Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN: NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM NộI DUNG VÀ NGHệ THUậT THƠ BÙI VĂN Dị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.26 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------

BÙI HƯƠNG DUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG
VÀ NGHỆ THUẬT THƠ BÙI VĂN DỊ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hoa Lê

1
1


HÀ NỘI, NĂM 2016
Luận văn được hoàn thành tại
Trường Đại học sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hoa Lê

TT Họ và tên, học hàm, học vị
1
2
3
4
5



GS.TS Lã Nhâm Thìn
TS. Trần Hải Yến
T.S Nguyễn Thị Nương
TS Nguyễn Thanh Tùng
TS. Trần Thị Thu Hiền

Cơ quan công tác
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Viện Văn học
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Trường Đh Sư phạm Hà Nội
Học viện Phụ nữ Việt Nam

Trách nhiệm
trong HĐ
Chủ tịch
Phản biện
Phản biện
Thư ký
Ủy viên

Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ
Tại trường ĐHSP Hà Nội
Vào lúc, 13h, ngày 13 tháng 7 năm 2016

Có thể tìm đọc luận văn tại:
- Thư viện khoa Ngữ văn;
- Thư viện trường ĐHSP Hà Nội.


2
2


MỞ ĐẦU
1.
1.1.

Lý do chọn đề tài
Lý do khoa học
Tác giả văn học là người sáng tạo ra những giá trị văn học, là người đưa ra ý
kiến, quan điểm của mình về cuộc đời thông qua những văn bản ngôn từ, đặc biệt là
tác phẩm văn học. Vì vậy, việc nghiên cứu về các tác giả và tác phẩm của họ là vô
cùng quan trọng, nhất là những tác giả và tác phẩm văn học chưa được phổ biến rộng
rãi.
Thơ văn nửa sau thế kỉ XIX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình văn
học Việt Nam. Các tác gia đã làm cho văn học nửa sau thế kỷ XIX hiện lên một cách
phong phú, đa dạng và chân thực. Bên cạnh những tên tuổi như Nguyễn Đình Chiểu,
Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương còn có rất nhiều những tác gia
khác. Ở luận văn này, chúng tôi sẽ đề cập đến một trong những tác giả ấy, đó là nhà
thơ Bùi Văn Dị.
Bùi Văn Dị thường được biết đến là một vị quan thanh liêm, chính trực, hết
lòng vì nước, vì dân, nhưng đồng thời cũng là một nhà thơ yêu nước nửa sau thế kỷ
XIX – thời kỳ đầy biến động của dân tộc. Số lượng tác phẩm Bùi Văn Dị tương đối
lớn (gần 600 bài) và mới chỉ được nghiên cứu ở mức độ khái quát ngắn gọn hoặc đi
vào cụ thể từng tập thơ mà chưa bao quát được toàn bộ hệ thống tác phẩm. Vì vậy,
việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật trong thơ ông sẽ có nhiều đóng góp vào sự
nghiệp nghiên cứu văn học trung đại nước nhà, cho thấy rõ sự phong phú của kho
tàng văn học nghệ thuật dân tộc.


1.2.

Lý do thực tiễn
Trong chương trình Ngữ văn các cấp, văn học yêu nước có vai trò vô cùng
quan trọng. Bộ phận văn học này góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu hòa
bình cho học sinh.
Thơ Bùi Dị chưa được đưa vào chương trình của các cấp học nhưng việc tìm
hiểu thơ ông sẽ tạo nên một nguồn kiến thức mới. Đề tài này sẽ góp phần tìm hiểu
đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị để bổ sung thêm nguồn tư liệu
3


bổ ích cho việc so sánh, đối chiếu với các tác giả, tác phẩm đồng đại và lịch đại đã
được đưa vào nhà trường.
2.

Lịch sử vấn đề
Các công trình nghiên cứu về Bùi Văn Dị được chia thành hai nhóm cơ bản
sau:
Công trình giới thiệu tác giả và văn bản thơ Bùi Văn Dị

2.1.

Các công trình sau giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Văn Dị đồng
thời nêu tên các tập thơ hoặc trích dịch một số bài thơ của ông:
Công trình của các học giả:
-

Lược truyện các tác gia Việt Nam, Tập 1: Tác gia các sách Hán Nôm của Trần Văn


-

Giáp.
Văn học yêu nước và cách mạng Hà Nam Ninh, Bùi Văn Dị - Nhà thơ yêu nước thế kỉ

-

XIX, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 17 của Nguyễn Văn Huyền.
Di sản Hán Nôm Việt Nam – thư mục đề yếu của Trần Nghĩa và Francois Gros.
Thơ đi sứ của Phạm Thiều và Đào Phương Bình.
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế.
Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam của Trịnh Khắc Mạnh.
Từ điển văn học của Đỗ Đức Hiểu.
Các luận văn:

-

Luận văn Thạc sĩ Khảo cứu văn bản “Du hiên thi thảo” của Bùi Văn Dị của Phạm

-

Thị Gái.
Luận văn Thạc sĩ Khảo sát văn bản và nghiên cứu giá trị “Tốn Am thi sao” của Bùi

-

Văn Dị của Nguyễn Văn Trung.
Luận văn Thạc sĩ Khảo sát văn bản và nghiên cứu giá trị tập thơ “Vạn lý hành

-


ngâm” của Bùi Văn Dị của Nguyễn Thị Thúy Hương.
Luận văn Thạc sĩ Khảo cứu văn bản “Trĩ Chu thù xướng tập” của Bùi Văn Dị của
Nguyễn Thị Thư.
Trong các luận văn này, ngoài việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn
Dị, các tác giả còn lựa chọn thiện bản các tập thơ. Việc lựa chọn thiện bản của một
tác phẩm văn học có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt có ích đối với hoạt động nghiên cứu
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.

2.2.

