Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

BÀI TẬP NHÓM : Hướng dẫn dạy học các chủ đề môn khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.49 KB, 40 trang )

MỤC LỤC

BÀI TẬP NHÓM 2
CHƯƠNG 7 : HƯỚNG DẪN DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC

A. PHẦN LÍ THUYẾT
Chương trình và sách giáo khoa môn khoa học
Chương trình
1.1.
Quan điểm xây dựng chương trình
Tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên ;tích hợp khoa học tự nhiên với khoa
học về sức khỏe
Lựa chọn nội dung thiết thực ,gần gũi giúp hs vận dụng kiến thức vào đời sống
Chú trọng hình thành và phát triển kỹ năng như quan sát ,dự đoán ,giải thích các
hiện tượng đơn giản và vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống
Tăng cường hoạt động cho hs để hs phát huy tính tích cực ,tự lực ,tìm tòi ,phát hiện
ra kiến thức và thể hiện bằng hành vi bản than ,gia đình ,xã hội
1.2.
Mục tiêu của môn học
- Có một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về :
I.
1.

-

1


-

-



+Trao đổi chất , nhu cầu dinh dưỡng ,sinh sản,sự lớn lên của cơ thể và cách
phòng bệnh
+Sự trao đổi ,sự sinh sản của thực vật và động vật
+Đặc điểm ,ứng dụng 1 số chất ,nguyên liệu ,năng lượng vào đời sống
Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng
+ Ứng xử thích hợp trong các tình huống liên quan sức khỏe bản thân ,gia
đình, xã hội
+Quan sát và làm 1 làm sao thí nghiệm thực hành gắn với đời sống ,sản xuất
+Nêu thắc mắc,biết tìm thông tin,biết diễn đạt bằng lời nói của mình
+Phân tích,so sánh rút ra dấu hiệu chung ,riêng của 1 số hiện tượng tự nhiên
Hình thành và phát triển những thái độ ,hành vi
+Tự giác thực hiện quy tắc vệ sinh,an toàn
+Ham hiểu biết và vận dụng vào đời sống
+Yêu con người ,thiên nhiên có ý thức và hành động bảo vệ mội trường

1.3.

Nội dung dạy học môn học khoa học
Lớp 4
2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết

Chủ đề
Nội dung
Con người
1. Trao đổi chất ở người
- Một số biểu hiện về sự trao đổi chất ở người

sức
- Vai trò của các cơ quan trong sự trao đổi chất giữa cơ thể

khỏe
người và môi trường
2. Nhu cầu dinh dưỡng
- Một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
đối với cơ thể
- Dinh dưỡng hợp lý
- An toàn thực phẩm
3. Vệ sinh phòng bệnh
- Phòng 1 số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng
- Phòng 1 số bệnh qua đường tiêu hóa
4. An toàn trong cuộc sống
- Phòng tránh tai nạn đuối nước
Vật chất
1. Nước
- Tính chất

năng
- Vai trò
lượng
- Sử dụng và bảo vệ nguồn nước
2. Không khí
- Tính chất ,thành phần
2


3.
4.
5.
-


Thực vật

động
vật

-

Vai trò
Bảo vệ bầu không khí
Ánh sáng
Vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng
Vật cho ánh sáng đi qua và vật cản sáng
Vai trò của ánh sáng .Sử dụng ánh sáng trong đời sống
Nhiệt
Nhiệt độ, nhiệt kế
Nguồn nhiệt ,vật dẫn nhiệt và vật cách điện
Vai trò của nhiệt . Sử dụng an toàn và tiết kiệm một số nguồn
nhiệt trong sinh hoạt
Âm thanh
Nguồn âm
Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
Một số biện pháp chống tiếng ồn
1. Trao đổi chất ở thực vật
Nhu cầu không khí , nước ,chất khoáng ,ánh sáng ,nhiệt
Sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường
2. Trao đổi chất ở động vật
Nhu cầu không khí ,nước ,ánh sáng ,nhiệt
Sự trao đổi chất giữa nhiệt và môi trường
3. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Một số ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên

Vai trò của thực vật với sự sống trên Trái Đất

Lớp 5
2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết
Chủ đề

Nội dung
1. Sự sinh sản và phát triển ở cơ thể người
- Sự sinh sản
- Sự lớn lên và phát triển của cơ thể người
2. Vệ sinh phòng bệnh
- Vệ sinh ở tuổi dậy thì
Con
- Phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm
người
3. An toàn trong cuộc sống
và sức
- Sử dụng thuốc an toàn
- Không sử dụng các thuốc gây nghiện
khỏe
- Phòng tránh bị xâm hại
- Phòng tránh tai nạn giao thông
Vật
1. Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng
3


chất và
năng
lượng


Thực
vật và
động
vật
Môi
trường
và tài
nguyên
thiên
nhiên

2.

Tre ,mây ,song
Sắt ,gang ,thép , đồng ,nhôm
Đá vôi ,gạch ngói , xi măng ,thủy tinh
Cao su ,chất dẻo ,tơ sợi
Sự biến đổi của chất
Ba thể của chất
Hỗn hợp và dung dịch
Sự biến đổi hóa học
Sử dụng năng lượng
Năng lượng than đá ,dầu mỏ ,khí đốt
Năng lượng mặt trời , gió ,nước
Năng lượng điện
1. Sự sinh sản của sự vật
- Cơ quan sinh sản
- Trồng cây bằng hạt , thân ,lá và rễ
2. Sự sinh sản của động vật

- Một số động vật đẻ trứng
- Một số động vật đẻ con
1. Môi trường và tài nguyên
Môi trường
- Tài nguyên thiên nhiên
2. Mối quan hệ giữa môi trường và con người
- Vai trò của môi trường và con người
- Tác động của con người đối với môi trường
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường
2.
3.
-

Sách giáo khoa môn khoa học
2.1.
Cấu trúc của sách giáo khoa
SGK môn Khoa học được cấu trúc bởi hai kênh : kênh chữ và kênh hình.

