Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HÌNH HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.92 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------

VŨ THỊ LAN

THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HÌNH HỌC
GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60 14 01 11

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Cẩm Thơ

Hà Nội - 2015


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển nền kinh tế tri thức, điều này đòi hỏi người lao động Việt Nam phải có các
phẩm chất như: năng động, chủ động, sáng tạo, có chuyên môn, có khả năng thích
ứng với sự thay đổi của môi trường, có năng lực thực hành giỏi. Để có những người
lao động đạt yêu cầu như vậy, ngành giáo dục có vai trò rất quan trọng. Nhận thức
được vai trò của ngành giáo dục, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã
đưa ra nhiệm vụ và giải pháp về giáo dục là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện. Đổi mới cơ cấu, tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành
của người học. Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội”.
Hiện nay, tuy môn Toán luôn được coi là môn học quan trọng ở các cấp học,


được học sinh, các bậc phụ huynh và nhà trường quan tâm. Nhưng có một thực tế:
học sinh chỉ thấy được tầm quan trọng của môn Toán trong việc thi cử mà không thấy
được vai trò của nó trong đời sống hàng ngày. Do vậy học sinh cảm thấy môn Toán
khô khan, khó hiểu, không gắn với thực tế cuộc sống, dẫn tới học một cách thụ động,
máy móc và thiếu sáng tạo, không biết cách vận dụng kiến thức Toán học.
Bản chất của toán học không khô khan, bởi toán học có nguồn gốc từ thực tiễn,
nó có mặt ở khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày. Nếu trong quá trình học tập môn
Toán học sinh được học tập trong các tình huống toán học gắn với thực tiễn thì học
sinh sẽ thích thú, tích cực học tập, từ đó hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên. Hiện nay trong
nhà trường trung học phổ thông, toán học chủ yếu vẫn được dạy theo hướng: lý
thuyết đến bài tập thuần túy, mà chưa chú trọng đến việc gắn toán học với thực tiễn
hoặc có ý thức nhưng gặp khó khăn để tạo ra một tình huống dạy học gắn với thực
tiễn, khiến toán học trở nên trìu tượng, khó hiểu.
Thực tế đã có những quan điểm cho thấy việc gắn toán học với thực tiễn là vô
cùng quan trọng: Theo Hồ Chí Minh: “Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - LêNin. Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn
thì là thực tiễn mù quáng. Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”.
2

2


Trong thang đánh giá của PISA thì các tình huống được đưa ra để đánh giá năng lực
toán học phổ thông có liên quan mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống. Luật
giáo dục (năm 2005) cũng nêu rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo
nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền
với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Chính vì những lí do trên dẫn tới đề tài được chúng tôi lựa chọn là:“Thiết kế
tình huống dạy học hình học gắn với thực tiễn ở trường trung học phổ thông”.
2. PHẠM VI NGHÊN CỨU

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ nghiên cứu nên đề tài chỉ tập
trung vào việc nghiên cứu và xây dựng một số tình huống dạy học hình học gắn với
thực tiễn ở trường trung học phổ thông.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài này là: Nghiên cứu đưa ra những tình huống gắn với thực
tiễn trong dạy học nội dung hình học ở trường trung học phổ thông, nhằm tạo ra tài
liệu bổ ích giúp giáo viên vận dụng vào giờ dạy học cụ thể, góp phần nâng cao hiệu

1.
2.
3.

quả giáo dục.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu: Tình huống dạy học là gì? Thế nào là dạy học theo thuyết tình huống?
Nghiên cứu: Thế nào là những tình huống gắn với thực tiễn và tác dụng của nó.
Xây dựng một số tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học nội dung hình học ở

4.

trường trung học phổ thông.
Nghiên cứu việc áp dụng những tình huống gắn với thực tiễn vào trường trung học

phổ thông có hiệu quả như thế nào.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối với nhiệm vụ 1, 2, 3: sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích, so
sánh các luận văn, luận án, sách giáo khoa, giáo trình, bài báo, quan điểm, các văn
kiện của đảng, luật giáo dục.
Nhiệm vụ 4 được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm giáo dục, quan sát
điều tra: Giảng dạy một số giờ có sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn ở trên và

dự giờ nhằm quan sát hiệu quả của các tình huống đó. Trong đó đối tượng thực
nghiệm là các lớp 10, 11 của trường trung học phổ thông Uông Bí – Thành phố Uông
Bí – Tỉnh Quảng Ninh.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế được những tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học nội dung
hình học ở trường trung học phổ thông sẽ là một tài liệu giúp giáo viên giảm được sự
3

3


khó hiểu, khô khan, trừu tượng của toán, khiến học sinh thấy thích thú hơn khi học
tập môn toán. Từ đó học sinh học tập tích cực, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục, đồng thời giúp học sinh thấy được ý nghĩa của toán học với cuộc sống.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2. Một số tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học nội dung
hình học ở trung học phổ thông
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.
1.1.1.

Tình huống dạy học. Dạy học theo thuyết tình huống
Tình huống dạy học
Phần này được trình bày dựa theo [21, tr. 213 - 219].
Tình huống học tập lí tưởng: Là tình huống mà giáo viên đưa ra sao cho học
sinh tự mình hình thành hoặc điều chỉnh những kiến thức sẵn có để kiến tạo tri thức
mới. Trong tình huống đó kiến thức được hình thành do logic nội tại của tình huống

mà thầy giáo đứng bên ngoài.
Điều kiện để một tình huống là tình huống học tập lí tưởng:
Người học đã có một cách giải quyết cho nhiệm vụ đặt ra.
Cách giải quyết của người học tỏ ra chưa đầy đủ, chưa hiệu quả.
Trong tình huống học tập đó người học có khả năng tự đánh giá kết quả của mình.
Tình huống đó phải gợi nhu cầu nhận thức.

(i)
(ii)
(iii)
(iv)

Các kiểu tình huống học tập lí tưởng:





Tình huống hành động
Tình huống giao lưu
Tình huống kiểm chứng
Tình huống dạy học
Tình huống dạy học cũng được phân thành ba kiểu: tình huống hành động, tình
huống giao lưu và tình huống kiểm chứng.

