BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------
NGUYỄN THỊ THU CHANG
ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG TIẾNG VIỆT
NHÌN TỪ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
HÀ NỘI, NĂM 2015
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------
NGUYỄN THỊ THU CHANG
ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG TIẾNG VIỆT
NHÌN TỪ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số
: 60 22 02 40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kim Phượng
HÀ NỘI, NĂM 2015
2
MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề tài
1.1. Trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ học, từ loại luôn là vấn đề được nghiên cứu từ
rất sớm. Khi ngữ pháp chức năng ra đời, ngôn ngữ học không chỉ đơn thuần được xem xét trên bình
diện kết học mà còn được nghiên cứu trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Lúc
này, vấn đề từ loại vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Và từ loại cũng bắt đầu được soi
chiếu bởi ánh sáng lí thuyết ba bình diện.
1.2. Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ tuy chiếm một số lượng ít nhưng lại có một vị
trí quan trọng, tần số sử dụng rất cao; có vai trò cần thiết trong ngôn ngữ và giao tiếp. Nó chi phối
rất nhiều đến hoạt động giao tiếp của con người. Nhóm đại chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy chỉ là
một tiểu loại của đại từ tiếng Việt. Tuy nhiên, nó lại khá quan trọng, đa dạng và phức tạp trong cách
phân loại và sử dụng. Có nhiều quan điểm khác nhau về nhóm từ này, bởi đây là nhóm từ đặc biệt.
Nó phản ánh mối liên hệ định vị của sự vật trong thực tại. Khi người Việt nói Tôi thích cái áo kia
có khác gì khi họ nói Tôi thích cái áo này? Cùng sự vật cái áo nhưng khi đi với kia và này, nó đã
định vị sự vật trong thực tế ở những khoảng cách vị trí khác nhau so với người nói.
1.3. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy cũng đã được một số nhà ngôn ngữ học đề
cập đến. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện nhóm từ
này trên ba bình diện của ngôn ngữ. Hầu hết các tác giả chỉ tìm hiểu đại từ chỉ định trên một khía
cạnh, phương diện nào đó mà thôi. Lựa chọn đề tài luận văn “Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó,
kia, ấy trong tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học”, chúng
tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc nghiên cứu nhóm từ này một cách sâu sắc và toàn diện hơn
trên quan điểm của ngữ pháp chức năng. Đây là một việc làm cần thiết và là một hướng đi mới mẻ
và hứa hẹn những phát hiện bất ngờ, thú vị.
2.
Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học
Trong luận văn này, trên cơ sở của lí thuyết ba bình diện, người viết chủ yếu đi sâu nghiên
cứu đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt ở phương diện từ loại. Tuy nhiên, khi
đi vào hoạt động hành chức, các đại từ này lại không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà gắn với câu – một
đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Bởi vậy, cần phải xem xét các từ loại này trong mối quan hệ với câu
chứa chúng.
Điều đáng lưu ý là việc nghiên cứu câu đã có có sự thay đổi lớn cùng với những thành tựu
đáng ghi nhận. Trước đây, ngôn ngữ nói chung và ngữ pháp nói riêng chịu sự chi phối rất lớn của
ngữ pháp học truyền thống nên câu chỉ được nghiên cứu ở mặt cấu trúc ngữ pháp, ở dạng tĩnh.
Nghiên cứu câu chủ yếu thiên về mặt hình thức, không xem xét ở mặt đến nội dung, ý nghĩa mà
câu biểu hiện và hoàn cảnh, mục đích sử dụng nó. Tuy nhiên, ngữ pháp chức năng (Functional
3
Grammar) ra đời đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học. Với lí thuyết
ba bình diện (ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng), ngữ pháp chức năng đã khắc phục được những
hạn chế của trường phái cấu trúc luận đồng thời khẳng định được mối quan hệ mật thiết và mang
tính tất yếu của ba bình diện ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, trước những năm 90 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu câu còn mới chỉ là
những bước đầu và cũng chịu ảnh hưởng lớn từ trường phái cấu trúc luận. Các nhà ngữ pháp
tiêu biểu là Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Đái Xuân Ninh, Diệp Quang Ban,... Từ sau
năm 1990 đến nay, đặc biệt là khoảng hơn mười năm trở lại đây, các nhà ngôn ngữ học Việt
Nam đã nhanh chóng tiếp thu những thành tựu của ngữ pháp chức năng để vận dụng vào việc
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung và câu nói riêng nhằm giúp ngôn ngữ học Việt Nam
theo kịp các bước tiến của ngôn ngữ học thế giới. Các lí thuyết của ngữ pháp chức năng đặc
biệt là lí thuyết ba bình diện đã được vận dụng vào việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Có thể
nói ngữ pháp chức năng lúc này đã trở thành cơ sở lí luận cho các nhà Việt ngữ nghiên cứu.
Người có công đưa ngữ pháp chức năng vào Việt Nam và ứng dụng nó vào việc nghiên cứu ngôn
ngữ là Cao Xuân Hạo với cuốn Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991). Đây là công trình ngữ pháp có ý
nghĩa to lớn trong việc đánh dấu sự ra đời của ngữ pháp chức năng ở Việt Nam. Lần đầu tiên, các vấn đề
của ngôn ngữ được tác giả tiếp cận, nghiên cứu dưới ánh sáng của lí thuyết này. Và điều đó đã mang đến
cho nền ngôn ngữ của chúng ta lúc bấy giờ một luồng gió mới, tạo ra một bước ngoặt mới cho việc nghiên
cứu cú pháp tiếng Việt.
Trong Đại cương ngôn ngữ học tập 1 (2003), tác giả Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán đã
chỉ ra rằng bắt nguồn từ lí thuyết kí hiệu học do Ch. Morris khởi xướng mà ngôn ngữ học hiện đại
xem xét, khảo sát câu ở ba bình diện khác nhau: bình diện nghĩa học (nghĩa của câu), bình diện kết
học (bình diện cú pháp) và bình diện ngữ dụng. Và tác giả cũng cho rằng đây là sự khác biệt lớn so
với quan điểm ngữ pháp truyền thống, vốn chỉ xem xét câu ở bình diện cú pháp. Ngữ pháp hình
thức truyền thống không coi bình diện nghĩa và bình diện sử dụng của câu là đối tượng nghiên cứu
của nó.
Như vậy, có thể thấy rằng lí thuyết ba bình diện, thành tựu của ngữ pháp chức năng, đã và
đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của nó trong việc nghiên cứu các vấn đề ngôn
ngữ. Và chúng tôi cũng lấy lí thuyết ba bình diện để làm cơ sở lí luận tìm hiểu các vấn đề của luận
văn.
2.2.
Lịch sử nghiên cứu đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy
Trước hết, đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy có mặt trong nhiều cuốn từ điển. Chúng
tôi đã khảo sát và nghiên cứu trên một số cuốn từ điển sau: Từ điển tiếng Việt (2013), Hoàng Phê;
Đại từ điển tiếng Việt (2013), Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào,
4
Phan Xuân Thành,... Các tác giả đã chỉ ra ý nghĩa của các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy và cả vai trò
từ loại của chúng.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại (1980), tác giả Hữu Quỳnh đã nêu định nghĩa về
đại từ chỉ định và cũng phân đại từ chỉ định ra làm hai loại: đại từ chỉ định sự vật và đại từ chỉ định
không gian (vị trí) thời gian. Đại từ chỉ định sự vật bao gồm: này, nọ, kia, ấy, đó. Đại từ chỉ định
không gian thời gian: đây, đấy, đó, kia, này, nay, giờ, bây giờ, bấy giờ...Trong đó, đây, đấy, đó, kia
được xếp vào nhóm đại từ chỉ định không gian, số còn lại thuộc nhóm đại từ chỉ định thời gian.
Như vậy, ở sự phân loại này, ranh giới giữa các đại từ chỉ định không rõ ràng, nhiều từ vừa thuộc
nhóm này lại vừa thuộc nhóm khác, ví dụ như từ này, đó, kia. Từ này vừa là đại từ chỉ định sự vật
vừa là đại từ chỉ định thời gian; từ đó, kia vừa là đại từ chỉ định sự vật vừa là đại từ chỉ định không
gian.
