Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Hoạt động truyền thông đối với Đề án Vietnam Silicon Valley của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và dịch vụ phát triển kinh doanh ATV Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.61 KB, 61 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI ĐỀ ÁN VIETNAM
SILICON VALLEY CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ
PHÁT TRIỂN KINH DOANH ATV VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP

Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:

Nguyễn Thị Thanh Hoài
11131480
Quản trị Marketing 55
PGS.TS Vũ Huy Thông

Hà Nội, 2017


2



MỤC LỤC


3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Danh mục biểu đồ:
Biểu đồ 1.1: Số lượng startup nhận được đầu tư giai đoạn 2011 – 2015
Danh mục hình ảnh:
Hình 1.1: Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2015
Hình 2.1: Mẫu thư mời được sử dụng trong chương trình VSV Investor Bootcamp
Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Bộ máy cơ cấu công ty ATV Việt Nam


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KH&CN

: Khoa học và Công nghệ

KH&ĐT

: Kế hoạch và Đầu tư

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


VSV

: Vietnam Silicon Valley


5

LỜI MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu

Những năm gần đây, làn sóng khởi nghiệp của Việt Nam ngày càng trở nên sôi
nổi với việc ra đời của hàng loạt các công ty khởi nghiệp, thu hút sự quan tâm của
không ít các Quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới. Nhất là kể từ khi Việt Nam được
xếp thứ 3 trong danh sách những quốc gia tốt nhất trên thế giới nên đầu tư vào (theo
Bảng xếp hạng những quốc gia tốt nhất để đầu tư của World Bank, 2016), đã kéo
theo đó là hàng loạt các sự kiện, chương trình về khởi nghiệp, đưa năm 2016 trở
thành năm “Khởi nghiệp quốc gia” do Chính phủ Việt Nam lựa chọn. Trong số hàng
hoạt những doanh nghiệp mới được thành lập, phải kể đến những doanh nghiệp đi
theo hướng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đó là những doanh nghiệp trẻ, có ý tưởng
kinh doanh sáng tạo, nghiên cứu và phát triển được công nghệ mới và có ý chí để có
thể đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Đây cũng là mô hình doanh nghiệp
khởi nghiệp đã được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển như: Hoa Kỳ,
Israel, Phần Lan, Singapore…
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, chịu tác
động đa chiều của toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của nền khoa học và công nghệ thế giới thì việc mở ra những cơ hội và thách
thức đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp Việt nói riêng là không thể
tránh khỏi. Sự phát triển dựa vào gia tăng vốn đầu tư, lao động giá rẻ và tài nguyên
thiên nhiên từ lâu đã không còn là lợi thế cạnh tranh bền vững của một quốc gia.

Muốn đất nước phát triển nhanh và bền vững, thực hiện các mục tiêu chiến lược về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì con đường phát triển dựa vào Khoa học và Công
nghệ là tất yếu, và nhân tố chủ lực chính là các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Các
doanh nghiệp này xứng đáng có được cơ hội hình thành và phát triển trong một hệ
sinh thái khởi nghiệp lành mạnh và chuyên nghiệp. Năm 2016 vừa qua là một dấu
mốc quan trọng với hàng loạt các vườn ươm, cơ sở hỗ trợ và các sự kiện khởi
nghiệp ngày một gia tăng. Điển hình là: Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
“Vietnam Silicon Valley” vẫn đang được triển khai từ năm 2013, Đề án “Hỗ trợ hệ
sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt (2016); sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia (TECHFEST Vietnam 2016),... Những nỗ lực của Chính phủ, đặc biệt là Bộ


6

KH&CN trong việc triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp là vô cùng
lớn, tuy nhiên những đề án này chưa thực sự được dư luận biết đến hay nói đúng
hơn chúng chưa được truyền thông một cách bài bản đến công chúng nói chung và
cộng đồng khởi nghiệp nói riêng.
2. Lý do nghiên cứu đề tài

Truyền thông Marketing luôn được xem là một thành tố vô cùng quan trọng
trong hỗn hợp Marketing. Với bất kì doanh nghiệp nào, hoạt động truyền thông
cũng rất cần thiết bởi đó là công cụ để truyền thông tin về sản phẩm và doanh
nghiệp đến khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu, qua đó hướng khách hàng
đến hành vi mua. Một tổ chức với các hoạt động xã hội cũng không là ngoại lệ, để
đối tượng nhận tin mục tiêu biết đến, quan tâm và sử dụng dịch vụ, cũng như tạo ra
được những giá trị thực sự cho cộng đồng thì hoạt động truyền thông là điều tất yếu.
Ra đời từ năm 2013 với vai trò đi đầu trong công tác hỗ trợ khởi nghiệp nhưng
đến nay, Đề án “Vietnam Silicon Valley” (sau đây tác giả xin được gọi tắt là

“VSV”) chưa thực sự được biết đến rộng rãi. Đây là Đề án Thương mại hóa công
nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam của Bộ KH&CN và được Công
ty TNHH tư vấn đầu tư và dịch vụ phát triển kinh doanh ATV Việt Nam chịu trách
nhiệm triển khai, thực hiện. Đề án ra đời nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi
nghiệp tại Việt Nam với 3 hoạt động chính: (1) Lựa chọn những Startup tiềm năng
có cơ hội tăng trưởng để hỗ trợ đầu tư tài chính, nhân lực; đồng thời tổ chức các
khóa đào tạo tập huấn giúp Startup cập nhật kiến thức về quản trị doanh nghiệp,
kinh nghiệm kêu gọi vốn đầu tư. Đổi lại VSV sẽ có cổ phần trong Starup đó. (2)
Liên kết với các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, giúp họ tìm
kiếm các starup tiềm năng để đầu tư và thu về lợi nhuận. (3) Tổ chức các khóa tập
huấn cho các nhà đầu tư, cố vấn và một số cơ quan, ban ngành Nhà nước để cung
cấp các thông tin, kinh nghiệm về đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp.
Lợi ích kinh tế cũng như lợi ích xã hội mà đề án này mang lại là điều không
thể phủ nhận. Tuy nhiên, đề án chưa thực sự được biết đến rộng rãi bởi các hoạt
động truyền thông, quảng bá hình ảnh còn chưa được đầu tư kĩ lưỡng dẫn đến việc
đề án chưa nhận được sự quan tâm và khẳng định vị thế trong cộng đồng Startup.
Các hoạt động truyền thông tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn
tồn tại những hạn chế và chưa đạt được hiệu quả mà ban lãnh đạo mong đợi.