Công trình nghiên cứu về giá trị văn chương Bùi Văn Dị
4


Công trình của các học giả:
Các công trình này đưa ra những nhận xét, đánh giá về thơ Bùi Văn Dị:
-

Thơ đi sứ của Phạm Thiều và Đào Phương Bình.
Bùi Văn Dị - Nhà thơ yêu nước thế kỉ XIX của Nguyễn Văn Huyền.
Từ điển văn học của Đỗ Đức Hiểu.
Luận văn:
Bốn Luận văn Thạc sĩ nêu trên đã nghiên cứu nội dung và nghệ thuật cụ thể
của từng tập thơ Tốn Am thi sao, Vạn lý hành ngâm, Trĩ Chu thù xướng tập và Du
hiên thi thảo.
Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi thấy rằng, có nhiều công
trình đề cập đến Bùi Văn Dị nhưng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tên, quê quán, ngay cả
năm sinh năm mất cũng chưa rõ ràng, không thống nhất; giới thiệu tên một số tập thơ,
văn. Số lượng công trình nghiên cứu giá trị thơ văn ông không nhiều và chủ yếu ở

chuyên ngành Hán Nôm, hơn nữa đều ở mức lẻ tẻ từng tập thơ chứ chưa bao quát được
toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông.
Có thể khẳng định, đề tài Nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ
Bùi Văn Dị là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể về đặc điểm nội
dung và nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị.

3.
3.1.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị, luận văn
góp phần khẳng định vai trò, vị trí của thơ Bùi Văn Dị trong văn học nửa sau thế kỷ
XIX và trong toàn bộ nền văn học dân tộc.

3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích và tiến hành so sánh đặc điểm nội
dung, nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị với các nhà thơ khác đồng thời đưa ra những đánh
giá khách quan về giá trị thơ Bùi Văn Dị..

4.
4.1.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
5



- Những đặc điểm về nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật được sử
dụng trong thơ Bùi Văn Dị.
-

Một số vấn đề về cuộc đời của Bùi Văn Dị, nhất là những yếu tố ảnh hưởng đến quan
niệm sáng tác của ông.

4.2.

Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Chúng tôi kết hợp phần văn bản trong các tài liệu Bùi Văn Dị - Nhà thơ yêu
nước thế kỉ XIX của Nguyễn Văn Huyền, Thơ đi sứ của Phạm Thiều – Đào Phương
Bình và các văn bản thơ trong bốn luận văn nêu trên.
Trong năm tài liệu này, có những văn bản trùng nhau, sau khi thống kê, chúng
tôi tổng hợp được 133 văn bản. Đây chính là số lượng văn bản chúng tôi sử dụng để
nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị.

5.

Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi
chủ yếu sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

5.1.

Phương pháp phân tích tác phẩm văn học

5.2.

Phương pháp văn học sử


5.3.

Phương pháp so sánh văn học

5.4.

Thao tác thống kê, phân loại

6.

Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Tiền đề lịch sử và sự nghiệp văn chương Bùi Văn Dị.
Chương 2: Đặc điểm nội dung thơ Bùi Văn Dị.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị.
CHƯƠNG 1:TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ
VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG BÙI VĂN DỊ

1.1.

Tiền đề lịch sử
6


Nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn diễn ra đầy những biến động lớn về mọi mặt.
Chính trị, kinh tế, văn hóa thời kỳ này gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp và cuộc chiến đấu anh dũng chống kẻ thù, điều này ảnh hưởng sâu sắc
đến nền văn học của dân tộc.

1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.
1.2.1.

Chính trị - Kinh tế
Văn hóa
Văn học
Xem từ tr10 – 18
Cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn Dị
Cuộc đời và sự nghiệp chính trị
Bùi Văn Dị (17/05/1833 – 22/09/1895) hiệu là Tốn Am, Hải Nông và Châu
Giang; tự là Ân Niên, sinh tại làng Châu Cầu, nay thuộc phường Lương Khánh Thiện
và Minh Khai, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, từ nhỏ nổi tiếng thông minh, lớn lên
làm quan 7 triều nhà Nguyễn. Việc phong học vị Tiến sĩ của Bùi Văn Dị là điều chưa
từng có trong lịch sử khoa cử nước nhà. Ông từng đi sứ nhà Thanh trong vòng 20
tháng, sau đó về tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến này, ông
chỉ được tham gia duy nhất một trận đánh. Có thời gian từ năm 1885 đến 1887 ông
phải tỵ địa ở Thanh Hóa, rồi từ 1887 đến cuối đời, ông tiếp tục làm quan và mất tại
Quốc sử quán.
Bùi Văn Dị trưởng thành trong giai đoạn đất nước có nhiều biến động lớn, thực
dân Pháp xâm lược, ông đã đứng trên vũ đài chính trị với tư cách là một văn thân sĩ
phu yêu nước. Trong suốt 29 năm làm quan, ông đã mang hết năng lực của mình để
phục vụ cho 7 đời vua nhà Nguyễn. Cuối đời, ông không lúc nào nguôi ngoai nỗi
buồn khổ khi phải phục vụ cho một chính quyền bù nhìn nên đã tập trung vào sự
nghiệp giáo dục, gìn giữ văn hóa. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, đóng góp

1.2.2.


vào sự nghiệp văn học dân tộc.
Sự nghiệp văn chương
Ông để lại nhiều tập thơ bằng chữ Hán như Vạn lí hành ngâm (Thơ về chuyến
đi vạn dặm), Du hiên thi thảo (Bản thảo tập thơ viết ra trên chiếc xe nhẹ), Tốn Am
thi sao (Thơ của Tốn Am), Tốn Am thi thảo (Bản thảo tập thơ Tốn Am), Du hiên tùng
bút (Tập tùy bút làm trên chiếc xe nhẹ), Trĩ Chu thù xướng tập (Tập xướng họa ở Trĩ
7


Chu),... Hơn nữa, ông còn là đồng tác giả bộ sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ
kỷ.
Sự nghiệp văn chương của Bùi Văn Dị khá đồ sộ với nhiều tập thơ, văn khác
nhau in cả ở Việt Nam và Trung Quốc. Thơ ông được nhiều người đánh giá cao như
Trần Lê Văn, Vi Dã lão nhân, Nhị phẩm Tú chính đại phu Nghê Mậu Lễ, Tiến sĩ
Long Văn Bân, Hậu học Lư giang Văn Đào tử Bùi Hữu Tạo,…
Tiểu kết chương 1:
Ở chương 1, chúng tôi đã thực hiện được những công việc như sau:
Khái quát những vấn đề thời về thời đại (kinh tế - chính trị, văn hóa, văn học) có
vai trò làm tiền đề hình thành và phát triển sự nghiệp văn chương của Bùi Văn Dị. Nửa
cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Bắc Kỳ, triều đình nhà Nguyễn bộc lộ
rõ sự bất lực trước quân giặc. Văn hóa có sự giao thoa giữa phương Đông và phương
Tây, tạo nên một xã hội lố lăng. Chính trị - kinh tế, văn hóa như vậy đã tác động mạnh
mẽ đến nền văn học nước nhà. Văn học…
Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Văn Dị. Bùi Văn Dị là một con người
hiếu học, thông minh, nhiều kinh nghiệm, luôn mong muốn dốc hết sức mình để đền ơn
vua, trả nợ nước. Ông làm nhiều chức quan lớn nhỏ khác nhau nhưng dù ở cương vị nào
thì ông cũng hết lòng cống hiến, ngay cả khi tuổi đã xế chiều ông vẫn không thôi ước
muốn ấy. Sự nghiệp chính trị và con đường văn chương gắn liền với lịch sử đầy biến
động của nước nhà. Tài năng văn chương của ông cũng được nhiều người cả Việt Nam
lẫn Trung Quốc phải công nhận.

