Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NGUỒN lợi THỦY sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.03 KB, 26 trang )

NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Câu 1: Anh ( chị ) hãy phân chia khu hệ cá nước ngọt Việt Nam theo nguồn
gốc địa động vật. Cho ví dụ?
-

Khu hệ cá nước ngọt miền Bắc (cá mè, chép, trắm,…)
Khu hệ cá nước ngọt Đông Trường Sơn( cá thát lác, cá niên, cá lóc,…)
Khu hệ cá nước ngọt miền Nam (cá tra, cá basa, cá lóc,…)

Câu 2: Trình bày hiểu biết của a(c) về nguồn lợi cá nước ngọt ở VN?
1.


2.
2.1.
-

-

2.2.

Đánh giá chung về khai thác và nuôi trồng thủy sản
Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng và phát triền khá lớn
Hướng phát triển nuôi trồng
Đối vs ao hồ, vùng trũng đồng lúa thì kết hợp nuôi tôm cá theo mùa vụ
Đối vs vùng: sông, suối, hồ tự nhiên và hồ chứa ngày càng tăng cần khai
thác hợp lý, phát triển nghề nuôi cá lồng, bè
Sản lượng và năng suất cá nước ngọt
Nguồn lợi thủy sản đb sông Hồng
Phong phú về thành phần loài nhưng năng suất và sản lượng thấp
Hằng năm khai thác trong tự nhiên khoảng 4.000 tấn cá nước ngọt


Dựa theo đặc điểm tự nhiên và sinh thái học chia thành các khu hệ sau:
+ Khu hệ cá sông: 216 loài của 125 giống và 30 họ, chủ yếu là loài trong
họ cá chép và có khoảng hơn 40 loài cá kinh tế thuộc bộ cá trơn. Sản
lượng cá sông Hồng ước tính 1.200 tấn/năm . (cá mè, cá mòi, cá trôi,
cá chép, cá trắm,…)
+ khu hệ cá đồng: có 33 loài. Sản lượng 2000 tấn/năm. ( cá chuối, cá hoa,
cá trê, cá rô,…)
+ khu hệ cá cửa sông ven biển: 233 loài, 71 họ, riêng bộ cá vược chiếm
51,5%. Có khoảng 30 loài có giá trị kinh tế (cá trích, cá bẹ, cá lầm, cá
mòi, cá chày, cá lành canh,…)
Nuôi trồng: ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung đối tượng nuôi chủ yếu là
cá trắm cỏ, qui mô 12-24 m3, năng suất 400-600 kg/lồng. Ngoài ra nuôi cá
trong ao, hồ cũng rất phát triển.
Nguồn lợi thủy sản đb sông Cửu Long
Đa dạng về thành phần loài và phong phú về sản lượng
Sản lượng TB 146.991 tấn
Có 236 loài cá được tìm thấy ở đây, trong đó 3,36% là họ cá chép,
21,60% là họ cá trơn. Có khoảng 50 loài có giá trị kinh tế
Nguồn lợi TS đbSCL được chia thành các nhóm:


+ các loài cá có nguồn gốc biển, các loài cá này di cư từ biển vào nước
ngọt để kiếm ăn hoặc sinh sản (cá cơm, cá mề gà, cá lẹp, cá cháy,…)
+ nhóm cá sông hay nhóm cá trắng trên dòng sông chính và rạch chính.
Các loài cá nhóm này di cư vào ra khỏi vùng ngập trũng theo sự lên
xuống của nước lũ ( cá duồng, cá chai, mè hôi, cá ét mọi,cá linh…)
+ nhóm cá đồng: học cá rô, cá thát lác, cá sặc, họ lươn,…. Chúng thích
nghi mt nước tĩnh, chịu được nước nông, lượng 02 ít, nước bị nhiễm
phèn. Nhóm này cho sản lượng cao, một số loài có giá trị kinh tế cao
+ nhóm cá đặc trưng cho vùng cửa sông nước lợ: họ cá bè,họ cá thu, họ cá

chẻm, cá bống,…
- Nuôi trồng: đối tượng nuôi chủ yếu là cá lóc, bống tượng, cá basa, cá he.
Qui mô nuôi 100-150 m3, năng suất bình quân 20 tấn/bè. Ngoài ra cũng
phát triển nuôi cá ruộng trũng và ở ao hồ
3. Nguồn lợi và khả năng khai thác theo thủy vực
3.1. Hồ tự nhiên
Phân bố chủ yếu ở các vùng đb Bắc Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ
Thành phần cá ở hồ tự nhiên kém phong phú hơn sông và hồ chứa
Theo vị trí địa lí mà thành phần các loài cá kinh tế khác nhau:
+ hồ Ba Bể: cá trôi, chép, bỗng, diếc, mương, quả,…
+ hồ Tây: cá lóc, diếc, ngão, chày, vền, nhưng,…
+ hồ vùng Tây Nguyên: cá thát lác, lúi, cá ngựa, lóc, niên,…
+ hồ ven biển: cá chình, cá chép, cá vược, cá chẻm,…
3.2. Hồ chứa
Tiềm năng: hồ chứa là HST nửa hở, nửa kín , môi trường nước tốt, thủy
sinh vật phát triển, đặc biệt là thức ăn nổi và mùn bã hữu cơ  phù hợp
phát triển cá nổi và cá ăn mùn bã hữu cơ
+ có 2 dạng chính là cá tự nhiên và cá nuôi, chủ yếu là các loài trong họ cá
chép, bộ cá trơn
+ miền Bắc có khoảng 30 loài có giá trị kinh tế: cá chép, tắm đen, cá chiên.
Cá lăng, cá chày đất, cá trôi rầm xanh,…
+ Tây Nguyên có 10 loài: cá dầy, cá chình,..
+ Đông Nam Bộ: cá thát lác, cá duồng, cá leo, cá trê, lươn,…
3.3. Sông suối tự nhiên
Tiềm năng:
+ các sông miền Bắc có khoảng 50 loài cá: chép, diếc, nhưng, chầy, vền,
trôi, trắm, anh vũ,…..
+ các sông miền Nam cũng có khoảng 50 loài: cá tra, vồ, basa, chài, mè, lóc,
duồng,thát lác,…



+ các sông miền Trung có khoảng 20 loài có giá trị kinh tế: cá lúi, cá ngựa,
chép, dây, chình,…
3.4. Cá ruộng
Tiềm năng:
+ cá đồng ở các tỉnh phía Bắc kích thước nhỏ, số lượng không nhiều, năng
suất sản lượng không cao
+ Đb SCL cá ruộng khá phong phú đặc biệt là họ cá lóc, họ cá trê, họ thát
lác, họ cá lươn
Năng suất cao nhất là rừng tràm U Minh (153,8 kg/ha)
Sản lượng cao nhất là ruộng Đồng Tháp Mười (15.000 tấn/năm)
4. Nguồn lợi cá giống
Đến mùa sinh sản thì cá di chuyển tới vùng hạ lưu và cùng nước lân cận
vùng trung và thượng lưu để sinh sản người ta sẽ tiến hành vớt cá bột với
kỹ thuật lọc ép
Để chủ động nguồn giống người ta còn đẩy mạnh sản xuất cá giống bằng
cách cho sinh sản nhân tạo.
5. Các loài cá có giá trị làm cảnh
Gồm 151 loài thuộc 87 giống 35 họ và 11 bộ, chủ yếu là bộ cá chép, bộ cá trơn,
bộ cá vược
6. Các loài cá xuất khẩu
Gồm 17 loài 19 giống và 8 họ
Các tỉnh miền Nam: cá cơm, cá basa, bống tượng, trê, lóc,..
Các tỉnh miền Trung: cá chình
Các tỉnh miền Bắc: cá trê, lóc, lươn,…
7. Sản lượng chung của thủy vực nội địa VN
Nước ta có 1,7 triệu ha thủy vực nội địa, gồm có:
-

