Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đan phương, tỉnh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.27 KB, 121 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
tr ờng đại học nông nghiệp I

Nguyễn Văn Tặng

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ
nông dân ở huyện đan ph ợng, tỉnh Hà Tây

luận văn thạc sĩ kinh tế

Chuyên ngành: Kinh tế n«ng nghiƯp
M· sè:

5.02.01

Ng êi h íng dÉn khoa häc: GS.TS. Tô Dũng Tiến

Hà Nội - 2004


1. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế hộ nông dân (KTHND) là loại hình kinh tế phổ biến, có vai trò, vị
trí rất lớn và là một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế, là chủ thể quan trọng trong
phát triển nông nghiệp và đổi mới nông thôn n ớc ta. Đặc biệt kể từ khi công
cuộc đổi mới đ ợc tiến hành một cách toàn diện vào năm 1988 (từ Nghị quyết
10), ruộng đất đ ợc giao cho các hộ nông dân (HND) canh tác, công việc sản
xuất kinh doanh hoàn toàn do các hộ tự chịu trách nhiệm, kinh tế hộ trở thành
đơn vị kinh tế tự chủ.
Với thực tế này, nhiều HND đà phát huy đ ợc tính tự chủ, sáng tạo trong
sản xuất; phát huy tốt các tiềm lực (đất đai, lao động, vốn, kinh nghiệm sản


xuất...), ngành nghề truyền thống để nâng cao thu nhập. Kết quả cho thấy trong
những năm qua nhiều hộ đà v ơn lên làm giầu. Bên cạnh những HND thành
công trong phát triển kinh tế vẫn tồn tại một bộ phận khá lớn hộ còn gặp nhiều
khó khăn trong sản xuất (thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu thông tin thị tr ờng...).
Nhận thức đ ợc vấn đề bức bách này, trong những năm qua đà có nhiều
công trình nghiên cứu và đà đ a ra nhiều giải pháp nhằm giúp nâng cao đời sống
cho HND. Đầu tiên kể tới là Tchayanov (1924), ông đà rút ra kết luận "Hình thức
kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng và tồn tại trong mọi ph ơng thức sản xuất,
có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xà hội" [dẫn theo (dt.) Trần
Văn D , 5]. ở Việt Nam, những năm gần đây cũng có rất nhiều công trình
nghiên cứu về KTHND:
- Tác phẩm của Đào Thế Tuấn về "Kinh tế hộ nông dân" [30] đi sâu
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về KTHND; tình trạng hiện nay của
KTHND ở n ớc ta; dự báo mô hình phát triển KTHND.
- Nhiều tác giả của các luận án tiến sĩ kinh tế đà bảo vệ thành công nh

1


Vũ Văn Yên [34], Nguyễn Văn Chiểu [2], Nguyễn Văn Huân [14], Hoàng Trung
Thành [22], Mai Văn Xuân [32], Nguyễn Văn Ngừng [19], Nguyễn Thanh
Ph ơng [20], Nguyễn Thị Ph ơng Thảo [24], Nguyễn Thị Minh Thọ [25], Từ Thị
Xuyến [33], Trần Văn D [5]... đà đi sâu giải quyết từng khía cạnh của kinh tế hộ
nh khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng HND; thực trạng, xu h ớng, giải pháp
phát triển của KTHND...
Nhìn chung, các công trình khoa học và những tác phẩm đà công bố đi sâu
nghiên cứu những vấn đề chung về KTHND phạm vi toàn quốc hoặc một số
vùng cụ thể, đà làm sáng tỏ và phong phú thêm kiến thức nghiên cứu về KTHND
n ớc ta. Tuy nhiên, KTHND là một chủ đề rộng lớn, mỗi công trình các tác giả
đi sâu khai thác ở một số khía cạnh nhất định, mặt khác thực tế luôn đ ợc vận

động không ngừng và vì thế có những vấn đề nghiên cứu mới cần phải bổ sung
và hoàn thiện. Đặc biệt, ở điều kiện cụ thể của huyện Đan Ph ợng, tỉnh Hà Tây
ch a có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, nhất là áp dụng ph ơng
pháp toán kinh tế trong việc phân tích tìm nguyên nhân, các yếu tố ảnh h ởng
làm kìm hÃm sự phát triển kinh tế của các HND.
Để làm đ ợc điều này, cần phải có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu
nhằm phát triển mạnh mẽ KTHND trên cơ sở đánh giá đúng đắn hiện trạng
KTHND trong huyện. Vấn đề cần làm rõ là: Hiện trạng phát triển KTHND ra
sao? Những nguyên nhân và yếu tố nào cản trở KTHND phát triển? Dùng
ph ơng pháp nào để lý giải một cách thực sự khoa học những vấn đề nêu
trên?Những giải pháp chủ yếu nào nhằm thúc đẩy phát triển KTHND?
Nhằm góp phần nghiên cứu và giải đáp những vấn đề nêu trên, chúng tôi
lựa chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện
Đan Ph ợng, tỉnh Hà Tây ".

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở áp dụng mô hình quy hoạch tuyến tính (QHTT) và một số
ph ơng pháp khác, đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân ảnh
h ởng và các yếu tố hạn chế phát triển KTHND tại huyện Đan Ph ợng, tỉnh Hà
Tây, đề xuất định h ớng và giải pháp có căn cứ khoa học đẩy mạnh phát triển
KTHND tại địa ph ơng nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển KTHND, đồng thời
b ớc đầu xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng mô hình QHTT trong phân
tích KTHND.
- Đánh giá thực trạng phát triển KTHND của huyện trên cơ sở áp dụng các

ph ơng pháp truyền thống kết hợp với mô hình QHTT.
- Trên cơ sở mô hình QHTT và các ph ơng pháp phân tích khác chỉ ra
đ ợc những nguyên nhân, các yếu tố ảnh h ởng đến phát triển KTHND tại địa
ph ơng trong những năm qua.
- Đề xuất định h ớng đúng và giải pháp có căn cứ khoa học đẩy mạnh
phát triển kinh tế hộ tại địa ph ơng trong thời gian tới.
1.3. Đối t ợng nghiên cứu
Đối t ợng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
KTHND và mô hình QHTT trong nghiên cứu phát triển KTHND.
Tuy nhiên, để xác định rõ đối t ợng nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ chỉ
nói về KTHND chứ không phải kinh tế hộ gia đình nói chung.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về nội dung, địa điểm và thời gian

