QUAN NIỆM TIẾN BỘ VỀ TỰ DO KẾT HÔN VÀ TỰ DO LY HÔN LÀ MỘT TRONG
CÁC ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh
Đại học Khoa học Huế
1) Dưới chủ nghĩa xã hội gia đình là mục tiêu:
Trong một chế độ xã hội, gia đình luôn có tác động quan trọng đối với sự hình thành về mọi mặt
của con người biểu hiện qua mối quan hệ hữu cơ giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên dưới
các chế độ xã hội khác nhau, việc khai thác, phát huy, lợi dụng vai trò của gia đình vào những mục
đích khác nhau. Mác nói: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho đến
cùng là tái sản xuất ra đời sống vật chất. Nhưng sản xuất đó có hai mặt, một mặt sản xuất ra tư liệu
sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, nhà cửa và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó, mặt
khác là sản xuất ra chính bản thân con người và tiếp tục nòi giống. Những trật tự trong đó con người
của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó
quy định. Một mặt là trình độ phát triển của lao động và mặt khác là trình độ phát triển của gia đình.”
Cá nhân trước khi là thành viên của xã hội thì đã được sinh ra, được nuôi dưỡng và giáo dục trong
gia đình - cá nhân trước hết là thành viên của gia đình - đời sống hạnh phúc của cá nhân không thể
tách rời gia đình. Ngay từ khi ra đời gia đình đã là đơn vị nhỏ nhất của xã hội, là đơn vị xã hội đầu
tiên có tác dụng trực tiếp đến việc rèn luyện tính cách, hình thành nhân cách con người, tức có tác
dụng trong hình thành và phát triển cá nhân. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình là công cụ đắc
lực đào tạo những con người phù hợp với yêu cầu xã hội.
Gia đình dưới chủ nghĩa xã hội, xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ
gia đình là bình đẳng, lợi ích cá nhân, gia đình và xã hội vì thế có sự thông nhất cơ bản. Sự thống
nhất ấy ngày càng hoàn thiện theo sự hoàn thiện của xã hội xã hội chủ nghĩa. Lợi ích và hạnh phúc
của xã hội. Hạnh phúc xã hội được biểu hiện thông qua hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc từng gia
đình trong xã hội.
Không thể có hạnh phúc gia đình nằm ngoài hạnh phúc xã hội. Hơn bất cứ xã hội nào, chủ nghĩa
xã hội rất quan tâm vấn đề gia đình. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể tách rời công
việc xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa. Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa mới xã hội chủ nghĩa là
một mục tiêu quan trọng của chủ nghĩa xã hội và mỗi cá nhân dưới chủ nghĩa xã hội, mục tiêu đó
nâng vai trò quan trọng của gia đình đã bị mất trong các xã hội trước, nó được phát huy một cách đầy
đủ nhất, là động lực của chủ nghĩa xã hội.
Gia đình là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và cá nhân:
Gia đình bao giờ cũng là một sản phẩm của một hình thái kinh tế xã hội, phải gắn liền với một cơ
sở kinh tế, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Chính “các điều kiện kinh tế xã hội trong một
giai đoạn nhất định của sự phát triển lịch sử là nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của gia đình”,
nhưng đến lượt nó - sự tiến bộ mọi mặt của gia đình - có ảnh hưởng to lớn trực tiếp và toàn diện đến
sự phát triển của xã hội.
1
Dưới chủ nghĩa xã hội, việc sinh đẻ nuôi dưỡng, giáo dục con người trong gia đình là nhằm góp
phần tạo ra con người mới xã hội chủ nghĩa - những chủ thể xây dựng đất nước tương lai - là cung
cấp cho xã hội những công dân tốt: Lao động, khỏe mạnh và thông minh. “Một khi xã hội đã hạnh
phúc, tự nhiên gia đình có hạnh phúc” là nếp nghĩ, hành động của mỗi cá nhân trong gia đình và
trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng chính các quan hệ tốt của gia đình đã thúc đẩy xã hội phát triển.
