Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

bài thảo luận quản trị rủi ro- một doanh nghiệp kinh doanh giống mặt hàng của bạn, mới thành lập nhưng giá của họ rẻ hơn giá bán sản phẩm của bạn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.54 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh doanh việc đổi mới sản phẩm, kinh doanh một sản phẩm mới
là cách làm, là chiến lược hiệu quả của của doanh nghiệp để mở rộng thị
trường, tăng thị phần tăng thêm sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Nhận
dạng được ngách thị trường còn trống, sản phẩm chưa xuất hiện hoặc có
xuất hiện trên thị trường nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng để
đáp ứng,thành lập doanh nghiệp kinh doanh sẽ mang lại những cơ hội và
hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Mặt hàng mới được tạo ra sẽ mang lại những
tiện ích và lợi thế mới cho khách hàng cũng như doanh nghiệp thuận lợi hơn
để thâm nhập thị trường.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nói trên thì việc tạo ra một sản phẩm
mới, sản phẩm khan hiếm để thâm nhập thị trường và kinh doanh cũng tiềm
ẩn những khó khăn và rủi ro nhất định. Một khi những rủi ro này xảy ra
doanh nghiệp đều phải hứng chịu những tổn thất hay mất mát về tại sản,
nhân lực và có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý. Vì vậy việc nhận dạng,
phân tích, đánh giá, đo lường và tài trợ những rủi ro mà chúng tôi làm sau
đây sẽ giúp cho doanh nghiệp hay cũng như chúng ta có cách nhìn tổng quát
về những rủi ro của doanh nghiệp.

1
Phần I. Lý thuyết
1. Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro
1.1. Khái niệm về rủi ro
- Rủi ro kinh doanh là những vấn đề khách quan bên ngoài của chủ thể
kinh doanh, gây ra những khó khăn cho chủ thể trong quá trình thực hiện
mục tiêu kinh doanh, tàn phá các thành quả đang có bắt buộc các chủ thể
phải chi phí nhiều hơn về nguồn lực, tài lực và vật lực.
- Quản trị rủi ro là một quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế
loại bỏ các rủi ro hoặc khắc phục các hậu quả mà rủi ro gây ra đối với
hoạt động kinh doanh từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng tối ưu các
nguồn lực của doanh nghiệp, giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại về


người và của cải của doanh nghiệp.
- Quản trị rủi ro liên quan đến tất cả rủi ro có thể xảy ra trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thực chất của quản trị rủi ro là phòng chống và khắc phục hậu quả.
- Rủi ro không chỉ đơn thuần là các hoạt động thụ động và phòng ngừa
mà còn là những hoạt động chủ động trong việc dự kiến những mất mát
xảy ra và tìm cách giảm nhẹ hậu quả của chúng.
1.2. Vai trò của quản trị rủi ro
- Nhận dạng rủi ro, chủ động phòng ngừa.
- Thực hiện được mục tiêu, sứ mạng của doanh nghiệp qua việc lựa chọn
chiến lược ít rủi ro.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
2
2. Quy trình quản trị rủi ro
2.1. Nhận dạng rủi ro
- Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro
có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tức là xác
định một danh sách các rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu gồm cả
các rủi ro, sự cố cũng như các rủi ro gắn với quá trình ra quyết định.
- Việc nhận dạng rủi ro gồm 3 thành phần:
+ Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng tổn thất
và mức độ của rủi ro suy thoái.
+ Mối nguy hiểm là nguyên nhân của tổn thất.
+ Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hoặc hậu quả.
2.2. Phân tích rủi ro
- Phân tích rủi ro là quá trình phân tích hiểm họa, xác định nguyên nhân
gây ra rủi ro trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa.
Có 3 cách tiếp cận:
+ Dựa trên các cơ sở liên quan đến con người
+ Quan điểm liên quan đến kỹ thuật