SGK cũ

SGK mới

- Nhiều chữ, ít hình.
- Nhiều hình, ít chữ.
- Kênh hình có vai trò minh họa cho - Kênh hình đóng nhiều vai trò khác
kênh chữ làm cho tính tích cực của học nhau .
sinh khi quan sát sẽ không cao.
- Có hệ thống kí hiệu chung cho mọi
bài học được thống nhất từ các lớp dưới
có tác dụng hướng dẫn các hoạt động

4


dạy học, giúp học sinh có khả năng tự
học.
Về kênh chữ
- Chủ yếu là nững đoạn văn dài, được - Thông tin được đặt trong các khung
viết một cách hàn lâm đơn điệu để cung màu chữ luôn có những câu hỏi, “lệnh”
cấp hay diễn giải thông tin cho học sinh. khuyến khích học sinh phải qua sát kĩ,
so sánh đôi chiếu giữa kênh hình và
kênh chữ từ đó là cơ sở để tìm tòi, khám
phá ra tri thức.
- Ở cuối mỗi bài là phần kiến thức cần - Phần thông tin cần ghi nhớ đã bị lược
ghi nhớ được in đậm bằng màu đỏ bỏ, thay bằng thông tin “ Bạn cần biết”
thường khiến cho việc dạy học trở nên với kí hiệu bóng đèn tỏa sáng. Phần
thụ động, nhiều giáo viên chỉ yêu cầu thông tin này chỉ yêu cầu học sih đọc để
học sinh ghi nhớ máy móc phần này.
hiểu chứ không yêu cầu học thuộc lòng.
- Đặc biệt trong chủ đề Con người và
sức khỏe còn có các bóng nói (nội dung
của các cuộc đối thoại của các nhân vật
được vẽ trong kênh hình để bổ sung và
mở rộng kiến thức, gợi ý cách xử lí tình
huống cho học sinh).
Về kênh hình
- Số lượng ít, kích thước và chất lượng - Số lượng nhiều, kích thước lớn và chất
kém.
lượng thẩm mĩ cao đã vượt trội so với
sách cũ.
- Kênh hình có vai trò minh họa cho - Kênh hình đóng nhiều vai trò khác

kênh chữ làm cho tính tích cực của học nhau: cung cấp thông tin, nguồn tri thức
sinh không cao.
cho học sinh tìm hiểu khám phá, là
phương tiện trung gian gợi ý cho hoạt
động tư duy để học sinh liên hệ hay vận
dụng vào thực tế hay cách giải quyết các
tình huống đặt ra, phát huy tính tích cực
của học sinh.

2.2.

Cách trình bày
2.2.1.

-

Cách trình bày một chủ đề

Sách giáo khoa dành một trang riêng để giới thiệu tên chủ đề và thông qua một số
hình ảnh đặc trưng giới thiệu nội dung của chủ đề. Một chủ đề thường được kết
thúc với những nội dung sau:
+ Câu hỏi.
+ Bài tập.
+ Thí nghiệm, thực hành.
5


+ Vẽ tranh hoặc sưu tầm theo đề tài cho trước.
2.2.2. Cách trình bày một bài học
Qua các kí hiệu, mỗi bài học được trình bày như một chuỗi các hoạt động học

tập của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên phải hiểu điều này có tác dụng như một cách
gợi ý về phương pháp dạy và học, hình thức tổ chức dạy và học không có tính chất
pháp lệnh. Giáo viên có thể chấp nhận hoặc cải tiến, bớt đi, thêm vào hay thiết kế
các hoạt động học tập khác phù hợp với năng lực của học sinh và phương tiện dạy
học của nhà trường để bài học đạt hiệu quả cao hơn.
Tiến trình một bài học có thể diễn ra như sau:
Đặt vấn đề vào bài mới:
Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ, vốn sống, kinh nghiệm sống…liên
quan đến nội dung bài học.
- Học sinh tiến hành các hoạt động học tập:
+ Quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa, đồ dung dạy học, thí nghiệm,
thực hành hoặc quan sát ngoài hiện trường các hoạt động học tập nhằm phát
hiện ra kiến thức mới.
+ Học sinh được phát biểu nhận thức của mình.
+ Học sinh lien hệ thực tế hoặc áp dụng những điền đã học vào thực tế cuộc
sống và kĩ thuật.
+ Củng cố kiến thức thong qua : phiếu học tập, trò chơi, vẽ hình…
- Hướng dẫn học tập ở nhà hoặc chuẩn bị cho bài sau:
Sự khác biệt so với sách giáo khoa cũ thể hiện ở chỗ : Trước đây học sinh
thụ động công nhận kiến thức cho sẵn trong sách giáo khoa để học thuộc lòng phần
kiến thức được đóng khung cho trước. Sách giáo khoa mới thiết kế các hoạt động
học tập để tạo cơ hội học sinh chủ động tìm tòi, tự khám phá (phát hiện) ra kiến
thức mới.
-

II.

-

-


Hướng dẫn dạy học các chủ đề môn khoa học
1. Hướng dẫn dạy học chủ đề con người và sức khỏe
1.1.
Mục tiêu của chủ đề
Kiến thức:
Cung cấp chohocj sinh một số kiến thức về :
+ Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự lớn lên của cơ thể người.
+ Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
+ An toàn trong cuộc sống.
Kĩ năng:
+ Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến sức khỏe bản
than, gia đình và cộng đồng.
+ Biết quan sát và diễn đạt hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ,…; biết
nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, khai thác thông tin.
6


-

-

+ Biết phân tích, so sánh, rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số yếu tố
TN-XH tác động đến sức khỏe con người.
- Thái độ và hành vi:
+ Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản than, gia đình và
cộng đồng.
1.2.
Nội dung của chủ đề
- Sự trao đổi chất của cơ thể con người với môi trường.

