Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bạch Vân quốc ngữ thi tập: Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.98 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
_______WX_______








LÊ THỊ HƯƠNG







BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP:
ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT





Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.34.01








TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
















HÀ NỘI - 2009














Luận án được hoàn thành tại
KHOA NGỮ VĂN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lã Nhâm Thìn


Phản biện 1: PGS. TS. Ngô Văn Giá
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Phạm Hùng
Phản biện 3: PGS. TS. Lại Văn Hùng

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Vào hồi ngày tháng năm 200
.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường ĐHSP Hà Nội


















NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Lê Thị Hương (2003), Thiên nhiên trong Quốc âm thi tập, Diễn đàn Văn nghệ Việt
Nam, số 4, tr. 42-47.
2. Lê Thị Hương (2007), Thơ văn giáo huấn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Diễn đàn Văn nghệ
Việt Nam, số 5, tr. 16-18.
3. Lê Thị Hương (2007), Thơ thế sự Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nghiên cứu Văn học, số
9, tr.
40-52.
4. Lê Thị Hương (2008), Từ triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đến giảng dạy bài thơ
Nhàn trong sách Ngữ văn 10, Nghiên cứu giáo dục, số 6, tr.17-19.
5. Lê Thị Hương (2008), Ảnh hưởng ngôn ngữ văn học dân gian đến Bạch Vân quốc ngữ
thi tập, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6 tr. 28-32.
6. Lê Thị Hương (2008), Thơ thiên nhiên trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Diễn đàn Văn
ngh
ệ, số 8.

7. Lê Thị Hương (2008), Bút pháp nghệ thuật thơ thế sự trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập
của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội nghị Ngữ học Trẻ.










MỞ ĐẦU
1. Mục đích của đề tài
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) là một trong những nhà văn hoá lớn của dân tộc. Tài
năng và nhân cách của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ ở thế kỷ XVI mà còn rợp
bóng đến cả các thế kỷ sau. Bạch Vân quốc ngữ thi tập (BVQNTT) của Nguyễn Bỉnh
Khiêm là sự tiếp nối và phát triển từ một nền tảng bề
n vững và rạng rỡ của văn học Nôm
trước đó mà trực tiếp là Quốc âm thi tập (QÂTT) của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm
thi tập(HĐQÂTT) của các thi nhân thời Hồng Đức. Với trên 170 bài thơ, tập thơ của Trình
quốc công in một dấu mốc rất quan trọng đối với quá trình vận động và phát triển của thể
loại thơ Nôm Đường luật Việt Nam.
Là một tác gia lớn, giữ vị trí quan trọng trong dòng văn học trung đại Việt Nam, tác
phẩm thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được đông đảo các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu trên nhiều phương diện. Các giáo trình Đại học và Cao đẳng đều đã dành cho
Nguyễn Bỉnh Khiêm một vị trí xứng đáng. Song những ý kiến đánh giá về ông chưa hẳn
đã hoàn toàn thống nhất. Hơn nữa, chúng ta vẫn chưa có một chuyên luậ
n riêng nghiên
cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện về đặc điểm nội dung và hình thức nghệ

thuật của tập BVQNTT. Xuất phát từ thực tế trên, mục đích của luận án là hướng về giải
quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Tìm hiểu đặc điểm, nội dung và hình thức nghệ thuật của BVQNTT, từ đó thấy
được
vị trí của tập thơ trong dòng thơ Nôm Đường luật và văn học Việt Nam thời trung đại.
- Những thành tựu và đóng góp của BVQNTT vào sự phát triển của thơ Nôm Đường
luật và văn học trung đại Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu:
+ Về văn bản, chúng tôi sẽ dựa theo Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập 1, Bạch Vân quốc
ngữ thi tập, Bùi Vă
n Nguyên phiên âm- chú thích- giới thiệu, (Nxb Giáo dục, H, 1989).
Chúng tôi có chọn lọc, so sánh với tập Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, do nhóm Đinh Gia
Khánh - Hồ Như Sơn - Bùi Duy Tân biên soạn (in lần thứ 2, có bổ sung sửa chữa - Nxb
Văn học, H, 1997).
+ Luận án còn sử dụng những tập thơ Nôm Đường luật tiêu biểu từ Quốc âm thi tập đến
thơ Nôm Nguyễn Khuyến để tìm ra sự kế thừa và mở hướng củ
a Nguyễn Bỉnh Khiêm
trong sáng tạo nghệ thuật.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu BVQNTT, luận án sẽ làm rõ những vấn đề sau: Những tiền đề lịch sử, xã
hội, văn hóa, tư tưởng của thơ triết lí, thơ thế sự Nguyễn Bỉnh Khiêm, nội dung, nghệ
thuật BVQNTT. Ngoài ra luận án còn so sánh, mở rộng để thấy được vị trí BVQNTT trong
sự phát triển của thơ
Nôm Đường luật nói riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chủ yếu
sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp văn học sử, phương pháp
so sánh, phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp nghiên cứu liên ngành.
5. Ý nghĩa của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học:

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ l
ớn trong sáng tác chữ Hán và sáng tác chữ Nôm.
Nghiên cứu BVQNTT là nghiên cứu một bộ phận quan trọng trong di sản văn học Trạng
Trình. Luận án góp phần chỉ ra những thành tựu nổi bật của BVQNTT về hai mặt nội dung
và nghệ thuật. Nghiên cứu BVQNTT, luận án còn góp phần lí giải một số vấn đề về sự
phát triển của văn học tiếng Việt nói riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung.
b) Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu BVQNTT có tác dụng trong việc giảng dạy các cấp học từ phổ thông đến
Cao đẳng và Đại học trên các phương diện: Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn học trung
đại Vi
ệt Nam, đặc biệt là thể loại thơ Nôm Đường luật, những bài thơ cụ thể của Nguyễn
Bỉnh Khiêm được giảng dạy trong nhà trường.

CHƯƠNG 1
CUỘC ĐỜI - CON NGƯỜI NGUYỄN BỈNH KHIÊM - NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG,
VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA B ẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP
1.1. CUỘC ĐỜI – CON NGƯỜI NGUYỄN BỈNH KHIÊM – NHỮNG ẢNH HƯỞNG
TỚ
I SÁNG TÁC BVQNTT
1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585 tại làng Trung Am, xã Lí Học,
huyện Vĩnh Lại (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng), trong một gia đình
có truyền thống Nho học. Tương truyền, ông có một bà mẹ có học vấn, giỏi lí số và có
tính cách mạnh mẽ khác thường. Ở tuổi đi học, Nguyễn Bỉnh Khiêm được theo học những
người th
ầy uyên thâm và có nhân cách. Điều kiện, hoàn cảnh sống cùng với cá tính riêng
đã tạo nên con người Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa mực thước, điềm đạm, vừa có một tính
cách cứng cỏi, bản lĩnh, không chịu uốn mình theo thời thế. Ở tuổi 45 ông mới nhập thế.
Nhưng chỉ tám năm chính thức tại triều, quãng thời gian sau đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm khi
“hành”, khi “tàng” theo yêu cầu của thực tiễn. Cho đến năm 73 tu

