Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Bài tập nhóm môn Luật Tố tụng Dân sự: THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.39 KB, 42 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***

Bài tập nhóm môn: Luật Tố tụng Dân sự.
Đề tài:

THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Nhóm thực hiện: Nhóm 2, lớp K58CLC.
Giảng viên môn học: TS. Bùi Thị Huyền

Hà Nội, ngày 9/11/2015.
2


CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 2:
STT

Họ và tên

1

Nguyễn Thị Hoa

2

Đào Thị Thục Chi



3

Nguyễn Thái Hưng

4

Đặng Thị Liên

5

Lê Thị Lương

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

-

Tố tụng Dân sự: TTDS
Bộ luật Tố tụng Dân sự : BLTTDS
Thủ tục rút gọn: TTRG
Tòa án nhân dân: TAND

-

4



MỤC LỤC

5


Chương I. Sự cần thiết để xây dựng quy định về thủ tục rút gọn
trong tố tụng dân sự
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức
đối với nước ta. Bởi vì bên cạnh những lơi ích mang lại từ quá trình giao lưu,
hợp tác kinh tế thì số lượng các tranh chấp trong quan hệ dân sự, kinh doanh,
thương mại cũng tăng lên đáng kể. Điều này đã dẫn đến nhiều áp lực cho công
tác xét xử của tòa án nhân dân các cấp tại Việt Nam. Thực tiễn xét xử trong
những năm qua có rât nhiều những vụ việc đơn giản nhưng Tòa án vẫn phải
quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Chẳng hạn ở các đô thị lớn như TP. Hồ
Chí Minh, trung bình một thẩm phán một tháng phải giải quyết từ 10 vụ việc trở
lên, trong số đó có không ít trường hợp tranh chấp đơn giản, các bên đều thừa
nhận và mong tòa giải quyết nhanh…Nhưng Tòa án không thể đưa ra xét xử
ngay vì có một nguyên nhân là thẩm phán sợ không tiến hành đầy đủ các bước
sẽ bị hủy, sửa án.
Vì vậy việc cải cách trình tự, thủ tục xét xử vụ án dân sự nhanh chóng và
linh hoạt là một yêu cầu cấp thiết. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật TTDS năm 2011 thì
pháp luật TTDS Việt Nam mới chỉ quy định thủ thủ tục giải quyết vụ án dân sự
và thủ tục giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên trên cơ sở nắm bắt và dự liệu được
những đòi hỏi của thực tiễn khách quan trong lĩnh vực TTDS, Đảng và nhà
nước ta đã đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn tại Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
với nội dung chỉ đạo: “…Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với
những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. Bên cạnh đó Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 cũng đã có những quy định về

các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Tòa án với nội dung mang tính đổi
6


mới và đột phá, như: “Việc xét xử sơ thẩm của TAND có hội thẩm tham gia, trừ
trường hợp xét xử theo TTRG”, “TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số,
trừ trường hợp xét xử theo TTRG” (khoản 1, 4 Điều 103).
Với những quy định trên đã mở ra hướng cho phép nghiên cứu xây dựng
mô hình xét xử của TAND theo TTRG trong TTDS. Có thể nói mặc dù TTRG
còn là vấn đề mới trong pháp luật TTDS Việt Nam nhưng đây là thủ tục cần
thiết , phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp đã đề ra, tức là xây dựng một
thủ tục tố tụng đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường về thời hạn,
thành phần hội đồng xét xử và trình tự các bước giải quyết…Mục tiêu của việc
xây dựng TTRG không chỉ nhằm rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục mà
còn đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần
làm giảm tình trạng gia tăng, tồn đọng án cũng như làm giảm áp lực công việc
cho các thẩm phán.
Tuy nhiên, nếu chúng ta xây dựng TTRG trong TTDS, thì vẫn phải đảm
bảo việc giải quyết tranh chấp đúng theo quy đinh pháp luật, bảo đảm quyền
bảo vệ, quyền tranh tụng của các đương sự. Hiện nay đang có một điều kiện
thuận lợi là Bộ luật TTDS đang được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu,
tổng kết để chỉnh sửa, bổ sung toàn diện theo chương trình xây dựng Luật, Pháp
lệnh của Quốc hội khóa XIII. Vì vậy đã đến lúc TTRG cần được nghiên cứu,
sửa đổi, bổ sung vào Dự thảo Bộ luật TTDS (sửa đổi).

7


Chương II. Khái luận chung về Thủ tục rút gọn
II.1 Các cách hiểu khác nhau về thủ tục TTDS rút gọn.