- Một số chất dinh dưỡng trong thức ăn và nhu cầu của cơ thể.
- An toàn trong cuộc sống.
An toàn thực phẩm phòng một số bệnh do thừa dinh dưỡng, bệnh lây nhiễm qua
đường tiêu hóa. Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Sự sinh sản, lớn lên và phát triển của cơ thể người.
- Vệ sinh tuổi dậy thì.
An toàn trong cuộc sống: chống bị lợi dụng cơ thể, không sử dụng chất gây nghiện,
phòng tránh một số bệnh và tai nạn giao thông.
1.3.
Hướng dẫn dạy học chủ đề
Đặc điểm của chủ đề này là kiến thức trong bài học tương đối trừu tượng,
khó hiểu. Mỗi bài học ngoài những kiến thức khoa học chủ chốt của bài được viết
ở kí hiệu “ Bóng dèn toả sáng” , còn có thông tin them thông tin trong các bóng
nói, các khung màu. Vì vậy, đây là chủ đề chiếm canh chữ chiếm ưu thế hơn ba
chủ đề còn lại. Khi dạy học chủ đề này cần đặc biệt lưu ý để kích thích các em HS
tích cực tham gia nhận thức, trách lạm dụng phương pháp truyền đạt, áp đặt kiến
thức gây thụ động trong học tập của HS.
Các phương pháp dạy học thường sử dụng trong mỗi bài học ở chủ đề là
thảo luận, quan sát, hỏi đáp, truyền đạt, thực hành và đóng vai. Hình thức tổ chức
dạy học ở các bài này là dạy học trong lớp, theo nhóm, theo lớp và trò chơi học
tập.
Các hoạt động thường bắt đầu từ việc yêu cầu HS quan sát, thảo luận, hỏi
đáp về các hình trong sách giáo khoa khai thác những kiến thức mà tác giả SGK
gửi gắm trong các hình vẽ … khi yêu cầu học sinh tiến hành các hoạt động có thể
phối hợp rất chặt chẽ các phương pháp dạy học : quan sát, thảo luận. hỏi đáp.
Phương pháp truyền đạt cũng được sủ dụng trong mọi bài học nhưng thời
lượng sủ dụng cần rất ngắn. GV chỉ nên sử dụng phương pháp này khi tổ chức các
hoạt động thảo luận, quan sát, thực hành, đóng vai hay làm việc với SGK; hoặc khi
sử củng cố lại những nội dung mà các em học sinh đã thảo luận, quan sát, thực
hành và đóng vai. Ví dụ như GV truyền đạt để tổng kết thảo luận, đánh giá cách xử

lí tình huống và chất lượng diễn xuất khi đóng vai …
Phương pháp đóng vai nên sử dụng một cách triệt để, vì đây là phương
pháp dạy học vừa gây hứng thú học tập của học sinh, vừa phát huy cao độ tính tích
cực nhận thức học tập của học sinh. Hơn nữa, phương pháp dạy học này có tác
dụng hình thành cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề, rèn kĩ năng ứng xử trước
7


các tình huống nhằm đảm bảo cho cuộc sống khoẻ mạnh và an toàn. Đây là mục
tiêu quan trọng của chủ đề, là mục đích môn Sức khoẻ vào các môn học TN – XH
và Khoa học. Chẳng hạn như : đóng vai để luyện tập cách từ chối các chất gây
nghiện, cách đối xử đúng mực với người bị nhiễm HIV, đóng các vai “ bệnh nhân”
, “ bác sĩ” để củng cố các kiến thức đã học và rèn các kĩ năng phòng tránh các bệnh
truyền nhiễm.
Trong các hình thức dạy học của chủ đề thì trò chơi học tạp được sử dụng
khá phố biến nhằm kích thích hứng thú học tập, giảm bớt sự căng thẳng khi phải
học những kiến thức khoa học trừu tượng. Ngoài ra, trò chơi còn có tác dụng củng
cố những kiến thức đã học.
1.4.

-

-

-

Kế hoạch bài học minh họa
Khoa học, lớp 5
Bài 13 – phòng bệnh sốt xuất huyết


I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Biết và nêu được tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết.
- Nhận biết được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
Kỹ năng:
Biết cách tiêu diệt muỗi và có thể tự bảo vệ mình tránh không bị muỗi đốt, hạn chế
môi trường sống và sự phát triển của muỗi.
Thái độ:
Có ý thức giữ vệ sinh, tạo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng góp phần hạn chế
môi trường sống của muỗi và phòng muỗi đốt.
Tuyên truyền và vận động mọi người ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt
người.
II. CHUẨN BỊ
• Giáo viên:
Thông tin về bệnh sốt xuất huyết và các hình ảnh mịnh hoạ trong SGK được phóng
to.
- Hệ thống câu hỏi thảo luận.
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Phiếu học tập
• Học sinh
- Các tranh ảnh về việc vệ sinh, phòng trừ muỗi.
- Các tranh ảnh, tư liệu về bệnh sốt xuất huyết.
III.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hướng dẫn của giáo viên

Hoạt động và kết quả tự phát hiện của học
8



sinh
Ổn định tổ chức lớp
GV cho HS hát một bài tập thể
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS lên bảng trả lời các câu
hỏi về nội dung của tiết học trước.
- Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?
1.

-

-

Tác nhân của bệnh sốt rét là gì?- Bệnh do một loại kí sinh trùng sống trong
Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế máu người bệnh gây ra.
- Bệnh sốt rét gây thiếu máu. Nếu bệnh nặng
nào?
bệnh nhân có thể bị tử vong vì hồng cầu bị
phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét.
-

Chúng ta nên làm gì để phòng- Để phòng bệnh sốt rét chúng ta cần :
+ Mắc màn khi đi ngủ.
bệnh sốt rét?
+ Phun thuốc diệt muỗi.
+ Phát quang bụi rậm, khơi thông cống
rãnh.
+ Chôn kín rác thải.
+ Dọn sạch những nơi có nước đọng,
vũng nước lầy.

+ Thả cá cờ vào chum vại, bể nước.
+ Mặc quân áo dài vào buổi tối.
+ Uống thuốc phòng bệnh.
GV nhận xét, đánh giá.

3.
Bài mới
a.
Giới thiệu bài
- Ngoài bệnh sốt rét,

-

3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi
Dấu hiệu của bệnh sốt rét : cách một ngày
xuất hiện một cơn sốt. mỗi cơn sốt có 3 giai
đoạn :
+ Rét run : nhức đầu, người ớn lạnh hoặc
rét run từ 15 phút đến 1 giờ.
+ Sốt cao: nhiệt độ có thể là 40 độ C hoặc
hơn. Người bệnh mệt, mặt đỏ và có lúc bị
mê sảng. Sốt cao kéo dài 1 giờ.
+ người bệnh ra mô hồi, hạ sốt.

mới
con người còn
có thể mắc những bệnh gì lây qua
đường muỗi truyền?
Để biết bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh nguy hiểm như thế nào và


-

9

Bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm não.


-

có những cách nào để đề phòng
bệnh sốt xuất huyết, hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu bài “
Phòng bệnh sốt xuất huyết”
GV ghi bảng : Phòng bệnh sốt xuất
huyết”

- Một số HS nối tiếp nhau đọc bài.

Hoạt động 1: tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt
xuất huyết.
• Mục tiêu:
- HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết
- HS nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
• Cách tiến hành:
Hướng dẫn của giáo viên

Hoạt động và kết quả hoạt động của
học sinh


GV phát phiếu học tập, nêu yêu cầu
của bài tập.
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu ở mục
quan sát
GV cho HS làm việc theo cặp
GV nêu yêu cầu HS đọc các thông
tin có trong SGK và thảo luận để chọn
ra câu trả lời đúng điền vào phiếu.