ổi ông mới chính thức
về hưu. Nhưng dù “hành” hay “tàng” thì suốt cuộc đời ông đều vì dân, vì nước. Những
yếu tố về cuộc đời có ảnh hưởng tới sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.1.2. Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.1.2.1. Một con người từng trải:
Sống gần trọn thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm hầu như được chứng kiến toàn bộ
những bi
ến cố trong giai đoạn lịch sử này. Ông đã trải qua nhiều bước thăng trầm khác
nhau: khi dùi mài kinh sử, lúc ẩn nhẫn đợi thời, nhập thế rồi xuất thế… Về nhàn với tư thế
của một phu tử, không phải chỉ với những môn sinh mà Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là phu tử
của các phe phái đối lâp tồn tại trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Với nhiều vị trí khác
nhau như vậ
y, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rất có điều kiện để tiếp xúc với những con người,
những cảnh đời khác nhau. Nhiều những sự kiện xảy ra trong cuộc đời giúp ông có một
vốn sống, một vốn hiểu biết vô cùng phong phú. Chính vì vậy, trong sáng tác của mình,
Nguyễn Bỉnh Khiêm có điều kiện phản ánh cuộc sống ở nhiều phương diện, nhiều khía
cạnh.
1.1.2.2. Một con người hiể
u biết:
Suốt thời tuổi trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm đứng ra ngoài vòng công danh để suy xét,
chiêm nghiệm về cuộc đời. Học vấn uyên thâm giúp ông hiểu thấu mọi lẽ đời, nắm được
sự biến dịch của vạn vật, những quy luật tất yếu của tự nhiên, rồi lấy đó làm điểm đồng
quy soi chiếu vào xã hội. Có thể nói, chính sự hiểu biết về những quy lu
ật tự nhiên, vũ trụ,
những triết lí trong sách vở cùng với sự suy tư và chiêm nghiệm từ thực tế cuộc đời đã
giúp Nguyễn Bỉnh Khiêm có một cái nhìn minh triết về cuộc sống. Từ đó, ông tạo ra cho
mình một vị thế được coi trọng và vị nể giữa cảnh đời nhốn nháo của nhiều phe phái đối
nghịch. Trạng Trình đã tìm cho mình một lối đi, một chỗ
đứng thích hợp: sống thuận theo
tự nhiên, vui với đạo trời, ung dung nhàn tản mà vẫn không quên đời, lánh đời, giữ thân

thanh nhàn, tâm trong sáng và vẫn không nguội khí tiết người quân tử. Điều này đã ảnh
hưởng và góp phần tạo nên thơ triết lí ở Nguyễn Bỉnh Khiêm.
1.1.2.3. Một cốt cách thanh cao
Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm bộc lộ trước hết ở tấm lòng “thương đời”, “lo đời”.
Việc 45 tuổi còn ra nhập thế của ông là một bằng chứng cho con người ưu ái đó. Trạng
Trình nêu tấm gương sáng của một con người thanh liêm chính trự
c, nêu cao trách nhiệm
của một bậc phu tử. Ông có cốt cách của con người đứng bên ngoài, bên trên xã hội, khinh
bỉ những “đống lợi gò danh” mà người đời đang “xôn xao” tìm đến. Trạng Trình căm ghét
những bọn quan tham lại nhũng trong triều đình, mong muốn mọi người hãy tránh xa
những thói xấu, hãy trở về với con người nhân bản của mình… Tất cả những điều đó được
ông gửi gắm trong những vầ
n thơ vừa nghiêm khắc, vừa thiết tha, vừa đòi hỏi, vừa khuyên
nhủ ân cần.
1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, TƯ TƯỞNG CỦA BVQNTT
1.2.1. Những tiền đề lịch sử, xã hội
Thế kỷ XVI là một thời kì loạn lạc, đảo lộn về xã hội và nội chiến liên miên giữa các
thế lực chính trị. Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã ph
ế truất nhà Lê, lập nên triều Mạc như
một tất yếu của lịch sử. Trong những buổi đầu, nhà Mạc thực hiện một số chính sách kinh
tế mới đem lại lợi ích cho nông dân như sửa lại chế độ quân điền, không ức thương như
các triều đại trước. Mặt khác, do việc giao lưu buôn bán được chú trọng, tầng lớp thương
nhân có nhiều cơ hộ
i để phát triển. Đồng tiền đã trở thành một thế lực mới, làm khuynh
đảo xã hội. Tất cả những điều đó đã in đậm dấu ấn trong thơ Trạng Trình.
1.2.2. Những tiền đề về văn hóa, tư tưởng của BVQNTT
1.2.2.1. Những tiền đề về văn hóa, tư tưởng của thơ thế sự BVQNTT
Thế kỉ XVI, chiến tranh phong kiến liên miên gây bao thảm cảnh cho nhân dân.
Nhưng đó cũng là thời kì nhiều công trình kiến trúc được trùng tu hoặc làm mới. Các
chùa, quán, đình được xây dựng thời này còn lưu lại nhiều dáng kiến trúc mới mẻ, trang

trí, chạm khắc độc
đáo, đậm chất dân gian. Các loại hình sân khấu như chèo, múa rối và
các trò diễn dân gian khác cũng được phục hồi, phát triển. Nền mĩ thuật và nghệ thuật thời
này về nhiều mặt đã thoát ra ngoài những khuôn sáo, ước lệ chính thống, gần gũi với văn
hóa dân gian, bình dị, lành mạnh, giàu sức sống. Sức ép của tư tưởng chính thống trong
giai đoạn loạn lạc này không còn chặt chẽ như trước. Tư
tưởng xã hội đã có phần tự do,
khai phóng hơn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn học nói riêng và văn hóa nói
chung trong đó có thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tiếp nối tất cả những nội dung đã
được định hình ở nền văn học dân tộc, đặc biệt ở thơ Nôm Đường luật từ QÂTT đến

QÂTT, BVQNTT ra đời đã ghi nhận một dấu ấn đậm nét những tâm sự của thi nhân
trong thời buổi khủng hoảng của chế độ phong kiến ở thế kỉ XVI.
1.2.2.2. Những tiền đề về văn hóa, tư tưởng của thơ triết lí BVQNTT
Thời Mạc Đăng Doanh với chính sách ngoại giao khéo léo đã cởi mở về tôn giáo, tín
ngưỡng, tư tưởng, do đó đã tạo
điều kiện cho Phật giáo, Đạo giáo có cơ hội phát triển trở
lại. Văn hóa dân gian cũng có điều kiện để lớn mạnh. Sự cởi mở về mặt tư tưởng đã có tác
động tích cực đến sáng tác văn học, đến tư tưởng của đông đảo tầng lớp trí thức đương
thời, trong đó có cư sĩ làng Trung Am. Những tri thức uyên thâm mà Nguyễn Bỉnh Khiêm
ti
ếp thu được từ trong sách vở, cùng với sự kế thừa dòng thơ triết lí, thế sự trước đó và sự
trải nghiệm của cuộc đời một con người hiểu biết rộng đã tạo ra cho ông vị thế một nhà
thơ triết lí thế sự độc đáo thời trung đại. Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa là người kế thừa, vừa là
một trong những người đặt n
ền móng vững chắc cho thơ triết lí, thơ thế sự các thế kỉ sau.

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP
2.1. MỘT VÀI GIỚI THUYẾT VÀ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI

2.1.1. THƠ CÓ NỘI DUNG THẾ SỰ
2.1.1.1. Khái niệm
Văn học thế sự có nghĩa là văn học hướng tới phản ánh thực tại xã hội, phản ánh cuộc
sống đời thường, hàng ngày của nhân sinh, thế cuộc, của thế thái nhân tình… Nói tóm lại,
văn họ
c thế sự luôn hướng tới phản ánh thực trạng cuộc sống ngổn ngang, bề bộn như nó vốn
có và đang tồn tại.
Thơ thế sự Nguyễn Bỉnh Khiêm phần nhiều là những bài thơ viết về mặt trái của hiện
thực xã hội đương thời mà nổi bật lên là vấn đề thói đời đen bạc, về những mối quan hệ
người với ng
ười đầy thực dụng, giả dối, những mối quan hệ đã bị vật chất chi phối… Đó
là những biểu hiện trong cuộc sống rối loạn thế kỉ XVI mà Nguyễn Bỉnh Khiêm từng
chứng kiến, chiêm nghiệm.
2.1.1.2. Thống kê phân loại thơ thế sự trong BVQNTT
Trên cơ sở khái niệm thơ thế sự và căn cứ vào nội dung cụ thể củ
a các câu thơ trong
BVQNTT, người viết đã thống kê được số các bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về thế sự
là 40 trên 153 bài thơ Nôm (trừ phần Cương thường tổng quát). Đây chỉ là một cách phân
định có tính chất tương đối, bởi vì, Trạng Trình có nhiều bài thơ vừa mang nội dung triết
lí, vừa mang nội dung thế sự. Hoặc có thể nói, qua những vấn đề thực tế xã hội, Nguyễn
Bỉnh Khiêm nâng lên thành vấn đề triết lí. (Số liệu cụ thể được thể hiện trong luận án
bằng các bảng phụ lục)
2.1.2. THƠ CÓ NỘI DUNG TRIẾT LÍ
2.1.2.1. Khái niệm
Triết lí trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là những nhận thức có tính khái quát về tự
nhiên và xã hội trên cơ sở chiêm nghiệm những hiện tượng của cuộc sống, chứa đựng một
tư tưởng, đúc kết m
ột quy luật chung về đời sống xã hội và con người. Những vần thơ
triết lí tưởng như khô khan đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm rút ra bằng chính sự nghiệm
sinh, bằng cả sự “kinh lịch trải đời” của bản thân nên nó vẫn dồi dào cảm xúc và thấm