Trong Ngữ pháp tiếng Việt (1983), Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, các tác giả gọi các từ
đây, này, đấy, đó, kia, ấy... là đại từ không gian, thời gian và xếp chúng vào một nhóm nhỏ thuộc
tiểu loại đại từ sự vật (đại từ dùng để trỏ sự vật). Đồng thời, các tác giả cũng cho rằng những từ
như: này, kia, ấy, đó, này... là những từ có đặc điểm của một thứ phụ từ thường làm phụ tố chỉ vị
trí cho một chính tố là danh từ. [40, 88].
Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại (1996), Lê Biên xếp đại từ vào lớp từ loại trung gian
giữa thực từ và hư từ. Tác giả chia đại từ ra làm 6 loại: Đại từ xưng hô, đại từ chỉ định, đại từ để
hỏi, đại từ chỉ khối lượng, tổng thể; đại từ phiếm chỉ và các đại từ thế, vậy. Lê Biên dựa vào nghĩa,
chia đại từ chỉ định làm hai tiểu loại: Đại từ xác định (đây, này, nay) và đại từ không xác định (ấy,
đó, nọ, kia, đấy...). Ông còn lưu ý cách sử dụng cặp đại từ chỉ định: đây đó, đi đây, đi đó, này...nọ;
trường hợp đấy, ấy, đây làm đại từ xưng hô; trường hợp đó, đấy, đây làm phương tiện liên kết các
đoạn văn trong văn bản.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt từ loại (2010), ở chương VI, khi nói về đại từ, Đinh Văn
Đức cũng đề cập tới các đại từ chỉ định. Trước hết, ông cho rằng trong hệ thống từ loại, đại từ
không xếp vào thực từ hay hư từ mà nằm ở vị trí trung gian. Tiếp đó, ông chỉ ra hai cách để phân
loại đại từ. Nếu coi đại từ là một từ loại với chức năng ngữ pháp chung là chỉ trỏ, thay thế thì nội
bộ đại từ sẽ được phân loại thành hai loại nhỏ: đại từ chỉ người và đại từ chỉ định. Về đại từ chỉ
định, tác giả cho rằng những đại từ chỉ định đây, đấy, đó, kia... được dùng khá cơ động về phương
diện chức năng (thay thế, chỉ trỏ). Những từ này, kia, ấy... là những từ phụ của danh từ, làm phần
cuối của danh ngữ với tư cách là những định tố (mang ý nghĩa chỉ trỏ, xác định). Này và kia là hai
từ hạt nhân của nhóm chỉ định.
Trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học (2012), Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), đại từ được
xếp vào nhóm thực từ. Đây, này, đấy, đó, kia, ấy... là những đại từ có khả năng thay thế cho nhiều
5
từ loại khác nhau và thay thế cho cả một câu, một chuỗi câu và chúng được gọi là đại từ chỉ định.
Chúng thuộc cùng một tiểu loại của đại từ và chưa được đề cập nhiều.
Diệp Quang Ban gọi những đại từ này với cái tên “chỉ định từ” (ngoại chiếu – quy chiếu ngoài
văn bản) để phân biệt với đại từ (nội chiếu – quy chiếu trong văn bản). Ông phân chỉ định từ làm ba loại:
chỉ định từ không gian, chỉ định từ thời gian và chỉ định từ số lượng. Các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy thuộc
loại chỉ định từ không gian. Ba chỉ định từ đây, đó, đấy vốn là chỉ định từ không gian cũng được dùng
vào định vị thời gian. [3, 527]
Trong Đại cương ngôn ngữ học – ngữ dụng học, tập hai, Đỗ Hữu Châu có nói đến các đại từ
này trong phần chỉ xuất. Từ này, kia, đây được người Việt dùng để định vị không gian, thời gian (trong
phần chỉ xuất không gian, thời gian chủ quan). Riêng từ ấy được tác giả đề cập đến nhiều ở phần chỉ
xuất không gian, thời gian khách quan và phần chỉ xuất trong diễn ngôn (văn bản).
Bên cạnh các công trình ngữ pháp học, phong cách học, dụng học còn có một số luận văn
cũng đề cập đến những đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy như: Luận văn Nhóm từ chỉ vị trí
trong tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học của Phạm Thị Thu
Hưng (2011), luận văn Đại từ nhân xưng tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa
học và dụng học (2013) của Nguyễn Thị Hải... Trong những luận văn này, các tác giả đề cập đến
đại từ chỉ định trên những góc độ, phương diện khác nhau. Ví dụ như những đại từ nhân xưng có
nguồn gốc từ đại từ chỉ định, khả năng kết hợp của những từ chỉ vị trí với đại từ chỉ định... Ngoài
ra, có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí, các kỷ yếu tiêu biểu là bài viết của PGS.TS Trần Kim
Phượng đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc năm 2013 với nhan đề: Từ “ấy” trong tiếng
Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Trong bài viết, tác giả đã đi sâu
vào nghiên cứu từ “ấy” trên lí thuyết ba bình diện và với tư cách là những từ loại khác nhau: đại từ,
trợ từ, thán từ,... Từ đó, phân tích bản chất ngữ pháp và chức năng của nó khi đi vào hoạt động
hành chức.
Trên đây là những công trình nghiên cứu về đại từ chỉ định mà chúng tôi đang tiến hành
khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các công trình chỉ mới đề cập đến một mặt riêng lẻ của nhóm
đại từ này, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện trên cả ba bình diện: kết
học, nghĩa học và dụng học. Dựa trên việc kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi
trước, chúng tôi tiến hành tìm hiểu sáu đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trên cả ba bình
diện: kết học, dụng học, nghĩa học.
3.
3.1.
Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lí luận
Tiến hành đề tài “Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt nhìn từ lí
thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học”, chúng tôi muốn có được những đóng góp
nhất định về phương diện lí luận vào việc nghiên cứu nhóm đại từ chỉ định này trên ba bình diện.
6
3.2.
Về mặt thực tiễn
Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng những đại từ chỉ định mà chúng tôi chọn để tìm hiểu có
tần xuất sử dụng vô cùng lớn trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho việc dạy và
học tiếng Việt trong nhà trường thuận lợi hơn. Người dạy và người học có thể hiểu rõ hơn về một
nhóm từ loại khá phức tạp để từ đó hiểu và sử dụng đúng hoàn cảnh, mục đích giao tiếp. Đồng thời,
chúng tôi cũng mong muốn luận văn sẽ góp phần nào đó vào việc dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài vì đối với người nước ngoài, việc học đại từ chỉ định tiếng Việt là một vấn đề khó. Kết quả
luận văn cũng có thể là cơ sở để giúp cho việc so sánh đối chiếu nhóm từ này với nhóm từ khác
4.
4.1.
trong tiếng Việt; cho thấy nét độc đáo trong sự tri nhận không gian, thời gian của người Việt.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi nhằm mục đích đưa ra cái nhìn toàn diện và hệ thống về nhóm
đại từ chỉ định trên quan điểm của ngữ pháp chức năng.
4.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nêu trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ sau:
-
Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài: lí thuyết ba bình diện trong ngôn ngữ học theo quan điểm
-
của ngữ pháp chức năng, các vấn đề về từ loại tiếng Việt...
Khảo sát các đại từ chỉ định xuất hiện trong các văn bản tiếng Việt và trong hội thoại của người
5.
5.1.
Việt. Sau đó tiến hành thống kê, phân loại.
Miêu tả và phân tích các đại từ chỉ định trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học.
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tư liệu khảo sát
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là 6 đại từ chỉ định: đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong
5.2.
-
tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu đại từ chỉ định, không nghiên cứu các nhóm đại từ khác như đại từ nhân
-
xưng, đại từ chỉ tổng lượng...