1.1.2.
1.1.2.1.

Dạy học theo thuyết tình huống
Định nghĩa

4

4


Dạy học theo thuyết tình huống là kiểu dạy học mà người thầy phải tạo ra tình
huống dạy học với mục đích sư phạm định trước, trong tình huống đó học sinh phải
điều chỉnh kiến thức của mình để thích nghi, từ đó có thêm tri thức mới, kĩ năng
mới”. [30, tr. 74 – 80]
Đặc trưng của dạy học theo tình huống
Phần này được trình bày dựa theo [21, tr.205 – 212].

1.1.2.2.

Hoạt động của thầy:



Ủy thác
Thể thức hóa
Hoạt động của học sinh:



Học sinh tích cực hoạt động trong tình huống đó, họ giao lưu, trao đổi với nhau



để hình thành kiến thức mới.
Học sinh có thể tìm ra câu trả lời dựa vào kiến thức cũ tuy nhiên câu trả lời đó tỏ

ra không hiệu quả cần phải điều chỉnh lại (học sinh đã thực hiện đồng hóa và

điều tiết).
Vận dụng lí thuyết tình huống vào dạy học

1.1.2.3.

Khi vận dụng lí thuyết tình huống vào dậy học người giáo viên phải tạo ra một
tình huống gợi vấn đề, nhưng như thế là chưa đủ, trong tình huống đó học sinh phải
gặp trở ngại về nhận thức, học sinh phải hoạt động, giải quyết vấn đề, phải thay đổi
nhận thức để có tri thức mới.
Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo thuyết tình huống: Do học sinh phải tham gia
hoạt động tích cực, nhờ đó học sinh bớt thụ động,thông qua quá trình kiến tạo kiến thức
mới học sinh được phát triển các năng lực trí tuệ. Tuy nhiên việc dạy học vận dụng lý
thuyết tình huống còn nhiều hạn chế như: tốn kém thời gian để chuẩn bị cũng như thực
hiện, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ mới có thể thiết kế, tổ chức được tình
huống đạt yêu cầu, lựa chọn nội dung để vận dụng cho phù hợp, hơn nữa trình độ học
sinh hiện nay không đồng đều.
1.1.2.4.


Cơ hội và thách thức của dạy học theo tình huống
Cơ hội:
Làn sóng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan giáo dục từ
trung ương đến địa phương.
5

5



Trước đây, việc nghiên cứu và xây dựng tình huống gặp nhiều khó khăn do sự
thiếu thốn về tư liệu và tài liệu tham khảo. Hiện nay, với sự nỗ lực của công nghệ
thông tin như internet, ti vi, sách điện tử, báo điện tử, các phần mềm dạy học, … là
nguồn cung cấp thông tin phong phú cho giáo viên thiết kế những tình huống hay,
hấp dẫn và mang tính thời sự.
 Thách thức:
Dạy học tình huống không phải là chìa khóa vạn năng trong giảng dạy. Những
thách thức khi vận dụng dạy học tình huống vào trong dạy học bao gồm cả các yếu tố
chủ quan (giáo viên và học sinh) và các yếu tố khách quan (môi trường, điều kiện vật


chất) như:
Dạy học tình huống là phương pháp dạy học đòi hỏi cả người học và người dạy phải



có những kiến thức, kỹ năng nhất định.
Tâm lý ngại đổi mới, ngại áp dụng những phương pháp mới thay cho những phương



pháp giảng bài truyền thống hoặc giáo viên sợ tốn thời gian, công sức.
Việc sử dụng dạy học tình huống quá liều sẽ làm giảm sự tiếp thu các tri thức lý
thuyết và làm người học lầm tưởng rằng thực tế sẽ luôn luôn diễn ra đúng như tình



huống cụ thể được học.
Không phải nội dung dạy học nào cũng có thể áp dụng được dạy học tình huống mà




giáo viên phải cân nhắc, chọn lựa nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học.
Môi trường dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, qui mô lớp học, sự hợp tác của các tổ

1.2.
1.2.1.

chức khác
Tình huống gắn với thực tiễn
Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Phần này được trình bày dựa theo [5, tr. 106 - 124]
Thực tiễn là một phạm trù của triết học chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất có
mục đích, có tính lịch sử của con người nhằm cải tiến tự nhiên, xã hội.
Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt
động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, là hành
động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên. Hành động nhận thức là hành
động nhận ra, hiểu được về một vấn đề cụ thể trong đời sống vật chất hoặc tinh thần
của con người.
Vai trò của thực tiễn với nhận thức:
6

6


Thực tiễn vừa là cơ sở, động lực vừa là mục đích của nhận thức. Không
những thế thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả nhận thức, kiểm tra
chân lý.

Thực tiễn quyết định nhận thức, vai trò đó đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn
quán triệt quan điểm mà V.I Lênin đã đưa ra: “Quan điểm về đời sống, về thực
tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản nhất của lý luận nhận thức ”. Quan
điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở
thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc
nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.
1.2.2.

Các loại tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán
Các loại tình huống gắn với thực tiễn bao gồm:

-

Tình huống gắn với các môn khoa học khác
- Tình huống bắt nguồn từ cuộc sống

1.2.3.

Nguyên tắc thiết kế một tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học toán học
Khi thiết kế một tình huống gắn với thực tiễn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học
- Đảm bảo tính thực tiễn
- Đảm bảo tính trọng tâm
- Đảm bảo tính logic, ngắn gọn
- Đảm bảo tính giáo dục
- Đảm bảo tính sư phạm
- Kích thích sự hứng thú, khả năng sáng tạo của học sinh: tình huống thiết kế
phải hấp dẫn, gây thích thú, gợi nhu cầu muốn nhận thức.

1.2.4.


Thiết kế tình huống gắn với thực tiễn
Để tạo ra một tình huống gắn với thực tiễn thỏa mãn các yêu cầu là không hề dễ,
cần phải xác định một quy trình cụ thể, dựa vào kinh nghiệm của người đi trước, tôi
đưa ra một số việc giáo viên cần thực hiện để giúp giáo viên có thể thiết kế tình
huống dễ dàng hơn.