đẫm chất thơ. Những câu thơ chắc gọn nhiều khi như cách nói của thành ngữ, tục ngữ đã
gói gọn trong đó nh
ững suy tư, thông qua đó mà gửi gắm những lời khuyên ân tình sâu
sắc của Trạng Trình tới mọi thế hệ người đọc.
2.1.2.2. Thống kê phân loại thơ triết lí trong BVQNTT
Qua khảo sát, chúng tôi có số liệu như sau:
Tổng số bài thơ có đề tài, chủ đề về triết lí giáo huấn là 141 bài/177 bài. (Phần thống kê
cụ thể được thể hiện trong các bảng phụ lục).
Luận án sắp xếp m
ột cách tương đối thơ triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm thành hai nội
dung: Triết lí tự nhiên và triết lí nhân sinh. Đây là một sự phân loại có tính chất tương đối.
Giữa triết lí tự nhiên và triết lí nhân sinh cũng có sự đan xen, hòa quyện. Trong triết lí tự
nhiên có vấn đề nhân sinh. Triết lí tự nhiên để triết lí về xã hội. Các nội dung ấy cứ xuyên
thấm vào nhau làm thành một giọng điệu riêng của Trạng Trình.
2.2. ĐẶC
§iÓm NỘI DUNG THƠ THẾ SỰ TRONG BVQNTT
2.2.1. Những biểu hiện của thơ thế sự trong BVQNTT
2.2.1.1. Mối quan hệ giữa con người với con người
Nguyễn Bỉnh Khiêm phát hiện ở xã hội nhiều biểu hiện của cái xấu, cái ác đang lẩn
quất ở mỗi con người, mỗi hành vi thể hiện trong các mối quan hệ không còn vô tư, trong
sáng. Bằng những dẫn chứng và phân tích cụ thể
, luận án đã chỉ ra những biểu hiện của
“thói đời” được Trạng Trình phản ánh trong thơ. Chẳng hạn đó là những mối quan hệ
mang tính chất thực dụng, thói tham phú, phụ bần, sự bạc bẽo, hợm hĩnh, những ganh ghét
đố kị và bài trừ lẫn nhau của con người… Qua những bài thơ về “thói đời”, Trạng Trình
vừa chỉ ra những thói tệ xã hội, vừa nêu lên những bài học cảnh tỉnh cho người đời.
2.2.1.2. Mối quan hệ gi
ữa con người với tiền bạc, của cải
Trong thơ Nôm thế sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên cạnh việc chỉ ra những việc xấu
xa trong quan hệ giữa người với người đầy toan tính thực dụng, xảo trá… Trạng Trình

cũng đã nêu lên những tác hại do đồng tiền gây ra và coi đó là đầu mối dẫn đến sự đảo
điên về cương thường đạo lí trong xã hội. Bằ
ng cái nhìn của nhà đạo đức, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đau xót khi của cải tiền bạc đã chi phối mọi quan hệ, nó quyết định thái độ của con
người đối với nhau, quyết định tình nghĩa, làm tha hóa con người. Thơ ông vừa là lời cảnh
báo, vừa là lời dự báo về sức công phá và sự bạc bẽo của đồng tiền.
2.2.2. Những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm về nộ
i dung thế sự Nếu chỉ xét ở
thơ Nôm Đường luật thì từ QÂTT của Nguyễn Trãi, cảm hứng thế sự được bộc lộ trong
thơ đã ngày càng sâu sắc hơn, những vấn đề thế sự được phản ánh đã gần sát hơn với cuộc
sống vốn mang nhiều ẩn ức của nhà nho. Bằng con mắt tinh đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy
được bao nét riêng bi
ệt trong thực tế xã hội thời ông từ đó mà khái quát lên những nhận
xét sâu sắc mang tính triết lí độc đáo. Thơ thế sự đến Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có sự
chuyển biến từ “thế sự” qua tình cảm, cảm xúc cá nhân, để trở thành những vấn đề thế sự
mang tính khái quát, tính quy luật của muôn đời, nói cách khác từ trữ tình thế sự, sang tư
duy thế sự.
2.3. ĐẶ
C §iÓm NỘI DUNG THƠ TRIẾT LÍ TRONG BVQNTT
2.3.1. Triết lí tự nhiên
2.3.1.1. Quan niệm về vũ trụ
Cái nhìn về vũ trụ của Trạng Trình gần với vũ trụ quan của các triết gia Tống Nho mà
ông chịu nhiều ảnh hưởng. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm mọi sự vật biến đổi, phát triển
theo quy luật tự nhiên, trên cơ sở sự chuyển hóa các mặt đối lập. Ông rất tin ở sự
biến hóa
của vũ trụ, vạn vật qua lẽ cùng thông, đắc táng, tiêu trưởng, doanh hư trong thực tiễn. Nhà
thơ đã nhận thức sâu sắc về sự tuần hoàn đắp đổi như một tất yếu thông qua những chiêm
nghiệm của mình về thực tế khách quan. Nhận thức đó đã có ảnh hưởng rất lớn, định
hướng cho Trạng Trình trong việc tìm hiểu mọi sự vật và hi
ện tượng ở tự nhiên và xã hội

để tìm ra quy luật vận hành của nó nhằm lựa chọn một chỗ đứng thích hợp.
2.3.1.2. Triết lí về quy luật biến dịch tuần hoàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn tin rằng sự chuyển dời biến hóa là tuần hoàn theo một quy
luật khách quan. Quy luật này được nhà thơ diễn đạt bằng các từ: đạo trời, máy nhiệm, cơ
tạo hóa, một cơ yêu nhọc, tu
ần hoàn đắp đổi, hằng lề đắp đổi… Bằng con mắt của nhà
triết học, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn thấy sự chuyển dịch bên ngoài của sự vật theo một qui
luật, một lập trình có sẵn. Ông đã cố gắng đi sâu giải thích bản chất sự biến dịch, đó chính
là sự mâu thuẫn, đối lập ẩn chứa trong mỗi sự vật.
Quy luật biến d
ịch của cuộc đời được Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn đạt bằng các cặp từ
đối lập: Vinh - nhục, nhọn - tù, mãn - doanh, yêu - nhọc, họa - phúc, được thời - thất thế…
Trạng Trình ghi lại cái “vận tuần hoàn” của biến dịch và biến hóa: hết thăng đến giáng,
hết bĩ lại thái, hết thịnh đến suy Lí thuyết duy vật thô sơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm không
thấy được sự biế
n đổi ngày càng tiến lên cao và con người góp một phần quan trọng,
quyết định bước tiến lên của lịch sử. Nhưng thấm nhuần cách nhìn vũ trụ vãng phục tuần
hoàn của Dịch lí, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm thấy niềm vui, niềm hi vọng vào một xã hội
mà đã có lúc ông từng thấy bi quan và chán nản.
2.3.2. Triết lí nhân sinh
2.3.2.1. Thuyết Thiên mệnh
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, “thiên mệnh” cũng là một quy luật tự nhiên điều khiển vũ
trụ và con người. Tính chất tất yếu đó bủa vây khắp nơi, ông gọi đó là “Đạo”, “Đạo trời”.
Bằng thuyết thiên mệnh của Nho giáo, Trạng Trình đã thuyết phục chúng ta rằng mỗi
người có một định mệnh, vậy thì tại sao khi sống ở trên đờ
i con người lại cứ phải bon
chen, giành giật, để đạt cho được cái danh, cái lợi hoặc chí ít cũng mong mỏi mình được
giàu có? Cái đích cuối cùng để con người phấn đấu không phải là vật chất trước mắt. Đó
cũng là bài học ông đưa ra để răn đe, cảnh tỉnh người đời.
2.3.2.2. Triết lí về công danh

