Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Báo cáo khoa học: Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản (Qua khảo sát trường hợp công ty Sony Việt Nam): Tiếp cận từ góc độ liên ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 102 trang )

MỤC LỤC

A - PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ................................................................... 7
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 8
6. Ý nghĩa của đề tài:......................................................................................... 9
7. Bố cục của báo cáo:....................................................................................... 9
B - NỘI DUNG............................................................................................... 10
Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT
BẢN................................................................................................................. 10
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ............................................... 10
1.1.1. Văn hóa ................................................................................................. 10
1.1.2.

Sức mạnh mềm .................................................................................. 12

1.1.3. Văn hóa kinh doanh .............................................................................. 13
1.1.4. Văn hóa doanh nghiệp........................................................................... 15
1.4.5. Văn hóa doanh nhân .............................................................................. 16
1.2. Nguồn gốc hình thành văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ......................... 17
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên – dân cư Nhật Bản ........................................ 17
1.2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên .................................................................... 17
1.2.1.2. Điều kiện địa lý dân cư ...................................................................... 18
1.2.2. Điều kiện lịch sử, văn hóa ..................................................................... 21
1.2.2.1. Thời kì tiền sử .................................................................................... 22
1.2.2.2. Thời cổ đại ......................................................................................... 22
1.2.2.3. Thời trung đại ..................................................................................... 23
1.2.2.4. Thời kì cận hiện đại............................................................................ 24




1.2.3.

Đặc trưng tính cách con người góp phần định hình văn hóa doanh

nghiệp Nhật Bản .............................................................................................. 27
1.2.3.1. Đoàn kết, giữ vững kỷ luật, trật tự xã hội xuất phát từ tinh thần tập thể
và lòng kiêu hãnh, trọng danh dự .................................................................... 27
1.2.3.2. Khả năng chịu đựng gian khổ, sự nhẫn nại và tinh thần trách nhiệm
cao trong công việc. ........................................................................................ 29
1.2.3.3.

Lòng trung thành tuyệt đối với cấp trên......................................... 30

1.2.3.4. Thái độ lịch sự, tự chủ, tránh làm phiền người khác ......................... 31
* Tiểu kết chương 1......................................................................................... 33
Chƣơng 2: ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
(QUA KHẢO SÁT CÔNG TY SONY VIỆT NAM) .................................. 34
2.1. Khái lược sự hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp Nhật
Bản qua các thời kỳ. ........................................................................................ 34
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Sony .................................. 36
2.3. Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở công ty Sony Việt Nam. ............ 40
(Nguồn: nhóm tác giả) .................................................................................... 41
2.3.1. Các biểu trưng trực quan .......................................................................... 41
2.3.2. Các biểu trưng phi trực quan..................................................................... 42
2.3.2.1. Niềm tin vào sứ mệnh, chiến lược và cam kết của bộ phận lãnh đạo .............. 42
2.3.2.2. Đặc trưng trong đạo đức kinh doanh.................................................. 44
2.3.2.3. Đặc trưng trong triết lý kinh doanh của Sony Việt Nam ................... 46
2.3.2.5. Chế độ tuyển dụng suốt đời. .............................................................. 48

2.3.2.6. Chế độ đãi ngộ theo thâm niên công tác ............................................ 50
2.3.2.7. Tổ chức công hội ................................................................................ 51
2.3.2.8. Tinh thần Sony ................................................................................... 51
2.3.2.9. Đặc trưng trong thái độ ứng xử và hành vi giao tiếp ......................... 55
2.3.2.10. Đặc trưng trong các hoạt động văn hóa của công ty ........................ 65
2.3.2.11. Đặc trưng trong việc việc thực thi trách nhiệm xã hội .................... 66
* Tiểu kết chương 2......................................................................................... 68


CHƢƠNG 3: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM:
NHỮNG ẢNH HƢỞNG VÀ SÁCH LƢỢC PHÁT TRIỂN. .................... 69
3.1. Những nét tương đồng về lịch sử - văn hóa giữa hai nước Việt – Nhật tác
động đến văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam.................................. 69
3.2. Nhật Bản – kiểu mẫu văn hóa doanh nghiệp đối với Việt Nam .............. 71
3.3. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam. ............... 73
3.3.1. Tạo cơ hội tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị giữa hai nước............... 73
3.3.2. Giúp Việt Nam học hỏi về khoa học kỹ thuật và trình độ phát triển văn
hóa - giáo dục của Nhật Bản. ......................................................................... 76
3.3.3. Góp phần thiết lập một cộng đồng châu Á bền vững. .......................... 77
3.3.4. Góp phần đa dạng thị hiếu văn hóa của các doanh nghiệp Việt. .......... 78
3.3.5. Nguy cơ của chủ nghĩa thương mại hóa. .............................................. 78
3.3.6. Nguy cơ chủ nghĩa đế quốc văn hóa........................................................... 79
3.4. Những biện pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam. ...80
3.4.1. Cải thiện ngoại giao nhà nước. ............................................................. 80
3.4.2. Cải thiện ngoại giao nhân dân: .............................................................. 81
3.4.4. Cải thiện ngoại giao kinh tế: ................................................................. 83
3.4.5. Cải thiện những hoạt động trao đổi, hợp tác trên lĩnh vực báo chí: .............. 84
3.4.6. Kiểm soát việc học tập mô hình văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản một
cách chặt chẽ. .................................................................................................. 84
*Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 86

C - KẾT LUẬN .............................................................................................. 87
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 9


A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, đối với các doanh nghiệp, khi các nguồn lực
bên trong và bên ngoài đang dần cạn kiệt, khi doanh số ngày càng giảm, việc
duy trì sự tồn tại trở thành mối quan tâm hàng đầu, thì việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp càng trở nên vô cùng cấp thiết. Mỗi doanh nghiệp đều có sứ
mệnh riêng và bằng sứ mệnh đó hòa mình vào trong dòng chảy của xã hội.
Doanh nghiệp dù là sản xuất hay dịch vụ, dù dựa trên hoạt động thủ công hay
tự động hóa, cơ giới hóa thì đều được vận hành bởi con người. Có trường hợp
con người trở thành sức mạnh hay lợi thế cạnh tranh, nhưng cũng có trường
hợp con người trở thành điểm yếu làm đẩy lùi hay làm chậm tốc độ phát triển
của nó. Sự liên kết giữa doanh nghiệp và các thành viên (tức yếu tố con
người) được xây dựng, phát triển thông qua văn hóa doanh nghiệp. Một lãnh đạo
doanh nghiệp giỏi luôn đòi hỏi phải hiểu rõ giá trị của văn hóa doanh nghiệp đối
với sự thành bại của nó. Sức nặng của văn hóa doanh nghiệp chỉ hiện hữu khi
những người có trách nhiệm tính đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở
tầng sâu nhất với các giá trị cơ bản và triết lý kinh doanh mà doanh nghiệp ấy
theo đuổi.
Ở Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây, văn hóa doanh nghiệp cũng đã
và đang trở thành đề tài nóng đối với rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu rõ khái niệm cũng như các
cấp độ biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp, do đó, vẫn chưa có sự quan tâm xây
dựng và phát huy đúng mức yếu tố này trong doanh nghiệp mình.
Trên thế giới hiện nay, Nhật Bản được xem là nước xây dựng văn hóa
doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất và chính văn hóa doanh nghiệp đã trở thành

