Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận cao học Tính nhân văn trong báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.96 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết, mục đích và lý do chọn đề tài.
Ngày nay, tốc độ phát triển của xã hội nói chung và các kênh truyền thông đại
chúng và đặc biệt là báo chí nói riêng đang ngày một nhah chóng, nhạy bén hơn.
Điều đó tạo ra cho chúng ta một thế giới thông tin đầy đủ, phong phú và nhanh
chóng hơn bao giờ hết. Trong xã hội hiện đại ngày nay, chỉ cần 1 cú click chuột,
những tờ báo mạng sẽ sẵn sàng đưa ra cho chúng ta những thông tin mới nhất,
nóng hổi nhất và toàn diện nhất. Bên cạnh đó không thế không nhắc đến báo giấy,
truyền hình và các kênh truyền thông khác. Và dù ở loại hình truyền thông nào,
nhất là báo chí, các sự kiện cũng được đến với công chúng một cách đa diện, nhiều
chiều và đầy đủ. Thậm chí, không chỉ dừng lại ở một sự kiện nhất đinh, ngày nay,
báo chí còn tập trung khai thác những câu chuyện ngoài lề, những chi tiết, sự kiện
xoay quanh trục trung tâm chính là các vấn đề đang được dư luận quan tâm. Bên
cạnh đó nhà báo cũng đưa ra các đánh giá, nhận xét và cái nhìn của riêng mình, từ
đó, thông qua các bài bào, lối tư duy ấy sẽ tác động trực tiếp tới độc giả.
Từ những thong tin, ý kiến mà nhà báo đưa ra nhắm đến các sự kiện, sự việc, ta
dễ dàng nhận thấy được hầu hết những thông tin được đăng trên các mặt báo là
những cơ sở đại diện cho công lý. Các tác phẩm báo chí trong xã hội ta ngày nay
được coi nhu tiếng nói của Đảng và nhà nước. Ở đó, báo chí được biết đến như sự
đấu tranh chống lại các tội ác xã hội, các hành vi làm tổn hại đến quyền con người,
quyền dân chủ, quyền được sống trong độc lập tự do của con người. Mặt khác,
song song với việc bảo vệ công lý, đưa những mặt tối của xã hội ra ánh sáng, báo
chí còn góp phần kết nối, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa
những bộ phận người dân trong xã hội và giữa Đảng với nhân dân. Nhờ đó, tính
nhân văn của báo chí được bộc lộ rõ ràng. Báo chí là kênh truyền thông không thể
thiếu trong đời sống xã hội nhờ những ưu điểm và vị trí đặc biệt quan trong của


2


mình. TÍnh nhân văn trong báo chí luôn là “món ăn” bắt buộc cần phải có trong
guồng quay của xã hội hiện đại.
Nhưng mặt khác, không chỉ dừng lại ở việc khai thác sâu, rộng vào các sự kiện,
không chỉ dừng lại ở những mục tiêu mang giá trị nhân văn sâu sắc ấy, ngày nay,
báo chí đã và đang xuất hiện những mảng tối, những tin tức, bài viết phản ánh
không hoàn toàn chính xác về tính chất sự việc. Những bài báo ấy xuất hiện khi
những tờ báo lá cải ra đời, khi tính nhân văn của báo chí đang dần bị mai một, ăn
mòn bởi giá trị đồng tiền. Những tin “Shock, hot, giật gân” ngày nay đang ngày
một xuất hiện dày đặc trên các mặt báo. Trong thời kỳ mà đồng tiền gần như làm
chủ được mọi thứ thì báo chí dường như cũng không tránh khỏi ma lực đó. Một bộ
phận các nhà báo ngày nay đang viết báo, làm báo và đưa thông tin đến độc giả chỉ
với cái đích là đồng tiền chứ trong đó không còn lòng yêu nghề, không còn sự say
mê và quan trọng hơn cả là trách nhiệm của mình đối với từng tác phẩm báo chí
xuất hiện trên mặt báo. Với việc thiếu hụt tính nhân văn trong một số các tác phẩm
báo chí ngày nay, các tác giả dường như không còn quan tâm đến tầm ảnh hưởng
của chính những ý kiến của mình đưa ra đối với dư luận và những tác hại liên quan
trực tiếp đến sự kiện được đề cập tới.
Vì vậy, tôi làm bài tiểu luận này nhằm đề cập đến vấn đề “Tính nhân văn trong
báo chí”, giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn, chân thực hơn về thực trạng nền báo
chí ngày nay. Bài tiểu luận này sẽ giúp nhấn mạnh tầm quan trong của tính trung
thực, khách quan trong báo chí và nêu rõ sự ảnh hưởng và vai trò đặc biệt quan
trọng của các tác phẩm báo chí đến dự luận xã hội. Từ đó thấy được sự cần thiết
của tinh thần trách nhiệm cũng như lương tâm nghề nghiệp của các nhà báo hiện
tại và cả lứa nhà báo trong tương lai như mỗi sinh viên chúng tôi.

