Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Bảo tồn đa dạng Sinh học - Chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 33 trang )

Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Khái niệm về tuyệt chủng
Một loài bị coi là tuyệt chủng (extinct) khi không còn một cá thể nào
của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát,
chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được coi là đã bị
tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã (extinct in the wild).
Trong hai trường hợp trên, các loài có thể coi như bị tuyệt chủng trên
phạm vi toàn cầu (globally extinct).
Sự tuyệt chủng
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế

Một loài bị coi là tuyệt chủng cục bộ (locally
extinct) nếu như chúng không còn sống sót
tại nơi chúng đã từng sinh sống, nhưng
người ta vẫn còn tìm thấy chúng tại những
nơi khác trong thiên nhiên.

Một số nhà sinh học sử dụng cụm từ loài bị
tuyệt chủng về phương diện sinh thái học
(ecologically extinct), điều đó có nghĩa là số
lượng cá thể loài còn lại ít đến nổi tác dụng
của nó không có chút ý nghĩa nào đến
những loài khác trong quần xã.


Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Chim Bồ Câu Viễn Khách (
Chim Bồ Câu Viễn Khách (
Ectopistes migratorius
Ectopistes migratorius
)
)

Đã từng là loài chim có
số lượng lớn nhất hành
tinh

Đánh giá khoảng 5 tỷ cá
thể

Một đàn rộng tới 1 dặm,
dài 300 dặm
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế

Khác với các vật dữ khác, con người khai thác hàng loạt

Sự suy giảm được ghi nhận từ năm 1860

Bảo vệ loài chim này quá muộn

Những con chim hoang dã cuối cùng bị bắn ở Wisconsin

vào năm 1899

Thất bại trong việc sinh sản nhân tạo

Con chim Bồ câu khách cuối cùng (Martha) chết ở vườn
thú Cincinnati vào lúc 13 giờ chiều ngày 14 tháng 9 , năm
1914.
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Bò rừng Châu Mỹ (
Bò rừng Châu Mỹ (
Bison bison
Bison bison
)
)
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Bò Rừng Châu Mỹ (
Bò Rừng Châu Mỹ (
Bison bison
Bison bison
)
)

Bò rừng Châu Mỹ là loài thú ưu thế nhất ở Bắc Mỹ. Trước
năm 1850 con người cùng tồn tại với bò rừng, người ta sử
dụng da của chúng để làm lều và áo quần, thịt để ăn, gân để
làm dây cung và phân cho nhiên liệu. Dây chuyền thức ăn

đồng cỏ - bò rừng - con người vẫn duy trì hàng ngàn năm.

Khi người Châu Âu đến định cư vào cuối thế kỷ XIX, thì cuộc
thảm sát bò rừng bison bắt đầu. Hơn 1,5 triệu da bò được
bán cho thị trường Phương đông trong mùa đông 1872 -
1873.

Từ quần thể ước tính khoảng 60 triệu con năm 1860, chỉ còn
150 sót lại ngoài tự nhiên năm 1889. Năm 1894, con bò
hoang cuối cùng ngoài tự nhiên ở nước Mỹ, bị bắn chết bởi
một người chủ trại tại tỉnh Parke, bang Colorado.
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Đầu thế kỷ XIX chỉ còn
lại vài trăm con, ở vùng
rừng Bialowiesa, Balan.
Việc săn bắn trộm tiếp
tục giảm số lượng của
bò cho đến Thế chiến
thứ I với bom đạn và việc
tìm thực phẩm làm cho
bò hoang hoàn toàn huỷ
diệt.
Con bò hoang Châu Âu
cuối cùng bị bắn chết vào
ngày 9, tháng 1 năm
1921.
Bò Rừng Châu Âu (
Bò Rừng Châu Âu (

Bison bosanus
Bison bosanus
)
)
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên
Sự tuyệt chủng là một hiện tượng nằm trong chu trình vận động
của tự nhiên tương tự như sự hình thành loài.
Tại sao lại phải suy nghĩ và quan tâm nhiều đến chuyện mất mát
các loài. Sự hình thành loài là một quá trình diễn ra rất chậm, qua
sự tích luỹ dần các đột biến và những sự chuyển đổi các allen qua
cả hàng chục ngàn năm thậm chí cả hàng triệu năm. Trong lịch sử,
đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự hình
thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ. Tuy nhiên trong những
khoảng thời gian ngắn hơn, tốc độ đa dạng hóa kém hơn nhiều so
với tốc độ tuyệt chủng. Điều đó có nghĩa là sự tiến hóa của sinh giới
sẽ không theo kịp với những sự tuyệt chủng nhanh chóng.
Các hoạt động của con người đang gây ra sự tuyệt chủng ở tỷ
lệ vượt xa tỷ lệ các loài được thay thế. Sự mất đi của loài hiện nay
là chưa từng thấy, không theo một qui luật nào và có thể là không
cứu vãn được.
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Tuyệt chủng do con người gây ra
Sự giàu có về loài đã giảm do sự gia tăng của loài người.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi con người đặt chân đến, 74%
đến 86% các loài thú lớn, có trọng lượng hơn 40 kg, ở Australia