HS quan sát
HS đọc yêu cầu và thông tin của bài
tập
HS tiến hành thảo luận, trao đổi theo
cặp.

PHIẾU HỌC TẬP
Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết
a. Vi rút
b. Vi khuẩn
2. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gi?
a. Muỗi A – no – phen
b. Muỗi vằn
3. Muỗi vằn sống ở đâu?
a. Trong nhà
b. Ngoài bụi rậm
4. Bọ gậy, muỗi vằn thường sống ở đâu?
a. Ao tù, nước đọng
b. Các chụm vải, bể nước
1.


10


5.

Tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm màn cả ban ngày?
a. Để tránh bị gió
b. Để tránh bị muỗi vằn đốt

Hướng dẫn của giáo viên

Hoạt động và kết quả tự phát hiện
của học sinh

- GV gọi các nhóm trình bày bài làm - Các nhóm nối tiếp nhau đọc bài làm
của mình.
của mình, mỗi nhóm HS chỉ trả lời một
câu hỏi :
+ Nhóm 1 : câu 1 – b tác nhân gây bệnh
sốt rét là vi rút.
+ Nhóm 2 : Câu 2 – b : Muỗi truyền
bệnh sốt xuất huyết có tên là muỗi vằn.
+ Nhóm 3 : Câu 3 – a : muỗi vằn sống
trong nhà.
+ Nhóm 4 : Câu 4 – b : Bọ gạy, muỗi
vằn thường sống ở chum, vại, bể nước.
- GV nhận xét, kết luận đáp án đúng.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ + Nhóm 5 : Câu 5 – b : Bệnh sốt xuất
huyết phải nằm màn cả ngày để tránh bị
trả lời.

+ Tác nhân của bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn đốt.
gì?
+ Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền
+ Tác nhân của bệnh sốt xuất huyết là
như thế nào?
một loại vi rút.
+ Bệnh sốt xuất huyết lây truyền như
+ Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như sau: Muỗi vằn hút máu người bệnh
trong đó có chứa vi rút gây bệnh sốt
thế nào?
xuất huyết sau đó lại hút máu người
không mang bệnh, truyền vi rút sang
GV nhận xét, đánh giá.
cho người không mang bệnh.
GV: Bệnh sốt xuất huyết là bệnh + Bệnh sốt xuất huyết có diễn biễn
truyền nhiễm do một loại vi rút gây ra. ngắn, trường hợp nặng ( bị xuất huyết
Bệnh có diễn biễn ngắn, bệnh nặng có bên trong cơ thể) có thể gây chết người
thể gây chết người trong vòng 3 đến 5 trong vòng 3 đến 5 ngày. Bệnh này đặc
ngày. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị biệt nguy hiểm đối với trẻ em.
cho bệnh này. Bệnh rấy nguy hiểm. Tuy
nhiên chúng ta có thể phòng bệnh. Vậy
có những cách nào để phòng bệnh sốt
11


xuất huyết, chúng ta cùng tìm hiểu một
số việc làm phòng bệnh sốt huyết.





Hoạt động 2 : Những việc làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Mục tiêu:
Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không bị muỗi đốt.
Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
Cách tiến hành :
Hướng dẫn của giáo viên

GV chia nhóm ( mỗi
nhóm có 4 HS)
GV đưa ra các câu hỏi
liên quan đến nội dung bài
học cho HS thảo luận.
- Nêu những việc nên
làm để phòng và chữa bệnh
sốt xuất huyết?

GV ghi nhanh các ý kiến bổ
sung lên bảng
GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động và kết quả tự phát hiện của học
sinh
- HS thảo luận
- Những việc nên làm để phòng và chữa bệnh
sốt xuất huyết :
Ví dụ :
*Các cách phòng bệnh sốt xuất huyết là :
+ Quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi
ở.

+ Mắc màn khi đi ngủ
+ Diệt muỗi. diệt bọ gậy
+ Đậy kĩ nắp bể nước, chum nước
+ Thả cá vào bể nước, chum nươc
+ Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
- Khi đã mắc bệnh sốt xuất huyêt :
+ Đi đến sở y tế gần nhất
+ Uống thuốc, nghỉ ngơi theo yêu cầu của bác sĩ
+ Nằm trong màn cả ban ngày và đêm đẻ tránh
lây bệnh sang người khác.
Đại diện nhóm báo cáo.

GV gọi HS nối tiếp nhau
HS nối tiếp nhau nhắc lại nên làm gì để
nhắc lại những việc nên làm phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết
để phòng và chưa bệnh sốt
xuất huyết.
GV : Sốt xuất huyết là một trong những bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt là đối
12


với trẻ em. Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung
quanh điều này bản thân mỗi HS chúng ta có thể làm được.
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế
• Mục tiêu
• Cách tiến hành
Hướng dẫn của giáo viên
GV cho HS quan sát
tranh ảnh minh hoạ trong SGK


Hoạt động và kết quả tự phát hiện của học
sinh
HS quan sát

Em và gia đình em đã làm HS nối tiếp nhau nêu một số việc mà bản thân và
những việc gì để phòng tránh gia đình đã làm.
Ví dụ :
bệnh sốt xuất huyết?
Luôn quét dọn gầm giường, nhà của sạch để
không có chỗ cho muỗi vằn trú ngụ và đẻ trứng.
Thường xuyên quét dọn chỗ phơi và móc quần áo.
- Đậy nắp chum và bể nước
Thả cá vào bể nước, chum nước để diệt bọ gậy
Tuyên truyền cho mọi người sự nguy hiểm của
bệnh sốt xuất huyết và cách phòng bệnh
GV nhận xét
GV : muỗi vằn thường ẩn nấp trong gầm giường, xó nhà. Muỗi vằn đẻ trứng trong
chum, bể nước. Do đó, chúng ta phải có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ nhà ở và môi
trường xung quanh.
Dặn dò : Đọc mục “ Bạn cần biết”. Tìm hiểu các thông tin về bệnh viêm não
để chuẩn bị cho bài học sau.