động lực quan trọng đưa các doanh nghiệp Nhật vươn lên vị trí hàng đầu. Sự
phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau thế chiến thứ hai đã làm cả thế giới kinh
ngạc. Từ đống tro tàn sau cuộc chiến, Nhật Bản vươn lên trở thành một trong
1


những cường quốc bậc nhất thế giới. Để có được sự phát triển vượt bậc đó,
các nhà kinh tế và chủ doanh nghiệp Nhật Bản đã giải quyết được vấn đề cơ
bản và cốt lõi nhất trong việc quản trị nhân lực bằng chiến lược con người.
Các tập đoàn nổi tiếng ở Nhật như Honda, Toyota hay Mitsushita, … đều đã
xây dựng được một tảng nền văn hoá doanh nghiệp bền vững, vừa giữ gìn
được các giá trị cốt lõi vốn có, đồng thời không ngừng điều chỉnh để thích
ứng với đặc điểm của mỗi địa phương cũng như môi trường kinh doanh ngày
càng biến động. Từ đây đưa văn hóa doanh nghiệp trở thành một trong những
nguồn lực sức mạnh mềm vô giá, góp phần xác lập vị thế quan trọng của Nhật
Bản trong nền kinh tế thế giới, mà trọng tâm trước hết là ở các nước Châu Á,
trong đó có Việt Nam chúng ta.
Thực tế cho thấy, từ sau cải cách mở cửa năm 1986 đến nay, Việt Nam
đã đón chào nhiều dòng đầu tư kinh tế từ bên ngoài và theo đó, các dòng chảy
văn hóa mang hơi thở thời đại cùng theo vào. Trong số những làn sóng văn
hóa mới du nhập vào, văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản chiếm một vị trí quan
trọng và thu hút được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp cũng như
người lao động Việt Nam. Có thể văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đến với
Việt Nam muộn hơn so với các lĩnh vực văn hóa khác của Nhật nhưng sức hút
của nó được thể hiện qua chế độ tuyển dụng suốt đời, chế độ đãi ngộ theo
thâm niên công tác, hay chế độ làm việc theo chủ nghĩa tập thể...lại rất phù
hợp với văn hóa Việt. Nếu như Hàn Quốc tập trung xây dựng sức mạnh mềm
của mình thông qua văn hóa đại chúng thì Nhật Bản lại tập trung vào yếu tố
thần kỳ trong phát triển kinh tế do văn hóa doanh nghiệp đem lại để thu hút
các nước chậm phát triển hay đang phát triển như Việt Nam.

Tiêu biểu cho sự áp dụng thành công mô mô hình văn hóa doanh
nghiệp Nhật ở nước ta phải kể đến công ty Sony Việt Nam. Việc áp dụng
thành công văn hóa doanh nghiệp Nhật tại Sony không hề làm đánh mất đi
truyền thống văn hóa Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp Nhật thực sự trở
thành niềm tự hào của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp Sony. Các thế hệ
2


Sony nối tiếp nhau đã trân trọng duy trì và cùng nhau vun đắp cho văn hóa
doanh nghiệp Sony ngày càng định hình rõ nét cá tính, bản sắc của mình. Sự
thành công đó của Sony Việt Nam đã và đang tác động tới nhận thức của không
ít nhiều doanh nghiệp khác trên đất Việt. Vì vậy, vấn đề xoay quanh văn hóa
doanh nghiệp và sức hấp dẫn của nó luôn là điều chúng tôi băn khoăn, trăn trở và
muốn tìm câu giải đáp thỏa đáng. Vậy, thực chất văn hóa doanh nghiệp là gì?
Nguyên nhân gì khiến cho văn hóa doanh nghiệp trở nhân tố quan trọng đối với
sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật? Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở
Việt Nam có những đặc trưng gì và có tác động như thế nào đến đời sống xã hội
Việt? Đó là những câu hỏi mà đề tài này tập trung hướng đến.
Hơn nữa, đặt trong mối quan hệ giữa hai nước hiện nay, để góp phần
thúc đẩy quan hệ hợp tác, trao đổi giữa đôi bên, qua đó tăng cường hiểu biết
văn hóa lẫn nhau, thì rõ ràng việc tìm hiểu sự hình thành, phát triển của văn
hóa doanh nghiệp Nhật và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam, để từ đó có đường
lối văn hóa đối ngoại thích hợp thiết nghĩ là một việc làm vô cùng cần thiết.
Từ những ý nghĩa lí luận và thực tiễn ấy, chúng tôi đã quyết định chọn:
“Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản (Qua khảo sát trường hợp công ty Sony Việt
Nam): Tiếp cận từ góc độ liên ngành” làm đề tài báo cáo khoa học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Một số công trình tiêu biểu của các học giả nước ngoài nghiên
cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công về văn hóa

doanh nghiệp Nhật Bản và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế của Nhật
Bản. Các công trình này đặc biệt xuất hiện nhiều trong và sau giai đoạn tăng
trưởng kinh tế thần kỳ của Nhật Bản (giữa thập niên 1950 - đầu thập niên 1970).
James C. Abegglen, George Stalk Jr trong Kaisha Công ty Nhật Bản
(Viện kinh tế thế giới, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 1988) đã chỉ
ra rằng kaisha (công ty) đã giải quyết rất có hiệu quả vấn đề cơ bản là làm thế
nào để kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân trong một tổ chức với lợi ích của chính tổ
chức đó. Chế độ quản lý trong Kaisha đã giảm thiểu những mâu thuẫn và kết
hợp mọi thành viên trong nhóm thành một hệ thống, làm việc vì lợi ích chung.
3


Rodney Clark là một trong những tác giả nổi tiếng được biết đến với
tác phẩm Công ty Nhật Bản (NXB Khoa học xã hội, Viện kinh tế thế giới,
1989). Là nhà nghiên cứu Mỹ có nhiều năm nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ở
Nhật Bản, Rodney Clark đã xem xét doanh nghiệp Nhật Bản dưới góc độ lịch sử
và hoạt động thực tiễn để đối chiếu với công ty Mỹ và Tây Âu. Từ tác phẩm của
mình, R. Clark đã lý giải cách thức quản lý của một doanh nghiệp Nhật Bản, ảnh
hưởng của phong cách làm việc ấy đối với người Nhật và những lợi ích mà
doanh nghiệp Nhật Bản thu được từ cách thức quản lý này.
Tiếp đó, nhà nghiên cứu Erza F.Vogel trong Nhật Bản số 1, những bài
học cho Hoa Kỳ (Viện nghiên cứu quản lý trung ương, trung tâm thông tin tư
liệu, 1989) đã mô tả một cách chọn lọc những khía cạnh về hệ thống quốc gia
của Nhật Bản hoạt động có hiệu quả đến mức Mỹ phải học tập. Nhận diện
những thay đổi sâu sắc về cơ cấu của Nhật Bản khi vay mượn khuôn mẫu
phương Tây, Erza F.Vogel thấy được tầm quan trọng của việc nước Mỹ cần
phải nghiêm túc học hỏi những người mà họ “không coi là người thầy”.
Tại Nhật Bản, văn hóa doanh nghiệp từng là đề tài sôi nổi trong các
thập kỷ 1970-1990. Tiêu biểu là nghiên cứu của Michio Morishima, với tiêu
đề Tại sao Nhật Bản lại “thành công”?, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,

