Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BĐKH với nông nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.71 KB, 12 trang )

BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Mậu Dũng1, Bùi Huy Hợp2, Nguyễn Quốc Mạnh3, Đặng Thị Huế3
TÓM TẮT: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng và có những biểu
hiện rõ rệt ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Theo các kịch bản BĐKH đã được bộ Tài nguyên và Môi trường
xây dựng thì đến năm 2100 nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam sẽ tăng thêm 1,1÷3,6oC, mực nước biển sẽ dâng 65100cm cùng với sự xuất hiện thường xuyên của những hiện tượng thời tiết cực đoan trong vùng. BĐKH sẽ gây ngập
lụt, làm giảm đáng kể diện tích đất canh tác cũng như năng suất cây trồng, đặc biệt trong vùng đồng bằng sông Hồng
và sông Cửu Long, và đặt ra những thách thức lớn trong đảm bảo an ninh lương thực. Mặc dù vậy, nhận thức về
BĐKH và những tác động tiềm tàng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của cán bộ và
người dân chưa đầy đủ. Một số biện pháp thích ứng với BĐKH như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi lịch thời
vụ, sử dụng giống mới và thay đổi kỹ thuật canh tác, tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi… đã và đang được
triển khai và thu được những kết quả nhất định. Để chủ động ứng phó với BĐKH, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu
cực do BĐKH gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian tới thì việc tăng cường
năng lực thích ứng và tiếp tục triển khai các hành động thích ứng với BĐKH là hết sức cần thiết.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, biện pháp thích ứng, đồng bằng sông Hồng, phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt là sau Nghị quyết 10 của BCH TW
Đảng năm 1988 về Đổi mới cơ chế quản lý, sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt
Nam đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Từ một nước nông nghiệp kém phát triển và
thường xuyên bị thiếu hụt lương thực, Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu gạo, xuất khẩu
cà phê, cao su, hạt tiêu, thủy sản hàng đầu trên thế giới. Tỷ lệ đói nghèo, trong đó đại bộ phận là
nông dân, đã giảm từ mức gần 60% lúc bắt đầu đổi mới xuống còn khoảng 14% hiện nay là một
trong những thành tích ngoạn mục, được thế giới đánh giá cao. Cơ cấu kinh tế nông thôn có
những bước tiến mạnh mẽ theo hướng đa dạng hóa và công nghiệp hóa, xã hội nông thôn từng
bước trở nên văn minh nhờ quá trình hiện đại hóa.
Tuy nhiên, nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam đã và đang phải đối mặt với
những thách thức hết sức to lớn do biến đối khí hậu gây ra. Trong 50 năm qua (1951-2000), nhiệt
độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng cao thêm khoảng
20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự
đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt (MONRE, 2008). Trong 12 năm


gần đây, các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán… tại Việt Nam đã
gây ra những thiệt hại đáng kể về người và tài sản, ước tính khoảng 1,5% GDP/năm. Mức độ
thiên tai ở Việt Nam ngày càng tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột
biến khó lường. Nhiều nơi có khả năng bị ngập mặn và nước biển xâm thực đặc biệt là các vùng
đồng bằng ven biển. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong năm nước sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng
và sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 5% diện
1

Bộ môn Kinh tế Tài nguyên Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3
Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2

1


tích và 11% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biến
dâng 5m sẽ có khoảng 16% diện tích, 37% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất GDP lên tới
trên 40% (Dagusta, 2007).
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nghiên cứu thì nông nghiệp, nông thôn, nông dân là
những đối tượng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của BĐKH. Sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam, đặc biệt ở các vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, hai vựa lúa của Việt Nam - sẽ
chịu những tác động cụ thể như thế nào do BĐKH gây ra và cần có những biện pháp ứng phó gì
để thích nghi và giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp,
nông dân, nông thôn đang là những vấn đề được các cấp các các ngành hết sức quan tâm.
Nghiên cứu này nhằm mục đích khái quát tình trạng BĐKH ở Việt Nam nói chung, vùng
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long nói riêng; phân tích những tác động của BĐKH đến sản
xuất nông nghiệp, nông thôn và đề xuất một số giải pháp nhằm ứng phó với BĐKH trong sản xuất

nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian tới.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các thông tin và số liệu thứ cấp trong nghiên cứu này chủ yếu được thu thập từ các tài
liệu, báo cáo đã được công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trong vùng đồng bằng sông Hồng, đồng
bằng sông Cứu Long và các báo cáo có liên quan khác. Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ nhận
thức của người dân và cán bộ địa phương đối với vấn đề BĐKH, các biện pháp thích nghi với
BĐKH đã và đang được triển khai, những đề xuất về các biện pháp thích ứng với BĐKH trong
thời gian tới, 104 hộ nông dân và 58 cán bộ chính quyền các cấp trong 8 xã (trong đó có 4 xã
vùng ven biển) của bốn tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và đồng
bằng sông Cứu Long (Sóc Trăng và Cà Mau) đã được phỏng vấn vào tháng 9-10 năm 2009 đề thu
thập các thông tin cần thiết. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này bao
gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp kế thừa và
phương pháp chuyên gia.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
BĐKH đã và đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng và có những biểu hiện rõ rệt.
Theo Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC 2007) thì trong khoảng 150 năm qua, nhiệt độ
trung bình toàn cầu đã tăng thêm 0,76oC, mực nước biển tăng lên đáng kể, riêng ở vùng Đông
Nam Á mực nước biển tăng bình quân từ 1-3mm/năm. Đối với Việt Nam trong khoảng 50 năm từ
1951-2000 nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Tốc độ tăng nhiệt độ trung
bình năm trong những thập kỷ gần đây có xu hướng ngày càng cao hơn. Cũng trong thời gian đó,
theo số liệu quan trắc tại trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển đã tăng lên khoảng 20cm. Số
đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây giảm đi rõ rệt. Số ngày
mưa phùn trung bình năm giảm dần và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây
(Bộ TNMT, 2009). Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, mùa bão có kết thúc muộn hơn,
nhiều cơn bão có quỹ đạo bất thường. Khí hậu có những biểu hiện dị thường, điển hình là sự xuất
hiện đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm 2008, và những đợt nắng nóng bất