7

Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH tư vấn đầu tư và dịch vụ phát
triển kinh doanh ATV Việt Nam và có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu về Đề án VSV, tác
giả lựa chọn đề tài “Hoạt động truyền thông đối với Đề án Vietnam Silicon
Valley của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và dịch vụ phát triển kinh doanh
ATV Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm chủ đề cho chuyên đề tốt nghiệp
chuyên ngành Quản trị Marketing năm học 2016-2017.
3. Mục tiêu của nghiên cứu


- Đánh giá ưu và nhược điểm trong cách thức và quy trình truyền thông của VSV
đối với từng nhóm đối tượng nhận tin mục tiêu.
- Đưa ra giải pháp khắc phục các nhược điểm trong truyền thông của đề án, từ đó
gia tăng sự nhận biết của cộng đồng Startup đối với đề án và thu hút ứng viên tham
gia vào các chương trình.
4. Nội dung và câu hỏi nghiên cứu

4.1. Nội dung nghiên cứu
- Quy trình các chiến dịch truyền thông mà VSV đã và đang tiến hành.
- Các công cụ điển hình trong truyền thông Marketing tích hợp mà VSV đã và đang
sử dụng.
- Cách thức triển khai các hoạt động truyền thông và việc áp dụng các công cụ
truyền thông cho các nhóm đối tượng nhận tin mục tiêu khác nhau.
- Hoạt động giám sát, đánh giá hiệu quả truyền thông mà VSV đang thực hiện.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhóm đối tượng nhận tin mục tiêu của VSV là ai? Đặc điểm cụ thể của từng
nhóm đối tượng nhận tin mục tiêu này?
- Các chiến dịch truyền thông của VSV được tiến hành theo quy trình như thế nào?
Quy trình này có ưu và nhược điểm gì?
- VSV đã sử dụng các công cụ nào cho hoạt động truyền thông của mình? Các công
cụ đó có phù hợp với đối tượng nhận tin mục tiêu không? Sự phối hợp giữa công cụ
truyền thông và thông điệp cần truyền tải như thế nào? Ưu và nhược điểm của
chúng.
- Cần đưa ra các giải pháp gì để khắc phục các hạn chế của hoạt động truyền thông
cho VSV?
5. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu


8


5.1. Thông tin cần thu thập và Phương pháp nghiên cứu


Thông tin thứ cấp
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để khai tác nguồn dữ liệu thứ cấp:
- Internet: Các bài viết trên website, fanpage facebook của VSV và 1 số báo mạng
khác về các chương trình VSV đã tổ chức và các bài nghiên cứu, phóng sự về cộng
đồng Startup nói chung.
- Nội bộ Đề án: các dữ liệu về hoạt động kinh doanh, cơ cấu nhân sự, nguồn tài
chính mà công ty cung cấp.



Thông tin sơ cấp
Để thu thập các thông tin sơ cấp, tác giả sử dụng các phương pháp:
- Phỏng vấn cá nhân chuyên sâu theo phương pháp lấy mẫu đánh giá: đối với một
số cán bộ quản lí, nhân viên của Đề án và một số nhóm Startup điển hình đang hoạt
động tại VSV. Quy mô mẫu: 5 người (3 thành viên thuộc VSV, 2 đại diện của 2
nhóm startup).
- Phương pháp nghiên cứu quan sát trong suốt quá trình thực tập để có cái nhìn tổng
thể và khách quan về đối tượng nghiên cứu.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đề án VSV và các hoạt động truyền thông Marketing của Đề án VSV.
- Đối tượng nhận tin mục tiêu của Đề án, cụ thể là: các nhóm Startup; các doanh
nghiệp, tổ chức có nhu cầu đầu tư vào Startup; các cơ quan, Sở, có trách nhiệm hỗ
trợ khởi nghiệp tại các địa phương.
5.3. Phạm vi nghiên cứu




Không gian: Công ty TNHH tư vấn đầu tư và dịch vụ phát triển kinh doanh ATV

Việt Nam.
• Thời gian: Tháng 2/2017 – Tháng 5/2017
6. Cấu trúc chuyên đề thực tập
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH tư vấn đầu tư và dịch vụ phát triển
kinh doanh ATV Việt Nam, Đề án VSV và môi trường kinh doanh của Đề án
Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông Marketing của Đề án VSV.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông cho
Đề án VSV.


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ATV VIỆT NAM, ĐỀ ÁN VSV VÀ
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA ĐỀ ÁN

1.1.

Giới thiệu về công ty TNHH Tư vấn đầu tư và dịch vụ phát triển kinh doanh
ATV Việt Nam

1.1.1. Thông tin chung về công ty

Tên công ty
Tên giao dịch
Địa chỉ trụ sở chính
Điện thoại
Người đại diện

Chức vụ
Mã Số thuế
Số tài khoản

:

Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và dịch vụ phát triển

:
:

kinh doanh ATV Việt Nam
ATV VIET NAM CO.,LTD
Tầng 7, số 24 Lý Thường Kiệt, Phường Hàng Bài,

:
:
:
:
:

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
(04) 2218 9777
Hàn Ngọc Tuấn Linh
Giám Đốc
0101522531
006704060036286 tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Việt Nam

Logo công ty



10
1.1.2. Bộ máy cơ cấu và tổ chức công ty

Sơ đồ 1.1: Bộ máy cơ cấu công ty ATV Việt Nam
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Bộ phận Kinh doanh
Bộ phận Hành chính tổng hợp
Bộ phận Tài chính kế toán
(Nguồn: Bộ phận Hành chính tổng hợp)
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:


Hội đồng thành viên
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy
động thêm vốn.
- Quyết định phương thức đầu tư và các dự án đầu tư.
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận
hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty.



Giám đốc
- Chịu trách nhiệm điều phối việc xây dựng và lập kế hoạch chiến lược cho công ty
trong ngắn hạn và dài hạn
- Ra quyết định phương án đầu tư và dự thầu trong thẩm quyền và giới hạn quy

định.
- Tổ chức tiến hành kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Kiểm tra, rà soát các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm các vị trí trong công ty.



