TrườngTHPT Ba Gia Hướng dẫn ôn tập thi tôt nghiệp.Môn Lịch sử 2007-2008
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai)
Câu 1.Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở liên Xô (Từ
1945 đến nữa đầu những năm 70).Ý nghĩa lịch sử
1.Bối cảnh lịch sử.
a.Trong nước:Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước chiến thắng
nhưng bị chiến tranh tàn phá nặng nề: 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn
70.000 làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá…..
b.Thế giới: Các nước đế quốc do Mỹ cầm đầu đã phát động cuộc chiến tranh lạnh
nhằm bao vây kinh tế, cô lập về chinh trị, chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến
tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Trong Hoàn cảnh đó, Liên Xô vừa phải tự lực khôi phục kinh tế, và củng cố quốc
phòng nhằm đối phó với âm mưu của Mỹ, vừa phải giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
và phong trào cách mạng thế giới.
2.Những thành tựu.
Trong khôi phục kinh tế Liên Xô đã hoàn thành kế khôi phục kinh tế (1945-1950)
trong 4 năm 3 tháng (vượt thời hạn 9 tháng).
a.Kinh tế.
-Năm 1950 sản lương công nghiệp tăng 73% (kế hoạch dự kiến 43%).
-Sản lương nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.
- Đầu thập niên 70 Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên
thế giới (sau Mỹ). Sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm 20% tổng sản lượng công
nghiệp toàn thế giới.
b.Khoa học-kĩ thuật.
-Năm 1949, Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử, làm phá vỡ thế độc quyền
về bom nguyên tử của Mỹ.
-Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ
đạo trái đất.
-Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh trái đất. Mở đầu
cho kĩ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
c.Về quân sự: Đạt được thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung và sức nạnh
hạt nhân nói riêng so với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ (khối NATO)
3.Ý nghĩa lịch sử và vị trí quốc tế của Liên Xô.
a.Ý nghĩa lịch sử.
-Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.
-Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong việc xây dựng và phát triển kinh
tế, củng cố quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân
-Củng cố hòa bình , tăng thêm lực lượng của cách mạng thế giới.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giáo viên biên soạn: Phạm Văn Sơn (Lưu hành nội bộ)
1
TrườngTHPT Ba Gia Hướng dẫn ôn tập thi tôt nghiệp.Môn Lịch sử 2007-2008
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
b.Vị trí quốc tế.Sau chiến tranh thế giới thứ hai địa vị quốc tế của Liên Xô được
đề cao. Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất, là thành trì của hòa bình thế
giới và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
-------------------------------------------------------------------
Câu 2.Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (Từ
1950 đến nữa đầu những năm 70).Ý nghĩa lịch sử.
1.Bối cảnh lịch sử.
*Thuận lợi:
-Nhân dân lao động nhiệt tình, hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-Nhờ sự giúp đỡ to lớn ncủa Liên Xô
*Khoa khăn:
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phần lớn lạc hậu.
-Các nước đế quốc bao vây về king tế, cô lập về chính trị.
-Các thế lực phản động trong và ngoài nước ra sức phá hoại như gây ra các cuộc
bạo loạn ở Hung-ga-ri (1956), Tiệp Khắc (1968)…
2.Những thành tựu.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô, công cuộc xây dựng đất nước ở các nước Đông Âu
đã thu được những thành tựu to lớn.
-Về kinh tế: Đạt được tốc độ phát triển cao trong nông nghiệp, công nghiệp, hoàn
thành điện khí hóa trong toàn quốc…..
-Về chính trị-xã hội:
+Đất nước được ổn định. Mọi âm mưu thù địch chống phá của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực phản độn bị đập tan như ở Hung-ga-ri, Ba Lan,Tiệp Khắc, Cộng hòa dân
chủ Đức…..
+Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, văn hóa, giáo dục y
tế phát triển. Bộ mặt đất nước con người đều thay đổi như An-ba-ni, Hung-ga-ri, Cộng
hòa dân chủ Đức…..
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, trong quá trình xây dựng, các nước Đông Âu cũng
mắc phải một số sai lầm, khuyết điểm như bắt chước, rập khuôn một cách máy móc theo
mô hình của Liên Xô, nóng vội đốt cháy giai đoạn, vi phạm dân chủ……Những sai lầm
này kéo dài, chậm khắc phục là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở
những nước này.