3


nghiên cứu.
- Về nội dung: các vấn đề chủ yếu liên quan tới KTHND nói chung và
từng loại HND trên địa bàn nghiên cứu. Đề tài đi sâu nghiên cứu vận dụng mô
hình QHTT trong phân tích KTHND.
- Về không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Đan Ph ợng, tỉnh
Hà Tây và chủ yếu tập trung tại các điểm đại diện.
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu sự phát triển KTHND trong thời gian từ
sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Trung ơng Đảng tới nay. Số liệu thứ cấp
đ ợc lấy từ các tài liệu đà công bố, số liệu thống kê của huyện và thống nhất
nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 1996-2003; số liệu khảo sát thực trạng
đ ợc điều tra năm 2004 kết quả của năm 2003.
Luận văn sẽ góp phần làm rõ định h ớng và giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển KTHND của huyện cũng nh những vùng có điều kiện sản xuất t ơng tự

cho tới năm 2010.

4


2. kinh tế hộ nông dân
Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn
2.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của kinh tế hộ nông dân
2.1.1. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân
2.1.1.1. Về hộ
Trong từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press-1987) có định nghĩa "Hộ
là tất cả những ng ời cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm ng ời đó
bao gồm những ng ời cùng chung huyết tộc và những ng ời làm ăn chung"
[35].
Tchayanov, nhà khoa học kinh tế nông nghiệp nổi tiếng hàng đầu của Nga
có một quan điểm mang tính chất bao trùm: "Về khái niệm hộ, đặc biệt trong đời
sống nông thôn, không bao giờ cũng t ơng đ ơng với khái niệm sinh học làm
chỗ dựa cho nó, mà nội dung đó còn có cả một loạt những phức tạp về đời sống
kinh tế và đời sống gia đình" [dt.5].
Năm 1980, tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai về quản lý nông trại tổ chức ở
Hà Lan, các đại biểu thống nhất: "Hộ là đơn vị cơ bản của xà hội có liên quan
đến sản xuất, tiêu dùng, xem nh là một đơn vị kinh tế" [dẫn theo (dt.) Hà Văn
Huân, 12].
Năm 1981, trong tác phẩm của mình, Harris (London-Anh) cho rằng "Hộ
là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động". Quan điểm này đà đ ợc nhóm các
đại biểu thuộc tr ờng phái "Hệ thống thÕ giíi" (Mü) lµ Smith (1985), Martin vµ
Beiltell (1987) bỉ sung: "Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn
lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung" [dt.5].
Rõ hơn một b ớc nữa, năm 1987 tạp chí Khoa học xà hội quốc tế; năm
1988, Mc.Gee khi viết về Những thay đổi đặc điểm kinh tÕ cđa c¸c hé vïng


5


Đông Nam á và tiếp theo một số nhà kinh tế Việt Nam đ a ra một khái niệm
về hộ t ơng đối hoàn chỉnh: Hộ là nhóm ng ời cã cïng huyÕt téc hay kh«ng
cïng huyÕt téc, cïng sèng chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm, cùng
tiến hành sản xuất chung và có chung một ngân quỹ... [dt.5], [dẫn theo (dt.)
Frank Ellis, 11], [dt.12].
Các khái niệm trên mới chỉ nêu lên những khía cạnh về hộ tiêu biểu nhất,
nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác hoặc tổng hợp khái quát chung,
nh ng vẫn còn có chỗ ch a đồng nhất. Tuy nhiên, từ các quan niệm này có thể
thấy rằng:
- Hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có chung
huyết thống, tuy vậy cá biệt có tr ờng hợp thành viên của hộ không phải cùng
chung huyết thống (con nuôi, ng ời tình nguyện và đ ợc sự đồng ý của các thành
viên trong hộ...).
- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao
động chung; có vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, là đơn vị vừa sản
xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và đ ợc phân phối lợi ích theo thoả thuận
có tính chất gia đình. Hộ không phải là một thành phần kinh tế đồng nhất, mà hộ
có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, t nhân, tập thể...
- Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết thống, bởi vì
hộ là một đơn vị kinh tế riêng, còn gia đình có thể không phải là một đơn vị kinh
tế (ví dụ gia đình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một mái nhà
nh ng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lập với nhau...).
- Hộ là một đơn vị cơ bản của xà hội, hay nh ta th ờng nói gia đình là tế
bào của xà hội.
Nghiên cứu những khái niệm khác nhau, chúng tôi nhận thấy: hộ là những
ng ời có chung một cơ sở kinh tế, cùng một nguồn thu nhập, cùng tiến hành sản


6


xuất chung và cùng h ởng thụ những thành quả sản xuất chung của họ, tuy nhiên
hộ là nhóm ng ời có thể cùng hoặc không cùng huyết thống, cùng hoặc không
cùng sống trong một mái nhà.
2.1.1.2. Hộ nông dân
HND là đối t ợng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn
chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của HND.
- Tchayanov cho rằng HND là đơn vị sản xuất rất ổn định và ông coi
HND là đơn vị tuyệt vời để tăng tr ởng và phát triển nông nghiệp. Luận điểm
của ông đà đ ợc áp dụng rộng rÃi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều n ớc
trên thế giới, kể cả những n ớc phát triển [dt.5].
- Đồng tình với quan điểm trên của Tchayanov, 2 tác giả Mats Lundahl
và Tommy Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh thêm HND là đơn vị sản xuất cơ
bản [dt.5]. Chính vì vậy, các cải cách kinh tế ở một số n ớc trong những thập
kỷ gần đây đà thực sự coi HND là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đà đạt
đ ợc tốc độ tăng tr ởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
- Frank Ellis (1988) định nghĩa: HND là các hộ gia đình làm nông nghiệp,
tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao
động của gia đình để sản xuất, th ờng nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nh ng
chủ yếu đặc tr ng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị tr ờng và có xu h ớng hoạt
động với một trình độ hoàn chỉnh không cao [11].
ở n ớc ta, cũng đà có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm HND, Lê Đình
Thắng (1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xà hội, là hình thức kinh tế cơ
sở trong nông nghiệp và nông thôn" [24]. Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: "HND
là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề


7


rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn" [30].
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- HND là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu
dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ này quyết định
quan hệ giữa HND và thị tr ờng.
- Các HND ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn thế nào là một
HND.
Từ các khái niệm, đặc điểm nêu trên cho thấy HND là những hộ sống ở
nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp; Ngoài hoạt động nông nghiệp,
HND còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau;
HND là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
2.1.1.3. Kinh tế hộ nông dân
Theo Tchayanov, nhà nông học ng ời Nga vào những năm 20, Kinh tế hộ
nông dân đ ợc hiểu là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa
vào sức lao động gia đình và nhằm thoả mÃn những nhu cầu cụ thể của hộ gia
đình nh một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với
mỗi thành viên của nó [dẫn theo (dt.) Nguyễn Đức Truyền, 29].
Có quan điểm cho rằng, KTHND là một hình thức kinh tế phức tạp xét từ
góc độ các quan hệ kinh tế - tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những công việc
khác nhau trong quy mô gia đình nông dân.
Có ý kiến khác lại cho rằng, KTHND bao gồm toàn bộ các khâu của quá
trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế hộ
thể hiện đ ợc các loại hoạt động kinh tế trong nông thôn nh hộ n«ng nghiƯp, hé


8


nông - lâm - ng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, th ơng nghiệp.
Theo Frank Ellis (1988), "KTHND là kinh tế của những hộ gia đình có
quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình.
Sản xuất của họ th ờng nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức
độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị tr ờng" [28].
Từ các khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy: KTHND là hình thức tổ chức
kinh tế cơ sở của xà hội, trong đó các nguồn lực nh đất đai, lao động, tiền vốn
và t liệu sản xuất đ ợc coi là của chung trong gia đình để tiến hành sản xuất.
2.1.2. Vai trò của KTHND trong quá trình phát triển nông nghiệp
Sự tồn tại của HND là do đặc điểm rất riêng của sản xuất nông nghiệp.
Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận hộ là đơn vị kinh tế cơ bản, là chủ thể sản xuất
nông nghiệp.
Năm 1925, Tchayanov - nhà nông học Nga xuất sắc đà nghiên cứu hình
thái của gia đình nông dân không có lao động làm thuê và chỉ sử dụng sức lao
động gia đình là hình thức tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả kinh cao trong
điều kiện sản xuất nông nghiệp còn làm bằng thủ công. Tổng kết kinh nghiệm
của mô hình trang trại ở Mỹ, Anh, Hà Lan, Italia ông cũng chứng minh sức sống
của kinh tế hộ trên mảnh đất gia đình [dẫn theo (dt.) Hà Văn Huân, 13].
Một số nhà khoa học khác của lý thuyết phát triển coi kinh tế hộ là "hệ
thống các nguồn lực" có nghĩa hộ là đơn vị để duy trì và phát triển nguồn lao
động, vốn... đảm bảo cho quá trình phát triển của ngành nông nghiệp cũng nh
của toàn xà hội. Hệ thống nguồn lực của hộ đ ợc sử dụng theo các ph ơng thức
khác nhau, do đó đem lại hiệu quả khác nhau. Vì thế, các tác giả đà đ a ra ý kiến
về chiến l ợc sử dụng các nguồn lực của hộ trong nông thôn.
Về ph ơng diện lịch sử thì một trong những con đ ờng tích luỹ t bản
cũng bắt đầu từ quá trình kinh doanh của các gia đình. XÃ hội càng phát triển thì

sự phân công lao động càng diễn ra sâu sắc, càng tạo nhiều cơ hội để các cá
9


nhân, các hộ tự nguyện tham gia vào sự phân công lao động của xà hội, xoá bỏ
sự ép buộc lao ®éng ®· cã thêi diƠn ra ë mét sè n ớc, trong đó có n ớc ta.
Thành quả của cải cách kinh tế các n ớc, có những đóng gãp quan träng
cđa kinh tÕ hé. ë Trung Qc ®· giao quyền tự chịu trách nhiệm trong sản xuất
và đơn vị sản xuất cơ bản ở nông thôn, vì thế sản xuất đạt kết quả ngạc nhiên.
Trong nông thôn hình thành nhiều loại hình nông hộ, công nghiệp nông thôn
phát triển nhanh, góp phần vào sự tăng tr ởng kinh tế 12-13%/năm của n ớc này.
Các n ớc khác trong khu vực Đông Nam á nh Thái Lan, Malaixia,
Inđônêxia, Philippin... trong chiến l ợc phát triển kinh tế cũng rất chú ý tới khu
vực kinh tế nông thôn mà hạt nhân cơ bản là kinh tế nông hộ. Rất nhiều cuộc hội
thảo quốc tế về kinh tế hộ đà khẳng định, ở các n ớc trong khu vực chủ thể kinh
tế nông nghiệp là HND. Khi sản xuất gặp khó khăn và có biến động lớn thì kinh
tế nông hộ có khả năng thích ứng cao, nó có khả năng phục hồi rất nhanh sau
mỗi biến động.
ở n ớc ta trong thời kỳ hợp tác hoá nông nghiệp, kinh tế hộ cũng chỉ đ ợc
coi là "kinh tế phụ gia đình" nh ng trên thực tế sản xuất của nông hộ chiếm tới
48% giá trị tổng sản l ợng nông nghiƯp, thu nhËp chiÕm 50-60% tỉng thu nhËp
cđa hé. Tuy kinh tế tập thể sử dụng trên 90% đất đai và các t liệu sản xuất chủ
yếu nh ng thu nhập của ng ời nông dân từ kinh tế tập thĨ cịng chØ chiÕm 4050% [28]. Thêi kú nµy thùc chất là thời kỳ trì trệ nhất của nông nghiệp n ớc ta
trong hơn 30 năm qua. Từ khi Nghị quyết 10 xác định HND là đơn vị kinh tế tự
chủ sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ đà có những b ớc phát triển đáng kể và
khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp sản
xuất hàng hoá ở n ớc ta, thể hiện rõ trên các mặt:
- Phát huy tốt các tiềm lực sản xuất (đất đai, lao động, vốn, kinh nghiệm
sản xuất...) để tạo ra nhiều nông sản hàng hoá cho xà hội, tạo ra b ớc tiến quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp ở n ớc ta từ những năm 90 ®Õn nay.