1991. Cuốn sách bao gồm những bài giảng đã được thực hiện tại trường đại
học tổng hợp Cambridge vào tháng 3 năm 1981. Công trình nghiên cứu trong
chuỗi tác phẩm của Morishima (Tại sao Nhật Bản lại “thành công”?, Tại sao
Nhật Bản suy thoái?, Tại sao Nhật Bản bế tắc?) đã làm sáng tỏ hai khía cạnh:
phải chăng nước Nhật đã thực sự thành công (chữ thành công được để trong
ngoặc kép đầy ẩn ý) và lý giải sự thành công ấy.
2.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các học giả Việt Nam
về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản nói chung và văn hóa
doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng đã được quan tâm từ lâu và đã có nhiều công
trình được xuất bản, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí. Hiện nay, khi mối qua
4


hệ Nhật – Việt ngày càng được tăng cường bởi nguồn vốn ODA và FDI từ các
doanh nghiệp Nhật Bản, thì nhu cầu tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản nói chung và
văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng đang trở nên vô cùng cấp thiết.
Về văn hóa Nhật Bản trên các phương diện khác nhau như: chữ viết,
văn học, nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng… cũng đã có nhiều tác giả đề cập
đến. Tiêu biểu như: Vào năm 1989, tác giả Nguyễn Hữu Ngọc trong cuốn
Hoa Anh Đào và điện tử đã có nhiều gợi ý về những thành tựu của nền văn
hóa đó qua các giai đoạn lịch sử. Năm 1990 San Son tác giả của hai tập Lược
sử văn hóa Nhật Bản đã miêu tả sơ lược về nguồn gốc và những đặc điểm của
tín ngưỡng dân tộc ở chương III, quá trình tiếp thu, phát triển về tư tưởng Nho
giáo và Phật giáo ở chương VI, sự hình thành và Nhật Bản hóa hệ tư tưởng
này. Ngoài ra, tác giả còn lý giải về sự ra đời và hình thành của chữ viết, văn
học, nghệ thuật Nhật Bản ở chương VI và chương XII. Sự phát triển phổ biến
của nền văn hóa Nhật Bản mang màu sắc dân tộc được tác giả bàn tới ở chương
VI và chương XII. Sự phát triển phổ biến của nền văn hóa Nhật Bản mang màu
sắc dân tộc được tác giả bàn tới ở chương XVI và XVIII. Năm 1991, tác giả

Vĩnh Sính trong tác phẩm Nhật Bản cận đại đã đưa gia những khảng định khái
quát về những thành tựu văn hóa trong từng giai đoạn lịch sử của chế độ phong
kiến Nhật Bản. Năm 1995, các tác giả Rechard Bowring và Peter Nikki trong
cuốn Bách khoa toàn thư Nhật Bản đã đưa ra những mục đích đặc điểm khái
quát về văn học nghệ thuật, tôn giáo, kiến trúc hội họa, điêu khắc,…
Đặc biệt, không ít nhà nghiên cứu Việt Nam đã bàn về văn hóa doanh
nghiệp Nhật trên một số khía cạnh nhất định. Nhà nghiên cứu Hải Minh trong
Quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự trong công ty Nhật Bản (NXB TP. Hồ
Chí Minh, 1994) đã phân tích, làm rõ những đặc trưng nổi bật của văn hóa
Nhật Bản. Từ đó nhận thức được những đặc điểm, tính cách của con người, xã
hội Nhật Bản và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa tới việc quản trị
nhân sự trong công ty Nhật. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã tập trung phân
tích mô hình của Nhật Bản và bước đầu đưa ra kinh nghiêm cho doanh nghiệp
5


Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến văn hóa doanh
nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Lưu Ngọc Trịnh trong Chiến lược con người trong “thần
kỳ” kinh tế Nhật Bản (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1996) đã đưa ra nhận định
rằng yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất và quyết định
nhất trong phát triển kinh tế Nhật Bản, góp phần tạo nên sự thần kỳ của nền kinh
tế Nhật Bản sau chiến tranh. Ngoài ra, tác giả nhấn mạnh con người là nguồn lực
vô cùng quý giá mà nước Nhật bại trận đã biết tận dụng, phát huy để mau chóng
vực dậy nền kinh tế kiệt quệ, đuổi kịp các nước khác.
Tiếp đó, năm 1997, các tác giả Lương Duy Thứ, Phan Nhật Chiêu,
Phan Thu Hiền trong Đại cương văn hóa phương Đông đã đưa ra nhận xét
rằng “Văn hóa Nhật chịu ảnh hưởng cả hai nền văn hóa Ấn – Trung và sau
này của Phương Tây mà vẫn kiến tạo được một bản sắc độc đáo, Nhật Bản là
một biểu mẫu thân hóa, dung hợp và phát triển các ngọn nguồn văn minh

khác nhau” [7, tr233]
Ba năm sau (2000), GS. Hồ Văn Thông chủ biên cuốn Kinh nghiệm
khai thác các nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản
(NXB chính trị quốc gia Hà Nội), cuốn sách đã cung cấp một số thành tựu nổi
bật về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản cũng như kinh nghiệm
khai thác các nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước Nhật. Những
kinh nghiệm của Nhật Bản có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế đối với các
nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tiếp theo đó, vào năm (2008), TS. Phạm Quý Long trong Quản lý
nguồn nhân lực ở công ty Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân
Việt Nam (NXB Khoa học xã hội) đã tập trung nghiên cứu mô hình quản lý
trong doanh nghiệp Nhật Bản và các tác dụng tích cực trong việc nâng cao
năng suất lao động của người lao động trong nền kinh tế thị trường. Theo TS.
Phạm Quý Long, việc học hỏi mô hình quản lý trong doanh nghiệp Nhật Bản
là điều hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
6