3.Ý nghĩa lịch sử:
-Làm thay đổi cục diện Châu Âu sau chiến tranh…….
-Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế
giới vững mạnh.
--------------------------------------------------------------------------
Câu 3.Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN khác.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giáo viên biên soạn: Phạm Văn Sơn (Lưu hành nội bộ)
2
TrườngTHPT Ba Gia Hướng dẫn ôn tập thi tôt nghiệp.Môn Lịch sử 2007-2008
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
a.Quan hệ hợp tác tương trợ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu. Sự hợp tác
giữa Liên Xô và các nước Đông Âu được thể hiện trong hai tổ chức sau.
*Về kinh tế: Ngày 8.1.1949, Liên Xô và các nước Đông Âu đã ký Hiệp ước thành
lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), nhằm mục đích là thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ
lẫn nhau chặt chẽ hơn nữa về kinh tế, văn hóa , khoa học- kĩ thuật.
Kết quả:Trong hơn 30 năm tồn tại, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã hợp tác,
hổ trợ và giúp đỡ lẫn nhau về vốn, khoa học- kĩ thuật, tiêu thụ sản phẩm, nguyên vật
liệu, chuyển giao công nghệ….Liên Xô giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động của tổ chức
này. Tuy nhiên, khối SEV cũng có nhiều thiếu sót và hạn chế như nặng về trao đổi hàng
hóa, mang tính bao cấp, khép kín cửa không hòa nhập được với nền kinh tế thế giới ngày
càng được quốc tế hóa cao độ …..Sau khi Đông Âu sụp đổ, khối SEV giải tán.
*Về chính trị và quân sự: Ngày 4.5.1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã ký
Hiệp ước thành lập tổ chức Hịêp ước VACSAVA, nhằm tăng cường sức mạnh quân sự
cho các nước Đông Âu, giữ gìn hòa bình và an ninh cho các nước thành viên, đối phó
vơí âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và khối NATO.
Kết quả: Đã kiềm chế được các âm mưu gây chiến của chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ
hòa bình và an ninh của các nước thành viên. Sau những biến động chính trị ở Liên Xô
và Đông Âu, khối VACSAVA tuyên bố tự giải tán (3.1991).
b.Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
-Giữa Liên Xô với từng nước xã hội chủ nghĩa, giữa các nước xã hội chủ nghĩa
với nhau, cũng có quan hệ tốt đẹp nhằm tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
+Liên Xô đã tích cực giúp đỡ đa số các nước xã hội chủ nghĩa, như giúp đỡ nhân
dân các nước Triều Tiên, Cu Ba, Việt Nam, Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+2.1950, Liên Xô và Trung Quốc kí “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô-
Trung”, nhằm chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
-Tuy nhiên, trong quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa cũng trải qua những
thời kì sóng gió, bất đồng căng thẳng do mâu thuẩn với nhau như giữa Liên Xô với
Trung Quốc, giữa Liên Xô với An-ba-ni…..
---------------------------------------------------------------
Tham khảo
1.Hãy nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc
và các nước xã hội chủ nghĩa khác đối với Việt Nam từ 1950 đến 1991. Ý nghĩa của
sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
a.Sự giúp đỡ:
-Về mặt tinh thần: Đó là sự ủng hộ Đảng, chính phủ, các tổ chức xã hội của nhân
dân ta. Liên Xô, Trung Quốc tuyên bố ủng hộ, làm hậu thuẩn, mít tinh, biểu tình…
-Về vật chất: Viện trợ lương thực, vũ khí các loại, quân trang quân dụng, thuốc
men…cho Việt Nam. Ngoài ra Liên Xô còn giúp ta xây dựng bệnh viện hữu nghị Hà
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giáo viên biên soạn: Phạm Văn Sơn (Lưu hành nội bộ)
3
TrườngTHPT Ba Gia Hướng dẫn ôn tập thi tôt nghiệp.Môn Lịch sử 2007-2008
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nội, Cầu thăng Long, nhà máy thủy nđiện Hòa Bình, đào tạo cán bộ, giúp đỡ chuyên
gia…
b.Ý nghĩa: Sự giúp đỡ của Liên Xô,Trung Quốc, và các nước xã hội chủ nghĩa đã
góp phần quan trọng để nhân dân Việt Nam có thể đánh bại được chủ nghĩa đế quốc, chủ
nghĩa thực dân cũ và mới, giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
--------------------------------------------------------
2.Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các
nước Đông Âu? Anh chị có nhận xét gì về sự sụp đổ đó.
a.Nguyên nhân…..