Thủ tục tố tụng rút gọn (tiếng anh là summary procedure) được áp dụng để
xử lý những vi phạm pháp luật nhỏ, những tranh chấp, khiếu kiện có giá trị thấp,
những vụ việc đơn giản, chứng cứ rõ ràng.
Có quan điểm cho rằng, cần hiểu thủ tục rút gọn là thủ tục được hình thành
trên cơ sở đơn giản hóa thủ tục xét xử các vụ án dân sự thông thường. Tức là trong
một số trường hợp, nhiều quy định thủ tục tố tụng thông thường sẽ không phải thực
hiện hoặc được thực hiện trong thời gian ngắn với phương thức đơn giản, thuận
tiện hơn.
Trong khoa học luật Tố tụng nói chung và khoa học luật tố tụng dân sự nói
riêng, các thủ tục Tố tụng được chia thành hai loại là thủ tục tố tụng thông thường
và thủ tục tố tụng đặc biệt. Thủ tục rút gọn là một dạng của tố tụng đặc biệt. Đây là
hình thức thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Trong Bộ luật TTDS sửa đổi lần thứ tư, tại khoản 1, Điều 316: Thủ tục tố
tụng dân sự rút gọn là sự giản lược, đơn giản hóa một số khâu trung gian không
cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm xử lí nhanh chóng, kịp thời
nhưng vẫn đảm bảo đúng đắn chính xác.
Sự giản lược, đơn giản hóa các khâu trung gian như trên cần được hiểu theo
một nghĩa rộng là đơn giản cả về phạm vi và các thủ tục cũng như về thời hạn và
các giai đoạn.
TS Trần Kim Chi, nguyên Phó vụ trưởng Vụ 5, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối
cao đặt câu hỏi, khái niệm như vậy đã đầy đủ, chính xác hay chưa? Ban soạn thảo
cần cân nhắc khái niệm này, bởi nó chỉ phù hợp nếu áp dụng thủ tục rút gọn đối với
8


xét xử tố tụng sơ thẩm. Còn trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn cho cả cấp sơ
thẩm và cấp phúc thẩm như Dự thảo Bộ luật đã đưa ra thì nên có khái niệm khác về
thủ tục rút gọn.
II.2. Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Để đưa ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng quy định về TTRG, cần điểm

qua thực trạng TTDS Việt Nam trong lịch sử để rút ra những nhân tố phù hợp đảm
bảo tính kế thừa và đạt hiệu quả cao khi áp dụng.
Điều đầu tiên phải khẳng định là TTRG chưa bao giờ được quy định chính
thức trong TTDS. Tuy nhiên, quy định về thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn so
với thủ tục tố tụng thông thường đã từng được quy định dù không mang tính
thường xuyên. Sau đây bài viết sẽ điểm qua các giai đoạn phát triển khác nhau của
thủ tục tố tụng dân sự:
Giai đoạn 1945 – 1960
Lịch sử tổ chức Tòa án Việt Nam bắt đầu từ sắc lệnh số 13/SL ngày 24 tháng
giêng năm 1946. Sắc lệnh này không quy định nhiều về thủ tục tố tụng nhưng
những quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án cho thấy những quy định đầu
tiên về TTRG:
- Về thành phần xét xử: Đối với Tòa án sơ cấp, khi xét xử việc hộ và việc hình,
thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản án tù (điều thứ 10). Ở
Tòa án đệ nhị cấp, khi xét xử về dân sự Chánh án xử một mình; trong khi xử việc
tiểu hình, phải có thêm hai viên phụ thẩm nhân dân góp ý kiến (điều thứ 17), xử
việc đại hình có năm vị cùng ngồi xử và có quyền quyết nghị (điều thứ 28). Dù
không trực tiếp nhưng với quy định về thành phần xét xử của việc hộ khác với việc
hình cho thấy có một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn trong tố tụng.
9


- Về thủ tục: Ban tư pháp xã có quyền phạt các việc vi cảnh, nhưng chỉ có
quyền phạt tiền từ 5 hào đến 6 đồng bạc (điều thứ 3). Đây có lẽ là thẩm quyền của
Tòa giản lược, chủ yếu xét xử theo thủ tục tối giản. Mặc dù là vi cảnh (tức những
tình tiết rõ ràng), hình phạt áp dụng là phạt tiền, giá trị không lớn, xét xử trực tiếp
khi có hành vi vi phạm mà không cần phải qua thủ tục điều tra, truy tố nhưng nếu
người phạm tội không chịu nộp phạt thì Ban tư pháp lập biên bản đệ lên tòa án sơ
cấp xét xử. Như vậy đối với những việc xử theo thủ tục đơn giản của Ban tư pháp
xã không chỉ về đối tượng xét xử, hình phạt áp dụng mà còn có thể bị xét xử lại bởi