2



thường khác xuất hiện trong thời gian gần đây. Theo kết quả của một số nghiên cứu dự báo thì
nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng thêm 3oC, mực nước biển có thể dâng lên 1m vào năm
2100 (Bộ TNMT, 2009). Theo IPCC (2007), nhiệt độ trung bình ở vùng Đông Nam Á sẽ tăng
thêm 3,77oC vào cuối thể kỷ này và thời tiết sẽ trở lên khô hơn, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng
lên 59cm (so với giai đoạn 1980 – 1990), thậm chí có thể dâng cao hơn 1m theo ước tính của một
số chuyên gia khí hậu nếu tính đến cả yếu tố băng tan nhanh ở sông băng và dải băng (The
Guardian 2009).
Bảng 1. Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa ở các vùng sinh thái của Việt Nam (so với thời kỳ 19801999)
Các mốc thời gian trong thế kỷ 21
2020
2030
2050
2060
2080
2100
1. Thay đổi nhiệt độ TB năm (oC)
- Tây Bắc
0,5
0,7÷0,8 1,2÷1,3 1,4÷1,7 1,6÷2,4 1,7÷3,3
- Đông Bắc
0,5
0,7
1,2÷1,3 1,4÷1,6 1,6÷2,3 1,7÷3,2
- Đồng bằng Bắc bộ
0,5
0,7
1,2÷1,3 1,4÷1,6 1,5÷2,3 1,6÷3,1
- Bắc Trung bộ

0,6
0,8÷0,9 1,4÷1,5 1,6÷1,8 1,7÷2,6 1,9÷3,6
- Nam Trung Bộ
0,4
0,5÷0,6 0,9÷1,0 1,0÷1,2 1,2÷3,1 1,2÷2,4
- Tây Nguyên
0,3
0,5
0,8
0,9÷1,0 1,0÷2,1 1,1÷2,1
- Nam bộ
0,4
0,6
1,0
1,1÷1,3 1,3÷1,8 1,4÷2,6
2. Thay đổi lượng mưa (%)
- Tây Bắc
1,4÷1,6
2,1
3,6÷3,7 4,1÷4,5 4,6÷6,8 4,8÷9,3
- Đông Bắc
1,4÷1,7 2,1÷2,2 2,8÷3,6 4,1÷4,6 4,7÷6,8 4,8÷9,3
- Đồng bằng Bắc bộ
1,6
2,3
3,8÷3,9 4,5÷5,0 5,1÷7,4 5,2÷10,1
- Bắc Trung bộ
1,5÷1,8 2,2÷2,3 3,7÷3,8 4,3÷4,8 4,9÷7,1 5,0÷9,7
- Nam Trung Bộ
0,7

1,0
1,6÷1,7 1,8÷2,1 2,1÷3,0 2,2÷4,1
- Tây Nguyên
0,3
0,4
0,7
0,7÷0,9 0,9÷1,3 1,0÷1,8
- Nam bộ
0,3
0,4
0,7
0,8÷1,0 1,0÷1,4 1,0÷1,9
(Chú ý: dựa trên kịch bản phát thải thấp B1 và kịch bản phát thải cao A2)
Nguồn: Bộ TNMT, 2009

Theo các kịch bản BĐKH mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dựa vào lượng
phát thải thấp, trung bình và cao thì đến năm 2100 nhiệt độ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ tăng lên
từ 1,6 ÷ 3,1oC; lượng mưa hàng năm có thể tăng từ 5,2 ÷ 10,1%, tuy nhiên lượng mưa vào các
tháng 3-5 sẽ giảm từ 4,5 ÷ 8,6%, lượng mưa vào các tháng cao điểm trong mùa mưa có thể tăng từ
9,9 ÷ 19,1%, nên tình trạng hạn hán, lũ lụt sẽ xảy ra với tần suất thường xuyên hơn. Ở đồng bằng
Nam Bộ, nhiệt độ trung bình năm 2100 sẽ tăng từ 1,4÷2,6oC, lượng mưa hàng năm tăng từ 1,0÷1,9%,
tuy nhiên lượng mưa trong tháng 12 đến tháng 2 sẽ giảm từ 10,1÷19,6%, trong khi lượng mưa từ tháng 9
đến tháng 11 tăng từ 8,5÷16,5% nên gây ra những xáo trộn lớn trong sản xuất và đời sống của người dân
trong vùng.
Bảng 2. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999

Kịch bản
1. Phát thải thấp (B1)
2. Phát thải TB (B2)
3. Phát thải cao (A1F1)


Các mốc thời gian
2020 2030 2040 2050 2060 2070
11
17
23
35
42
28
23
17
23
37
46
30
12
17
24
44
57
33