-


230 hồ tự nhiên và đầm phá với diện tích 34.600ha, năng suất hồ
250kg/ha.năm
2.500 hồ chứ nhân tạo với diện tích 400.000ha, năng suất 17kg/ha.năm ở
các tỉnh phía Bắc và 30-65kg/ha.năm ở các tỉnh phía Nam
2.360 sông, trong đó có 100 con sông lớn, năng suất của sông 8-10
kg/ha/năm ở các tỉnh phía Bắc và 135-150kg/ha/năm ở các tỉnh phía
Nam
580.000 ha ruộng lúa nước, trong đó có 12% thuộc đb sông Hồng và
88% thuộc đb SCL


Câu 3: Trình bày những hiểu biết của anh( chị) về nguồn lợi thủy sản nước
ngọt ngoài cá?
Những loài động vật không xương sống có giá trị kinh tế: rươi, tôm càng,
tôm càng xanh, cua đồng, tôm riu, hến, trai cóc, trai điệp, trai sông, ốc
nhồi, cà cuống,…
Những loài động vật có xương sống nước ngọt( bò sát và lưỡng cư): cá cóc
Tam Đảo, ngóe, ếch đồng, kỳ đà nước, rắn bông, baba trơn, cá xấu hoa cà,
cá xấu xiêm, rùa hột ba vạch,…
Các nhóm thủy sinh có giá trị kinh tế đặc trưng:

Tôm
tôm nước ngọt được khai thác và nuôi trồng chủ yếu hiện nay là tôm càng
xanh, đặc biệt là ở ĐB SCL với hình thức nuôi chủ yếu là nuôi ở ruộng, ao
nuôi, nuôi tôm nhữ, nuôi đăng quầng. giá bán hiện nay khoảng 340k/kg trở
lên. Mùa thu hoạch là từ tháng 12- tháng 2, ngư cụ là chài, lưới, đơm.
Động vật thân mềm
+ trai: được khai thác số lượng ở các vùng trung du Bắc Bộ để lấy vỏ để xuất
khẩu, ngoài ra người ta còn tiến hành cấy ngọc trai nhân tạo ở một số thủy

vực
+ ốc nhồi:
- Khai thác chủ yếu ở các ao mương, ruộng vườn, được nuôi chủ yếu ở
Thanh Hóa, Ninh Bình. Giá bán hiện nay khoảng 40-50k/ kg
- Mùa khai thác chủ yếu là từ tháng 7 đến tháng 10


4. Anh (chị) hãy trình bày đặc trưng môi trường biển Việt Nam.


Đặc điểm vùng biển và sự phân chia các vùng biển Việt Nam:

+Vùng biển Việt Nam có địa hình bờ và đáy biển phức tạp và đa dạng.
+ Địa hình đáy biển là yếu tố tự nhiên quan trọng đối với sựu phân bố, cư trú
của nhiều sinh vật biển, ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp khai thác
hải sản.


Đặc trưng hình thái bờ biển

+ Dải bờ biển Việt Nam: Móng Cái – Hà Tiên, chiều dài khoảng 3260km
+ Tính chất chung được chia ra các khu vực và dải bờ biển khác nhau




Khu vực Móng Cái – Đồ Sơn

+ Bờ biển hướng Đông Bắc – Tây Nam, kiểu vịnh, đảo chia cắt mạnh, phức
tạp, dốc, khu vực tập trung có trên 3000 đảo lớn nhỏ.

+ Ven sườn các đảo có các rạn san hô ven bờ.
+ Ven lục địa, địa hình phẳng, thường có bãi triều, rừng ngập mặn, đôi chỗ
có cỏ biển.
+ Vùng cửa sông Bạch Đằng xuất hiện nhiều bãi triều rừng ngập mặn, lạch
triều dày đặc, thích hợp các loài sống đáy, hang hốc và các quần xã rừng
ngập mặn, san hô, bãi cát san hô
Khu vực Đồ Sơn – Lạch Trường
+ Địa hình thấp, phẳng, bị chia cắt ngang bởi các cửa sông, tb 20km có 1
cửa sông lớn
+ Các bãi triều thoải, rộng (có nơi 15km) và sinh lầy, đường đẳng sâu 10m,
thường chạy xa bờ 15 -20km.
+ Thích hợp vời các loại sinh vật thuộc quần xã đáy mềm.
• Khu vực Lạch Trường- Hải Vân
+ Bờ biển hướng Bắc Nam, bờ cát dạng thoải, vòng cung
+ Phía ngoài rải rác các đảo đá phiến, đá hoa cương, sườn bờ ngầm có các
rạn san hô như Hòn Nẹ, Hòn Mắt, Hòn Mê, Hòn La,…
+ Đường đẳng sâu 20m, thường chạy xa bờ 3 -5km.
+ Thích hợp với các loại hải sản ưa sống vùng cát, hang hốc, san hô
• Khu vực Hải Vân – Vũng Tàu
+Bờ biển rất dốc, chia cắt sâu và ngang đều phức tạp
+ Các vũng, vịnh thường có độ saaautrung bình 20 -25m, cửa vịnh khoảng
40 – 50m.
+ Đường đẳng sâu 20m chạy sát bờ.
+ Có nhiều đảo ven bờ với các rạn san hô viền bờ giàu tiềm năng, đa dạng
sinh học và đặc sản như Cù Lao Chàm, Hòn Tre, Hòn Câu, Lý Sơn….
• Khu vực Vũng tàu – Hà Tiên
+ Thuộc nhóm bờ châu thổ sông Cửu Long, là khu biển thấp, chia cắt mạnh
+ Vùng cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai thuộc kiểu cửa sông hình phễu có độ
sâu 5 – 10m
+ Phần còn lại thuộc kiểu cửa sông châu thổ điển hình có đáy dốc điển hình,

độ dốc trung bình 1cm/1km
+ Giàu tiềm năng thủy sản nước lợ, lợ - mặn



Hình thái, địa hình thềm lục địa
• Thềm lục địa Bắc Bộ ( ngư trường vịnh Bắc Bộ) : Vịnh Bắc Bộ- Đà
Nẵng sâu 70-80m
• Thềm lục địa Trung Bộ (ngư trường miền Trung): ĐN- Nam Phan
Thiết: hẹp, dốc, sâu 20 – 100m
• Thềm lục địa Đông Nam Bộ (ngư trường ĐNB) Nam Phan Thiết- Mũi
Cà Mau, tương đối bằng phẳng
• Thềm lục địa Tây Nam (ngư trường Tây Nam Bộ): Cà Mau-Hà Tiên
(Vịnh TL) sâu 30-40m, rất bằng phẳng.
Điều kiện tự nhiên
• Khí hậu nhiệt đới gió mùa
• Sai khác điều kiện tự nhiên giữa vùng biển phía Bắc và vùng biển
phía Nam
+ Vịnh Bắc Bộ: ảnh hưởng gió mùa đông bắc, vào mùa đông nhiệt độ
nước biển giảm thấp có khi tới 10 oC ở ven bờ
+ Biển phía Nam ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh mùa đông , vì
vậy nhiệt độ nước biển trong năm thường trên mức 20 0C.
Các HST đặc trưng
• Rừng ngập măn
+ Diện tích thế giới : 24 triệu ha
+ Diện tích Việt Nam: 250.000 ha
+ Là một trong những nguồn lợi quan trọng đối với vùng bờ, phong phú về
sinh học với nhiều loài thực vật và động vật
+Là nơi sinh cư giá trị cho rất nhiều loài sinh vật quan trọng vùng bờ như
các loài chim, cá sấu, chuột xạ và các loài tôm, cua..

