Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ VĂN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG - LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.26 KB, 108 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do thực tiễn
Hối lộ là hành vi xuất hiện, tồn tại dưới tất cả các chế độ và đặc biệt
phổ biến trong thời trung đại. Tệ nạn này nảy sinh từ nền kinh tế lạc hậu,
chậm phát triển và thủ đoạn kiếm tiền của các loại quan chức trong xã hội.
Chúng cậy quyền, cậy thế, nhũng nhiễu khiến cuộc sống của người dân khó
khăn, từ đó sinh ra cách ứng xử đối phó, muốn làm ăn thuận lợi thì phải chạy
vạy, nhờ cậy, hối lộ nơi cửa quan.
Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân hủy hoại các giá trị đạo
đức và phẩm cách con người, gây tổn hại đến thành quả xây dựng kinh tế - xã
hội và tạo thành nhân tố bất ổn trong cộng đồng. Hiện nay, đây cũng là vấn đề
chính trị xã hội đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Theo Đại từ
điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý (chủ biên), nhà xuất bản Đại học Quốc
thành phố Hồ Chí Minh, 2008, trang 736, hối lộ có nghĩa là: “Lén lút đưa tiền
của để nhờ kẻ có quyền làm điều trái với pháp luật nhưng có lợi cho mình”.
Lịch sử nước ta đã trải qua nhiều triều đại và triều đại nào cũng có hiện
tượng này. Sử sách và đặc biệt là văn chương đã đề cập đến nó, nhưng trực
tiếp chĩa mũi nhọn đấu tranh thì rất ít. Trong các tác phẩm văn học từ văn học
chức năng cho đến văn học nghệ thuật, các tác giả chủ yếu chỉ miêu tả hậu
quả của tệ nạn này, qua đó phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, lên án
chế độ xã hội, hệ thống quan lại thối nát.
Trong lịch sử văn học Việt nam có lẽ chưa có tác phẩm văn chương nào
viết về tệ hối lộ một cách đầy đủ, chi tiết như Từ thụ yếu quy của Đặng Huy
Trứ. Đây là tác phẩm đầu tiên và cũng là duy nhất trong mảng văn học chức
năng viết về tệ hối lộ, nạn tham nhũng. Tác phẩm không chỉ giúp chúng ta hiểu
thêm được xã hội Việt nam khoảng giữa thế kỷ XIX với tất cả những mặt trái
1
của nó, nơi mà nạn tham nhũng hối lộ đang hoành hành làm yếu nghèo đất
nước mà còn hiểu hơn về tài năng văn chương, phẩm chất cao đẹp của vị quan
thanh liêm Đặng Huy Trứ. Vả chăng, với tình hình xã hội nước ta hiện nay


đang phát triển theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa và nền kinh tế thị
trường, đi đôi với xã hội ấy là tình trạng hối lộ tham nhũng đã được báo động,
việc tìm hiểu Từ thụ yếu quy sẽ giúp chúng ta rút ra những bài học bổ ích cho
công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng về vấn đề phòng, chống tệ nạn này.
1.2. Lý do khoa học
Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), một danh nhân lịch sử thế kỷ XIX khá
nổi bật với những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hóa, văn học. Từ thụ yếu quy thể hiện tương đối tập trung tư
tưởng tiến bộ cũng như tài năng văn chương của ông qua việc phản ánh tệ hối
lộ và cách ứng xử thanh liêm của người làm quan. Nhưng trong thực tế tác
phẩm mới chỉ được nhắc đến và nghiên cứu chủ yếu ở phương diện lịch sử tư
tưởng và ý nghĩa xã hội.
Với luận văn này, chúng tôi muốn đánh giá nội dung và nghệ thuật
trong Từ thụ yếu quy của Đặng Huy Trứ với tư cách là một tác phẩm văn học
thuộc mảng văn học chức năng để thấy được giá trị văn chương bên cạnh n
hững giá trị khác của tác phẩm, thông qua đó khẳng định những điểm
mới trong tư tưởng cũng như những đóng góp nổi bật của Đặng Huy Trữ
trong lĩnh vực văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Về văn bản in
Từ thụ yếu quy của Đặng Huy Trứ có nguyên bản chữ Hán với độ dày
khoảng 2000 trang, 2017 dẫn chứng, hiện lưu tại Viện nghiên cứu Hán –
Nôm, ký hiệu VHv.252. Luận văn sử dụng bản dịch của 2 dịch giả Nguyễn
Văn Huyền và Phạm Tuấn Khánh, n.x.b Pháp lý, 1992. Sách được xuất bản
2
với sự tài trợ của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước KX.04
(Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc
thực hiện chính sách xã hội). Hầu hết các công trình nghiên cứu, bài viết về
Từ thụ yếu quy đã có đều sử dụng bản dịch này.
2.2. Những bài viết và công trình nghiên cứu

Bài viết về thơ văn của Đặng Huy Trứ không nhiều, viết về Từ thụ yếu
quy lại càng ít hơn. Nổi bật là bài viết của nhà nghiên cứu Vũ Khiêu trong Lời
giới thiệu sách Đặng Huy Trứ con người và tác phẩm do nhóm Trà Lĩnh biên
soạn, 1990. Bài viết khái quát về con người, cuộc đời, thơ văn và tư tưởng
cũng như những cống hiến của Đặng Huy Trứ cho dân tộc trên nhiều lĩnh
vực. Trong đó tác giả đánh giá về thái độ ứng xử, lối sống của ông, người trí
thức chân chính trước những vấn đề của dân tộc và thời đại. Tài năng bộc lộ
từ khi còn nhỏ (15 tuổi), tài năng đó lại được nuôi dưỡng trên nền truyền
thống giáo dục tốt đẹp của gia đình, chịu ảnh hưởng của quê hương thuần
phác nên ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt lại được tôi luyện qua rất
nhiều thử thách khi trưởng thành, từ việc lấy vợ, đi thi, đến khi làm quan.
Người trí thức chân chính ấy đã kiên trì theo con đường mình lựa chọn dù gặp
rất nhiều chông gai. Ông là một vị quan với những tư tưởng canh tân tiến bộ
vượt lên tầm tư tưởng của nhiều nhà nho đương thời. Tác giả Vũ Khiêu nhận
định con người ông hội tụ 3 phẩm chất: Nhân, trí, dũng: “Có thể nói cuộc đời
của Đặng Huy Trứ là sự tập trung khá đầy đủ, là sự phát triển ở mức độ cao
của Nhân, Trí, Dũng của sĩ phu thời trước”[3,52]. Cuộc đời và nhân cách của
ông là tấm gương cho các thế hệ sau noi theo. Bài viết ngắn gọn, hàm súc,
giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện đầy đủ về con người và sự nghiệp
của Đặng Huy Trứ, những điểm nổi bật trong tư tưởng, phẩm chất và tài năng
của ông.
3
Ngoài ra có một số bài viết về con người, tư tưởng canh tân đất nước,
thể hiện phẩm chất, nhân cách, lòng yêu nước thương dân của ông, cụ thể
như: (1) Trần Đức Anh Sơn với Hai chuyến công vụ Quảng Đông của Đặng
Huy Trứ dưới triều Tự Đức. Một trong số những bài viết khá đầy đủ và sâu
sắc về tư tưởng canh tân đất nước của ông là: (2) Tư tưởng Đặng Huy Trứ
(Trích “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội,
1997) của Lê Sỹ Thắng, (3) Đặng Huy Trứ nhà trí sĩ yêu nước trăn trở trước
công cuộc bảo vệ đất nước và ý chí duy tân tự cường (139/09-2000 T/C Sông