-Do xây dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp với
quy luật khách quan (cơ chế tập trung quan liêu bao cấp), ngoài ra, còn do khuyết điểm
chủ quan duy ý chí của những người lãnh đạo, không xuất phát từ sự thay đổi khách
quan của thời đại dẫn đến tách rời lí luận với thực tiển. Các nước Đông Âu thì áp dụng
mô hình của Liên Xô một cách máy móc, không phù hợp với truyền thống đặc điểm dân
tộc mình.
-Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới, khi tiến
hành lại mắc sai lầm.
-Do sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số ngưởi
lãnh đạo Đảng và nhà nước.
-Do hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài
nước.
b.Nhận xét: Đây là một thất bại nặng nề của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn
thế giới, dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội không còn tồn tại.
Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn chưa
khoa học, là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.Chủ nghĩa tư bản tuy vẫn đang
còn tiềm lực phát triển, nhưng không thể tự giải quyết được vấn đề nan giải, những căn
bệnh thuộc về bản chất của nó. Vì vậy khó khăn của chủ nghĩa xã hội chỉ là những khó
khăn mang tính chất tạm thời trên con đường phát triển. Nhất định chủ nghĩa xã hội sẽ
tìm được hướng đi và giải pháp đúng để tiếp tục phát triển trên cơ sở kinh nghiệm và bài
học đã được tích lúy trong lịch sử
c.Bài học kinh nghiệm
-Cần phải xây dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội khoa học, nhân văn, phù
hợp với hoàn cảnh và truyền thống của mỗi quốc gia, bằng cách vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa xã hội khoa học vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước.
-Phải luôn cảnh giác với các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
-Phải luôn luôn nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giáo viên biên soạn: Phạm Văn Sơn (Lưu hành nội bộ)
4
TrườngTHPT Ba Gia Hướng dẫn ôn tập thi tôt nghiệp.Môn Lịch sử 2007-2008
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 4.Cuộc nội chiến ở Trung Quốc sau năm 1945 và sự thành lập nước cộng hòa
nhân dân Trung Hoa.
1.Bối cảnh lịch sử.
-Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc thắng lợi, ở Trung Quốc vẫn tồn tại hai lực
lượng đối lập: Đảng cộng sản do MaoTrạch Đông làm chủ tịch và Quốc dân đảng do
Tưởng Giới Thạch cầm đầu. Song lực lượng cách mạng do Đảng cộng sản Trung Quốc
lãnh đạo đã lớn mạnh hơn nhiều so với trước:
+Quân đội chủ lực phát triển lên đến 120 van người, dân quân 200 vạn, vùng giải
phóng được mở rộng (chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số cả nước).
+Ngoài ra còn nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, như chuyển giao vùng
Đông Bắc Trung Quốc, vùng công nghiệp có vị trí chiến lược quan trọng; giao toàn bộ
vũ khí tướt được của quân Nhật.
-Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch (có
sự giúp đỡ đắc lực của Mỹ) phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và
phong trào cách mạng Trung Quốc.
-Ngày 20.7.1946, Tưởng Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội gồm
160 vạn tấn công vào các vùng giải phóng. Cuộc nội chiến chính thức bùng nổ.
2.Diễn biến cuộc nội chiến. Diễn ra qua 2 giai đoạn:
a.Giai đoạn phòng ngự về chiến lược (Từ tháng 7.1946 đến 6.1947).Trong giai
đoạn này do tương quan lực lượng, quân ngiải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự
tích cực, không giữ đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực
lượng cho mình.
Qua một năm chiến đấu, quân giải phóng đã tiêu diệt1.112.000 quân chủ lực Quốc
dân đảng, phát triển lực lượng cách mạng lên đến 2 triệu người.
b.Giai đoạn phản công (Từ 6.1947 đến 10.1949)
-Từ tháng 6.1947, quân giải phóng Trung Quốc chuyển sang chiến lược phản công
với ba chiến dịch lớn: Liêu-Thẩm; Hoài-Hải; Bình-Tân, tiêu diệt 1.154.000 quân Quốc
dân đảng.