2. Hướng dẫn dạy học chủ
2.1.
Mục tiêu của chủ đề
-

đề vật chất và năng lượng

Kiến thức:

Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về:
+ Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, vật liệu và dạng năng lượng
thường gặp trong đời sống và sản xuất.
+ mối quan hệ giữa nước, không khí, âm thanh, ánh sang, nhiệt với sự sống.
13


Kĩ năng:
+ Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần
gũi với đời sống và sản xuất.
+ Biết diễn đạt hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ,…; biết nêu thắc mắc,
đặt câu hỏi, khai thác thông tin.
+ Biết phân tích, so sánh, rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số vật chất
và năng lượng.
- Thái độvà hành vi:
+ Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời
sống.
+ Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, cái đẹp; có ý thức và hành động bảo
vệ môi trường xung quanh.
2.2.
Nội dung của chủ đề
Nước : tính chất, sự chuyển thể, vòng tuần hoàn, vai trò của nước, sự ô nhiễm
nước, cách làm sạch, sử dụng hợp lí, bảo vệ nguồn nước.
Không khí : tính chất, thành phần, vai trò với sự sống và sự cháy. Chuyển động của
không khí, chống ô nhiễm không khí.
Âm : nguồn âm, sự truyền âm, âm thanh trong cuộc sống, biện pháp chống tiếng
ồn.
Ánh sáng : nguồn sang, sự truyền ánh sáng, vai trò của ánh sáng, bong đèn và ứng
dụng thực tế.
Nhiệt : cảm giác nóng-lạnh, nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn nhiệt, vai trò của nhiệt,

sử dụng an toàn và tiết kiệm nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu: kim loại, hợp kim, đá vôi, gốm, thủy
tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi.
Sử dụng một số năng lượng : than đá, dầu mỏ, khí đốt, mặt trời, gió, nước, điện.
2.3.
Hướng dẫn dạy học chủ đề
Chủ đề Vật chất và năng lượng là chủ đề lớn trong môn Khoa học, ở lớp 4
có 37/70 bài, ở lớp 5 là 29/70 bài.
Ở chủ đề này học sinh tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, vai trò của các chất, các vật
liệu, hiện trạng ô nhiễm của các chất, sự biến đổi các chất là những nội dung trừu
tượng song lại dễ dàng có thể dùng các vật liệu sẵn có trong môi trường tự nhiên
xung quanh để thử nghiệm. Vì vậy, thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc biệt
hiệu quả khi dạy chủ đề này.
- Khi sử dụng phương pháp thí nghiệm cần lưu ý :
+ Coi thí nghiệm là phương tiện để học sinh tự khám phá ra kiến thức mới,
không sử dụng như phương tiện để chứng minh hay minh hoạ cho các kết luận
đã được rút ra.
+ Với bài học mà kết luận khoa học đã được chỉ rõ trong sách giáo khoa thì
giáo viên nên cho học sinh làm thí nghiệm trước, sau đó mới làm việc với sách
giáo khoa.
-

-

-

14


-


-

+ Với những bài học mà tên gọi của bài đã là kiến thức khoa học thì giáo viên
có thể cho học sinh tiến hành thí nghiệm trước, sau đó mới giới thiệu tên của
bài học.
Với hệ thống kênh hình phong phú trong sách giáo khoa, với những sự vật hiện
tượng thông thường, dễ tìm kiếm thì bên cạnh phương pháp thí nghiệm, phương
pháp quan sát cũng được sử dụng rộng rãi trong chủ đề này. Khi sử dụng phương
pháp quan sát giáo viên nên cho học sinh được quan sát trực tiếp các sự vật hiện
tượng, tức là “mắt nhìn”, “tay sờ”, “mũi ngửi”, “tai nghe”,…khi có thể.
Kết thúc các giờ học trên lớp, giáo viên nên yêu cầu và định hướng cho học sinh
thực hành làm những thí nghiệm đơn giản ở nhà.
Dạy học chủ đề này cần làm thiết thực hoá nội dung học tập bằng cách huy
động vốn sống kinh nghiệm của học sinh, yêu cầu học sinh liên hệ và vận dụng vào
thực tế cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tăng cường tổ chức cho học sinh vận dụng
các kiến thức khoa học để giải thích những hiện tượng đơn giản, những vấn đề vừa
sức trong cuộc sống liên quan đến nước, không khí, âm thanh, ánh sáng…
2.4.

Kế hoạch bài học minh họa
Khoa học,lớp 4
Bài 26 – Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm

Mục tiêu
- Kiến thức:
Sau bài học HS có được những kiến thức :
+ Những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm ở sông, hồ, kênh, rạch …
+ Những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước tại địa phương.
+ Tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người

nói chung và với người dân địa phương nói riêng.
- Kĩ năng:
Sau bài học HS phải có được những kĩ năng:
+ Quan sát và phân tích tình hình ô nhiễm nguồn nước nơ mình sinh sống.
+ Có kĩ năng thực hiện các biện pháp để bạo vệ và thuyết phục những người
khác cùng giữ vệ sinh nguồn nước.
- Thái độ :
+ HS có thái độ đồng tình ủng hộ đối với những việc làm nhằm giữ gìn và bảo
vệ nguồn nước.
+ Biết phê phán và ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Tích cực, hứng thú với công tác giữ gìn vệ sinh nguồn nước tại trường học và
nơi ở.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập (GV giao cho HS về tìm hiểu để trả lời các câu hỏi được ghi trong
phiếu từ những buổi học trước).
I.

-

15


-

SGK và sách giáo viên môn khoa học lớp 4.
III.
Hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
+ Mục tiêu :
Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,… bị ô


nhiễm

-

-

+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 54, 55 SGK; đặt câu hỏi hỏi và trả lời cho
từng hình.
- VD :
Hình nào cho biết nước ở sông / hồ/ kênh rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân
gây nhiễm bẩn trong hình đó là gì? (Hình 1, 4).
Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn
trong hình đó là gì? (Hình 2).
Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn
trong hình đó là gì? (Hình 3).
Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn
trong hình đó là gì? (Hình 7, 8).
Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn
trong hình đó là gì? (Hình 5, 6, 8).
Bước 2 : Làm việc theo cặp
HS quay lại chỉ vào từng hình trong sách để hỏi và trả lời. Các em cũng có
thể đặt câu hỏi khác.
GV đi tới các nhóm và giúp đỡ (nếu cần).
Bước 3 : Làm việc cả lớp
GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm. Mỗi nhóm chỉ nói
về một nội dung.
Kết luận : Có nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm nước

- Xả rác, phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt, …
Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu; nước thải của nhà máy không qua xử lí xả
thẳng vào sông, hồ, …
Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,… làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước
mưa.
- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, …làm ô nhiễm nước biển.