Đến năm 2009, Nguyễn Thị Thu Huyền trường Đại học Ngoại Thương
viết trong khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: Kinh nghiệp xây dựng văn
hóa doanh nghiệp Nhật Bản và khả năng áp dụng ở Việt Nam. Đề tài chỉ tìm
hiểu những lý luận liên quan tới văn hóa doanh nghiệp Nhât Bản, thực trạng
văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam và rút ra kinh nghiệm và giải
pháp để điều chỉnh ứng dụng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản vào các doanh
nghiệp Việt Nam.
6 năm sau (2015), Nguyễn Thu Hà trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã viết trong luận văn thạc sĩ với đề tài:
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp công ty
trách nhiệm hữu hạn Fujitsu Việt Nam). Với đề tài này, tác giả mới chỉ nghiên

cứu cơ sở hình thành văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng chưa giải thích
được nguyên nhân hình thành. Ngoài ra, tác giả mới chỉ nêu được đặc trưng văn
hóa doanh nghiệp Nhật Bản của công ty Fujitsu trên lĩnh vực quản lý là chủ yếu.
Tuy nhiên, tất cả những đề tài nhiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu về lịch sử, văn hóa, con người Nhật Bản, về mối quan hệ ngoại giao
giữa Nhật Bản và Việt Nam, cũng có đề tài bàn về văn hóa doanh nghiệp
Nhật Bản nhưng chỉ dừng lại ở việc phân tích một vài khía cạnh nhỏ của văn
hóa doanh Nhật Bản, chưa đưa ra được nguyên nhân, đặc trưng của văn hóa
doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam cũng như sự tác động của nó đối với nền
văn hóa Việt Nam một cách hoàn chỉnh, hệ thống. Với đề tài: “Văn hóa
doanh nghiệp Nhật Bản (Qua khảo sát trường hợp công ty Sony Việt Nam):
Tiếp cận từ góc độ liên ngành”, chúng tôi mong muốn đưa ra một cái nhìn
hệ thống, toàn diện về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và những ảnh hưởng
của nó đối với Việt Nam chúng ta.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam và những hàm ý của nó
đối với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (qua nghiên cứu điển
hình công ty SONY Việt Nam).
7


3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian nghiên cứu: thực hiện đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu
văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản từ lúc hình thành cho đến những bước phát
triển mạnh mẽ như ngày hôm nay.
- Về không gian nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian là văn hóa doanh nghiệp
Nhật Bản, đặc biệt qua khảo sát về sự ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp
Nhật Bản ở công ty Sony Việt Nam.

+ Đề tài nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa doanh nghiệp.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp
Nhật Bản - một trong những yếu tố quan trọng nổi bật góp phần làm nên sức
mạnh mềm rất riêng của đất nước Nhật.
Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đánh
giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam. Từ đó rút ra đặc trưng
và lí giải được căn nguyên làm nên thành công của các doanh nghiệp Nhật
trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các
phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp hệ thống - liên ngành: sử dụng kiến thức, phương pháp
của nhiều chuyên ngành liên quan như lịch sử, địa lý, kinh tế học…để xem
xét những phương diện khác nhau của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống
kê, phân loại các tư liệu đã thu thập được, giúp người nghiên cứu nhìn nhận,
phân tích, đánh giá tính khả thi của vấn đề đặt ra.
Quan sát là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu đề tài này.
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp quan sát để nhìn nhận khái quát một cách
toàn diện về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, đi sâu vào nghiên cứu từng giai
đoạn nhỏ trong lịch sử phát triển văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
8


Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn dưới hình
thức lập bảng hỏi về những vấn đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp Nhật
Bản trong doanh nghiệp Sony Việt Nam.
Bên cạnh những phương pháp trên, đề tài còn kết hợp sử dụng phương
pháp logic và phương pháp lịch sử. Hai phương pháp này bổ sung, hỗ trợ lẫn

nhau giúp người nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề một cách logic, khoa học trong
việc xử lý tài liệu, so sánh, đối chiếu theo hệ thống thông tin đã thu thập được.
Dựa trên cơ sở đó để giải thích, đánh giá và tìm ra những kết luận đúng mang
tính khách quan.
6. Ý nghĩa của đề tài:
Nhật Bản và Việt Nam đã có sự giao lưu trên rất nhiều lĩnh vực. Hiện
nay, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu trong việc đầu tư vào Việt Nam. Điều
này đang tạo ra một môi trường thuận lợi để để các doanh nghiệp Việt Nam
có thể xem xét, học hỏi những kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp
của Nhật và từ đó ứng dụng vào thực tiễn trong nước. Công trình nghiên cứu
này sẽ giúp người đọc hiểu biết thêm về đất nước, con người Nhật, văn hóa,
cách sống và lề lối làm việc của họ, cũng như khảo sát, đánh giá về những
mặt tốt, những hạn chế để từ đó rút ra kinh nghiệm và có sự điều chỉnh hợp lý
khi áp dụng vào các công ty, doanh nghiệp Việt Nam.
7. Bố cục của báo cáo:
Ngoài phần Mở đầu, phần Nội dung, Kết luận, Danh mục các tài liệu
tham khảo, báo cáo của nhóm chúng tôi gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở hình thành nên văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Chương 2: Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (qua
khảo sát trường hợp công ty Sony Việt Nam).
Chương 3: Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam: Ảnh hưởng
và sách lược phát triển.

9


B - NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn thể hiện ở nhiều loại đối tượng,
tính chất và hình thức biểu hiện khác nhau. Văn hóa gắn liền với sự ra đời của
nhân loại, nói cách khác văn hóa ra đời từ thưở bình minh của xã hội loài
người. Cùng quá trình phát triển của nhân loại, khái niệm văn hóa đã liên tục
được bổ sung thêm những nội dung mới. Năm 1952 hai nhà nhân chủng học
người Mỹ là A. L. Kroeber và K. Kluckolm đã sưu tầm được khoảng164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa. Tại hội nghị về văn hóa UNESCO tại Mêhicô
năm 1982, người ta đã đưa ra được 200 định nghĩa về văn hóa. Hiện nay, số
lượng khái niệm về văn hóa đã tăng đến con số hàng ngàn đơn vị, không có
thể thống kê hết. Bởi văn hóa là một khái niệm đa nghĩa do từng nhà nghiên
cứu có những cách tiếp cận khác nhau, dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về
khái niệm văn hóa.
Theo Lưu Hướng: Thời Tây Hán (76 – 6 trước Công nguyên) được coi
là người đầu tiên dùng thuật ngữ văn hóa lấy từ “ Văn” và “ Hóa” trong bí
sách Chu Dịch (Quan hồ nhân văn, dĩ hóa thiên hạ, có nghĩa là xem dáng vẻ
con người mà giáo hóa thiên hạ). Đồng quan niệm này, quan niệm “Văn hóa =
Văn trị + giáo hóa”, có nghĩa là sống trong đời sống tổ chức cần quản lý con
người bằng cái đẹp của nhân văn để đối lập với tư tưởng quản lý bằng bạo
lực. Trong bất kì loại hình tổ chức nào, chúng ta cũng thấy văn hóa góp phần
quyết định đến đời sống tổ chức.
Theo nghĩa của Từ nguyên, văn hóa trong từ nguyên của cả phương
Đông và phương Tây đều có nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng
10


nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người),
cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây và lợi ích trăm năm
trồng người” là theo ngữ nghĩa căn bản này của văn hóa. Tóm lại, dù ở