+Là vùng đẹm ngăn chặn bão tố và bảo vệ vùng bờ chống xói mòn
• Rạn San Hô
+Là một trong những nguồn lợi vùng bờ quan trọng nhất
+ Cung cấp thức ăn và nuôi dưỡng cho nhiều loài cá và giáp xác
+ Là nơi thu hút một lượng lớn khách du lịch
+ Sự đa dạng san hô lớn nhất nằm ở vùng nam trung bộ với hơn 300 loài
thuộc 65 giống.
• Thảm cỏ biển
+Là sinh cảnh đặc biệt thường là vùng đệm giữa hai hệ sinh thái khác nhau
+ Cung cấp thức ăn, là nơi nuôi dưỡng một số loài sinh vật biển quan trọng.
+ Góp phần làm trong nước, giảm xói mòn vùng bờ






5. Anh (chị) hãy trình bày đặc trưng phân bố của nguồn lợi cá biển Việt Nam.






Theo tầng nước
 Khoảng 260 loài, chiếm 13% ttoorng số loài cá trong vùng biển
 Nhóm cá nổi chia 2 loại:
+ Cá nổi ven bờ: kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp, sức sinh sản cao, tập
trung ở các khu vực nước nông, những nơi phong phú thức ăn như cá
trích, cá đé, cá khế, cá cơm

+ Cá nổi ngoài khơi: kích thước lớn hoặc vừa sống ở vùng nước sâu
có sự di động xa như họ cá thu ngừ, họ cá chuồn, chỉ vào gần bờ sinh
sản và kiếm ăn, là những đối tượng đánh bắt quan trọng.
 Nhóm cá gần đáy và đáy
+ Nguồn lợi cá biển có hai nhóm cá gần đáy và đáy có số lượng loài
đông nhất, khoảng 1432 loài chiếm khoảng 69% tổng số loài.
+ Các loài cá đáy gần bờ và cá đáy biển sâu
+ Cá đáy gần bờ: cá hồng, cá phèn, cá sạo, cá lượng
+ Cá đáy biển sâu đa số sống ở đáy và gần đáy vùng biển khơi, vùng
biển Miền Trung, nhiều loài có giá trị kinh tế như cá chào mào, cá bàn
chân, cá đèn lồng, cá mù làn
 Nhóm cá rạn san hô:
+ Khoảng 340 loài (16,6%) thường sống ở các đảo, rạn đá san hô
+ Kích thước nhỏ và vừa, màu sắc sặc sỡ.
+ Đại diện:họ cá bướm, họ cá thia, cá mỏ vẹt, cá bàn chai, ..
Theo mùa
 Gió mùa đông bắc: “ Vụ cá bắc”
+ Từ tháng 10 => tháng 3, mang theo không khí lạnh từ lục địa xuống
làm nhiệt độ không khí và nước biển giảm xuống. Phía bắc vịnh Bắc
Bộ nhiệt độ nước xuống đến 15-16*C.
+ Cá sống gần đáy và cá nổi gần bờ thường tập trung xuống các tầng
nước gần đáy
+ Loại nghề khai thác chính là nghề lưới kéo đáy đánh cá tập trung
xuống tầng nước gần đáy và đáy do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
((+ Ở vịnh bắc bộ, khi có gió đông bắc, cá có xu hướng đi từ bắc
xuống nam và từ tây sang đông đến tập trung ở vùng giữa vịnh và
đông nam vịnh làm sản lượng của lưới kéo đáy ở đây đạt 150-200 kg/
giờ
+ Ở vùng biển đông nam bộ tập trung từ Nam Phan Rang chảy thẳng
xuống phía Nam tới khoảng vĩ độ 10*N nằm trong vùng có độ sâu 50100m. Sản lượng đánh bắt của các loại nghề trong vùng gần bờ thấp.





+ Ở vùng biển trung bộ các loài cá di cư xa như cá ngừ và cá chuồn
đều ở vùng xa bờ. Sản lượng lưới kéo đáy vùng gần bờ thấp, chỉ đạt 520kg/giờ. Ở các vùng gò nổi ngoài khơi đà nẵng, Qui Nhơn là các bãi
cá đỏ môi, cá mắt vàng.
+ Ở vùng tây nam bộ, cá tập trung ở gần bờ Kiên Giang và đảo Phú
Quốc.
+ Cá nục sò và cá biển sành hai gai ở vịnh bắc bộ di cư không theo
qui luật chung này, chúng lại di cư lên vùng phía bắc là nơi có nhiệt
độ thấp nhất trong vịnh để đẻ.))
Mùa gió tây nam: “vụ cá nam
+ Là mùa khai thác các loài cá nổi di cư vào vùng gần bờ trong mùa
gió tây nam.
+ Cuối tháng 3 hoặc tháng 4 xuất hiện gió mùa Tây Nam, nhiệt độ
không khí và nước biển tăng dần lên. Cá bắt đầu phân tán và di cư vào
vùng gần bờ để đẻ
+ Nghề đánh cá chủ yếu là các loại nghề đánh cá nổi vùng gần bờ.
((+ Ở Vịnh Bắc Bộ, các loài cá nổi gần bờ phía bắc và phía tây vịnh
để đẻ. Tháng 3-4 các đàn cá ngừ và cá chuồn đã xuất hiện ở vùng
thanh hóa- nghệ tĩnh và bạch long vĩ. Cá đẻ rộ vào tháng 6-7 vào mùa
đẻ kéo dài đến tháng 8.
+ Các loài cá nổi vùng gần bờ như cá trích, cá nục, cá mòi, cá bẹ,…
Cũng hình thành các đàn cá vào bờ để đẻ.Thời kì đẻ rộ của cá tháng 36, sau đó cá có thể đẻ rải rác từ tháng 9-10. Cá mòi cờ hoa chúng tập
trung thành đàn đi vào sông để đẻ.
+ Ở vùng biển trung bộ các đàn cá thu, ngừ và cá chuồn đi vào vùng
gần bờ để đẻ và kiếm ăn, xuất hiện vào khoảng tháng 3 và thường tập
trung từ tháng 4 đến tháng 8. Có 12 loài cá thu, ngừ và sản lượng
chiếm 10-20% sản lượng từng tỉnh. Sản lượng cá đáy và gần đáy vùng

gần bờ tăng lên, năng suất đánh bắt 50-120kg/giờ.
+Ở vùng biển đông nam bộ các loài cá nổi phân tán vào vùng nước
ven bờ để đẻ, tạo ra mùa khai thác của các loại nghề đánh cá nổi. Các
loài trong họ cá khế, họ cá trích tập trung thành dãy từ Phan Thiết đến
Vũng Tàu và chung quanh Côn Sơn. Sản lượng của lưới kéo đáy ở
vùng gần bờ đạt 180-250 kg/giờ.