Bộ phận Kinh doanh
- Tìm kiếm và phát triển khách hàng mới thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của
công ty.
- Tìm kiếm đối tác thực hiện đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết theo kế hoạch và
chiến lược phát triển của công ty.


11

- Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, chăm sóc khách hàng theo
chính sách của công ty.
- Thu thập và quản lý thông tin khách hàng và hồ sơ khách hàng theo quy định, là
đầu mối về việc thu nhập, quản lý thông tin khách hàng.
- Thực hiện các báo cáo nội bộ theo quy định của công ty và các báo cáo khác theo
yêu cầu của ban lãnh đạo.


Bộ phận Hành chính tổng hợp
- Tiếp nhận luân chuyển, quản lý văn thư giữa cơ quan Nhà nước với công ty, các
đối tác kinh doanh, thực hiện cơ chế bảo mật tài liệu theo quy định Nhà nước.
- Thông báo triệu tập các cuộc họp, chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho các cuộc
họp, buổi hội thảo.
- Quản lý chặt chẽ các loại tài sản tại văn phòng công ty, đề xuất sửa chữa, mua sắm

các trang thiết bị mới.
- Tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc khen thưởng, kỉ luật, giải quyết các chế độ
chính sách đối với cán bộ, nhân viên theo quy định Nhà nước.



Bộ phận Tài chính kế toán
- Quản lý toàn bộ tài sản, các loại vốn quỹ của công ty.
- Kiểm tra, xét duyệt các định mức và chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản
phẩm, dịch vụ, hướng dẫn các đơn vị thực hiện.
- Quản lý tài chính, quan hệ với ngân hàng để giải quyết nhu cầu về vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Tham gia kí kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức, thanh toán hợp đồng kinh tế với
khách hàng.
- Phân tích hoạt động kinh tế theo pháp lệnh kế toán thống kê, tổng hợp báo cáo kế
toán định kì và quyết toán cuối năm với Nhà nước.
1.2.
Giới thiệu về đề án VSV
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Đề án VSV chính thức được Bộ KH&CN khởi động vào ngày 18/10/2013 tại
Hà Nội. Lễ khởi động Đề án có sự tham dự của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công
nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Bộ trưởng Bộ KH&CN
Nguyễn Quân; đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, đại diện các đơn vị trực
thuộc Bộ KH&CN; đại diện các quỹ đầu tư, nhà đầu tư, đội ngũ chuyên gia trong và


12

ngoài nước, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, cơ sở ươm tạo, đại diện đại sứ

quán Hoa Kỳ và đại diện đại sứ quán Israel tại Việt Nam, một số tổ chức quốc tế
liên quan đến ươm tạo và hỗ trợ đầu tư…
Theo ông Nguyễn Quân- Bộ trưởng Bộ KH&CN, tại Việt Nam hầu hết người
làm quản lý vẫn chưa có khái niệm về ươm tạo doanh nghiệp và doanh nghiệp
KH&CN, rất nhiều nhà khoa học chưa dám bước chân vào nền kinh tế thị trường.
Họ có sản phẩm khoa học trong tay nhưng vẫn chưa dám thương mại hóa đưa vào
cuộc sống. Rất nhiều doanh nghiệp cũng có tinh thần khoa học, đam mê khoa học
nhưng vẫn chưa có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn của chính phủ, nguồn vốn
của các nhà đầu tư và ứng dụng những kết quả nghiên cứu của giới khoa học trong
nước và nước ngoài. Vì thế, quá trình hình thành hệ thống doanh nghiệp KH&CN ở
Việt Nam còn rất chậm và chưa đạt được mong muốn mà Đảng, Nhà nước, cũng
như Bộ KH&CN kỳ vọng.
Thực tế mỗi năm, Việt Nam có hàng nghìn kết quả nghiên cứu, sáng chế của
các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, tổ chức trong doanh
nghiệp, nhóm nghiên cứu trong nước và từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký
tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn có nguồn kết quả nghiên cứu, giải pháp hữu ích đến
từ các nhóm đơn lẻ, cá nhân. Tuy nhiên, việc thương mại hóa các kết quả nghiên
cứu còn hạn chế.
Dựa trên thực trạng đã nêu trên cùng sự khảo sát tình hình thương mại hóa
công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon đã hoạt động thành công ở Mỹ, Ấn Độ,
Hàn Quốc,… Bộ KH&CN đã giao Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp
KH&CN và Văn phòng Phối hợp phát triển môi trường KH&CN nghiên cứu, triển
khai đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình mẫu Thung lũng Silicon tại
Việt Nam” gọi tắt là đề án VSV. Mục tiêu của đề án là tạo ra một hệ sinh thái gồm
các startup được đào tạo để nâng cấp chính sản phẩm của mình, được các cố vấn
truyền đạt bí quyết kinh doanh tư vấn trong chương trình thúc đẩy khởi nghiệp
nhằm thu hút vốn đầu tư mạo hiểm để xây dựng hệ thống doanh nghiệp KH&CN
thành công. Doanh nghiệp KH&CN thành công phải có sản phẩm đáp ứng nhu cầu
thị trường, mô hình, chiến lược kinh doanh khả thi và có đội ngũ đủ năng lực thực
hiện mô hình và chiến lược đó.



13

Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và dịch vụ phát triển kinh doanh ATV Việt Nam
là đơn vị chính thức chịu trách nhiệm tư vấn và triển khai thực hiện đề án.
Kể từ khi chính thức được khởi động đến nay, qua gần 5 năm hoạt động, Đề án
đã hỗ trợ và ươm mầm thành công cho gần 40 startup, trong đó có những startup
tiêu biểu đã giành được các khoản đầu tư lên đến hàng triệu đô la từ các nhà đầu tư
nước ngoài như: Lozi- mạng xã hội, diễn đàn chia sẻ cho người yêu ẩm thực,
TechElite- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp;…
1.2.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất

Là một đề án thuộc cấp Bộ, nguồn tài chính của VSV đến từ ngân sách của
Nhà nước với tổng giá trị gần 50 tỷ đồng và được giải ngân đều qua các năm từ năm
2013. Kể từ năm 2016, đề án đã chính thức trở thành đề án cấp Quốc gia và tiếp tục
nhận được khoản đầu tư từ Nhà nước với giá trị khoảng 1000 tỷ đồng sau khi đề án
844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”
được Chính phủ phê duyệt.
Tháng 11/2015, VSV Corner – trụ sở chính thức của Đề án VSV đã chính thức
được khai trương tại tầng 7, số 24-26 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
với không gian rộng rãi, trang bị đầy đủ tiện nghi (điều hòa, máy in, máy chiếu,
wifi) bao gồm: các khu làm việc chung và độc lập, 02 phòng họp, 01 phòng giải lao,
01 quầy tự phục vụ với đồ ăn nhẹ, trà.
VSV Corner được thành lập với hai mục đích chính:
- Trở thành địa điểm tập trung, trao đổi thông tin và làm việc của các nhà đầu tư
thiên thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Tại đây, các nhà đầu tư sẽ dễ
dàng tìm kiếm những startup tiềm năng theo từng giai đoạn phát triển, phù hợp với
nhu cầu đầu tư của mình. Đồng thời đây cũng là môi trường tốt để các nhà đầu tư
tìm thấy nhau, đồng đầu tư, cố vấn hay tìm kiếm các nguồn lực cho các doanh

nghiệp trong danh mục đầu tư của mình.
- Tạo ra không gian làm việc chung sáng tạo cho các nhóm startup và tăng thêm cơ
hội, điều kiện thuận lợi để gặp gỡ các nhà đầu tư. VSV Corner hướng đến việc xây
dựng một cộng đồng cùng chí hướng, luôn thúc đẩy các startup nỗ lực phát triển
mỗi ngày, thông qua mạng lưới kết nối rộng lớn trong cộng đồng khởi nghiệp và các
hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp được tổ chức hàng tuần.


14
1.2.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

1.2.3.1. Chương trình VSV Accelerator Bootcamp
VSV Accelerator Bootcamp là chương trình tập huấn thúc đẩy khởi nghiệp
trong vòng 4 tháng dành cho các nhóm startup. Trải qua 4 vòng tuyển chọn, 10
nhóm startup ưu tú nhất sẽ nhận được mức vốn mồi 10.000 - 20.000 đô la Mỹ và
được VSV cố vấn, đào tạo chuyên sâu nhằm phát triển sản phẩm phù hợp với thị
trường và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng, đổi lại, VSV sẽ yêu cầu 10% cổ phần trong
startup. Vào giai đoạn cuối của tháng thứ 4, mỗi startup sẽ thuyết trình về sản phẩm
và doanh nghiệp của mình tại ngày hội Demo Day - do VSV tổ chức, trước hơn 50
nhà đầu tư từ trong và ngoài nước để tìm kiếm cơ hội kêu gọi thêm vốn.
Với những doanh nghiệp đã được thành lập, chương trình sẽ tạo điều kiện để
doanh nghiệp gia nhập thị trường mới hoặc kêu gọi vốn thông qua mạng lưới các cố
vấn và nhà đầu tư của VSV.
Chương trình mở cổng đăng kí miễn phí cho tất cả những startup khởi nghiệp
dựa trên nền tảng công nghệ từ mọi ngành nghề như: thương mại điện tử, dịch vụ
tài chính, trò chơi trực tuyến, công nghệ trong nông nghiệp, ứng dụng di động, giáo
dục trực tuyến, công nghệ kĩ thuật số, quảng cáo, thời trang.
Qua 3 năm tổ chức 2014, 2015, 2016, chương trình VSV Accelerator
Bootcamp đã hỗ trợ được hơn 30 startup với một số tên tuổi nổi bật như: Lozi mạng xã hội, diễn đàn chia sẻ cho người yêu ẩm thực; TechElite – công ty cung ứng
các phần mềm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Hachi – Giải pháp nông nghiệp thông

minh;…
1.2.3.2. Chương trình VSV Angel Camp
VSV Angel Camp là chương trình đào tạo kết hợp dã ngoại trong vòng 2 -3
ngày dành cho 3 nhóm đối tượng: Nhà đầu tư, Startup và Nhà làm chính sách. VSV
Angel Camp nằm trong chuỗi các hoạt động của VSV nhằm xây dựng và kết nối hệ
sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Với mục đích kết nối, truyền cảm hứng, cung
cấp những kiến thức trực quan về Đầu tư mạo hiểm cho Nhà đầu tư, tinh thần doanh
nhân, tinh thần đổi mới sáng tạo trong Cộng đồng Doanh nhân và Startup của Việt
Nam bằng cách tạo ra những trải nghiệm thực cùng với nhau trong thời gian chương
trình diễn ra.
Nội dung của VSV Angel Camp được truyền tải thông qua các hoạt động:


15

- Các bài giảng chuyên sâu: Lợi ích của việc đầu tư vào Startup, Làm thế nào để lợi
chọn được một Startup tiềm năng, Mô hình kinh doanh Canvas (tập trung vào Thiết
kế Giá trị đề xuất), Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Hoạt động nhóm để phát triển tư duy đổi mới sáng tạo kỹ năng lãnh đạo và kỹ
năng đàm phán.
- Mô phỏng buổi gọi vốn theo mô hình Thung lũng Silicon, Mỹ.
- Các buổi chia sẻ thân mật về câu chuyện khởi nghiệp và đầu tư.
- Hoạt động vui chơi và giải trí.
VSV Angel Camp bắt đầu được triển khai từ năm 2016, đến nay đã tổ chức
được 3 đợt tại các địa điểm: Ba Vì, Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
1.2.3.3. Chương trình VSV Investor Bootcamp
Chương trình VSV Investor Bootcamp hướng đến đối tượng là những nhà xây
dựng chính sách, trường đại học, nhà đầu tư tiềm năng muốn mở rộng sang đầu tư
Startup, lãnh đạo các vườn ươm hỗ trợ khởi nghiệp, giám đốc các doanh nghiệp.
Mục tiêu chương trình là chia sẻ kinh nghiệm vận hành và nhân rộng mô hình

thúc đẩy kinh doanh ra các vườn ươm, các trung tâm ươm tạo khởi nghiệp; cung
cấp kiến thức, kỹ năng và mạng lưới để giúp người tham gia có được nền tảng vững
chắc khi hỗ trợ, đầu tư vào Startup nhằm tăng cao tỷ lệ lợi nhuận từ các khoản đầu
tư tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp; tăng cường tính liên kết và kết nối mạng
lưới các cố vấn, các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách với các trung tâm ươm
tạo nhằm tạo môi trường lý tưởng nhất cho xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại
Việt Nam.
Chương trình được thiết kế với 50% lý thuyết và 50% thực hành, kết hợp giữa
các bài giảng cùng các buổi thảo luận nhóm giữa người học và giảng viên để đảm
bảo các kiến thức của chương trình được áp dụng cũng như tuỳ chỉnh phù hợp riêng
cho mỗi đối tượng.
Chương trình VSV Investor Bootcamp tiền thân là chương trình VSV Master
Class bắt đầu được triển khai từ năm 2015, và tiếp tục được triển khai trong các
năm kế tiếp.
1.3.
Môi trường kinh doanh của Đề án
1.3.1. Tổng quan thị trường Startup Việt Nam