PHIẾU HỌC TẬP
16


Em hãy quan sát trực tiếp ao, hồ, kênh, mương,… nơi em sinh sống và phỏng vấn
thêm những người lớn ở xung quanh để tìm hiểu :
1. Các nguồn nước ở địa phương em có màu gì? Trong hay đục? Có sinh vật
sống tại đó không, nếu có thì là những sinh vật nào (cá, tôm, bèo, cỏ,…).
Theo em các nguồn nước đó sạch hay bẩn? Vì sao?
2. Vì sao nguồn nước ở hồ ao, kênh mương,…của địa phương bị ô nhiễm?
3. Các nguồn nước này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương
như thế nào?

-

-

-

-

-


Hoạt động 2 : Tìm hiểu những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở địa
phương
+ Mục tiêu : HS sưu tầm những thông tin và nguyên nhân làm ô nhiễm
nguồn nước ở địa phương.
+ Cách tiến hành:
HS báo cáo kết quả điều tra của mình về nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ở
địa phương và ảnh hưởng của nó theo mẫu phiếu học tập GV đã phát ở tiết học
trước (xem phiếu học tập).
Sau khi dành thời gian cho HS nói về hiện trạng và nguyên nhân làm ô nhiễm nước
ở địa phương theo cách hiểu và diễn đạt của mình, GV nhận xét và đưa ra kết luận:
Có nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ở địa phương ta như :
Do hệ thống nước thải sinh hoạt chưa được xử lí trước khi thải vào khu vực tiếp
nhận.
- Hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh.
- Hầu hết các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lí nước thải.
Người dân còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học một cách bừa bãi,
không đúng quy định.
Hoạt động 3 : Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
+ Mục tiêu : Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với
sức khoẻ con người và tác hại trực tiếp đối với người dân địa phương.
+ Cách tiến hành:
- GV đưa ra câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- Yêu cầu HS thảo luận.
HS có thể dựa vào mục “Bạn có biết” trang 55 và những thông tin điều tra được
bằng phiếu học tập để trả lời câu hỏi.
GV dành thời gian cho HS nói về những tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước đến
đời sống của người dân địa phương mà em đã điều tra được ở câu số 2 trong phiếu
điều tra bằng cách diễn đạt của riêng mình.
Kết luận : Nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của
con người vì nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Khi nước bị ô

17


nhiễm sẽ có nhiều loài vi sinh vật sinh sống và lan truyền các dịch bệnh như: tả, lị,
thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột,…
Hoạt động 4 : Củng cố
Sắm vai cho tình huống
+ Mục tiêu : HS có kĩ năng thực hiện và khuyên bảo người khác cùng thực hiện
hành vi giữ gìn vệ sinh để bảo vệ môi trường nước.
+ Cách tiến hành :
GV đưa ra tình huống, HS xung phong lên đóng vai và tự ứng xử với tình
huống dựa trên sự hiểu biết của mình.
Tình huống : Hôm nay là ngày chủ nhật Lan được bố cho đi chơi công viên,
đang ngắm nhìn cảnh hồ nước rất đẹp bỗng Lan nhìn thấy một bạn nhỏ đang định
vứt một túi rác xuống hồ. Nếu em là Lan em sẽ làm gì để khuyên bạn nhỏ kia
không nên làm như vậy.
3. Hướng dẫn dạy học chủ
3.1.
Mục tiêu của chủ đề

đề thực vật và động vật

Kiến thức:
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về:
+ Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật và động vật.
+ Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Kĩ năng:
+ Quan sát và làm một số thí nghiệm với thực vật và động vật đơn giản và
gần gũi với học sinh.
+ Biết diễn đạt hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ,…; biết nêu thắc mắc,

đặt câu hỏi, khai thác thông tin.
+ Biết phân tích, so sánh, rút ra dấu hiệu chung và riêng của thực vật và
động vật.
- Thái độ và hành vi:
+ Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời
sống.
+ Yêu thiên nhiên, cái đẹp, có ý thức bảo vệ thực vật và động vật.
3.2.
Nội dung của chủ đề
- Sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường.
- Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Sự sinh sản của cây xanh.
- Sự sinh sản của một số động vật.
3.3.
Hướng dẫn dạy học chủ đề
Nội dung của chủ đề Thực vật và động vật ở lớp 4 tập trung vào các mối
quan hệ của thực vật và động vật với môi trường như nhu cầu về nước, không khí,
ánh sáng của thực vật, nhu cầu về không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng của
-

18


động vật, mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên. Nội dung của chủ đề này ở lớp 5 tập
trung vào sinh sản của thực vậy và động vật.
Nếu chủ đề vật chất và năng lượng, thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc
trưng, ở chủ đề này quan sát lại là phương pháp dạy học được sử dụng phổ biến.
Tranh ảnh, sơ đồ trong sách giáo và tranh ảnh do giáo viên hoặc học sinh sưu tầm
là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng. Đặc biệt khi học về mối quan hệ giữa
động vật, thực vật với môi trường và quan hệ với thức ăn thì sơ đồ là phương tiện

dạy học hữu hiệu. Sơ đồ không chỉ đơn thuần là đối tượng cho học sinh quan sát để
khám phá kiến thức mà còn là đối tượng cho các em thực hành.
Bện cạnh việc giúp các em phát hiện kiến thức từ quan sát kênh hình trong
sách giáo khoa và tranh ảnh sưu tầm thêm, cần tăng cường khai thác kinh nghiệm
và vốn sống của học sinh. Giáo viên cần cũng cần định hướng cho học sinh quan
sát môi trường xung quanh để trực quan hoá, thiết thực hoá các kiến thức đã hoặc
sẽ được học trên lớp về các mối quan hệ của động, thực vật với môi trường, về sự
sinh sản của thực vật và động vật.
3.4.