10


- Phát triển kinh tế hộ tạo cho sản xuất phát triển, mặt khác mở rộng thị
tr ờng nông sản phẩm hàng hoá cho quá trình phát triển công nghiệp thành thị và
nông thôn.
- Phát triển kinh tế hộ không chỉ có vai trò to lớn về kinh tế mà nó còn có
ý nghĩa rất lớn về mặt xà hội vì việc gia tăng sản phẩm hàng hoá và hiệu quả kinh
tế trong nông nghiệp đà tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao
đời sống.
Từ những căn cứ về lý luận và thực tiễn, từ các quan điểm đánh giá của
các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy KTHND có những vai trò và ý nghĩa
thiết thực đối với nền kinh tế quốc dân:
- Cung cấp sản phẩm không thể thiếu cho xà hội loài ng ời, nhằm đáp ứng
tiêu dùng và tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân.
- Cung cấp và duy trì các nguồn lực nh đất đai, lao động, góp phần phân
công lao động xà hội.
- Là thị tr ờng rộng lớn của các ngành kinh tế quốc dân.
- Phát triển KTHND sẽ góp phần thúc đẩy tăng tr ởng và phát triển nông
nghiệp, giải quyết các vấn đề về văn hoá xà hội trong nông thôn, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi tr ờng sinh thái.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế hộ nông dân
Từ các khái niệm, quan điểm khác nhau về HND, KTHND chúng tôi đồng
tình với Vũ Thị Ngọc Trân [28] về những đặc điểm cơ bản của KTHND:
+ KTHND là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối
quan hệ gắn bã víi nhau vỊ kinh tÕ cịng nh hut thèng. Về mức độ phát triển
có thể trải qua các hình thøc: kinh tÕ hé sinh tån, kinh tÕ hé tù cấp tự túc và kinh
tế hộ sản xuất hàng hoá.
+ Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các t liƯu s¶n xt cđa HND.
11



Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân
và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về KTHND. ở n ớc ta, từ năm 1988 khi
nhà n ớc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các HND, sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là sản xuất lúa, đà có mức tăng ch a từng có về năng suất và sản l ợng.
Ng ời nông dân phấn khởi trong sản xuất. Một vấn đề rất quan trọng ở đây là
việc xác nhận họ đ ợc quyền kiếm sống gắn bó với mảnh đất của họ.
+ Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê m ớn lao động
mang tính chất thời vụ không th ờng xuyên hoặc thuê m ớn để đáp ứng nhu cầu
khác của gia đình. Một thực tế là hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp
rất cao, khác với các ngành kinh tế khác.
+ Sản xuất của HND là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành viên
trong gia đình, th êng n»m trong mét hƯ thèng s¶n xt lín hơn của cộng đồng.
KTHND là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tất yếu có quan hệ với thị
tr ờng song mức độ quan hệ còn thấp, ch a gắn chặt với thị tr ờng. Nếu tách họ
ra khỏi thị tr ờng họ vẫn tồn tại.
- Đặc điểm KTHND huyện Đan Ph ợng, tỉnh Hà Tây:
Ngoài các đặc điểm chung nêu trên, KTHND huyện Đan Ph ợng, tỉnh Hà
Tây có những đặc thù:
Quy mô đất canh tác trung bình của một hộ vào khoảng 1500m2. Để có
thể bù đắp những thiếu hụt về thu nhập của sản xuất nông nghiệp, các HND
huyện Đan Ph ợng đà phát triển các hoạt động phi nông nghiệp.
Đặc biệt, do lợi thế là một huyện ven đô, thuận lợi về giao thông, lợi thế
về thị tr ờng, KTHND huyện Đan Ph ợng có xu h ớng phát triển mạnh về các
ngành nghề mới: buôn bán, làm thuê, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ
sản xuất truyền thống sang các dạng mô hình v ờn trại, ruộng trại có hiệu quả
kinh tế cao cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị tr êng.

12



2.2. Các yếu tố ảnh h ởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân
2.2.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và đặc điểm đất đai:
Vị trí địa lý có ảnh h ởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đến sự
phát triển KTHND. Những HND có đ ợc những vị trí thuận lợi nh gần đ ờng
giao thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị tr ờng tiêu thụ sản phẩm,
gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn... sẽ có điều kiện phát triển kinh tế
hơn cả trong sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Đất đai là t liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong quá trình sản
xuất, bởi mọi hoạt động trao đổi dinh d ỡng và n ớc của cây trồng phần lớn
đ ợc thực hiện từ đất. Do vậy, tính chất nông hoá của đất có liên quan mật thiết
tới từng loại nông sản phẩm, tới số l ợng và chất l ợng sản phẩm sản xuất ra.
- Khí hậu thời tiết và môi tr ờng sinh thái:
Khí hậu thời tiết có ảnh h ởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Những
nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, đ ợc thiên nhiên u đÃi sẽ hạn chế
đ ợc những bất lợi, những rủi ro do thiên nhiên gây ra và có cơ hội để phát triển
nông nghiệp.
Môi tr ờng sinh thái cũng ảnh h ởng đến phát triển KTHND, nhất là
nguồn n ớc, không khí. Bởi vì, những cây trồng và vật nuôi tồn tại và phát triển
theo quy luật của sinh học. Nếu môi tr ờng sinh thái thuận lợi thì cây trồng, vật
nuôi phát triển tốt, cho năng suất và chất l ợng sản phẩm cao. Ng ợc lại, nếu
môi tr ờng sinh thái không phù hợp thì cây trồng, vật nuôi sẽ chậm phát triển,
năng suất, chất l ợng sản phẩm giảm, từ ®ã hiƯu qu¶ s¶n xt cđa HND thÊp.
2.2.2. Nhãm u tố về điều kiện và tổ chức sản xuất
Đây là nhóm yếu tố liên quan đến thị tr ờng và c¸c ngn lùc chđ u, cã
ý nghÜa quan träng trong phát triển kinh tế đối với các HND.