Chúng tôi chỉ nghiên cứu 6 đại từ chỉ định: đây, này, đấy, đó, kia, ấy mà không nghiên cứu các các
đại từ chỉ định khác (ví dụ như: nọ, nay, nãy...). Sở dĩ như vậy là bởi vì theo chúng tôi đây là những
đại từ chỉ định tiêu biểu và có tần số sử dụng cao, phổ biến. Hơn nữa, chúng mang những đặc trưng
5.3.
cơ bản của nhóm đại từ chỉ định.
Tư liệu khảo sát
Để giải quyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
những đại từ chỉ định này trên những tư liệu sau:
- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (2012), NXB Văn học Hà Nội
- Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2005), NXB Hội nhà văn
- Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam (2012), NXB Văn học Hà Nội
7
Ngoài ra, chúng tôi còn lấy một số câu nói trong giao tiếp đời thường, lời bài hát để làm tư
-
khảo sát.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn một số phương pháp và thủ pháp sau:
Phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ: Luận văn sử dụng phương pháp này để làm rõ những
-
đặc trưng của đối tượng.
Phương pháp phân tích từ loại: Vì đối tượng mà chúng tôi tiến hành khảo sát thuộc lớp từ loại khác
6.
đặc biệt cho nên trong luận văn, cụ thể trong chương 2, chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để
-
tiến hành xác định bản chất từ loại cho từng từ một cách rõ ràng trong từng trường hợp cụ thể.
Thủ pháp thống kê, phân loại: Trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê các
trường hợp xuất hiện của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tư liệu khảo sát. Sau đó,
tiến hành tập hợp, phân loại và đưa ra những con số thống kê theo những tiêu chí nhất định. Đây sẽ
-
là cơ sở để chúng tôi rút ra những kết luận quan trọng cho luận văn.
Thủ pháp phân tích vị từ - tham thể: Phương pháp này được chúng tôi sử dụng ở chương 2, khi
chúng tôi nghiên cứu 6 đại từ này trên bình diện nghĩa học. Mục đích để phân tích vai trò của đại từ
7.
-
chỉ định trong cấu trúc vị tố - tham thể (cấu trúc nghĩa miêu tả).
Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần
nội dung chính là phần trọng tâm của luận văn và được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt trên bình diện kết học và nghĩa
học.
Chương 3: Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt trên bình diện dụng học.
Sở dĩ chúng tôi trình bày hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa trong một chương chung
(chương 2) và tách bình diện ngữ dụng ra thành một chương riêng (chương 3) là bởi vì ngữ dụng là
bình diện quan trọng, có nhiều vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập tới. Khi các đại từ chỉ định đây,
này, đấy, đó, kia, ấy đi vào hoạt động hành chức (hoạt động sử dụng), chúng hứa hẹn sẽ đem đến
những khám phá bất ngờ, thú vị.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.
1.1.1.
Lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học
Bình diện kết học
Kết học (syntactics) theo Ch. Morris đó là lĩnh vực nghiên cứu kí hiệu trong các mối quan hệ
kết hợp với các kí hiệu khác. Nói cách khác, kết học là lĩnh vực của các quy tắc kết hợp tín hiệu thành
một thông điệp. Có thể nói đây là bình diện của các mối quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị ngữ pháp
và các kiểu cấu tạo ngữ pháp trong câu. Riêng về việc nghiên cứu các thành phần ngữ pháp của câu
8
chính là xem xét cấu tạo, đặc điểm hình thức, ý nghĩa và chức năng ngữ pháp của các thành phần
ngữ pháp và quan hệ giữa các thành phần đó trong câu.
1.1.2.
Bình diện nghĩa học
Bình diện nghĩa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín hiệu và cái được biểu đạt. Trong
ngôn ngữ học, các biểu thức ngôn ngữ luôn có mối quan hệ mật thiết với cái mà biểu thức này miêu
tả. Đó chính là mối quan hệ về ngữ nghĩa.
Bình diện nghĩa của câu quan tâm nghiên cứu hai thành phần cơ bản là nghĩa biểu hiện
(nghĩa miêu tả, nghĩa sự vật) và nghĩa tình thái.
1.1.3.
Bình diện dụng học
Đây là bình diện nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm đạt được một
mục đích nhất định nào đó. Nó không nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ tồn tại ở trạng thái tĩnh
(trong hệ thống) mà nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ ở trạng thái động (trong sử dụng).
Ngữ dụng học quan tâm đến các vấn đề như sau: chiếu vật, hành động ngôn ngữ, các thành
phần nghĩa ngữ dụng của câu (nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn), lí thuyết lập luận, lí thuyết hội
thoại, cấu trúc thông tin...
Tóm lại, ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học tuy là ba lĩnh vực khác nhau nhưng chúng
không tồn tại độc lâp, tách biệt nhau mà lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời. Hình
thức của câu biểu thị nội dung nghĩa của câu nhưng để hiểu được đúng nghĩa của câu cần đặt nó trong ngữ
cảnh. Bởi vậy, cần xem xét câu trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học.
1.2.
1.2.1.
Từ loại và sự phân định từ loại tiếng Việt
Khái niệm về từ loại
Khi đưa ra khái niệm từ loại, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến bản chất,
đặc trưng ngữ pháp của từ loại. Và chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng từ loại là kết quả phân
định các từ theo bình diện ngữ pháp. Nó là những lớp từ được phân chia theo những đặc điểm ngữ
pháp giống nhau. Những từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau được quy vào một loại từ.
1.2.2. Sự phân định từ loại
1.2.2.1. Mục đích của sự phân định từ loại
Mục đích của việc phân định từ loại là thiết lập một danh sách các từ loại của một ngôn ngữ cụ
thể. Đặc biệt, mục đích chủ yếu đó chính là nhằm phát hiện bản chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt
động ngữ pháp và sự hành chức của các lớp từ loại trong quá trình thực hiện những chức năng cơ bản
của ngôn ngữ: làm công cụ giao tiếp, để tư duy trừu tượng. Từ đó có thể sử dụng các lớp từ cho đúng
quy tắc, hợp với phong cách và chuẩn của tiếng Việt hiện đại. [4, 9]
1.2.2.2. Tiêu chuẩn phân định từ loại tiếng Việt
9
Việc phân định từ loại dựa trên ba tiêu chuẩn cơ bản sau:
-
Thứ nhất là tiêu chuẩn về ý nghĩa khái quát (ý nghĩa phạm trù chung).
Thứ hai là tiêu chuẩn về khả năng kết hợp.
Thứ ba là tiêu chuẩn về chức vụ cú pháp
1.2.2.3. Hệ thống từ loại tiếng Việt
Có thể mô hình hóa hệ thống từ loại trong tiếng Việt như sau:
Từ loại tiếng Việt
Quan hệ từ
Danh từ
Tình thái từ
Phụ từ
Đại từ
Số từ
Tính từ
Động từ
Thực từ
Trung gian
Hư từ
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ có một vị trí đặc biệt. Nó nằm ở nhóm trung gian
giữa thực từ và hư từ. Có thể thấy rằng đại từ là từ loại vừa giống hư từ lại vừa giống thực từ. Nó
rất gần với thực từ nhưng lại không phải là đại từ đích thực vì nó chiếm số lượng hữu hạn như hư
từ, không mang tính định danh, thường không làm thành tố trung tâm mà chỉ làm thành tố phụ của
đoản ngữ... Vì thế, không thể xếp đại từ vào nhóm thực từ. Nhưng cũng không thể xếp nó vào
nhóm hư từ được vì đại từ có thể đảm nhiệm rất nhiều các chức vụ cú pháp khác nhau trong câu,
10
trong khi hư từ thì không thể. Như vậy, trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ có vị trí trung gian
1.3.
1.3.1.
giữa đại từ và hư từ.
Khái quát về đại từ tiếng Việt
Khái niệm đại từ
Trong luận văn này, dựa vào chức năng của đại từ, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng
đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Chính chức năng trỏ và thay thế đã làm nên đặc trưng riêng
cho từ loại đại từ tiếng Việt, giúp phân biệt với các từ loại khác. Tuy nhiên, vai trò của chức năng “thay
thế”, “chỉ trỏ” cụ thể như thế nào, chức năng nào nổi trội hơn chức năng nào, thì còn tùy thuộc vào từng
1.3.2.
tiểu loại của nó.