phương Đông hay phương Tây thì văn hóa đều được coi là hoạt động tinh
thần hướng tới việc sản xuất ra các giá trị Chân, Thiện, Mỹ.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa là hệ tư tưởng, các hệ thống và các thể chế đi theo
nó như văn hóa, nghệ thuật, khoa học, triết học, đạo đức học… Theo đó, văn hóa
được giới hạn theo bề sâu và bề rộng, theo không gian, thời gian, chủ thể.
Trong khoa học nghiên cứu văn hóa, văn hóa được hiểu theo nghĩa
rộng. Theo nghĩa này, định nghĩa văn hóa cũng có rất nhiều. Năm 1874, trong
công trình nghiên cứu Văn hóa nguyên thủy ( xuất bản lần đầu năm 1871), nhà
nhân chủng học người Anh Edawrd Burnett Tylor (1832 – 1917) đã đưa ra định
nghĩa: “ Văn hóa là một tổng thể phức tạp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen, tập quán mà
con người đạt được với tư cách là thành viên của xã” [15, tr 8]. Cho đến nay,
phần lớn các nhà nghiên cứu văn hóa đều xem đây là định nghĩa khoa học đầu
tiên về khái niệm văn hóa, mặc dù danh từ văn hóa – cultura đã xuất hiện khá
sớm trong đời sống ngôn ngữ ở cả phương Đông và phương Tây.
Vào năm 1943, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về văn hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương tiện, phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa” [9, tr9]
Từ những quan niệm và định nghĩa của một số tác giả về văn hóa đã
trình bày ở trên, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng và xin
đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa là tất cả những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động của con
người với con người, trong mối quan hệ với người khác và với môi trường tự
nhiên, xã hội.
11



1.1.2. Sức mạnh mềm
Sức mạnh mềm (soft power) là khái niệm được học giả người Mỹ
Joseph S.Nye đưa ra vào những thập niêm của thế kỷ XX. “Sức mạnh mềm”
này được dùng để phân biệt với “sức mạnh cứng” vẫn được áp dụng từ trước
đến nay. Vậy “sức mạnh mềm” là gì? Lợi ích của nó ở đâu? Và khả năng thực
hiện nó ra sao:.
Cụm từ “sức mạnh mềm” được Nye đề cập đến đầu tiên trong một cuốn
sách viết về sự thay đổi bản chất quyền lực Mỹ. Sau đó, khái niệm tiếp tục
được khái quát và nghiên cứu sâu trong cuốn sách nổi bật sau này của ông
“Sức mạnh mềm – các phương thức để thành công trong chính trị quốc tế”.
The Nye, sức mạnh mềm là khả năng đạt được những điều mong muốn thông
qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị các chính sách đối ngoại để thu
phục thiên hạ chứ không phải cưỡng bức. Sức mạnh mềm của một quốc gia
xuất phát từ ba yếu tố: văn hóa, hệ giá trị và chính sách đối ngoại” [6, tr25].
Nói cách khác, sức mạnh mềm là khả năng ảnh hưởng tới thực thể khác thông
qua sức hấp dẫn và hợp tác chứ không phải bằng tiền bạc hay vũ lực. Điều trái
ngược cơ bản với sức mạnh cứng, thú sức mạnh dựa trên đe dọa mua chuộc,
sức mạnh quân sự, kinh tế, khoa học – công nghệ. Sức mạnh mềm thông qua
khả năng tạo ra ảnh hưởng đối với đối tượng cần tác động bằng cách chi phối
đến hệ thống giá trị, làm thay đổi suy nghĩ của họ, khiến đối tượng này mong
muốn và thực hiện đúng điều mà chủ thể tiến hành đặt ra. Như vậy, phương
thức để đạt được sức mạnh mềm là thông qua sự hấp dẫn thuyết phục, dùng
sức mạnh thu hút và không cần vũ trang.
Có thể nói sức mạnh mềm có giá trị to lớn trong quá trình phát triển của
mỗi quốc gia dân tộc. Bởi vì, sức mạnh của đất nước là sự tổng hợp, hòa hợp
giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Việc kết hợp khéo léo, tài tình giữa
hai sức mạnh đó sẽ tạo nên một thứ sức mạnh vô cùng to lớn mà sau này Nye
gọi là “sức mạnh thông minh” (smart power). Từ xa xưa, đã có rất nhiều quốc
gia khác trên thế giới xem nó như một biện pháp truyền thống để thực hiện
12



mục đích khai thác thuộc địa của mình. Nếu Trung Quốc dùng Nho Giáo và
đạo Khổng để trói buộc nhân dân ta, thì hiện nay Nhật Bản đang tăng cường
chính sách nhằm gia tăng sức mạnh mềm như một công cụ hòa bình.
Tuy nhiên, việc sử dụng sức mạnh mềm để khảng định vị trí của mình
còn phụ thuộc vào bản lĩnh của quốc gia đó trong việc truyền bá, sử dụng sức
mạnh mềm để thực hiện được mục đích đề ra. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc
vào bản lĩnh của quốc gia tiếp nhận sức mạnh mềm đó. Ngày nay, trong xu
thế toàn cầu hóa việc sử dụng sức mạnh cứng đã không còn phù hợp và là lựa
chọn hàng đầu của các quốc gia, thay vào đó sức mạnh mềm được quan tâm
nhấn mạnh hơn. Không chỉ bởi nó phù hợp với xu thế thời đại mà còn bởi tính
chất “lạt mềm buộc lạt chặt” và ít tốn kém hơn để đạt mục đích thông qua sử
dụng công cụ này. Có lẽ vì thế mà chưa bao giờ như hiện nay lại có nhiều
quốc gia chạy đua trong việc gia tăng sức mạnh mềm như vậy. Trong đó Nhật
Bản là một ví dụ điển hình với xu thế phát triển chung và trình độ văn minh
ngày càng cao. Sức mạnh mềm đã, đang và sẽ trở thành sự lựa chọn trước hết
của Nhật Bản cũng như các quốc gia trên thế giới.
Theo Nye, sức mạnh mềm của các quốc gia xuất phát từ văn hóa, hệ giá
trị và chính sách. Trong đó, sức mạnh mềm về văn hóa bao hàm thành tố của
nó như ẩm thực, trang phục, âm nhạc, tôn giáo, văn hóa kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp… Nhật Bản đã chọn văn hóa doanh nghiệp là một nhân tố cốt
yếu trong việc “sức mạnh mềm của mình đối với toàn thế giới; trước hết là ở
các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam chúng ta.
1.1.3. Văn hóa kinh doanh
Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã
hội thì văn hóa kinh doanh (business cultere) lại chính là nền tảng tinh thần, linh
hồn cho một quốc gia. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Văn hóa kinh doanh:
Theo từ điển tiếng Việt, “Kinh doanh” được hiểu là “Tổ chức việc sản
xuất buôn bán sao cho sinh lời”. Với ý nghĩa này, “Kinh doanh” có nghĩa là