Hương) của tác giả Trần Thị Băng Thanh. Bài viết đi sâu khai thác tinh thần
đổi mới đầy táo bạo của một nhà nho trên nhiều phương diện: Kinh tế, quân
sự, văn hóa giáo dục, xã hội… , (4) Nho giáo trong tâm thức và hành xử của
Đặng Huy Trứ của hai tác giả Nguyễn Hữu Tâm, Vũ Duy Mền. Trong bài viết
này hai tác giả đã chỉ ra sự thống nhất cao độ về mặt tư tưởng và hành động
trong tâm thức và cách hành xử của một nhà nho chân chính, (5) Tư tưởng
yêu nước canh tân của Đặng Huy Trứ (TS Đinh Thị Dung). Ngoài ra còn một
số bài viết được tập hợp trong cuốn Đặng Huy Trứ tư tưởng và nhân cách do
Đặng Việt Ngoạn biên soạn (6), n.x.b KHXH HN, 2001.
Những bài viết này chủ yếu nói đến tư tưởng canh tân đất nước táo bạo
của Đặng Huy Trứ, những hành động sáng tạo, những đóng góp của ông cho
đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội. Đồng thời nêu
bật những phẩm chất cao đẹp của một nhà nho một trí thức có trách nhiệm với
dân với nước trong bối xã hội có nhiều biến động. Đó là đạo trung hiếu, đức
thanh liêm, là chí khí lớn lao, sự sáng tạo trong hành động, ứng xử, là lòng
nhân ái bao dung…tất cả nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho dân cho nước,
xây dựng xã hội tốt đẹp, phát triển ổn định. Mặc dù con đường canh tân của
ông dang dở nhưng những gì ông đã làm cho thấy sự táo bạo nhưng đúng đắn,
mở đầu tư tưởng canh tân đất nước giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Thông qua đó
4
thể hiện tấm lòng ưu dân ái quốc sâu sắc của một nhà nho, một trí thức chân
chính.
Về thơ văn của ông cũng đã có một số bài viết tiêu biểu: (1) Từ hai bài
thơ “Vãng Đà Nẵng quân thứ và “Gian thực”bước đầu tìm hiểu tinh thần yêu
nước thương dân của Đặng Huy Trứ, tác giả Phạm Tuấn Khánh và Vũ Thanh,
(2) Đức tính dũng trong thơ văn Đặng Huy Trứ (T/C Hán Nôm số 2/1997)
của Tảo Trang, (3) Đặng Huy Trứ và trăng (T/C Sông Hương số 121 tháng 3)
của Võ Thị Quỳnh, (4) Chữ nhân trong thơ văn Đặng Huy Trứ của Nguyễn
Lê Châu, (5) Phật giáo trong thơ văn Đặng Huy Trứ của Thanh Lương…Đặc
biệt bài viết (6) Đặng Huy Trứ những kiến giải về thơ, (T/C Sông Hương số

136 tháng 6), tác giả Trần Huyền Sâm đã lý giải quan niệm về thơ của ông có
những điểm mới so với nhiều tác giả đương thời, ông coi thơ ca là món ăn
tinh thần, là bạn tri âm tri kỷ, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con người, có sức
mạnh cảm hóa con người.
Những bài viết trên đã chỉ ra một số điểm nổi bật trong nội dung thơ ca
của Đặng Huy Trứ, khẳng định thơ ca của ông biểu hiện một tâm hồn nhân ái,
giàu tình cảm, đặc biệt là tình yêu đối với dân với nước. Cũng như các tác giả
văn học trung đại khác thơ ông cũng chịu ảnh hưởng của nho giáo, phật giáo,
và nổi bật trong đó là đức nhân và dũng khí của một nhà nho chân chính.
Trong những bài viết này, các tác giả tập trung khai thác nội dung thơ ca để
khẳng định tư tưởng canh tân, lòng yêu nước thương dân, cũng như phẩm
chất cao đẹp của Đặng Huy Trứ.
Số lượng bài viết về Từ thụ yếu quy, tác phẩm văn xuôi đặc biệt nhất
trong sự nghiệp sáng tác của ông lại càng hiếm: Tiêu biểu là: 104 kiểu mua
bán lương tâm trong Từ thụ yếu quy, (T/C Sông Hương số 127 tháng 9/1999),
tác giả Võ Thị Quỳnh. Đây là một trong những bài viết có sức tác động mạnh
mẽ đối với người đọc bởi những khám phá tinh tế, sâu sắc về nội dung tư
5
tưởng cùng với hành văn tràn đầy xúc cảm, tâm huyết của tác giả. Bài viết tập
trung vào một số điểm chính trong nội dung của tác phẩm. Đó là những
nguyên tắc chủ yếu trong việc Từ và Thụ của kẻ làm quan, thông qua đó
khẳng định giá trị hiện thực sâu sắc, tính giáo dục tư tưởng của tác phẩm
trong mọi thời đại và nhất là trong bối cảnh hiện nay của đất nước. Tiếp đó là
bài: Đặng Huy Trứ và việc chống tham nhũng (T/C Tổ chức nhà nước), tác
giả Vũ Dũng Minh, bài viết hướng vào ý nghĩa xã hội của tác phẩm trong bối
cảnh hiện tại của đất nước. Một bài viết rất ngắn gọn, nhưng cũng đã khái
quát được tinh thần chung của tác phẩm, đó là: Từ thụ yếu quy và cuộc chiến
đấu chống tham nhũng của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đặc biệt bài nghiên cứu của tác giả Đinh Xuân Lâm, Đặng Huy trứ với
“Từ thụ yếu quy”, có sức khái quát cao hơn cả. Bài viết gồm 2 luận điểm, một

nói về cuộc đời làm quan, những tư tưởng canh tân tự trị, tự cường của Đặng
Huy Trứ, hai là những giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng của Từ thụ yếu quy.
Qua đó khẳng định phẩm chất cần có của kẻ làm quan và tính giáo dục của tác
phẩm. Tác giả Đinh Xuân Lâm đã khai thác tương đối đầy đủ những vấn đề
nổi bật trong tư tưởng canh tân của vị quan nổi tiếng thanh liêm triều Nguyễn
cũng như nội dung cơ bản trong tác phẩm này, song cũng tương tự các bài
viết trên, chỉ là sự nghiên cứu trên phương diện lịch sử, chính trị xã hội chưa
đi sâu vào khai thác chất văn chương của văn bản.
Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu trên đã mang đến
một nhận định khái quát về Đặng Huy Trứ là một nhà văn hóa, nhà giáo, nhà
quân sự, nhà kinh tế, nhà thơ lớn, một trí thức có tư tưởng tiến bộ đi đầu trong
công cuộc canh tân đất nước giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Có thể thấy rằng
đề tài tìm hiểu về Nội dung và nghệ thuật trong Từ thụ yếu quy của Đặng
Huy Trứ với hướng tiếp cận từ góc độ văn chương sẽ là một hướng đi mới.
6
Trên tinh thần tiếp thu những gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước
và dựa vào nền văn hóa tư tưởng đương thời, người viết mong muốn đưa ra
những phát hiện thuyết phục, góp phần nhận định, nghiên cứu về Từ thụ yếu
quy một cách đầy đủ và sâu sắc hơn dưới góc độ một tác phẩm văn học thuộc
mảng văn học chức năng của văn học trung đại Việt nam .
3. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ
Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu con người, tư tưởng, và tài năng văn
chương, những đóng góp của Đặng Huy Trứ qua Từ Thụ yếu quy, một tác
phẩm không chỉ đặc biệt trong toàn bộ sáng tác của ông mà còn đặc biệt trong
lịch sử văn học Việt Nam. Là người có nhiều đóng góp cho công cuộc canh
tân của đất nước dưới triều vua Tự Đức, cuộc đời làm quan tuy không dài,
con đường canh tân tuy dang dở, nhưng ông không hổ thẹn vì đã hết lòng
phụng sự nhân dân, và đã để lại những tác phẩm hiếm có trong lịch sử văn
học, có giá trị về nhiều mặt, tiêu biểu : Từ thụ yếu quy.