Phân loại đại từ
Việc phân loại đại từ tiếng Việt chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu ngôn ngữ.
Với quan điểm của mình, họ đưa ra những cách phân loại đại từ khác nhau.
- Nguyễn Lân chia đại từ làm bốn nhóm: đại từ chỉ tên, đại từ để trỏ, đại từ để hỏi và đại từ dùng
-
để nói trống.
Nguyễn Kim Thản chia đại từ thành hai loại lớn: đại thể từ và đại vị từ. Trong đó, đại thể từ
-
bao gồm: đại từ nhân xưng, đại từ phản thân, đại từ tương hỗ, đại từ phiếm chỉ, đại từ chỉ số
lượng và thời gian, đại từ chỉ định. Đại vị từ gồm đại từ thế và vậy.
Lê Biên phân loại đại từ thành các tiểu loại sau: đại từ xưng hô, đại từ chỉ định, đại từ để hỏi;
-
đại từ chỉ khối lượng, tổng thể và đại từ phiếm chỉ.
Nguyễn Hữu Quỳnh dựa vào ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp, chia đại từ tiếng Việt thành 6
nhóm nhỏ: đại từ xưng hô, đại từ chỉ định sự vật, đại từ chỉ định không gian (vị trí) thời gian,
-
đại từ chỉ trạng thái, đại từ chỉ số lượng, đại từ để hỏi.
Hoàng Văn Thung chia đại từ thành hai loại lớn là đại từ xưng hô và đại từ chỉ định.
Diệp Quang Ban chia đại từ thành 4 loại:Nhân xưng từ, chỉ định từ, đại từ nội chiếu, đại từ
nghi vấn và đại từ phiếm chỉ.
Chúng tôi cho rằng đại từ tiếng Việt có thể chia làm sáu loại (nhóm) chủ yếu sau:
Đại từ nhân xưng
Đại từ thay thế
Đại từ chỉ định
Đại từ nghi vấn
Đại từ phiếm chỉ
Đại từ chỉ tổng lượng
Như vậy, đại từ chỉ định không phải là một từ loại riêng biệt mà là một tiểu loại của đại từ. Nhóm
đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy sẽ được chúng tôi xem xét cụ thể ở các chương tiếp theo của luận
văn.
Tiểu kết chương 1
11
Trên đây, chúng tôi đã hệ thống lại toàn bộ cơ sở lí thuyết có liên quan đến luận văn. Đó là
lí thuyết ba bình diện trong ngôn ngữ học, vấn đề từ loại và sự phân định từ loại, khái niệm đại từ
và sự phân loại đại từ tiếng Việt.
Thứ nhất là những vấn đề về lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Lí
thuyết này sẽ soi sáng cho các vấn đề của luận văn.
Thứ hai, dựa trên ba tiêu chuẩn cơ bản (ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú
pháp), chúng tôi phân chia từ loại trong tiếng Việt ra làm ba nhóm: thực từ, hư từ và trung gian.
Trong đó, đại từ được xếp vào nhóm trung gian bởi nó có những đặc điểm vừa giống thực từ vừa
giống hư từ.
Thứ ba, trong chương một của luận văn, chúng tôi cũng làm rõ khái niệm đại từ và sự phân
loại đại từ tiếng Việt. Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Định nghĩa này được chúng tôi
đưa ra dựa trên chức năng chính là thay thế và chỉ trỏ của đại từ. Về sự phân loại đại từ, đại từ có
sự phân loại khá đa dạng. Chúng tôi chia đại từ thành sáu nhóm chủ yếu: Đại từ nhân xưng, đại từ
thay thế, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, đại từ phiếm chỉ và đại từ tổng lượng. Từ đó, chúng tôi đi
đến khẳng đại từ chỉ định là một tiểu loại của đại từ tiếng Việt.
Những nội dung được trình bày ở chương này sẽ là cơ sở, là tiền đề quan trọng để chúng
tôi tìm hiểu về đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và
dụng học ở chương 2 và chương 3.
12
Chương 2
ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH
DIỆN KẾT HỌC VÀ NGHĨA HỌC
2.1. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trên bình diện kết học
2.1.1. Bản chất từ loại của các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy
-
Từ đây:
+ Đây là một đại từ nhân xưng lâm thời ngôi thứ nhất, số ít.
+ Đây là một trợ từ:
+ Đây là một đại từ chỉ định
- Từ này:
+ Này là đại từ nhân xưng lâm thời ngôi thứ nhất, nhưng nó thường không đi một mình mà
đứng trong kết hợp đằng này.
+ Này là trợ từ biểu thị ý nhấn mạnh tính cụ thể và xác định của những sự vật, sự việc, tính
chất nào đó đang được liệt kê ra...
+ Dùng này với tư cách là thán từ.
-
-
Từ đấy/đó:
Vì đấy và đó khá giống nhau về vai trò từ loại nên chúng tôi không tách chúng ra. Đôi khi,
trong nhiều trường hợp, chúng còn có thể thay thế cho nhau.
+ Đấy/đó dùng như một đại từ nhân xưng lâm thời ngôi thứ 2, số ít.
+ Đấy/đó còn dùng như một trợ từ thường đặt ở cuối câu.
+ Đấy/đó là đại từ chỉ định.
Từ kia:
+ Kia là trợ từ, thường đặt cuối câu dùng để báo hiệu, nhấn mạnh, thể hiện thái độ nũng
nịu,... Trợ từ kia còn biểu thị ý hơi ngạc nhiên về điều nêu ra, như để hỏi vặn lại cho rõ ràng.
+ Kia là đại từ chỉ định.
-
Từ ấy:
+ Ấy là một đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. Người Việt thường dùng cách gọi đằng ấy thay
cho ấy.
Phổ biến hơn, ấy thường kết hợp với các đại từ xưng hô tạo nên một lớp từ xưng hô ngôi
thứ ba: ông ấy, lão ấy, anh ấy, bà ấy, cô ấy, mụ ấy...
+ Ấy là một thán từ (Hoàng Trọng Phiến gọi là ngữ khí từ). Nó dùng ở đầu câu, để gợi sự chú
ý, hoặc tỏ ý ngăn cản, không bằng lòng hoặc khẳng định.
+ Ấy là trợ từ dùng để đưa đẩy, nhấn mạnh (tương tự í )
Phổ biến hơn là các kết hợp ấy mà, ấy chứ gì, ấy thế mà, ấy thế rồi, thế nào ấy, làm sao
ấy,... nhấn mạnh điều băn khoăn, khác thường. Có thể xem đây là các quán ngữ tình thái.
13
+ Ấy là đại từ chỉ định: dùng để xác định sự vật, chỉ cái đã được nhắc tới biết tới, ở xa
người nói, không thuộc về hiện tại.
Như vậy, những từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy tùy từng trường hợp cụ thể mà nó có thể đảm
nhiệm vai trò là những từ loại khác nhau (đại từ nhân xưng, thán từ, trợ từ,...). Tuy nhiên, trong giới
hạn của luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu các từ này với vai trò là những đại từ chỉ
định mà không xem xét chúng trên phương diện là các từ loại khác.
2.1.2. Khái quát về nhóm đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy
2.1.2.1. Về tên gọi đại từ chỉ định
Đây, này, đấy, đó, kia, ấy là nhóm từ rất khó gọi tên. Các tác giả chưa có sự thống nhất về
tên gọi cho nhóm từ đặc biệt này. Theo chúng tôi, cái tên “đại từ chỉ định” được đa số các tác giả
lựa chọn để gọi các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy. Bởi nó phản ánh được đặc điểm bản chất từ loại,
chức năng của những từ này. Và trong luận văn này, chúng tôi cũng gọi nhóm từ này là “đại từ chỉ
định”.