3



Để góp phần làm rõ hơn vấn đề, tôi xin trình bày bài tiểu luận này thông qua vụ
án “Xác chết không đầu” đã từng gây xôn xao trong giới truyền thông nói riêng và
toàn thể dư luận xã hội nói chung.
2. Phạm vi nghiên cứu: Vụ án “Xác chết không đầu”
Vào khoảng thời gian tháng 5 năm 2010, dư luận xa hội đã không khỏi hoang
mang, bàng hoàng về vụ án “Xác chết không đầu” tại chung cư G4, đường Trung
Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy diễn ra hết sức man rợ và hoàn toàn mất
tính người. Sự kiện diễn ra chính xác vào ngay 17/5/2010, khi người dân khu
chung cư G4 phát hiện ra 1 xác phụ nữ trên tầng thượng của tòa nhà trong tình
trạng lõa thể, đã mất đầu và một số bộ phận khác trên cơ thể. Xác chết đã vào giai
đoạn đang phân hủy nên rất khó nhận dạng. Sự việc cho thấy tính chất đặc biệt
nghiêm trọng của vụ án, đây là một vụ án giết người man rợ và hết sức tinh vi khi
hung thủ đã cố ý loại bỏ một số bộ phận trên cơ thể nạn nhân để gây khó khăn cho
cơ quan điều tra. Sau một thời gian điều tra làm rõ sự việc, danh tính kẻ sát nhân
đã lộ diện. Nguyễn Đức Nghĩa đã bị cơ quan công an bắt dữ và điều tra nhằm làm
sáng tỏ sự việc.
Theo dòng sự kiện đó, hàng loạt những chi tiết của vụ án được hé lộ và nhận
được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Từ đó, vụ án “Xác chết không đầu”
dường như trở thành một đề tài “hot” của giới truyền thông, báo chí nói chung và
toàn xã hội nói riêng. Những thông tin nóng hổi, nghiêm trọng của vụ việc ngày
càng xuất hiện dày đặc khiến giới truyền thông không thể ngồi im. Dường như
Nguyễn Đức Nghĩa và “Xác chết không đầu” đã trở thành tâm điểm của mọi sự
quan tâm và thu hút mọi cái nhìn của toàn xã hội. Đúng với tính chất nhanh nhạy,
nắm bắt rất nhanh của mình, giới truyền thông, báo chí đã tiếp thu và truyền tải đầy
đủ các dữ kiện liên quan đến sự việc trên các mặt báo. Lúc đó, dù đi đâu, làm gì,
dù xem truyền hình hay đọc báo, những thông tin về vụ án này vẫn không ngừng
4



xuất hiện. Và nói không ngoa, dường như vụ án “Xác chết không đầu” đã trở thành
miếng mồi béo bở cho giới truyền thông khai thác một cách triệt để.
Trong khoảng thời gian đó, khi công an vào cuộc, báo chí vào cuộc cộng với sự
“hot” và hấp dẫn của vụ án, những câu chuyện xoay quanh đó ngày càng nảy sinh,
ngày càng được khai thác sâu rộng hơn. Từ đó, những câu chuyện xoay quanh các
nhân vật dần được hé lộ, từ một cuộc tình rắc rối giữa Nguyễn Đức Nghĩa với Linh
và Yến, rồi đến hoàn cảnh gia đình của từng nhân vật trong câu chuyện, rồi cảm
xúc, suy nghĩ của những người trong cuộc, rồi cái chết đột ngột của cha Nguyễn
Đức Nghĩa, hay người mẹ đáng thương của hung thủ và những giọt nước mắt của
bà nơi tòa án..v..vv.. Dường như mọi vấn đề đều không qua mắt được giới truyền
thông và được đưa đến cho công chúng một cách đầy đủ và nhanh nhạy nhất.
Một năm sau khi vụ án khép lại, nhìn lại sự việc, ta thấy được nhiều điều, nhiều
bài học cần rút ra. Nhưng đặc biệt hơn cả, trong bài tiểu luận này, tôi muốn đề cập
cụ thể và nêu ý kiến của mình về việc các nhà báo khai thác cũng như đưa tin về sự
kiện. Bắt đầu từ ngày đầu tiên khi xác chết được phát hiện, sau đó là hàng loạt
những sự kiện, những chi tiết xoay quanh Nguyễn Đức Nghĩa, xoay quanh các
nhân vật, các câu chuyện liên quan đến vụ án.
Tính nhân đạo của báo chí được thể hiện thật sự rõ ràng trong thời gian này
khi hàng loạt những tờ báo cùng đưa tin, bày tỏ quan điểm lên án, bức xúc về sự
man rợ và thiếu tình người của hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa. Sự kiện là một lời
cảnh tỉnh về sự tuột dốc của các giá trị đạo đức trong xã hội mà ở đó, mỗi bài báo
được đăng lên lại là một bài học, một lời nhắc nhở giành cho dư luận xã hội. Bên
cạnh đó, những câu chuyện ngoài lề xoay quanh sự kiện cũng là những dữ liệu
quan trọng để các nhà báo truyền tải đến công chúng về những nỗi đau, những mất
mát mà từng nhân vật trong sự việc phải trải qa. Đại diện cho các chuẩn mực đạo
đức trong xã hội, ta dễ dàng thấy được tầm ảnh hưởng rất lớn của báo chí đối với
5


công chúng. Từ đó, tính nhân văn sâu sắc của báo chí được bộc lộ hết sức rõ rang

qua những quan điểm, những ý kiến về vụ án gây chấn động: “Xác chết không
đầu”
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, các phương tiện truyền thông không chỉ đưa
ra thông tin, nêu ý kiến về vụ án mà hơn thế nữa, theo dòng sự kiện nóng hổi còn
có những thông tin, bài viết không thực sự phản ánh đúng tính chất của vấn để. Bài
tiểu luận này sẽ phần nào phản ảnh rõ sự việc cũng như làm sáng tỏ những chi tiết
ngoài luồng, không chính xác. Từ đó, chúng ta dễ dàng rút ra được tính nhân văn
của báo chí trong việc khai thác thông tin cũng như đưa tin về những sự kiện trong
xã hội mà cụ thể ở đây là vụ án “ Xác chết không đầu”