Thị trường startup Việt Nam đến thời điểm này có một số điểm nổi bật:


16


Sự hình thành Hệ sinh thái khởi nghiệp
Hình 1.1: Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2015

(Nguồn: Nghiên cứu của Topica Founder Institute năm 2015)
Về cơ bản hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã dần hình thành với đầy đủ
các yếu tố thiết yếu: trung tâm hỗ trợ (accelerators, incubators); không gian làm

việc chung (co-working space); quỹ đầu tư mạo hiểm (vốn mồi và các vòng series
A, B); các tập đoàn lớn; hệ thống các tổ chức hỗ trợ của chính phủ; các kênh truyền
thông. Việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp một cách toàn diện sẽ tạo ra mạng
lưới liên kết mang đến môi trường phát triển thuận lợi cho startup.


Xu hướng startup công nghệ ngày càng phổ biến và có nhiều cơ hội để phát triển.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, tính đến năm 2016, Việt Nam đang có khoảng 1.500 startup trên
tổng số 110.100 doanh nghiệp mới thành lập (theo số liệu thống kê từ Cơ sở Dữ liệu
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp 2016, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư). Xét theo mật độ các startup trên đầu người thì Việt Nam nhiều
hơn cả các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ (hiện có 2.100 startup tại Indonesia,
2.300 tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ). Trong đó startup trong lĩnh vực công
nghệ có con số vượt trội hơn so với các startup trong lĩnh vực khác. Đặc điểm của


17

các startup công nghệ là không cần quá nhiều vốn ban đầu (so với các ngành nghề
khác) và có thể dễ dàng học hỏi từ những mô hình đi trước trên thế giới.
Ngoài ra, theo một số thống kê, hiện nay dân số Việt Nam đã đạt 90 triệu người,
trong đó có khoảng 45 triệu người dùng Internet, 30 triệu người dùng Smartphone.
Do vậy, Việt Nam đang một thị trường công nghệ đầy tiềm năng, sở hữu thế mạnh
về nhân lực, kỹ thuật sẵn có để có thể tăng trưởng thành thị trường lớn.


Chất lượng startup chưa thực sự cao.
Số lượng startup nhận được đầu tư từ các quỹ trong và ngoài nước tăng qua
từng năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số startup đăng ký thành lập.

Theo thống kê đến cuối năm 2014, cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam đã có 28
thương vụ đầu tư. Các thương vụ được trải đều trong hầu hết các vòng đầu tư, từ
đầu tư vốn mồi đến series A (vòng A) và mua bán sáp nhập. Đa phần các thương vụ
được thực hiện bởi các quỹ nước ngoài như IDG Ventures, CyberAgent Ventures,
Duxton, MOL, Recruit, DFJ VinaCapital, Unitus Impact Fund, Lotus Impact Fund,
Inspire Ventures…
Bước sang năm 2015, 67 startup được đầu tư, nhiều hơn 2 lần so với con số 28
trong năm 2014. Các lĩnh vực được đầu tư mạnh trong năm 2015 là thương mại
điện tử, truyền thông, tài chính trên nền tảng công nghệ (fintech), giáo dục trên nền
tảng công nghệ (edtech).
Ngoài ra, theo khảo sát của CB Insights - công ty chuyên xây dựng phần mềm
dự đoán xu hướng công nghệ mới, tỷ lệ startup công nghệ thất bại ngay từ trong
trứng nước dao động trong khoảng 75-90%. Có thể thấy, startup Việt Nam tuy có ý
tưởng tốt, có kĩ năng chuyên môn nhưng lại thiếu hụt kinh nghiệm và sự định
hướng, dẫn dắt từ những cố vấn, chuyên gia có bề dày kinh nghiệm và kiến thức
chuyên sâu trong các lĩnh vực liên quan.
Đây chính là một trong những nguyên nhân Bộ KH&CN khởi động đề án
VSV và là cơ hội để VSV phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng, hỗ trợ cho startup
của mình.
(Nguồn: Báo cáo thị trường khởi nghiệp Việt Nam 2015 của Topica Founder
Institute)



Các quỹ đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.


18

Trong năm 2016, một số startup điển hình tại Việt Nam nhận được đầu tư từ

những quỹ đầu tư nước ngoài là: Momo - Ví điện tử thanh toán qua mạng di động
nhận được 28 triệu USD từ quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity và Ngân
hàng đầu tư Toàn cầu Goldman Sachs, GotIt! – Nền tảng chia sẻ kiến thức trực
tuyến nhận được 9 triệu USD từ quỹ đầu tư Capricorn, VnTrip - Ứng dụng đặt
phòng khách sạn trực tuyến nhận được đầu tư 3 triệu USD,…
Hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tích cực tại Việt Nam đều
đã nắm trong tay danh mục đầu tư trải rộng nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như IDG
Ventures (đầu tư VCCorp, Vietnamworks, VinaPay, Webtretho,…), CyberAgent
Ventures (đầu tư VNG, Foody, Vexere, Topica English, Tiki, Nhaccuatui,…),
500Startups (đầu tư Elsa, Ticketbox, Beeketing, Leflair, Wifi Chùa,…), DFJ Capital
(đầu tư Yeah1, Chicilon Media, GapIT,…), Standard Chartered (Momo, tiNi World),
Golden Gate Ventures (Lozi), Mekong Capital (FPT Corp, Thế giới di động,…),…
Đặc trưng cơ bản của những quỹ đầu tư nước ngoài này là họ chỉ tập trung đầu
tư vào những startup đã có lượng khách hàng tương đối, tăng trưởng ổn định, có
doanh thu,… để rót vốn vòng series A trở lên mà không quan tâm đến những startup
còn đang trong giai đoạn thử nghiệm sản phẩm. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản
giữa đề án VSV và các quỹ đầu tư nước ngoài. VSV hướng đến hỗ trợ cho startup ở
giai đoạn khởi đầu, khi họ mới bắt đầu hình thành ý tưởng, sản phẩm thông qua việc
cung cấp vốn mồi (mức vốn cơ bản để startup phát triển sản phẩm trước khi đưa ra
thị trường) và đồng hành trong suốt quá trình huấn luyện, cố vấn để startup có định
hướng rõ ràng và tiếp cận đến vòng gọi vốn tiếp theo (series A). Có thể nhìn nhận
VSV như là cầu nối để startup gia nhập thị trường một cách an toàn và tiếp cận với
những quỹ đầu tư nước ngoài cho những vòng gọi vốn tiếp theo.