13



- Yếu tố về lao động, vốn sản xuất, quy mô đất đai và cơ sở hạ tầng nông
thôn:
Ng ời lao động cần có trình độ học vấn và khả năng để tiếp thu tiến bộ
khoa học kỹ thuật (KHKT). Trong sản xuất phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật mới
mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, cũng nh kinh nghiệm sản xuất của
ng ời chủ hộ có vị trí quan trọng, ảnh h ởng trực tiếp đến sự thành công và thất
bại trong sản xuất.
Vốn là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh; là
yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và l u thông hàng hoá; là một trong những
yếu tố quyết định đến ph ơng thức sản xuất của hộ. Khi có quy mô vốn đủ lớn
hộ gia đình có xu h ớng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao thu nhập.
Đất đai là t liệu sản xuất chính của ngành sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là ngành trồng trọt. Do đó, quy mô đất đai có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập
của HND sản xuất nông nghiệp lấy đất đai làm t liệu sản xuất chính.
Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông thôn bao gồm: đ ờng giao thông nông
thôn, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, trang thiết bị trong nông nghiệp... Thực tế
cho thấy, nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sản xuất phát triển, thu nhập
cao, đời sống của các HND đ ợc cải thiện.
- Yếu tố tổ chức sản xuất: thể hiện ở việc lựa chọn ph ơng án sản xuất và
cách bố trí sản xuất của HND. Những hộ lựa chọn đ ợc ph ơng án sản xuất và
bố trí sản xuất phù hợp với nguồn lực hiện có, hộ đó sẽ có thu nhập cao và ng ợc
lại sẽ không tận dụng đ ợc hết nguồn lực của mình.
- Yếu tố về hợp tác trong sản xuất kinh doanh, về xà hội:
Trong nền kinh tế mở, để cạnh tranh có hiệu quả các HND cần có sự hợp
tác để có thêm vốn, nhân lực, kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm làm ăn... Ngoài ra
các HND cần hợp tác để chống ép cấp, ép giá của t th ơng.


14


Thực tế cho thấy, để đáp ứng yêu cầu của thị tr ờng về nông sản hàng hoá,
các HND phải liên kết, hợp tác lại với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ
thuật và điều quan trọng là giúp nhau tiêu thụ nông sản phẩm. Nhờ có các hình
thức liên kết, hợp tác mà các HND có điều kiện áp dụng các thành tựu KHKT và
công nghệ mới vào sản xuất, từ đó đà nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và
hiệu quả lao động.
- Yếu tố về thị tr ờng:
Thị tr ờng là một quá trình mà ở đó có sự trao đổi giữa ng ời mua và
ng ời bán về sản phẩm hàng hoá (bao gồm cả sản phẩm sức lao động).
Sản phẩm sản xuất của HND phụ thuộc nhiều vào giá cả trên thị tr ờng,
những sản phẩm nào đ ợc giá thì các HND chú ý phát triển. Vì vậy, nhu cầu thị
tr ờng sẽ là một trong những yếu tố quyết định cho HND dự tính nuôi/trồng gì
hoặc làm gì, số l ợng bao nhiêu, vào thời điểm nào, theo tiêu chuẩn chất l ợng
nào để đem lại hiệu quả cao nhÊt vỊ mỈt kinh tÕ.
2.2.3. Nhãm u tè vỊ KHKT và công nghệ
- Yếu tố kỹ thuật canh tác:
ở mỗi vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xà hội khác nhau,
đặc biệt yêu cầu thích nghi của các giống cây trồng, vật nuôi cũng khác nhau ở
mỗi vùng sinh thái, đòi hỏi phải có những kỹ thuật canh tác và nuôi trồng phù
hợp với điều kiện từng vùng. Vì vậy, tập quán, kỹ thuật canh tác từng vùng, từng
địa ph ơng sẽ ảnh h ởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và ph¸t
triĨn KTHND.
- Ỹu tè øng dơng tiÕn bé khoa häc công nghệ:
Sản xuất của HND không thể tách rời những tiến bộ KHKT, vì nó tạo ra
cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất l ợng tốt. Thực tế cho thấy những hộ
nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị tr êng,


15


dám đầu t lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, họ giàu
lên rất nhanh. Các yếu tố sản xuất nh lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời
tiết khí hậu đ ợc kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Nh vËy, viƯc
øng dơng c¸c tiÕn bé KHKT cã t¸c dụng thúc đẩy phát triển sản xuất, thậm chí
những tiến bộ kỹ thuật có thể làm thay đổi hẳn trình ®é s¶n xt.
2.2.4. Nhãm u tè thc vỊ qu¶n lý vĩ mô của nhà n ớc
Nhóm yếu tố này bao gồm các chính sách, chủ tr ơng của Đảng và nhà
n ớc nh : chính sách ruộng đất; chính sách về tín dụng; chính sách thuế; chính
sách bảo hộ sản phẩm, trợ giá nông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới; giải
quyết việc làm... Đây là công cụ để nhà n ớc điều tiết sản xuất nông nghiệp, tạo
điều kiện cho các HND phát triển sản xuất.
Các yếu tố ảnh h ởng đến KTHND đ ợc minh hoạ qua sơ đồ 2.1.
Thị tr ờng

Các điều kiện tự nhiên
(Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu...)

các hoạt động kinh tế của hộ

Lao động, vốn,
kỹ thuật

Hộ
nông
dân

Đất đai, vốn, lao

động, kỹ thuật

Trồng
trọt

Ngành nghề,
dịch vụ

L ơng
thực

Lao động, vốn,
kỹ thuật

Thực
phẩm

Chăn
nuôi

Phân bón, sức kéo
thức ăn

Chính sách
(Đất đai, thuế, tín dụng, việc làm...)