13


“Buôn bán” và “Tổ chức việc sản xuất”. Kinh doanh là hoạt động của cá nhân
hoặc tổ chức nhằm hướng tới mục đích đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động
kinh doanh như quản trị tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất. Kinh doanh là một
trong những hoạt động phong phú nhất của loài người, là một hoạt động cơ bản
của con người xuất hiện cùng với kinh tế hàng hóa và thị trường. Danh từ kinh
doanh là một nghề được dùng để chỉ những con người hiện thực các hoạt động
nhằm mục đích kiếm lời. Nếu kinh doanh là một động từ, nó chỉ để thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường. [8, tr42 – 43]
Hiểu theo nghĩa nào thì mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi
nhuận cho chủ thể kinh doanh nên bản chất của kinh doanh là kiếm lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ
nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Còn
việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó
chính là vấn đề của văn hóa kinh doanh.
Trong kinh doanh, những sắc thái mang tính văn hóa có mặt trong toàn
bộ quá trình tổ chức và hoạt động của kinh doanh. Đã được thể hiện từ cách
lựa chọn, cách bố trí máy móc và dây truyền công nghệ. Cả cách tổ chức bộ
máy về nhân sự và hình thành quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên
trong tổ chức cho tới quản lý kinh doanh mà chủ thể áp dụng sao cho hiệu quả
nhất. Hoạt động kinh doanh không lấy giá trị của văn hóa làm mục đích trực
tiếp, song nghệ thuật kinh doanh từ việc tạo vốn ban đầu, tìm địa bàn kinh
doanh, mặt hàng kinh doanh, … được thành công với những biểu hiện và giá
trị tốt đẹp thì kinh doanh cũng là biểu hiện sinh động của văn hóa con người.
Với cách tiếp cận văn hóa như mục trên, chúng ta có thể hiểu theo
nghĩa rộng, văn hóa kinh doanh (business culture) là toàn bộ các giá trị vật
chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua

quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh
với môi trường kinh doanh. Như vậy, theo nghĩa rộng văn hóa kinh doanh là
14


toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết quả hoạt động
của con người được tạo ra và sử dụng trong quá trình kinh doanh.
Văn hóa là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành
viên của một nhóm người cùng chia sẻ và phân định nhóm này với nhóm khác.
Văn hóa là quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành nên
thói quen lối ứng xử của cá nhân, tổ chức làm kinh tế (Doanh nghiệp – doanh
nhân) với tất cả những gì liên quan phù hợp với xu thế thời đại. Do vậy, theo
nghĩa hẹp chúng ta có thể hiểu: Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị,
các chuẩn mực, các quan niệm và các hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra
trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với tự nhiên
và xã hội ở một cộng đồng hay một khu vực. [8, tr – 43]
Từ những cách hiểu trên, chúng tôi xin đưa ra một định nghĩa mang
tính khái quát về văn hóa kinh doanh như sau: Văn hóa kinh doanh là sự vận
dụng các giá trị văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần vào trong
quá trình kinh doanh của chủ thể kinh doanh nhằm tạo nên những sản phẩm,
lợi ích, nghệ thuật và bản sắc riêng của chủ thể kinh doanh đó.
1.1.4. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp (coporate culture) được coi là một dạng văn hóa
tổ chức (organizational culture) được bắt đầu nghiên cứu về một cách cụ thể
hơn, trở thành khuynh hướng trên thế giới những năm 1980 xuất phát từ việc
doanh nghiệp phương Tây nhận ra yêu cầu phải thay đổi cách tiếp cận về các
doanh nghiệp. Từ chỗ họ quá dựa vào cơ cấu phức tạp, chi tiết và kế hoạch
cứng nhắc khiến họ phải nhận sự suy giảm về kinh tế, chuyển sang cách tiếp
cận văn hóa doanh nghiệp từ góc nhìn văn hóa.
Schawatz và Dvis đã đưa ra quan điểm: “Văn hóa là một hình thức tín

ngưỡng và tham vọng của các thành viên trong một tổ chức. Những tín
ngưỡng và tham vọng này tạo nên một quy tắc chung ảnh hưởng mạnh mẽ
đến việc hình thành các hành vi cá nhân và nhóm người trong tổ chức”.

15


Còn theo Gold K.A. thì: “Văn hóa thể hiện trình độ về tính chất đặc
biệt trong một tổ chức – có nghĩa là chúng chứa đựng những phẩm chất đặc
thù có thể sử để phân biệt với các tổ chức khác về phương diện” Theo
Georges de Saite Marie, một chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các
giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các quan điểm
triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu sa của doanh nghiệp”. [8, tr233]
Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (International Labour
Organization – ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị,
các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi, mà
toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. Tuy nhiên, định nghĩa
phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của Edgar Shein, một
chuyên gia nghiên cứu và tổ chức: “Văn hóa công ty là tổng hợp các quan niệm
chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các
vấn đề nội bộ và sử lý với các môi trường xung quanh” [8, tr233]
Nói chung, các định nghĩa trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinh
thần của văn hóa doanh nghiệp như: các quan niệm chung, các giá trị, các
huyền thoại, các nghi thức… của doanh nghiệp, nhưng chưa đề cập tới nhân
tố quan trọng của văn hóa doanh nghiệp là nhân tố vật chất.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và theo những
logic của khái niệm văn hóa kinh doanh ở mục trên, chúng tôi xin đưa ra định
nghĩa của mình về văn hóa doanh nghiệp như sau: Văn hóa doanh nghiệp là
toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát

triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm
và hành vi của doanh nghiệp, chi phối mọi hoạt động của những thành viên
trong doanh nghiệp và tạo nên được bản sắc kinh doanh cho doanh nghiệp đó
1.4.5. Văn hóa doanh nhân
Theo Dương Thị Liễu trong tác phẩm Giáo trình văn hóa kinh doanh,
Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2012: “doanh nhân là
16


những người làm kinh doanh, là những người tham gia quản lý, tổ chức, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” [8, tr168.]
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Hồ Sĩ Quý: “Văn hóa doanh nhân
là tập hợp của những giá trị căn bản nhất, những khuân mẫu văn hóa xác lập
nên nhân cách của con người doanh nhân, đó là con người của khát vọng làm
giàu, biết cách làm giàu và dấn thân để làm giàu, dám chịu trách nhiệm, dám
chịu rủi ro đem toàn bộ tâm hồn, nghị lực và sự nghiệp của mình ra để làm
giàu cho mình, cho doanh nghiệp và cho xã hội”. [8, tr208]
Theo logic về khái niệm văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
của mục trước thì chúng tôi xin đưa ra khái niệm về văn hóa doanh nhân như
sau: Văn hóa doanh nhân chính là toàn bộ các nhân tố văn hóa bao gồm các
giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi doanh nhân trong quá trình
trình hoạt động kinh doanh và lãnh đạo doanh nghiệp.
1.2. Nguồn gốc hình thành văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên – dân cư Nhật Bản
1.2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Nhật Bản là tên gọi theo âm Hán Việt, người Nhật gọi nước họ là
Nihon hay Nippon có ý nghĩa là: “Xứ Mặt Trời mọc”.
Nhật Bản là quần đảo nằm ở phía Đông châu Á với khoảng hơn 4.000
đảo lớn nhỏ nối tiếp nhau trải dài và rộng ở phía Tây của Thái Bình Dương,
trong đó có bốn đảo lớn: Hokaido, Honsu, Shikoku và kyushu.