Thông qua việc nghiên cứu về tác phẩm này luận văn đóng góp thêm
một cách nhìn về con người, tư tưởng canh tân của ông trong lĩnh vực chính
trị xã hội. Đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng của ông trong bối cảnh hiện tại,
đặc biệt là tài năng văn chương và vị trí trong nền văn học nước nhà.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Từ Thụ yếu quy
Luận văn góp phần khẳng định tư tưởng, tính giáo dục, ý nghĩa xã hội
và chất văn chương của tác phẩm .
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Cuộc đời, sự nghiệp của Đặng Huy Trứ; nội dung tư tưởng và nghệ
thuật của Từ thụ yếu quy.
4. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Cuộc đời Đặng Huy Trứ có nhiều thăng trầm biến cố. Ông là một nhà
7
nho chân chính, yêu nước thương dân, có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh và khí
phách hơn người.
Từ thụ yếu quy là một sáng tác đặc biệt trong sự nghiệp thơ văn của ông
nói riêng và của văn học trung đại Việt Nam nói chung. Tác phẩm có giá trị
không chỉ trong lĩnh vực tư tưởng chính trị xã hội mà cả trong lĩnh vực văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng 2 phương pháp chính là:
- Nghiên cứu văn học trung đại
- So sánh văn học
Ngoài 2 phương pháp trên trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng một
số thao tác như thống kê, phân tích, tổng hợp .
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục luận văn trình bày 3 chương,
gồm:
Chương 1: Vài nét về tác giả và tác phẩm
Chương 2:.Nội dung cơ bản của Từ thụ yếu quy
Chương 3: Nghệ thuật chủ yếu của Từ thụ yếu quy

8
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1. Bối cảnh xã hội Việt nam thế kỷ XIX
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam trong lịch
sử, kéo dài từ 1802 đến 1945(143 năm). Triều đại ghi dấu nhiều thăng trầm
của dân tộc, đặc biệt cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Trong bối cảnh xã hội
có nhiều biến động, xuất hiện một số nhà tư tưởng đi đầu trong công cuộc
canh tân đất nước và một trong số đó là Đặng Huy Trứ, vị quan thanh liêm
nổi tiếng dưới triều vua Tự Đức.
Hoàng đế Tự Đức (1829 – 1883), vị Hoàng đế thứ tư có thời gian trị vì
đất nước lâu nhất trong số 13 vị vua của triều Nguyễn (từ năm 1847 đến
1883). Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn
Phúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3, Thiệu Trị. Vì anh trai của
ông, Nguyễn Phúc Hồng Bảo, một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịu
học hành nên Thiệu Trị trước lúc qua đời, đã để di chiếu truyền ngôi cho ông,
lúc đó ông mới 19 tuổi, nhưng học hành đã thông thái. Đến tháng 10 năm
1847, ông chính thức lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hòa, đặt niên hiệu là Tự
Đức, bắt đầu từ năm sau là 1848.
Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến đổi của đất nước. Năm 1858, liên
quân Pháp, Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, bắn phá rồi hạ thành An Hải và
Tôn Hải. Quân Pháp đồn trú ở Đà Nẵng một thời gian thì các binh sĩ bị mắc
bệnh dịch tả, kiết lỵ, và các chứng bệnh nhiệt đới khác nên tâm lý chán nản, bi
quan. Trong khi đó chúng lại không thể thực hiện cuộc tiến quân trên nội địa
bằng đường bộ. Dòng sông Hương chảy từ Huế ra biển, nhưng chỉ có những
tàu chạy ở tầm nước nông mới lưu thông được, còn tàu chiến của Pháp khi đưa
vào Việt Nam quá to vì vậy chúng không thể mở rộng địa bàn xâm lấn. Như
9
vậy việc chỉ lảng vảng ở Đà Nẵng của quân Pháp sớm chứng tỏ rằng chúng
không đạt được một mục đích nào cả. Trước tình hình đó trung tướng Rigault

de Genouilly đổi ý sang đánh Gia Định. Đầu năm 1859, Rigault de Genouilly
dẫn quân Pháp và Tây Ban Nha vào cửa Cần Giờ, đánh thành Gia Định. Chỉ
trong 2 ngày thành vỡ, quan hộ đốc Võ Duy Ninh tự vẫn. Sau đó trung tướng
Rigault de Genouilly lại đem quân trở ra Đà Nẵng đánh đồn Phúc Ninh, quân
của Nguyễn Tri Phương thua phải rút về giữ đồn Nại Hiên và Liên Trì.
BRigault de Genouilly bị bệnh phải về nước, thiếu tướng Page sang
thay. Thiếu tướng Page đề nghị việc giảng hoà, chỉ xin được tự do giảng đạo
Công giáo và được buôn bán với Việt Nam nhưng triều đình Huế không đồng
ý. Đến năm 1862, quân Pháp chiếm Biên Hoà và Vĩnh Long. Triều đình Huế
phái Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9
tháng 5 năm Nhâm Tuất, 1862. Trong bản hoà ước đó Việt Nam phải nhượng
3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định và Định Tường cho Pháp, và để cho chiến thuyền
của Pháp ra vào tự do trên sông Mê kông.
Vua Tự Đức sau khi nhường ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp thì
phái Phan Thanh Giản vào trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Năm 1867,
thiếu tướng De la Grandière kéo quân đánh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Phan Thanh Giản biết thế chống không nổi nên bảo các quan nộp thành trì
cho bớt đổ máu rồi uống thuốc độc tự vẫn. Toàn đất Nam Kỳ thuộc về Pháp.
Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré sai trung úy hải quân Francis
Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng
Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và
nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Việt Nam mất bốn tỉnh là Hà Nội, Nam
Định, Ninh Bình, Hải Dương. Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu quân Cờ
Đen về hàng triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánh
quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Hà Nội. Francis Garnier
10
đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên
triệu thiếu tướng Dupré về Pháp. Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy hải quân
Paul-Louis-Félix Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và bốn tỉnh bị chiếm. Hai
bên ký hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình Huế công nhận cả