+ Ở vùng biển Tây Nam Bộ: phân bố của của cá chủ yếu là vùng biển
Kiên Giang và quanh đảo Phú Quốc, sản lượng loài cá chỉ vàng ở
vùng này đạt năng suất 400 kg/giờ))
Theo vùng
 Địa hình biển sâu
+ Có độ sâu, độ dốc đáy biển lớn và không bằng phẳng, chịu ảnh
hưởng của các dòng hải lưu.
+ Cá Tráp Hanh vàng có sản lượng cao nhất, nhưng phạm vi phân vi
phân bố rất rộng từ độ sâu 60-250m.
+ Cá nổi gần bờ; cá trích, cá cơm, cá nục, ..
+ Cá nổi đại dương: Cá chuồn, cá ngừ, cá bạc má, cá thu … thường
phân bố ở độ sâu 200m và di chuyển vào gần bờ để sinh sản trong
khoảng tháng 4-8
+ Nghề cá nổi chiếm ưu thế hơn nghề cá đáy.
 Địa hình biển nông
+ Bao gồm vịnh bắc bộ, đông nam bộ và vịnh thái lan. Độ sâu không

qúa100m, phổ biến là 20-30m, đáy tương đối bằng phẳng, chịu ảnh
hưởng từ sông hồng và sông cửu long, tạo ra vùng nước nhiều chất
dinh dưỡng.
+ Chủ yếu là cá tầng đáy và cá nổi ven bờ phân bố tương đối đều
trong vùng biển, ít nhất có hiện tượng tập trung thành đàn lớn.
Di chyển thẳng đứng ngày đêm
+ Đối với hầu hết các loài thuộc nhóm cá hồi, nhóm cá gần đáy và đáy đều
có hiện tượng di cư thẳng đứng ngày đêm. Nhóm cá hồi gần bờ khi tập trung
xuống tầng gần đáy khi trở thành đối tượng đánh bắt của nghề kéo đáy, còn
khi đi lên các tầng nước trên mặt biển thì nó trở thành đối tượng của nghề
đánh cá nổi như kéo tầng giữa, lưới mành, lưới vây,…
+ Ban ngày, các loài cá nổi gần bờ tập trung xuống tầng đáy thành đàn còn
ban đêm nổi lên các tầng nước trên và phân bố rải rác thành lớp như cá nục,
cá trích. Hiện tượng này đã làm thay đổi năng suất đánh bắt của các loại
nghề trong ngày
Tính họp đàn
+ Có 7 dạng tập trung của cá thành đàn:
- Cá phân tán trong các tầng nước riêng lẻ thành các nhóm nhỏ hoặc lẫn
với sinh vật phù du hoặc các lớp cá con.
- Lớp cá con hoặc cá nhỏ


-

Lớp cá hình thành do cá nổi lên từ tầng đáy do hiện tượng di cư ngày
đêm
Đàn cá nhỏ của các loài cá nhỏ
Đàn cá vừa của các loài cá nổi
Đàn cá lớn của các loài cá nổi
Đàn cá sát đáy của các loài cá đáy


+ Tỷ lệ của đàn cá có kích thước dưới 5x20m chiếm 84,2%, các đàn cá vừa
10x100m chiếm 15%, các đàn cá lớn 20x500m chiếm 0,7% và đàn cá rất lớn
>20x500m chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá.
+ Tổng số đàn cá gặp trong mùa gió đông bắc ( mùa đông) nhiều hơn trong
mùa gió tây nam, trung bình lớn gấp 2 lần.
+Phần lớn các đàn cá đều gặp ở tầng nước trên, càng xuống sâu càng ít gặp.
+ Các đàn cá nổi xuất hiện ở độ sâu 20-50m nước
6. Anh (chị) hãy trình về một số đối tượng nguồn lợi cá biển chủ yếu ở Việt
Nam.


Cá Nục:

+ Hiện có 4 loài, trong đó cá nục sò, cá nục thuôn và cá nục đỏ có giá trị kinh
tế lớn, sản lượng thường đứng hàng đâu
+ Cá nục sò và cá nục thuôn phân bố chủ yếu ở vùng nước 30 – 50m ở vùng
vịnh Bắc bộ, Đông Nam bộ và Tây nam bộ
+ Cá nục đỏ tập trung từ vùng biển Qui Nhơn kéo dài đến Cù Lao Thu
+ Sản lượng khai thác cá nục là 659.285tấn/năm (1997)


Cá mối

+ Hiện có: cá mối vạch, cá mối thường và cá mối hoa là những đối tượng đánh
bắt có giá trị kinh tế lớn của nghề kéo đáy.
+ Thường tập trung ở vùng nước có độ sâu 30 -60m
+ Năng suất đánh bắt cá mối ở vịnh bắc bộ thường 10kg/giờ.



Cá Hồng

+ Cá Hồng Lutianus sanguineus có sản lượng cao nhất


+ Ở vịnh băc bộ cá Hồng tập trung ở độ sâu 40-90m, sản lượng 1 giờ ở đây cao
gấp 8 lần nơi khác.
+ Ở vùng biển nam bộ cá Hồng thường phân bố rải rác, năng suất thường nhỏ
hơn 20kg/giờ.


Cá lượng Nhật

+ Phân bố rải rác trong vịnh bắc bộ, nơi có độ sâu 20-40m.
+Năng suất đánh bắt đều thấp hơn 20kg/giờ.
+ Sản lượng khai thác là 199.347 tấn/năm


Cá kẽm

+ Phân bố rải rác trong vịnh bắc bộ
+ Ở độ sâu 20-60m


Cá bạc má

+ Phân bố: vịnh bắc bộ, vùng biển miền trung và vùng đông nam bộ
+ Khu vực có sản lượng cao: Vũng tàu và tây nam Côn Sơn
+ Ở vùng có độ sâu 15-45m
+ Sản lượng khai thác cá Bạc má là 385.644 tấn/năm



Cá Ngừ vây vàng

+ Phân bố: sống ở vùng biển ấm, cách bờ độ 185 km trở ra
+ Sản lượng khai thác là 189.745 tấn/năm
7/ Anh (chị) hãy trình bày các đặc trưng sinh học (kích thước, tuổi thọ, tốc độ tăng
trưởng, sinh sản, hoạt động bắt mồi) của nguồn lợi cá biển Việt Nam.
Biển VN nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cá biẻn VN không chỉ đa dạng về
thành phần loài mà còn đặc trưng cho cá biển nhiệt đới về những đặc điểm sinh vật
học.
Kích thước : đa số cá biển VN có kích thước không lớn, có thể chia các laoì cá
đánh bắt được theo 4 nhóm chiều dài:


Nhóm 1: <100mm là các loài cá Liệt,cá Phèn, cá Bạc, cá Chỉ Vàng,…



Nhóm 2: 100-200mm là nhóm cá chiếm sản lượng cao nhất,gồm cá Trích, cá
Chim ấn độ, cá Đù, cá Căng,cá Lượng và các loài trong họ cá Khế …

Nhóm 3: 200-500mm sản lượng ít, gồm cá Hồng ,cá Kẽm, cá Mối và một số
loại ít gặp khác …


Nhóm 4: >500mm gồ một số loài thuộc họ cá Thu, cá Dưa.