Tiến hành khái quát sự nghiệp văn chương Bùi Văn Dị; tổng hợp, giới thiệu
hoàn cảnh ra đời của 4 tập thơ Tốn Am thi sao, Vạn lý hành ngâm, Trĩ Chu thù xướng
tập và Du hiên thi thảo. Tổng các bài thơ trong bốn tập là 612 bài trong đó có 563 bài
của Bùi Văn Dị.
Ở luận văn này, chúng tôi dựa vào bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của bốn
tập thơ lớn: Tốn Am thi sao, Vạn lý hành ngâm, Trĩ Chu thù xướng tập và Du hiên thi
thảo để nghiên cứu đặc điểm và nội dung trong tác phẩm của Bùi Văn Dị.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ BÙI VĂN DỊ
Bùi Văn Dị chủ trương sáng tác theo thuyết “tính linh”, tức là ông luôn đề cao
tính chân thực trong việc thể hiện cảm xúc khi làm thơ.
2.1 Tâm sự trung quân “ưu quốc”
8


2.2.1. Nỗi thẹn “quốc ân vị báo”
Việc đề cao tư tưởng trung quân đã gây nên một tâm lý thường thấy ở các vị
trung thần, đó là nỗi thẹn “quốc ân vị báo”, tức là thẹn vì những gì mình làm chưa thể
báo đáp hết ơn vua. Cho đến giai đoạn cuối cùng của nhà nước phong kiến, nỗi thẹn
này vẫn còn hiện hữu. Suốt cuộc đời làm quan của mình, Bùi Văn Dị luôn giữ cho
mình khí chất của một bậc trung thần mẫu mực đồng thời cũng mang nặng nỗi thẹn
“quốc ân vị báo”.
Bùi Văn Dị luôn đề cao hai chữ “quốc ân”, ông thường thể hiện lòng biết ơn
sâu sắc của ông đối với vua nhưng chính vì luôn nặng lòng vì điều đó mà ông mang
trong mình sự mặc cảm. Ông thấy mình chưa báo đền được cho vua, từ đó dần hình
thành nên nỗi “thẹn”. (Ất Mão lĩnh hương tiền tự thuật; Cung họa ngự chế thị chư
văn thần nguyên vận; Cung yết Lê Thái Tổ lăng, bái đề; Tinh vệ…)
Khi rơi vào trạng thái cảm xúc “thẹn” vì ơn vua, nợ nước, người ta thường
mong muốn và quyết tâm cống hiến. Với họ, chưa báo đền ơn vua nợ nước cũng có
nghĩa là chưa thể sống cuộc sống an nhàn. Và Bùi Văn Dị cũng vậy. Ông luôn nỗ lực
hoàn thành tốt nhiệm vụ và mong muốn được dốc hết sức mình phục vụ cho nhân

dân. Tuy nhiên, lúc nào ông cũng cảm thấy xấu hổ vì tài năng của bản thân không đủ
để cứu dân, cứu nước. Sự mâu thuẫn giữa khát vọng và khả năng đã gây ra bi kịch.
(Lễ vi thí viên tác thị đồng sự; Thư sự; Canh Dần xuân, tương nhập đô lưu giản chư
thân hữu …)
Có thể thấy, Bùi Văn Dị là một con người luôn giữ trọn đạo vua tôi và nỗ lực
cống hiến sức mình cho đất nước, cho dân tộc. Cũng vì vậy mà ông luôn mang trong
mình nỗi thẹn “quốc ân vị báo”, ông luôn trách mình chưa làm được nhiều để báo đáp
ơn vua. Ông thật sự là một bậc trung thần, một sĩ phu yêu nước sâu sắc cuối thế kỷ
XIX. Qua đó cũng cho thấy tư tưởng trung quân “ưu quốc” là phương tiện thể hiện
tinh thần yêu nước của quân và dân ta, đặc biệt là khi dân tộc trở thành món mồi hấp
dẫn của bọn thực dân Pháp.
2.2.2. Ca ngợi con người tài đức
Tấm lòng trung quân “ưu quốc” của Bùi Văn Dị còn thể hiện ở sự ngưỡng mộ
và ca ngợi của ông đối với những người tài đức.
9


Bùi Văn Dị luôn đề cao tài năng con người, trong đó có tài năng văn chương.
Điều đó giống với nhiều tác gia ở những thế kỷ trước. Có thể do yếu tố thời đại mà
ông đặc biệt đề cao tài năng quân sự của các vị tướng lĩnh.
Bên cạnh việc chú ý đến phương diện tài năng, ông còn rất đề cao vẻ đẹp nhân
phẩm. Ông luôn tôn trọng những con người có phẩm chất tốt đẹp.
Nội dung ca ngợi con người tài đức được thể hiện qua một số bài thơ như Tặng
Hiệp đốc Tôn Thất; Yết tiên hiền Tử Cống từ; Ức Vân Lộc Nguyễn tiên sinh; …
Với Bùi Văn Dị, những con người tài đức luôn cần được tôn vinh. Ông coi họ
là những tấm gương sáng, cần phải noi theo để giữ trọn được tấm lòng trung quân
“ưu quốc” của mình.
2.2.3. Khát vọng đất nước độc lập, thái bình
Khát vọng đất nước độc lập thái bình chính là lẽ sống của Bùi Văn Dị. Cả cuộc
đời ông luôn mang trong mình khát vọng cháy bỏng ấy.