Nhật Bản có diện tích 377.688 km2. Lãnh thổ Nhật Bản có sự biệt lập về
địa lý và sự ổn định cơ bản về biên giới đã tạo nên nét đặt thù của văn Phù Tang.
Đất nước Nhật Bản có thiên nhiên hùng vĩ với ¾ là núi và cũng hết sức
khắc nghiệt do ở vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất, là “Vành lửa của
Thái Bình Dương” nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần…
Điều này sẽ tác động rất lớn đến tính cách con người Nhật Bản
Với nhiều đảo lớn, trữ lượng hải sản dường như vô tận là nguồn sống
đầu tiên của cư dân Nhật Bản. Cùng với sự phát triển của ngư nghiệp thì nông
17


nghiệp trồng lúa nước cũng bắt đầu trở thành nền kinh tế cơ bản làm thay đổi
diện mạo văn hóa - xã hội Nhật Bản. Sự đan xen giữa văn hóa ngư nghiệp và
nông nghiệp đã trở thành cội nguồn văn hóa độc đáo của người Nhật.
Điều kiện về địa lý đã tác động đến lịch sử khiến cho lịch sử Nhật Bản
mang tính chất “Vừa đóng, vừa mở”. Do vị trí là đảo xa, không giống với
nước Anh là đảo quá gần lục địa, Nhật có những thời kì chịu ảnh hưởng từ
phía Tây vào một cách rất ồ ạt (phía Tây xưa kia là Trung Quốc, lúc đầu qua
Triều Tiên) sau đó là phương Tây (Châu Âu, Mỹ) rồi có thời kì lại đóng cửa
300 năm với Trung Quốc, trên 200 đối với châu Á… để tiếp thu những yếu tố
bên ngoài và tạo ra nét độc đáo trong bản sắc văn hóa Nhật Bản, tất cả đã tạo
ra nét độc đáo trong bản sắc văn hóa Nhật Bản
1.2.1.2. Điều kiện địa lý dân cư
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất cao về sắc tộc và văn hóa.
Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm 1% tổng dân số vào năm
1993. Số người nước ngoài đông nhất là Triều Tiên, nhiều người Triều Tiên
sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì người Nhật. Tiếp
đến xếp thứ hai là Trung Quốc, còn có một số dân lao động gồm người
Philippin và Thai Lan… Những người nước ngoài này trước kia bị kì thị tại
nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời sống hàng ngày.

Qua những tài liệu nghiên cứu hiện nay, chúng ta nguồn gốc của dân
tộc Nhật cho tới ngày nay vẫn còn chưa có câu trở lời chính thức, mặc dù
người Nhật rất quan tâm đến việc lý giải cội nguồn của mình. Nói chung,
người Nhật Bản thuộc đại chủng Môngôlôit chấu Á. Những người Môngôlôit
có thể thiên di từ Trung Quốc, Triều Tiên và Mãn Châu qua eo biển Tsushima
đến các đảo Honsu và kyushu mặt khác di dân cũng có thể đến từ các đảo từ
Thất Bình Dương gặp gỡ thổ dân Ainu có mặt từ trước. Những người mới
đến, chiếm dần toàn bộ đất đai, đẩy người Ainu có đôi mắt tròn và làn da rậm
lông đến đây từ trước lên phía Bắc có thiên nhiên lạnh lẽo khắc nghiệt hơn.
Ngày nay, thổ dân Ainu chỉ còn vào khoảng 14.000 người, sinh sống trong
các khu vục riêng biệt thuộc Hockaido.
18


Vào thời kì Meiji, dân số Nhật Bản còn thấp, khoảng chừng 33 triệu
người. Mức ra tăng dân số lên tối đa vào năm 1974 với tỉ lệ sinh 1,27%, sau
đó đã giảm xuống còn 0,35% vào năm 1992. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn có dân
số lên tới 129,5 triệu người năm 2010 rồi sau đó mới giảm bớt.
Do số dân đông, mật độ dân số của Nhật Bản lên tới 327 người/km2,
ngang hàng với các nước có mật độ cao như Bỉ, Hà Lan và Triều Tiên.
Khoảng 49% dân số Nhật Bản tập trung quanh ba đô thị lớn là Tokyo, Oshaka
và Nagoya cùng với các thành phố phụ cận. Thủ đô Tokyo vẫn là nơi đông
dân nhất, với khoảng 1/3 tổng dân số. Lý do của sự tập trung này là vì Tokyo
là trung tâm của khu vực hành chính, chính trị, kinh tế dịch vụ.
Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ,
cho tới thời kì mở của vào năm 1868, Nhật Bản đã có nét riêng về phong tục,
tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa…
Ngày nay, mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến, nhưng trong xã
hội Nhật, vai trò và các liên hệ nam nữ đã ấn định rõ ràng. Thời xưa, Nhật
Bản theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ thời kì

Samurai phát triển, người đàn ông lại chiếm vai trò độc tôn. Dù rằng tinh thần
giải phóng phụ nữ đã được du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ XIX nhưng
hiện nay trong đời sống cộng đồng, phụ nữ vẫn ở vị thế thập hơn nam giới và
bên ngoài xã hội, người nam giới vẫn giữ vai trò lớn hơn. Trong quan niệm từ
lâu đời của người Nhật, người phụ nữ vẫn là người của “bên trong” (uchi no)
và người nam vẫn là người của “bên ngoài” (soto no). Phạm vi của người phụ
nữ là gia đình và công việc nội trợ, trong khi người chồng là người là đi kiếm
sống và đưa hết tiền lương về cho người vợ. Trước đây trong xã hội Nhật
Bản, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như
“có khuyết điểm nào đó”. Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy
chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân mà không lấy chồng (Nhật Bản
hiện nay là nước có số lượng phụ nữ xây dựng gia đình rất ít và tỉ lệ sinh thấp
nhất Châu Á). Tại các công ty, nhà máy, cửa hàng… người phụ nữ thường
19