Với Nguyễn Bỉnh Khiêm chốn quan trường là nơi thể hiện sự ứng x
ử, những chiêm
nghiệm, suy ngẫm, luận bàn của ông về lẽ đời. Sinh ra trong thời buổi loạn lạc, nội chiến
triền miên, làm sao để sống cho trọn vẹn khí tiết bậc trượng phu mà vẫn “minh triết bảo
thân”. Sự suy tính ấy đem đến cho Trạng Trình một thái độ dửng dưng, lâng lâng trước
công danh, phú quý. Ông chủ động rút lui khỏi quan trường khi nhìn ra bản chất không
thay đổi được của bọn người trong triều chính
đương thời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “ẩn,
tàng” trong vị thế cao ngạo, “đứng ra ngoài, đứng bên trên mọi sự xung đột”, bởi ông hiểu
sâu sắc cái lẽ “biến dịch” và “tuỳ thời”, Trạng Trình về nhàn với cái tâm thanh thản, với
cốt cách ung dung, tự tại của một bậc đạo tiên.
2.3.2.3. Triết lí nhàn trong BVQNTT
2.3.2.3.1. Nội dung triết lí nhàn trong BVQNTT
Luận án đã phân tích những biểu hiện của tư tưởng chán ghét công danh, tìm hiểu nguyên
nhân dẫ
n đến việc Nguyễn Bỉnh Khiêm phải rời bỏ chốn quan trường, tìm về “nhàn”.
Đồng thời, luận án cũng làm rõ những quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về triết lí nhàn:
sống ung dung, thanh thản, chấp nhận cuộc sống đạm bạc nơi thôn quê, hòa mình trong
thiên nhiên trong sạch… Đó cũng là quan niệm chung của những nho sĩ ẩn dật thời trung
đại ở phương Đông nói chung. Tuy nhiên, là một triết gia lớn của thời
đại, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã có những quan niệm riêng về triết lí nhàn.
2.3.2.3.2. Đặc sắc của triết lí nhàn trong BVQNTT
Trước hết, đó là số lượng bài thơ, câu thơ chứa chữ nhàn và các từ ngữ có nghĩa
tương đương (dửng dưng, thong thả, tự tại). (Số liệu được thống kê cụ thể trong luận án).
Trong thơ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy xuất hiện dày đặ
c từ “tự tại” ở các bài
14, 16, 17,31, 59, 72, 149… Tự tại là thư thái, không có điều gì phải phiền muộn. Tự tại
của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự thoả mãn, tự biết mình, không ham muốn vị thế của người
khác, con người đạt đến độ tự do tuyệt đối. Về “nhàn” trong tư thế chủ động và vì thế

“nhàn” đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm là một sự h
ứng thú đặc biệt. Ông sử dụng một vốn từ
rất phong phú để diễn đạt những hứng thú, những thú vui gắn liền với một nội dung rất cụ
thể. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt được đến cái nhàn của Lão - Trang, thân nhàn và tâm
thanh thản, ở mọi tình huống đều giữ cho mình một trạng thái chủ động, ung dung. Mặt
khác, nhàn với ông và với nhiều vị chân nho yêu nước ch
ỉ là một cái cớ để lánh đục về
trong, tránh mọi bụi bặm trần gian, đua chen danh lợi…
2.3.2.4. Triết lí giáo huấn trong BVQNT
2.3.2.4.1. Triết lí giáo huấn theo quan niệm nho gia
Cũng như các thi nhân xưa, Trạng Trình đứng trên lập trường đạo đức nho gia để
khuyên răn con người, nhằm xây dựng một xã hội phong kiến lí tưởng, có tôn ti trật tự…
Không hoàn toàn rập khuôn theo Nho giáo Trung Hoa, dù có phải sử dụng những thuật
ngữ từ sách vở thánh hi
ền thì thơ giáo huấn của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thấm đẫm tinh
thần Đại Việt, ngay cả trong các khái niệm mang đậm chất Nho giáo nhất như: trung,
hiếu, lễ, nghĩa, trí, tín… nó góp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất con người Việt
Nam: biết sống đúng mực và nghĩa tình.
2.3.2.4.2. Triết lí giáo huấn theo tinh thần dân tộc, tư tưởng nhân dân
Cũng như thơ giáo huấn trong QÂTT, HĐQÂTT, thơ giáo huấn trong BVQNTT chịu
ảnh hưởng tinh thần dân tộc và tư tưởng nhân dân, trong đó truyền th
ống yêu thương đoàn
kết, coi trọng nghĩa tình của người Việt được đặc biệt đề cao. Cần cù, giản dị, thật thà,
chất phác cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm đề
cập đến và trở thành nội dung giáo dục trong khá nhiều bài thơ. Khi giáo huấn ông thường
đem ra những lời răn dạy đã thành điển phạm. Thuy
ết phục người đời bằng lí lẽ, thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm thường biện luận, so sánh và thường có những hình ảnh để lời răn
dạy thêm dễ hiểu.
2.3.3. Đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm về nội dung thơ triết lí

Dựa vào lẽ tuần hoàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm cố gắng lí giải sự biến đổi, suy thoái của
chế độ phong kiến như là một giai đoạ
n tất yếu trong chu kì hết hưng đến vong, cũng có
nghĩa là ông tin tưởng vào chế độ phong kiến sẽ lại ổn định. Tuy nhiên đây cũng là chỗ
hạn chế của Trạng Trình. Ông đã đồng nhất sự biến đổi có tính chất tuần hoàn của tạo hoá
với sự hưng vong của chế độ phong kiến. Vì vậy bản thân những tư tưởng của ông cũng
chứa đự
ng những mâu thuẫn giữa ý muốn giải quyết những khó khăn của chế độ phong
kiến trong hoàn cảnh suy thoái và sự bất lực trước hoàn cảnh nan giải đó. Những dòng thơ
triết lí của Trạng Trình thể hiện sự khao khát của ông về việc lí giải những hiện tượng
đang xảy ra ở xã hội thời ông, thể hiện sự khao khát một xã hội bình yên, nhân dân được
sống hoà bình, an lạc. Nhi
ều câu thơ của ông đã được cô đọng thành những chân lí sắc
sảo, có khi đến nghiệt ngã, lạnh lùng, nhiều khi khô khan nhưng chứa đựng trong đó là
tình yêu thương con người, là trách nhiệm trước cuộc đời.
2.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG THẾ SỰ VÀ NỘI DUNG TRIẾT LÍ
Khi chúng tôi phân chia BVQNTT thành hai nội dung thế sự và triết lí là
hoàn toàn có tính chất tương đối. Qua những biểu hiện cụ thể của thơ Trạng Trình, chúng
tôi nh
ận thấy có một bộ phận thơ triết lí mà ít liên quan đến thế sự. Đó là những câu thơ
được Nguyễn Bỉnh Khiêm chắt lọc từ thuyết biến dịch tuần hoàn của Dịch lí, Đạo học để
ông giải thích cho quy luật vận hành thừa trừ đắp đổi của tự nhiên, xã hội. Bên cạnh đó,
có những câu thơ như truyền hình lại một thực tế
đương thời mà Trạng Trình đã “chớp”
được vào ống kính. Những câu thơ thế sự loại này cũng ít liên quan đến triết lí. Nhưng
cũng có nhiều câu thơ Trạng Trình viết về thế sự, về những biểu hiện xấu xa của con
người mà ông quan sát thấy, ông chiêm nghiệm, suy ngẫm rồi đúc rút ra những vấn đề có
tính chất quy luật, khái quát cho nhiều nơi, nhiều thời. Nói cách khác, thông qua thế sự để

Trạng Trình triết lí, gửi gắm vào đó những quan niệm nhân sinh, qua đó để dự báo, cảnh

báo người đời về sự “xuống cấp” của đạo đức con người, cùng với nó sẽ là sự suy vi một
chế độ xã hội. Như vậy nội dung thế sự và nội dung triết lí trong BVQNTT có khi đan xen,
hòa quyện vào nhau. Bằng lí lẽ và dẫn chứng, luận án đã làm rõ tính chất đan xen và hòa
quyện này thể
hiện trong BVQNTT.