Sự hình thành các co-working space (khu làm việc chung) và các chương trình cho
startup.
“Co-working space” là dịch vụ cung cấp chỗ ngồi làm việc cố định hoặc linh
hoạt, kèm theo các tiện ích văn phòng như máy in, dịch vụ lễ tân văn phòng, phòng
họp và thậm chí là bếp ăn tự phục vụ. Trong năm 2016, làn sóng co-working space

bùng nổ và lan rộng khắp châu Á, đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc, Indonesia và
Malaysia. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng không nằm ngoài xu hướng này
với sự phát triển đa chiều của các môi trường làm việc chia sẻ: gia tăng diện tích


19

thuê, gia tăng số lượng, đa dạng về vị trí và loại hình dịch vụ. Báo cáo nghiên cứu
thị trường bất động sản văn phòng quý III/2016 của Công ty nghiên cứu Bất động
sản CBRE Việt Nam cũng cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận sự
tăng trưởng của mô hình co-working space.
Sức hấp dẫn của các co-working space không chỉ nằm ở việc chúng cung cấp
nơi làm việc trọn gói giá rẻ, giúp các startup không còn phải băn khoăn trong
chuyện tìm thuê văn phòng mà yếu tố quan trọng hơn chính là những không gian
truyền cảm hứng với hàng tá startup miệt mài khác xung quanh, những cơ hội học
hỏi, trao đổi với các founder (người sáng lập), gặp gỡ giới đầu tư hay tham gia các
sự kiện sôi động tại đây. Xét trên địa bàn Hà Nội, sự xuất hiện của các co-working
space với không gian rộng cho tổ chức sự kiện điển hình như UP (Hoàn Kiếm, Hai
Bà Trưng), Elite Business Center (Thanh Xuân), THT Center (Cầu Giấy), Toong
(Tây Hồ), VSV Corner (Hoàn Kiếm),… rõ ràng đã tạo đà để hàng loạt chương trình,
hội thảo hữu ích cho cộng đồng khởi nghiệp diễn ra.
Năm 2016 vừa qua cũng chứng kiến một số lượng không nhỏ các sân chơi,
chương trình công phu cho startup. Ngoài những chương trình thường niên như
Hatch! Fair, Khởi nghiệp cùng Kawai, VYE Startup Bootcamp, VSVA Bootcamp,
Topica Founder Institute, Angelhack,…, rất nhiều sự kiện mới như Vietnam
Ricebowl Startup Award, Echelon, Facebook Hackathon, Google DayX, Startup
Insider,… cũng chọn 2016 làm năm khởi động.
Nhìn chung, thị trường startup Việt Nam đang có những chuyển biến rõ rệt
theo hướng tích cực cổ vũ cho phong trào startup đang dần lớn mạnh. Bản thân đề
án VSV cũng có nhiều cơ hội để phát huy vai trò của mình. Đứng ở góc độ

Marketing, có thể thấy, đề án VSV không có đối thủ cạnh tranh bởi chức năng của
đề án hoàn toàn khác so với những cấu phần khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp,
hơn nữa sản phẩm, dịch vụ mà đề án tạo ra cũng có tính độc lập và đặc biệt. Như
vậy, trong chuyên đề này, tác giả sẽ không xét đến yếu tố cạnh tranh như là một
biến cố có ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông của đề án.
1.3.2. Phân tích môi trường vĩ mô


Yếu tố nhân khẩu học
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây dẫn phân tích
của Liên hợp quốc đánh giá, Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng" từ


20

năm 2010 đến năm 2040. VCCI cũng dẫn kinh nghiệm của các nước trên thế giới
cho thấy, đây là giai đoạn các nền kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước
công nghiệp.
Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực
lượng lao động trẻ, dồi dào. Theo kết quả tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ
cuối năm 2015 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhóm dân số
trong độ tuổi lao động khá đông, trong số 100 dân thì có 56 người trong độ tuổi lao
động, số người trong độ tuổi phụ thuộc (trẻ em chưa đủ 14 tuổi và người già từ 65
tuổi trở lên) là 44 người. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, đây được xem như
một lợi thế cho phát triển kinh tế của đất nước nếu năng suất lao động của nhóm
dân số trong độ tuổi lao động tăng lên. Cơ cấu “dân số vàng” cũng tạo cơ hội cho
tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong
tương lai. Lực lượng lao động dồi dào với đặc tính khéo léo, thông minh, sáng tạo,
tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài
cũng đang là yếu tố tạo nên sức hút của Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế, khiến

nước ta trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn trên thế giới.
Cơ cấu dân số này tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động truyền thông của đề án
bởi quy mô nhóm đối tượng nhận tin mục tiêu lớn, có tính chất dễ tiếp cận và cập
nhật nhanh thông tin.