miền Nam thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu
bè và súng ống.
Năm 1882, quân Pháp tấn công thành Hà Nội, Hoàng Diệu treo cổ tự
tử. Ngày 20 tháng 08 năm 1883 Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An. Hiệp
ước Quý Mùi 1883 được ký kết với nội dung xác nhận quyền bảo hộ lâu dài
của người Pháp lên Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Có thể nói đây là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức
lớn lao về chính trị. Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành chế độ
thuộc địa nửa phong kiến. Chế độ xã hội và hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng
tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân
tộc. Trong bối cảnh chế độ phong kiến đang lún sâu vào con đường khủng
hoảng, tư bản Pháp xâm lược, dần chiếm các tỉnh Nam kỳ. Triều Nguyễn để
mất Nam bộ, vựa lúa cung ứng cho toàn quốc làm giảm số nhân đinh và ruộng
đất, khiến cho nhà nước thất thu một lượng tiền khổng lồ, lại thêm hạn hán,
mất mùa, nguồn thu bị co hẹp lại, ngân sách của triều đình lâm vào cảnh thiếu
hụt trầm trọng.
Trong bối cảnh đó triều đình Huế đưa ra những chính sách sai lầm về
chính trị, khắc nghiệt về kinh tế tài chính đã làm cho nông nghiệp trong nước
ngày càng tiêu điều, xơ xác. Nông nghiệp sa sút, kéo theo sự suy thoái rõ rệt
của các ngành nghề thủ công truyền thống. Nền công nghiệp cũng ngày càng
lụi tàn vì các quy định ngặt nghèo triều đình đưa ra như chế độ công tượng
mang tính chất cưỡng bức lao động, đánh thuế sản vật rất nặng mang tính chất
nô dịch v.v…Thương nghiệp trong nước và với nước ngoài sút kém rõ rệt.
11
Một số cửa cảng trước kia buôn bán phồn thịnh, nay trở nên vắng vẻ. Kinh tế
sa sút về mọi mặt, tài chính quốc gia ngày càng kiệt quệ.
Trước tình hình đó, một số nhà tư tưởng tiến bộ nhận thấy Nho giáo bắt
đầu bất lực trước yêu cầu của lịch sử, đã đề xuất tư tưởng canh tân, đổi mới
nhằm chấn hưng đất nước: Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú
Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Khắc Cần…sau này là Phan Bội Châu, Phan

Châu Trinh. Họ liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước.
Điều đó đã thể hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to
lớn. Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến, các ông đã đề xuất tư tưởng
canh tân vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản
vào đầu thế kỷ XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam.
Trong trào lưu tư tưởng canh tân, cùng thời với Đặng Huy Trứ (1825 -
1874), Nguyễn Trường Tộ (1830- 1871) là nhà tư tưởng tiêu biểu nhất. Nguyễn
Trường Tộ là người viết rất nhiều bản điều trần gửi vua Tự Đức kêu gọi đổi
mới toàn diện đất nước. Về tư tưởng, Nguyễn Trường Tộ là một nhà cải cách,
ông coi “ngôi vua là quý, chức quan là trọng” [2, 174], không muốn thay đổi
chế độ quân chủ mà muốn có một người cầm quyền đủ khả năng dẫn dắt muôn
dân tiến hành canh tân đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao chế độ quân
chủ, Nguyễn Trường Tộ cũng nhận thấy vai trò của pháp luật và cho rằng, vua
cũng nên tự hạ mình để ghép vào vòng pháp luật. Ông cho rằng: “Bề trên lo giữ
pháp độ, lo việc nước thì chỉ dùng người hiền, đã theo công lý giữ pháp luật thì
trên sẽ hợp điển chế không ai dị nghị, sự nghiệp không suy đốn”. Trong quan
điểm của Nguyễn Trường Tộ, những yếu tố của tư tưởng dân chủ đã xuất hiện,
đan xen tồn tại với quan điểm Nho giáo, phản ánh sự dao động tư tưởng khi hệ
tư tưởng cũ lung lay, hệ tư tưởng mới chưa được xác lập.
Cũng như Nguyễn Trường Tộ, trước thực trạng đất nước suy vi, Đặng
Huy Trứ đã đưa ra nhiều ý tưởng nhằm canh tân đất nước, ông cho rằng, cần
12
phải bỏ lối học tầm chương trích cú của Nho học, không thể chỉ dùng văn
chương lý lẽ mà phải tiếp thu khoa học, kỹ thuật của phương Tây để thúc đẩy
sản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh. Ông viết: “Làm cho dân giàu nước
mạnh đâu phải là một việc chẳng cần lo toan nhiều”, [3, 370] và “Làm ra của
cải, cái đạo lý lớn ấy là việc không thể coi nhẹ được” [3, 374]. Theo ông,
muốn tự cường đánh Pháp phải nhanh chóng thay đổi cách nghĩ, từ chỗ xem
đạo đức, lễ nghĩa là cái duy nhất, tối cao, bất biến đến phải thấy sản xuất của
cải vật chất cũng là đạo lý lớn. Ông kịch liệt phản đối việc dùng lời lẽ, đạo lý

nhà Nho để xin giặc rủ lòng thương của phái cầu hòa, bởi “nếu chỉ dựa vào
đối đáp, ai là người có thể làm nguội lạnh được tim gan giặc”. Bên cạnh việc
phát triển kinh tế, Đặng Huy Trứ còn cho rằng, phải xây dựng nền quân sự
vững mạnh, bởi kinh tế và quân sự có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong vấn
đề giữ vững độc lập dân tộc. Ông viết: “Cấy cày và canh cửi là gốc của cơm
áo. Nhưng nếu không hiểu việc binh để giữ lấy thì dù có thừa thóc trong kho,
thừa vải trên khung cửi cũng bị kẻ địch lấy đi” [3, 506].
Có thể nói, xu hướng cải cách xã hội là xu thế tất yếu đặt ra cho dân tộc
Việt Nam trong giai đoạn này. Đặng Huy Trứ và các nhà tư tưởng cùng thời
như: Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch… đã nắm bắt được
xu thế đó và bước đầu tạo ra một bước chuyển trong tư tưởng chính trị, từ tư
tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ, từ vương quyền sang dân quyền.
Nhưng do hạn chế bởi điều kiện lịch sử, lập trường và tầm nhìn, cũng như ảnh
hưởng khá sâu nặng của ý thức hệ phong kiến nên tư tưởng cải biến xã hội của
các ông chỉ mang tính chất cách tân, trong khuôn khổ trật tự của xã hội cũ.
Nguyên nhân thất bại của những tư tưởng canh tân đất nước thế kỷ XIX
được đánh giá ở nhiều góc độ. Trong đó nổi lên một số lý do sau:
Khách quan: Tư bản Pháp xâm lược vào lúc chế độ phong kiến Việt
Nam đang lún sâu vào con đường khủng hoảng, gây ra một tình thế chính trị
13
rối ren. Tài chính quốc gia kiệt quệ, kinh tế sa sút về mọi mặt. Mâu thuẫn
giữa nhân dân và giai cấp thống trị ngày càng căng thẳng, nhiều cuộc khởi
nghĩa của nông dân nổi lên. Thực dân Pháp liên tục lấn tới uy hiếp vì vậy
triều đình không đủ điều kiện để tập trung nghiên cứu những bản điều trần
canh tân đất nước.
Hơn nữa tư tưởng canh tân xuất hiện trong bối cảnh đất nước chuẩn bị
rơi vào tay giặc, xuất phát từ nhu cầu cấp bách cứu nước khỏi nạn ngoại xâm,
vì vậy không đảm bảo tính khách quan. Thất bại cũng là điều dễ hiểu.
Chủ quan: Những chính sách đổi mới kể cả các đề nghị được coi là rất
đúng đắn của Nguyễn Trường Tộ, nói chung đều nặng về ảnh hưởng bên