+ Kết hợp cả hai cách trên
2.3. Đo lường rủi ro
- Là xây dựng tần suất xuất hiện rủi ro và tiến độ hay mức độ nghiêm
trang của rủi ro:
r
3
Tấn suất xuất hiện
Biên độ xuất hiện
Cao Thấp
Cao I. Rủi ro nhiều, mức độ
nghiêm trọng cao.
III. Rủi ro mức độ cao
Thấp II. Tần suất xuất hiện
cao, mức độ rủi ro
không cao.
IV. Có rủi ro nhưng tần
suất không nhiều.
(I). Nhà quản trị rủi ro bắt buộc quan tâm đến nhóm này.
(II). Nhà quản trị cần tập trung quản trị rủi ro ở nhóm này nhưng ở mức
độ thấp hơn nhóm 1.
(III). Tập trung quản trị rủi ro nhưng ở mức độ tập trung nhiều lần.
(IV). Mức độ không lớn và xác suất xảy ra rủi ro không nhiều. Quản trị
rủi ro ở nhóm này đòi hỏi ở mức độ thấp nhất.
2.4. Kiểm soát rủi ro
- Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp bao gồm: kỹ thuật, công
cụ, chiến lược, chương trình……để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu
những tổn thất có thể có của tổ chức khi rủi ro xảy ra thực chất đó là
phòng chống hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất trong quản trị hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kiểm soát rủi ro đòi hỏi có những biện pháp đồng bộ, toàn diện:

+ Tham gia bảo hiểm rủi ro
+ Tổ chức kỹ thuật của nhà quản trị
+ Các biện pháp nhận dạng, đo lường phân chia và san sẻ rủi ro.
Nội dung của kiểm soát:
4
* Né tránh rủi ro: là né tránh các hoạt động hay loại bỏ nguyên nhân gây
ra rủi ro.
- Chủ động né tránh các hoạt động trước khi rủi ro xảy ra.
- Loại bỏ các nguyên nhân gây ra từ rủi ro.
* Ngăn ngừa rủi ro: là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và
mức độ rủi ro khi chúng xảy ra.
Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào 3 mắt xích:
- Mối hiểm họa
- Yếu tố môi trường
- Sự tương tác
* Giảm thiểu rủi ro: là tìm ra các thực thể khác nhau để cùng nhau gánh
chịu những rủi ro.
2.5. Tài trợ rủi ro
- Là các hoạt động để cung cấp những phương tiện nhằm bù đắp những
tổn thất khi xảy ra rủi ro.
Các biện pháp tài trợ rủi ro:
- Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp
các rủi ro bằng chính vốn của mình hoặc vốn đi vay.
- Chuyển giao rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế
khác và có hai loại:
+ Chuyển giao rủi ro bảo hiểm
+ Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm
Ba kỹ thuật tài trợ rủi ro:
- Tự tài trợ là chủ yếu cộng với một phần chuyển giao rủi ro.
- Chuyển giao rủi ro là chính, chỉ có 1 phần là tự tài trợ rủi ro.

- 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro.
5
Phần II. Áp dụng các bước trong quy trình quản trị rủi ro tình
huống được giải quyết như sau:
2.1. Nhận dạng rủi ro
Vấn đề xuất hiện doanh nghiệp mới kinh doanh giống mặt hàng của mình
là chuyện thường ngày vẫn xảy ra và không thể tránh khỏi trong thị trường
cạnh tranh như ngày nay. Khi có thêm một doanh nghiệp kinh doanh giống
mặt hàng của bạn thì cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm một đối thủ cạnh
tranh cho doanh nghiệp bạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện
này.
• Môi trường đặc thù:
- Thứ nhất, đối thủ cạnh tranh nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ áp
dụng vào sản xuất khiến năng suất tăng mà giá thành hạ. Ngày nay công
nghệ kỹ thuật tiên tiến nên việc các đối thủ cạnh tranh áp dụng được tiến bộ
khoa học công nghệ và bán với mức giá thấp hơn là điều rất có thể xảy ra.
- Thứ hai, có thể là do chiến lược của đối thủ cạnh tranh bằng giá thấp để
thâm nhập thị trường. Vì đây là một ngành hàng mới, thị trường còn trống
nhiều, nên việc thâm nhập thị trường ban đầu là rất cần thiết đối với một loại
sản phẩm. Hơn thế nữa, để cạnh tranh với nhau thì các doanh nghiệp sẽ dùng
tất cả những biện pháp có thể, và “chính sách định giá thâp” là chính sách
không thể bỏ qua, bởi đây là chính sách hợp lý nhất để nhanh chóng thâm
nhập thị trường, cần phải khẳng định rằng bất kỳ một doanh nghiệp nào,
muốn tồn tại thì bước đầu phải đứng vững trên thị trường.
Đối thủ cạnh tranh (DN mới xuất hiện) đã rất biết cách thâm nhập thị
trường, khi chọn cách cạnh tranh là chính sách định giá thấp, nhờ vào việc
kinh doanh mặt hàng giống mặt hàng mà DN chúng ta đã kinh doanh –
6
nhưng giá lại rẻ hơn, đối thủ sẽ dễ dàng thu hút khách hàng, khi đã hướng
vào đúng tâm lý của người tiêu dùng- ưa hàng rẻ.