Nguồn: Bộ TNMT, 2009

3

2080
50
54
71


2090
57
64
86

2010
65
75
100


Cũng theo kết quả dự báo từ các kịch bản này thì mực nước biến của Việt Nam sẽ tăng lên
từ 65-100cm vào năm 2100 (Bộ TNMT, 2009). Mặc dù các kết quả dự báo này chứa đựng tính
chưa chắc chắn do sự không chắc chắn của các kịch bản lượng phát thải khí nhà kính và các sai số
khác, tuy nhiên những tác động tiêu cực tiềm tàng mà BBKH có thể gây ra đối với sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông thôn trong vùng là điều mà chúng ta cần nghiên cứu và có những biện
pháp ứng phó có hiệu quả.
3.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ĐBSH
Theo kết quả đánh giá của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), kết quả nghiên
cứu của Ngân hàng thế giới (Dasgupta, 2007) và những nghiên cứu sơ bộ ban đầu của các nhà
khoa học Việt Nam thì BĐKH sẽ có những tác động nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam và cần tiếp tục được nghiên cứu. Theo Bộ Tài nguyên môi trường (2008), BĐKH
gây ra những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực và khu vực khác nhau bao gồm tác động đến tài
nguyên nước, đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực, đến lâm nghiệp, tác động đến thuỷ
sản, đến ngành năng lượng, ngành giao thông vận tải, tác động đến công nghiệp và xây dựng, đến
sức khoẻ con người, đến văn hoá, thể thao, du lịch và dịch vụ. Trong đó nông nghiệp là một trong
những ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Trước hết BĐKH gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích đất trồng trọt. Nếu mực nước
biển dâng 1m thì khoảng 40 ngàn km2 ở ĐBSH và ĐBSCL, và khoảng 1700km2 ở các vùng ven

biển sẽ bị ngập úng không thể trồng cấy (Diễn đàn Môi trường VFEJ, 2009). Theo báo cáo của Bộ
NN&PTNT (tháng 8/2009), nếu mực nước biển dâng 1m sẽ làm ngập 0.3-0.5 triệu ha vùng
ĐBSH, và những năm lũ lớn thì khoảng trên 90% diện tích vùng ĐBSCL sẽ bị ngập liên tục từ 45 tháng. Do vậy Việt Nam sẽ mất đi khoảng hơn 2 triệu ha đất trồng lúa trong khoảng 4 triệu ha
đất trồng lúa hiện nay và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực của đất nước. Tình
trạng xâm nhập mặn cũng gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Điều này
là do trong mùa khô, khi mực nước ở các sông giảm, trong khi mực nước biển dâng cao nên nước
biển đã theo dòng chảy của các sông xâm nhập vào diện tích đất canh tác. Hiện diện tích bị xâm
nhập mặn ở ĐBSCL là 1,3 triệu ha, nếu mực nước biển dâng cao thêm 0,69m sẽ có thêm khoảng
200 ngàn ha bị nhiễm mặn, nếu mực nước biển cao thêm 1m sẽ có thêm 330 ngàn ha nhiễm mặn.
Ở ĐBSH xâm nhập mặn cũng diễn ra khá gây gắt. Theo cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Thái Bình, trong mùa khô nước biển đã đi sâu vào đất liền khoảng 15-20km theo
các cửa sông Trà Lý, Ba Lạt, sông Hoá.
Bảng 3. Thay đổi năng suất lúa ở Việt Nam và các vùng đồng bằng do BĐKH (%)
1. Việt Nam
- Lúa xuân
- Lúa mùa
2. Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội)
- Lúa xuân
- Lúa mùa
3. Đồng bằng sông Cửu Long (HCM)
- Lúa xuân
- Lúa mùa
(Nguồn: ADB, 2009)

2020

2050

2070


-2,4
-0,8

-8,4
-3,2

-11,6
-4,5

-3,7
-1,0

-12,5
-3,7

-16,5
-5,0

-1,1
-0,2

-6,0
-1,7

-8,1
-2,8

4



BĐKH còn gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Theo nghiên cứu của IRRI
(Peng et al. 2004) ở vùng Đông Nam Á nếu nhiệt độ tối thiểu trong thời gian sinh trưởng tăng
thêm 1oC thì năng suất lúa sẽ giảm 10%. Theo Bộ TNMT, sản xuất nông nghiệp sẽ chịu ảnh
hưởng của nhiệt độ bình quân tối thiểu tăng lên, số ngày với nhiệt độ thấp hơn 20oC giảm đi (từ 050 ngày vào năm 2070), và số ngày có nhiệu độ trên 25oC tăng lên (0-80 ngày vào năm 2070).
Điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, lịch gieo cấy, sự phân bố cây trồng, tình trạng
cây trồng nhiệt đới di chuyển đến những vùng có độ cao hơn so với mực nước biển để thay thế
những cây trồng ôn đới, bán nhiệt đới. Một số loại cây trồng sẽ bị tuyệt chủng do thời tiết thay
đổi. Kết quả dự báo theo mô hình mô phỏng sinh thái động của Ngân hàng châu Á (ADB) cho
thấy năng suất lúa xuân ở Việt Nam có thể giảm 2,4% vào năm 2020 và giảm tới 11.6% vào năm
2070, năng suất lúa mùa sẽ giảm khoảng 4,5% vào năm 2070 (bảng 3). Kết quả của mô hình cũng
cho thấy đối với ĐBSH, năng suất lúa xuân sẽ giảm tới 3,7% vào năm 2020, giảm tới 16,5% vào
năm 2070, năng suất lúa mùa sẽ giảm tới 5% vào năm 2070 trong khi ở đồng bằng sông Cửu
Long năng suất lúa xuân sẽ giảm tới 8,1% và năng suất lúa mùa sẽ giảm 2,8% vào năm 2070 nếu
không có những biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả.
BĐKH gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như bão lớn, mưa to, rét đậm
kéo dài.... Hiện Việt Nam có khoảng hơn 80% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của
thiên tai. Trong 12 năm gần đây (1996-2008) các loại thiên tai như bão lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng
ngập, hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và
mất tích hơn 9600 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1.5% GDP/năm (Bộ TNMT,
2009). Mức độ thiên tai của Việt Nam nói chung, vùng ĐBSH và sông Cửu Long nói riêng ngày
càng tăng về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường. Chỉ trong năm
2007, thiên tai đã làm 435 người chết, 7800 ngôi nhà bị sập đổ, 113.800 ha lúa bị hư hại, 1300
công trình đập cầu cồng bị hư hỏng nặng, 1500 km đê bị sạt lở, thiệt hại trên 1% GDP. Cuối năm
2007 đầu năm 2008, trận rét lịch sử kéo dài 40 ngày ở miền Bắc đã làm hơn 150 ngàn ha lúa,
9600 ha mạ bị chết, 62,6 ngàn gia súc bị chết rét. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền trung,
thiên tai đã làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến sự
nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn, làm cho cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó
khăn. Tỷ lệ hộ tái nghèo do thiên tai có xu hướng tăng lên. Ngoài ra thiên tai còn gây ảnh hưởng
đến phát triển giáo dục, môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng đặc biệt ở các vùng nông thôn.
Thiên tai đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, phân hoá mức sống, làm chậm quá trình xoá