ngoài mà thiếu cơ sở vật chất để tiếp nhận từ bên trong (con người, nguồn tài
chính, khả năng quản lý, tư tưởng văn hóa….). Mặt khác nội dung của các
điều trần trên không hề đả động gì đến yêu cầu cơ bản của lịch sử Việt Nam
lúc đó là giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: giữa toàn thể
dân tộc Việt Nam với tư bản Pháp xâm lược và giữa nhân dân lao động, chủ
yếu là nông dân, với giai cấp phong kiến hủ bại đang trượt dài trên con
đường đầu hàng thực dân Pháp. Vì vậy những đổi mới đó đã không được
nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và hăng hái đứng ra làm hậu thuẫn.
Không chỉ vậy, việc thực hiện đổi mới cần phải có những người tài giỏi
và tâm huyết. Song trong hoàn cảnh đất nước ngày càng bị thu hẹp, chính trị
bất ổn, kinh tế kiệt quệ, nhiều bậc sĩ phu nản lòng thối chí, bi quan.
Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất, có thể nói là chủ yếu, làm cho các
đề nghị đổi mới thời đó thất bại là do thái độ bảo thủ, phản động của vua quan
triều Nguyễn, tuy có lúc do tình thế thúc bách nên có chủ trương một vài đổi
mới về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục nhưng về cơ bản thì trong tư
tưởng, cũng như trong cơ cấu chính trị vẫn không hề thay đổi, nên không bảo
đảm cho việc đổi mới được thực hiện triệt để, trót lọt, thường là nửa chừng bị
14
bỏ dở. Phần lớn triều thần thời Tự Đức là những người có tầm nhìn hạn hẹp,
tư tưởng bảo thủ và lạc hậu. Bản thân nhà vua nhu nhược thiếu quyết đoán.
Mãi đến những năm của nửa sau thế XIX, yêu cầu đổi mới được đặt ra nhằm
giải quyết những khó khăn to lớn của đất nước mới được chấp nhận một cách
rụt dè. Năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu
tiên trong quá trình cải cách. Và trong một phạm vi nhất định đã có những
việc làm nhằm giải quyết các khó khăn với mong muốn đưa đất nước thoát
cơn nguy khốn. Nhưng tất cả các việc đó đều mang tính chất thăm dò, và để
đối phó với thời cuộc nên thiếu kiên trì và thiếu triệt để.
Đặng Huy Trứ sống trọn vẹn ở khúc giữa của thế kỷ XIX, ông làm
quan dưới triều vua Tự Đức. Sinh ra, lớn lên trong bối cảnh đất nước có nhiều
biến đổi lớn về tư tưởng chính trị, đặc biệt trước sự kiện xâm lược của thực

dân Pháp, triều đình Huế nhu nhược không có giải pháp đối phó, nền kinh tế
chậm phát triển, lạc hậu, đời sống nhân dân đói khổ, khó khăn. Là một nhà
nho yêu nước thương dân ông không thể thờ ơ trước những biến động của
thời cuộc. Sau khi ra làm quan ông đã dốc toàn bộ tâm trí của mình để tìm ra
những giải pháp nhằm đem lại lợi ích cho dân, bảo vệ nhân dân và phát triển
kinh tế, ổn định đất nước. Có thể nói bối cảnh xã hội đó đã góp phần làm tỏa
sáng nhân cách cũng như tài năng của ông trên nhiều phương diện.
Cùng với một số nhà tư tưởng tiêu biểu thời kỳ này, ông được coi là
người mở đầu, đặt nền móng thực hiện bước chuyển tư tưởng có ý nghĩa lịch
sử to lớn, tạo nên những ảnh hưởng nhất định đối với xã hội Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là tầng lớp trí thức đương thời.
1.2. Cuộc đời và con người Đặng Huy Trứ
1.2.1. Cuộc đời
Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), tên tự là Hoàng Trung, tên hiệu là Vọng
Tân, Tỉnh Trai, quê ở làng Bát Vọng, sau sang ngụ ở làng Thanh Lương - nay
15
thuộc xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế và mất năm
Giáp Tuất (1874) tại xã Cao Lăng, Chợ Bến, Đồn Vàng, thuộc tổng Mỹ Đức,
tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Sau này ông được đưa về an táng tại Hiền
Sĩ, thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Ông là một trong số những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam thời cận
đại, người đầu tiên đưa nghề nhiếp ảnh và kỹ nghệ đóng tàu phương Tây du
nhập vào Việt Nam, là nhà giáo, nhà văn hóa, nhà kinh tế, nhà quân sự và nhà
văn nhà thơ lớn giai đoạn giữa thế kỷ XIX.
Đặng Huy Trứ nổi tiếng thông minh từ lúc còn nhỏ. Khoa thi năm
1847, ông đã vượt qua các vòng thi Hương và thi Hội đến khi thi Đình do bài
thi phạm húy nên bị cách tuột, bị phạt 100 roi và bị tước cả học vị cử nhân.
Sự thất bại và oan ức này cũng là một thử thách lớn đối với ông. Vốn là người
đầy nghị lực ngay cuối năm ấy, với quyết tâm đi tiếp con đường mình đã
chọn, ông lại đi thi và đỗ đầu (giải nguyên). Nhưng cũng phải sau 10 năm dạy

học Đặng Huy Trứ mới chính thức được bổ dụng làm quan .
Từ năm 1856 đến năm 1864, ông lần lượt trải các chức: Thông phán Ty
Bố chính Thanh Hóa; Tri huyện Quảng Xương; Tri phủ Thiên Trường tỉnh
Nam Định; Hàn lâm viện trước tác; Ngự sử. Năm 1864, được bổ nhiệm chức
Bố chính Quảng Nam.
Từ 1865 đến 1867, ông thực hiện hai chuyến đi sang Trung Quốc nhằm
xem xét tình hình, học hỏi kinh nghiệm khoa học kỹ thuật, và đã đem về một
cuốn sách kỹ thuật của người Tây Dương viết về máy hơi nước do chính ông
biên dịch sang tiếng Hán. Trong chuyến đi Trung Quốc đầy bất trắc lần 2 năm
1867 (ông mắc bệnh và phải nằm nhà thương 9 tháng), ông đã mua được cho
triều đình 239 khẩu "quá sơn pháo”. Cũng trong thời gian đó, ông viết cuốn Từ
thụ yếu quy nhằm chống thói hối lộ, tham nhũng chốn quan trường.
16
Năm 1871, ông giữ chức Bang biện quân vụ Lạng – Bằng - Ninh –
Thái. Cuối năm 1873 ông lui quân về căn cứ Đồn Vàng – Hưng Hóa dưới
quyền Thống quân vụ Hoàng Kế Viêm, mưu tính kháng chiến lâu dài nhưng
việc trù tính còn dở dang thì vua Tự Đức đã ký Hòa ước Giáp Tuất (1874).
Làm quan dưới triều vua Tự Đức, trải qua nhiều chức vụ, có mối quan
hệ rộng rãi với các tầng lớp nhân dân cũng như sĩ phu trong và ngoài nước, ông
nổi tiếng thanh liêm. Là người đi nhiều, tiếp xúc nhiều và có tầm tư duy quảng
bác, sự nghiệp quan trường của ông đều nhằm mục đích canh tân đất nước.
Ông là nhà cải cách, gieo mầm canh tân và khai hóa thời Nguyễn giữa
thế kỷ XIX với tư tưởng phát triển kinh tế (khai mỏ, mở mang thủ công
nghiệp và thương nghiệp, phát triển giao thông vận tải); phát triển khoa học
quân sự (đưa ra tư tưởng chiến tranh nhân dân cho mọi chiến lược và chiến
thuật, cử người đi học hỏi những kỹ nghệ phương Tây như đóng thuyền, chế
tác vũ khí); cải cách xã hội (chống tư tưởng trọng văn khinh võ, chống hối lộ
- tham nhũng, nhấn mạnh đức tính cần kiệm liêm chính – chí công vô tư của
quan lại). Ông lập ra các thương điếm như Lạc Sinh Điếm, Lạc Thanh Điếm
và Ty Bình Chuẩn để giao thương với phương Tây, tạo dựng nền tảng tài