- Thứ ba, đối thủ tìm được nhà cung cấp cùng sản phẩm với doanh nghiệp
nhưng giá rẻ hơn. Khi doanh nghiệp đó có được những nguồn hàng rẻ, chi
phí mua hàng thấp.Việc lựa chọn nguồn hàng cung ứng sản phẩm có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với chính sách định giá của một doanh nghiệp, nếu
tìm được nguồn hàng tốt, chất lượng, giả rẻ, đồng nghĩa với chi phí mua
hàng thấp- DN sẵn sàng bán sản phẩm của mình với giá thấp để tăng lượng
bán, chiếm lính thị phần.
Có hai nguồn hàng chủ yếu mà doanh nghiệp có thể nhập sản phẩm:
+ Nhập hàng từ các nguồn trên thị trường.
+ Đại lý trực thuộc của công ty.
Nếu như doanh nghiệp cạnh tranh thực sự có được một nguồn hàng rẻ trên
thị trường hay tại đại lý trực thuộc thì đây là một khó khăn không hề nhỏ cho
DN của chúng ta. Đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng tìm một nguồn
hàng mới, để cắt giảm chi phí mua hàng, qua đó tiến hành một cuộc chiến
giảm giá hay những chiến lược mới, phản ứng lại việc giảm giá của đối thủ.
- Thứ tư, có một bên thứ ba đứng sau công ty đó cố tình hạ giá thành, chấp
nhận thua lỗ để cạnh tranh với doanh nghiệp mình, muốn dồn mình đến mức
phải đóng cửa. Nó xuất hiện một cách khách quan khó có thể kiểm soát nổi,
đi từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn tời việc xuất hiện trực diện gây ra rủi ro và
tổn thất vô cùng lớn cho doanh nghiệp.
Từ việc biết được doanh nghiệp của bạn đang trên đà phát triển, nhu cầu của
khách hàng thì không bao giờ ngừng, thị trường hiện tại lại chỉ có một mình
doanh nghiệp bạn kinh doanh mặt hàng này, đây là một “miếng bánh béo
bở” cần được chia phần và chỉ cần một phần của nó cũng mang lại lợi nhuận
7
rất lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh nhận thấy được
rằng doanh nghiệp của bạn chưa đem đến cho khách hàng được sự hài lòng
tốt nhất và họ nhìn thấy được khả năng của họ có thể đáp ứng tốt hơn doanh
nghiệp của bạn các nhu cầu, mong muốn của khách hàng và từ đó nảy sinh ý
định cạnh tranh, muốn chiếm lĩnh thị phần, chiếm đoạt khách hàng hiện tại

cũng như khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn.
- Thứ năm, từ phía khách hàng. Xã hội ngày càng hiện đại kéo theo đó là con
người cũng ngày càng hoàn thiện mình hơn cho phù hợp với xã hội ấy. Nhu
cầu của con người là nguồn gốc sinh ra mọi thứ trong xã hội vì tất cả được
sản xuất ra để nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của con người vì chỉ có thỏa
mãn được nhu cầu của con người, hiểu biết được họ muốn cái gì từ đó mà thị
trường đã, đang và sẽ đáp ứng. Doanh nghiệp nào cũng cố gắng tìm hiểu kỹ
về khách hàng để không bị loại ra khỏi chu kỳ sống của sự phát triển. Doanh
nghiệp nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ tồn
tại, thành công trên “chiến trường” kinh tế. Đó là nguyên nhân khiến cho các
doanh nghiệp thi nhau ra đời, mở cửa rồi sẵn sàng cạnh tranh bằng mọi giá
nào. Điều đó làm cho doanh nghiệp của bạn luôn mang cho mình sự rình rập
đe dọa, sẽ xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào. Đây là rủi ro khó tránh khỏi của bất
kỳ một doanh nghiệp nào kinh doanh sản phẩm trên thị trường. Tìm hiểu,
nghiên cứu kịp thời, chính xác các thông tin về thị trường sẽ làm cho doanh
nghiệp có thế mạnh bền vững trên thị trường. Mặt ngược lại, nếu không bắt
kịp với sự phát triển của thị trường sẽ bị các doanh nghiệp khác nhanh chân
hơn chiếm lính mất phần thị trường của doanh nghiệp mình. Đó là rủi ro cho
doanh nghiệp.
- Thứ sáu, Sản phẩm của đối thủ có mẫu mã giống hệt sản phẩm của doanh
nghiệp nhưng chất lượng thấp hơn chút. nếu sản phẩm của doanh nghiệp
8
cạnh tranh có hình thức giống doanh nghiệp mình (thương hiệu đã khẳng
định trên thị trường) nhưng chất lượng thấp hơn nên giá thành rẻ hơn, thì
đây cũng sẽ là rủi ro đối với DN chúng ta, bởi người tiêu dùng dễ nhầm lẫn
giữa hai dòng sản phẩm, gây tổn thất về mặt uy tín.
• Môi trường bên trong
- Thứ nhất, công tác quản lý điều hành sản xuất của công ty chưa tốt, chi phí
bỏ ra nhiều nên giá thành vẫn ở mức cao hơn đối thủ. Bên cạnh đó công ty
chưa có sự đầu tư nhiều vào công tác nghiên cứu tình hình thị trường, động