7

7


-

Xác định những nội dung có thể thực hiện thiết kế tình huống gắn với thực tiễn.
Trong chương trình toán trung học phổ thông có các nội dung như: sắc xuất thống kê,

-

tích phân, hình học không gian, véc tơ.
Xác định mục tiêu và nội dung chính của bài học, những nội dung nào có thể dạy học

-

theo lí thuyết tình huống.
Thu thập dữ liệu: đó là các tài liệu, tranh ảnh, báo, tạp chí,ca dao, tục ngữ, những câu

-

chuyện có liên quan…

Đánh giá, phân tích dữ liệu: sàng lọc các thông tin quan trọng, phù hợp với nội dung

-

dạy học.
Lựa trọn hình thức, kĩ thuật thiết kế: Tùy theo nội dung và điều kiện cụ thể, giáo viên
có thể thiết kế tình huống dưới các hình thức sau:
+ Mô tả tình huống bằng câu truyện, câu thơ, ca dao, tục ngữ.
+ Mô tả tình huống thông qua các đoạn phim ngắn, clip.
+ Mô tả tình huống thông qua các thí nghiệm nhỏ.
+ Sử dụng tranh ảnh, hình ảnh, mẫu vật.
- Thiết lập hệ thống các câu hỏi cần trả lời: đó là các câu hỏi tại sao, để làm gì,
bằng cách nào?... để dẫn dắt học sinh phát hiện vấn đề, hình thành tri thức.

1.2.5.

Một số lợi ích của việc dạy học gắn với thực tiễn
Thứ nhất: Lợi ích mà ta có thể nhìn thấy ngay đó là tạo sự hứng thú cho học sinh
trong học tập môn Toán
Thứ hai: Góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Toán ở trường
phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba: Giúp hình thành và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho học
sinh.
Thứ tư: Giúp rèn luyện và phát triển các năng lực trí tuệ.
Thứ năm: Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. Đồng thời phát hiện, phát
triển và bồi dưỡng năng lực ứng dụng toán học của học sinh, góp phần tạo cơ sở để
học sinh học tiếp hoặc đi vào cuộc sống.
Trong trường phổ thông môn Toán có vai trò, vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông. Đặc biệt trong giai đoạn


8

8


hiện nay nó càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng hơn, là một phần không thể thiếu
của trình độ văn hóa phổ thông của con người mới.
Tình hình dạy học môn toán theo hướng gắn với thực tiễn ở trung học phổ thông

1.1.

Việc dạy Toán trong nhà trường trung học phổ thông ở nước ta đã có nhiều cải
cách, nhưng nhìn chung vẫn loay hoay trong luồng tư duy cũ, thay đổi một cách chắp
vá, chương trình dạy học ở trường trung học phổ thông vẫn còn nặng tính hàn lâm, ít
liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
Xảy ra tình trạng trên có thể do một số nguyên nhân sau:
1)

Thứ nhất: Do áp lực thi cử kết hợp với bệnh thành tích, hay suy nghĩ “học sinh lớp 12 thì
phải thi đỗ đại học” đã tồn tại và ăn sâu vào tiềm thức của hầu hết mọi người. Mặt khác
đề ra trong các kì thì hầu như không đề cập đến các ứng dụng thực tiễn. Vì vậy mà giáo

2)

viên cũng như học sinh chỉ chú ý vào các nội dung có trong đề thi.
Thứ hai: Do sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
Sách giáo khoa hiện nay tuy đã thay đổi theo hướng gắn với thực tiễn hơn, tuy
nhiên số lượng còn rất ít, chưa sâu và không hấp dẫn. Sách giáo khoa đã ít sách tham
khảo càng hầu như không có, đa phần các sách tham khảo chỉ là các dạng, chủ đề
luyện thi đại học. Với sự liên hệ quá ít như vậy sẽ không hình thành và rèn luyện cho

học sinh ý thức vận dụng toán học và không làm rõ được vai trò của toán học đối với

3)

cuộc sống.
Thứ 3: Từ khi còn trên ghế giảng đường, những người giáo viên tương lai cũng chỉ

4)

học toán một các bó hẹp, hàn lâm, thiếu hẳn vốn kiến thức về thực tiễn của Toán học.
Thứ 4: Hiện nay đã có một số giáo viên có ý thức trong việc liên hệ toán với thực
tiễn, nhưng số giờ liên hệ với thực tiễn còn hạn chế do thời gian một tiết không đủ,
hơn nữa muốn có một giờ học Toán liên hệ với thực tiễn đòi hỏi giáo viên phải đầu tư
tìm hiểu và soạn giáo án rất công phu.
Tóm lại có nhiều nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên, nhưng yếu tố giáo viên
và sách giáo khoa là hai nguyên nhân chính.

1.2.

Kết luận chương I
Trong chương I, Luận văn đã trình bày về những nét cơ bản về dạy học theo tình
huống và phân tích làm rõ vai trò quan trọng của việc liên hệ môn Toán với thực tiễn.
Qua đây có thể khẳng định rằng việc dạy học toán có liên hệ với thực tiễn là hướng
9

9


đổi mới phù hợp trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Đồng thời cũng phù hợp với xu
hướng giáo dục Toán học của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Là người nghiên cứu đề tài, chúng tôi hiểu khi bắt tay vào thiết kế một tình
huống dạy học, giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: phải tìm hiểu kiến thức thực
tiễn có liên quan đến bài học, cách tổ chức, cách đặt vấn đề …Chính vì vậy chúng tôi
đã cố gắng thiết kế một số tình huống dạy học gắn với thực tiễn, với hi vọng sẽ giúp
đỡ được phần nào khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thiết kế một tình huống dạy
học gắn với thực tiễn.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG HÌNH HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Những định hướng dạy học môn Toán theo hướng tăng cường liên hệ với
thực tiễn
Phần này được trình bày dựa theo [29, tr.32- 36].