chính và quân sự cho triều đình nhà Nguyễn trong những năm 1850-1870.
Con đường canh tân đất nước của Đặng Huy Trứ bị bỏ dở sau khi ông
mất(1874). Những nỗ lực canh tân của ông không có đất phát triển do đầy rẫy
những biến động về chính trị, giặc ngoại xâm cuối thế kỷ XIX. Không giống
những nhà canh tân cùng thời như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, ông là
nhà canh tân dám dấn thân, tư tưởng canh tân của ông được thể hiện ngay
trong những việc ông làm và canh tân bắt đầu từ quyền lợi của dân, dựa vào
dân, làm lợi cho dân.
Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm và thử thách, bản thân ông luôn
phải cố gắng nỗ lực để vượt lên hoàn cảnh, số phận. Ngay từ khi còn nhỏ ông
17
đã phải chống chọi với bênh tật, ốm đau, cho đến khi trưởng thành đi học đi
thi, rồi lấy vợ. Đặng Huy Trứ luôn bộc lộ cá tính mạnh mẽ, sự quyết đoán,
lòng nhân hậu và đặc biệt là ý chí quyết tâm của một nhà nho chân chính
mong muốn được cống hiến giúp đời.
Tư chất thông minh bẩm sinh của ông lại được nuôi dưỡng trên miếng
đất thuận lợi của giáo dục gia đình, của truyền thống quê hương và đất nước
nên đã góp phần hình thành nên một tài năng, một nhân cách cao đẹp, một
tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.
1.2.1.1.Gia đình
Đặng Huy Trứ xuất thân từ gia đình trí thức nghèo. Ông nội và cha đều
làm nghề dạy học. Mẹ chạy chợ, lo toan cuộc sống của cả nhà, gia đình luôn coi
trọng tình thương yêu, đạo đức, học vấn, danh dự và phẩm chất cá nhân.
Ông sinh ra sau khi cha mẹ đã trải qua những đau thương sâu sắc vì
mất hai đứa con đầu lòng. Sau ông, lại ba đứa em nữa được sinh ra rồi cũng
mất sớm. Vì tin vào số mệnh, cha mẹ đã gửi cậu bé Trứ cho người chị vợ nuôi
hộ. Đến năm 12 tuổi, trở về nhà ở với cha mẹ, Đặng Huy Trứ được sống trong
bầu không khí ngập tràn yêu thương và lòng hiếu thảo của mọi người trong
gia đình. Hai bác ông tuy làm quan trong triều vẫn luôn luôn gửi quà, gửi
thuốc và thay nhau thăm hỏi mẹ già. Cha ông còn tích cực hơn nữa, từ chối

không ra làm quan để ở nhà chăm sóc mẹ. Đặng Huy Trứ viết về cha mình
như sau: “Cha tôi đỗ tú tài rồi về ở nhà, giúp vợ thi hành việc giáo hóa, dạy
con bảo vệ nghĩa lý, tôn kính mẹ như trời, thờ cúng cha mẹ như thần, kính
trọng anh như cha, yêu cháu như con đẻ, coi học trò như con em trong nhà,
liêm khiết giữ mình, cần kiệm giữ nếp nhà, khiêm tốn trong giao tiếp, khoan
thứ trong công việc, thành thật khi kết bạn, nhân ái với xóm giềng…” [4,14] .
“Cô tôi ốm thì cơm cháo thuốc thang, cha tôi tự tay trông nom. Hồi nhỏ tôi có
lỗi, cha tôi phạt rất nghiêm. Cả nhà tôi thấy tôi phải đòn đau quá nhưng không
18
ai dám xin cho. Cô tôi biết chỉ nói một câu là xong. Cha tôi kính yêu cô tôi
như thế đấy” [4,48].
Lối sống đầy tình yêu thương đó đã từng ngày, từng ngày thấm nhuần
và nuôi dưỡng trong Đặng Huy Trứ những tình cảm tốt đẹp từ phạm vi gia
đình mở rộng ra với bạn bè, làng xóm, quê hương, đất nước… Với những tình
cảm ấy, ông sớm có thái độ đúng mức trước những hành vi đúng sai, xấu tốt,
ngay, gian trong đời sống xã hội. Những tình cảm ấy tạo cho ông một cơ sở
vững chắc dần dần thành bản chất để từ một con người hiếu thảo trong gia
đình trở thành con người sống tình nghĩa, có hiếu với nhân dân.
Ông nội là Đặng Quang Tuấn (1752 – 1825), một nhà nho nổi tiếng,
suốt đời làm nghề dạy học và chính mình đã săn sóc cho 3 người con thành
đạt. Đặng Huy Trứ kể lại: “Lúc nhỏ cha tôi được ông nội dạy dỗ, cùng với
hai bác tôi là Thiếu bảo Đặng Văn Hòa và Ngự y Đặng Văn Chức, ăn cùng
mâm, ngủ cùng giường, học chung sách. Những điều dạy bảo, nhắc nhở đều
là lời hay việc tốt của người xưa” [4,14].
Đọc Đặng Dịch Trai ngôn hành lục của Đặng Huy Trứ, chúng ta sẽ
thấy truyền thống tốt đẹp của gia đình ông được duy trì qua nhiều thế hệ. Cha
dạy con, anh dạy em, chú bác cùng dìu dắt cháu con trau dồi đạo đức, tri thức,
và hoàn thiện nhân cách. Bên cạnh đó gia đình lại đặc biệt quan tâm và chăm
lo cho Đặng Huy Trứ được học tập đến nơi đến chốn. Với kinh nghiệm học và
dạy học mấy đời của gia đình, cụ Đặng Văn Trọng đã nhanh chóng truyền lại

cho con trai, nên từ tuổi 15, Đặng Huy Trứ đã thông thạo mọi quy cách trong
thi cử và thơ văn các thể loại. “Năm lên 9 mới thực sự vào lớp; năm 12 tuổi
thì biết sơ cách ngắt câu khi đọc ngũ kinh, tứ truyện và tam sử. Cha tôi giảng
cho ý chính trong từng chương, nghĩa từng đoạn rõ ràng, sáng tỏ, tôi không
khác gì người mù mà được sáng mắt ra. Bất thần người lại đem những điều
tôi đã được nghe giảng trước đây ra hỏi, bắt phải trả lời ngay, sau tiếng gõ của
19
cha tôi, nếu ấp úng không trả lời ngay được hoặc trả lời không rõ ràng, rành
mạch, đều bị quở trách.” [4,76].
Trong quá trình dạy học, cụ Đặng Văn Trọng đặc biệt sử dụng phương
pháp hỏi đáp để kích thích sự suy nghĩ của học trò. Khi Đặng Huy Trứ được
cha kiểm tra về học tập thì luôn luôn phải trả lời thật nhanh gọn các câu cha
hỏi. Sau này ông cũng vận dụng thường xuyên phương pháp hỏi đáp này với
học trò của mình. Có lần bị ốm, học trò đến “vấn an” (hỏi thăm) thì ông đã
gạt đi mà bảo rằng: vấn an không bằng vấn nan (hỏi những chỗ khó), nghĩa là
thầy trò gặp nhau thì nên đem những điều khó hiểu ra hỏi nhau và bàn bạc
hơn là hỏi thăm sức khỏe.
Cụ Đặng Văn Trọng lại nêu một tấm gương hiếm có về tinh thần cầu
học. Học trò phải học, nhưng thầy cũng phải học, thầy và trò cùng nhau học.
Đặng Huy Trứ kể lại rằng: “Năm Giáp Ngọ đời Minh Mệnh (1834), phép thi
đổi theo lối mới. Một hôm, khóa giảng buổi sáng xong, cha tôi gọi tất cả học
trò đã từng ứng thí lại, bảo họ rằng:
- Những điều tôi gợi mở cho các thầy là cái học về nghĩa lý, là văn
nghiệp theo lối cũ ở Miền Nam, miền Trung. Nay đã đổi theo lối mới, nếu
không theo văn pháp của các đại gia ở Bắc Hà thì không xong. Tôi định vào
thành hỏi thăm người Bắc nào làm quan ở Kinh mà nổi tiếng về văn học để
theo học, huống chi các thầy là học trò của tôi? Các thầy chịu theo tôi du học
thì sẽ tấn tới nhiều đấy!
Thầy trò bèn dắt nhau vào thành, hỏi thăm khắp các bậc đại gia như
tiến sĩ Trương Quốc Dụng từng làm Thượng thư bộ Hình, cử nhân Lý Văn