6


B. NỘI DUNG
Chương I: Một số khái niệm cơ bản
1. Tính nhăn văn của báo chí.
Từ xưa đến nay, báo chí xuất hiện là một công cụ để truyển tải tính nhăn văn
sâu sắc, mang đến cho công chúng những chuẩn mực về đạo đức. Nhờ vị trí đặc
biệt quan trong của mình trong xã hội, báo chí đã tham gia đấu tranh chống lại các
hành vi làm tổn hại đến quyền con người, quyền dân chủ, quyền đước sống trong
độc lập tư do của con người. Từ đó, ta dễ dàng nhận thấy được tính nhân văn sâu
sắc của báo chí thông qua các hành vi trên, Bên cạnh đó, báo chí còn giữ vai trog
kết nối mọi người trong xã hội, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với
người, báo chí đóng góp tiếng nói của mình nhằm tạo nên một xã hội công bằng,
một xã hội vì con người, cho con người.
Đồng thời, báo chí tôn trọng, xây dựng, bảo vệ mỗi cá nhân con người, coi đó
là những các thể độc lập tồn tại và hoạt động theo những chuẩn mực chung của xã
hội và theo những đặc điểm riêng về thể chất, cá tính, tâm lý, thị hiếu.
. Báo chí vô sản phấn đấu cho mục tiêu cac cả cuối cùng là một xã hội, trong
đó sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi con người là điều kiện cần thiết cho sự

phát triển tự do và toàn diện của mọi người. Nguyên tắc tính nhân đạo của báo chí
thể hiện ở chỗ nhiệt tình phản ánh và tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế - xã hội và văn hóa – tinh thần,
đấu tranh bảo vệ quyền con người, bảo vệ những giá trị nhân đạo chân chính.
Thực ra bản chất của tính nhân đạo của báo chí cách mạng được thể hiện trong
nguyên tắc cao nhất của nó là nguyên tắc tính Đảng. Khi trực tiếp tham gia vào sự
nghiệp xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội, triệt để giải phóng con người, xây
dựng một chế độ tất cả vì con người, cho con người, báo chí đã đứng trên lập
7


trường nhân đạo cộng sản để thông tin, lý giải các hiện tượng, sự kiện đời sống của
xã hội. Tuy nhiên, việc làm rõ nguyên tắc nhân đạo của báo chí vẫn hết sức cần
thiết cả trong tình hình hiện nay cũng như trong thực tiễn phát triển lâu dài của báo
chí.
Loài người đang bước vào nền văn minh thứ ba với những thành tựu kỳ diệu
của cách mạng khoa học và công nghệ. Mặt khác, loài người cũng đang đứng trước
hiểm họa đe dọa tàn phá môi trường sống, hủy hoại nhân tính con người, chà đạp
các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của báo
chí, từ lâu, nhiều nhà báo đã lo lắng, lên tiếng cảnh tỉnh nhân loại về những hiểm
họa đó. Báo chí đang bước vào một cuộc chiến đấu mới, bảo vệ nền văn minh của
loài người, xứng đáng là tiếng nói lương tâm của nhân loại.
2. Yêu cầu cơ bản về tính nhân văn của con người nói chung và của người
làm báo nói riêng.
a. Về con người.
Trong xã hội từ xưa tới nay, nói đến con người, chúng ta không thể không nhắc
tới những giá trị đạo đức, những chuẩn mực về tình nhân đạo của cua người đối
với thế giới xung quanh. Tính nhân đạo là một đức tính đáng quý, nó đem lại phẩm
giá cao đẹp, xây dựng nên một con người đáng trân trọng, giàu lòng bác ái. TÍnh
nhân đạo trong đời sống xã hội loài người đã và đang được khẳng định trong mọi

mặt của đời sống xã hội. Con người thể hiện nó bằng những giá trị đạo đức, sự yêu
thương, tôn trọng đối với phẩm chất của con người. Vì vậy, để có một cuộc sống
tốt đẹp hơn, con người cần luôn luôn hướng tới những điều hạnh phúc và tập trung
nâng cao phẩm chất của mình bằng tính nhăn văn sâu sắc.
Dân tộc Việt Nam ta có một trang lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước.
Một dân tộc gan dạ dũng cảm, một dân tộc đã gai góc chống lại những kẻ xâm lược
khổng lồ, những chế độ áp bức tàn bạo dã man, để ngày nay, chúng ta đã trải qua
8


4000 năm văn hiến với đầy thăng trầm lịch sử. Mỗi người con của dân tộc chúng ta
dường như đã từ bao giờ mang trong minh lòng yêu nước nồng nàn và lòng tự hào
về một dân tộc oai hùng. Và chính từ đó, tinh thần nhân đạo của nhân dân ta được
hình thành, bồi đắp và dần dần trở nên ăn sâu vào cội rễ dân tộc.
b. Về báo chí.
Xuất phát từ tinh thần nhân đạo trong xã hội, báo chí phát triển dựa trên các
chuẩn mực đạo đức đó. Nhờ có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với công
chúng, báo chí được coi như một công cụ chuyển tải đến cho xã hội những cái
nhìn, những đánh giá về một sự kiện nhất định. Chính vì vậy, tính nhân văn, nhân
đạo trong các tác phẩm báo chí là không thế thiếu. Nhân văn ở đây được hiểu như
tình yêu thương giữa con người với con người, , rộng hơn đó là bản chất cốt yếu
của việc sử dụng ngôn từ trong các tác phẩm nghệ thuật, văn chương và ngay cả
trong lĩnh vực báo chí. Nếu không có những giá trị này, tác phẩm báo chí dù có
phân tích sâu kĩ đến đâu cũng chỉ là những mảnh giấy vụn không có giá trị lâu bền
trong lòng bạn đọc.
Ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng các tác phẩm báo chí xuất hiện trên mặt
báo ngày nay đem lại những tác động không hề nhỏ đối với dư luận xã hội. Những
bài báo gây ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức và cách nhìn nhận về một sự kiện
nhất định nào đó của người dân, chính vì vậy, ta càng thấy rõ được sự cần thiết của
tính nhân đạo được thể hiện trong các tác phẩm báo chí. Nếu như những nhà báo,

những tác giả không tự ý thức được tầm ảnh hưởng to lớn của mình mà chỉ cho ra
đời những tác phẩm sai lệch sự thật, đem lại lợi nhuận cho riêng cá nhân nhà báo
thì sẽ khó tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những sự suy đồi
trong nghề nghiệp của những nhà báo như vậy sớm muộn sẽ bị phơi bày và những
tác phẩm báo chí được ra đời không vì mục đích chung của cộng đồng sớm muộn
cũng sẽ bị rời vào quên lãng.
9