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP
3.1. Các phương thức nghệ thuật
3.1.1. Kết cấu đối lập:
Có thể nói đây là dạng kết cấu phổ biến trong thơ Trạng Trình. Nhà thơ đã đặt những
sự vật, sự việc, hiện tượng trái ngược nhau, đối sánh nhau trong một câu thơ hoặc trong
một cặp thơ nhằm làm nổi bật vấn đề tư tưởng cốt lõi của câu thơ, bài thơ. Ông đã khai
thác được rất nhiều mặt tương phản, đối lập trong đời số
ng thường nhật của con người mà
mỗi mặt mâu thuẫn đều chứa đựng những nội dung cụ thể. Chỉ ra quy luật mâu thuẫn đối
lập trong mỗi sự vật, hiện tượng làm cho tiếng thơ triết lí Nguyễn Bỉnh Khiêm thêm phần
sâu sắc. Bằng kết cấu đối lập, những câu thơ giàu chất trí tuệ của Trạng Trình đã tác động
mạnh mẽ tới lí trí, nhận th
ức của người đọc
3.1.2. Kết cấu bằng mối liên hệ điều kiện, nguyên nhân – hệ quả
Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy ông đã có một cái nhìn tương đối biện chứng
về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Chẳng hạn ông nhận ra rằng trong tự nhiên cũng
như trong cuộc đời con người, chẳng có gì là tồn tại một cách độc lập mà luôn có sự ràng
buộc bằng nhi
ều mối quan hệ, trong đó có quan hệ nguyên nhân, điều kiện và hệ quả.
Những câu thơ mang tính giả thiết, nghi vấn mà nhiều hơn là mang tính khẳng định của
thơ triết lí Trạng Trình như những định lí, châm ngôn thật ngắn gọn, cô đọng và hàm súc.
Kết cấu hình ảnh thơ bằng mối quan hệ nguyên nhân - hệ quả làm tăng thêm tính thuyết
phục cho thơ triết lí Nguyễn Bỉnh Khiêm.

3.2. Thời gian và không gian nghệ thu
ật trong BVQNTT
3.2.1. Thời gian nghệ thuật trong BVQNTT
3.2.1.1. Thời gian biến dịch tuần hoàn
Thời gian biến dịch tuần hoàn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là quãng thời gian trong
đó các sự vật, hiện tượng luôn có sự luân chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác
theo quy luật tuần hoàn. Bằng những lí lẽ và minh chứng cụ thể, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
chỉ ra sự vận động tất yếu của mọi sự vật, hi
ện tượng. Tư tưởng biến dịch giúp ông củng
cố niềm tin vào một ngày mai tươi sáng của đất nước.
3.2.1.2. Thời gian vũ trụ bất biến
Quên thời gian thực tại, chìm đắm trong cõi vô thủy, vô chung, thời gian chỉ còn là sự
đắp đổi tuần hoàn của các mùa, và sự luân chuyển mùa cũng chỉ được thi nhân nhận biết
bằng sự thay đổi của cảnh vật xung quanh. Cặp thời gian sóng đôi cũ
ng là một biểu hiện
của thời gian tĩnh tại bất biến. Câu thơ sóng đôi lại luôn tạo ra nhịp điệu chậm rãi nên ta
luôn có cảm giác thi nhân xưa chẳng bao giờ bị câu thúc bởi thời gian mà lúc nào cũng
khoan thai, ung dung, tự tại. Đó cũng là một nét rất riêng tạo nên tính cách của người
trung đại, trong đó có cư sĩ Bạch Vân.
3.2.1.3. Thời gian đời người
Thời gian đời người trong thơ Nguyễn B
ỉnh Khiêm được đo bằng tuổi tác cụ thể và ở
sự ý thức về tuổi trẻ, tuổi già. Luận án đã phân tích những câu thơ, những hình ảnh thơ chỉ
các mốc thời gian đời người của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một mặt để hiểu được tâm tư, tình
cảm của Trạng Trình, mặt khác, đó cũng là căn cứ để hiểu về thời đại mà ông đã s
ống.
3.2.2. Không gian nghệ thuật trong BVQNTT
3.2.2.1. Không gian biến dịch, tuần hoàn
Không gian biến dịch trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm được diễn đạt bằng các từ,
các cụm từ: tuần hoàn, vần chuyển, biến cải, sao dời, vật đổi, nước chảy hoa trôi, hằng lề

đắp đổi… Nhà thơ đã dùng những hình ảnh rất cụ thể để chỉ sự biến đổi không gian một
cách nhanh chóng. Từ s
ự biến dịch của không gian, Nguyễn Bỉnh Khiêm nêu lên một loạt
các cặp phạm trù đối lập: doanh - mãn, nhọn - tùi, thua - được, họa - phúc, suy - thịnh…
để soi chiếu vào cuộc đời vốn đầy biến động. Một loạt các cặp phạm trù đối ứng nhau tạo
nên một kiểu tư duy đặc sắc của Trạng Trình, tư duy biến dịch. Bởi thế, thơ ông nặng về
tư duy lí trí, thể hiện sự sắc nhọn của một giác quan nhạy bén trước thời cuộc và một cái
nhìn đầy tỉnh táo của một trí tuệ thông thái, nhìn thấu cái gốc của mọi sự biến hóa.
3.2.2.2. Không gian thế tục
Không gian thế tục trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là không gian gắn liền với cửa
quyền, công danh, địa vị, và không gian đô hội ồn ào. Đây chính là một bức tranh hiện
thực xã hội đượ
c khúc xạ vào thơ ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng một vốn từ phong
phú để chỉ chốn công danh. Mỗi cách gọi tên đều hàm ẩn trong đó một cách đánh giá, một
thái độ của thi nhân đối với nơi quan trường.
Trạng Trình cảm thấy xót xa khi không gian tĩnh lặng của đồng quê, làng xã dần bị
phá vỡ và thay vào đó là sự ồn ào, náo nhiệt của cảnh mua bán. Ông không nhìn thấy ở
không gian này niềm vui nào mà chỉ cảm nhận nó
ở sự láo nháo, giành giật. Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã chủ động rút lui khỏi nơi quan trường đầy cạm bẫy, lánh xa nơi thành thị ô hợp
để tìm nơi không gian nhàn tản lí tưởng của mình.
3.2.2.3. Không gian nhàn tản thoát tục.
Không gian nhàn tản thoát tục trong BVQNTT là không gian của núi non, của thiên
nhiên bát ngát, của thôn quê yên bình, tĩnh lặng. Không gian này được chia làm hai dạng:
không gian của am Bạch Vân, quán Trung Tân và không gian vũ trụ rộng lớn, khoáng đạt.
3.2.2.3.1. Không gian am Bạch Vân, quán Trung Tân:
Dựng lên am Bạch Vân, quán Trung Tân sừng sữ
ng trong thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
dựng lên một miền không gian cách biệt với thế giới bon chen trục lợi bên ngoài cõi tục.
Trạng Trình đã chủ động tìm đến không gian nhàn, thu mình nơi thôn dã nhỏ bé nhưng