-Ngày 21.4.1949, quân giải phóng vượt sông Trường Giang, đến ngày 23.4.1949
giải phóng Nam Kinh-trung tâm chính trị của Quốc dân đảng.Nền thống trị của Quốc
dân đảng chính thức sụp đổ, tập đoànTưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan. Nội chiến kết
thúc.
-Ngày1.10.1949, nước cộng hòa nhân dân Trung hoa được thành lập, đứng đầu là
Mao Trạch Đông.
3.Ý nghĩa lịch sử
-Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thắng lợi đã chấm dứt sự
thống trị và nô dịch của đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản kéo dài ở Trung Quốc.
-Đưa nhân dân Trung Quốc bước vào kĩ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
-Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi thế giới và ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giáo viên biên soạn: Phạm Văn Sơn (Lưu hành nội bộ)
5
TrườngTHPT Ba Gia Hướng dẫn ôn tập thi tôt nghiệp.Môn Lịch sử 2007-2008
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 5.Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á có những biến đổi như
thế nào?Theo em biến đổi nào quan trọng nhất? Tại sao?
*Biến đổi thứ nhất: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực
Đông Nam Á hầu hết là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước đế quốc, đời sống nhân
dân ở các nước này vô cùng khó khăn. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tuy diễn
ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại. sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước đều
giành được độc lập….
*Biến đổi thứ hai: Sau khi giành độc lập, các nước trong khu vực xây dựng và
củng cố nền độc lập, ra sức phát triển kinh tế, văn hóa và đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, hơn hẵn so với trước chiến tranh. Nhiều nước trở thành con rồng châu Á như Sin
gapo, có nước bước vào ngưỡng cửa của những nước công nghiệp mới “NICs” như Thái
Lan, Ma laixia.
*Biến đổi thứ ba. Đến nay, hầu hết các nước Đông Nam Á đều gia nhập tổ chức
ASEAN. Đây là liên minh chính trị-kinh tế thúc đẩy sự hợp tác cùng nhau phát triển.
**Biến đổi quan trọng nhất: Là biến đổi thứ nhất, đó là sự kiện làm thay đổi thân
phận của các nước Đông Nam Á, từ những nước thuộc địa, nữa thuộc địa, hay phụ thuộc
đã trở thành những nước độc lập….
Vì nhờ có độc lập mà các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để
xây dựng và phảt triển nền kinh tế của mình ngày càng phồn vinh.
--------------------------------------------------------------------------
Câu 6.Quá trình thành lập, mục tiêu và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN). Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.
1.Quá trình thành lập, mục tiêu và sự phát triển của Hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN).
a.Hoàn cảnh lịch sử và quá trình thành lập.
-Sau khi giành độc lập, đứng trước những yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh trong
khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường
quốc bên ngoài đối với khu vực.
-Ngày 8.8.1967, đai biểu 5 nước: Inđônêsia, Philíppin, Malaisia, Xingapo, Thái
Lan họp tại Băng Cốc (Thái Lan ) quyết định thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam
Á”, gọi tắt là ASEAN.
b.Mục tiêu:Nhằm xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các
nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh và thiết lập một
khu vực hòa bình tự do trung lập ở Đông Nam Á.
c.Quá trình phát triển. Từ khi thành đến nay, tổ chức ASEAN đã trải qua hai
giai đoạn phát triển.
*Giai đoạn thứ nhất (từ 1957 đến 1975). Trong giai đoạn này ASEAN còn là một
tổ chức khu vực non yếu chưa có những hoạt động nổi bật nên ít được mọi người biết
đến.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giáo viên biên soạn: Phạm Văn Sơn (Lưu hành nội bộ)
6
TrườngTHPT Ba Gia Hướng dẫn ôn tập thi tôt nghiệp.Môn Lịch sử 2007-2008
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
*Giai đoạn thứ hai (từ 1976 đến nay).Được bắt đầu từ hội nghị cấp cao lần thứ
nhất họp vào 2.1976 (Ba li Inđônêsia) đã, mở ra một thời kì phát triển mới trong lịch sử
các nước ASEAN.
**Quá trình phát triển từ ASEAN 6 đến ASEAN 10.
-Năm 1967, ASEAN có 5 nướcthành viên Inđônêsia, Philíppin, Malaisia,
Xingapo, Thái Lan.
-Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
-Năm 1995, ASEAN kết nạp Việt nam làm thành viên thứ bảy.
-Năm 1997, hai nước Lào và Mianma trở thành viên chính thức của ASEAN.
-Năm 1999, Campuchia được kết nạp trở thành thành viên thứ10 của ASEAN.
2.Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.
a.Cơ hội:
-Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó
là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.
-Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển
giữa nước ta với các nước trong khu vực.
-Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới
để phát triển kinh tế.
-Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.
-Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao
với các nước trong khu vực.
b.Thách thức.
-Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ
tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.
-Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.
-Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân
tộc.
c.Thái độ. Bình tĩnh, không bỏ lỡ cơ hội. Cần ra sức học tập nắm vững khoa học-
kĩ thuật.
------------------------------------------------------------------------------
Câu tham khảo. Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện
Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN.
a.Mối quan hệ.Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa
diệu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình
phức tạp ở Campuchia.
*Giai đoạn từ 1967 đến 1973: Quan hệ khá căng thẳng, nghi kị từ hai phía (vì
Philíppin vàThái Lan là thành viên của khối SEATO).
*Giai đoạn từ 1973 đến 1978: Sau hiệp định Pari Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao
với Malaisia, Xingapo. Năm 1976 Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Philíppin, Thái
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giáo viên biên soạn: Phạm Văn Sơn (Lưu hành nội bộ)
7
TrườngTHPT Ba Gia Hướng dẫn ôn tập thi tôt nghiệp.Môn Lịch sử 2007-2008
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lan, làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện, đã có nhều cuộc thăm
viếng lẫn nhau và bắt đầu hợp tác song phương, đa phương trên nhiều lĩnh vực.
*Giai đoạn từ 1979 đến 1989: Quan hệ căng thẳng do những biến động về tình
hình chính trị xã hội ở Campuchia làm cho các quan hệ ngưng trệ.
*Giai đoạn từ 1989 đến 1992:
-Từ cuối những năm 80, ASEAN đã chuyển từ chính sách “đối đầu” sang “đối
thoại” hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết,
Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn là bạn vơí tất cả các nước”, quan hệ
giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện.
-Năm 1995, ASEAN kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ bảy. Sau khi gia nhập
ASEAN mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, khoa học-kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.
b.Ý nghĩa lịch sử của của sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN
-Tạo điều kiện để Việt Nam gia nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á
-Tăng cường mối quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, khoa học-kĩ thuật ……giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
-------------------------------------------------------------------------
Câu 7.Quá trình phát triển và thắng lợi của Cách mạng GPDT ở Châu Phi từ 1945 đến
nay.
1.Vài nét sơ lược về Châu Phi.
-Châu phi có 57 quốc gia, với diện tích 30,3 triệu Km
2
(gấp 3 lần Châu Âu và
bằng 3/4 Châu Á), dân số khoảng 650 triệu người.
-Là châu lục giàu có về tài nguyên thiên nhiên và nông lâm sản quý, nhưng dưới
ách thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây, Châu Phi trở nên nghèo nàn, lạc hậu.
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát
triển mạnh mẽ ở Châu Phi, nên được gọi là “lục địa mới trổi dậy” để chống thực dân.
2.Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
a.Giai đoạn từ 1945-1954: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở
Bắc Phi, với thắng lợi mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính và sĩ quan Ai
Cập (1952), lật đổ vương triều Pha rúc và nền thống trị của thực dân Anh. Nước cộng
hòa Ai Cập được thành lập 18.6.1953.
b.Giai đoạn từ 1954-1960: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển
mạnh mẽ ở vùng Bắc Phi, Tây Phi. Mở đầu bằng cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân
Angiêri (11.1954), sau đó nhiều quốc gia giành được độc lập dân tộc như Tuynidi
(1956), MaRốc (1956), Xuđăng (1956), Ga na (1957), Ghinê (1958)….Đến năm 60 hầu
hết các nước Bắc Phi và Tây Phi giành được độc lập
c.Giai đoạn từ 1960-1975:
-Năm 1960, có 17 nước châu Phi giành được độc lập, lịch sử gọi là năm Châu Phi,
mở đầu cho một giai đoạn phát trển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giáo viên biên soạn: Phạm Văn Sơn (Lưu hành nội bộ)
8