Sơ đồ 2.1. Các yếu ảnh h ởng đến KTHND

16



2.3. Sơ l ợc tình hình phát triển KTHND ở một số n ớc và ở Việt Nam
2.3.1. Trên thế giới
Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới đà chứng minh sự tồn tại và phát
triển của KTHND là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật của sản xuất
nông nghiệp, kể cả trong điều kiện nông nghiệp đ ợc công nghiệp hóa, hiện đại
hoá. Trên thế giới, kinh tế hộ gia đình và mức phát triển cao hơn là kinh tế trang
trại gia đình tiếp tục đ ợc mở rộng, đ ợc khuyến khích phát triển.
- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Pháp:
Năm 1955 có 2.285.000 trang trại, đến năm 1993 còn 801.400 trang trại.
Tốc độ trang trại giảm mỗi năm bình quân 2,7%. Diện tích bình quân của các
trang trại tăng lên: năm 1955 là 12ha, năm 1993 có 35,1ha. Số trang trại d íi 5
ha chiÕm 27,6%, sè trang tr¹i tõ 5-20ha chiếm 22,6%, số trang trại trên 20ha
chiếm 49,8%. Bình quân quy mô về diện tích của trang trại là 29,2ha, 42% thu
nhập của trang trại là từ ngoài nông nghiệp. Hiện nay, các trang trại gia đình sản
xuất ra l ợng nông sản gấp 2,2 lần nhu cầu trong n ớc với tỷ suất hàng hoá về
ngũ cốc là 95%, thịt sữa 70-80%, rau quả trên 70% và riêng năm 1991 đà xuất
khẩu trên 24 triệu tấn ngũ cốc [15].
- Tình hình phát triển trang trại ở Mỹ:
Mỹ là nơi có kinh tế trang trại phát triển với trình độ cao. Năm 1950 có
5.648.000 trang trại và các trang trại có xu h ớng giảm dần về số l ợng, năm
1960 còn 3.962.000 trang trại, năm 1970 có 2.954.000 trang trại và năm 1992
còn 1.925.000 trang trại. Trong khi đó diện tích bình quân của các trang trại tăng
lên, năm 1950 là 86ha, năm 1960 là 120ha, năm 1970 là 151ha và năm 1992 là
198,7ha [15].
Hiện nay ở Mỹ các trang trại gia đình đà sản xuất ra hơn 50% sản l ợng
đậu t ơng và ngô của toàn thế giíi, xt khÈu 40-50 triƯu tÊn lóa mú, 50 triƯu tÊn

17



ngô, đậu t ơng... Các trang trại ở Mỹ nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản
xuất kinh doanh nên sản l ợng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp
đến năm 1990 đủ để nuôi đ ợc 80 ng ời [15].
- Tình hình phát triển KTHND ở các n ớc châu á:
ở các n ớc châu á, chế độ phong kiến kéo dài, kinh tế nông nghiệp phát
triển chậm hơn. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều n ớc và lÃnh thổ ở châu á
đà tiến hành cải cách ruộng đất với nội dung, mức độ khác nhau nhằm chuyển
giao ruộng đất cho những ng ời nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
+ ở Malaixia, KTHND đà đóng góp quan trọng vào phát triển nông
nghiệp, kinh tế hộ sản xuất hàng hoá ngày càng chiếm u thế. Năm 1990, kinh tế
trang trại gia đình đóng góp 9% kim ngạch xuất khẩu và 11% GDP, thu hút tới
88% lực l ợng lao động nông nghiệp, góp phần rõ rệt trong việc xóa đói giảm
nghèo, nâng cao thu nhập và liên kết các bang nghèo xa xôi vào sự thống
nhất kinh tế đa sắc tộc của quốc gia [15].
+ ở Hàn Quốc năm 1950, nhà n ớc mua lại ruộng đất của những chủ
ruộng trên 3 ha để bán cho nông dân. Việc chú trọng phát triển kinh tế trang trại
đà tự túc đ ợc vấn đề l ơng thực. Từ năm 1975, các trang trại ở Hàn Quốc đÃ
chuyển h ớng đa dạng hoá cơ cấu sản xuất, tăng c ờng các loại vật nuôi, cây trồng
có giá trị kinh tế cao. Sản l ợng rau quả, sản phẩm chăn nuôi tăng bình quân hàng
năm 8-10% [15].
+ ở Đài Loan, thời kỳ 1949-1953 đà tiến hành cải cách ruộng đất, bán
ruộng công cho nông dân, tr ng mua ruộng đất của các chủ ruộng trên mức hạn
điền và bán lại cho nông dân trả dần. Quy mô trang trại gia đình ở Đài Loan
thuộc loại nhỏ, chỉ vào khoảng 1ha, trong khi ở nhiều n ớc châu á quy mô bình
quân 2-5ha, ở châu Âu 30-50ha, ở Bắc Mỹ 180-200ha [15]. Trang trại không chỉ

18



đáp ứng đủ nhu cầu trong n ớc mà còn xuất khẩu, bình quân một trang trại có
5,1 ng ời nh ng chỉ có 1,5 ng ời là lao động nông nghiệp, số trang trại thuần
nông chỉ có 10% còn lại 90% là trang trại kiêm ngành nghề, thu nhập tõ lÜnh vùc
phi n«ng nghiƯp chiÕm 62% tỉng thu nhËp của trang trại.
+ ở Nhật Bản, năm 1946-1949 nhà n ớc đà mua 1,95 triệu ha đất của các
chủ ruộng để bán cho các nông dân thiếu ruộng hoặc không có ruộng. Quy mô
ruộng đất bình quân của một trang trại ở Nhật Bản năm 1990 là 1,2ha tăng lên
1,5 lần trong vòng 40 năm. Số trang trại chuyên làm nông nghiệp trong giai đoạn
1960-1998 giảm trên 3 lần, từ 2 triệu xuống chỉ còn 620.000 cơ sở. Các trang trại
có thu nhập từ nghề nông nghiệp giảm dần, phi nông nghiệp tăng lên [15].
+ ở Trung Quốc, từ năm 1982 đà nhanh chóng thực hiện chế độ khoán
đến từng hộ. Năm 1984, nhà n ớc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho
nông dân. Đồng thời Chính phủ ® a ra chÝnh s¸ch khun khÝch tÝch cùc viƯc mở
mang ngành nghề và dịch vụ, khuyến khích sản xuất hàng hóa và khuyến khích
các thành phần kinh tế trong nông thôn cùng phát triển. Cải cách giá cả thu mua
nông sản theo hình thức "cánh kéo giá cả hợp lý, để bảo trợ sản xuất và thu
nhập của nông dân. Đẩy mạnh phát triển các xí nghiệp h ơng trấn với ngành
nghề chính nh gia công nông phẩm, phát triển công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở
"li nông bất li h ơng", "lấy công bù nông" đà tạo điều kiện cho phát triển sản
xuất nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp và thu hút số lao động d thừa trong
nông nghiệp. Một trong những thành công chuyển giao KHKT cho nông dân đó
là "kế hoạch đốm lửa" [24].
Năm 1985 cả n ớc có 25 triệu hộ chuyên trong tổng số 180 triệu nông hộ,
tỷ trọng sản phẩm hàng hoá của các hộ chuyên chiếm tới 50% tổng sản phẩm.
Chỉ sau 10 năm thực hiện cải cách, bộ mặt nông thôn Trung Quốc đà thay đổi
nhanh chóng, bình quân hàng năm giá trị sản l ợng trồng trọt tăng 4,6%, chăn
nuôi tăng 9%, thu nhập bình quân một ng ời dân tăng 10,7%, quy mô xí nghiệp