Tuổi thọ : chu lì sống tương đối ngắn, đa số chỉ sống 3-4 năm. Trong đó, cao nhất:



cá Nục Sồ và cá Thuôn 5-6 tuổi



cá Trích Xương và Trích Lầm 4-5 tuổi



cá Mối 7 tuổi, cá Hồng 8 tuổi

Cá đánh bắt ở vùng biển − gần bờ chủ yếu 1-2 tuổi (riêng cá Trích và cá Nục 1-3
tuổi)
Xa bờ cao hơn 4-5 tuổi
Tốc độ tăng trưởng : do chu kỳ sống ngắn nên tốc độ sinh trưởng của cá đạt giá trị
tối đa trong năm đầu, sau đó giảm dần. Cá Nục và cá Trích năm đầu đạt 100mm,
năm thứ 2 đạt 20-30mm. còn đa số các loàia cá khác năm đầu chiều dài đạt tới 100200mm, nhưng năm 2 giảm dần và sang năm thứ 3 giảm đi rõ rệt.
Sinh sản : ở biển quanh năm có cá đẻ.
Hầu như tất cả các loài cá đều đẻ phân đợt và có mùa đẻ kéo dài. Mùa đẻ chủ yếu
từ tháng 3-9 , tập trung nhất từ tháng 4-6. Nhiều loài cá đẻ quanh năm : Trích
Xương, Mối Vạch.. và những loài có 2 mùa đẻ chính (Nục)
Vùng biển Nam Bộ và NTB mùa đẻ kéo dài hơn (2-11)
Trừ các loài cá nổi đại dương như cá Thu, Ngừ, Chuồ thường đẻ ở vùng gần cửa
vịnh Bắc Bộ và vùng thuộc miền Trung. Đa số loài cá thường đẻ trứng ở vùng
nước nông gần bờ,gần cửa sông,quanh đảo và trong các vịnh.
Hoạt động bắt mồi : thành phần thức ăn của cá rất rộng, không có sự lựa chon chặt
chẽ. Tuy nhiên căn cứ vào tp chia thành 2 nhóm
Nhóm cá dữ: gồm cá Thu, Ngừ,Mối ăn các loài cá có kích thước nhỏ như : cá
Cơm, Lẹp, Chỉ Vàng, mực.
Nhóm cá hiền : ăn động-thực vật phù du và động-thực vật đáy.



Cường độ bắt mồi thấp, cá đánh được thường ở tình trạng đói hoặc ít thức ăn. Để
bù lại cá bắt mồi liên tục theo thời gian trong ngày và theo mùa vụ trong năm vì
thế cá vẫn có tốc độ sinh trưởng cao.
Câu 8. Trình bày nội dung nghiên cứu nguồn lợi cá biển Việt Namnh
-

Loài có giá trị kinh tế hay không?
XÁc định trữ lượng của nó là bao nhiêu
Tính sản lượng
Tìm hiểu giá cả ngoài thị trường
Tính toán năng suất
Tìm hiểu vùng phân bố
Tìm hiểu phương tiện, ngư cụ đánh bắt
VD: Cá bạc má
Phân bố Việt Nam: Vùng biển vịnh Bắc bộ, miền Trung và Tây Nam bộ
Đặc điểm hình thái Thân hình thoi, hơi dẹp bên, khá cao, chiều dài đầu lớn
hơn chiều cao thân. Sau vây lưng thứ hai và vây hậu môn có 5 vây phụ.
Lược mang rất dài, thấy rõ khi mở miệng. Thân màu xanh đen, sườn màu
bạc với các chấm vàng. Có 2 hàng chấm đen dọc theo gốc vây lưng, có 1 dải
đen hẹp chạy dài theo phía thân trên và có 1 chấm đen trên thân ngay dưới
rìa vây ngực. Vây lưng màu vàng nhạt và có chấm đen.
Kích cỡ khai thác Dao động 180 - 250 mm, lớn nhất 350 mm
Mùa vụ khai thác Quanh năm
Ngư cụ khai thác Lưới vây, lưới rê, lưới kéo đáy, câu

Câu 9. Hãy trình bày các phương pháp đánh giá trữ lượng cá biển Việt Nam
9.1 Cá nổi
Dùng máy thủy âm

Ưu: trong thời gian ngắn các thiết bị thủy âm cho biết tình trạng phân bố cá nổi
theo mặt rộng và theo chiều sâu, quá trình tạo đàn và di cư theo ngày đêm, xác
định mặt độ phân bố cá và nếu có kinh nghiệm có thể xác định cả loài cá.
Nhược: Khó sử dụng ở vùng nước nông ven bờ và phải thí nghiệm đo hệ số phản
hồi âm của nhiều loài cá trong vùng biển nghiên cứu.
9.2 Cá đáy


Phương pháp diện tích là phương pháp phổ biến từ lâu. Độ chính xác của phương
pháp này phụ thuộc nhiều yếu tố: mật độ trạm đánh lưới, hệ số thoát lưới và đặc
biệt là tính chất di cư thẳng đứng ngày đêm kể cả một số loài cá tầng đáy.
Diện tích kéo lưới x 10 lần
Câu 13. Xây dựng một phiếu điều tra ( gồm 10 câu hỏi) về nguồn lợi giáp xác
vùng biển Đà Nẵng.
Câu 14. Trình bày hiểu biết về nguồn lợi giáp xác biển VN.
Giáp xác VN chủ yếu là tôm, cua .
- tôm he, tôm thẻ đuôi xanh, tôm rằn, tôm sú, tôm thẻ đuôi đỏ, tôm bạc
trắng, cua xanh, ghẹ xanh…
- Nhưng giá trị nhất là các loài thuộc họ tôm he ( penaeidae) .
- Sản lượng danh thu lớn nhất ( tôm sú, tôm he chân trắng).
• Tôm sú làm mưa làm gió 3 thập kỷ và đứng đầu kim ngạch xuất khẩu
nước ta. Tôm sú phân bố rộng từ Bắc đến Nam, từ ven bờ đến vùng có
độ sâu 40m. Vùng phân bố chính là vùng biẻn các tỉnh Trung bộ. .
Khối lượng xuất khẩu tôm sú hằng năm đạt khoảng 70-80.000 tấn, giá
trị khoảng 600-800 triệu USD.
• Tôm hùm là một loài tôm biển kích thước lớn và có giá trị cao về
dinh dưỡng và kinh tế ( khai thác và nuôi). Ở Việt Nam, tôm hùm gồm
có khoảng 7 loại quen thuộc như hùm bông, hùm đá, hùm kiếm, hùm
xanh, hùm sỏi, hùm ma, hùm sen, hùm bùn… Chính vì đẳng cấp dinh
dưỡng nên tôm hùm đã được xem là vua của các loài hải sản.

Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố tự nhiên và được nuôi nhiều ở các tỉnh
ven biển miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa… Mùa khai
thác con giống chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4, 5 năm sau.


Cua Xanh

Cua xanh là một loại thực phẩm có giá trị kinh tế của Việt Nam, mang lại
cho Việt Nam khá nhiều lợi ích như giúp cân bằng hệ sinh thái, làm thực
phẩm, xuất nhập khẩu.
Phân bố khắp các vùng biển và trong các ao, đầm
nước lợ


Mùa vụ khai thác: tháng 2 - 10
Ngư cụ khai thác: Lưới cua, lưới đáy, bẫy, bắt tay
Kích thước khai thác: 7,5-10 cm
Khả năng nuôi: đối tượng nuôi quan trọng, đã sản xuất nhân tạo con
giống
Dạng sản phẩm: Sống, tươi, đông lạnh.
• Cua Bùn là một loài cua có giá trị kinh tế cao sinh sống ở các khu
vực thực vật ngập mặn
Phân bố: khắp vùng biển Việt Nam, nhiều nhất là vùng
biển miền Trung và Nam Bộ
Mùa vụ khai thác: Tháng 1 - 10
Ngư cụ khai thác: Lưới cua, lưới đáy, bẫy, bắt tay
Kích thước khai thác: 7,5-9,5 cm
Khả năng nuôi: đối tượng nuôi có giá trị
Dạng sản phẩm: Sống, tươi, đông lạnh .