đói giảm nghèo, đặc biệt ở những vùng thường xuyên phải đối mặt với thiên tai.
BĐKH còn làm gia tăng tình trạng suy thoái đất ở Việt Nam và ở vùng ĐBSH. Bên cạnh
diện tích đất nhiễm mặn tăng do nước biển dâng thì tình trạng bão lũ, mưa lớn kéo dài gây xói
mòn đất trầm trọng, đặc biệt là vùng miền núi. Hơn nữa, tình trạng khô hạn hơn cũng làm cho đất
bị thoái hoá nhanh hơn. Tình trạng thời tiết bất thường trong những năm gần đây cũng làm xuất
hiện nhiều dịch bệnh cả đối với sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là các bệnh do virus gây ra.
Bệnh vàng lùn lùn xoắn lá đang lan tràn, bệnh cúm gia cầm vẫn đang bùng phát... là những thách
thức rất lớn đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trong vùng.
BĐKH đang thực sự đặt ra mối lo ngại đối với vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam và
các nước Đông Nam Á. An ninh lương thực và BĐKH là diễn đàn nóng bỏng nhất trong hội nghị
Bộ trưởng nông nghiệp các nước ASEAN đã được tổ chức lần thứ 30 tại Thành phố HCM ngày
11 tháng 8 năm 2009. Nếu những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp
vẫn tiếp diễn trong thời gian tới, cùng với gia tăng dân số, thì hàng triệu người dân Việt Nam sẽ

5


lâm vào tình trạng thiếu đói là điều có thể sẽ diễn ra. Mất an ninh lương thực và khó khăn trong
sinh kế sẽ càng gia tăng do diện tích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản ngày càng bị suy
giảm do nước biển dâng, do ngập mặn...Chính vì vậy nếu không có những biện pháp thích nghi
hay ứng phó kịp thời với BĐKH thì sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và của vùng Đồng bằng
sông Hồng chắc chắn sẽ bị suy giảm, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển nông thôn
và cuộc sống của người nông dân.
3.3. Nhận thức về BĐKH của người dân
Trong thời gian gần đây BĐKH đã được nhắc đến rất nhiều ở Việt Nam. Tuy vậy, nhận
thức về BĐKH, về nguyên nhân gây BĐKH và những nguy cơ do BĐKH gây ra của người dân
Việt Nam nói chung, người dân các vùng đồng bằng nói riêng hiện nay như thế nào vẫn chưa
được nghiên cứu một cách cụ thể. Kết quả điều tra ở hai vùng đồng bằng cho thấy đa số (trên
96%) số cán bộ và người dân được phỏng vấn đều cho biết họ có nghe hay đã được tiếp cận với
một số thông tin BĐKH. Nguồn thông tin về BĐKH mà họ nhận được chủ yếu là từ các phương

tiện thông tin đại chúng là tivi hoặc radio. Số người được tiếp cận với các thông tin về BĐKH từ
các cuộc họp, hội thảo, thảo luận ở địa phương hay từ hệ thống truyền thanh của địa phương chỉ
chiếm tỷ lệ từ 25-52%. Như vậy có thể thấy các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là tivi
và radio đã có những đóng góp lớn vào việc cung cấp những thông tin về BĐKH cho cán bộ và
người dân trong vùng trong khi các kênh cung cấp thông tin về BĐKH ở cấp địa phương mới
bước đầu phát huy được vai trò của mình.
Bảng 4. Nhận thức về hiện tượng và nguyên nhân gây BĐKH

1. Số mẫu điều tra
2. Tỷ lệ tiếp cận với thông tin về BĐKH (%)
- Từ tivi, radio
- Từ sách, báo, tạp chí
- Từ hệ thống truyền thanh địa phương
- Từ các cuộc họp, thảo luận ở địa phương
- Từ các nguồn khác
3. Nhận thức về biểu hiện của BĐKH (%)
- Bão, lụt bất thường
- Trái đất nóng lên
- Nước biển dâng
- Các đợt nóng, rét bất thường
4. Nhận thức về nguyên nhân gây BĐKH
(%)
- Do hiệu ứng khí nhà kính
- Do chất thải gây ô nhiễm môi trường
- Do suy thoái rừng
- Không biết
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2009)

