hơn trong khi tiêu thụ năng lượng hộ gia đình lại giảm.
1.1.2 Dự đoán phát thải trong tương lai

Việt Nam mong muốn duy trì mức độ phát thải như hiện nay đến năm
2030 trong lĩnh vực nông nghiệp và LULUCF. Tuy nhiên, mức độ phát thải
từ lĩnh vực năng lượng dự đoán sẽ tăng gấp 3 lần chủ yếu là do mở rộng các
khu công nghiệp và gia tang dân số. Số liệu mới nhất về phát thải KNK của
năm 2005 sẽ được công bố vào năm 2014 trong khuôn khổ dự án xây dựng
năng lực kiểm kê KNK của JICA. Trong đó, sẽ bao gồm cả số liệu phát thải
dự đoán cho 2010.

12


Bảng 1.2 Dự đoán phát thải KNK tại Việt Nam cho các năm 2010, 2020,
2030 theo báo cáo quốc gia lần thứ 2
(Đơn vị: phát thải hàng năm- triệu tấn CO2 tương đương (CO2e))
Lĩnh vực

2010

2020

2030

Năng lượng

113.1

251.0

470.8


LULUCF

-9.7

-20.1

-27.9

Nông nghiệp

65.8

69.6

72.9

Tổng

169.2

300.4

515.8

1.2 Nguy cơ tác động từ biến đổi khí hậu
1.2.1 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xuất bản “Kịch bản biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cho Việt Nam” vào năm 2009 và cập nhật vào năm 2012,
trong đó dự đoán nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng trong thế kỷ
21. Việt Nam được chia thành 7 vùng khí hậu: Tây BẮc, Đông Bắc, Đồng

bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng
sông Cửu Long. Kịch bản này được xây dựng dựa trên Báo cáo đánh giá lần
thứ 4 của IPCC theo các kịch bản phát thải cao, (A2), kịch bản phát thải thấp
(B1) và kịch bản phát thải trung bình (B2).
Theo các kịch bản này, một số thông số chính được dự đoán như sau:
Nhiệt độ

Bốn vùng khí hậu phía bắc

Ba vùng khí hậu phía Nam

2020

Tăng 0.5oC

Tăng 0.3 đến 0.4oC

2050

Vùng Bắc trung bộ: tăng
1.4-1.5oC

Tăng 0.8-1.0oC

Các vùng khác: tăng 1.2
đến 1.3oC
Lượng mưa

Bốn vùng khí hậu phía bắc


Ba vùng khí hậu phía Nam

2020

Tăng 1.4 - 1.8%

Tăng 0.3 - 0.7%

13


2050

Tăng 3.6 đến 4.1%

Tăng 0.7- 1.7%

2100

Tăng 4.8-5.2% (theo kịch
bản thấp), 7.3 - 7.9% (theo
kịch bản B2)

Tăng 1.0 - 3.2% (theo kịch
bản thấp và trung bình)
1.8 to 4.1% (theo kịch bản cao)

9.3 - 10.1% (theo kịch bản
A2)
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông báo quốc gia lần thứ 2 lên

UNFCCC, 2010
Nước biển dâng:
Theo các kịch bản phát thải B1, B2 và A1F1 (tốc độ phát triển kinh tế
nhanh), mực nước biển có thể tăng từ 28 đến 33 cm vào giữa thế kỷ 21 và
tăng từ 65 đến 100 cm vào cuối thế kỷ 21 (so với mực nước biển giai đoạn
1980-1999).