Khát vọng đất nước độc lập, thái bình trong thơ Bùi Văn Dị thể hiện sâu sắc
qua ý thức về chủ quyền lãnh thổ, qua những lời cầu nguyện, tình yêu thương dân tha
thiết, sự đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, ý chí quyết chiến với kẻ thù và niềm
vui sướng khi thắng trận. Điều đó được thể hiện qua hàng loạt các tác phẩm như Bát
nguyệt, thị thập nhật, quá vạn An Sơn, yết Hưng Đạo đại vương từ, tính bái Phạm
tướng quân; Cung yết Lê Thái Tổ lăng, bái đề; Tiểu lâm trú thứ dạ khởi; Văn Sơn
thành đại vũ tam nhật, Tích Giang bạo trướng, thủy thâm thất bát xích, điền hòa
thương tổn trắc nhiên hữu hoài, viên phú trường ca nhất thủ …
Tư tưởng của nhà nho yêu nước Bùi Văn Dị được thể hiện rõ nét trong hệ
thống tác phẩm của ông. Qua những tác phẩm ấy, con người Bùi Văn Dị được khắc
họa thực sự là một bậc trung thần “ưu quốc”, một con người dù trong hoàn cảnh nào
cũng hết lòng vì nước vì dân, luôn mong muốn mang lại cuộc sống yên bình cho nhân
dân. Ông xứng đáng được xếp vào danh mục những nhà văn yêu nước thế kỷ XIX.
Nguyễn Văn Huyền “không ngần ngại gì khi xếp ông vào danh sách một nhà thơ yêu
nước rất đáng trọng của quê hương” Hà Nam. Tổng tập văn học Việt Nam, tập 17
cũng đã xếp ông vào vị trí của một tác gia yêu nước của thời kỳ đầy biến động ấy.
Điều đó càng khẳng định vị trí của Bùi Văn Dị trong dòng văn học yêu nước thế kỷ
XIX của dân tộc.
2.2. Chân dung tâm hồn thi sĩ
10


2.2.1. Tình yêu thiên nhiên
Bùi Văn Dị đã vẽ nên những bức tranh thiên nhiên hết sức hấp dẫn và phong
phú. Sự hấp dẫn và phong phú ấy đã bộc lộ tình yêu và tâm thế muốn hòa mình vào
thiên nhiên của thi sĩ mang trong mình cái chí “nhàn”. Nhà thơ đã dùng thiên nhiên
để gửi gắm cô đơn, xót xa, tình yêu quê hương đất nước và khát vọng thái bình của
mình, đây cũng là một biện pháp nghệ thuật thường thấy trong thi ca trung đại – bút
pháp tả cảnh ngụ tình. Tình yêu thiên nhiên cũng là một phương diện để bộc lộ tấm
lòng yêu nước sâu sắc của ông. Điều này được thể hiện qua hàng loạt những bài thơ

như Hải Nông biệt thự ngẫu đề; Thu nhật thôn cư; Tảo khởi…
2.2.2. Tình cảm riêng tư
Tình cảm riêng tư của Bùi Văn Dị thể hiện qua mối quan hệ của ông vợ, với
anh em và bạn bè. Dù với ai, ông cũng hết lòng yêu thương họ.
Nội dung này được thể hiện qua một số bài thơ như Tống đệ Cát Trai chi
Quảng Yên hậu bổ; Trung thi đối nguyệt, điệu vong từ; Điệp vận phụng đáp Bồng
Hải đô chuyển;…
2.2.3. Nỗi niềm hoài cổ và tâm sự cô đơn
Tâm lý hoài cổ của Bùi Văn Dị được thể hiện qua hàng loạt những bài thơ vịnh
sử, những bài nói về những chuyện, những nhân vật của quá khứ như Xích Bích hoài
cổ ; Thuận An chu thứ trướng nhiên hữu hoài; Thất nguyệt vọng dã phiếm chu Tây
Hồ; Thượng tị vũ hậu độ trăn Vị; Đăng Hoàng Hạc lâu;… Hoài cổ trong thơ ông một
mặt thể hiện sự chiêm nghiệm cuộc đời, một mặt thể hiện sự hiểu biết, một mặt khác
lại thể hiện khát vọng về một đất nước thái bình, yên ấm.
Bên cạnh nỗi niềm hoài cổ, thơ Bùi Văn Dị còn ẩn chứa cả tâm sự cô đơn thầm
kín. Tâm sự cô đơn ấy thể hiện qua rất nhiều những bài thơ mang cảm hứng đăng cao
như Đăng Dục Thúy sơn lưu đề; Đăng Long Đội sơn đề tự bích; Đăng Hồi Hạc sơn
lưu đề; Đăng Tam Tằng sơn; Đăng Bàn A sơn cảm; Đăng độc Tú Sơn; … Cảm hứng
đăng cao trong thơ ông không phải để khẳng định tài năng, bản lĩnh hay khí phách
của mình như trong thơ Đường, cũng không phải chỉ là một phương thức tiếp cận
không gian, chiếm lĩnh không gian, mở rộng tri thức mà còn là phương tiện để ông
thể hiện được khát vọng được sống trong hòa bình, trong mối quan hệ thống nhất

11


giữa con người và vũ trụ. Qua đó thể hiện tâm hồn phóng khoáng, yêu thiên nhiên
đồng thời thể hiện một cách sâu sắc tâm sự cô đơn của nhà thơ.
Tâm sự cô đơn của thi sĩ bắt nguồn từ tâm trạng của một người con xa xứ.
Điều đó được thể hiện qua những bài thơ như Thâm dạ văn cầm; Tương phàm dạ bạc