Yếu tố xã hội
Làn sóng khởi nghiệp ở Việt Nam đã bắt đầu từ hơn 10 năm trước với thế hệ
đầu tiên là những tên tuổi đình đám như VNG, VC Corp, Vật Giá hay gần hơn là
Tiki.vn, Cốc Cốc,… Tất cả những startup này đã phát triển nhanh chóng và trở
thành những doanh nghiệp lớn trên thị trường tính đến thời điểm hiện tại. Tuy
nhiên, vào thời điểm đó, tại Việt Nam, định nghĩa về startup chưa được biết đến
rộng rãi và cũng chưa nhận được sự ủng hộ từ phía các cơ quan Nhà nước nên làn
sóng này chựa thực sự khởi sắc. Phải đến năm 2013 trở lại đây, Chính phủ mới có
cái nhìn đúng đắn về startup khi mà phong trào này đã phát triển mạnh mẽ ở Mỹ,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Isarel,… Với những nỗ lực của Chính phủ trong việc biến
Việt Nam trở thành “Quốc gia khởi nghiệp”, phong trào này đã được lan tỏa rộng
rãi trong cộng đồng và truyền cảm hứng cho giới trẻ - lực lượng nòng cốt của đất
nước. Điều này cũng góp phần như một nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho việc


21

truyền thông đề án VSV rộng rãi đến đối tượng mục tiêu chính là thế hệ trẻ có ước
mơ, hoài bão khởi nghiệp và cống hiến cho cộng đồng cũng như những cơ sở chính
quyền địa phương, trường đại học,… - những cấu phần quan trọng trong hệ sinh
thái khởi nghiệp chung tay hỗ trợ hơn nữa cho startup.


Yếu tố pháp lý

Tháng 5 năm 2016, Chính phủ chính thức ban hành và thực hiện Quyết định
số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Một trong các nội dung
quan trọng là tiếp tục triển khai Đề án VSV với quy mô dự án khoa học và công
nghệ cấp quốc gia trong thời gian 5 năm đến năm 2020. Đây là yếu tố quan trọng
nhất giúp Đề án VSV được truyền thông sâu rộng đến cơ quan chính quyền các cấp
Sở, Bộ đặc biệt là các Sở KH&CN của các tỉnh, thành phố để tạo điều kiện thuận
lợi, khuyến khích phong trào khởi nghiệp ở khắp các địa phương trên cả nước cũng
như giúp startup có điều kiện được huấn luyện và định hướng một cách bài bản,
chuyên nghiệp nhất.



Yếu tố kinh tế
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết trong 3 tháng đầu năm 2017 đã có
26.478 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 271,2 nghìn tỷ
đồng, tăng 11,4% về số doanh nghiệp và 45,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ
năm ngoái. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ
đồng, tăng 30,9%. Trong khi đó, GDP quý I năm 2017 ước tính chỉ đạt 5,10%, thấp
hơn so với mức 6,12% của cùng kỳ năm 2015 và 5,48% của cùng kỳ 2016.
Giải thích cho vấn đề này, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê cho biết dù rằng đến cuối năm 2016, lượng doanh nghiệp của Việt Nam
đã đạt đến 110 nghìn doanh nghiệp, và đã tăng thêm sau 3 tháng đầu năm 2017
nhưng đa phần trong số đó là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, chiếm đến 89,7%.
Cụ thể, trong số 98.757 các doanh nghiệp nhỏ được thành lập mới có đến 35,4%
hoạt động trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, không tạo ra sản
phẩm vật chất, doanh thu của những doanh nghiệp này cũng phụ thuộc vào thu nhập
lên xuống của người dân: tăng chi khi dư giả và ngược lại. Và chỉ có 13,72% doanh
nghiệp mới được thành lập trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo.



22

Trong khi những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng trưởng rất chậm,
thậm chí hầu như không tăng trưởng thì đặc điểm nổi bật của một startup thành
công chính là mức tăng trưởng phi mã ngay khi bước ra thị trường. Lấy ví dụ về
Lozi, ngay khi bước ra từ khóa đào tạo Bootcamp của VSV, Lozi đã được định giá
lên đến 2 triệu đô và nhận được đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Chính phủ
Việt Nam cũng nhận ra tầm ảnh hưởng của các startup đang ngày một lớn mạnh tại
Việt Nam và hi vọng sự tăng trưởng phi mã đó sẽ tạo ra bước tiến dài cho nền kinh
tế Việt Nam. Trong đề án 844, Chính phủ cũng đã đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm
2020 hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập
được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án,
200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công
từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước
tính khoảng 1.000 tỷ đồng.


Yếu tố công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép người sử dụng có thể truy cập
internet mọi lúc mọi nơi thông qua mạng không dây wifi. Chỉ cần một chiếc máy
tính, laptop, máy tính bảng hay một chiếc điện thoại thông minh, người sử dụng
hoàn toàn có thể truy cập internet, tham gia mạng xã hội và cập nhật những tin tức
quan trọng.
Mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Facebook. Theo công bố
của Facebook ngày 16/6/2016 về hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt
Nam: Lượng người dùng Facebook tại Việt Nam tại lớn thứ 3 tại khu vực Đông
Nam Á, chiếm 1/3 dân số cả nước với khoảng 35 triệu người, trong đó độ tuổi 1834 chiếm tới 3/4. Trung bình mỗi người Việt dành đến 2,5 giờ/ ngày, cao hơn 13%
so với mức sử dụng mạng xã hội trung bình mỗi ngày trên toàn cầu.
Trên trang mạng xã hội này, cộng đồng startup đang hoạt động vô cùng mạnh

mẽ với rất nhiều các fanpage cũng như group thu hút sự chú ý của đông đảo các
thành phần từ những người làm startup, nhà đầu tư,… Một số group được cộng
đồng startup tin tưởng là: Launch, Edtech Vietnam, Vietnam Technology Startups,
Quản trị và Khởi nghiệp… Tiêu biểu nhất là group Launch, được thành lập từ năm
2009, ban đầu đây là một nhóm nhỏ hoạt động với một vài thành viên nòng cốt
cùng chung sở thích về công nghệ và startup nhưng đến nay đã đạt con số hơn


23

33.000 thành viên. Đây cũng là trung tâm dành cho các cuộc thảo luận trực tuyến
của cộng đồng công nghệ Việt Nam. Trải qua hơn 8 năm hoạt động, Launch luôn là
nơi đầu tiên cần tới dành cho những người trong cộng đồng để có thể nắm bắt được
những thông tin mới nhất cũng như những startup triển vọng.
Có thể thấy, mạng xã hội Facebook là một trong những công cụ hữu hiệu cho
hoạt động truyền thông và tăng cường uy tín của đề án VSV trong cộng đồng
startup nói chung.
1.3.3. Phân tích các nhóm đối tượng nhận tin mục tiêu