14


Bảng 1.3 Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển theo 3 kịch bản
biến đổi khí hậu (so với giai đoạn 1980- 1999)

Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2012)
15


1.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến, đồng thời nằm ở rìa
phía Đông Nam của phần Châu Á lục địa, giáp với biển Đông. Với vị trí địa
lý như vậy nên khí hậu Việt nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ cao mặt
trời lớn và ít biến đổi trong năm, ngoài ra do lãnh thổ Việt Nam trải dài trên
150 vĩ và ¾ diện tích Việt Nam là đồi núi, cùng với sự chi phối rất mạnh của
chế độ gió mùa nên chế độ nhiệt ẩm có sự phân hóa rất mạnh theo gió mùa.
Theo đánh giá, Việt Nam sẽ chịu tác động bởi tất cả các yếu tố gây ra từ
biến đổi khí hậu (nhiệt độ, nước biển dâng, thiên tai, các hiện tượng thời tiết
cực đoan…) và tác động lên tất cả các lĩnh vực, đời sống, kinh tế - xã hội của
người dân, đặc biệt là khu dân cư tại các vùng dễ bị tổn thương.
Hình 1.2 Tác động của biến đổi tới một số số lĩnh vực/ngành tại Việt Nam
Tài

nguyên

Y tế và
sức khỏe

Môi
trường

Nông
nghiệp

BĐKH

Lâm
nghiệp

Năng
lượng
Du lịch

a. Tác động đối với Tài nguyên đất
Tác động tới diện tích đất
Với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, Việt Nam được xem là một trong
những nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của mực nước biển dâng do hậu
quả của sự nóng lên toàn cầu.
Theo ước tính, nếu nước biển dâng lên 0,25 m so với hiện tại, diện tích
đất thấp hơn mực nước biển của Việt Nam sẽ vào khoảng trên 6.230 km2,
khoảng 2 triệu dân, tương đương 2,4% dân số, sẽ bị ảnh hưởng. Đánh giá của
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) cho thấy, với kịch bản phát thải cao và
trung bình điều này có thể xảy ra vào khoảng những năm 2040 – 2045.

16


Khi nước biển dâng 0,50 m, diện tích dưới mực nước biển lên tới 14034
km , chiếm 4,2% diện tích, ảnh hưởng đến 4,7 triệu người, tương đương
5,7% dân số. Nếu nước biển dâng 1,0 m thì có đến 9,1% diện tích đất của
Việt Nam sẽ nằm dưới mực nước biển và 16% dân số bị ảnh hưởng.
2

Trên đồng bằng sông Hồng, khi nước biển dâng 0,25 m, diện tích dưới
mực nước biển khoảng trên 100 km2, chiếm gần 1% diện tích toàn vùng, ảnh
hưởng đến 0,1 triệu người, tức là khoảng 0,7% dân số. Với nước biển dâng
0,5 m, diện tích dưới mực nước biển đã vượt 200 km2, tương đương 1,5%, và
ảnh hưởng đến 0,2 triệu người, khoảng 1,4% dân số sinh sống trong vùng.
Tác hại tăng lên nhanh chóng khi nước biển dâng 1,0 m, diện tích dưới mực
nước biển lên đến 1.668 km2, mất 11,2% và ảnh hưởng đến gần 2 triệu
người, khoảng trên10% dân số.
Trên đồng bằng sông Cửu Long, khi nước biển dâng 0,25 m, diện tích
dưới mực nước biển là 5.428 km2, chiếm 14% và ảnh hưởng đến 1,8 triệu
người, khoảng 9,6 dân số. Khi nước biển dâng 0,5 m, diện tích dưới mực
nước biển là 12.873 km2, chiếm 32% ảnh hưởng tới 4,1 triệu người, tức là
22% dân số. Với mực nước biển dâng 1,0 m, diện tích dưới mực nước biển là
26.856 km2, chiếm 67% diện tích tự nhiên và ảnh hưởng đến 10 triệu người,
khoảng 55% dân số.
Mặc dù ít hơn nhưng một số nơi thuộc các vùng duyên hải cũng chịu
những tác động tương tự, nghĩa là nước biển dâng có nguy cơ nhấn chìm
nhiều diện tích đất, gây ảnh hưởng xấu tới cộng đồng cư dân ven biển, đặc
biệt là những đô thị đông dân ở các vùng đất thấp.
Tác động đối với chất lượng đất
Biến đổi khí hậu kéo theo các quá trình sinh lý – hóa học gây thoái hóa