Chương II. Thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt
động báo chí.
1. Tình hình chung việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo thông qua
thông tin về sự kiện “ Xác chết không đầu”.
Sự kiện “Xác chết không đầu” xảy ra với những tình tiết man rợ, dã man và đã
trở thành một cú shock cho toàn xã hội vì sự mất nhân tính của kẻ sát nhân Nguyễn
Đức Nghĩa. Các tính chất của sự việc trở nên ngày một nghiêm trọng khi từng chi
tiết dần dần được hé lộ. Với sự vào cuộc của các nhà báo, dư luận xã hội dần dần
biết được những chi tiết xoay quanh vụ sát hại nghiêm trọng. Và cũng từ đó, những
loạt bài lên án hành động man rợ của Nguyễn Đức Nghia thay nhau xuất hiện trên
mặt báo. Thông qua sự kiện đó, báo chí đã thể hiện được tính nhân văn sâu sắc của
mình khi đã lên tiếng bảo vệ nạn nhân, lên án mãnh liệt hành vi giết người của kẻ
sát nhân máu lạnh. Đặc điểm của tính nhân văn trong báo chí ngày một được khắc
họa rõ nét hơn qua từng bài báo phản ánh chân thực về vụ án. Thời gian đó, các
nhà báo đã đồng loạt đăng tin, đưa ra các ý kiến, cái nhìn của mình về toàn bộ vụ
việc rồi từ đó tác động đến công chúng.
Trước hết, nhìn nhận về thái độ của báo chí đối với sự việc. Mỗi bài báo đưa
lên có liên quan đến quá trình xảy ra vụ án hay xoay quanh nhân vật Nghĩa đều
mang tính chất lên án rất mạnh. Ở đây, Nghĩa đã tước đoạt đi quyền được sống,
quyền được làm người của nạn nhân. Và cũng từ đó, Nghĩa đã phạm phải một tội
ác man rợ không thể tha thứ. Không chỉ dừng lại ở đó, hành vi giết người của kẻ

sát nhân còn trở nên mất tính người hơn nữa khi hắn thực hiện các hành vi man rợ,
dã man đối với nạn nhân như chặt đầu và một số bộ phận khác trên cơ thể nhằm
gây khó dễ cho bộ phận công an. Ngay khi loạt bài về “Xác chết không đầu” được
đăng trên đồng loạt các báo, một làn sóng phản ánh dữ dội đã xuất hiện trong dư
luận. Điều đó bắt nguồn từ chính những tác phẩm trên các mặt báo mà báo chí đã
10


đem lại cho công chúng. Vì vậy ta có thể thấy, nguyên tắc tính nhân đạo được sử
dụng triệt để thông qua vụ án này.
Ngay từ những bài đầu tiên đưa lên phản ánh về vụ việc, các nhà báo đã khai
thác triệt để các chi tiết dẫn đến cái chết của nạn nhân và cũng nhờ các tác phẩm
báo chí của mình, các nhà báo đã đấu tranh, lên án hành vị của Nguyễn Đức Nghĩa.
Không những vậy, bên cạnh những thông tin về các hành vi man rợ của Nghĩa,
những bài báo về người thân, về số phận và cuộc đời của những người liên quan
đến sự việc cũng dần được đưa lên mặt báo. Báo chí đã đưa đến cho công chúng
một cái nhìn theo nhiều chiều, không chỉ là sự lên án, bất mãn về hành vi của kẻ
sát nhân mà bên cạnh đó còn có sự cảm thông, đau xót giành cho những số phận
bất hạnh xoay quanh vụ án.
Ở đây, tôi đặc biệt quan tâm đến nhân vật mẹ của Nguyễn Đức Nghĩa là bà
Phạm Thị Chuân. HÌnh ảnh một người đàn bà bất hạnh một lúc mất đi hai người
thân trong gia đình được báo chí thời gian đó không ít lần nhắc tới. Là một người
mẹ, sinh ra đứa con tội lội mang trong tội giết người, bà Chuân đã ném đủ khổ đau
trong cuộc đời, nhưng tàn nhẫn hơn nữa khi chính trong thời gian đó, người chồng
của bà cũng ra đi vĩnh viễn trong một vụ tai nạn thảm khốc. May mắn thay bà
Chuân vẫn giữ được tính mạng của mình sau vụ tai nạn, nhưng thực sự đau xót thi
giờ đây bà phải sống trong sự cô đơn, đau đớn mà số phận đã đem lại cho người
đàn bà tội nghiệp. Khai thác về nhân vật này, hàng loạt những bài báo đã thể hiện
rõ thái độ thương xót, chia sẽ với người đàn bà bất hạnh này. Ở đây, tính nhân đạo
của báo chí lại một lần nữa được khẳng định thông qua câu chuyện đau xót này.

Những bài báo nói về một cái tết buồn hay những giọt nước mắt xót xa của bà
Chuân dường như đã lay động được trái tim của dư luận xã hội. Mỗi bài báo lại
càng làm cho chúng ta cảm nhận được sự xót xa, tiếc nuối giành cho bà. Khi đó,
báo chí đã khẳng định được nghĩa vụ bảo vệ, coi trong giá trị của mỗi cá nhân con
11