ĐBSH


Cán bộ
ĐBSCL

30
96,7
100,0
86,5
44,8
34,5
21,5

Nông dân
ĐBSCL

ĐBSH

28
100
96,4
42,9
32,2
25,0
0,0

Tổng
số
58
98,3
98,3
65,5

38,7
29,9
11,1

52
96,2
94,2
65,4
44,2
37,7
0,0

52
100,0
84,6
27,0
38,5
51,9
3,9

Tổng
số
104
98,1
89,4
46,2
41,3
44,8
1,9


83,4
40,0
53,3
50,0

85,7
39,3
35,7
21,4

84,5
39,7
44,8
36,2

92,3
42,3
59,6
5,8

80,8
51,9
27,0
7,7

86,5
47,1
43,3
6,7


73,4
66,7
63,3
0

46,4
78,6
78,6
0

60,4
72,4
70,7
0,0

55,8
73,1
75,0
9,6

44,3
46,2
52,0
23,1

50,0
59,6
63,5
16,3


6


Mặc dù đa số người được phỏng vấn đều cho biết có được nghe những thông tin về
BĐKH, tuy nhiên việc hiểu biết cụ thể về các hiện tượng BĐKH và nguyên nhân gây ra BĐKH
vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết người dân (80-93%) đều nhận thức được
rằng biểu hiện của BĐKH là tình trạng bão lụt bất thường trong những năm gần đây, tuy nhiên chỉ
có 27-60% số người được phỏng vấn cho rằng hiện tượng nước biển dâng, trái đất nóng lên cũng
là biểu hiện của BĐKH. Thậm chí một số người còn nhầm lẫn trong việc nhận thức về các biểu
hiện của BĐKH khi cho rằng biểu hiện của BĐKH là tình trạng mất đất nông nghiệp do phát triển
công nghiệp… Kết quả điều tra cũng cho thấy có khoảng 16% nông dân không biết về các nguyên
nhân gây ra tình trạng BĐKH. Số ý kiến cho rằng nguyên nhân của BĐKH là do hiệu ứng khí nhà
kính chiếm 44-73%, do suy thoái rừng chiếm 52-78%, do chất thải gây ô nhiễm môi trường chiếm
46-79%. Đa số ý kiến đều cho rằng hậu quả mà BĐKH gây ra là làm giảm diện tích đất canh tác,
giảm năng suất cây trồng, tăng chi phí tưới tiêu và gây ra nhiều khó khăn khác trong sản xuất và
đời sống của người nông dân.
Có thể thấy rằng mặc dù đã được tiếp cận với thông tin về BĐKH, nhưng nhận thức của
người dân về BĐKH, đặc biệt là về biểu hiện và những nguyên nhân gây BĐKH vẫn còn nhiều
hạn chế. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những thông tin cụ thể về BĐKH nhằm
nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về BĐKH, đặc biệt thông qua các kênh thông tin ở địa
phương (đài truyền thanh địa phương, lồng ghép trong các cuộc họp, thảo luận ở địa phương…) là
vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới.
3.4. Biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
3.4.1. Các biện pháp đã và đang triển khai
Nông nghiệp là khu vực yếu thế dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của suy thoái
kinh tế toàn cầu, của thiên tai và những biến động thất thường của thị trường thế giới. Tỷ lệ hộ
nghèo ở nông thôn Việt Nam vẫn chiếm hơn 90% tổng số hộ nghèo trong cả cả nước. Chính vì
vậy ứng phó với BĐKH để đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân nông thôn trong cả nước
nói chung, trong các vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long nói riêng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.

Trong thời gian gần đây chính phủ Việt Nam đã triển khai thực hiện một loạt các chương
trình, dự án nhằm nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, đảm bảo sự phát triển
bền vững của đất nước. Ngày 16-11-2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020; Tháng 7/2008, Bộ Tài nguyên Môi trường đã xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với BĐKH; tháng 9/2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt Khung chương trình hành
động thích ứng với BĐKH của ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020 (quyết định số
2730/QĐ-BNN-KHCN); Các sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh và thành phố đã và đang
xây dựng chiến lược ứng phó với BĐKH của địa phương mình. Bên cạnh đó, người dân và chính
quyền cơ sở ở nhiều nơi cũng đã có những biện pháp chủ động ứng phó với tình trạng BĐKH,
phòng tránh thiên tai theo nhiều cách khác nhau. Các biện pháp ứng phó với BĐKH chủ yếu đã và
đang được triển khai ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long bao gồm:
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Hậu quả của BĐKH là tình trạng hạn hán, lũ lụt xảy ra
ngày càng thường xuyên, với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy chuyển đổi cơ cấu
cây trồng là biện pháp thích ứng hết sức cần thiết. Cục Trồng trọt đã đề xuất chuyển đổi khoảng

7


30 ngàn ha ruộng cao, trong đó có 15 ngàn ha ở vùng Đồng bằng sông Hồng sang trồng màu (ngô,
lạc, đậu tương, khoai tây, khoai lang) nhằm đối phó với tình trạng khô hạn diễn ra trên diện rộng ở
miền Bắc trong vụ đông xuân 2009-2010. Nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây
trồng phù hợp, đạt hiệu quả cao. Thay cây lúa truyền thống bằng trồng bưởi diễn, lạc, đậu đỗ là
hướng đi của huyện Chương Mỹ (Hà Tây cũ) từ năm 2006. Rau màu “lên ngôi” và mang lại hiệu
quả kinh tế cao ở các địa phương bị hạn hán trong năm 2007 như ở huyện Chí Linh, Cẩm Giàng
tỉnh Hải Dương. Bí xanh, dưa chuột là những cây trồng được đưa vào sản xuất trên một số diện
tích của 3 huyện “trọng điểm” thiếu nước là Kim Bảng, Lý Nhân và Duy Xuyên của Hà Nam và
đã mang lại thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa… Đối với những vùng đất trũng, dễ bị ngập lụt thì
việc chuyển đổi sang mô hình trang trại VAC, mô hình lúa cá.. được áp dụng ở nhiều địa phương
như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây cũ. Mô hình lúa – tôm đã được triển khai ở nhiều tỉnh vùng