đất, tăng cường các quá trình hoang mạc hóa bao gồm:
Quá trình ô xy hóa gây thoái hóa đất: Nhiệt độ trung bình và cực trị
tăng, tần suất nắng nóng và hạn hán gia tăng, thúc đẩy các quá trình sinh học
và sinh hóa, xúc tiến mãnh liệt quá trình ô xy hóa, đưa một khối lượng đáng
kể các chất O2, H2O2, N2O vào đất, gây ra thoái hóa đất.
Quá trình mặn hóa: Quá trình mặn hóa sẽ xảy ra phổ biến hơn do hai
nguyên nhân chính như sau:

17


Mực nước biển dâng dẫn đến gia tăng sự xâm nhập mặn: Triều lấn sâu
vào đất liền, ngấm mặn theo hệ thống nước ngầm, nhất là khi hạn xảy ra
thường xuyên và gay gắt hơn.
Quá trình bốc hơi mạnh hơn, dẫn đến muối ở bề mặt tăng lên.
Nguyên nhân thứ nhất là phổ biến, nhất là ở vùng cửa sông, cả trong
mùa khô lẫn mùa mưa. Vào mùa khô, tình trạng triều lấn, phối hợp với nước
ngầm giảm sút, gây mặn hóa các vùng duyên hải. Về mùa mưa, đồng thời là
mùa bão, thủy triều và sóng biển theo các cửa sông tràn vào, mặn hóa đất
phù sa và cát ven biển.
Ngoài ra, cũng cần chú ý rằng quá trình mặn hóa còn liên quan đến hoạt
động của con người chứ không chỉ do tác động của biến đổi khí hậu, ví dụ
như việc khai thác đất ven biển để nuôi trồng thủy sản.
Quá trình xói mòn, rửa trôi: Xói mòn, rửa trôi nói chung tăng theo
cường độ mưa. Các sự kiện mưa lớn tăng lên sẽ làm gia tăng tốc độ xói mòn,
rửa trôi, nhất là ở các vùng núi và những vùng mà lớp phủ thực vật bị tàn
phá. Quá trình này đặc biệt nghiêm trọng khi gia tăng lũ, lũ quét cả về tần
suất và cường độ trên nhiều vùng.
Quá trình xâm thực xói lở bờ sông: Trong tương lai, do mùa khô và hạn
hán dường như trở nên khốc liệt hơn, tình trạng lòng sông bị nâng cao do bồi

lắng trở nên phổ biến hơn, đồng thời xói lở và chuyển dịch bờ theo chiều
ngang (hiện tượng sông đổi dòng), đe dọa nhiều diện tích canh tác ven các
sông bãi. Ngoài ra lòng sông bị bồi lấp cũng bắt nguồn từ sự tăng cường quá
trình xói mòn, rửa trôi. Việc phát triển nhiều công trình thủy điện, đắp đập
ngăn sông lấy nước cũng làm thay đổi quy luật lòng sông, dẫn đến có thể làm
gia tăng quá trình xâm thực, xói lở bờ sông.
Quá trình phong hóa: Ở các vùng núi, gió to cùng với mưa lớn mài
mòn các sườn đất, bốc hơi dường như tăng lên làm gia tăng quá trình hoang
mạc đá. Trên các vùng đất bạc màu, tầng đất bị phá vỡ cấu trúc và do đó vào
mùa khô gió cuốn bụi từ nơi này sang nơi khác, tích tụ thành hoang mạc bụi.
Tác động của quá trình phong hóa tăng cường rõ rệt nhất trên các vùng cồn
cát ven biển miền Trung, gia tăng quá trình cát bay, cát chảy, đất cát vào
ruộng đồng và khu vực dân cư ven biển.

18


×