tâm hồn lại luôn vươn tới hòa mình cùng vũ trụ bao la.
3.2.2.3.2. Không gian vũ trụ
Bằng cảm quan vũ trụ, không gian nhỏ bé của am Bạch Vân, quán Trung Tân của Bạch
Vân cư sĩ cũng mang kích thước của vũ trụ. Bằng cách
ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa mở
rộng không gian am Bạch Vân, vừa kéo cả vũ trụ lại gần con người, giao hòa, quấn quýt
cùng con người.
Không gian vũ trụ trong thơ Trạng Trình là không gian tiên cảnh “đào nguyên”, “bồng
lai”, “khác phàm gian”. Ở đó con người hoàn toàn hòa nhập vào thiên nhiên non nước.
Trong không gian vũ trụ, con người được sống thực là mình, không bị bất cứ ham muốn,
bất cứ thế lực nào ràng buộc, không bị gò bó trong khuôn khổ chật hẹp nào
. Thỏa sức tiêu
dao cùng non nước hữu tình, vươn tới sự cao rộng bát ngát của thiên nhiên, Bạch Vân cư
sĩ thấy nguôi quên mọi sự thị phi của cuộc đời. Vẻ đẹp của thiên nhiên phản ánh vẻ đẹp
của một tâm hồn cao khiết và trong sáng.
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật của BVQNTT
3.3.1. Ngôn ngữ đời thường trong thơ BVQNTT
3.3.1.1. Từ Việt
Qua khảo sát, ta thấy thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
đầy ắp những ngôn từ Việt gần
gũi. Bằng chất liệu ngôn từ ấy, Trạng Trình đã khắc họa mọi khía cạnh của đời sống cả
tinh thần lẫn vật chất của con người nói chung, của một nhà nho - thi sĩ am Bạch Vân nói
riêng. Trong việc sử dụng từ Việt, lớp từ Việt cổ thường gây khó hiểu hoặc đã có nghĩa
khác xa so với ngày nay từng xuấ
t hiện trong thơ Nguyễn Trãi thì đến Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã giảm khá nhiều. Trạng Trình đã chọn những từ ngữ giàu khả năng biểu cảm,
trong sáng, dễ hiểu, bởi vậy thơ ông có sức cuốn hút người đọc.
3.3.1.2. Từ láy
Từ láy đã góp phần không nhỏ vào việc khắc họa một cách rất sinh động hiện thực xã
hội thế kỉ XVI. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng t

ừ láy tượng thanh để chỉ một không gian
đua tranh, láo nháo, hoặc để biểu thị thái độ thực dụng của con người. Từ láy còn được
Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng để diễn đạt sự ngổn ngang, dằn vặt khi hàng ngày phải
chứng kiến những điều nhơ bẩn khiến lương tâm nhà nho bị cắn dứt. Trong việc sử dụng
từ láy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có nhiều sáng tạo để tạo ra nhạc đi
ệu và tăng tính biểu cảm
cho thơ… Viêc sử dụng từ láy đã giúp BVQNTT hạn chế tính công thức, ước lệ vốn là
quán tính của văn học cổ có ảnh hưởng khá rõ đến Đường luật Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã thực sự có đóng góp trong việc mở mang thêm vốn từ của dân tộc và trong cả việc sử
dụng linh hoạt, sáng tạo một lớp từ vốn giàu biểu cảm là t
ừ láy.
3.3.1.3. Khẩu ngữ
Lớp từ khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được sử dụng khá đa dạng và chọn
lọc. Với lớp từ này ông đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra những câu thơ "nôm na", kéo
thơ ông gần gũi hơn với cuộc đời. Lớp đại từ nhân xưng, lớp đại từ dùng để hỏi, lớp từ
miêu tả thô mộc được Trạng Trình sử dụng uyển chuyển và không kém phần gợi cảm
trong thơ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không dùng khẩu ngữ một cách tùy tiện. Ông dùng phép đối
nghệ thuật, ngắt nhịp nghệ thuật trong từng câu thơ, thổi hồn vào lớp từ vựng khẩu ngữ để
biến những từ ngữ nôm na ấy trở thành ngôn từ nghệ thuật, giàu chất biểu cả
m trong việc
phản ánh những vấn đề của nhân sinh thế sự.
4.3.1.4. Hư từ
Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, hư từ đã được dùng chọn lọc và đã rất gần với ngôn ngữ
của chúng ta ngày nay. Nhiều hư từ cổ xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi thì trong thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm tần số sử dụng đã ít hẳn, chẳng hạn khẳng, khứng chỉ
còn xuất hiện
một lần; bui, hồ còn hai lần…Với hệ thống từ ngữ ít có ý nghĩa từ vựng này, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã biến hư từ thành công cụ đắc lực để đúc rút nhiều vấn đề, để biểu thị thái độ của
ông trước cuộc sống. Hư từ còn giúp cho câu thơ thêm cân đối, nhịp nhàng, chất thơ cũng

nhờ đó mà được lư
u giữ.
3.3.2. Ảnh hưởng qua lại với ngôn ngữ văn học dân gian
Ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian với văn học viết là điều tất yếu của mọi nền
văn học. Bằng việc thống kê số liệu, luận án đã chỉ ra sự ảnh hưởng qua lại này ở thơ
Trạng Trình rất đậm đặc. Điều này m
ột mặt do cuộc sống riêng của nhà thơ, mặt khác do
yếu tố thời đại (chúng tôi đã đề cập ở chương 1 của luận án). Tuy nhiên luận án mới khai
thác được khía cạnh ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ đến thơ Trạng Trình trên cả hai
mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mượn cách nói của dân
gian để viết nên những dòng thơ ngắn gọn, hàm súc, sâu sắ
c tính triết lí, phản ánh cách
ứng xử của con người trong xã hội đầy rẫy những điều giả dối, bất trắc của thế kỉ XVI.
3.3.3. Ngôn ngữ, điển cố, thi liệu Hán học
3.3.3.1. Từ Hán Việt
Mặc dù từ Việt chiếm ưu thế khi Trạng Trình phản ánh thế sự ngổn ngang, phức tạp ở
thời đại ông, nhưng từ Hán Việt vẫn đóng m
ột vai trò quan trọng bởi sự hàm súc mà nó
vốn có sẽ bổ sung vào sự sinh động, cụ thể của từ Việt để làm cho những câu thơ của ông
vừa cụ thể, vừa bình dị dân dã lại ý tứ sâu sa. Do đặc điểm mang tính khái quát cao, từ
Hán Việt giúp cho những dòng thơ triết lí của Trạng Trình thêm sâu sắc. Dùng từ Hán
Việt đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm tăng tính biểu cảm cho thơ. Bằng việc sử
dụng từ Hán Việt
linh hoạt và sáng tạo, Trạng Trình còn có công lớn trong việc mở rộng, làm phong phú
thêm cho vốn từ tiếng Việt.
3.3.3.2. Điển tích, thi liệu Hán
Cũng như các tác phẩm QÂTT, HĐQÂTT, BVQNTT đã khai thác một cách đắc dụng
hệ thống điển nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm cho hình tượng thơ. Trạng Trình đã
sử dụng điển một cách có hiệu quả để biểu đạt các vấn đề con người, xã hội, đạo đức, thời
thế Tuy nhiên, nhiều khi điển cũng gây khó khăn cho người lĩ