người trong xã hội. Tuy rằng con trai bà là kẻ tội lỗi, là kẻ sát nhân không thể tha
thứ nhưng người mẹ đã mang nặng đẻ đau ra Nghĩa lại là người gánh chịu bao hậu
quả, gánh chịu bao sự nghiệt ngã mà chính người con bà đã dứt ruột đẻ ra đem lại
cho bà. Báo chí đã lên tiếng bảo vệ, chia sẻ và an ủi cũng bà Chuân những khổ đau
nhọc nhằn đó. Và không chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ hẹp, báo chi đã đưa số phận
đó đến toàn bộ công chúng và dư luận xã hội. Từ đó tạo nên làn sóng đồng tình,
ủng hộ và chia sẻ cũng người đàn bà có số phận bất hạnh.
Bên cạnh những mặt tích cực, những tinh thần nhân đạo được nêu ra qua sự
việc “Xác chết không đầu” vẫn còn tồn tại những góc khuất, những bài báo chỉ
mang hình thức đánh bóng tên tuổi của một số bộ phận nhà báo. Thật vây, trong
bối cảnh xã hội hiện nay, thậm chí từ xa xưa, không có lĩnh vực nào tồn tại trong
cuộc sống mà lại hoàn toàn hoàn hảo, tốt đẹp. Báo chí cũng vậy, trong khi đồng
tiền đang từng ngày làm chủ mọi thứ, khi danh tiếng, tên tuổi trở thành thứ hào
quang quan trọng với một số bộ phận nhà báo ngày nay thì việc họ lợi dụng, nắm
bắt những vấn đề nổi cộm trong xã hội để đánh bóng, kiếm trác lợi nhuận về cho
bản thân mình là điều khó tránh khỏi. Lướt qua một vào mặt báo giấy hay những
trang báo mạng khoảng thời gian một năm trước đây, ta không khó để bắt gặp một
bài báo liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Nghĩa nhưng không hoàn toàn tất cả
trong số đó là những bài báo mang tính nhân văn sâu sắc. Đâu đó trên các mặt báo
vẫn còn nhưng thông tin ngoài luồng, những phỏng đoán, những ý kiến nhằm thu
hút sự quan tâm của công chúng nhưng lại không thực sự đem lại một giá trị nhân
đạo cụ thể nào.
Ở đây, ta có thể dễ dàng bắt gặp những chi tiết này thông qua sự kiện cái chết

của bố Nguyễn Đức Nghĩa. Một người cha đã không khỏi đau đớn, tuyệt vọng và
bất lực khi mình không thể nuôi dậy chính đứa con mình đã bao công nuôi dưỡng
sinh thành trở thành người có ích. Một người cha đã bao lo toan, suy tính chỉ mong
12


đứa con trai tội lỗi của mình được thoát khỏi tội chết. Một người cha cuối cùng đã
ra đi trong đau đớn mà trong lòng vẫn canh cánh nỗi đau gia đình, nỗi đau về
người con đã gây ra những tai họa không thể xóa bỏ cho gia đình ông. Cái chết của
ông Hùng dường như càng xát thêm muối vào trái tim đau khổ của bà Chuân,
người đàn bà đang phải chịu nỗi bật hạnh quá lớn. Và không chỉ có vậy, cái chết
của ông cũng gây ra sự bàng hoàng thương tiếc trong dư luận. Chưa nói đến người
con trai mất nhân tính Nguyễn Đức Nghĩa, nhưng với tư cách một độc giả, chúng
ta cũng có đôi phần thương tiếc cho số phận của ông cũng như gia đình ông.
Nhưng mọi chuyện không đơn thuần dừng lại khi ông Hùng đã an nghỉ nơi suối
vàng. Trong nền báo chí nước ta ngày nay, vẫn tồn tại một số tờ báo, một số tác giả
là những kẻ coi trọng giá trị đồng tiền và háo nhoáng danh vọng hơn là các ý nghĩa
nhân đạo trong xã hội. Và từ đó, không ít những bài báo từ phỏng đoán, rồi bịa đặt
hay đưa ra những chi tiết không phù hợp xoay quanh cái chết của ông. Một người
cha đã an nghỉ nơi suối vàng và một người mẹ đang canh cánh nỗi đau mất mát
như vậy còn cần gì hơn sự yên bình, cảm thông trong giai đoạn này. Ấy vậy mà
tình nhân đạo của báo chí đã bị một số kẻ lãng quên, họ dẫm đạp lên nỗi đau của
những người trong cuộc và cả sự thương xót của dư luận nói riêng để bới móc và
đưa ra những thông tin thiếu chính xác. Những cái tít giật gân hay những phỏng
đoán sai lêch xuất hiện không phải là hiếm trên các mặt báo nhằm thu hút tính hiếu
kì, sự tò mò của bạn đọc. Tóm lại, bên cạnh những đặc điểm nổi bật và tích cực
của tính nhân văn trong báo chí vần còn tồn tại những mặt khuất, những kẻ lợi
dụng sự quan tâm đặc biệt của dư luận đến vụ án “Xác chết không đầu” nhằm trục
lợi cho bản thân mà quên mất lương tâm nghề nghiệp của một nhà báo.