và Nam, Bắc Mỹ bị tuyệt chủng.
Tỷ lệ tuyệt chủng được biết rõ nhất là về chim và thú do
chúng là những loài tương đối lớn, được nghiên cứu kỹ và dễ
làm cho người ta chú ý.
Khoảng 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng từ năm
1600, tương ứng với 2,0% các loài thú và 1,3% các loài chim.
Tỷ lệ tuyệt chủng của chim và thú vào khoảng 1 loài trong 10
năm trong thời gian từ 1600 -1700, nhưng tỷ lệ này tăng lên 1
loài/năm trong thời gian từ 1850 -1950.
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Các loài bị đe dọa

24% các loài thú trên thế giới ngày nay đang đối mặt với nguy
cơ tuyệt chủng (IUCN, 2000).

Khoảng 12% trong số 9.500 loài chim trên thế giới đang bị đe
doạ tuyệt chủng trong 100 năm tới. Khoảng từ 300 đến 900 loài
khác có khả năng đưa vào danh sách bị đe doạ

Khoảng ¼ của tất cả các loài bò sát và 1/3 của tất cả các loài
lưỡng thê trên trái đất đang bị đe doạ tuyệt chủng.

50% các loài cá (chủ yếu là cá nước ngọt) được đánh giá được
đưa vào danh sách bị đe doạ.

Nhiều loài côn trùng đang bị đe doạ: khoảng 100.000 loài đến
500.000 loài côn trùng được dự báo là sẽ tuyệt chủng trong
vòng 300 năm tới, tương đương với tỷ lệ khoảng 7 đến 30 loài bị

mất đi trong vòng một tuần (Mawdsley and Stork , 1995).

Khoảng 10% các loài cây trên thế giới đang bị đe doạ tuyệt
chủng. Khoảng 1.000 loài đang bị nguy cấp trầm trọng. Có ít
hơn ¼ các loài cây đang bị đe doạ được bảo tồn ở các mức độ
khác nhau (Oldfield, et al., 1998)
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Các hệ sinh thái và các nơi ở cũng đang bị
đe doạ

Khoảng 2/3 diện tích của 2 trong số 14 khu sinh học trên cạn
của thế giới và hơn một nửa diện tích của 4 khu sinh học khác
đã bị chuyển đổi (chủ yếu cho nông nghiệp) vào những năm
1990 (Millennium Ecosystem Assessment, 2005).

Theo Viện Tài nguyên rừng Thế giới (WRI), 1/5 độ che phủ
của tất cả rừng mưa nhiệt đới đã bị mất giữa những năm
1960 và 1990.

50% nơi ở của các vùng đất ngập nước đã bị huỷ hoại trong
vòng 100 năm qua (WRI, 2003).

Rừng ngập mặn ven biển trên thế giới thế giới là môi trường
nuôi dưỡng quan trọng cho vô số loài cũng đang bị đe doạ,
khoảng 50% rừng ngập mặn đã bị chặt trụi (WRI, 2000-
2001).

Khoảng 20% các rạn san hô trên thế giới đã bị mất và 20%

khác đang bị suy thoái trong mấy thập kỷ cuối của thế kỷ XX
(Millennium Ecosystem Assessment, 2005).
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Do sự mất mát của các loài và hệ sinh thái đã dẫn
đến sự mất mát của các dịch vụ sinh thái

Khoảng 60% các dịch vụ sinh thái đang bị suy thoái hay
sử dụng không bền vững bao gồm: làm sạch không khí,
điều hoà khí hậu, cung cấp nước sạch, điều chỉnh mầm
bệnh và sâu hại và thụ phấn.

Có sự thay đổi lớn về chu trình dinh dưỡng trong các thập
kỷ qua, chủ yếu do gia tăng lượng phân bón, chất thải của
gia súc, chất thải của con người và đốt cháy sinh khối
(Millennium Ecosystem Assessment, 2005).

×