Startup
- Nhóm người trẻ, độ tuổi 20 – 35 tuổi.
- Am hiểu công nghệ và cập nhật nhanh những xu hướng công nghệ mới trên thế
giới.
- Có phẩm chất cần cù, chăm chỉ, kiên trì và rất sáng tạo; ham học hỏi và tiếp thu
nhanh cái mới.
- Đang nằm trong giai đoạn đầu phát triển, cần được hỗ trợ nâng cao kiến thức và
kỹ năng cần thiết về thị trường, khách hàng, mô hình kinh doanh,…
- Đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ của mình
- Mong muốn giao lưu và kết nối với cộng đồng startup nói chung để học hỏi và

chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức. Họ thường tham gia các group nhóm liên quan đến
khởi nghiệp (Launch, Startup Insider, Startup.vn,…), đọc tin tức trên các trang báo
chuyên sâu (Tech in Asia, Echelon, Startup.vn,…) và tham gia các hội thảo, cuộc

thi, hiệp hội liên quan đến khởi nghiệp.
• Nhà đầu tư tiềm năng
- Là những cá nhân hoặc đại diện tổ chức, Quỹ đầu tư ở độ tuổi ngoài trung niên,
khoảng trên 55 tuổi; có địa vị xã hội cao, thành đạt. Họ thường có xu hướng muốn
gia tăng thu nhập bằng các khoản đầu tư để hưởng thụ cuộc sống sau khi nghỉ hưu,
dành thời gian vào các hoạt động nghỉ dưỡng, du lịch.
- Thu nhập trung bình trên 40 triệu/tháng
- Có vốn kiến thức rộng và chuyên sâu trong một vài lĩnh vực đặc thù, có khả năng
chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và tham gia cố vấn cho các nhóm startup.
- Họ thường ít giao lưu trên các trang mạng xã hội nhưng có xu hướng tham gia vào
các hiệp hội dành cho doanh nghiệp, các tổ chức, nhóm đầu tư,…


24

- Họ có xu hướng tiếp nhận và cập nhật thông tin trên các trang báo giấy, báo mạng
(Doanh nhân Sài gòn, Diễn đàn Doanh nghiệp, Dân trí…) hơn là trên các trang
facebook.


Nhà hoạch định chính sách
- Là lãnh đạo các cơ quan Sở, Bộ có liên quan (KH&CN, KH&ĐT,…)
- Quan tâm và có trách nhiệm hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam
- Mong muốn tìm hiểu về tình hình thực tế của các cấu phần trong hệ sinh thái khởi
nghiệp tại Việt Nam để đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp




Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp (Hiệp hội khởi nghiệp, Vườn ươm khởi nghiệp,
Doanh nghiệp lớn,…)
- Có nhiệm vụ triển khai các chương trình khởi nghiệp trong tổ chức
- Sẵn sàng đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian cho các hoạt động hỗ
trợ khởi nghiệp.
- Mong muốn kết nối, tham gia vào mạng lưới các nhà đầu tư, cố vấn chuyên
nghiệp trong và ngoài nước.
Nhìn chung, các nhóm đối tượng nhận tin mục tiêu mà VSV hướng đến tương
đối rõ ràng, đa dạng, bao phủ hầu hết các cấu phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
Những nhóm này mang các đặc điểm rất khác biệt về bản chất, nhu cầu, hành vi,
chức năng nên đòi hỏi cần có những cách thức tiếp cận truyền tải thông tin khác
nhau. Bởi vậy, để có thể mang đến những chương trình tư vấn hiệu quả, bên cạnh
việc thiết kế dịch vụ phù hợp cho từng nhóm thậm chí cá nhân hóa với từng khách
hàng thì VSV cần xây dựng thông điệp truyền thông riêng biệt cho từng chương
trình, sản phẩm và kết hợp các công cụ truyền thông một cách linh hoạt để truyền
tải được đầy đủ và chính xác thông tin đến đối tượng nhận tin mục tiêu.


25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
MARKETING CỦA ĐỀ ÁN
2.1. Quy trình thực hiện hoạt động truyền thông Marketing của Đề án
Với bất kì tổ chức nào, thực hiện một hoạt động truyền thông hiệu quả cũng
cần phải đảm bảo hiểu rõ từng nhân tố ảnh hưởng, từng thành phần trong quy trình
để áp dụng hiệu quả cho các chiến dịch truyền thông của mình. Là một tổ chức với
lĩnh vực kinh doanh tương đối đặc thù, VSV luôn xác định lợi nhuận không phải
đích đến cốt lõi trong quá trình hoạt động của mình mà mục tiêu cao nhất là thúc

đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam phát triển, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi
nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Theo đó, VSV cũng xác định
mục tiêu Marketing là gia tăng số lượng thành viên tham gia vào các chương trình
do VSV tổ chức (20 startup tham gia Accelerator Bootcamp/năm, 50 tổ chức, cá
nhân tham gia vào Investor Bootcamp/năm). Do vậy, thông qua hoạt động truyền
thông VSV hướng đến: (1) Thay đổi những nhận thức không đúng về khởi nghiệp
của các nhóm đối tượng nhận tin mục tiêu và làm cho họ hiểu rõ, hiểu sâu về những
chương trình mà VSV đang tiến hành; (2) Gia tăng mức độ nhận biết của nhóm
công chúng nhận tin là cộng đồng startup nói chung với đề án VSV.
2.1.1. Phân tích quy trình truyền thông
VSV đã vận dụng quy trình truyền thông của Shannon và Weaver (1948), đồng
thời cũng tùy biến cho phù hợp với đặc thù hoạt động của mình. Đề án đã triển khai
hoạt động truyền thông linh hoạt theo các bước:


Nguồn phát - Người gửi tin
Nguồn phát là nhân tố đại diện cho thông điệp truyền thông, phải có đủ độ tin
cậy và khả năng bảo vệ thông điệp. Đó có thể là cá nhân hay tổ chức, bên trong
hoặc bên ngoài doanh nghiệp. Trong truyền thông hiện đại, nguồn phát luôn được
xem là nhân tố quan trọng tạo ra sự nhận biết của người nhận tin về thông điệp
truyền thông, đặc biệt trong giai đoạn thuyết phục, nguồn phát còn được sử dụng để
tạo ra sự tin tưởng nhằm thuyết phục người nhận.
Với VSV, đề án luôn lựa chọn nguồn phát là chủ nhiệm đề án – bà Thạch Lê
Anh cho các thông điệp truyền thông của mình. Là một nữ doanh nhân thành công
với hơn 20 năm kinh nghiệm trên thương trường, bà có kinh nghiệm cố vấn trong


×