13


2. Nhận xét và đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong
hoạt động báo chí thông qua sự kiện “Xác chết không đầu”:
Sau khi nghiên cứu về tính nhân văn của con người nói riêng và trong báo chí
nói chung, chúng ta đã phần nào hiểu được nội dung, ý nghĩa và tầm quan trong
của đề tài. Bên cạnh đó, bằng việc đi cụ thể vào sự kiện “Xác chết không đầu”, ta
lại càng dễ dàng nhìn nhận được vấn đề một cách rõ nét hơn. Qua những trang báo,
những tác phẩm mà báo chí đưa lên liên quan đến sự việc, không khó để nhận thấy
một tinh thần nhân văn sâu sắc của các tác giả gửi gắm qua tác phẩm của mình.
Nổi bật trong số đó là những ý kiến lên án, phản đối kẻ sát nhân máu lạnh đã sử
dụng những thủ đoạn hết sức mất tính người để sát hại nạn nhân. Những sự kiện
xoay quanh Nguyễn Đức Nghĩa được báo chí khai thác triệt để và đem lại cho công
chúng cài nhìn sâu sắc nhất về những giá trị của cuộc sống và về quyền được sống
của mỗi con người. Mỗi bài báo đều là nơi để các tác giả gửi gắm vào đó lương
tâm nghề nghiệp và bộc lộ rõ nết tính nhân đạo của báo chí.
Ngoài ra, thông qua sự việc trên cũng vẫn tồn tại những mặt xấu của nền báo
chí khi tính nhân văn sâu sắc bị mai một và che lấp bởi giá trị đồng tiền và danh
vọng. Vẫn còn một số nhà báo lợi dụng vấn đề này để đưa ra những thông tin sai
lệch, giật gân nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, đem lại lợi nhuận cho bản thân
mà không quan tâm đến tầm ảnh hưởng của những bài báo đó khi đến với công
chúng.
Vì vậy, để có thể nhận xét và đánh giá chính xác về tính nhân văn của báo chí
thông qua sự kiện “Xác chết không đầu” ta cần phải có một cái nhìn đa chiều đối
với đề tài này. Mỗi vấn đề đều có những ưu điểm và khuyết điểm, chính vì vậy để
hiểu rõ vấn đề hơn, ta cần khai thác sâu vào đồng đều mỗi mặt của đề tài.
Trước hết, nói đến những ưu điểm nổi bật của tính nhân văn trong báo chí ngày
nay, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của đại đa số các nhà báo
14



hôm nay đang hành nghề với lòng nhiệt huyết và lương tâm nghề nghiệp rất lớn.
Điều đó có thể dễ dàng nhận thấy cụ thể qua loạt bài viết về “Xác chết không đầu”
của rất nhiều nhà báo khác nhau. Mỗi tờ báo, mỗi tác giả lại là một cây bút phản
ánh khác nhau nhưng tất cả đều xoay quanh một ý kiến chủ yếu là lên án hành
động thiếu nhân tính của Nguyễn Đức Nghĩa và bảo vệ quyền được sống của con
người. Các tờ báo ngày nay tồn tại một phần không nhỏ làm đại diện cho công lý,
là tiếng nói của Đảng, chính vì vậy các nhà báo luôn sẵn sàng đứng ra phơi bày tội
ác và bảo vệ con người. Và cũng từ đó, tính nhân văn được bộc lộ rất rõ ràng qua
mọi phương thức biểu đạt, qua từng bài báo trong loạt bài về vụ án đình đám trên.
Đó quả là một tín hiệu rất tốt cho nền báo chí nước ta ngày nay. Khi đất nước đang
trên con đường đổi mới, đang trên đà phát triển thì những vấp ngã, những sai lầm
là khó tránh khỏi, nhưng báo chí ở đây đã đóng một vai trò chủ chốt để định
hướng, đại diện cho công lý và vạch ra một con đường đúng đắn cho đất nước đi
lên. Báo chí ngày nay tồn tại như một công cụ đại diện cho công lý, cho cái thiện,
báo chí bảo vệ các quyền lợi của nhân dân và lật tấy, lên án cái ác, cái xấu đe dọa
đến cuộc sống của công chúng. Như cụ thể trong vụ án “Xác chết không đầu”, báo
chí đã góp một phần không nhỏ để giúp người dân cất lên tiếng nói của mình, để
tác động đến dư luận xã hội và đem lại hình phạt thích đáng cho kẻ sát nhân.
Nhưng bên cạnh đó, tính nhân đạo của báo chí con thể hiện rõ qua những loạt bài
bên lề, về những người mẹ, người cha của Nguyễn Đức Nghĩa và cả gia đình nạn
nhân, đó là những câu chuyện bi thương cần được chia sẻ, cảm thông trong cộng
đồng xã hội. Và chính báo chí là cầu nối đem đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc
và đa diện về vấn đề, từ đó cảm thông và xót xa thay cho những số phận nghiệt ngã
xoay quanh sự kiện trên. Tóm lại, tính nhân đạo của báo chí thông qua sự kiện
“Xác chết không đầu” là không thể phủ nhận, nó tồn tại như một lẽ dĩ nhiên để
giúp cho nền báo chí tồn tại. Muốn duy trì được một nền báo chí vững mạnh, lâu
bền, điều cốt yếu là mỗi nhà báo cần trau dồi cho mình lương tâm nghề nghiệp và
15



trách nhiệm đối với những gì mình sẽ đưa lên mặt báo. Đó là một điều đàng tuyên
dương và cần được tích cực phát huy trong nền báo chí ngày nay của nước ta.
Bên cạnh những mảng sáng của nền báo chí, đương nhiên đâu đó vẫn còn
những mặt tối cần được khắc phục. Khi không phải hoàn toàn tất cả nhà báo nào
khi tham gia viết báo cũng có sẵn trong mình một lòng tâm huyết với nghề, một
lương tâm nghề nghiệp lớn lao. Mà một số ít trong số các nhà báo ngày nay vẫn
đưa lên mặt báo những thông tin chỉ vì đồng tiền. Đây là một vấn đề gây bức xúc
và cần được giải quyết triệt để. Nếu một bài báo xuất hiện chỉ với những cái tít giật
gân, những sự kiện gây shock hay các những hình ảnh đang hot thì sẽ mau chóng
đi vào quên lãng. Mỗi bài phóng sự, mỗi bài phản ánh về một sự kiện nào đó cần
trong nó rất nhiều yếu tố, và yếu tố quan trong hơn cả là tâm huyết của người tác
giả. Chính vì vậy khi những câu từ xáo rỗng xuất hiện ngày một nhiều trên các mặt
báo, vô tình chúng đã làm hình ảnh của nền báo chí Việt Nam không còn hoàn toàn
sáng lạn. Và quan trọng hơn cả là những thông tin được truyền tải đến công chúng
lúc đó đã không còn chính xác nữa, những ý kiến, những nhận định tác động trực
tiếp đến độc giả nhưng lại không thực sự mang những ý nghĩa cao đẹp. Từ đó,
không ít những hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra và làm ảnh hưởng lớn đến cuộc
sống của nhân dân. Đó là những hành vi cực kỳ đáng phê phán và cần hạn chế
trong nền báo chí nước ta. Một nền báo chí muốn phát triển bền vững thì không chỉ
đơn thuần dựa vào những bản tin “người nổi tiếng lộ hàng” hay “tin gây shock, tin
hot” được mà đó là cả một quá trình để các nhà làm báo đặt vào đó lương tâm nghề
nghiệp, tư cách đạo đức và tâm huyết của mình đối với nghề báo cũng như trách
nhiệm của người làm báo đối với công chúng.
Tóm lại, khái quát chung về nền báo chí Việt Nam ngày nay, chúng ta đã và
đang xây dựng được một nền báo chí vững mạnh, là tiếng nói của Đảng đến với
công chúng, là nơi đại diện cho công lý, cho đạo đức. Và cũng từ đó, tính nhân văn
16