Tòa án sơ cấp nếu người phạm tội không tự nguyện thi hành quyết định phạt tiền.
Đối với những việc dân sự, những việc tiểu hình do Tòa án sơ cấp và Tòa án
đệ nhị cấp xét xử. Mặc dù sắc lệnh số 13/SL không quy định cụ thể, nhưng bằng
việc quy định khi Tòa đại hình xử sơ thẩm, ông biện lý, bị can và nguyên đơn có
quyền chống án lên tòa thượng thẩm; Việc tiểu hình do Tòa án sơ cấp và Tòa án đệ
nhị cấp xử không có thủ tục chống án; Bản án xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm
- Đây cũng là một hình thức xử rút gọn.
Đến sắc lênh số 51/SL ngày 17/4/1946 về việc ấn định thẩm quyền các Tòa án
và phân công giữa các nhân viên trong Tòa án, những quy định về thủ tục tố tụng
đã tương đối đầy đủ và rõ ràng, trong đó có thủ tục xử chung thẩm. Đối với vụ án
xử chung thẩm, có bản án có hiệu lực pháp luật ngay mà không có quyền chống án
lên cấp phúc thẩm. Tiêu chí xác định những vụ án này thường dựa trên giá ngạch.
Cụ thể Tòa án sơ cấp xử chung thẩm những vụ dân sự về động sản mà giá ngạch
do nguyên đơn định không quá 150đ; những việc kiện về các khoản lệ phí đã phát
sinh ra trước tòa án ấy không cứ giá ngạch nào (điều thứ 6)….
Ngoài ra sắc lệnh số 51/SL không quy định về thành phần xét xử. Có thể hiểu
quy định về thành phần xét xử tại sắc lệnh số 13/SL vẫn tiếp tục áp dụng. Như vậy
10


thủ tục xử rút gọn đã được quy định từ giai đoạn đầu của tổ chức các toàn án, thể
hiện qua những quy định:
+ Việc xử chung thẩm
+ Thành phần xét xử một thẩm phán
+ Ban tư pháp xã có quyền xử đối với những vụ vi cảnh
- Về đối tượng xét xử: căn cứ vào
+ Giá ngạch của vụ án
+ Thẩm quyền của Tòa án (Tòa án sơ cấp)
+ Tính chất của vụ việc
Đồng thời Nghị định số 32 –NĐ ngày 06/4 1952 của Bộ T pháp về thẩm

quyền các TAND, Thông tư số 4013/TTC ngày 09/5/1959 của Bộ Tư pháp và
Thông tư liên tịch số 93/TC ngày 11/11/1959 có quy định Tòa án huyện có quyền
chung thẩm trong một số lĩnh vực.
Giai đoạn 1960-2004
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 đánh dấu một giai đoạn phát triển
mới của hệ thống TAND không chỉ về tổ chức mà còn về hoạt động và thủ tục tố
tụng. “ Khi sơ thẩm, TAND gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân; trường
hợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và không quna trọng thì TAND có thể xử không
có hội thẩm nhân dân” ( điều 12). Tuy nhiên thủ tục chung thẩm lại không còn nữa.
Tất cả các vụ án đều có thể bị xét xử qua hai cấp (điều 9). Như vậy một số thủ tục
tố tụng đơn giản hơn so với thủ tục thông thường không còn nữa.
Tiếp sau đó là Luật tổ chức TAND lần lượt được sửa đổi, bổ sung vào năm
1981, 1988, 1992, 1993, 1995 và 2002. Về cơ bản vẫn tiếp tục giữ nguyên những
quy định liên quan đến hoạt động tố tụng trong Luật Tổ chức TAND năm 1960 như
xét xử hai cấp, có hội thẩm nhân dân tham gia.
11


Ngoài các Luật Tổ chức Tòa án, trong giai đoạn này, Hội đồng Nhà nước
thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, lần đầu tiên
pháp điển hóa các quy đinh về thủ tục TTDS. Các quy định này đã góp phần không
nhỏ vào việc ổn định tình hình xã hội, giải quyết các tranh chấp dân sự, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Về thẩm quyền của các Tòa án các cấp có
quy định: “Trong trường hợp đặc biệt, TAND tối cao giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới
mà TAND tối cao lấy lên để giải quyết” (điều 11). Tuy nhiên thủ tục xử rút gọn
không được quy định rõ nét hơn trước kỳ trước đó. Có nhiều nhận định rằng trong
TTDS thời kỳ này không còn loại việc nào được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành đã đánh dấu bước phát triển