được thuê mướn để chào đón các khách mới đến. Ngày nay, vị thế của người
phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội nhất là tư duy của lớp thanh niên
trẻ, những người thường có quan niệm phân biệt và suy nghĩ bảo thủ, cổ hủ.
Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến một số đặc trưng trong phương cách
tổ chức của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Bên cạnh đó, xã hội Nhật Bản có nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật
thường cúi chào bằng cách gập người xuống và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã
hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ sự kính trọng. Một
nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt
đều cần tới danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ
lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó. Trong
việc giao thiệp người Nhật thường không thích trực tiếp, thường người trung
gian đóng vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn.
Cũng như đối với nhiều người Châu Á khác, người ngoại quốc tới Nhật Bản

cần phải bình tĩnh trước mọi điều chưa hiểu về phong tục Nhật Bản, càng
không nên nổi nóng mà luôn luôn giữ nụ cười trên môi.
Hơn thế, người Nhật có năng lực cảm thụ rất tinh tế về thế giới tự nhiên đặc
biệt là khía cạnh cảm thụ mang tính hình tượng được tinh luyện sắc bén. Với bản
tính thông minh, chăm chỉ, biết tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật, người
Nhật đã xây dựng cho mình một nét văn hóa ngư nghiệp đặc sắc, riêng biệt.
Nhật Bản là một quốc đảo mà con người có ý chí tự chủ và truyền
thống thượng võ rất cao. Họ còn biết chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa trong
khu vực và thế giới để phát triển đất nước đồng thời tạo nên “bản lĩnh Nhật”
trong tiếp biến văn hóa ngoại lai. Đồng thời, tính chất biệt lập của “đảo”, sự
khắc nghiệt của thiên nhiên làm cho con người Nhật sớm biết đoàn kết tạo
nên sự cố kết cộng để vượt qua trở ngại của tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên vừa hùng vĩ, lại vừa khắc nghiệt tạo nên tính cách
và bản lĩnh riêng của con người Nhật. Rất nhiều yếu tố đối lập trong tính cách
người Nhật tưởng như nghịch lý mà vẫn thống nhất: tình yêu thiên nhiên thơ
20


mộng nhưng lại gắn với chất thiết thực đời sống, rất tinh tế trong hoa đạo, trà
đạo nhưng cũng rất quyết liệt trong kiếm đạo.
Do chế độ phong kiến tướng quân tồn tại khá lâu ở Nhật Bản, đã tạo
nên mô thức đạo trong con người: lòng trung thành, tinh thần dũng cảm
không sợ gian khổ, tính nhẫn lại… mà đỉnh cao là tinh thần của các võ sĩ đạo,
linh hồn Nhật Bản.
Văn hóa Nhật Bản do đó sẽ là sự kết hợp giữa giá trị văn hóa vật chất
và tinh thần do người Nhật sáng tạo ra trong suốt quá trình hình thành và phát
triển. Từ đây, tạo nên diện mạo văn hóa Nhật rất riêng khó lẫn với các nền
văn hóa khác.
1.2.2. Điều kiện lịch sử, văn hóa
Nhật Bản cũng giống như nhiều quốc gia có lịch sử lâu đời khác đều khó

xác định được thời kì đầu tiên dựng nước, vì vậy các quốc gia thường dựa vào
huyền thoại để có thể giải thích về cội nguồn đất nước mình. Người Nhật cũng
vậy, theo huyền thoại ghi chép trong hai bộ sử thư là Kojiky (Cổ sự kí) và
Nihonshoky (Nhật Bản thư kí) được biên soạn vào thế kỷ thứ VIII, người Nhật là
con cháu của Thiên Hoàng, một dòng dõi duy nhất ngự trị từ xưa đến nay, một
hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử nhân loại. Nhật Bản lấy ngày 11 tháng 2 năm
660 TCN làm ngày dựng nước, ngày mà Thiên Hoàng đầu tiên Jimu lên ngôi.
Mặc dù sự kiện trên có thể là sai lạc đi vài thế kỉ, song trong tâm thức
của người Nhật, điều này vẫn được chấp nhận.
Đầu tiên ở xứ sở Nhật Bản có khoảng 100 bộ lạc hay 100 xứ, có vua
hay nữ hoàng và tôn giáo riêng. Nhưng từ thời Yamato (Đại Hòa) hay còn gọi
là Kofun (cổ phần) vì nhiều phấn mộ lớn, thế kỉ thứ IV, sau khi thống nhất đất
nước thì chỉ có một dòng họ làm vua và tôn giáo dân tộc là Thần Đạo
(Shinto). Đúng như vậy, Thiên Hoàng của Nhật Bản thuộc một dòng họ duy
nhất từ xưa đến nay gồm 125 đời, trong số đó, đời xa xưa có 6,7 đời Thiên
Hoàng là phụ nữ. Theo truyền thuyết Thần Đạo, vua được coi là con trời nên
xưng là “Thiên Tử” (Tenshi) hay còn được gọi là “Thiên Hoàng” (tenno,
21


Sumeragi, Sumerogi) chứ không gọi là “Hoàng Đế”, còn người Nhật là con
cháu của Thái Dương Thần Nữ, Nữ Thần Mặt Trời là “Amaterasu Omikami”
(Thiên Chiếu Đại Thần hay Thiên Chiếu Đại ngư thần) nên họ thờ Mặt Trời.
Thời sứ quân, các Tướng Quân (Shogun) làm lãnh chúa, Thiên Hoàng thế
yếu, có khi bị các sứ quân uy hiếp ám hại, nhưng không ai cướp ngôi vua.
Đến thời Meiji (Minh Trị), Thiên Hoàng đã đánh bại sứ quân Tokugawa (Đức
Xuyên), chấm dứt loạn xứ quân và thâu tóm quyến lực vào tay thiên Hoàng.
Về tôn giáo, Thời Thánh Đức Thái Tử (Shotoku Taishi, một Thiên
Hoàng lỗi lạc), từ năm 593 đã cổ vũ cho Phật Giáo và sau đó Nhật Bản cũng
có “Tam giáo đồng nguyên” là Thần Đạo, Nho giáo, Phật giáo. Ngày nay, trên

đất nước Nhật Bản có nhiều tôn giáo lớn và có khoảng hàng trăm tôn giáo
nhỏ. Người Nhật luôn trọng tư tưởng, mỹ thuật và sức mạnh.
1.2.2.1. Thời kì tiền sử
Thời đại Jomon (Thằng Văn) trong khoảng thời gian khoảng từ 8.000
năm đến thế kỷ thứ III trước công nguyên. Gọi là thời đại Thằng Văn vì
những di chỉ đào được là các đồ gốm các trang trí các tua hình ảnh của những
sợi dây thừng hay in những hoa hình dây thừng. Người dân Nhật Bản của thời
này chủ yếu sống bằng nghề đánh cá.
Thời đại Yayoi (Di Sinh) khoảng 600 năm: Từ thế kỷ thứ III TCN đến
thế kỷ thứ III sau Công Nguyên. Do ảnh hưởng của văn hóa Triều Tiên,
Trung Hoa, người Nhật lúc này mới bắt đầu biết canh tác lúa, biết dùng kim
thuộc, bắt đầu họ lợp nhà bằng tranh hoặc rạ.
1.2.2.2. Thời cổ đại
Thời kì Yamato (Đại Hòa) khoảng 400 năm: từ thế kỷ IV đến nửa cuối thế
kỷ VII. Các Vương tộc và các Hào tộc đã xây những cổ phần (ngôi mộ lớn). Từ
những bộ lạc này người Nhật đã liên kết với nhau thành quốc gia vào thế kỷ thứ
IV. Xã hội Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kì phân chia đẳng cấp xã hội.
Thời đại Ashuka (Phi Điểu, năm 593 – 710) và thời đại Nara (Nại
Lương). Thời kì này, Nhật Bản chủ động giao lưu tiếp nhận nhiều giá trị văn
22


×