-

Kế hoạch bài học minh họa
Khoa học, lớp 4
Bài 60 – Nhu cầu không khí của thực vật

I. MỤC TIÊU
Kiến thức :
- Hiểu được sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.
- Hiểu được vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
Kỹ năng
- Phân biệt được quang hợp và hô hấp.
Ứng dụng vào thực tế kiến thức về nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt.
Thái độ :
Quan tâm đến nhu cầu không khí của cây để có biện pháp tăng năng suất cây trồng.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng phụ hoặc giấy khổ lớn
- Các hình trong sách giáo khoa trang 120 – 121
IV.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hưỡng dẫn của giáo viên

Hoạt động và kết quả tự phát
hiện của học sinh

Khởi động
- Đặt câu hỏi:
- Hai HS trả lời, các HS khác theo
+ Không khí có những thành phần nào?
dõi, nhận xét,bổ sung.
+ kể tên những khí quan trọng đối với đời
19


sống thực vật ?
Nhận xét chung
Hoạt động 1
Mục tiêu
Học sinh hiểu được sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và
hô hấp
- phân biệt được quang hợp và hô hấp
Cách tiến hành
GV : yêu cầu HS quan sát hình 1,2 trongSGK trang 120,121 để tự đặt câu hỏi và
trả lời lẫn nhau.
+ Gọi một số học sinh trình bày kết quả
làm việc theo cặp
+ GV kết luận: Thực vật cần không khí để
quang hợp và hô hấp. Cây dù cung cấp đủ
nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng
thiếu không khí cũng không sống được.


-

Làm việc theo nhóm đôi.
+ Đặt và trả lời câu hỏi
Dự kiến
+Trong quang hợp, thực vật hút khí
gì và thải ra khí gì?
+Trong hô hấp, thực vật hút khí gì
và thải ra khí gì?
+Quá trình quang hợp xảy ra khi
nào?
+Quá trính hô hấp xảy ra khi nào?
+Đều gì xảy ra với thực vật nếu
một trong hai quá trình trên ngừng?
+Trình bày kết quả, theo dõi bổ
sung.
Làm việc cả lớp. Đại diện HS lên
trình bày kết quả làm việc theo
cặp.

Hoạt động 2 :
Mục tiêu :
+ Hiểu được vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
+ Ứng dụng vào thực tế kiến thức về nhu cầu không khí của thực vật trong
trồng trọt
Cách tiến hành: hỏi đáp và truyền đạt
Đặt câu hỏi :
- Trả lời câu hỏi :
Tại sao nói khí các – bô – níc có vai trò

Dự kiến :
+ vì khí các – bô – nic tham gia quá
quan trọng đối với đời sống thực vật?
trình quang hợp
Thực vật đã lấy khí các – bô –níc có trong + vì khí các – bô – níc giúp cây
không khí rồi cùng với nước và năng phát triển.
lượng mặt trời để chế tạo ra chất bột
đường nuôi sống cây, giúp cây phát triển.
-

20


Lượng khí các – bô – níc có trong không
Dự kiến:
khí chỉ đủ cho cây phát triển bình thường. + Phải tăng lượng khí các bô níc
Vì vậy, nếu muốn tăng năng suất cho cây + Phải bón thêm phân chuồng và
phân xanh ủ kĩ cho cây.
trồng ta phải làm gì?
- Tại sao khí oxi có vai trò quan trọng
đối với của cây?
Thực vật không có cơ quan hô hâp
riêng. Các bộ phận của cây đều tham gia
hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ.

+ Dự kiến :
Khí oxi cần cho quá trình hô hấp
của thực vật.
Thiếu oxi, thực vật sẽ ngừng hô
hấp và chết.


Ta có thể ứng dụng hiểu biết về nhu cầu Dự kiến:
khí oxi của thực vật vào trong trồng trọt + Để có đủ khí oxi giúp quá trình
hô hấp tốt, đất trồng tơi xốp,
như thế nào?
thoáng khí.
Kết luận : Biết được nhu cầu không khí
của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện
pháp để tăng năng suất cây trồng như :
bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ
vừa cung cấp chất khoáng vừa cung cấp
khí các bô níc cho cây. Đất trồng cần tơi,
xốp,thoáng khí.
Củng cố
Nêu tình huống : các en đã biết khí các bô- Tiếp nhận tình huống; phân tích
níc cần cho quá trình quang hợp của thực vấn đề, nội dung của tình huống.
vật. Nếu tăng khí các bô níc lên thì cây sẽ- Xác định nhiệm vụ cần thực hiện:
cho năng suất cao hơn. Thế nhưng cây cây gần nhà máy có nhiều khí các
sống gần các khu công nghiệp, nơi có bô níc tại sao không sống khoẻ
nhiều ống khói nhà máy thải, nhiều khí mạnh, cho năng suất cao nhưng
các bô níc lại không phát triển tốt, thậm không phát triển tốt, thậm chí bị
chết? Vậy, khí các bô níc có lợi
chí còn còi cọc đến chết? tại sao?
hay có hại đối với cây trồng?
Nếu HS không phát hiện ra thì gợi ý : vậy
kết luận rằng khí các bô níc càng cao thì
năng suất cây trồng tăng có đúng không?
Kết luận đó có gì không ổn ? Hay vẫn có
giới hạn về lượng khí các bô níc để đảm
21


-

Huy động kiến thức liên
quan.
Đưa ra những giả thuyết.


bảo cho cây phát triển tốt?
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, vận
dụng những kiến thức đã biết để tìm lời
giải thích ( và ghi lại trên bảng phụ hoặc
giấy khổ lớn).
Nếu HS không giải thích được thì nêu
câu hỏi gợi ý : em nhận thấy không khí ở
khu vực các khu công nghiệp như thế
nào? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào
đến quá trình quang hợp, hô hấp của cây?

- Làm việc theo nhóm 4: dựa vào
những tri thức đã có để lập luận,
chứng minh tính đúng đắn của
phương án, rồi ghi lại kết quả thảo
luận.

Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.- Trình bày giải pháp: các nhóm
trình bày kết quả thảo luận của
nhóm.
Dự kiến :
1.

Do có nhiều khói bụi bám
lên lá cây nên lá cây không thể lấy
ánh sáng mặt trời để quang hợp.
2.
Do khói bụi tạo thành những
đám mây đen trên trời nên ánh
sáng mặt trời không đến được lá
cây cho cây quang hợp.
3.
Do khí các bô níc nhiều quá
không tốt cho cây.
4.
Do một nguyên nhân nào đó
làm cho cây chết như : thiếu ánh
sáng, thiếu nước, sâu bệnh…
5.
Do lượng khí các bô níc quá
lớn trong thành phần không khí
nên lượng khí oxi không đủ cho
cây hô hấp nên cây chết.
Yêu cầu học sinh đọc thông tin về nhu- Cùng nhận xét ý kiến của các nhóm
cầu CO2 của cây.
để chọn ra phương án tối ưu:
Điều khiển HS nhận xét các ý kiến trình
+ Nhóm có câu trả lời 1 và 2 :
bày của các nhóm và chốt lại câu trả lời chưa chính xác.
+ Nhóm có câu trả lời 3 và 4 :
đúng nhất.
không rõ, chưa đủ.
+ Nhóm có câu trả lời 5 : đúng

22


và đầy đủ.
- Như vậy, có thể kết luận gì về nhu cầu - Cây rất cần khí các bô níc, nhưng
khí các bô níc của cây?
nếu lượng khí các bô níc quá nhiều
cũng có thể gây hại cho cây.
Khí các bô níc cần cho quá trình quang
hợp. Lượng khí các bô níc tăng gấp đôi
cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn.
Nhưng nếu lượng các bô níc cao hơn nữa,
cây trồng sẽ chết.
Như vậy, hiểu rõ về nhu cầu không khí
của cây và đem nó ứng dụng vào trong
trồng trọt là cách tôt để cho cây sinh
trưởng và phát triển.