hữu hoài; …
Thơ văn Bùi Văn Dị đã dựng lên bức chân dung tâm hồn của thi sĩ. Tâm hồn
ấy luôn dành tình yêu cho thiên nhiên, con người, đồng thời cũng mang nặng niềm
hoài cổ và tâm sự cô đơn của kẻ lữ thứ.
Tiểu kết chương 2:
Ở chương 2, chúng tôi đã tìm hiểu, phân tích những đặc điểm về nội dung, qua
đó thấy được một số nét hạn chế trong thơ Bùi Văn Dị.
Bùi Văn Dị có thể sáng tác ở bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Mọi thứ
xung quanh dường như đều thu hút ngòi bút của ông. Chính vì thế mà thơ ông có nội
dung khá phong phú, ở đó có tâm sự của một trung thần “ưu quốc” với nỗi thẹn trước
ơn vua và khát vọng đất nước độc lập, thái bình; có bức chân dung của một tâm hồn
thi sĩ với tình yêu thiên nhiên, yêu con người, nỗi niềm hoài cổ và sự cô đơn của kẻ
lữ thứ đúng như Nguyễn Huệ Chi nhận xét: “Bùi Văn Dị là nhà thơ sáng tác trên mọi
nẻo đường công cán, trong nhiều cương vị, công chức khác nhau […] Trong Bùi Văn
Dị, con người chức năng không hề che lấp con người thi nhân. Ông hầu như rất ít làm
những bài thơ về thuyết giáo, về đạo trung hiếu, về nghĩa vụ bề tôi, về nghĩa vụ đối
với xã tắc, nghĩa là những bài về thuyết khô khan, trái lại, thơ ông vang lên âm ba của
cuộc sống thật […] dù buồn hay vui, thơ ông là tiếng nói chân thật của một tâm hồn
giàu chất thơ” [34, tr166-168].
Nói đến hạn chế về nội dung, yếu tố đáng chú ý nhất chính là một số bài thơ có
nội dung tự sự cao nên đôi khi dẫn đến nội dung khô khan, chú ý nhiều đến thông báo
sự việc mà chưa mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc ví như bài Hương ước ngũ
thập ngũ tuế thướng lão thi dĩ chí chi (Theo lệ làng, năm mươi nhăm tuổi được lên
lão, làm thơ ghi lại), từ đầu đến cuối bài nhà thơ chỉ kể lại việc mình được “lên lão”
và những gì thường làm khi về quê.
CHƯƠNG 3:
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI VĂN DỊ
12



3.1. Thể thơ
Bùi Văn Dị thường chọn luật thi để sáng tác (91,7%), trong đó chủ yếu là thất
ngôn. Số lượng bài cổ phong chiếm không nhiều (8,3%), chủ yếu là ngũ ngôn trường
thiên.
Thể thơ
Tên tập thơ

Số lượng bài
trong tập thơ

Luật thi
Thất
Ngũ
ngôn
ngôn
31
10

Cổ phong
Thất Ngũ Tạp
ngôn ngôn ngôn
1
0
1

Tốn Am thi sao

43

Vạn lý hành ngâm


36

30

3

1

2

0

Trĩ Chu thù xướng
tập
Du hiên thi thảo

21

12

6

1

2

0

33


23

7

0

3

0

Tổng:

133

96

26

3

7

1

3.1.1. Luật thi
Thể thất ngôn:
Phần lớn văn bản ở bốn tập thơ của Bùi Văn Dị được viết theo thể thất ngôn
bát cú này, ví như Thất nguyệt sư hành quá Nam Xang dạ túc; Đăng Nhạc Dương
lâu; Quá Chương Hà điếu Ngụy Vũ đế; Hoàng Xá trú thứ tức sự tứ vịnh; Giải muộn;


Thể ngũ ngôn:
Số lượng bài thơ ngũ ngôn chiếm không lớn (26 bài) nhưng cũng góp phần
không nhỏ vào việc thể hiện nội dung tư tưởng và tài năng văn chương Bùi Văn Dị.
Một số bài có thể kể đến như Thất nguyệt định ước sứ hồi, ứng chế; Văn Phương
Đình – Nguyễn tiên sinh (Văn Siêu) hạp thệ cảm tác; Độ vũ thắng quan; Xá chu ngụ
Tình Xuyên các ngẫu thành họa tác; Tiểu Lâm trú thứ dạ khởi, …
Những sáng tác luật thi của Bùi Văn Dị thường tuân theo quy định truyền
thống nhưng đồng thời cũng có những yếu tố mới mẻ. Ông đã sáng tạo trong chính sự
quy phạm chặt chẽ của thể loại. Với ngôn từ ngắn gọn, súc tích, luật thi đã góp phần
13


không nhỏ trong việc thể hiện quan điểm sống, bộc lộ những suy tư trong tâm hồn
đồng thời qua đó cho thấy tài năng và sự am hiểu văn chương của Bùi Văn Dị.
3.1.2. Cổ phong
Đối với luật thi, Bùi Văn Dị thường tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của
thể loại, còn ở cổ phong, ông cũng tận dụng hết những ưu điểm của nó để thể hiện
tâm hồn và tư tưởng của mình. Số lượng bài cổ phong trong thơ ông không nhiều
(11/133 bài) trong đó có những bài như Tị Thanh hồi hà trừ tịch hữu tác; Nguyệt dạ
phiếm Động Đình tác; Đại phong đăng Lữ Tiên đình phóng ca;… Thông thường, một
bài cổ phong thường nghiêng về chức năng tự sự, nhưng ở thơ Bùi Văn Dị, cổ phong
còn bộc lộc tâm trạng, cảm xúc rất rõ nét. Nếu như luật thi yêu cầu những quy phạm
chặt chẽ, nghiêm ngặt thì cổ phong lại mang lại cho nhà thơ sự tự do, linh hoạt. Chính
vì vậy, ở những bài cổ phong của Bùi Văn Dị, ngoài bức tranh thiên nhiên và tâm
trạng, ta còn thấy ở ông một tâm hồn rộng mở, phóng khoáng và khát vọng chiếm
lĩnh vẻ đẹp của tạo hóa. Việc sử dụng linh hoạt các thể thơ trong sáng tác cho thấy
Bùi Văn Dị không chỉ nắm chắc luật thơ, cách làm thơ mà qua đó còn khẳng định
được tài năng thi ca của ông, nhất là trong cách lựa chọn ngôn từ và hình ảnh.
Đặc biệt, trong 133 bài thơ được khảo sát có đến hơn 30 được sáng tác theo lối

họa vận. Lối họa vận được dùng phổ biến trong thơ xướng họa và chỉ có trong thơ
luật Đường. Nhưng Bùi Văn Dị khác ở chỗ, ngoài thơ luật Đường (Gia Ngư điếu Kim
Trung Tiết Công hoạ tác; Chiết đắc hồng bạch đào hoa các nhất chi thi dĩ thưởng chi
hoạ tác; Điệp vận phụng đáp Bồng Hải đô chuyển…), ông còn sử dụng cả cổ phong
để làm thơ xướng họa (Công ái thính tuyết hữu cảm hoạ tác; Đại Phong đăng Lữ
Tiên đình phóng ca hoạ tác…). Số lượng thơ xướng họa viết theo thể cổ phong tuy
không nhiều nhưng qua đó có thể thấy Bùi Văn Dị luôn sáng tạo trong việc cầm bút
đề thơ. Hơn nữa, việc sử dụng thể cổ phong còn cho thấy tâm hồn phóng khoáng, ưa
tự do của thi sĩ Ân Niên. Những bài thơ xướng họa của ông thường nghiêng về đề tài
ngâm vịnh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ hoặc tình cảm con người chứ không chú ý
đến những cụm đề tài truyền thống như cây hoa quý (tùng, cúc, trúc, mai) hay những
con vật thiêng (long, ly, quy, phượng)… Có thể thấy, việc lựa chọn cách làm thơ của
14