Định hướng 1: Đảm bảo sự tôn trọng và kế thừa chương trình, sách giáo khoa, kế



hoạch dạy học hiện hành.
Định hướng 2: Tăng cường đưa những tình huống trong cuộc sống vào dạy học ở bậc



phổ thông, rèn luyện cho học sinh khả năng và ý thức ứng dụng Toán học vào thực tế.
Định hướng 3: Tăng cường các hoạt động thực hành nhằm rèn luyện các kĩ năng
thực hành toán học gắn với thực tiễn.
Để việc dạy học toán với thực tiễn thành công thì cần chú ý những yêu cầu sau:
(1)
(2)

Giáo viên có hiều biết về các ứng dụng của toán học trong thực tiễn.

Tăng cường nhận thức của giáo viên, sinh viên sư phạm về tầm quan

trọng của việc dạy học môn Toán gẵn với thực tiễn.
(3)
Bổ sung những ví dụ, bài tập có nội dung thực tế vào hệ thống ví dụ, bài
tập sách giáo khoa.
(4)
Tăng cường đưa những bài tập có nội dung thực tế vào kiểm tra đánh
giá.
2.2. Một số tình huống dạy học hình học gắn với thực tiễn ở trường trung học
phổ thông
10

10


2.2.1.

Dạy học vận dụng quy tắc hình bình hành để giải thích hiện tượng tát nước gầu
dây.
Quy tắc hình bình hành được giới thiệu trong bài 2: tổng của hai vector, sách giáo
khoa hình học 10. Tình huống này sẽ được dạy sau khi đã dạy quy tắc hình bình hành.
Mục tiêu
Học sinh phân tích, vẽ được các lực tác dụng nên cái gầu.
Học sinh biết vận dụng quy tắc hình bình hành để xác định tổng của các lực, từ đó
2.2.1.1.

-

2.2.1.2.




giải thích được hiện tượng tát nước gầu dây.
Học sinh thấy thích thú, hợp tác thực hiện các nhiệm vụ.
Cách thức thực hiện
Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Học sinh lắng nghe, quan sát hình ảnh.
Giáo viên giới thiệu bài thơ:
Anh ở bên kia, em phía này
Đồng lòng chung sức thả hồn bay
Tay nâng gàu tát lòng vui sướng
Miệng hát nghêu ngao dạ đắm say
Nước ruộng chưa đầy chân phải vững
Mương tràn lúa ngập mới dừng tay
Được mùa lúa chính mừng thu hoạch
Thắm đẫm tình quê tại xứ này
Bạn có biết khung cảnh trong bài thơ là cảnh gì không?
Câu hỏi này chắc chắn là câu hỏi không dễ với các bạn ở thành phố, tuy nhiên
nó lại khá đơn giản với các bạn ở vùng nông thôn.
Bài thơ đang miêu tả lại cảnh tát nước trên các cánh đồng ở vùng quê Việt Nam.
(Hình 1)
Hình ảnh hai người tát nước có thể rất lạ đối với các bạn ở thành phố, nhưng đối
với các bạn ở vùng nông thôn thì hình ảnh đó gắn liền với tuổi thơ của các bạn.
Người nông dân tát nước vào ruộng trong mùa cấy, họ tát nước bằng cách buộc
dây vào một cái gầu và hai người đứng kéo hai bên.(Hình 4)
11

11



Câu hỏi: Tại sao khi hai người kéo gầu về hai phía khác nhau mà gầu vẫn di


chuyển về phía trước chứ không bị văng sang hai bên?
Hoạt động 2: Tiếp cận giải quyết vấn đề
Giáo viên gợi mở, vấn đáp hướng dẫn học sinh nhằm vận dụng quy tắc hình
bình hành vào phân tích lực tác dụng lên chiếc gầu, từ đó trả lời câu hỏi đã đặt ra.
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Một vật chuyển động khi nào? Khi chỉ có một lực tác dụng thì vật sẽ
di chuyển theo hướng nào?
Kết luận: Một vật chuyển động theo một hướng là do có lực tác dụng theo
hướng đó.
Câu hỏi 2: Chiếc gầu đi theo hướng về phía trước, phương nằm giữa hai người
kéo. Theo phân tích ở hoạt động 1 thì phải có một lực nào đó tác dụng vào vật theo
hướng thẳng, phương nằm giữa hai
Kết luận: Theo quy tắc hình bình hành lực làm cho chiếc gầu chuyển động theo
hướng thẳng và phương như hình 5 chính là tổng của hai lực kéo.(Hình 6)
Chiếc gầu tát nước là vật dụng không thể thiếu ở các làng quê, ngày nay, dù có
máy bơm nước chạy bằng máy nổ nhưng những chiếc gầu vẫn không hề bị lãng quên,
ta vẫn thường xuyên nhìn thấy nó trên các cánh đồng vào những ngày mùa.



Hoạt động 3: Mở rộng
Bài toán: Thiên nga, tôm hùm, cá măng kéo xe hàng.

2.2.2.
2.2.2.1.

-

Tình huống vận dụng quy tắc hình bình hành để giải thích sự chuyển động của
vật trên mặt phẳng nghiêng
Mục tiêu
Học sinh phân tích được các lực tác dụng lên vật, vận dụng quy tắc hình bình hành để
xác định tổng hợp lực tác dụng nên vật, từ đó giải thích được tại sao một vật có thể tự

2.2.2.2.

chuyển động được trên mặt phẳng nghiêng.
Học sinh thích thú và hợp tác tìm cách giải thích câu hỏi đặt ra.
Cách thức thực hiện
Để dạy học tình huống này, giáo viên cần chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, giáo án
và hệ thống các câu hỏi. Học sinh cần tìm hiểu lại quy tắc hình bình hành và các lực
tác dụng lên một vật.
12

12




Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Ai trong số chúng ta cũng đã lái xe, ô tô, xe máy hay xe đạp. Khi đi xuống dốc
ta đều thả cho xe tự đi, thậm chí còn phải sử dụng phanh khi dốc cao. Điều gì làm cho
những chiếc xe tự chuyển động như vậy khi đi xuống dốc?