quan trọng của pháp luật hình thức, là bộ luật đầu tiên quy định về thủ tục TTDS.
Đồng thời cũng lần đầu tiên quy định hai trình tự, thủ tục giải quyết khác nhau: vụ
án dân sự (có tranh chấp) và việc dân sự (không có trnah chấp). Đối với việc dân
sự, vì không có tranh chấp nên thủ tục giải quyết sẽ được tiến hành đơn giản,
nhanh hơn. Chính vì bản chất tự nhiên này nên khi xây dựng Bộ luật TTDS, Cơ
quan soạn thảo cũng đã tính đến TTRG để xét xử những loại việc không có trnah
chấp.
Tuy nhiên do còn nhiều ý kiến, nhất là sự băn khoăn cho rằng trong thủ tục tố
tụng nói chung phải tôn trọng những nguyên tắc hiến định quan trọng như nguyên
tắc hai cấp xét xử, nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, TTRG chưa
chính thức được quy định trong Bộ luật TTDS năm 2004 và mới đây nhất là Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật TTDS năm 2011. Song vẫn có thể nhận
thấy rõ ràng có những điểm khác nhau giữa thủ tục giải quyết việc dân sự với thủ
12


tục giải quyết vụ án dân sự qua các tiêu chí: thời hạn chuẩn bị giải quyết, thành
phần tham gia xét xử, thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Về cơ bản thủ tục giải quyết
việc dân sự được tiến hành nhanh và đơn giản hơn so với thủ tục giải quyết vụ án
dân sự. Đây cũng chính là những đặc điểm của thủ tục xét xử đơn giản, rút gọn đã
từng được quy định trong lịch sử của thủ tục TTDS trước khi Bộ luật TTDS ra đời.
Như vậy mặc dù cho đến nay, hệ thống pháp luật TTDS chưa có quy định
chính thức về TTRG, nhưng trong pháp luật tố tụng và các văn bản liên quan trong
lịch sử đã đề cập đến những thủ tục riêng mang tính tối giản để Tòa án áp dụng giải
quyết một số loại việc cụ thể nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí trong quá
trình tố tụng. Sớm nhìn nhận những ưu điểm và sự cần thiết xây dựng quy định
TTRG trong pháp luật TTDS, Đảng và Nhà nước đã thông qua chủ trương xây
dựng quy định về TTRG. TAND đã trình Quốc hội khóa XIII cho ý kiến dự thảo
của Bộ luật TTDS sửa đổi, trong đó tại chương XVIII của dự thảo có quy định về
thủ tục rút gọn.1

II.3. Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trong TTDS hiện nay

a)

II.3.1. Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trong TTDS hiện nay
Cơ sở lý luận2

 Đường lối cải cách Tư pháp của Đảng, Nhà nước.
Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về Chiến lược cải cách Tư pháp
đến năm 2020 cùng với quyết định đôn đốc: “hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị
quyết 08/NQ-TN ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm

1 Bổ sung thủ tục rút gọn trong BLTTDS (sửa đổi) – Lê Thu Hà, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 2/2015
/>2

13


công tác Tư pháp trong thời gian mới”. Một trong những nhiệm vụ đó là việc cải
cách thủ tục tố tụng dân sự hiện hành.

 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Bởi giữa luật dân sự và luật tố tụng dân sự có mối quan hệ mật thiết nên các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là cơ sở để xây dựng thủ tục tố tụng dân sự
rút gọn. VD: Các nguyên tắc tại Điều 4, 5, 6, 7, 12 Bộ luật dân sư 2005.
Những nguyên tắc này sẽ giúp giải quyết vụ việc dân sự một cách nhanh chóng,
đơn giản. Ví dụ, khi giao dịch dân sự không tuân theo những nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự thì Tòa án có thể vận dụng chính những nguyên tắc đó để giải
quyết. Tòa án có thể buộc các bên phải xác lập thực hiện cá quyền- nghĩa vụ đã

thỏa thuận hoặc tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.

 Tính phù hợp giữa thủ tục tố tụng dân sự được xây dựng với tính chất của vụ
việc.
Thủ tục tố tụng dân sự nên được áp dụng với những vụ việc có giá trị tài sản
tranh chấp không lớn, chứng cứ rõ ràng hoặc bị đơn thừa nhận nghĩa vụ. Bởi lẽ,
tính chất của những vụ việc như thế rất đơn giản, không cần thiết phải trải qua đầy
đủ các giai đoạn cũng như tiêu tốn nhiều thời gian như thủ tục tố tụng dân sự thông
thường.
b)

Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, ở nước ta, các tòa án đang phải giải quyết một lượng lớn các vụ án
dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Không có sự ưu tiên nào, tất cả
các vụ án này đều phải trải qua những thủ tục chung rất phức tạp. Chính điều này
đã dẫn tới hiện tượng quá tải trong xét xử ở các cấp, số lượng tồn động vụ án hàng

14


năm tăng cao. Theo báo cáo tổng kết ngành tòa án các năm 2005 đến 2009. Tỷ lệ
các vụ án dân sự theo nghĩa rộng chiếm tỷ trọng rất lớn:3
Thực tiễn
Năm