2.1.2.2.
Về khái niệm đại từ chỉ định
Ở luận văn này, chúng tôi đưa ra quan niệm về đại từ chỉ định như sau: đại từ chỉ định là
những từ dùng để chỉ trỏ và thay thế các đối tượng (người, vật, việc, hiện tượng, địa điểm, thời
gian...) được phản ánh trong mối quan hệ định vị trong thực tại. Định nghĩa trên được đưa ra dựa
trên hai chức năng cơ bản của đại từ. Chúng tôi cho rằng đại từ chỉ định là một tiểu loại của đại từ
2.1.2.3.
chứ không phải là một từ loại riêng.
Về chức năng của đại từ chỉ định
Đại từ chỉ định mang hai chức năng cơ bản là thay thế và chỉ trỏ. Tuy nhiên, nó mang chức
năng chỉ trỏ nhiều hơn. Nói cách khác, đại từ chỉ định thiên về chức năng chỉ trỏ hơn là thay thế.
Bởi bản thân tên gọi “đại từ chỉ định” cũng phần nào cho thấy điều đó. Tuy nhiên, điều này cũng
chỉ mang tính chất tương đối vì còn tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng (hoàn cảnh giao tiếp).
2.1.3. Khả năng kết hợp của các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy
Đại từ rất hiếm khi đảm nhận vai trò là thành tố chính (thành tố trung tâm) trong cụm từ.
Nó thường đóng vai trò là thành tố phụ trong cụm từ hoặc đứng một mình.
Khả năng kết hợp của các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy được thể hiện ở sự kết
hợp trong nội bộ các từ và trong cả sự kết hợp với các từ loại khác, đặc biệt là danh từ.
Thứ nhất, sự kết hợp trong nội bộ các đại từ chỉ định.
Thứ hai, đại từ chỉ định kết hợp với các từ loại khác.
-
Đại từ chỉ định trong kết hợp với danh từ.
- Đại từ chỉ định trong một số kết hợp khác: đại từ “thế”, đại từ nghi vấn,...
Đại từ chỉ định kết hợp với từ từng, chừng, ngần tạo thành các kết hợp như: từng ấy, ngần
ấy, chừng ấy, ngần này, chừng này, ngần kia, ngần đó, chừng kia, ngần đấy, từng này...
14
Tóm lại, khả năng kết hợp của nhóm đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy vô cùng
phong phú. Chúng có thể kết hợp với nhau trong nội bộ nhóm, hoặc dễ dàng kết hợp với các từ loại
khác, đặc biệt là danh từ. Từ loại danh từ và đại từ chỉ định có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khả
năng kết hợp của các từ trong nhóm đại từ chỉ định với danh từ cũng không giống nhau. Chúng có
thể kết hợp với các danh từ chỉ vị trí, danh từ chỉ thời gian,... Ngoài ra, đại từ chỉ định còn có thể
kết hợp với các đại từ khác như đại từ “thế”, đại từ nghi vấn, các từ “từng, chừng, ngần”... đồng
thời chúng còn có mặt trong các kết cấu liên hoàn và quán ngữ đặt theo kiểu liên hoàn.
2.1.4. Chức vụ cú pháp
Các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy có thể độc lập làm thành phần của câu hoặc
làm định ngữ cho danh từ, bổ ngữ cho động từ,... Ngoài ra, nó có thể làm làm chủ ngữ, vị ngữ,
trạng ngữ,... Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thu được kết quả thống kê như sau:
Bảng : Các chức vụ cú pháp của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt
STT
Chức vụ cú pháp
Tần số xuất hiện
Tỉ lệ (%)
(1316 phiếu)
1
Chủ ngữ
77
5,58
2
Vị ngữ
2
0,15
3
Định ngữ
706
53,64
4
Bổ ngữ
110
8,35
5
Trạng ngữ
421
31,99
Trong bảng thông kê trên, các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy làm thành phần định
ngữ trong câu chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất (53,64%), cao thứ hai là làm thành phần trạng ngữ
(chiếm 31,99%). Khả năng nhóm đại từ này đảm chức vụ chủ ngữ, bổ ngữ, vị ngữ chiếm tỉ lệ thấp.
Cần lưu ý, tỉ lệ phần trăm đại từ chỉ định làm vị ngữ trong câu là thấp nhất, chỉ chiếm 0,15%. Như
vậy, có thể nói rằng đại từ chỉ định chủ yếu đảm nhận chức năng làm định ngữ và trạng ngữ trong
câu, rất hiếm khi làm vị ngữ.
2.1.4.1. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy làm chủ ngữ
Đại từ chỉ định có thể làm chủ ngữ của câu nhưng không được sử dụng nhiều. Trong các
đại từ chỉ định mà luận văn xét đến, đó là đây, này, đấy, đó, kia, ấy thì với mỗi từ, khả năng đảm
nhiệm vai trò làm chủ ngữ của câu là không giống nhau. Cụ thể như khi đứng độc lập làm thành
phần của câu thì trong khi các từ đây, đó, đấy dễ dàng được sử dụng làm chủ ngữ của câu thì đại từ
chỉ định ấy, kia, này và nhất là đại từ chỉ định này lại rất hiếm khi làm chủ ngữ.
15
Khi đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy độc lập làm chủ ngữ thì cấu trúc ngữ pháp của
câu thường theo hai mô hình sau:
Mô hình 1:
A là B
Mô hình 2:
A có phải là B không?
A là đại từ chỉ định
B là danh từ/ cụm danh từ
Trong hai mô hình này, đại từ chỉ định độc lập làm chủ ngữ theo cấu trúc ngữ pháp của câu
theo mô hình 2 trên thực tế không nhiều. Riêng đại từ chỉ định này không thể theo mô hình 2.
2.1.4.2. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy làm định ngữ
Các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy thường giữ vai trò là định ngữ trong cụm danh từ.
Đây là chức vụ ngữ pháp cơ bản nhất của đại từ chỉ định.
Vị trí của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong cụm danh từ với vai trò định ngữ
là đứng sau những từ ngữ cũng giữ chức vụ định ngữ cho danh từ trung tâm, đứng ngay sau danh từ
trung tâm.
2.1.4.3. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy làm bổ ngữ
Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy rằng các đại từ chỉ định có thể đứng sau các động từ
trung tâm làm bổ ngữ cho động từ trung tâm. Và trong chức vụ cú pháp làm bổ ngữ, đại từ chỉ định
đây, này, đấy, đó, kia, ấy thường bổ sung ý nghĩa không gian cho câu. Có thể là không gian gần với
vị trí người nói nhưng cũng có thể cách xa vị trí người nói.
Ngữ liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy khả năng làm bổ ngữ cho động từ của các đại từ
chỉ định đây, đấy, đó là khá cao, kia thì khả năng đó hạn chế, riêng đại từ chỉ định ấy, này thì không
có trường hợp hai từ này kết hợp trực tiếp với động từ trong vai trò là bổ ngữ.
2.1.4.4. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy làm trạng ngữ
Trong ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát, chúng tôi thấy rằng đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó,
kia, ấy không đứng một mình làm trạng ngữ của câu mà nó phải kết hợp với một số từ khác tạo
thành một cụm từ. Và trong cụm từ làm trạng ngữ của câu, đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy
đứng ở vị trí cuối cùng.
Như vậy, các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ
ngữ, trạng ngữ của câu. Trong mỗi một chức vụ cú pháp, các đại từ này đều có những đặc điểm riêng thể
hiện đặc trưng bản chất từ loại.
2.2. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy nhìn từ bình diện nghĩa học
16
2.2.1. Nghĩa ổn định của các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy
Khảo sát các nét nghĩa của các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng
Phê, chúng tôi thấy rằng chúng có khá nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, vì ở phần bản chất từ loại của các
từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy, chúng tôi đã đề cập nhiều đến các từ này khi xuất hiện với tư cách là các từ loại
khác. Cho nên ở phần này, chúng tôi chỉ xét đến nghĩa ổn định của những đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó,
kia, ấy với vai trò là những đại từ chỉ định trong tiếng Việt.