19



h ơng trấn ngày càng đ ợc mở rộng. Năm 1978 có 1,524 triệu xí nghiệp h ơng
trấn, năm 1991 có 19,08 triệu xí nghiệp với tổng giá trị sản phẩm là 846,1
tỷ nhân dân tệ, giải quyết việc làm cho 20% lao động ở nông thôn [24].
Từ thực tế phát triển kinh tế nông trại của một số n ớc trên thế giới, với
trình độ phát triển, chế độ chÝnh s¸ch kh¸c nhau cho thÊy:
- ë c¸c n íc phát triển, th ờng trong giai đoạn đầu có số l ợng nông trại
nhiều, quy mô nhỏ. Theo b ớc tiến của công nghiệp hoá, số l ợng nông trại giảm
dần, quy mô nông trại tăng lên. Nông sản phẩm hàng hoá tăng lên nhanh chóng,
do đó đà thúc đẩy những tiến bộ về KHKT, về cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học
hoá và ngày nay là tin học hoá ngày càng xâm nhập vào nông nghiệp nông thôn.
- ở các n ớc đang phát triển, kinh tế nông nghiệp gia đình ở dạng kinh tế
nông hộ tự cấp, tù tóc cßn chiÕm mét bé phËn quan träng. Bé phận kinh tế nông
hộ chuyển sang kinh tế nông trại sản xuất hàng hoá ngày một nhiều. Sự chuyển
dịch này gần nh là một b ớc đi tất yếu, một quy luật khách quan. B ớc đi nhanh
hay chậm là tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, tiến bộ KHKT, thể chế chính sách
khuyến khích của mỗi n ớc.
2.3.2. ở ViƯt Nam
Tõ khi cã ChØ thÞ 100/CT (1981) cđa Ban Bí th Trung ơng, đặc biệt là từ
sau Nghị quyết số 10-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (1988), HND đ ợc xác định là
đơn vị kinh tế tự chủ, có đầy đủ t cách pháp nhân và quyền bình đẳng nh mọi
chủ thể kinh tế khác thì mô hình kinh tế hộ mới đ ợc chú ý, từng b ớc đ ợc khởi
sắc và phát triển.
Nghị quyết 10 đà nêu lên những chủ tr ơng giải pháp cơ bản để phát triển
kinh tế hộ, đó là: Giao khoán ruộng đất đến hộ và nhóm hộ xà viên ổn định lâu
dài, hoá giá các t liệu sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xà mà tập
thể quản lý không có hiệu quả để bán cho xà viên sư dơng. Thùc hiƯn viƯc kho¸n

20



đến hộ và khuyến khích làm giàu chính đáng. Khuyến khích phát triển kinh tế gia
đình, kinh tế cá thể và t nhân trong nông nghiệp. Mở rộng thị tr ờng nông sản,
chấp nhận quyền tự chủ tiêu thụ nông sản của HND. Sắp xếp đổi mới cơ chế quản
lý hợp tác xÃ, các đơn vị kinh tế quốc doanh nông, lâm, ng nghiệp...
Thực hiện đ ờng lối đổi mới, Đảng ta đà đề ra một số chủ tr ơng, chính
sách lớn nhằm khuyến khích phát triển KTHND sản xuất hàng hoá. Nghị quyết số
06/NQ/TƯ ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát
triển nông nghiệp và nông thôn đà chỉ rõ ... Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát
triển mạnh mẽ để tạo ra l ợng sản phẩm hàng hoá đa dạng có chất l ợng, giá trị
ngày càng cao, tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi
mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu, đồng
thời thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ[1].
Trên nền tảng kinh tế tự chủ của HND đà hình thành các trang trại đ ợc đầu
t vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy
mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ
chế thị tr ờng. Nghị quyết số 03/2000/NQ- CP ngµy 02/02/2000 cđa ChÝnh phđ vỊ
kinh tÕ trang trại đà khẳng định ... Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất
hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở
rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm,
thuỷ sản [1]. Nghị quyết đà đề ra các biện pháp về kinh tế và tổ chức nhằm
khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ở nuớc ta trong những năm tới. Vì vậy,
thực hiện đ ờng lối đổi mới của Đảng và nhà n ớc, KTHND đà phát huy tác dụng
to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn.
Thành tựu nổi bật phát triển KTHND và kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam
của những năm đổi mới vừa qua là đà giải quyết vững chắc vấn đề l ơng thực,
đảm bảo an ninh l ¬ng thùc qc gia, biÕn ViƯt Nam tõ n íc thiÕu l ¬ng thùc