nh hội nếu không có vốn
Hán học uyên thâm. Khắc phục tình trạng này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng những điển
quen thuộc, dễ hiểu đối với mọi người, hoặc dùng điển kèm sự giải thích để người không
biết điển vẫn có thể hiểu được. Để khắc sâu ý diễn đạt hoặc tạo chất thơ, khi dùng điển,
Nguyễn Bỉnh Khiêm còn chú ý đến sự
đăng đối. Ông vừa tiếp thu, kế thừa tiền nhân, vừa
chọn những điển phù hợp tới tư tưởng, quan điểm của mình, với những bài học mà ông
muốn cảnh tỉnh, răn đe người đời.
3.4. Hình tượng nghệ thuật trong BVQNTT
3.4.1. Hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống
Hình tượng nghệ thuật từ đời sống là nhữ
ng hình ảnh nguyên khối, thô ráp lấy từ
nguyên mẫu cuộc sống đưa vào thơ một cách nghệ thuật, gửi gắm trong đó là ý đồ tư
tưởng của thi nhân, tạo ra sự chân thực, cụ thể, sống động cho đối tượng phản ánh. Từ
những hình ảnh vốn có của đời sống thường nhật, Trạng Trình đã xây dựng thành những
hình tượng thơ có sức ám ảnh lớn đối v
ới người đọc.
3.4.2. Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ
Từ những hình ảnh, những câu chữ có sẵn, trở thành những hình tượng nghệ thuật
trong văn học dân gian, trong văn học truyền thống, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã diễn đạt lại
một cách mới mẻ, tạo nên tiếng thơ riêng. Chẳng hạn, những hình ảnh kiến, ruồi, mật, mỡ,
thớt, ang… từ
ng xuất hiện trong tục ngữ, ca dao, nhưng Trạng Trình đã cấp cho những
câu chữ có sẵn đó những ước lệ nghệ thuật mới… Chúng trở thành những hình tượng có
sức ám ảnh, diễn đạt một cách chân xác hiện thực thời Nguyễn Bỉnh Khiêm.
3.5. Bút pháp nghệ thuật trong BVQNTT
3.5.1. Bút pháp tượng trưng:
Tượng trưng là bút pháp quen thuộc của văn học trung đại, nó là một trong những
biểu hiện c
ủa tính quy phạm trong nghệ thuật phản ánh. Nhưng với tài năng của một cây

bút lớn, bằng bút pháp tượng trưng kinh nghiệm và siêu nghiệm, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã gợi ra ở người đọc một trường liên tưởng, tưởng tượng phong phú, khơi gợi khát vọng
tìm kiếm cái bí ẩn đằng sau những câu chữ, tạo nên tính hàm súc, đa nghĩa cho thơ.
3.5.2. Bút pháp tả thực
Để tạo ra một hình tượng nghệ thuậ
t gần gũi đối với người đọc, trong nhiều bài thơ,
Trạng Trình đã viết những câu thơ miêu tả sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp. Nhiều
khái niệm trừu tượng cũng được ông diễn tả bằng lối nói cụ thể. Bởi vậy thơ triết lí của
Trạng Trình trở nên dễ hiểu. Nếu bút pháp tượng trưng đem đến cho thơ vẻ
sang trọng, đài
các, đúng quy phạm thì bút pháp tả thực làm cho thơ ông có sắc thái chân thực, gần gũi.
Cùng với bút pháp tượng trưng, bút pháp tả thực đã tạo cho Nguyễn Bỉnh Khiêm một
phong cách độc đáo.
3.5.3. Bút pháp trữ tình
Với một trực giác nhạy bén và một tâm hồn giàu xúc cảm, một tấm lòng nhân hậu
rộng mở để đón nhận những âm vang của cuộc sống, Nguyễn Bỉnh Khiêm quan tâm
thường xuyên và sâu sắ
c tới tất cả những gì xảy ra xung quanh mình, đưa nó vào thơ.
Nhiều khi thi nhân rỏ ra lạnh lùng, khách quan, như muốn để cho sự thực tự nó phơi bày.
Nhưng để có được những vần thơ như thế, Trạng Trình đã phải trăn trở biết nhường nào.
Ông ẩn mình đi, không để những cảm xúc, suy nghĩ của mình xen vào thơ nhưng sau
những vần thơ ấy ta cảm nhận được bộn bề những tâm sự, nỗi buồn, nỗi đau trong tâm
hồn thi sĩ.
3.5.4. Bút pháp trào phúng
Khi ngòi bút Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng về những người thân yêu như gia đình, vợ
con, học trò hoặc đôi khi là chính bản thân thì đó là sự hài hước nhẹ nhàng, vừa để tạo
không khí vui vẻ, vừa để chỉ bảo một cách ân cần, thân mật. Tuy nhiên, khi đối tượng trào
phúng là nh
ững kẻ mà ông cho là thực dụng, hám tiền thì giọng điệu không còn dí dỏm,
hài hước nữa mà đã trở thành lời lẽ châm biếm. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bước đầu vạch

trần bản chất xấu xa, hèn kém, sự lố bịch đến thảm hại của con người để tạo ra những
tiếng cười chua cay, nhiều khi là cười ra nước mắt. Ông chính là người đặt nền móng cho
mảng thơ
trào phúng thế sự các thế kỉ sau mà Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những đại
biểu ưu tú.

KẾT LUẬN
1. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân trong một gia đình Nho học. Ở tuổi đi
học, ông được học với những người thầy uyên thâm chữ nghĩa, có nhân cách, không màng
danh lợi. Những yếu tố về gia đình, thầy học đó đã có ảnh hưởng mạnh đến việc hình
thành nhân cách và sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trưởng thành trong thời đại loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không có điề
u kiện để thi
thố tài năng. Ở tuổi 45 ông mới nhập thế. Đó là lúc xã hội thời Mạc đang lên, ông tin
tưởng vào ông vua tài năng Mạc Đăng Doanh, hi vọng sẽ có một xã hội thái bình thịnh trị.
Ông đã bị thất vọng nhanh chóng sau một quãng thời gian làm quan ngắn ngủi. Trạng
Trình lui về với nghề dạy học. Ông sáng tác thơ văn nêu cao bài học đạo lí, uốn nắn nhân
tâm. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là bứ
c tranh chân thực về đất nước, xã hội, con người Việt
Nam thế kỉ XVI. Đóng góp lớn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử văn học dân tộc là
thơ triết lí và thơ thế sự.
2. Đóng góp thứ nhất của Trạng Trình là thơ thế sự. Trong thơ thế sự, Nguyễn Bỉnh
Khiêm phản ánh với tinh thần lên án những mối quan hệ thực dụng giữ
a người với người.
Ông chỉ ra những tác hại ghê gớm của đồng tiền: gây ra sự khuynh đảo trong xã hội, len
lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống và phá vỡ các mối quan hệ tốt đẹp vốn tồn tại lâu đời
giữa những con người trong cộng đồng làng xã. Thơ thế sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm phản
ánh sự tha hóa nhân cách trước sự cám dỗ của đồng tiền, thói xu thời trục l
ợi, sự thực
dụng, vị kỉ, giả dối, hiểm độc của con người trong một xã hội rối ren, loạn lạc. Kế thừa