2005

2006

2007


2008

2009

TAND thụ lí

129.927

143.580

171.681

192.336

214.174

Giải quyết

150.195

160.979

188.992

174.732

194.398

Tỉ lệ (%)


87

90.54

90.8

90.7

89

Nhiều năm qua cho thấy số lượng vụ việc dân sự do hệ thống tòa án thụ lý
cũng tăng nhanh qua từng năm dẫn tới sự quá tải trong công tác giải quyết và thi
hành án dân sự. Nhiều vụ việc, tranh chấp dân sự rất đơn giản nhưng do tính không
linh hoạt trong hoạt động tư pháp đã khiến trình tự giải quyết kéo dài, gây tốn kém
cả thời gian và tiền bạc của các đương sự. Mặc dù ngành Tòa án các năm trở lại
đây đã rất nỗ lực trong công tác giải quyết án dân sự nhưng trong bối cảnh số
lượng án ngày càng tăng. Thậm chí, những vụ việc ban đầu đơn giản nhưng do quá
trình giải quyết phức tạp, kéo dài khiến phát sinh những tình huống thực tiễn khiến
vụ việc trở nên phức tạp hơn, không thể giải quyết theo trình tự rút gọn được nữa.
Năm

2009

2012

2014

Thụ lý (vụ)


214.174

360.941

385.356

Giải quyết (vụ)

194.398

332.868

415.038

Tỷ lệ (%)

90,7

92,2

92,8

3 Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ
tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010, tr.32
15


Trong khi đó, thực tế, có nhiều vụ án, kể cả những vụ án rất đơn giản nhưng
việc giải quyết bị kéo dài không cần thiết, vi phạm nghiêm trọng đến các quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ, nhiều trường hợp nguyên đơn khởi kiện yêu

cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, không có sự phản đối của bị
đơn nhưng bị đơn vẫn không chịu thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, nhiều trường
hợp không có sự thừa nhận của bị đơn về nghĩa vụ thực hiện nhưng có chứng cứ rõ
ràng, đầy đủ, các sự kiện đã được xác định. Tòa án không mất nhiều thời gian điều
tra, xác minh, áp dụng pháp luật dễ dàng nhưng vẫn phải xử theo thủ tục chung.
Ngoài ra, việc tiến hành và kéo dài những thủ tục không cần thiết đã khiến cho
không ít các trường hợp, các tranh chấp dân sự từ đơn giản phát triển thành các vụ
án nghiêm trọng do không được giải quyết kịp thời. Ví dụ, đối với những vụ án
đơn giản, sau khi đã trải qua một thời gian khá dài để Tòa án có quyết định, nhiều
bị đơn vẫn lạm dụng quyền kháng cáo lên Tòa án Phúc thẩm để xem xét lại nội
dung vụ án. Điều này, dễ dẫn đến hậu quả, mâu thuẫn giữa các đương sự thêm gay
gắt, thậm chí, gây tổn hại cho nhau, để rồi chỉ từ một tranh chấp dân sự đơn giản
lại chuyển thành một vụ án hình sự.
Như vậy, áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ khắc phục được tình trạng
trên, để các quy định pháp luật tố tụng dân sự mềm dẻo, linh hoạt khi áp dụng với
các vụ việc có tính chất khác nhau.
Ngoài ra, nếu áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự thì các chi phí về
thời gian, tiền bạc, công sức của Nhà nước, nhân dân sẽ được tiết kiệm một cách
đáng kể.
Chính vì có cơ sở thực tiễn như trên, mà trong dự thảo Bộ luật TTDS 2004, thủ
tục tố tụng dân sự rút gọn đã được đưa vào chương số XV (dự thảo 5, 8,…).Tuy
nhiên, vì một vài lý do mà vấn đề này đã không được ghi nhận khi bộ luật TTDS
16


2004 chính thức ra đời. Tuy nhiên, qua các dự thảo, phần nào cũng thấy rằng, nhà
làm luật đã có ý thức về tầm quan trọng của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn.
Một sơ sở thực tiễn nữa cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy việc xây
dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay là thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
không phải là thủ tục mới mà đã từng xuất hiện ở Việt Nam trước đây và nhiều