cao cả luôn được các nhà báo sử dụng triệt để, lấy đó làm mục tiêu chính cho mỗi
tác phẩm báo chí khi được đưa lên mặt báo. Và nền báo chí nước ta sẽ còn có thể
vươn xa hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa nếu khắc phục được những nhược điểm,
những mảng tối vần đâu đó còn nhem nhóm. Vì mỗi tác phẩm báo chí, khi đến với
bạn đọc đều mang một thông điệp nhất định, đều tác độc trực tiếp tới công chúng
và có tầm ảnh hưởng đến xã hội. Chính vì vậy, một tờ báo muốn phát triển vững
mạnh cần đi theo đường lối của Đảng, cần có tính nhân văn sâu sắc, lên án cái xấu,
bảo vệ quyền lợi của con người. Còn ngược lại, những bài báo chỉ mang tính chất
trục lợi, câu khách sẽ mau chóng đi vào quên lãng và bị công chúng bỏ rơi.
3. Khảo sát thực tế sự kiện “Xác chết không đầu” qua báo mạng Dân Trí:
Dân Trí là một trong những trang báo mạng được truy cập nhiều nhất ngày nay.
Đó là một trang báo mạng khá uy tín, cập nhập từng ngày về những thông tin xã
hội, chính trị quan trọng. Đặc biệt, vụ án Nguyễn Đức Nghĩa cách đây một năm
cũng được Dân Trí thông tin đầy đủ, chính xác và nhiều chiều giúp độc giả có cái
nhìn toàn diện nhất về vụ án.
Trong thời gian diễn ra vụ án “Xác chết không đầu”, Dân Trí đã đưa ra hàng
chục bài báo có liên quan đến sự kiện này. Ngay từ ngày đầu tiên, vụ án làm xôn
xao dư luận khi người dân khu chung cư phát hiện xác chết một thiếu nữ trên tầng
thượng khu nhà, tiếp đến là quá trình truy tìm hung thủ, rồi xét xử tại tòa án, các
lời buộc tội, những lời khai, nhân chứng..v..vv... đều được Dân Trí đưa tin đầy đủ,
chính xác. Bên cạnh đó, báo còn tập trung khai thác những chi tiết xoay quanh sự
kiện như những nhân vật cha và mẹ của Nguyễn Đức Nghĩa, những chi tiết, bài
báo về số phận hai con người này cũng phần nào làm rung động và dấy lên sự cảm
thông trong lòng độc giả. Ngoài ra còn có những bài học được chính những nhà
báo nghiên cứu, đúc kết sau khi sự việc xảy ra

17



Trong loạt bài đó, độc giả có thể dễ dàng nhận thấy tính nhân văn được thể
hiện rõ nét qua từng bài báo. Khi thì đó là lời lên án, buộc tội kẻ sát nhân Nguyễn
Đức Nghĩa với các hành vi man rợ của mình, khi thì đó là lời chia sẻ, đồng cảm với
nỗi đau của những người trong quanh xoay quanh vụ án, đặc biệt là 2 gia đình của
cả nạn nhân và kẻ giết người, và cuối cùng đó là những bài học rút ra, những lời
cảnh tỉnh, báo động về những hành động suy đồi trong xã hội.
Cụ thể, nói đến loạt bài về Nguyễn Đức Nghĩa, ta có thể ví dụ bằng tác phẩm: “
Y án tử hình Nguyễn Đức Nghĩa, hung thủ vụ “Xác không đầu”. Bài báo này là lời
tường thuật về phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Nghĩa khi ra quyết định tử hình cho
kẻ sát nhân. Trong bài báo, tác giả đã tưởng thuật chi tiết từng mốc thời gian diễn
ra trong phiên tòa cũng như các tình tiết, thái độ của những người tham gia. Ở đây,
tác giả đã bộc lộ rõ được tính nghiêm minh của pháp luật trước hành vi được coi
như đi đến tận cùng tội ác của Nguyễn Đức Nghĩa bằng mức án tử hình. Bên cạnh
đó, người đọc còn nhìn thấy trong bài báo hình ảnh bà Chuân – mẹ của Nguyễn
Đức Nghĩa đau khổ khi nghe bản ản của con trai mình. Xuyên suốt toàn tác phẩm
là những chi tiết cụ thể về phiên tòa, bắt đầu khi tòa án thuật lại tội ác man rợ của
Nghĩa, sau đó là những lời cuối cùng của kẻ tử từ và những tranh cãi của luật sư
hai bên, xen kẽ những sự kiện trên là sự xuất hiện của bà Chuân với nỗi đau tột
cùng mà đứa con trai oan nghiệt đã gây ra cho bà. Kết thúc bài viết bằng một bản
án tử hình giành cho kẻ sát nhân, tác giả khép lại bài báo như một lẽ dĩ nhiên của
quy luật cuộc đời và cũng là một bài học sâu sắc cho cộng đồng xã hội.
Ngoài ra còn có loạt bài nói về cái chết của cha Nguyễn Đức Nghĩa hay người
mẹ bất hạnh bà - Phạm Thị Chuân, đó đều là những tác phẩm thấm đậm nỗi đau
của những người thân trong gia đình Nghĩa. Đọc những bài báo ấy, dư luận không
khỏi động lòng, thương xót thay cho số phận những người cha, người mẹ đã bị
chính người con trai mình nuôi nấng đạp đổ mất hạnh phúc. Qua đó, một cái nhìn
18