Hoạt động 2: Tiếp cận giải quyết vấn đề
Giáo viên gợi mở, vấn đáp hướng dẫn học sinh thảo luận nhằm vận dụng quy tắc
hình bình hành vào phân tích lực tác dụng lên vật, từ đó trả lời câu hỏi đã đặt ra.
Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1: Có những lực gì tác dụng lên chiếc xe?
Câu hỏi 2: Hiện tượng chiếc ô tô tự chuyển động có liên quan gì đến các lực tác
dụng lên nó ?
Kết luận: Như vậy dựa vào quy tắc hình bình hành ta đã xác định được tổng hợp
của hai lực

uur ur
N, P

và lực này cùng phương ngược chiều với lực ma sát, có độ lớn hơn

lực ma sát, vì vậy nó đã làm cho xe chuyển động.
2.2.3.

Xác định chiều cao cổng Gateway
Tình huống có sự liên hệ giữa kiến thức về đường Parabol, hình học 10 và hàm số
bậc hai, đại số 10. Vì tính chất của tình huống nên tôi dự định dạy học tình huống này
vào tiết tự chọn, sau bài “Đường Parabol”.

2.2.3.1.
-

2.2.3.2.

Mục tiêu
Học sinh vận dụng được mối liên hệ giữa hàm số bậc hai và đường Parabol vào giải

quyết vấn đề, thấy được ứng dụng của đường Parabol ngoài cuộc sống.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
Học sinh hào hứng, hợp tác.
Cách thức thực hiện
Để dạy học tình huống này giáo viên cần chuẩn bị máy tính, máy chiếu, giáo án,
hệ thống câu hỏi, hình ảnh, giấy A4. Học sinh cần tìm hiểu lại về hàm số bậc hai và
đường Parabol.



Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Học sinh quan sát hình ảnh để thấy được hình ảnh của đường Parabol ngoài thực
tế.
13

13


Gateway Arch (Cổng vào hình cung) là một công trình cao nhất nước Mỹ và thế
giới. Đây được xem là một kiến trúc bằng thép, đẹp và vĩ đại. Cao hơn cả Tượng Nữ
Thần Tự Do, Kim Tự Tháp, và Tháp Eiffel, cổng vào hình cung thuộc đài tưởng niệm
tên “Jefferson National Expansion Memorial” - Đài tưởng niệm sự mở mang quốc gia
của Jefferson. Gateway Arch là một cửa lớn cao vút tầng mây chế bằng thép không gỉ
sáng lấp lánh, cổng vòng cung tương trưng cho thời kỳ đầu khai hoang St. Louis với
tác dụng “thông đến cửa lớn miền Tây”. (Hình 9)
Cổng Gateway Archđược làm bằng thép giống như tháp Eiffel, nó sẽ bị nở vì
nhiệt. Vậy phải làm thế nào có thể đo chiều cao của nó để xem nó đã cao lên bao


nhiêu? Hãy thử đề xuất cách đo chiều cao của cổng.

Hoạt động 2: Tiếp cận cách giải quyết vấn đề
Học sinh hoạt động nhóm, giáo viên vấn đáp, gợi mở hướng dẫn học sinh tìm
cách xác định chiều cao của cổng.
Học sinh có thể đưa ra một vài cách để đo cổng Gateway Arch.
Câu hỏi gợi ý: Ta có thể sử dụng kiến thức toán học để xác định chiều cao của
cổng không? Hãy chú ý rằng cổng hình Parabol có thể xem là đồ thị của hàm số bậc
2, chiều cao của cổng ứng với khoảng cách từ đỉnh đến mặt đất. Vậy vấn đề sẽ được
giải quyết nếu biết được hàm số bậc hai nhận cổng làm đồ thị.

2.2.4.

Dạy họcđịnh nghĩa phép đối xứng trục
Phép đối xứng trục được trình bày ở bài 3, chương 1, hình học nâng cao 11.

-

Mục tiêu
Học sinh hiểu nhận biết được hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng, thấy

-

được ứng dụng ngoài thực tiễn của phép đối xứng trục.
Học sinh xác định được điểm đối xứng của một điểm cho trước qua một đường thẳng,

2.2.4.1.

biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Đồng thời qua
các hoạt động rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, làm
2.2.4.2.


việc nhóm.
Học sinh thích thú, hợp tác.
Cách thức thực hiện
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên cần chuẩn bị máy tính, máy
chiếu, giáo án, hệ thống câu hỏi, hình ảnh, ảnh in trên giấy A4. Học sinh cần chuẩn bị
thước kẻ, bút.



Hoạt động 1: Nêu vấn đề
14

14


Trong thế giới tự nhiên có rất nhiều loài động vật, thực vật, mỗi loài lại có đặc
điểm riêng của mình, nhưng cũng có rất nhiều loài có những cấu tạo giống nhau. Hãy
quan sát các hình ảnh sau xem cấu tạo của các loài vật có trong hình giống nhau ở


điều gì? Cấu tạo như vậy thì có ý nghĩa gì với chúng? (Hình 11)
Hoạt động 2: Tiếp cận giải quyết vấn đề
Học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên vấn đáp gợi mở hướng dẫn học sinh
quan sát, đo độ dài nhằm phát hiện được đặc trưng của phép đối xứng trục.



Giáo viên hợp thức hóa kiến thức
Hoạt động 3: Mở rộng


1.

2.

Bài toán ứng dụng thực tế và học sinh lấy ví dụ ngoài đời sống.
Bài toán: (Tưới rau)
Bạn Mai đi từ nhà ra sông múc nước rồi đi ra vườn tưới rau. Bạn Mai phải đi
như thế nào để quãng đường đi là ngắn nhất? (Hình 14)
Mỗi nhóm học sinh cùng thi đua phát biểu ví dụ ngoài thực tế mà em quan sát được
và chỉ ra trục đối xứng của hình đó.
Hình ảnh của đối xứng trục ta có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi, ví dụ như cơ thể
con người hay cách bố trí xây dựng nhà, cách trồng cây ở văn miếu Quốc Tử
Giám…Nhờ việc biết văn miếu được xây dựng và bài chí theo kiểu đối xứng bạn có
thể thấy được ở vị trí đó đã từng trồng cây gì, và do là cây đã bị chết nên người ta đã

2.2.5.

thay thế bằng cây khác. (Hình 15)
Dạy học định nghĩa phép vị tự
Định nghĩa phép vị tự được trình bày trong bài 6: phép vị tự, chương 1, sách
giáo khoa hình học 11.