nước trên thế giới như Nga, Quebec, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc. Vì vậy, việc
xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay là phù hợp với xu thế chung, đáp
ứng được yêu cầu xã hội, có thể tận dụng được những kinh nghiệm của những quy
định trước đây của nước ta và trên thế giới. Hơn nữa, khác với thời kì trước đây
(thời kì không cho phép thực hiện thủ tục tố tụng dân sự rút gọn), cơ sở vật chất
của Tòa án ngày nay ngày càng được cải thiện, đội ngũ thẩm phán các cấp được
kiện toàn về số lượng và chất lượng. Sau khi tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án
cấp huyện, năng lực của các thẩm phán ngày càng được khẳng định. Tất cả những
yếu tố này sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
ở nước ta hiện nay.
II.3.2. Những ưu điểm của Thủ tục rút gọn
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở trên, việc áp dụng thủ tục tố
tụng dân sự rút gọn sẽ có những ưu điểm và thuận lợi như sau:
Thứ nhất, thủ tục tố tụng mềm dẻo, linh hoạt những trình tự đơn giản sẽ mang
lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan tố tụng và người tham gia tố tụng dân sự như
rút ngắn được thời gian công sức, kinh phí cho nhà nước và nhân dân, góp phần
làm giảm đáng kể về công việc đối với cơ quan cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các
tranh chấp đơn giản là yêu cầu cần thiết. Có như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng
mới có thời gian tập trung vào vụ việc phức tạp hơn.
17


Thứ ba, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn tạo thuận lợi cho đương sự trong việc
khởi kiện, tham gia tố tụng và các hoạt động khác vì không phải trải qua tất cả các
giai đoạn.
Thứ tư, các phán quyết là kết quả của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ có hiệu
lực chung thẩm, tránh tình trạng các đương sự làm quyền kháng cáo nhằm trì hoãn
thực hiện nghĩa vụ. Từ đó, sẽ bảo vệ quyền lợi của những người khác.
Thứ năm, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn giúp nâng cao hiệu suất công tác xét

xử của Tòa án; thẩm phán có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi được
giao.

18


Chương III. Vài nét về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự ở một số
Quốc gia trên thế giới
Qua nghiên cứu về thủ tục TTDS ở một số nước cho thấy, TTRG không phải
là vấn đề mới trong khoa học pháp lý trên thế giới. Kinh nghiệm của nhiều quốc
gia đã chỉ rõ TTRG là một trong những công cụ hữu ích của người dân cũng như
của Tòa án trong việc thực thi công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, tổ chức. Tuy nhiên các quốc gia quy định hoàn toàn không giống nhau về
vấn đề này. Chẳng hạn:
III.1. Bộ luật TTDS Cộng hóa Pháp
Theo pháp luật TTDS Cộng hòa Pháp: Trong Liên minh Châu Âu, hệ thống
pháp luật tố tụng dân sự của Pháp được coi là một điển hình mẫu mực. Trên cơ sở
sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên tắc truyền thống, sự mềm dẻo, linh hoạt trong
việc xây dựng thủ tục giải quyết tranh chấp, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường
các nhà lập pháp của Pháp đã xây dựng được những thủ tục xét xử nhanh áp dụng
đối với những tranh chấp mang tính đặc thù riêng. Phải kể đến thủ tục ra lệnh (ra
lệnh thanh toán và lệnh buộc làm một công việc) được áp dụng đối với các vụ án
có chứng cứ rõ ràng (điều 1405, 1425 – 1 Bộ luật TTDS Cộng hòa Pháp). Theo đó,
theo yêu cầu của chủ nợ, nếu không có đủ chứng cứ Tòa án sẽ bác đơn. Chủ nợ
không được kháng cáo quyết định này nhưng có quyền khởi kiện theo thủ tục
thông thường. Như vậy lệnh thanh toán được đưa ra không cần mở phiên tòa,
không cần triệu tập các đương sự. Tuy nhiên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các đương sự thì pháp luật TTDS Pháp cho phép người mắc nợ được phản
kháng lệnh trả nợ trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày tống đạt quyết định của Tòa án
(điều 1412, 1416). Trong trường hợp con nợ không phản kháng trong thời hạn đó


19


thì lệnh có hiệu lực thi hành và không bị kháng cáo (điều 1423 Bộ luật TTDS Cộng
hòa Pháp).
Đối với lệnh buộc thực hiện một công việc, nếu thấy đơn có căn cứ, thẩm
phán ra quyết định bắt buộc thực hiện trái vụ. Quyết định này có hiệu lực thi hành
ngay, không được phản kháng (điều 1425). Trong trường hợp một phần hoặc toàn
bộ lệnh thi hành nghĩa vụ không được thực hiện, Tòa án sẽ xét xử theo yêu cầu của
nguyên đơn sau khi hòa giải không thành. Nếu thẩm phán bác đơn, nguyên đơn
không được phản kháng nhưng có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng thông
thường (điều 1429 – 9 Bộ luật TTDS Pháp).
III.2. Bộ luật TTDS Liên bang Nga
Theo pháp luật TTDS Liên bang Nga: việc xét xử theo TTRG chính là thủ tục ra
lệnh của Tòa án đối với các yêu cầu đòi nợ hoặc đòi lại tài sản khi có những căn cứ
nhất định (điều 122). Thẩm phán được phân công giải quyết khi thấy vụ án có đủ
điều kiện mà pháp luật quy định thì ra lệnh trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày thụ lý
đơn yêu cầu. Lệnh của Tòa án được ban hành không cần phải mở phiên tòa, không
cần phải triệu tập các bên để nghe lời giải thích của họ (điều 126). Tuy nhiên khác
với pháp luật TTDS Pháp, khi người có nghĩa vụ phản đối lệnh trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận được bản sao thì các bên có quyền khởi kiện tranh chấp đó
theo thủ tục chung (điều 128, 129). Bởi vì lúc này tranh chấp là có thật, cần được
giải quyết theo thủ tục chặt chẽ để chứng minh, tranh luận như thủ tục tố tụng
thông thường.
III.3. Bộ luật TTDS Trung Quốc
Theo pháp luật TTDS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: TTRG được áp dụng
đối với những vụ án dân sự đơn giản, sự việc rõ ràng, mối quan hệ về quyền và
nghĩa vụ được xác định cụ thể, tranh chấp không gay gắt (điều 142 Bộ luật TTDS
20



Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Khi xét xử các vụ án này theo TTRG thì vẫn mở
phiên tòa nhưng không bắt buộc phải thông báo trước cho đương sự ngày mở phiên
tòa; phiên tòa cũng không bắt buộc phải thực hiện đầy đủ và tuần tự các bước như
thủ tục xét xử thông thường mà có thể linh hoạt (điều 145).
III.4 .Bộ Luật TTDS Đài Loan
Theo pháp luật TTDS Đài Loan: lại có phần giống với pháp luật TTDS của
Nga, Pháp hơn khi cũng quy định trong trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án buộc
con nợ thanh toán thì với những chứng cứ, tài liệu đương sự xuất trình, Tòa án xét
thấy đủ cơ sở chấp nhận yêu cầu sẽ ra lệnh buộc bên có nghĩa vụ trả tiền hoặc
chuyển tiền cho chủ nợ mà không phải thông qua thủ tục tố tụng nào khác. Trong
thời hạn 20 ngày kể từ ngày bên có nghĩa vụ nhận được lệnh buộc trả tiền mà
không phản đối thì lệnh đó có hiệu lực như một bản án có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra thủ tục đơn giản được áp dụng trong các trường hợp sau (theo điều
427 Bộ luật TTDS Đài Loan)
+ Nếu là tranh chấp về quyền tài sản thì giá ngạch của vụ kiện không quá
100.000 Yuan.
+ Những trường hợp áp dụng thủ tục giản đơn mà không phụ thuộc vào giá
ngạch vụ án: Tranh chấp về thời hạn thuê nhà, thời hạn vay mượn; tranh chấp giữa
người chủ và thợ trong hợp đồng thuê mướn dịch vụ mà thời hạn hợp đồng không
quá 1 năm; tranh chấp về việc yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu; tranh chấp nợ trong
trường hợp có giấy vay nợ; tranh chấp về tiền hoa hồng, cấp dưỡng ly hôn, trợ cấp
hưu trí, các khoản tiền phải trả định kì… Đối với các tranh chấp này thì việc xét xử
do một thẩm phán tiến hành qua một phiên tòa nhanh gọn. Nếu một bên đương sự
vắng mặt ở phiên tòa mà không có lý do chính đáng thì Tòa án chấp nhận yêu cầu
của bên có mặt.
21



Như vậy có thể thấy việc xét xử giải quyết vụ kiện theo thủ tục TTDS rút
gọn ở các nước trên thế giới mặc dù không hoàn toàn giống nhau nhưng đều đảm
bảo yếu tố nhanh gọn, linh hoạt, hiệu quả và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp
pháp của các đương sự. Nhìn chung với những vụ việc đơn giản về tình tiết, rõ
ràng về chứng cứ, giá trị tranh chấp nhỏ hoặc giá trị tranh chấp lớn nhưng các bên
không có mâu thuẫn về nồi dung vụ việc thì nên áp dụng TTRG thay vì thủ tục tố
tụng thông thường. Những quy định trên đều có tính hợp lý, có giá trị cho Việt
Nam tham khảo trong quá trình nghiên cứu, xem xét khi xây dựng TTRG trong
TTDS.4

4 Về phiên tòa xét xử dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn – Nguyễn Thị Thu Hà, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 19 (299) T10/2015
22