2.2.2. Nghĩa chỉ trỏ và nghĩa thay thế của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy
- Về nghĩa chỉ trỏ của đại từ chỉ định:
Trỏ tức là không trực tiếp gọi tên sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất mà dùng một
công cụ khác (tức đại từ) để chỉ ra một sự vật, hoạt động, tính chất nào đó được nói đến. Đại từ trỏ
cái gì là tùy thuộc vào từng trường hợp giao tiếp cụ thể. Trong phần khái quát về đại từ tiếng Việt,
người viết đã nêu rõ một vài khái niệm về đại từ và đại từ chỉ định. Có thể thấy rằng đa số các nhà
nghiên cứu khi nói về đại từ chỉ định đều nhấn mạnh đến ý nghĩa chỉ trỏ của nó (trỏ người, vật, nơi
chốn, thời điểm xác định hay bất cứ sự vật nào...) trong mối liên hệ “định vị” về thời gian, không
gian trong thực tại. Vị trí, thời điểm của người nói sẽ làm điểm gốc để định vị.
- Về nghĩa thay thế của đại từ chỉ định:
Sự rỗng nghĩa của các đại từ khiến cho chúng có một khả năng thay thế rất lớn. Thay thế
biểu thị ý nghĩa khái quát, một loại ý nghĩa ngữ pháp, chứ không đơn thuần là thay thế về từ loại.
Sự thay thế của đại từ có tính chất rất đặc biệt. Đó không phải là sự thay thế tên gọi này bằng một
tên gọi khác nhưng cùng chỉ một sự vật, một đối tượng nào đó mà là thay thế cho cái đã được gọi
tên, đã được nói tới, biết tới. Ý nghĩa thay thế ở đây là ý nghĩa thay thế chức năng được quy chiếu
theo hệ hình. Đại từ có thể thay thế cho một từ, một ngữ, thậm chí là cả một đoạn văn trong văn
bản nhưng phổ biến nhất là thay thế cho một ngữ.
2.2.3. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong cấu trúc nghĩa miêu tả (cấu trúc
vị tố - tham thể)
2.2.3.1. Vai trò của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong cấu trúc nghĩa miêu
tả
Trong cấu trúc nghĩa miêu tả, đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy không làm vị tố mà
chỉ làm tham thể.
Tuy nhiên, trên thực tế, có trường hợp cá biệt đại từ chỉ định lại đóng vai trò là vị tố trung
tâm. Nhưng trường hợp đại từ chỉ định làm vị tố trong cấu trúc vị tố - tham thể rất hi hữu.
2.2.3.2. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong vai trò là các tham thể của vị tố
Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy có thể đóng
vai trò làm các TTBB và TTMR.
a.
17
Đại từ chỉ định đóng vai trò tham thể bắt buộc
Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy xuất hiện với tư cách là những TTBB trong cấu trúc vị
tố - tham thể. Đại từ chỉ định đóng vai trò là TTBB có thể chia làm hai loại: Đại từ chỉ định làm đối
tố chỉ vị trí (thể vị trí) và đại từ chỉ định làm bị đồng nhất thể trong sự tình quan hệ.
b. Đại từ chỉ định đóng vai trò tham thể mở rộng
Khi xuất hiện với tư cách là những TTMR trong cấu trúc vị tố - tham thể, các đại từ chỉ
định đây, này, đấy, đó, kia, ấy thường đi cùng với các danh từ tạo thành một cụm danh từ và thường
đảm nhận vai nghĩa chỉ thời gian, không gian. Chúng thường có vị trí là đứng sau danh từ. Trong
cấu trúc ngữ pháp, đây chính là thành phần trạng ngữ của câu.
Cũng cần lưu ý thêm về trường hợp đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy kết hợp với
các từ chỉ vị trí (trên, dưới, trong, ngoài,...) để làm TTBB hoặc làm TTMR trong cấu trúc nghĩa
miêu tả.
Tiểu kết chương 2
Qua khảo các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trên bình diện kết học và nghĩa học,
chúng tôi nhận thấy mỗi từ trong nhóm có nhiều đặc điểm riêng biệt.
Thứ nhất, các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy có tần số xuất hiện khá cao. Tuy
nhiên tần số xuất hiện của mỗi từ có sự khác biệt. Các đại từ chỉ định có tần số xuất hiện cao là ấy,
này, đây và cao nhất là tần số xuất hiện của đại từ chỉ định ấy (chiếm 38,29 %). Tần số xuất hiện
thấp nhất là đại từ chỉ định đấy (chiếm 6 %). Dưới đây là bảng thống kê tần số xuất hiện của nhóm
đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy.
Bảng: Tần số xuất hiện của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt
STT
1
2
3
4
5
6
Đại từ chỉ định
Tần số xuất hiện
Tỉ lệ %
Đây
Này
Đấy
Đó
Kia
Ấy
(Tổng số phiếu: 1316)
139
364
79
106
124
504
10,56
27,65
6,00
8,05
9,42
38,29
Thứ hai, trên bình diện kết học, khả năng kết hợp của nhóm đại từ chỉ định đây, này, đấy,
đó, kia, ấy vô cùng phong phú, linh hoạt. Chúng có thể kết hợp với nhau trong nội bộ các từ, cũng
có thể dễ dàng kết hợp với các từ thuộc nhóm khác như đại từ nghi vấn, đại từ phiếm chỉ,... hoặc
kết hợp với từ loại khác, đặc biệt là danh từ. Danh từ và đại từ chỉ định có mối quan hệ mật thiết
với nhau nên khả năng kết hợp của chúng rất cao. Ngoài việc kết hợp với các danh từ chỉ vị trí và
danh từ chỉ thời gian, đại từ chỉ định còn có thể kết hợp với các đại từ thuộc các nhóm khác như đại
18
từ “thế”, đại từ nghi vấn, các từ “từng, chừng, ngần”,... chúng còn có mặt trong các kết cấu liên
hoàn và quán ngữ đặt theo kiểu liên hoàn.
Về chức vụ cú pháp, các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy có thể độc lập làm thành
phần câu hoặc làm định ngữ cho danh từ. Chức năng cơ bản nhất là làm định ngữ cho danh từ. Khả
năng làm trạng ngữ trong câu của đại từ chỉ định cũng khá cao. Ngoài ra, chúng còn làm chủ ngữ,
làm bổ ngữ, vị ngữ,... Nhưng rất hiếm khi chúng làm vị ngữ. VD: “Sự thật// là đây!”, đây là đại từ
chỉ định đóng vai trò là vị ngữ. Những trường hợp này rất ít gặp trong cách nói của người Việt.
Thứ ba, trên bình diện nghĩa học, các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy mang cả hai
ý nghĩa là trỏ và thay thế. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhất trí với ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu
ngôn ngữ, nhấn mạnh đến ý nghĩa chỉ trỏ của chúng trong mối liên hệ “định vị” về thời gian và
không gian trong thực tại. Bởi chúng tôi thấy nghĩa trỏ là nghĩa cơ bản đặc trưng cho bản chất từ
loại của những đại từ chỉ định này.
Trong cấu trúc nghĩa miêu tả, nhìn chung các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy
không đảm nhận vai trò làm vị tố mà chỉ đảm nhận vai trò là các tham thể. Chúng có thể đóng vai
trò là những TTBB hoặc những TTMR. Khi làm các TTBB trong cấu trúc nghĩa miêu tả, đại từ chỉ
định có thể làm đối tố chỉ vị trí (thể vị trí) và làm bị đồng nhất thể trong sự tình quan hệ. Chúng tôi
thấy các đại từ chỉ định đây, đấy, kia, đó có thể dễ dàng đảm nhận vai trò là bị đồng nhất thể trong
cấu trúc miêu tả; còn đại từ chỉ định này và ấy thì rất hiếm khi. Khi làm TTMR, chúng thường đi
cùng các danh từ, có vị trí sau danh từ và thường đảm nhận vai nghĩa chỉ thời gian, không gian,
nhằm bổ sung thêm phương diện ý nghĩa nào đó cho cả sự tình được nêu trong câu.