-

Câu 15. Nguồn lợi thân mềm biển
VN: trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc..
Thân mềm hai mảnh vỏ: hến, hàu, sò, trai
Lớp chân bụng: bào ngư, ốc nón (limpet), sên biển, thỏ biển
Lớp chân đầu: mực ống, bạch tuộc, mực nang, ốc anh vũ
• Hàu Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có
chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, magiê, canxi,… Hàu có vai trò
quan trọng trong hệ sinh thái vì chúng lọc tạp chất từ nước và là
nguồn thực phẩm cho cộng đồng dân cư ven biển.
Nhờ vào khả năng lọc sinh học, chúng đã góp phần xử lý làm sạch các
cặn bã hữu cơ, hạn chế ô nhiễm môi trường.
• Bào ngư Thịt bào ngư là một nguyên liệu làm các món đặc hải sản;
vỏ bào ngư được dùng làm đồ mỹ nghệ.
• mực ống là một trong những đặc sản biển nổi tiếng với hương vị
thơm ngon, ngọt tự nhiên. Mực ống có giá trị thương mại cao, được
ưa chuộng thị trường châu âu và châu á. Xuất xứ: Lagi -Phan Thiết –
Bình Thuận
Size: 15-20cm ==> Giá: 200.000đ /kg
Size: 20-25cm ==> Giá: 220.000đ /kg


Câu 16: trình bày hiểu biết của anh chị về nguồn lợi khác ngoài cá, giáp xác
và thân mềm.
I.

Rươi

Phân bố

-

Một số vùng thuộc nam đảo Thái Bình Dương như Indonesia, quần
đảo Fiji, Samoa

-

Ở Việt Nam: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá và
Hà Tĩnh

-

Mùa khai thác: tháng 9 – 10 âm lịch

-

Năng suất: 4 tạ/đêm ( có khi 6 tạ/đêm)

-

Giá thành: 150.000 – 200.000 đ/kg

-

350.000 – 400.000 đ/kg

II.

Da gai


II.1 Cầu gai


Đánh bắt: lặn



Ngư cụ: Ghe
Móc sắt, giỏ sắt, giỏ tre, kính lặn



Mùa vụ: Tháng 3 đến tháng 7



Năng suất: 300-500 con, 4-6kg



Sản lượng: trên 500 tấn (1993)



Khối lượng thịt xuất khẩu: 25-30 tấn (1993)
II.2 Hải sâm
Một số loại hải sâm ở Việt Nam: Hải Sâm Mít ( Actynopyga echinites), Hải
Sâm Dừa ( Amauriliana), Hải Sâm Vú ( Microthelenobilis)




Cách đánh bắt: lặn



Sản lượng mền Trung: 150-200 tấn/năm (1996)




III.

IV.

Hiện trạng: hiện nay hải sâm đang hiếm ở các vùng nước gần bờ do việc
khai thác quá mức
Chim yến
ở nước ta có hai loài: Yến Hoàng cho tổ ăn được và có gia trị hơn cả, lm
hoàn toàn bằng nước bọt,màu trắng và ăn được và yến tổ đen cho tổ có
khoảng 30% là lông cơ thể được gắn với nước bọt. mỗi năm có thể tiến
hành khai thác tổ yến 2-3 lần. kích thc và khối lượng tổ yến tùy thuộc vào
các lần khai thác: các tổ làm lại có khối lượng bằng 70% các tổ lứa đầu.
dụng cụ kai thác tổ yến chủ yếu là tre bắc thành giàn giáo để leo trèo.
Nguoi ta thường dung tay gỡ tổ , hoặc dung dao nhỏ để cậy tổ
yến có ở các địa phương như: quảng bình, quang nam, da nang,binh dinh,
khanh hoa, phu quoc, kien giang, và con dao, vùng biển có tiểm năng lớn
nhất là khánh hòa
Rong biển (tảo)
Chung ta có 3 loài rong có giá trị kinh tế: Rong mơ, rong Câu, Rong
đông. Vùng biển Quảng Ninh và Phú Khánh có trữ lượng rong mơ lớn

nhất. sản lượng rong câu chủ yếu tập trung ở các khu vực quảng ninh, hải
phòng, thừa thiên huế. Khu vực quảng bình, quảng trị, thừa thiên huế
rong đông rất phong phú
Rong câu được dung làm nguyên liệu để chế biến agar. Rong mơ dung để
chiết xuất alginate. Nhiều loài rong biển ở vn được dùng làm thực phẩm.
rong biển còn dùng lm thức ăn cho gia xúc, phân bón
Nghề trồng rong biển đã phát triển khá phổ biến ở nhiều địa phương với
hình thức trồng quảng canh cải tiến hoặc bán thâm canh. Năng xuất đạt
dưới 1 tấn rong khô/ha/năm

Câu 17: trình bày những tác động làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ở Việt
Nam.
-

Khai thác với cường độ cao và mang tính hủy hoại:
Do sức ép của gia tăng dân số việc khai thác nguồn lợi thủy sản ngày một
triệt để hơn, cường độ khai thác tăng. Một số ngư cụ tinh vi sát hại nguồn lợi
cá ở mức độ cao hơn
Nghề lưới mùng vớt tôm, moi, ruốc, cá ở cửa sông làm thức ăn nuôi tôm,
nghề cào diện, nghề kéo xô.
Các ngư cụ truyền thống như đáy, đăng, nghề lưới vét chài cũng dc cải tiến,
mắt lưới nhỏ hơn để vét tôm cá có kích thước nhỏ


-

-

-


-

-

Việc sử dụng chất nổ, điện đánh bắt cá bất hợp pháp và dung các chất độc
ruốc cá vẫn phổ biến ở nhiều nơi
Việc sử dụng nguồn sang không hợp lý để tập trung các đối tượng khai thác
Đánh bắt cá bố mẹ trên đường đi đẻ, trên các bãi cá đẻ trong thời gian các
loài cá di cư sinh sản gia tăng làm cho nguồn lợi giảm dần
Việc vớt cá bột trên các sông về ương nuôi chẳng những làm giảm nguồn lợi
tự nhiên mà còn gây chết hàng loạt các loài cá khác cùng vớt được gây thiệt
hại cho nguồn lợi tự nhiên
Hiện tượng phá rừng đầu nguồn
Rừng bị phá làm tăng dòng chảy gây lũ lớn làm tăng lượng đất sói mòn, ảnh
hưởng đến nước ngầm. do đó làm đảo lộn các vùng sinh thái của cá( nguồn
nước, nguồn thức ăn, bãi cá đẻ,..) gây tổ thất cho nguồn lợi thủy sản nước
ngọt
Việc đấp đập chắn ngang sông:
Lm thay đổi chất lượng nước, phân tích nhiệt độ, thành phần hóa học và
phần dinh dưỡng dẫn tới làm thay đổi sinh thái quần thể động thực vật vùng
hồ
Lm mất đi một số loài sống ở nước chảy, nước tỉnh và nước nông. Thành
phần các loài cá giảm, mất đi một số loài cá quí, lm mất đi các bãi đẻ của
nhiều loài
ảnh hưởng của các biện pháp thủy lợi: các biện pháp thủy lợi phục vụ cho
nông nghiệp
các công trình ngăn mặn làm giảm diện tích thích hợp với các loài mặn lợ
phát triển
các công trình chống lũ lam mất diện tích tự nhiên dành cho dinh dưỡng,
sinh sản của một số loài, ngăn cản quá trình di cư theo lũ