Chương IV. Nội dung thủ tục rút gọn trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng
dân sự lần thứ 4
IV.1. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.
Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn được quy định rõ ràng ở Điều 317, Bộ luật
TTDS dự thảo lần thứ 4:
Điều 317. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn (mới)
1. Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa
nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, đủ cơ sở giải quyết Tòa án
không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài,
trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề
nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được

chứng cứ về sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài
sản.
Đối với vụ án lao động được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà người sử
dụng lao động có quốc tịch nước ngoài đã rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở
mà không thông báo cho đương sự khác, Tòa án biết thì được coi là trường hợp cố
tình giấu địa chỉ. Tòa án vẫn giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại Phần này.
2. Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình
tiết mới sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để áp dụng theo thủ tục rút
gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông
thường:
23


a) Phát sinh các tình tiết mới dẫn đến cần phải xác minh, thu thập thêm tài
liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
b) Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự
không thống nhất về giá hoặc chưa tự tiến hành định giá, thẩm giá tài sản;
c) Cần phải thực hiện Ủy thác tư pháp;
d) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
đ) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
e) Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
g) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài,
trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Trên cơ sở nghiên cứu nhiều tài liệu, điều kiện để một vụ án được áp dụng
TTRG như quy định tại Dự thảo cần phải được cân nhắc, bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, Việc quy định đáp ứng hai điều kiện “đương sự đã thừa nhận
nghĩa vụ” và “tài liệu chứng cứ rõ ràng, đủ căn cứ giải quyết mà Tòa án không phải
thu nhập tài liệu, chứng cứ” là chưa hợp lý. Một tranh chấp được áp dụng TTRG
khi giải quyết có phải là tranh chấp hội đủ các điều kiện: Đơn giản, chứng cứ rõ
ràng, đương sự thừa nhận nghĩa vụ hay chỉ cần hội đủ một trong các số điều kiện

đó?
Vì nếu đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ, thì không cần phải đáp ứng điều kiện tài
liệu, chứng cứ rõ ràng, bởi lẽ việc thừa nhận nghĩa vụ của đương sự được pháp luật
cho phép theo Điều 80 BL TTDS được coi là chứng cứ và là cơ sở để Tòa án áp
dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp. Mặc khác, nếu cần đáp ứng cả điều kiện
đương sự thừa nhận nghĩa vụ khi vụ án đã đáp ứng tiêu chí là hồ sơ đã có tài liệu,
chứng cứ rõ ràng đủ để Tòa án giải quyết tranh chấp căn cứ theo pháp luật, thì vô
hinh chung loại bỏ một trường hợp không thể áp dụng TTRG mặc dù các đướng sự
không thừa nhận nghĩa vụ nhưng hồ sơ đã đủ tài liệu và chứng cứ giải quyết vụ án.
24


Điều đó có nghĩa là kể cả khi mà Tòa án đã có tài liệu, chứng cứ rõ ràng nhưng các
bên vẫn không chịu thỏa thuận, hoặc bị đơn vẫn không chịu thừa nhận nghĩa vụ thì
Tòa án vẫn phải áp dụng giải quyết theo thủ tục thông thường.
Có ý kiến lại cho rằng, khi một tranh chấp được đưa ra Tòa án mà bị đơn
đã thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ thì về bản chất, các bên đương sự không có tranh
chấp về các yêu cầu khởi kiện. Tòa án chỉ có nghĩa vụ và thẩm quyền xem xét sự
thừa nhận nghĩa vụ đó có phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội hay không để ra
một phán quyết ghi nhận quyền của nguyên đơn theo các yêu cầu khởi kiện. Đối
với những tranh chấp loại này thì các yếu tố đơn giản, chứng cứ rõ ràng là không
liên quan và không cần thiết để quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Nhưng đối với
tranh chấp mà bị đơn thừa nhận một phần nghĩa vụ thì về bản chất vẫn còn tranh
chấp giữa các bên về các nội dung còn lại của yêu cầu khởi kiện. Vì vậy, các yếu tố
khác vẫn cần phải được xem xét như đối với các tranh chấp mà bị đơn không thừa
nhận nghĩa vụ.
Do đó, chúng tôi cho rằng, cần phải tách rời hai tiêu chí nêu trên như là hai tiêu
chí lựa chọn (chỉ cần đáp ứng được một trong hai tiêu chí đó).
Thứ hai, Việc quy định cần phải đáp ứng tiêu chí các đương sự có nơi cư trú rõ
ràng hoặc không có yếu tố nước ngoài là chưa hợp lý. Bởi lẽ, trong trường hợp

đương sự không có nơi cư trú rõ ràng hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài thì dù thời
gian giải quyết tranh chấp có thể không được “rút gọn”, nhưng tranh chấp đó vẫn
có thể giải quyết được theo TTRG bằng cơ chế xét xử một Thẩm phán, cùng những
hoạt động tố tụng khác được rút gọn tại phiên tòa sơ thẩm hoặc ở thủ tục phúc
thẩm về sau (nếu có). Hay nói cách khác, nội dung của TTRG không nhất thiết là
phải “rút gọn” tất cả các yếu tố của TTRG (thời gian, thành phần, thủ tục) mà

25


×