thái của đối thủ cạnh tranh để có biện pháp chủ động ứng phó. Khi dây
chuyền sản xuất của doanh nghiệp đã lạc hậu nên không thể giảm chi phí,
dẫn đến giá thành trong mỗi sản phẩm rất cao. Mặt khác, nếu doanh nghiệp
không nghiên cứu việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế
sai lầm trong chiến lược hay giảm bớt các khoản chi phí không thật cần
thiết.
- Thứ hai, do có nhân viên bất mãn với công ty nên mang những bí mật, kế
hoạch kinh doanh của công ty bán cho đối thủ cạnh tranh. Cũng có thể do
nhân viên này ăn cắp kỹ thuật chế biến sản phẩm của cty rồi bán cho đối thủ
cạnh tranh nên mới để xảy ra tình trạng đối thủ cạnh tranh bán sản phẩm
giống cty với giá thấp hơn.
- Thứ ba, do dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp chưa tốt. Nhân
viên bán hàng chưa có nhiều kinh nghiệm, thái độ phục vụ chua tốt, chưa
làm hài lòng để có thể giữ chân khách hàng.Có thể trước đây doanh nghiệp
của bạn là độc quyền trên thị trường và nghĩ rằng việc khách hàng sẽ tìm đến
doanh nghiệp của bạn mua hàng là đương nhiên. Doanh nghiệp bạn chỉ quan
tâm đến việc bán những sản phẩm hiện tại. Khách hàng đến với doanh
nghiệp của bạn, mua hàng, trả tiền và bạn coi đó là hoàn thành nghĩa vụ bán
hàng kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp của bạn chưa quan
9
tâm đến nhu cầu, mong muốn của khách hàng, các dịch vụ chăm sóc khách
hàng trước, trong và sau bán của doanh nghiệp bạn chưa tốt, chưa đáp ứng
được sự mong muốn của khách hàng và chưa làm cho khách hàng hài lòng
với các dịch vụ từ doanh nghiệp của bạn để họ có thể thấy được rằng việc họ
bỏ một lượng tiền ra mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn là hoàn toàn
tương xứng. Việc các dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp bạn
chưa tốt cũng gây khó khăn cho khách hàng trong việc tư vấn chọn mua sản
phẩm, khiến khách hàng mất nhiều thời gian hơn lại không mua được những
sản phẩm như mong muốn. Thêm vào đó các dịch vụ chăm sóc khách hàng
sau bán không tốt, nếu những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm của

doanh nghiệp bạn không được giải quyết tốt sẽ khiến cho khách hàng cảm
thấy như bị doanh nghiệp bạn lừa dối. Dịch vụ chăm sóc khách hàng đóng
vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và
giữ chân khách hàng ở lại doanh nghiệp. Nếu các dịch vụ chăm sóc khách
hàng không tốt sẽ tạo cho khách hàng cảm giác nhàm chán với doanh nghiệp
của bạn, hoặc cảm giác như bị thờ ơ, lừa dối và họ muốn tìm đến một doanh
nghiệp nào khác có chất lượng phục vụ tốt hơn. Đó cũng là nguyên nhân
khiến nhiều doanh nghiệp nhòm ngó thị trường của bạn và họ muốn cung
cấp cho khách hàng những chất lượng tốt nhất để thu hút khách hàng về phía
họ.
Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể tạo ra nguy cơ gây mất khách
hàng (rủi ro của doanh nghiệp). Mất khách hàng cũ và không thu hút được
khách hàng mới đó chính là rủi ro của doanh nghiệp trong tình huống này.
10

×