19
Chương 3
ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH
DIỆN DỤNG HỌC
3.1. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy dùng để quy chiếu (quy chiếu chỉ định)
Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy dùng để quy chiếu. Chúng tham gia vào phép quy
chiếu hồi chiếu và khứ chiếu. Và chúng trở thành một phương tiện để quy chiếu trong kiểu quy
chiếu chỉ định. Cũng xuất phát từ chức năng quy chiếu này mà đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó,
kia, ấy có chức năng liên kết văn bản. Đây là hệ quả tất yếu của việc sử dụng đại từ chỉ định trong
phép quy chiếu.
3.2. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy và chỉ xuất thời gian, không gian
3.2.1. Khái niệm thời gian, không gian trong ngôn ngữ
Trong Từ điển tiếng Việt, không gian và thời gian được định nghĩa như sau: không gian được
hiểu là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, tùy thuộc vào những đặc tính vật lí của vật chất, không thể
tách khỏi vật chất và quá trình vật chất, còn thời gian được hiểu là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất
diễn biến theo một chiều theo ba trạng thái là quá khứ - hiện tại – tương lai. [28, 5]
3.2.2. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy và chỉ xuất thời gian
Chỉ xuất thời gian là phương thức chiếu vật thời gian bằng cách định vị thời gian – nghĩa
chiếu vật theo quan hệ thời gian với một thời gian mốc. Nghĩa chiếu vật của biểu thức chỉ xuất thời
gian là một thời gian nào đó. Nói đến chỉ xuất thời gian là nói đến sự chỉ xuất bằng cách định vị
một thời gian nào đó so với thời điểm gốc. Các phương tiện ngôn ngữ dùng để chỉ xuất thời gian
trong tiếng Việt là: các yếu tố chỉ xuất thời gian, các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó kia, ấy; các
giới từ không gian được dùng như giới từ chỉ thời gian: trước, sau,...
Các biểu thức chỉ xuất thực hiện chức năng chiếu vật thông qua chức năng định vị của mình
nhằm xác định được vị trí của vật được nói tới trong mối quan hệ với không gian, thời gian. Định vị
là cơ chế quan trọng của chỉ xuất.
Định vị là xác định vị trí của vật được nói tới theo một phương diện nào đó và theo một
điểm gốc nào đó để giúp người nhận phân biệt vật đó với các vật khác. Định vị thời gian là chỉ ra vị
trí của sự vật trong trục thời gian theo một điểm gốc nào đó. Nói cách khác, định vị thời gian là
định vị lấy thời điểm nói năng làm điểm gốc. Hiện tại, quá khứ hay tương lai là so với thời điểm
nói năng. Trong sự định vị thời gian, thời điểm gốc là nhân tố rất quan trọng. Tiếng Việt sử dụng
các từ này, kia, mai, hôm qua... để định vị thời gian dựa trên thời điểm gốc là bây giờ. Như vậy,
thời điểm mốc chính là cái giúp ta xác định chính xác thời gian của sự kiện. Người Việt thường nói:
20
ngày này, năm này, hôm kia, năm đó/đấy, lúc ấy... Có những thời gian có thể xác định một cách cụ
thể, chính xác nhưng có những thời gian lại không thể xác định được cụ thể.
Ngày ấy ở đây chỉ một điểm mốc thời gian cách xa thời điểm nói của người phát ngôn. Từ
thời điểm đó đến thời điểm phát ngôn diễn ra một khoảng thời gian không cụ thể, được tri nhận là
một thời gian quá khứ đã xa. Điều này cũng tương tự như trường hợp của các đại từ đấy, đó, đây
(ngày đấy, hồi đó, trước đây, trước kia,...), dùng để chỉ thời gian không thuộc về hiện tại mà thuộc
về quá khứ. Tuy nhiên, đôi khi trong một số trường hợp, chúng lại là đại từ chỉ định không chỉ
mang ý nghĩa chỉ thời gian quá khứ mà nó còn dùng để chỉ thời gian thuộc về tương lai.
Riêng từ ấy luôn mang nghĩa xác định, nên thông tin nó nêu ra không phải là tin mới
mà là tin cũ, không khiến người đọc quan tâm. Cách định vị thời gian của ấy vừa cụ thể lại
vừa trừu tượng. Đôi khi nó thường xuất hiện trong câu mở đầu văn bản nhằm đưa thời gian
vào văn bản một cách trực tiếp.
3.2.3. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy và chỉ xuất không gian
Chỉ xuất không gian là phương thức chiếu vật bằng cách định vị sự vật theo quan hệ không
gian và sự vật mốc.
Chỉ xuất không gian chia làm hai loại: chỉ xuất không gian khách quan và chỉ xuất không
gian chủ quan.
Chỉ xuất không gian chủ quan là việc định vị khi người nói tự lấy mình làm gốc khi đang nói
lời nói mang biểu thức chiếu vật.
Chỉ xuất không gian khách quan là chỉ xuất lấy một điểm không gian làm điểm gốc.
Trong chỉ xuất không gian, các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy còn thường kết hợp
với một số danh từ chỉ không gian (nơi, chốn, chỗ...). VD: Khi kết hợp với danh từ không gian
“nơi”, ta có các kết hợp sau: nơi này, nơi đây, nơi đấy, nơi đó, nơi kia, nơi ấy. Trong đó, nơi này,
nơi đây thường biểu thị một không gian cụ thể, gần với vị trí người nói (điểm gốc); nơi kia, nơi
đấy, nơi đó, nơi ấy biểu thị không gian cụ thể, xa với vị trí người nói. Riêng nơi ấy chỉ một địa
điểm không gian mang tính chất trừu tượng, xa chỗ người nói. Nó được dùng khi người nói hồi
tưởng lại.
3.3. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy với vấn đề tiền giả định
3.3.1. Khái quát về tiền giả định
3.3.1.1. Khái niệm
TGĐ được xem là những hiểu biết đã có từ trước khi ngươi phát ngôn nói ra câu nói đó, nó
đã tồn tại trong thực tế, được cả người nói và người nghe thừa nhận và hiển nhiên không cần phải
bàn cãi thêm.
3.3.1.2. Đặc điểm
- TGĐ được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào đó để tạo ra nghĩa tường minh.
21
-
TGĐ luôn luôn đúng vì nó là những điều tồn tại hiển nhiên, cả người nói và người nghe không thể
-
bác bỏ.
TGĐ mang tính khách quan, ít lệ thuộc vào ngữ cảnh nên trong hoàn cảnh giao tiếp nào thì tiền giả
-
định vẫn không đổi. Nó không lệ thuộc vào chủ ý của người nói.
TGĐ không chứa thông tin mới vì nó là cái có trước thời điểm phát ngôn, là thông tin đã biết đối
với các nhân vật giao tiếp, được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận nên không có chức
3.3.1.3.
năng thông báo tin mới cho người nghe.
TGĐ có tính chất kháng phủ định, nghĩa là TGĐ của phát ngôn không thay đổi nếu phát ngôn đó
chuyển thành phủ định.
TGĐ khó tường minh hóa sau ý nghĩa tường minh của phát ngôn.
Phân loại
Đỗ Hữu Châu phân ra làm 6 loại TGĐ, chia làm 2 nhóm: TGĐ bách khoa và TGĐ ngôn
ngữ. TGĐ ngôn ngữ lại chia thành hai nhóm chính:
-
TGĐ ngữ dụng và TGĐ nghĩa học
TGĐ từ vựng và TGĐ cú pháp
Trong mỗi loại TGĐ lại bao gồm những tiểu loại nhỏ hơn.
3.3.2. Tiền giả định trong phát ngôn chứa các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy
Trong các phát ngôn chứa các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy thì các đại từ này
thường đi sau danh ngữ để nói đến một sự việc, sự vật, hiện tượng đã được biết đến từ trước và
được cả người nói và người nghe mặc nhiên thừa nhận, là cái bất tất phải bàn cãi. Những sự vật mà
có các đại từ này đi kèm không chỉ mang tính đã biết mà còn mang tính xác định. Đó là tiền giả
định của phát ngôn. Nó có thể là tiền giả định tồn tại hoặc là tiền giả định nào đó khác.