ô nhiễm môi trường nước
sự nhiễm bẩn do các hoạt động sản xuấ nông nghiệp,dung phân tươi bón trực
tiếp không được xử lý gây ô nhiễm
ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và quá trình đô thị
hóa
ô nhiễm sinh học
sự xâm nhập các loài ngoại lai
phá hủy các hệ sinh thái
phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, lấy gỗ, củi đun
khai thác san hô để lm vôi, đồ mỹ nghệ

Câu 18: trình bày đặc trưng của cá loại bãi triều


Bãi triều đá: so với cá loại bãi triều, bờ triều đá, đặc biệt ở vùng ôn đới có nhiều
sinh vật có kích thc lớn cư trú và đạt tính đa dạng về thành phần loài động thực vật
cao nhất. Đặc trưng nổi bật ở ở tất cả các bãi triều đá là sự phân vùng của sinh vật
tức là hình thành các bãi theo chiều ngang rõ rệt.
Bãi triều cát: yếu tố môi trường quan trọng nhất chi phối đời sống sinh vật ở các
bãi triều cát là không dc che chắn song biển và mối liên quan của nó đến độ hạt và
độ dốc của bãi. Sóng gay ra sự di chuyển của bãi, làm nền đáy không ổn định. Sinh
vật có hai con đường để thích nghi, chúng có thể vùi vào cát ở độ sâu lớn hơn nơi
mà trầm tích không còn bị song xô đẩy. Khả năng này dc quan sát thấy ở các loài
sò. Cách thích nghi thứ hai là tốc độ vùi nhanh của một số động vật thuộc nhóm
giu, giáp xác.
Bãi triều bùn: sự phân biệt giữa bãi triều cát và bãi triều bùn là không rõ ràng.
Vùng triều càng đc che chắn càng có trầm tích mịn hơn và tích lũy nhiều chất hữu
cơ hơn. Đáy bùn cũng là đặc trưng của hệ sinh thái cửa sông và quần xã sinh vật
của hai hệ có những nét tương đồng. Bãi triều bùn chỉ xuất hiện ở vùng được che
chắn, không bị song vỗ như các vịnh kín, đầm và đặc biệc là cửa sông. Bãi triều

bùn tích lũy nhiều chất hữu cơ, tạo nên tiềm năng thức ăn lớn cho sv. Sv sống ở bãi
triều bùn chủ yếu thuộc nhóm sống trong đáy với ác ống, hang thông lên bề mặt.
kiểu dinh dưỡng ưu thế trong môi trường này là ăn chất lắng đọng và chất lơ lững
(Xem them cho biết  Vai trò của hệ sinh thái vùng triều Hệ sinh thái vùng triều
có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái nước mặn, bao gồm các chức năng
sau: • Là nơi cư trú, sinh sống của các loài sinh vật biển, như các loài hai mảnh
vỏ, các loài rong tảo,... • Là nơi cung cấp nguồn lợi kinh tế và cũng là nơi diễn ra
sự trao đổi vật chất, năng lượng, tạo nên nguồn sinh khối lớn trong hệ sinh thái; •
Là nơi cung cấp năng suất sơ cấp cho vùng cửa sông, chủ yếu là thảm thực vật
bao quanh cửa sông, làm tăng sự đa dạng vùng cửa sông; • Hệ sinh thái vùng triều
góp phần vào việc điều hòa khí hậu nhờ vào sự hình thành các thảm thực vật,
ngoài ra thảm thực vật còn góp phân hình thành nên hệ sinh thái rừng ngập mặn;
• Chức năng quan trọng của hệ sinh thái vùng triều đóng vai trò quan trọng trong
chu trình dinh dưỡng cũng như góp phần hình thành các khu du lịch, khu vui chơi
giải trí cho con người. Hệ sinh thái vùng triều có vai trò quan trọng, to lớn trong
việc duy trì và bảo vệ tính đa dạng sinh học. Có thể nói rằng, vùng triều là nguồn
gốc, là nền tảng cho việc hình thành và phát triển các hệ sinh thái vùng ven bờ. Do
vậy, cần phải có chính sách hợp lý trong việc quản lý cũng như khai thác tài
nguyên vùng triều, từ đó có sự khai thác đúng mức nguồn lực to lớn này góp phần
thúc đẩy nền kinh tế vùng biển một cách bền vững. )


19.
RNM là hệ sinh thái ven biển có năng suất cao ở vùng biển nhiệt đới và rất
nhạy cảm với các tác động của con người và của thiên nhiên
Tầm quan trọng
-Cung cấp các lâm sản: than, củi,... và nơi sinh sản của nhiều loại hải sản,
chim nước, chim dư cư và 1 số động vật có ý nghĩa kinh tế lớn



- Bảo vệ bờ biển, bờ sông, điều hòa khí hậu, hạn chế xói lỡ, mở rộng diện
tích lục địa, hạn chế sự xâm nhập mặn, bảo vệ đê điều ruộng
- Bộ lọc tự nhiên các chất ô nhiễm từ sông đổ ra
Ví dụ: đoạn bờ Bằng La, Đại Hợp (Hải Phòng) trước đây không có RNM thì
bị xói lở rất mạnh. Từ khi có các dải RNM phòng hộ do Hội chữ thập đỏ
Nhật Bản hỗ trợ (1997 – 2005) thì không những không bị xói lở mà trong
các cơn bão lớn năm 2005 đã bảo vệ toàn vẹn đê quốc gia.
20.
Các rạn san hô đa dạng và tuyệt mỹ đã tham gia hình thành và bảo vệ
hàng ngàn hòn đảo. Chúng cũng có tầm quan trọng ở nhiều đảo lớn và
vùng bờ biển trong việc bảo tồn đất đai và sự tồn tại của con người, không
chỉ cho nguồn lợi sinh vật thủy sản lớn mà còn duy trì cân bằng sinh thái
của cả vùng nước. Rạn có ý nghĩa thật sự đối với cộng đồng cư dân ven
biển ở các quốc gia vùng nhiệt đới.
Do khác nhau về yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, giá trị của rạn san hô
được đánh giá khác nhau giữa các nước hoặc các cộng đồng. Đối với các
cộng đồng kinh tế phát triển, rạn san hô được coi là tài nguyên về xã hội và
văn hóa. Giá trị kinh tế được hiểu ở phương diện giải trí và du lịch. Các
loài đặc sản trong rạn san hô cũng rất hấp dẫn nhưng không phải là thiết
yếu. Nhiều cộng đồng như thế đã hỗ trợ cho chương trình nghiên cứu
khoa học nhằm hiểu biết chức năng của các hệ rạn san hô và tổ hợp phức
tạp này liên quan như thế nào đến môi trường biển và lục địa. Sau đây là
những đặc tính của rạn san hô góp phần tạo nên giá trị về mặt xã hội và
văn hóa và được coi là một nguồn lợi đặc biệt
-Năng suất sinh học
-Sinh vật rạn san hô
21.
Về trữ lượng:
-


Nhóm cá đáy: pp diện tích kéo lưới
Nhóm cá nổi: dùng máy thủy âm; tính năng suất sinh học
Về sản lượng: điều tra thu thấp số lượng ở các người buôn