các tác giả có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tài năng và quan niệm sống của
họ.
Qua việc khảo sát và phân tích một số bài luật thi và cổ phong, chúng tôi thấy
rằng ở các bài luật thi, Bùi Văn Dị luôn tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của thể
loại, còn ở các bài cổ phong, ông cũng tận dụng hết những ưu điểm của thể loại để
thể hiện tâm hồn và tư tưởng của mình. Việc sử dụng linh hoạt các thể thơ và sự kế
thừa, sáng tạo trong lối thơ xướng họa cho thấy Bùi Văn Dị không chỉ nắm chắc luật
thơ, cách làm thơ mà còn luôn có ý thức đổi mới thơ ca, qua đó khẳng định được tài
năng văn chương và tâm hồn phóng khoáng cùng khát vọng tự do của tác giả.
3.2. Nghệ thuật đối
Bốn tác phẩm Tốn Am thi sao, Du hiên thi thảo, Vạn lý hành ngâm và Trĩ Chu
thù xướng tập của Bùi Văn Dị có số lượng thơ Đường luật rất lớn. Hầu hết bài thơ
nào cũng có sử dụng phép đối, trong đó có 47 lượt đối một liên (2 câu) và 45 lượt đối
hai liên (đối chỉnh – 4 câu). Nhưng nếu chỉ dừng ở phép đối một liên hay hai liên
thường gặp như trong thơ Đường luật (xuất hiện ở liên một của thất ngôn tứ tuyệt,

liên hai và ba của thất ngôn bát cú) thì chưa thấy được nét đặc sắc của phép đối trong
thơ Bùi Văn Dị. Trong thơ Bùi Văn Dị, phép đối một liên ở liên một còn xuất hiện ở
cả một số bài thất ngôn bát cú (Phụng họa ngư chế cảm hứng thị lục xứ nguyên vận;
Tống Đại học sĩ trí chính quyền sung khâm sai lĩnh Hà Nam Ninh mục Trần Cung
trọng công tái đắc nhưng cựu hồi hưu dụng Vân lộc tiên sinh tống biệt nguyên
vận…). Còn phép đối hai liên trong thơ ông nhiều khi cũng không phải ở liên hai – ba
mà ở liên một, hai hoặc một, ba (Bài Vũ Xương cảm hoài – liên một, hai; Hàm thành
lữ quán trung thu đối nghịch – liên một, ba,…). Hơn nữa, trong một số bài bát cú,
phép đối được Bùi Văn Dị sử dụng ở cả liên một, hai và ba (Hiểu phát gia ngư tình
thiếu; Tiểu Lâm trú thứ dạ khởi;…).
“Đối” được coi là một trong những tính quy phạm của thơ Đường luật, nhưng
ở thơ Bùi Văn Dị, bên cạnh những bài thơ liên tục sử dụng đối lại có những bài luật
thi không hề xuất hiện nghệ thuật này (không kể tiểu đối) như bài Văn Phương ĐìnhNguyễn tiên sinh (Văn Siêu) hạp thuệ cảm tác; Thất nguyệt định ước sứ hồi, ứng chế;
Thượng tị vũ hậu độ trăn Vị, … Các liên thơ đòi hỏi đối ngẫu được Bùi Văn Dị thay
15


đổi bằng cách sử dụng các liên từ theo lối nói tự nhiên như nói chuyện, kể lể. Ông đã
phá vớ tính quy phạm của luật thi tạo nên âm hưởng tự do, khoáng đạt đồng thời phần
nào thể hiện được khát vọng tư do, thoát khỏi khuôn khổ của thi nhân.
Nếu luật thi yêu cầu chặt chẽ về phép đối thì cổ phong lại hướng tới sự tự do,
phá cách, không có những quy định nghiêm ngặt nhưng thơ cổ phong Bùi Văn Dị lại
thường xuyên xuất hiện “đối”, ví như bài Văn Sơn thành đại Vũ tam nhật, Tích giang
bạo trướng, thủy thâm thất bát xích, điền hòa thương tổn trắc nhiên hữu hoài, viên
phú trường ca nhất thủ.
Nghệ thuật đối được Bùi Văn Dị sử dụng rất nhiều và thường chỉnh về cả lời
và ý, số lượng âm tiết của các vế đối đều bằng nhau, cú pháp cũng tương đồng, chỉ có
một số ít cặp câu đối có sự chưa chỉnh về thanh điệu mà chỉ chỉnh về ý, tức là các
thanh điệu của các vế đối có lúc chưa trái ngược nhau. Đây có thể vừa là hạn chế
nhưng cũng có thể vừa là ý muốn chủ quan của tác giả bởi trong nghệ thuật đối,

người ta còn phân thành thành hai loại: công đối (đối chỉnh) và khoan đối (đối không
chỉnh). Trong văn chương cử nghiệp, công đối là quy định nghiêm ngặt; còn trong
thơ ca, các tác giả thường sử dụng linh hoạt cả hai kiểu đối này. Đặc biệt, Bùi Văn Dị
sử dụng nghệ thuật đối rất linh hoạt và sáng tạo, có khi đối ở liên một, liên một – hai,
một – ba, có khi đối cả ở ba liên; lúc phá bỏ những quy phạm của thơ Đường luật, lúc
lại dùng quy phạm của Đường luật để viết cổ phong. Việc sử dụng đối trong cổ phong
và không dùng đối trong luật thi phải chăng chính là tâm trạng và suy nghĩ đầy mâu
thuẫn của Bùi Văn Dị, một mặt muốn phá bỏ những quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt
của thơ ca, của thời đại, nhưng một mặt lại muốn giữ gìn những yếu tố ấy. Điều này
giống với thực trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, khi mà thực dân Pháp đang cố
gắng đưa văn hóa phương Tây vào nước ta. Con người vừa muốn giữ gìn những nét
truyền thống vừa muốn tiếp thu văn minh hiện đại, tạo nên những mâu thuẫn trong tư
tưởng. Những yếu tố đặc biệt về thể thơ cũng cho thấy sự mâu thuẫn tư tưởng ấy
đồng thời thể hiện sự phá cách trong hồn thơ Bùi Văn Dị.
3.3. Ngôn ngữ thơ
3.3.1. Điển cố
Số lượng bài luật thi trong sáng tác của Bùi Văn Dị chiếm phần lớn nhưng
trong 133 bài thơ được khảo sát, không phải bài nào cũng xuất hiện điển (điển cố
16