Tiểu kết chương 3
Xem xét nhóm đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trên bình diện dụng học, chúng tôi chỉ
đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề có liên quan chặt chẽ đến luận văn. Đó là vấn đề về chiếu vật, chỉ
xuất và tiền giả định. Dưới đây là một số kết luận mà chúng tôi đã rút ra được khi nghiên cứu đại từ chỉ
định này ở bình diện dụng học.
Thứ nhất, nhóm đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy là phương tiện dùng để quy chiếu
đối tượng (cụ thể là loại quy chiếu chỉ định). Chúng có thể tham gia vào cả hai loại quy chiếu: nội
chiếu và ngoại chiếu. Khi tham gia vào việc quy chiếu trong văn bản (nội chiếu) thì nó thường xuất
hiện nhiều trong quan hệ quy chiếu hồi chiếu.
Thứ hai, nhóm từ này còn là một trong những phương tiện tham gia vào phương thức chỉ
xuất không gian và phương thức chỉ xuất thời gian với các biểu thức chỉ xuất không gian, thời gian.
22
Chúng được dùng để định vị thời gian, không gian. Trong trường hợp này, các đại từ chỉ định đây,
này, đấy, đó, kia, ấy thường đứng trong các kết hợp với các từ chỉ vị trí (trên, dưới, trong, ngoài...).
Từ đó, phần nào cho thấy cách tri nhận về thời gian, không gian của người Việt.
Thứ ba, trong nhiều phát ngôn, các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy còn có chứa tiền giả
định. Tiền giả định này thường có dạng có một X và mang nghĩa xác định, có tính chất đã biết chứ
không bắt đầu cho một sự vật mới. Bởi vậy mà xét trên phương diện cấu trúc tin, ngữ đoạn mà chứa các
đại từ chỉ định này thường đóng vai trò là phần nêu (tin cũ), không mang tin mới.
23
KẾT LUẬN
Khi đi sâu tìm hiểu về đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt trên ba bình
1.
diện: kết học, nghĩa học và dụng học, chúng tôi rút ra được một số nhận xét như sau:
Trên bình diện kết học, chúng tôi thấy các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy xuất hiện với tư cách là
những từ đa từ loại. Nghĩa là chúng có thể đảm nhận vai trò của những từ loại khác nhau trong từng
trượng hợp cụ thể, có khi chúng là các đại từ chỉ định nhưng có khi chúng là đại từ nhân xưng, trợ
từ, thán từ... Tuy nhiên trong luận văn này, chúng tôi chỉ xem xét chúng ở tư cách là đại từ chỉ định
trong tiếng Việt.
Về khả năng kết hợp, khác với đại từ nhân xưng có khả năng làm thành tố chính trong
cụm từ, đại từ chỉ định không làm thành tố chính của cụm từ mà chỉ đóng vai trò làm thành tố phụ.
Khả năng kết hợp của các đại từ chỉ định này được thể hiện trong nội bộ các từ với nhau và trong
sự kết hợp với các từ loại khác, đặc biệt là danh từ. Danh từ và đại từ chỉ định có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Trong cấu trúc cụm danh ngữ, đại từ chỉ định đứng ở vị trí cuối cùng, chúng có khả
năng kết hợp với mọi danh từ trung tâm và còn kết hợp với danh từ chỉ vị trí, danh từ chỉ thời
gian,... Ngoài ra, nhóm đại từ chỉ định này còn kết hợp với những từ loại khác như đại từ “thế”, đại
từ nghi vấn, và có mặt trong một số cấu trúc liên hoàn thường được người Việt sử dụng trong
những cuộc giao tiếp hằng ngày.
Về chức vụ cú pháp, đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy có thể độc lập làm thành
phần câu hoặc không. Chúng thường đảm nhiệm các chức vụ cú pháp khác nhau như làm chủ ngữ,
định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ... Tuy nhiên, chức năng cơ bản là làm định ngữ cho danh từ. Rất hiếm
khi đại từ chỉ định làm vị ngữ trong câu.
2.
Trên bình diện nghĩa học, đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy được xem xét ở các vấn đề sau:
nghĩa ổn định, nghĩa chỉ trỏ - thay thế, cấu trúc vị tố - tham thể. Sáu đại từ chỉ định này có nét
nghĩa tương đối ổn định. Và qua khảo sát, phân tích, chúng tôi cũng thấy rằng các đại từ chỉ định
đây, này, đấy, đó, kia, ấy vừa có ý nghĩa chỉ trỏ vừa có ý nghĩa thay thế. Tuy nhiên, nghĩa chỉ trỏ là
nghĩa cơ bản mang tính chất đặc trưng cho nhóm từ này. Chức năng chỉ trỏ được bộc lộ khá rõ khi
ngôn ngữ đi vào hoạt động hành chức của nó, gắn với sự định vị của người nói trong không gian,
thời gian. Sự thay thế của nhóm đại từ chỉ định này cũng mang tính chất đặc biệt. Đó không phải là
sự thay thế tên gọi này bằng tên gọi khác nhưng cùng chỉ một đối tượng nào đó mà là thay thế cho
cái đã được gọi tên, đã được biết tới. Đại từ chỉ định có thể thay thế cho một từ, một ngữ, một câu,
thậm chí là cả một đoạn trong văn bản nhưng phổ biến là thay thế cho một ngữ.
Trong cấu trúc vị tố - tham thể, các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy không đảm
nhận vai trò vị tố (trừ một vài trường hợp đặc biệt) mà chỉ làm các tham thể. Chúng có thể làm
24
tham thể bắt buộc và tham thể mở rộng và đảm nhận vai nghĩa chủ yếu là vai nghĩa thời gian,
không gian...
3.
Trên bình diện dụng học, chúng tôi đã tìm hiểu đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy với các vấn
đề cơ bản của dụng học, cụ thể là chiếu vật, chỉ xuất, tiền giả định. Chúng tôi nhận thấy rằng đại từ
chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy dùng để quy chiếu đối tượng. Chúng tham gia vào phép quy
chiếu hồi chiếu và khứ chiếu nhưng thường xuất hiện nhiều trong quan hệ quy chiếu hồi chiếu. Và
chúng cũng trở thành một phương tiện để quy chiếu trong kiểu quy chiếu chỉ định. Cũng xuất phát
từ chức năng quy chiếu này mà đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy có chức năng liên kết văn
bản. Đây là hệ quả tất yếu của việc sử dụng đại từ chỉ định để quy chiếu.
Nghiên cứu các đại từ chỉ định này trong phương thức chỉ xuất, chúng tôi thấy nhóm từ này còn
là một trong những phương tiện tham gia vào phương thức chỉ xuất không gian và phương thức chỉ xuất
thời gian với các biểu thức chỉ xuất không gian, thời gian. Chúng được dùng để định vị thời gian, không
gian. Từ đó, phần nào cho thấy cách tri nhận về thời gian, không gian của người Việt. Trong nhiều phát
ngôn, các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy còn có chứa tiền giả định. Tiền giả định này thường
có dạng có một X và mang nghĩa xác định, có tính chất đã biết chứ không bắt đầu cho một sự vật mới.
Bởi vậy mà xét trên phương diện cấu trúc tin, ngữ đoạn chứa các đại từ chỉ định này thường đóng vai
trò là phần nêu (tin cũ), không mang tin mới.
Trên đây là những kết luận mà chúng tôi rút ra được khi tìm hiểu đại từ chỉ định đây, này,
đấy, đó, kia, ấy nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Đây là những đại từ có
tần số sử dụng rất cao trong giao tiếp hằng ngày của con người hay trong các văn bản, các tác phẩm
văn học,... góp phần thể hiện đặc trưng văn hóa dân tộc và tư duy của người Việt.
25