-

Mục tiêu
Học sinh phát biểu, nhận biết được phép vị tự, thấy được ứng dụng của phép vị tự

-

ngoài đời sống.

Học sinh vận dụng được phép vị tự để vẽ ra hình to hơn từ hình nhỏ theo tỉ lệ được

2.2.5.1.

yêu cầu. Đồng thời rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, làm việc



nhóm.
Học sinh thích thú, hợp tác.
Cách thức thực hiện
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên cần chuẩn bị máy tính, máy chiếu, giáo



án, hình vẽ, hệ thống câu hỏi giấy màu cứng và kéo.
Hoạt động 1: Đặt vấn đề

2.2.5.2.

15

15


Mỗi chúng ta đều đã từng đi chụp ảnh, chụp ảnh kỉ niệm với bạn bè, với gia
đình, hay những bức ảnh về phong cảnh mà bạn thích. Bạn sẽ có những tấm hình thật
to để treo lên tường, như chụp ảnh gia đình, ảnh chân dung chẳng hạn.(Hình 16)
Có lẽ hầu hết mọi người đều biết đến việc có thể phóng một tấm ảnh bé thành
ảnh to. Ví dụ: Đem một tấm ảnh thẻ cỡ 3x4 rửa ra tấm ảnh 4x6 giống y hệt, hoặc

phóng to ảnh cưới để treo tường… Nhưng làm thế nào mà từ một bức hình nhỏ lại
phóng thành một bức hình to hơn, giống y hệt?


Hoạt động 2: Tiếp cận giải quyết vấn đề
Học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên gợi mở, vấn đáp hướng dẫn học sinh
tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đã đặt ra.
Chia lớp thành 3 đến 4 nhóm. Các thành viên trong nhóm cùng nhau giải quyết
các yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
Yêu cầu 3: Từ điều ta đã phân tích ở trên hãy nêu cách khác để tạo ra một hình
vuông to gấp 3 hình vuông ban đầu, sau đó hãy kiểm tra lại.
Kết luận: Ta có thể thấy cách trên áp dụng trong trường hợp này phức tạp hơn
cách đo cạnh và cắt trực tiếp. Nhưng nếu hình phức tạp hơn thì lại khác. Ví dụ :
Cho hình :



2.2.6.

Hoạt động 3: Định nghĩa phép vị tự
Hoạt động 4: Chính xác hóa kiến thức
Thiết kế hộp đựng bột trẻ em
Tình huống dạy học này sẽ được thực hiện vào giờ học tự chọn và sau khi đã dạy
xong bài: Mặt trụ, hình trụ và khối trụ, thuộc chương 2, sách giáo khoa hình học 12.
16

16


2.2.6.1.

-

Mục tiêu
Học sinh vận dụng được các công thức đã học vào tính thể tích, diện tích xung quanh
để tìm ra biện pháp tốt nhất để tiết kiệm nguyên liệu; rèn luyện năng lực phân tích,
tổng hợp, giải quyết vấn đề, mô hình hóa toán học. Đồng thời học sinh thấy được ứng

2.2.6.2.


dụng thực tế của các khối hộp, khối trụ.
Học sinh thích thú, hợp tác.
Cách thức thực hiện
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên cần chuẩn bị máy tính, máy chiếu, giáo
án, hình ảnh, bìa cứng, kéo. Học sinh chuẩn bị thước kẻ, và ôn tập cách tính thể tích,



diện tích xung quanh của hình hộp, hình trụ.
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Một nhà sản xuất bột trẻ em cần thiết kế bao bì mới cho một loại sản phẩm mới
có thể tích 1 dm3. Nếu là nhân viên thiết kế bạn sẽ làm thế nào để nhà sản xuất chọn
thiết kế của bạn ?
Vấn đề đặt ra: muốn nhà sản xuất chọn thiết kế của bạn thì thiết kế của bạn vừa
phải có tính thẩm mĩ vừa phải đảm bảo tốn ít vật liệu nhất, nhằm tiết kiệm chi phí.
Thông thường người ta sẽ làm bao bì dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình trụ. Vậy
bao bì dạng hình hộp chữ nhật hay hình trụ tốn ít vật liệu hơn ?




Hoạt động 2: Tiếp cận giải quyết vấn đề
Học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên vấn đáp gợi mở, hướng dẫn học sinh
phân tích, vận dụng công thức thể tích, diện tích xung quanh vào tính toán nhằm xác
định xem hình dạng nào của bao bì tiết kiệm nguyên liệu hơn.
Phương án 1: Bao bì hình hộp chữ nhật đáy là hình vuông cạnh x, chiều cao
h.Vậy muốn làm theo dạng hình hộp hình chữ nhật thì phải làm theo hình lập phương
có cạnh 1dm.
Phương án 2: Làm theo dạng hình trụ bán kính x, chiều cao h.
Vậy nếu làm bao bì hình trụ thì phải thiết kế để chiều cao bằng đường kính của đáy.
Theo tính toán ở trên thì cả hai dạng hộp đều có thể tích bằng 1dm 3, nhưng hộp
hình trụ có diện tích toàn phần bé hơn nên sẽ tiết kiệm nguyên liệu hơn. Vì vậy muốn
nhà sản xuất chọn thiết kế của mình, bạn phải thiết kế hộp có dạng hình trụ, chiều cao
bằng đường kính đáy.

2.2.7.