Phức, từng làm Tham tri bộ Lễ, tiến sĩ Phan Bá Thiều, nguyên Án sát Ninh
Bình. Họ đều là những người kiệt xuất từ dãy Hoành Sơn trở ra phía Bắc. Cha
tôi cùng học trò, kẻ trước người sau, nối gót nhau đến cửa theo học. Học trò
20
của cha tôi nối tiếp nhau thi đỗ cử nhân, tú tài, không thể gập ngón tay lại mà
đếm được nữa. Đó là công sức mở mang dạy bảo của cha tôi” [4,116].
Cụ Đặng Văn Trọng còn mời những bậc khoa bảng xuất sắc thời đó lần
lượt về dạy cho con và cháu mình. Nhờ đó mà năm 18 tuổi Đặng Huy Trứ đã
đỗ cử nhân và năm 23 tuổi đã đi thi Hội, thi Đình trúng cách đỗ tiến sĩ nhưng
chỉ vì phạm húy nên bị truất.
Kế thừa truyền thống của gia đình, dòng họ, Đặng Huy Trứ đã rất quan
tâm đến giáo dục gia đình. Nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái. Làm
quan chức đứng đầu một tỉnh lớn mà bắt con phải “ăn cơm hẩm, mặc áo thô,
ngủ cùng quân sĩ”. Con dâu thùy mị nết na, nhưng con trai lại có ý thờ ơ lạnh
nhạt ông tha thiết khuyên con: “phải chân thành hòa hợp, không nên lạnh nhạt
dẫn đến dẫn đến đàn cầm đàn sắt không đồng điệu. Con bất hiếu với ta chẳng
đáng nói làm gì, nhưng nhục cho ta là bất nghĩa với bạn đã quá cố…. ta dứt
khoát từ nay không nhận là cha của con mà con cũng không là con của ta
nữa” [3, 500] .
Đặng Huy Trứ là người coi trọng tình nghĩa, có bản lĩnh và quyết đoán.
Trong một lần đi đò bị ngã xuống sông, trời mưa bão không về được, cô lái
đò đã cứu và hết lòng chăm sóc ông. Phần vì cảm động trước tấm lòng của cô
gái, phần vì thấy cô đảm đang, ông đem lòng yêu và muốn cưới cô làm vợ.
Mặc dù bị gia đình phản đối nhưng Đặng Huy Trứ vẫn kiên trì và cương
quyết theo đuổi mối tình của mình và cuối cùng cũng được gia đình chấp
thuận. Khi bị cha mẹ ép phải viết giấy ly hôn với người vợ mới cưới ông đã
rất trăn trở: “Con cháu trái lời trên dạy bảo, tội bất hiếu nặng lắm. Nhưng lấy
con gái người ta rồi tìm cách bỏ tội bất nhân cũng chẳng nhỏ” [4,110]. Vâng
lời cha mẹ, nhưng sau đó ông tìm cách để đoàn tụ với vợ. Điều đó cho thấy
Đặng Huy Trứ không chỉ là người hiểu biết, tình nghĩa mà còn rất có bản lĩnh.

21
Gia đình trí thức nghèo nhưng có truyền thống quý trọng đạo đức, học
vấn và những giá trị tinh thần. Đây là những yếu tố mang tính chất nền tảng
vô cùng vững chắc tạo nên nhân cách cao đẹp của một nhà nho, một vị quan
thanh liêm trong giai đoạn đất nước có nhiều biến động. Và cũng là nền tảng
chi phối quan điểm lối sống của Đặng Huy Trứ, giúp ông hoàn thành tác
phẩm Từ thụ yếu quy, cuốn sách đặc biệt trong lịch sử văn học Việt nam viết
về nạn tham nhũng hối lộ. Tác phẩm vừa có giá trị tư tưởng xã hội, mang tính
giáo dục sâu sắc, vừa có giá trị văn chương.
1.2.1.2. Quê hương
Huế không chỉ là xứ sở của sông Hương, núi Ngự mà Huế có đủ núi -
đồi, sông - biển, đầm - phá, đất – cát, núi đồi nhấp nhô với Kim Phụng, Ngự
Bình, Vọng Cảnh; có dòng sông êm đềm với Hương Giang, An Cựu, Như Ý,
Lợi Nông; có đầm Chuồn, Cầu Hai; có phá Tam Giang; lại có Cồn Hến, Giã
Viên v.v Không những thế, thiên nhiên Huế lại quyện vào nhau, sơn thủy
hữu tình, phong cảnh kỳ thú. Sống trong khung cảnh thiên nhiên hòa quyện
như vậy, con người dễ đùm bọc, gắn bó với nhau hơn, yêu thương nhau hơn.
Cái hài hòa, êm đềm của phong cảnh của thiên nhiên đã ăn nhập vào con
người xứ Huế nhuần nhị và sâu lắng.
Năm 1802, vua Gia Long lập ra triều Nguyễn, định đô ở Phú Xuân,
Huế trở thành kinh đô của cả nước thống nhất từ Đồng Văn đến Cà Mau.
Nhiều công trình kiến trúc văn hóa được xây dựng. Từ đó Huế càng trở nên
đẹp và sâu lắng, bí ẩn hơn trong cái nhìn của mọi người. Đặng Huy Trứ may
mắn được sinh ra và lớn lên ở vùng đất có nhiều dưỡng chất văn hóa này. Quê
ông là làng Thanh Lương, Hương Trà, Thừa Thiên, một vùng quê thuần phác
của xứ Huế, yên bình, thơ mộng với bến nước con đò. Người dân cần cù, lam
lũ, nhẹ nhàng, tình cảm. Những yếu tố đó đã góp phần bồi đắp tâm hồn giàu
chất văn chương của ông.
22
Khi trưởng thành được chứng kiến cảnh đất nước bắt đầu bước vào giai