từ góc độ khác về sự kiện được mở ra, không chỉ là sự lên án đối với Nguyễn Đức

Nghĩa mà bên cạnh đó còn có sự cảm thông chia sẻ với những người trong cuộc
khác.
Cuối cùng, trong loạt bài viết về Nguyễn Đức Nghĩa trên Dân Trí, ta còn bắt
gặp một số tác phẩm như những lời đúc kết, những bài học được rút ra sau khi vụ
án xảy ra. Tiểu biểu là bài viết: “Tại sao ngày càng có nhiều tri thức phạm tội?”.
Trong bài báo này, Nguyễn Đức Nghĩa được nhắc đến chỉ như một ví dụ điển hình
trong một loạt những ví dụ khác về những người sinh viên, tri thức nhưng chỉ do
một phút bồng bột đã gây ra bao tôi lỗi không thể xóa bỏ. Bái viết đã đưa ra những
ví dụ cụ thể về những vụ án mà hung thủ thuộc tầng lớp tri thức, có học vấn trong
xã hội. Đó như một lời cảnh tỉnh, một câu hỏi cần được giải đáp và khắc phục ngay
trong xã hội ta ngày nay. Bên cạnh đó, bài báo còn đưa ra lời lý giải về hiện tượng
trên. Theo tác giả, ngoài việc đổ lỗi hoàn toàn cho kẻ tội phạm, xã hội ta cần nhìn
nhận lại, ngành giáo dục cần suy nghĩ, quan tâm và định hướng rõ ràng hơn cho
giới trẻ về giáo dục nhân cách ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra,
bên cạnh sự giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội cũng đóng một vai trò không
nhỏ trong việc ngăn chặn những hành vi phạm tội của giới trẻ. Những hình thức
răn đe, tính pháp lý trong xã hội ngày nay vẫn chưa thực sự công minh, vì vây
không tạo được sự nghiêm khắc, từ đó mội người dân cũng không tự tạo được cho
mình trách nhiệm đối với mỗi hành vi của bản thân.

19


Chương III. Kết luận – Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của tính
nhân văn trong báo chí.
Theo tôi, để có thể nâng cao nhận thức của mỗi phóng viên về tầm quan trọng
của tính nhân văn trong báo chí, chúng ta cần chú trọng từ khâu đầu tiên trong quá
trình đào tạo, rèn luyện đội ngũ phóng viên. Một phóng viên tốt luôn cần được đi
lên từ một nền giáo dục tốt. Các cơ sở đào tạo luôn đóng một vai trò quan trọng khi
đó là cái nôi để cung cấp cho xã hội một số lượng phóng viên thật sự chất lượng.

Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, các phóng viên tương lai như chúng tôi đã
cần phải tự trau dồi bản thân cũng như cần thiết được truyền đạt, dậy dỗ bới các
giảng viên trong trường. Chính từ đó, chúng tôi học được các kỹ năng, các kinh
nghiệm cần thiết khi tham gia vào nghề báo. Nhưng quan trọng hơn cả đó là lòng
yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp. Là một nhà báo giỏi cần có sự nhạy bén, năng
động, nhưng cũng không thể thiếu tinh thần trách nhiệm cao, và sự thận trong
trong từng lời nói, câu viết để làm sao đem lại cho công chúng những thông tin
chính xác, định hướng cho công chúng những hướng đi tốt nhất bằng cánh đứng về
phía đạo đức, bảo vệ quyền con người.
Bên cạnh đó, muốn nâng cao tính nhân văn trong báo chí, nền báo chí nước ta
ngày nay cần kết hợp với các cơ quan chứng năng để khai thác, đưa ra những
thông tin chính xác nhất cũng như kịp thời ngăn chặn những thông tin sai lệch,
nhảm nhí và mang tính chất câu độc giả. Và giải pháp này cũng khiến tờ báo có uy
tín hơn đối với công chúng, từ đó nhận được sự tin cậy, tin tưởng vào đường lối
định hướng của tờ báo đối với xã hội. Quan trọng hơn cả, báo chí trong xã hội ta
được coi như tiếng nói của Đảng, là công cụ để Đảng ta mang đướng lối đến với
nhân dân, chính vì vậy, tính nhân văn của báo chí càng được khẳng đinh sâu sắc và
trở nên cần thiết hơn bao giờ hết khi nền báo chí nước ta có sự kết hợp chặt chẽ với
các co quan chức năng.
20


Cuối cùng, ngoài việc giáo dục, trau dồi cho nhà báo về lòng yêu nghề và đạo
đức nghề nghiệp, mội nhã báo khi hành nghề cần trang bị cho mình một vốn kiến
thức đầy đủ và sâu rộng về pháp luật. Để có thể là tiếng nói của Đảng, để có thể
dẫn dắt đường lối và chịu trách nhiệm trước những tác phẩm báo chí có ảnh hưởng
trực tiếp đến nhận thức của công chúng, một nhà báo cần có kiến thức thật sự vững
chắc về luật pháp. Để đạt được kết quả như vậy, các trung tâm đào tạo cần chú
trong xây dựng vốn hiểu biết pháp luật cho các nhà báo tương lai ngay từ khi mới
bước chân vào nghề. Không những vậy, chính bản thân những người làm báo cần

có tính ham học, ham tìm hiểu và tự bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết
về xã hội để có thể đem đến cho công chúng những bài báo xuất sắc và đáng tin
cậy nhất.

21


Em xin cam đoan đây là tiểu luận của riêng em, không sao chép của ai

22



×