dòng văn học trữ tình thế sự trước đó, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, bằng những nhận thức,
suy ngẫm và một quá trình chiêm nghiệm của một người có vốn sống dày dặn, có tầm
hiểu biết sâu rộng, những vần th
ơ cay đắng xót xa về nhân tình thế thái của ông là kết quả
của một cuộc đời “sống nhiều”, tiếp xúc với nhiều hạng người khác nhau trong xã hội.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “đối diện trực tiếp với thế sự” và trở thành nhà “phẩm bình thế
sự”, nhà tư duy thế sự đặc sắc. Ông là người kế thừa và đặt nền móng vững chắc cho thơ
thế sự các th
ế kỉ sau.
3. Đóng góp thứ hai của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thơ triết lí. Triết lí trong thơ Trạng Trình
vừa có sự kế thừa nội dung triết lí từ văn học dân gian, văn học viết trước đó, vừa có nhiều
sáng tạo độc đáo. Trong thơ triết lí, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường dẫn những quy luật tự
nhiên để triết lí về những vấn đề đặt ra trong cuộ
c sống. Ông dùng quy luật tự nhiên để lí
giải cho sự loạn lạc đương thời, lí giải về sự đổi thay của lòng người, của đời người. Dựa
vào hiểu biết quy luật tự nhiên, kết hợp với sự chiêm nghiệm thực tế, Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã đưa ra một số quan niệm về nhân sinh và rút ra những bài học về đạo đức, về lẽ sống
cho bản thân và cho con ngườ
i nói chung. Triết lí nhân sinh được Nguyễn Bỉnh Khiêm
chiêm nghiệm bằng cả cuộc đời từng trải, được ông đúc kết thành những quy luật từ đó
mà hậu thế có những bài học thấm thía. Với Nguyển Bỉnh Khiêm, quan trường là nơi đầy
những đua chen, lừa lọc, xảo trá. Vậy nên ông tìm về nhàn, ca ngợi lẽ sống nhàn, lấy nhàn
làm phương tiện thực hiện triết lí sống an nhiên, tự tại, trong m
ọi trường hợp không bị cái
danh, cái lợi chi phối. Ông nêu cao bài học đạo lí, giáo dục người đời biết sống có nhân
cách, có nghĩa tình. Tìm về nhàn để an cư nhưng ẩn dật đối với ông không phải là sự trốn
tránh khi thấy mình bất lực trước thời thế. Đó chủ yếu là quan niệm nhân sinh triết lí vừa
có gốc ở Nho – Đạo – Phật vừa nảy sinh ở đời sống chính trị, xã hội đươ
ng thời. Nguyễn
Bỉnh Khiêm là người nối tiếp cũng là người đưa vị trí thơ triết lí lên đến đỉnh cao thời

trung đại, là người đặt nền móng vững chắc cho thơ triết lí và thơ thế sự các thế kỉ sau.
4. Nội dung thế sự và nội dung triết lí trong BVQNTT có sự đan xen và hòa quyện vào
nhau. Qua những biểu hiện của cuộc sống xã hội, của con người mà chính mình quan sát
thấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm chiêm nghiệm, suy ngẫm rồi rút ra những vấn đề có tính chất
quy luật, khái quát thành những mệnh đề triết lí. Trạng Trình gửi gắm trong vần thơ triết lí
của mình những quan niệm nhân sinh, qua đó ông dự báo, cảnh báo người đời về sự
“xuống cấp” của đạo đức con người kéo theo đó sẽ là sự suy vi của một chế độ xã hội.
Những vần thơ tri
ết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm được rút ra từ những trải nghiệm của
chính cuộc đời mình nên thật chân thành, thấm thía. Trạng Trình triết lí trên cơ sở thế sự,
trên những vấn đề cụ thể của đời sống với những xúc cảm chân thành, mãnh liệt nên triết
lí mà vẫn thấm đẫm chất thơ.
5. Để phản ánh những vấn đề “thế sự”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khai thác vố
n từ ngữ từ
cuộc sống dân dã, mộc mạc như chính lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân lao động.
Ông đưa ngôn ngữ đời thường vào một thể thơ bác học có niêm luật chặt chẽ như thể thơ
Đường luật là một cách tân về mặt nghệ thuật, tạo cho thể thơ này bớt tính quan phương,
xa lạ, kéo thể thơ ngoại nhập gần gũi vớ
i đời sống dân tộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tận
dụng nguồn ngữ liệu dồi dào, quý báu của nhân dân từ văn học dân gian để diễn đạt một
cách giản dị, chân thành, sâu sắc những suy ngẫm của mình về nhân tình thế thái, nêu
những bài học về đạo lí làm người. Bên cạnh ngôn ngữ đời thường, Nguyễn Bỉnh Khiêm
còn làm giàu cho ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt bằng việc sử dụng từ Hán Vi
ệt, điển tích, thi
liệu Hán một cách có chọn lọc, có ý thức. Trạng Trình đã sử dụng điển một cách có hiệu
quả để biểu đạt các vấn đề về con người, xã hội, đạo đức, thời thế… của thời đại ông. Thơ
Trạng Trình ngồn ngộn những chất liệu có cội nguồn từ chính cuộc sống bộn bề mà ông
đang sống. Những hình
ảnh vốn có của đời thường được Trạng Trình xây dựng thành
những hình tượng thơ có sức ám ảnh lớn đối với người đọc. Song là một tác giả trung đại,

Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn bị ràng buộc bởi truyền thống từ chương cổ, nhưng với cách
diễn đạt mới mẻ ông đã cấp cho những câu chữ có sẵn những ước lệ nghệ thuật mới.
Đó là
sự cống hiến lớn lao của Phu tử đối với nền văn học nước nhà. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
khai thác đa dạng các dạng kết cấu: đối lập, nhân quả… để tạo sự cân đối hài hòa nhằm
tăng sức thuyết phục, vốn là đặc thù của triết lí. Trạng Trình chọn những hình ảnh cụ thể,
tiêu biểu, đặt chúng cạnh nhau, đối sánh nhau nhằm giả
i thích hoặc chứng minh cho quy
luật vần chuyển lưu thông của tự nhiên là mang tính khách quan. Thời gian, không gian
nghệ thuật trong thơ triết lí – thế sự Nguyễn Bỉnh Khiêm được biểu hiện khá phong phú,
nó là sự chiếu ứng của tư tưởng, tình cảm cuộc sống nhà thơ. Đó là thời gian, không gian
biến dịch từ trạng thái này sang trạng thái khác; là không, thời gian của con người trần thế
đang mải miết đua chen danh lợi; không, thời gian c
ủa những người đang ngạo nghễ đứng
trên thói đời ô trọc, chiêm nghiệm về thế sự, lo âu cho dân cho nước… Hiểu đời, hiểu
người nhưng không thể theo đời theo người để làm những điều trái lương tâm, Nguyễn
Bỉnh Khiêm tìm về với non nước quê hương, ẩn tàng trong đó, quên đi cả không, thời gian
thực tại để chan hòa vào sự vô cùng của thời gian, không gian vũ trụ. Bởi vậy mà không
gian, th
ời gian vũ trụ vô thủy vô chung chiếm ưu thế trong thơ Trạng Trình.
Bên cạnh tiếng thơ đạo lí, tiếng thơ phê phán thói đời đen bạc của một tấm lòng luôn
ưu thời mẫn tục, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một nhà thơ trữ tình đằm thắm và kín đáo.
Người trí thức sâu sắc với những triết lí phương Đông kết hợp với triết lí cuộc đời ấy
không hề có cái nhìn c
ứng nhắc, khô khan với cuộc đời, với con người. Chất triết luận hài
hòa với chất thơ đã tạo ra một nét đặc sắc cho thơ trữ tình, càng hiện rõ hơn trái tim giàu
cảm xúc của nhà thơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã hoàn toàn sống với cõi riêng tư của mình để
vượt lên trên cái hiện thực thối nát của xã hội mà ông đã không hề mệt mỏi, vạch trần, tố
cáo, cũng không mệt mỏ
i nói lên những lời khuyên răn, lời khuyên nhủ chân thành cũng là

lời thương mến tận trái tim. Đọc thơ ông chúng ta hiểu thêm về đời sống tình cảm, tâm tư,
khát vọng riêng của một con người không chỉ biết thuyết minh bằng trí tuệ mà cũng lắng
sâu tình cảm, có sức lay động lòng người…
6. Từ việc khảo sát các đặc điểm nội dung và nghệ thuật BVQNTT, chúng tôi hy vọng có
thể mở rộng so sánh với các tác gia thơ Nôm nổi bật trong lịch sử thơ ca dân tộc như
Nguyễn Trãi, Trịnh Căn, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần
Tế
Xương… Trên cơ sở đó sẽ góp phần chỉ ra con đường vận động của thơ Nôm Đường
luật trong tiến trình thơ ca dân tộc. Trong dung lượng một luận án, chúng tôi chưa thể đi
sâu và bao quát được mọi khía cạnh cả nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm vừa đồ
sộ, vừa phức tạp là BVQNTT, đây vẫn là mảnh đất giàu tiềm năng để các nhà khoa học
ti
ếp tục tìm tòi và phát hiện thêm nhiều điều mới mẻ.

×