đoạn khủng hoảng từ chính trị đến tư tưởng, kinh tế, và nạn tham quan ngày
càng phát triển, ông không thể không trăn trở về trách nhiệm của bậc sĩ phu
và người quân tử với dân với nước. Lúc làm quan Ngự Sử, có viên quan tham
tri bộ binh, cấp trên của ông, lại là người trong họ, cùng quê, có hành vi tham
nhũng, ông đã kiên quyết vạch tội: “cho dù thân thích bút không dung”. Vì
việc làm khảng khái này mà trong 9 tháng, 3 lần ông bị giáng chức. Có lẽ
chính vì thế mà Đặng Huy Trứ thấu hiểu tai họa tày đình của nạn tham nhũng,
hối lộ. Tận mắt nhìn thấy đời sống của những người dân nghèo ngày càng khổ
cực, hơn ai hết ông xót xa, đồng cảm với họ. Đó là một trong những lý do khiến
ông mạnh dạn thực hiện tư tưởng canh tân trên bước đường làm quan của mình.
Có thể nói tình cảm yêu mến quê hương, cũng như những người dân
lao động nghèo một cách chân thành và sâu sắc là nền tảng cơ sở cho tư tưởng
và hành động của Đặng Huy Trứ trong suốt cuộc đời làm quan. Nó được thể
hiện rõ nét trong thực tế cuộc sống, qua những việc ông làm cho dân, vì dân.
Tình cảm yêu dân, tinh thần trách nhiệm với đất nước của vị quan nổi tiếng
thanh liêm triều Nguyễn đã được thể hiện trong thơ văn và đặt biệt được kết
tinh trong Từ thụ yếu quy. Tác phẩm trở thành bài học vô giá cho những
người làm quan trong nhiều thời đại.
1.2.2. Con người
1.2.2.1. Phẩm chất của một nhà nho
Vốn sinh ra trong một gia đình nhiều đời Nho học, ngay từ nhỏ Đặng Huy
Trứ đã được tiếp thu cả một khối kiến thức của Khổng - Mạnh do gia đình
truyền dạy. Từ ông nội Đặng Quang Tuấn (1752 - 1825), thân sinh Đặng Văn
Trọng (1799 - 1849) đều qua cửa Khổng sân Trình song không ra làm quan mà ở
lại quê nhà Thanh Lương làm thầy dạy trường tư. Bác của Đặng Huy Trứ là
Đặng Văn Hòa (1791- 1865) đậu Cử nhân và ra làm quan trải nhiều chức tới
23
Thượng thư Bộ công kiêm quản Hàn lâm viện, Thượng thư Bộ Lễ, Thượng thư
Bộ Hình kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Trong hoàn cảnh xã hội mà các chuẩn
mực Nho giáo không còn là “khuôn vàng thước ngọc”của kẻ sĩ, Đặng Huy Trứ

hành xử luôn sáng suốt, năng động. Tự thân là tấm gương sáng về lòng yêu
nước, thương dân.
Cuộc đời nhập thế, năng động, sáng tạo của Đặng Huy Trứ tất cả vì lo
cho nước, cho dân, không biểu hiện thái độ cố chấp “khắc chu cầu kiếm”như
nhiều nhà Nho xưa, mặc dù nhân tình thế thái thời đại không mấy thuận theo.
Từ suy nghĩ đến hành động, Đặng Huy Trứ rất coi trọng dân, ông quan niệm
về dân với những điểm mới khá nổi bật trong hệ thống tư tưởng chính trị Việt
Nam cuối thế kỷ XIX. Khác với quan điểm của Nguyễn Trường Tộ, ông coi:
“Dân là gốc của nước, là chủ của thần” [3, 224] và “trị dân nhi ái dân” là cách
ứng xử của ông khi làm quan. Dân giàu nước mạnh “Tuy nhiên thế mạnh
của nước là lấy dân làm gốc. Bồi bổ cái gốc đó mới là thầy thuốc giỏi” [3,
284]. Những điều ông tâm niệm và làm là mong chữa trị “bệnh nghèo đói” do
thiên tai lụt lội, hạn hán, bệnh tật, quan lại đục khoét, giặc giã gây ra. Đặng
Huy Trứ cảm nhận được đối với muôn dân kiếm được miếng ăn gian nan.
Cũng như những nhà trí thức cùng thời, Đặng Huy Trứ thấm nhuần tư
tưởng Nho giáo. Nhưng hệ tư tưởng này đã không thể trói buộc ông trong
vòng bảo thủ, lạc hậu. Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp tiến hành xâm
lược đất nước, ông đã đứng về phe chủ chiến với quyết tâm sắt đá chống giặc
đến cùng. Đặng Huy trứ là người có nghị lực phi thường, khí phách lớn lao,
luôn có cách xử lý công việc linh hoạt nhằm bảo vệ quyền lợi cho những
người dân nghèo khi làm quan. Trong bài Tự răn số 7, ông viết: “Muốn dân
được lợi cần quyền biến. Tội vạ riêng mang há sợ gì” [3, 296].
Ông quan niệm về trách nhiệm của bậc làm quan đối với dân: “dân
không chăm sóc chớ làm quan”và người quân tử “Quân tử làm trước rồi
24
mới ăn. Ăn không làm, xưa coi là nhục đó! Chức phận không tròn, kém
loài vật. Vẹn tròn chức phận mới là người” [3,169 - 171]. Là người cần
mẫn tận tụy với công việc, hy sinh vì dân “Thức đến tàn canh, dậy trước
lại. Ăn rành một món khổ cùng dân Dân miếng ăn chẳng có, ta ngồi ăn
sao đang” [3,152], với Đặng Huy Trứ để nhân dân đói khổ, thiếu thốn

chính là tội lỗi của những kẻ làm quan.
Theo văn hiến Việt nam Đặng Huy Trứ được coi là nhà nho hành động.
Cuộc đời ông, ngay từ thuở thiếu thời cho đến ngày qua đời, là cả một chuỗi
thời gian dấn thân nhập cuộc, đầy ắp các sự kiện, không còn đâu thời khắc
cho sự ngừng nghỉ, thoái lui, ẩn dật.
1.2.2.2. Tư tưởng canh tân đất nước
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Đặng Huy Trứ thực sự là một
tài năng, mặc dù sống trong một xã hội trì trệ ngột ngạt, với những tư tưởng
bảo thủ, giáo điều lạc hậu, nhưng ông vẫn vươn lên thể hiện tầm tư tưởng
tiến bộ đáng xếp vào loại tiên phong còn sức toả sáng đến ngày nay. Trong
bối cảnh đất nước bị giặc Pháp xâm lược, khi triều đình đã thiên về xu hướng
hoà thì ông lại đi theo con đường chủ chiến, thể hiện những tư tưởng mang
tính đổi mới qua hầu hết các sáng tác thơ văn và hành động thực tế của mình.
Trước việc quân Pháp xâm lược, thái độ của ông rất rõ ràng. Năm
1858 khi Pháp bắt đầu gây hấn, Đặng Huy Trứ nêu ra vấn đề ứng xử của
dân tộc trước hoạ ngoại xâm là hoà hay chiến - giữ hay nhường. Theo
Đặng Huy Trứ, dù thế nào thì mục đích của Việt Nam là chống Tây, “Ngày
nay điều hệ trọng nhất của quốc gia chỉ có việc người Tây dương. Vấn đề
lớn nhất bàn bạc ở triều đình cũng chỉ là vấn đề người Tây dương. Sự việc
to lớn Sử quán ghi chép cũng là việc người Tây dương” [3, 242]. Hoà
không thể là đối sách lâu dài, nhưng chiến theo suy nghĩ của ông là cần
phải có kiến thức hiểu biết về quân sự, cần có súng đạn mới mong chiến
25

×