Đo khoảng cách từ trái đất đến các hành tinh
17

17


Tình huống sẽ được dạy học trong 2 tiết, sau khi đã dạy bài “Hệ thức lượng
trong tam giác”, hình học 10.
2.1.7.1. Mục tiêu
- Học sinh xác định được cách các nhà thiên văn đo khoảng cách đến các hành
tinh như thế nào và vận dụng được định lí hàm số sin trong tam giác vào đo chiều
cao. Đồng thời học sinh thấy được ứng dụng của định lí hàm số sin trong thực tiễn.
- Học sinh thích thú và hợp tác.
2.1.7.2. Cách thực hiện




Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Trong thiên văn học, chúng ta nghe nhiều về việc các nhà khoa học khám phá
các hành tinh cách trái đất 300 hay 400 năm ánh sáng. Mới đây NASA công bố sự tồn
tại của hành tinh Kepler - 452b với những điều kiện khá giống địa cầu và cách chúng
ta 1.400 năm ánh sáng. Vậy các nhà thiên văn học tính toán khoảng cách từ địa cầu
đến các ngôi sao bằng cách nào?



Hoạt động 2: Tiếp cận và giải quyết vấn đề
Giáo viên gợi mở, vấn đáp hướng dẫn học sinh nhằm vận dụng định lí sin vào
đo khoảng cách từ trái đất đến các hành tinh.
Phương pháp đầu tiên mà các nhà thiên văn học sử dụng là đạc tam giác. Các nhà
khoa học đã biết quỹ đạo trái đất quay xung quanh mặt trời có đường kính 300 triệu km.
Người ta sẽ sử dụng kính viễn vọng để quan sát một ngôi sao nào đó trong khoảng thời
gian một ngày, sau đó tiếp tục quan sát nó một lần nữa sau 6 tháng.(Hình 20)
Các nhà thiên văn sẽ đo được góc A, B và đã xác định được khoảng cách giữa
mặt trời và trái đất.



Mở rộng : Đo chiều cao
Dựa vào cách làm trên của các nhà khoa học hãy đề xuất cách đo chiều cao của
đỉnh Everest của dãy núi Hymalaya.(Hình 21)




Hoạt động 4: Thực hành đo thực tế.
Giáo viên tổ chức theo nhóm cho học sinh thực hành xác định chiều cao của tòa
nhà cao nhất trong trường.

2.3.

Kết luận chương II
18

18


Trong chương II chúng tôi, chúng tôi đã trình bày về bảy tình huống dạy học
gắn với thực tiễn trong dạy học nội dung hình học ở trung học phổ thông. Các tình
huống được thiết kế theo theo cấu trúc: Mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức; và
theo tiêu chí bám sát chương trình sách giáo khoa, có liên quan đến các vấn đề thực
tiễn, đều có thể tổ chức dạy học ở trên lớp.
Các tình huống dạy học đã thiết kế được:



Dạy học vận dụng quy tắc hình bình hành để giải thích hiện tượng tát nước gầu dây.
Dạy học vận dụng quy tắc hình bình hành để giải thích hiện tượng vật chuyển động







trên mặt phẳng nghiêng.
Xác định chiều cao cổng Gateway.
Dạy học định nghĩa phép đối xứng trục.
Dạy học định nghĩa phép vị tự.
Thiết kế hộp đựng bột trẻ em.
• Đo khoảng cách từ trái đất đến các hành tinh
Để kiểm tra tính khả thi, cũng như hiệu quả của các tình huống đã thiết kế chúng
tôi tiến hành thực nghiệm hai trong 7 tình huống đã thiết kế.
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Trong chương II chúng tôi đã trình bày về một số tình huống dạy học hình học
gắn với thực tiễn ở trường trung học phổ thông. Để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả
của các tình huống dạy học đã được thiết kế chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm
hai trong bảy tình huống được thiết kế, bao gồm.



Tình huống “Dạy học vận dụng quy tắc hình bình hành vào giải thích hiện tượng tát



nước gầu dây” cho học sinh lớp 10.
Tình huống “Dạy học định nghĩa phép đối xứng trục” cho học sinh lớp 11.
3.1. Thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả
của việc sử dụng các tình huống đã thiết kế ở chương II.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Soạn tài liệu thực nghiệm theo hướng gắn với thực tiễn, có sử dụng các tình
huống đã thiết kế.
19


19


- Cùng giáo viên thực dạy nghiên cứu và đề xuất một số giáo án thực nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của việc đưa các tình huống dạy học hình
học gắn với thực tiễn vào dạy học ở trường trung học phổ thông.
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm dạy các nội dung sau:
-

Tiết tự chọn có sử dụng tình huống “Dạy học vận dụng quy tắc hình bình hành vào

-

giải thích hiện tượng tát nước gầu dây” hình học 10.
Bài phép đối xứng trục, hình học 11
Nội dung các tiết dạy thực nghiệm được biên soạn theo giáo án lên lớp trên cơ
sở kiến thức của sách giáo Hình học 10, 11.
3.1.4. Tổ chức thực nghiệm
- Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 10A1, 10A7, 11A2, trường THPT Uông
Bí, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh.
- Giáo Viên giảng dạy: Thầy Hồ Viết Tân, giáo viên trường THPT Uông Bí,
Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian giảng dạy thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn dạy thực nghiệm trong 3
tiết vào tháng 8/2015.
- Hình thức: Dự giờ tiết dạy có sử dụng hai tình huống: dạy học định nghĩa
vector, định nghĩa phép đối xứng trục. Đánh giá thông qua phiếu điều tra học sinh và
ý kiến các giáo viên dự giờ sau mỗi buổi học.
3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm dược đánh giá thông qua một số tiêu chí:

-

Mức độ tham gia hoạt động của học sinh.
Kết quả của hoạt động.
Thái độ học tập của học sinh.
Kết quả điều tra thông qua phiếu đánh giá cuối giờ của học sinh ( phiếu đánh giá nêu
trong phần PHỤ LỤC ). Sau mỗi giờ dạy thực nghiệm chúng tôi đều phát phiếu đánh
giá cuối giờ dạy cho mỗi học sinh. Đối với mỗi câu hỏi trong phiếu học tập học sinh
sẽ trả lời bằng cách chọn đáp án mà mình đồng ý nhất. Sau khi tổng hợp lại chúng tôi
tính phần trăm theo mỗi đáp án.
20