đồng bằng sông Cửu Long với diện tích đạt trên 120 ngàn ha (Cục trồng trọt, 2009) và đang
chứng tỏ là một mô hình phù hợp, có hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
- Thay đổi thời vụ gieo trồng: BĐKH có những tác động nhất định đến tình hình sinh
trưởng và phát triển, tình hình dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi… nên việc thay đổi thời vụ
gieo trồng nhằm thích ứng với điều kiện thời tiết khí hậu biến đổi là biện pháp cần được nghiên
cứu. Trong những năm gần đây, các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng đã chủ động chuyển
đổi từ việc cấy lúa xuân sớm sang lúa xuân muộn: tỉnh Hà Nam cấy 98% trà xuân muộn trong
năm 2007 và gần như 100% trong năm 2008. Điều này cũng được triển khai thực hiện ở các tỉnh
Nam Định, Thái Bình. Theo tổng kết của Cục Trồng trọt (2009) thì qua thực tiễn cho thấy trà lúa
xuân muộn ở các tỉnh miền Bắc có độ an toàn cao hơn cho dù thời tiết vụ xuân ấm nóng hoặc rét
đậm rét hại xảy ra, do vậy các địa phương cần ưu tiên mở rộng diện tích trà lúa xuân muộn, hạn chế
trà xuân sớm và bỏ trà xuân trung. Thời vụ gieo cấy sau tiết lập xuân và kết thúc trong tháng 2/2010
để lúa trỗ vào thời gian đầu đến trung tuần tháng 5/2010, tránh đợt rét muộn cuối mùa Đông và
không gặp nắng nóng gắt mùa Hè.
- Sử dụng giống mới và thay đổi tập quán canh tác, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất: Các giống lúa ngắn ngày đã chứng tỏ cho năng suất ổn định hơn với các dạng hình thời
tiết so với các giống dài ngày do các giống ngắn ngày sẽ cơ bản tránh được rét hại ở thời kỳ mạ, chủ
động được mạ và thời vụ, ngắt được cầu nối sâu bệnh từ vụ trước. Chính vì vậy việc thay thế các
giống lúa dài ngày bởi các giống ngắn ngày đã và đang được triển khai ở các tỉnh như Thái Bình,
Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên… Diện tích các giống lúa lai có năng suất cao, các
giống lúa thuần có chất lượng tốt và ít nhiễm rầy, đạo ôn, các giống lúa có khả năng thích ứng với
đồng đất chua mặn đã và đang được mở rộng. Nhiều địa phương ở miền Bắc đã khuyến khích mở
rộng diện tích gieo th ng, áp dụng công cụ sạ hàng nhằm giảm chi phí lao động, giảm lượng giống,
tăng hiệu quả kinh tế. Các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác và quản lý dịch hại như “3 giảm 3 tăng”,
kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI), tưới nước tiết kiệm, bón phân chuyên dụng… đã và đang
được người nông dân trong vùng ĐBSH áp dụng (Cục Trồng trọt, 2009). Ở miền nam, nhiều
giống lúa chịu phèn mặn đã được khảo nghiệm và đưa vào sản xuất như các giống IR42, IR48,
OM922, OM723-7, OM723-11, OM1348… nhằm thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn khi
nước biển dâng.
- Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi, tích cực phòng chống lũ lụt, hạn hán: Trong những

năm gần đây tình trạng hạn hán trong vụ đông xuân ở vùng ĐBSH xảy ra liên tục với mức độ
trầm trọng ngày càng tăng lên. Vụ đông xuân năm 2009-2010 mực nước sông Hồng đã xuống
thấp mức kỷ lục trong hơn 100 năm qua. Tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi là biện pháp

8


hết sức cần thiết nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước trầm trọng hiện nay. Trong vụ đông xuân
2006 - 2007, Bộ NN và PTNT cũng đã phê duyệt nguồn kinh phí 21 tỷ đồng phục vụ nạo vét khẩn
cấp một số tuyến kênh dẫn nước (dự kiến phải nạo vét 17,5 triệu m3 đất) của các hệ thống thuỷ lợi
Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Bắc Nam Hà phục vụ cấp nước sản xuất và sinh hoạt. Nhiều địa
phương cũng đã chủ động tiến hành nạo vét kênh mương nhằm khắc phục tình trạng hạn hán, lũ
lụt đã và đang diễn ra. Vụ đông xuân 2009- 2010, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đã tiến hành nạo
vét hơn 170 nghìn m3 đất trong kế hoạch làm thủy lợi nội đồng, quyết tâm bảo đảm việc tưới tiêu
cho sản xuất nông nghiệp của toàn huyện. Thành phố Hà Nội đã triển khai việc lắp đặt trạm bơm
dã chiến ở huyện Đan Phượng, sửa chữa hàng loạt máy bơm nước, nạo vét kênh mương trạm bơm
Thụy Phương 2 và trạm bơm Liên Mạc, giải tỏa thông thoáng trục chính sông Nhuệ để lấy nước
sông Hồng tiếp nguồn cho sông Nhuệ, sông Đáy phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Toàn tỉnh Bắc Ninh
đang ra quân làm thủy lợi, đào đắp, nạo vét trên 1,3 triệu m3 bùn đất, khơi thông dòng chảy trên
các hệ thống kênh mương đầu mối, kênh mương nội đồng…
- Triển khai các chương trình hỗ trợ phòng tránh, khắc phục thiên tai: Ngay sau khi thiên
tai xảy ra, chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền các tỉnh vùng ĐBSH thường triển khai các
chương trình hỗ trợ để các hộ nông dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Ch ng hạn sau cơn
bão số 5 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xuất
không thu tiền 470 tấn lúa giống cho 10 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa
Thiên Huế, Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ và Sơn La. Năm 2008, sau trận lụt lịch sử,
chính quyền Thành phố Hà Nội đã cấp 47.9 tấn giống cây trồng cho các hộ nông dân. Thủ tướng
Chính phủ vừa ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi
phục sản xuất vùng bị thiệt hai do thiên tai, dịch bệnh (quyết định số 142/2009/QĐ-TTg). Theo
đó, kể từ ngày 15/2/2010, người nông dân chính thức được hỗ trợ. Cụ thể, nếu diện tích cây trồng