21



triền miên thành n ớc xuất khẩu gạo lớn của thế giới, kể từ năm 1988, theo
h ớng năm sau cao hơn năm tr ớc cho đến nay.
Bình quân 10 năm 1990-2000 so với bình quân 5 năm tr ớc đó, sản l ợng
lạc tăng 34%, mía tăng 74%, cà phê nhân tăng 2,8lần, cao su tăng 87%, hồ tiêu
tăng 68%, chè tăng 27,3%, bông tăng 2,38 lần [4]. Các loại cây ăn quả đặc sản
có chất l ợng cao phát triển mạnh, nhất là nho, vải thiều, nhÃn, mận hậu, cam...
đà đem lại hiệu quả kinh tế - xà hội rõ nét ở nhiều vùng trong cả n ớc.
Chăn nuôi tăng tr ởng cao và ổn định. Bình quân 10 năm 1990-2000 so
với bình quân 5 năm tr ớc đó đàn trâu tăng 5%, đàn bò tăng 10%, đàn lợn tăng
20%, đàn gia cầm tăng 25%, sản l ợng trứng tăng 33%. Đặc biệt đàn bò sữa tăng
khá, năm 1999 đạt gần 34 ngàn con, tăng gấp 3 lần so với năm 1990 [4].
KTHND từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp (4/1988), sản xuất đà phát triển toàn diện, liên tục tăng
tr ởng cao (đạt tốc độ 4,3%/năm). Hàng năm KTHND đà sản xuất khoảng 98%
sản l ợng l ơng thực, 99% sản l ợng rau các loại, 95% sản l ợng cây công
nghiệp ngắn ngày và 97% sản l ợng chăn nuôi gia súc, gia cầm của cả n ớc. Cơ
cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo h ớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ (chiếm khoảng 30% GDP nông thôn) [4].
Nhiều nhân tố mới trong nông nghiệp nông thôn đà xuất hiện. Kinh tế hộ
sản xuất hàng hoá theo mô hình nông trại đà phát triển, trong hơn 12 triệu HND
với t cách là đơn vị tự chủ sản xuất đà có khoảng 2 triệu hộ khá và giàu, trong
đó có 11.000 trang trại, với 62,35% số chủ trang trại là nông dân, cã nguån gèc
tõ HND s¶n xuÊt kinh doanh giái [15].
2.4. Tình hình nghiên cứu KTHND ở Việt Nam, những bài học rút ra từ lý
luận và thực tiễn
2.4.1. Tình hình nghiên cứu KTHND ở Việt Nam
Trong những năm đổi mới kinh tế vừa qua đà có một số công trình khoa
22



học nghiên cứu về KTHND. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đà làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTHND nh :
- Đánh giá thực trạng kinh tế hộ trên các vùng sinh thái, xu h ớng phát
triển và những giải pháp để đẩy mạnh kinh tế nông hộ của Chu Văn Vũ và tập
thể tác giả Viện kinh tế học trong cuốn sách "Kinh tế hộ trong nông thôn Việt
Nam" [31].
- Nghiên cứu về "Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới" [9] và
"Kinh tế trang trại vùng đồi núi" [10] của Trần Đức đà hệ thống hoá lý luận về
phát triển kinh tế trang trại gia đình và vận dụng vào vùng đồi núi n ớc ta.
- Lý luận và thực tiễn KTHND và dự báo mô hình phát triển KTHND của
Đào Thế Tuấn trong cuốn sách "Kinh tế hộ nông dân" [30].
- Tổng hợp b ớc đầu để phổ biến những kinh nghiệm hay của mô hình
kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái của các tác giả Vũ Ngọc Kỳ và cộng sự trong
cuốn sách "Kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh miền núi Yên Bái " [16].
- Phân tích thực trạng về phát triển KTHND sản xuất hàng hoá ở vùng
đồng bằng sông Hồng, những kết quả đà đạt đ ợc và những hạn chế tồn tại cũng
nh ph ơng h ớng và những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy hơn nữa theo h ớng
phát triển sản xuất hàng hoá của Vũ Thị Ngọc Trân trong cuốn sách "Phát triển
kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng" [28].
- Hệ thống hoá và làm rõ đ ợc những vấn đề lý luận về kinh tế trang trại,
phân tích khái quát lịch sử phát triển của kinh tế trang trại ở n ớc ta hiện nay, xác
định khả năng và các điều kiện phát triển các loại hình kinh tế trang trại, trên cơ
sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở n ớc ta trong cuốn sách "Thực trạng và giải
pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Việt Nam" của Nguyễn Đình H ơng (chủ biên) và tập thể tác giả các nhà khoa

23



học, quản lý ở trung ơng và địa ph ơng [15].
Trong những năm gần đây, một số luận án tiến sĩ kinh tế đà đi sâu
nghiên cứu làm rõ từng khía cạnh của KTHND nh : vị trí, vai trò của kinh tế hộ
trong quá trình phát triển kinh tế xà hội nông thôn; định h ớng phát triển kinh
tế nông hộ trong kinh tế thị tr ờng; phát triển kinh tế nông hộ theo h ớng sản
xuất hàng hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất n ớc; đánh giá,
phân tích và đề xuất giải pháp cho phát triển kinh tế hộ trên các vùng kinh tế
trong cả n ớc của các tác giả: Mai Văn Xuân [32], Nguyễn Văn Huân [14],
Nguyễn Thanh Ph ơng [20]... gần đây là Nguyễn Thị Minh Thọ [25], Từ Thị
Xuyến [33] và Trần Văn D [5]...
Các kết quả nghiên cứu trên đà góp phần bổ sung và từng b ớc hoàn
thiện kiến thức nghiên cứu mới cả về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế nông
hộ ở n ớc ta. Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống kinh tế xà hội, các hiện t ợng
kinh tế luôn luôn có sự vận động và phát triển không ngừng, đòi hỏi sự cập nhật
và vận dụng các kiến thức trên vào từng vùng phải hết sức linh hoạt.
2.4.2. Những bài häc, kinh nghiƯm rót ra tõ lý ln vµ thùc tiễn phát triển
KTHND
Trong điều kiện của nền kinh tế thị tr ờng, sự phát triển của KTHND phải
đ ợc gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, với thị tr ờng trong, ngoài
n ớc và th ờng có trình độ chuyên môn hoá sản xuất cao.
Thực tiễn ®· chøng tá r»ng, KTHND cã vai trß quan träng đối với nền
kinh tế nh : Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia... và đang tiếp tục phát huy tác dụng
ở nền kinh tế thị tr ờng phát triển cao nh : Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản [26].
Đối với n ớc ta, thời kỳ đổi mới kinh tế, từ năm 1988 đến nay KTHND đÃ
có tiền đề cơ bản để trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, ngày càng có nhiều
HND thoát khỏi tình trạng thuần nông, tự cung, tự cấp. Trong nông nghiệp, hình
thức kinh tế nông trại cũng đà xuất hiện, kể cả các vùng đồi núi và ®ång b»ng.
24



×