4. Hướng dẫn dạy học chủ
4.1.
Mục tiêu của chủ đề

đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Kiến thức:
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về:
+ Khái niệm về môi trường và tài nguyên. Vai trò và tác động của con người
đối với môi trường tự nhiên và tài nguyên.
+ Biện pháp bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng:

+ Biết quan sát và diễn đạt hiểu biết về môi trường và tài nguyên bằng lời
nói, bài viết, hình vẽ,…; biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, khai thác thông tin.
+ Biết phân tích, so sánh, rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật và
hiện tượng đơn giản trong môi trường tự nhiên.
- Thái độ hành vi:
+ Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào
đời sống.
+ Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, cái đẹp, có ý thức và hành động bảo
vệ môi trường xung quanh.
4.2.
Nội dung của chủ đề
Vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với môi
trường tự nhiên.
- Dân số và tài nguyên.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
4.3.
Hướng dẫn dạy học chủ đề
-

-

23


-

-

-


Một là do chương trình môn khoa học được xây dựng trên quan điểm tích hợp và
đồng tâm nên khi dạy học chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên nói riêng
và các môn học khác nói chung cần lưu ý :
+ Lưu ý đến những kiến thức kĩ năng liên quan mà các em học sinh đã được
học từ các chủ đề trước và ở lớp dưới để dẫn dắt học sinh tự phát hiện ra kiến
thức của bài học.
+ Cần tăng cường học sinh liên hệ và vận dụng với thực tế để các kiến thức
được học không mang tính sách vở mà trở nên gần gũi và thiết thực với học
sinh.
Hai là cần hiện thực hoá ý đồ, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh như
đã được thể hiện trong cách trình bày của sách giáo khoa. Giáo viên vừa giảng
(cung cấp thông tin), vừa chỉ hoặc giảng xong rồi mới chỉ trên kênh hình.
Để sử dụng các phương tiện dạy học với vai trò là nguồn tri thức, giáo viên
không cung cấp (áp đặt) kiến thức mà dùng hệ thống câu hỏi, hay yêu cầu để kích
thích học sinh động não và quan sát kĩ lưỡng đối tượng quan sát. Do được định
hướng rõ ràng bằng câu hỏi hay yêu cầu của giáo viên nên việc quan sát của học
sinh có mục đích rõ ràng, ngoài ra các câu hỏi hay bài tập còn gây hứng thú và
buộc học sinh phải “ nghe kĩ, nhìn tinh và đăm chiêu suy nghĩ” để tìm ra câu trả
lời. Khi học sinh trả lời được câu hỏi giáo viên từ việc quan sát của chính mình,
các em đã tự phát hiện ra kiến thức của bài học qua quá trình học tập một cách tích
cực.
Ba là, giáo dục moi trường có đặc trưng là ngay với các em học sinh nhỏ tuổi cũng
cần hình thành không chỉ nhận thức mà cả thái độ và hành vi thân thiện với môi
trường. Để làm được việc đó, trong khi dạy giáo viên ngoài những hoạt động
chung gây ô nhiễm, tàn phá môi trường hay có tác dụng bảo vệ, cải thiện với môi
trường, cần khuyến khích và tạo cơ hội cho học sinh được liên hệ với những hoạt
động vừa sức với chính các em. Học sinh cùng nhận thức được rằng học sinh trong
cuộc sống hằng ngày đã trực tiếp tác động vào môi trường và bằng sức lực của
chính mình cũng có thể tham gia bảo vệ cải thiện môi trường
4.4.

Kế hoạch bài học minh họa
Khoa học, lớp 5
Bài 68 – Một số biện pháp bảo vệ môi trường
Mục tiêu
Kiến thức : HS hiểu được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia,
cộng đồng, gia đình và cá nhân.
- Kĩ năng : HS trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường.
Thái độ : HS có ý thức thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh
môi trường.
I.

-

-

24


-

HS có thái độ đồng tình với những người có ý thức bảo vệ môi trường; có
thái độ không đồng tình với những người phá hoại môi trường.
Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
II.
Chuẩn bị
Giáo viên :
- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về môi trường.
- Hình trang 140, 141 SGK.
- Giấy khổ to, băng dính và hồ dán.
Học sinh :

Sưu tầm các tư liệu, thông tin về biện pháp bảo vệ môi trường vừa sức với HS.
III.
Hoạt động dạy học
Hướng dẫn của giáo viên
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng trả lời câu
hỏi về nội dung đã học ở bài
trước.
- Nguyên nhân nào làm ô nhiễm
nguồn nước?

Hoạt động và kết quả tự phát hiện của
HS
3 HS lên bảng lần lượt trả lời.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm
nguồn nước. Đó là nước thải từ các thành
phố, nhà máy thải ra sông hồ; nước thải
sinh hoạt của con người; nước bị ô nhiễm
thuốc trừ sâu, bị ảnh hưởng bởi phân bón
hoá học từ các đồng ruộng…

- Không khí, nước bị ô nhiễm gây - Nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến hệ
ra những tác hại gì?
sinh thái. Nước, không khí bị ô nhiễm gây
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con
người.
- Ở địa phương em người dân đã HS trả theo thực tế. Ví dụ :
làm gì gây tác hại cho nguồn Dùng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu
cho cây lúa, cây cà phê.
nước?

- Thải rác thải sinh hoạt ra ao, hồ.
Thải rác thải công nghiệp ra song, hồ.
3 HS lần lượt nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá
Giới thiệu bài:
- Môi trường là gì?
HS trả lời
- Tại sao chúng ta phải bảo HS trả lời
vệ môi trường?
25


×