bị thiệt hại hơn 70%, nhà nước sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/ha đối với lúa thuần hoặc ngô và rau màu
các loại; 1,5 triệu đồng/ha đối với lúa lai; 2 triệu đồng/ha đối với cây công nghiệp và cây ăn quả
lâu năm. Khi diện tích cây trồng thiệt hại từ 30-70%, Nhà nước sẽ hỗ trợ 500 ngàn đồng/ha đối
với lúa thuần hoặc ngô và rau màu các loại; 750 ngàn đồng/ha đối với lúa lai và mức hỗ trợ 1 triệu
đồng/ha dành cho cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Đối với vật nuôi Nhà nước sẽ hỗ trợ tối
đa là 2 triệu đồng/con giống, nếu vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai, nhà nước sẽ hỗ trợ từ 7.00015.000 đồng/con giống gia cầm, 500 ngàn đồng/con giống lợn, 1 triệu đồng/con giống hươu, nai,
cừu, dê và 2 triệu đồng/con giống trâu, bò, ngựa. Nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ không dưới 1
triệu đồng/ha, đối với diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ từ 3-7 triệu
đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ từ 1-3 triệu đồng/ha. Lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại
hơn 70% sẽ được hỗ trợ từ 3 - 5 triệu đồng/100m3 lồng; thiệt hại từ 30-70% hỗ trợ từ 1-3 triệu
đồng…
3.4.2. Đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH
Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng công tác ứng phó với BĐKH trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn gặp phải rất nhiều những khó khăn thách thức. Điều này là
do sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, do mức độ
chính xác trong công tác dự báo thời tiết hiện vẫn còn nhiều hạn chế, do nhận thức chưa đầy đủ
của người dân về BĐKH và tác động của BĐKH, do tính phức tạp của vấn đề BĐKH…. Chính vì
vậy để chủ động ứng phó với BĐKH, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực do BĐKH gây ra đối
với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian tới thì việc tăng cường năng lực
thích ứng và triển khai các hành động thích ứng với BĐKH là hết sức cần thiết.

9


Bảng 5: Các biện pháp thích ứng với BĐKH được đề xuất
Ý kiến của cán Ý kiến của người
Các biện pháp được đề xuất
bộ (%)
dân (%)
ĐBSH ĐBSCL ĐBSH ĐBSCL

- Tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng
70,0
46,4
78,8
19,2
- Tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống đê điều
33,3
39,3
21,2
9,6
- Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật
50,0
35,7
53,8
44,2
- Giới thiệu giống mới thích nghi với điều kiện BĐKH
23,3
14,3
28,8
17,3
- Thay đổi cơ cấu cây trồng
36,7
25,0
23,1
15,4
- Thay đổi lịch thời vụ
40,0
17,9
17,3
19,2

- Tăng cường công tác dự báo thời tiết
33,3
25,0
23,1
13,4
- Tăng cường công tác dự báo sâu bênh
16,7
17,9
15,4
5,8
- Cho hộ nông dân vay vốn với lãi suất thấp
46,7
50,0
69,2
44,2
- Đầu tư nghiên cứu các giống mới
23,3
32,1
3,8
9,6
- Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp
20,0
21,4
15,4
5,8
- Hỗ trợ các hộ nông dân bị ảnh hưởng do thiên tai
26,7
17,9
30,8
5,8

(Nguồn: Kết quả điều tra 2009)