Câu 22. Trình bày đặc điểm một số nghề khai thác thủy sản vùng
triều, vùng rạn san hô, vùng ngập mặn và vùng biển khơi. Kể tên một
số nghề có tác động làm suy giảm nguồn lợi.
Đặc điểm một số nghề khai thác thủy sản vùng triều: 
• Một số nghề khai thác có tác động làm suy giảm nguồn lợi: Sử dụng
chất nổ, chất độc, sử dụng xung điện, đánh bắt tận diệt, đánh bắt vào
mùa sinh sản.
• Kể tên số loại nghề có tác động làm suy giảm nguồn lợi
- Nghê kéo lưới đáy, nghề te, xiệp đẩy ở đáy vùng nông ven bờ có độ sâu
dưới 30m
- Nghề đáy: ở vùng cửa sông, ven biển đã bắt hàng loạt các loài hải sản với
kích thước quá nhỏ, đã làm suy kiệt nguồn lợi.
- Nghề te: đánh bắt tôm con, cá con…Môi trường hệ sinh thái rừng ngập mặn
bị phá hủy.
- Nghề vây cá cơm: mắt lưới quá nhỏ
- Cấm sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt như sử dụng
thuốc nổ, xung điện, chất độc đánh bắt hải sản,bằng ngư cụ có kích thước
mắt lưới quá nhỏ, có cường độ ánh sáng quá cao, khai thác ở các bãi đẻ, các
vùng sinh trưởng cá con..
- Cấm nghề cào đôi có công suất 33cv trở lên hoạt động tại các ngư trường
vùng gần bờ.
- Cấm nghề kéo đáy có công suất 33cv trờ lên
- Cấm dùng mìn và hóa chất để hủy dệt
- Cấm sử dụng các loại lưới rê có chiều dài trên 2,5 km.
- Câu 23. Trình bày sự phân chia các vùng khai thác thủy sản trên

biển Việt Nam
- Phân bố các ngư trường:biển VN phân ra 4 vùng: vịnh bắc bộ, vùng
biển Trung bộ, vùng biển đông tây nam bộ và vùng biển khơi
- 1. vùng biển vịnh bắc bộ: ngư trường chính là Bạch Long Vỹ và Hòn
Mê-Hòn Mắt.
- 2. vùng biển miền trung; ngư trường chính là Thuận Hải
- 3. vùng biển đông và tây các tỉnh nam bộ; ngư trường chính là Vũng
Tàu – Côn Đảo, Hòn Khoai Và Phú Quốc



-

4. vùng biển khơi là vùng biển sâu, nằm ngoài các giới hạn quy định
của các vùng biển.

-

-

-

-

-

-

NLTS
Câu 24: trình bày 1 số hiểu biết cơ bản của A/C về nguồn lợi cá trên thế giới

( theo FAO)
Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dương quan trọng,
cung cấp protein mà còn đáp ứng các chất khoáng, axit béo omega 3 cần
thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngừa 1 số bệnh
Theo số liệu của tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO) cho thấy. Biển có
khả năng khai thác 100 triệu tấn cá mỗi năm. Trong số các loài hải sản, ý
nghĩa kinh tế chủ yếu thuộc về các loài cá kinh tế và tôm. Theo FAO khả
năng khai thác cá biển thường tăng do có những phát hiện mới về bãi cá và
nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Mức tiêu thụ cá biển của các nước công
nghiệp tăng cao: ở phương Tây chia bình quân là khoảng 7kg/người/tháng,
còn ở Nhật Bản là 35kg. Mức độ tiêu thụ hải sản hiện nay là 12kg/người/
tháng.
Tính toán trong vòng 50 năm cho thấy tổng sản lượng đánh bắt cá trên thế
giới tăng 5 lần nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, còn để thỏa
mãn thì cứ sau mỗi năm sản lượng phải tăng từ 7-9 triệu tấn → số quốc gia
trên thế giới có nhu cầu đánh bắt hải sản ngày 1 tăng.
Hiện nay sản lượng đánh bắt cá tập trung ở 6 nước Nhật, Nga, Trung Quốc,
Na Uy, Peru và Mỹ chiếm khoảng 80% sản lượng thế giới
Mặc dù có hơn 16000 loài cá biển nhưng ch 1 phần rất nhỏ trong số đó có
tầm quan trọng thương mại. Tính sản lượng đánh bắt theo nhóm loài sinh
vật thì tới năm 1973 có 71% sản lượng đánh bắt pà từ cá biển, 5% là cá di
cư 2 chiều từ nước mn sang nước ngọt và ngược lại, nên trong thực tế các
văn kiện thống kê sản lượng đánh bắt cá cũng có hàm ý cả các loại hải sản
khác.
Có 7 ngu trường khai thác chính là: tây- bắc Thái Bình Dương, giữa- tây Thái
Bình Dương, tây Ấn Độ Dương, tây- bắc Đại Tây Dương, đông Ấn Độ Dương,
đông -bắc Đại Tây Dương, giữa-tây Đại Tây Dương.
Thống kê nhiều năm về phân bố địa lý xác vùng đánh bắt cá cho thấy
khoảng 15% sản lượng đánh bắt thuộc về các vùng biển nông, 85% thuộc về



-

-

các vùng biển khc như Đại Tây Dương (45%) Thái Bình Dương (50%) , Ấn Độ
Dương (5%). Gần 90% cá đánh bắt được trên thế giới là ở vùng biển thềm
lục địa chứ không phải ngoài đại dương.
Theo CBD (2001) các hoạt động đánh bắt cá hiện nay vượt sản lượng bền
vững ở phần lớn các ngư trường truyền thống, đặc biệt trong vùng biển ven
bờ( đến độ sâu 30-50 m) và vùng biển thềm lục địa. Gần đây, đa số các bãi
cá với các loài cá có giá trị thương mại đã vượt ngưỡng khai thác hợp lý vac
ổn định.
Nếu chỉ tính cá biển nuôi thì có khoảng 25 loài phổ biến chủ yếu là nhóm cá
rạn san hô, cá hồng, cá tráp. Nhìn chung sản lượng nuôi trồng tập trung chủ
yếu ở châu Á, đạt 89% sản lượng nuôi của thế giới. Trong số xác nước châu
Á Trung Quốc là nước có sản lượng nuôi cao nhất chiếm khoảng 60% sản
lượng nuôi trồng thế giới.

Câu 25: trình bày hiểu biết của anh chị về nguồn lợi thủy sán ngoài cá trên tg
theo
FAO
Sản lượng đánh bắt các loài sinh vật tới năm 1973: 71% từ cá biển,
8% giáp xác, 5% nhiễm thể ( mực), 2 % rong biển , còn lại 5 % các
loài cá di cư
Đến nay có hơn 50 loài tôm biển tự nhiên dc khai thác, nhưng chỉ
có khoảng 10 loài có sản lượng lớn. sản lượng tôm khai thác tự
nhiên vẫn chếm tỷ lệ cao 72% trong tổng sản lượng tôm TG và có
giá trị khoảng 10,7 tỷ USD



Có 7 ngư trường khai thác tôm quan trọng nhất

Một số loài rong biển dc khai thác từ các quâng thể tự nhiên như rong đỏ, rong
thạch giả, rong nâu
Các loài nhiễm thể hai mảnh vỏ có giá trị cao như hàu, ngau, sò, vẹm xanh cũng
như rong biển dc nuôi trồng khá rộng rãi


×