xuất hiện 44 lần), trong đó chủ yếu là điển Nho, ngoài ra còn có một số điển Phật và
Lão – Trang. Điều này có thể lý giải bởi nguyên nhân thời đại lịch sử, lúc này văn
học vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của Đường thi nhưng đã bước vào giai đoạn giao thời,
có nhiều chuyển biến, sáng tạo mới. Tuy vậy, Bùi Văn Dị cũng sử dụng nhiều điển
khác nhau, làm cho thơ văn ông trở nên sâu sắc hơn. Chúng là một trong những
phương tiện để ông gửi gắm tâm sự của mình.
Ông sử dụng những điển tích, điển cố theo hai cách mà thi nhân xưa thường
làm. Cách thứ nhất là dùng điển.
Việc dùng điển, lấy chữ tạo ra tính hàm súc (lời ít, ý nhiều) cho câu thơ, bài thơ.

Sự hàm súc ấy rất hợp với những thể thơ Đường luật mang tính quy phạm cao, nhất là
về câu chữ. Thơ Bùi Văn Dị có số lượng điển tích, điển cố khá phong phú, từ những
chuyện trong sử sách đến những câu chuyện thần thoại, từ những câu chuyện thực đến
những chuyện hoang đường. Tất cả đều được dùng trong thơ ông, dù tần suất giữa chúng
có sự khác nhau. Đây cũng là xu hướng chung của các nhà thơ nhà văn trung đại. Tuy
nhiên, ở mỗi tác giả lại để lại cho người đọc những ấn tượng riêng bởi cá tính riêng. Mỗi
điển tích điển cố đều có những ý nghĩa riêng. Việc sử dụng điển tích, điển cố thường là
một nhiệm vụ khó khăn đối với người tiếp xúc với văn bản. Tác giả phải là người hiểu
và có vốn văn hóa sâu rộng mới có thể sử dụng điển tích, điển cố một cách sáng tạo và
sâu sắc. Bùi Văn Dị đã khéo léo đưa những điển tích, điển cố mà ông biết vào tác phẩm
của mình, tạo nên những vần thơ, ý thơ hàm súc và có giá trị gợi cảm cao.
3.3.2. Từ láy
Trong văn học trung đại viết bằng chữ Hán, việc sử dụng từ láy được rất nhiều
tác giả chú ý nhưng không phải ai cũng có khả năng sử dụng loại từ này vì chữ Hán
vốn rất hiếm từ láy. Bên cạnh việc sử dụng điển tích, điển cố một cách thuần thục, về
mặt ngôn ngữ, Bùi Văn Dị còn dùng 56 từ láy vào thơ của mình, hầu hết là từ láy
toàn phần. Sự xuất hiện của từ láy trong thơ ông tuy không nhiều nhưng thành công
và có tác dụng không hề nhỏ trong việc bộc lộ tâm sự, tư tưởng của tác phẩm.
Như vậy, có thể thấy, ngôn ngữ trong thơ Bùi Văn Dị được sử dụng một cách
đa dạng và tương đối linh hoạt. Điển tích, điển cố và từ láy đã phần nào giúp ông thể

17


hiện được tư tưởng của mình. Qua đó chúng tôi cũng nhận ra được tài năng ngôn ngữ
nhạy bén, sắc sảo của Bùi Văn Dị.
3.4. Thơ kỷ sự
Hầu hết các bài thơ của Bùi Văn Dị đều làm theo xu hướng này. Điều đó thể
hiện rất rõ qua lối đặt nhan đề với những địa danh, thời gian và địa điểm cụ thể, xác
thực. Trong thơ Bùi Văn Dị, có ba kiểu đặt nhan đề. Thứ nhất là kiểu nhan đề nêu rõ

hoạt động của tác giả như Tống đệ Cát Trai chi Quảng Yên hậu bổ; Đáp phục Ngư
đường Phạm tham quân (Hy Lượng) Sơn thành tịch thoại; Công ái thính tuyết hữu
cảm hoạ tác; … Thứ hai là kiểu nhan đề xác định thời gian, không gian như Quá
Chương Hà điếu Ngụy Vũ đế; Thập nguyệt vọng dạ lưu bạc hạ quan ngẫu cảm hàn
phong mạn phú; Mậu Tý trùng cửu dữ trương kinh triệu, cúc viên Công (Quang
Đản) tài tửu phiếm chu; Cửu nguyệt đắc thỉnh quy tỉnh thứ vận Bùi các lão (Hữu
Tạo) tống biệt, tức Dĩ Lưu Giản; … Thứ ba là kiểu nhan đề xác thực trạng thái, tâm
trạng của tác giả như Quá Ân cố đô cảm tác; Chính nguyệt thập ngũ dạ bạc chu
tương âm hữu cảm; Ức Vân Lộc Nguyễn tiên sinh; Thời trị binh hậu, mễ quý thực
gian, tam kính qui lại nhất bần như tẩy cảm thành tiểu luật, liêu dí tự trào;…
Việc đặt tên tiêu đề theo lối thơ kỷ sự cũng phần nào định hướng nội dung bài
thơ. Thơ Bùi Văn Dị có tính tự sự rất cao. Ông ít làm những bài thơ giáo huấn, ca
ngợi vẻ đẹp mang tính ước lệ mà hướng đến hiện thực đời sống đang diễn ra. Nhiều
bài thơ bộc lộ rõ nét cảm xúc nhưng lại chứa đựng những thông tin mang tính lịch sử
đáng tin cậy. Điều này một mặt khẳng định khả năng phản ánh hiện thực của thơ ca
nhưng một mặt, đôi khi lại làm cho bài thơ trở nên khô khan, không mang lại nhiều
cảm xúc cho người đọc.
Tiểu kết chương 3:
Ở chương 3, chúng tôi đã khảo sát và phân tích bốn khía cạnh về phương diện
nghệ thuật. Bùi Văn Dị sử dụng rất nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau về ngôn
ngữ, thể thơ và các nghệ thuật mang tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học
trung đại. Ông sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như cổ phong, Đường luật với kiểu
18