20


3.2.1. Tiết tự chọn có sử dụng tình huống “Dạy học vận dụng quy tắc hình bình
hành vào giải thích hiện tượng tát nước gầu dây” hình học 10, chương
Vector, Hình học 10
Bài “Các định nghĩa”, chương Vector, hình học 10, được thực hiện dạy ở hai lớp
10A1 và 10A7, trường THPT Uông Bí, mỗi lớp thực dạy một tiết.
Bài dạy được thực hiện ở hai lớp mà kết quả học tập môn Toán có sự chênh lệch,
cho ta kết quả khách quan hơn về nhu cầu muốn biết về ứng dụng của Toán học trong
cuộc sống. Đồng thời cũng đánh giá được việc sử dụng các tình huống dạy học gắn
với thực tiễn có làm cho học sinh thích thú với bài học, tiếp thu kiến thức tốt hay
không và sự ảnh hưởng của nó đến hai lớp có trình độ khác nhau như thế nào.
Kết quả điều tra về ý kiến học sinh về giờ dạy được cho trong bảng 3.1 PHẦN
PHỤ LỤC
Thông qua kết quả thể hiện ở bảng 3.1 cho thấy đa số học sinh đều cảm thấy

thích thú, hiểu bài và muốn học các tiết học có nội dung Toán học gắn với thực tiễn.
Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của tình huống đối với hai lớp là khác nhau. Lớp
10A1 là lớp chọn Toán, mức độ hiểu bài, hiệu quả hoạt động cao hơn. Về mức độ tham
gia hoạt động, hứng thú của học sinh ở cả hai lớp đều không có sự chênh lệch nhiều.
3.2.2. Bài “Phép đối xứng trục“, Chương I, Hình học 11
Bài “Phép đối xứng trục”, Chương I, Hình học 11, được thực hiện dạy ở lớp
11A2, trường THPT Uông Bí, thực dạy một tiết.
Kết quả điều tra về ý kiến học sinh về giờ dạy được cho trong bảng 3.2 PHẦN
PHỤ LỤC
Thông qua kết quả thể hiện ở bảng 3.2 cho ta thấy đa số học sinh hào hứng,
tham gia hoạt động, nắm được nội dung học và thấy được ứng dụng của phép đối
xứng trục trong cuộc.
3.4. Kết luận chương III
Thông qua kết quả các tiết dạy thực nghiệm và dựa vào nhận xét, ý kiến đóng
góp của các giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Mục đính thực
nghiệm đã được hoàn thành; Việc đưa các tình huống gắn với thực tiễn vào dạy học
có tính khả thi và đã bước đầu có kết quả tích cực, cụ thể:
21

21


-

Việc liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học Hình học đã góp phần hình thành
và rèn luyện cho học sinh ý thức cũng như năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào
cuộc sống. Đồng thời góp phần tạo được hứng thú, lôi cuốn học sinh tham gia hoạt

-


động, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
Sự cài đặt khéo léo các tình huống gắn với thực tiễn đã làm cho giáo viên thực hiện
giảng dạy khá tự nhiên, không miễn cưỡng, tránh được việc áp đặt kiến thức cho học

-

sinh.
Nếu trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên liên hệ Toán học với thực tiễn
sẽ góp phần: rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, mô hình hóa
Toán học, khả năng làm việc nhóm; tạo hứng thú học tập, học sinh cũng biết thêm
kiến thức về thực tiễn và mối liên hệ của Toán học với đời sống; hình thành và rèn
luyện ý thức “Toán học hóa tình huống thực tiễn”. Đồng thời góp phần quan trọng
vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Hình học và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục
toàn diện của trường trung học phổ thông. Phương pháp giảng dạy theo hướng nghiên
cứu của đề tài là một trong những định hướng đổi mơi quan trọng về phương pháp
dạy học của Đảng, Nhà nước và của nghành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đồng
thời kế thừa, phát huy những kinh nghiệm dạy học tiên tiến trên thế giới.

KẾT LUẬN CHUNG
Các kết quả chính mà luận văn đã thu được:
1.

Đã làm rõ được sự cần thiết phải đưa các tình huống thực tiễn vào trong quá trình
giảng dạy môn Toán: Việc dạy học gắn với thực tiễn là một xu hướng của các nước
có nền giáo dục phát triển, đồng thời nó cũng là chủ trương của Đảng và nhà nước ta
trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện nay. Tình hình dạy học môn Toán hiện nay ở
nước ta tuy đã có nhiều thay đổi, nhưng việc liên hệ toán học với thực tiễn còn chưa

2.


nhiều, làm cho chất lượng giảng dạy, học tập môn Toán còn chưa cao.
Đã thiết kế được một số tình huống dạy học hình học gắn với thực tiễn ở trường trung




học phổ thông gồm:
Dạy học vận dụng quy tắc hình bình hành để giải thích hiện tượng tát nước gầu dây.
Dạy học vận dụng quy tắc hình bình hành để giải thích hiện tượng vật chuyển động



trên mặt phẳng nghiêng.
Xác định chiều cao cổng Gateway.
22

22






3.

Dạy học định nghĩa phép đối xứng trục.
Dạy học định nghĩa phép vị tự.
Thiết kế hộp đựng bột trẻ em.
Đo khoảng cách từ trái đất đến các hành tinh.
Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh họa cho tính khả thi và hiệu quả của các

tình huống đã thiết kế.
Hạn chế của luận văn:
Đối tượng thực nghiệm chỉ nằm ở hai khối lớp 10, 11 và mới chỉ ở ba lớp , điều
đó làm hạn chế sự kiểm nghiệm về hiệu quả của các tình huống.
Như vậy có thể khẳng định, mục đích nghiên cứu của luận văn đã được cơ bản
hoàn thành, nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành và giả thiết khoa học đã nêu ra
có thể chấp nhận được.

23

23



×