Kết quả điều tra cho thấy, có khá nhiều các biện pháp thích ứng với BĐKH trong thời gian
tới đã được cán bộ và người dân địa phương vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long đề
xuất (bảng 5). Đa số các ý kiến (trên 70% ở vùng đồng bằng sông Hồng) cho rằng việc tăng
cường đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng là hết sức cần thiết đề có thể giải quyết tốt hơn
tình trạng ngập lụt, hạn hán có thể xảy ra. Tăng cường công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học
kỹ thuật như giống mới, kỹ thuật thâm canh mới trong sản xuất nông nghiệp cũng là biện pháp
thích ứng được đa số ý kiến đề xuất. Bên cạnh đó tăng cường công tác dự báo thời tiết, thay đổi
cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ, cho hộ nông dân vay vốn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất, hỗ
trợ nông dân phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, hỗ trợ các hộ nông dân bị ảnh hưởng do
thiên tai… là những biện pháp thích ứng cần được chú ý. Ngoài ra tăng cường công tác truyền
thông để nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân địa phương về BĐKH và những tác động
của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học để tạo
ra các giống mới có khả năng chịu hạn, chịu mặn, chống chịu sâu bệnh; nhanh chóng xây dựng
chiến lược thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng và lồng ghép các biện phép nhằm giảm thiểu
và thích ứng với BĐKH trong các chương trình chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp, nông
thôn là những biện pháp hết sức cần thiết trong thời gian tới.
IV. KẾT LUẬN
BĐKH là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn
hiện nay. Theo đánh giá của Bộ TNMT Việt Nam (2008) thì BĐKH gây ra những tác động tiềm
tàng đến các lĩnh vực và khu vực khác nhau, trong đó nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt
Nam là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của BĐKH. Các kịch bản BĐKH mà
bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng cho thấy đến năm 2100 nhiệt độ trong vùng ĐBSH sẽ
tăng thêm từ 1,6-3.1oC, mực nước biển sẽ dâng 65-100cm, những hiện tượng thời tiết cực đoan
trong vùng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. BĐKH sẽ gây ngập lụt, làm giảm đáng kể diện tích đất
canh tác cũng như năng suất cây trồng trong vùng ĐBSH và đặt ra những thách thức lớn trong
10



đảm bảo an ninh lương thực. Mặc dù vậy, kết quả điều tra cho thấy nhận thức về BĐKH và những
tác động tiềm tàng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của cán bộ và
người dân địa phương vùng ĐBSH chưa đầy đủ. Các biện pháp thích ứng với BĐKH đã và đang
được triển khai trong vùng BĐKH bao gồm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi lịch thời
vụ, sử dụng giống mới và thay đổi kỹ thuật canh tác, tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống thủy
lợi…. và mang lại những kết quả nhất định. Mặc dù vậy để chủ động ứng phó với BĐKH, giảm
thiểu những ảnh hưởng tiêu cực do BĐKH gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông
thôn trong thời gian tới thì việc tăng cường năng lực thích ứng và tiếp tục triển khai các hành
động thích ứng với BĐKH là hết sức cần thiết. Trong đó tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống
thủy lợi nội đồng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật như giống mới, kỹ thuật thâm canh
mới trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế của người dân thông qua việc phát triển các
ngành nghề phi nông nghiệp, xây dựng và lồng ghép các biện pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng
với BĐKH trong các chương trình, chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn là
những biện pháp cần được chú ý trong thời gian tới

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.

ADB (2009). The Economics of Climate Change in Southeast Asia: A Regional Review.
Authority of the House of Lords (2005). The Economics of Climate Change. London.
Dasgupta. S. (2007) The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. wwwwds.worldbank.org/servlet/ accessed on 5 Sep 2009.
4. Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009): Báo cáo Sơ kết sản xuất vụ Đông 2009, triển khai kế
hoạch vụ Đông Xuân 2009- 2010 các tỉnh phía Bắc. , truy cập ngày
15/1/2010.
5. Đào Xuân Học (2009) Kế hoạch thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Báo cáo tại hội thảo về BĐKH ngày 31/7/2009, Hội An, Quảng Nam.
6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quyết định 2730/QĐ-BNN-KHCN Ban hành Khung Chương trình hành
động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đối khí hậu. Hà Nội
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kịch bản Biến đối khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.. Hà Nội
9. Văn phòng Thủ tướng (2008). Quyết định 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với BĐKH
10. IPCC (2007). Climate Change 2007: Contribution of Working Groups I, II, and III to the Fourth Assessment
Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge, United Kingdom, and New York:
Cambridge University Press
11. The Guardian (2009). Sea Level Could Rise More than a Metre by 2100, Say Experts.
www.guardian.co.uk/environment/2009/mar/11/sealevel-rises-climate-change-copenhagen
12. World Bank (2007). Adapting to Climate Change. Oxfarm (2008). Viet Nam: Climate Change, Adaptation
and Poor People. A Report. Hanoi, Vietnam.

11


AGRICULTURAL PRODUCTION AND RURAL DEVELOPMENT IN VIETNAM
UNDER CLIMATE CHANGE CONTEXT: CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS
Nguyễn Mậu Dũng1, Bùi Huy Hợp2, Nguyễn Quốc Mạnh3, Đặng Thị Huế3
SUMMARY: Climate change has been occurred rapidly with clear evidences in Vietnam as well as in the world for
recent years. Accroding to climate change scenarios developed by Ministry of Natural Resources and Environment in
2009, the annual mean temperature in Vietnam would increase by 1.1 – 3.6oC in 2100 while the sea level would rise
by 65-100cm and extreme weather events would more frequently happen. Climate change will probably result in
floodings, declines in cultivated areas and decrease in crop yields, thus placing a great challenge for food security in
Vietnam, especially in Red and Mekong River delta. However, awareness of local people and staff on climate change
and its induced impacts is still insufficient. Several adaptation measures such as the changes in crop structure and
crop calendar, the introduction of new varieties and farming techniques, improved irrigation system have been
applied and the premilinary successes have been recorded. In order to more actively respond to climate change and
mitigate its induced negative impacts on agricultural production and rural development, it is very necessary to
enhance the adapting capacity and implement more adatptation measures in the coming time.
Key words: Adpatation, agricultural production, climate change, Red river delta, rural development.


1

Department of Natural Resources and Environmental Economics, Hanoi University of Agriculture
Vietnam Academy of Agircultural Sciences
3
Department of Crop Production, Ministry of Agriculture and Rural Development
2

12



×