thất ngôn, ngũ ngôn, thậm chí cả lục ngôn. Ông cũng sử dụng rất nhiều điển tích điển
cố làm cho câu thơ, bài thơ trở nên sâu sắc và mang âm hưởng hoài cổ. Điều đó càng
chứng tỏ vốn hiểu biết về văn hóa sâu rộng của ông. Bên cạnh đó, nghệ thuật đối
cũng được ông đưa vào tác phẩm của mình một cách điêu luyện, tinh tế đảm bảo tính
quy phạm chặt chẽ của thơ ca trung đại. Đặc biệt, trong một số trường hợp, ông sử

dụng nghệ thuật này vô cùng sáng tạo, nhiều khi phá vỡ hoàn toàn tính quy phạm của
luật thi.
Tuy nhiên, vẫn cần phải nói thêm rằng, bên cạnh những đặc sắc nghệ thuật, thơ
ông còn gặp phải một vài hạn chế, nhất là việc sử dụng nghệ thuật đối liên tiếp trong
thơ ông (một số bài thất ngôn có đến 6 câu đối nhau) tạo nên sự bí bách, đôi khi
dường như áp đặt, ép vào khuôn mẫu, gây ra sự nhàm chán cho người đọc. Lối thơ kỷ
sự cũng phần nào làm cho mạch cảm xúc của thơ bị gián đoạn, khô khan.Trên đây
chính là những đặc điểm cơ bản nhất về nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị.

KẾT LUẬN
1. Bùi Văn Dị là một vị quan thanh liêm, chính trực, một con người mang nặng
chí nam nhi, sống trong thời kỳ đất nước diễn ra đầy những biến động đau thương. Buổi
Hội thảo khoa học về danh nhân Bùi Văn Dị đuộc tổ chức ở trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội do Hiệu trưởng là GS. TS Nguyễn Văn
Khánh chủ trì, PGS. TS Phạm Xuân Hằng chủ nhiệm đã nhấn mạnh những công lao của
Bùi Văn Dị và khẳng định ông là một sĩ phu yêu nước, là người có nhiều đóng góp cho
lịch sử dân tộc. Điều này không chỉ thể hiện qua sự nghiệp chính trị mà còn bộc lộ qua
sự nghiệp văn chương của ông. Qua việc tìm hiểu những đặc điểm về nội dung trong thơ
Ân Niên, chúng tôi nhận thấy ở ông có một lòng yêu nước nồng nàn. Tình yêu ấy bắt
nguồn từ tâm hồn yêu thiên nhiên, từ trái tim yêu thương con người và từ khát vọng thái
bình trên đất nước. Con người ấy cả một đời sống trong trăn trở, lo lắng cho vận mệnh
của nước nhà, sống trong sự cô đơn, trong nỗi nhớ, nỗi sầu của người con xa sứ, một
19


mình nơi đất khách. Niềm vui đối với ông có lẽ chỉ là những điểm sáng nhỏ nhoi trong
cuộc đời, trong niềm vui vẫn ẩn chứa những trăn trở, suy tư. Tâm lý này đã gây ra cảm
hứng bi quan trong sáng tác của ông. Đây chính là mặt hạn chế lớn nhất trong thơ ca Bùi
Văn Dị. Ngoài ra, hạn chế thứ hai có thể kể đến là đôi khi, thơ ông rơi vào việc kể lể,
giống như một bài tự sự viết bằng văn vần. Nhưng dù sao đi nữa, qua thơ văn của ông,

chúng tôi vẫn nhận ra rằng ông là một tâm hồn đẹp, đúng như GS. Nguyễn Đình Chú đã
nhận xét: “Cụ nghè Bùi Văn Dị...là trường hợp có cái đẹp từ cuộc đời đẹp đến văn
chương một cách dễ thấy. Cụ thông minh, học giỏi, thi đậu đến tiến sĩ, là đẹp. Cụ làm
quan, được cử làm Chánh sứ đi sứ Trung Hoa, được người Trung Hoa kính nể, là đẹp.
Cụ có tinh thần yêu nước và đã trực tiếp đánh giặc cứu nước, là đẹp. Nước mất, một thời
cụ rút lui về ở ẩn để giữ lấy cai thanh cao trong nghèo đói, cũng là đẹp... (Trích trong bài
Văn chương Bùi Văn Dị (những cảm nhận ban đầu).
2. Nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị cũng là một yếu tố cần được chú ý. Ông sử
dụng nhiều thể loại khác nhau như cổ phong, Đường luật,phú, hành, thậm chí cả thơ
sáu chữ. Thể nào cũng tinh tế và hấp dẫn. Về mặt ngôn ngữ, ông sử dụng nhiều điển
tích, điển cố và đạt hiệu quả cao. Việc dùng điển khiến cho câu thơ trở nên sâu sắc,
thâm thúy, yêu cầu người đọc người nghe cũng phải có một vốn hiểu biết nhất định.
Bên cạnh đó, ông còn sử dụng một số từ láy có sức gợi hình, gợi cảm cao mặc dù
việc sử dụng từ láy trong văn học viết bằng chữ Hán là rất khó. Điều này cho thấy tài
năng ngôn ngữ của ông đã đạt đến mức điêu luyện. Ngoài sử dụng ngôn ngữ nghệ
thuật, ông còn thành thạo trong việc đảm bảo tính quy phạm chặt chẽ trong thơ trung
đại, nhất là những bài Đường luật. Nổi bật chính là việc sử dụng nghệ thuật đối. Thơ
ông tồn tại rất nhiều những cặp đối, dù là công đối hay khoan đối thì cũng đều có sức
truyền cảm sâu sắc. Đọc thơ ông người ta nhận thấy sự thuần thục trong việc sử dụng
ngôn ngữ, trong sáng tạo nghệ thuật. Các sử quan triều Nguyễn đánh giá ông là một
bậc “Học thức am luyện” cũng vì như thế. Tiến sĩ Long Văn Bân (Trung Quốc) nói
Bùi Văn Dị tài thơ mẫn tiệp không ai bằng, khi tiếp xúc với Bùi Văn Dị thấy thơ ông
đầy cảm hứng chứ khó có thể là một vị cầm đầu một sứ bộ ngoại giao. Điều này có
thể chứng minh qua toàn bộ tác phẩm của ông. Những tác phẩm ấy vừa thể hiện một
20


tâm hồn nhạy cảm, một chí nam nhi đồng thời cũng thể hiện tài năng nghệ thuật hơn
người của thi sĩ làng Châu Cầu.


21



×