Ngày nay dưới chủ nghĩa xã hội, về kinh tế, gia đình xây dựng trên chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất. Trong gia đình đã xóa bỏ sự ràng buộc về kinh tế uy quyền kinh tế của người chủ gia đình,
chấm dứt những tính toán ích kĩ chỉ nhằm lo vun vén cho gia đình, dễ dàng đối lập gia đình mình với
gia đình khác và với xã hội. Gia đình mới hướng mọi người vào lợi ích chung, tìm nguồn sống của
mình chính trong lao động, trong sự đóng góp của mình đối với xã hội. Mọi thành viên trong gia
đình cũng như trong xã hội xã hội chủ nghĩa là bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, cũng là người làm chủ
tập thể trong đời sống xã hội và trong gia đình, cùng bàn bạc những công việc chung, cùng lo lắng
đến nghĩa vụ đối với xã hội và cũng quan tâm đến sự tiến bộ của mỗi cá nhân trong gia đình. Chính
lẽ đó mà lao động của cá nhân cao hơn, góp phần thúc đẩy năng lực xã hội, phát huy được cao nhất
hoạt động của cá nhân tạo điều kiện phát huy hiệu suất hoạt động xã hội nhờ mỗi cá nhân đều nâng
cao được trình độ chung mọi mặt, nhất là tay nghề. Mặt khác chức năng kinh tế của gia đình xã hội
chủ nghĩa giảm dần, nhưng phát triển kinh tế phụ gia đình một cách hợp lý lại góp phần tích cực thúc
đẩy kinh tế xã hội phát triển như tạo công ăn việc làm cho cá nhân vận dụng được nguồn lao động
dồi dào của đất nước, tạo ra được nhiều sản phẩm cho xã hội góp phần nâng cao mức sống cho mỗi
thành viên, tăng mặt hàng xuất khẩu nâng tổng giá trị nền kinh tế quốc dân.
Về chính trị, trong bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, gia đình cũng là một trận
địa của cuộc đấu tranh giai cấp. Nhìn chung trên quy toàn xã hội cũng như trong phạm vi từng gia
đình các nhân tố của xã hội mới tồn tại xen kẽ cùng nhân tố xã hội cũ. Nhất là khi nền kinh tế còn
nhiều thành phần, còn hệ tư tưởng tư sản và các tàn dư tư tưởng cũ lạc hậu, thì những nhân tố tiêu
cực vẫn còn chỗ đứng trong xã hội và ngay chính trong gia đình - cuộc đấu tranh giai cấp của chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh giữa “ai thắng ai” xung quanh vấn đề gia đình, là
nhằm xóa bỏ sự thống trị về mọi mặt của đàn ông trong gia đình, thiết lập sự bình đẵng giữa mọi
thành viên trong gia đình về mọi phương diện càng gay go quyết liệt. Chính sự tự giác của mọi thành
viên trong gia đình mới là nhân tố bảo đảm sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Về văn hòa và tư tưởng, gia đình không chỉ có tác dụng tới sáng tạo khoa học kĩ thuật, văn học
nghệ thuật, mà cả sự thể hiện và sáng tạo ra những giá trị tinh thần như tình yêu vợ chồng, tình yêu
đối với cha mẹ, sự tôn trọng và lòng yêu thương con cái, sự đoàn kết gia đình, tinh thần trách nhiệm
của các thành viên thông qua việc giáo dục con cái. Sự xã hội hóa cá nhân trước hết được thực hiện
trong gia đình. Gia đình là một chủ thể văn hóa tương đối bền vững của sự thừa kế văn hóa - được
thể hiện bởi “sức ì” của phong tục, tập quán - do vậy gia đình có tác dụng rất quan trọng đối với sự
phát triển tinh thần của cá nhân - thể hiện mạnh mẻ, bền vững vì nó được tác dụng thường xuyên tới
cả giai đoạn đầu tiên quan trọng nhất của sự hình thành về mặt xã hội của con người. Thay đổi những
nguyên tắc phong tục, tập quán là rất khó. Nhưng vì gia đình không tách rời hệ thống xã hội mà nó là
2
cơ sở của xã hội, do đó văn hóa, tư tưởng, xã hội với giáo dục gia đình có liên quan mật thiết. Văn
hóa gia đình càng cao, càng tiến bộ thì sự điều hòa giữa văn hóa gia đình và văn hóa xã hội càng đến
sự thống nhất. Chính sự phát triển trình độ văn hóa trong gia đình tạo khả năng thực tế cho sự điều
chỉnh hợp lý hoạt động văn hóa gia đình, ngăn chặn ảnh hưởng của những tiêu cực trong xã hội.
Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới với các tiêu chuẩn: gia đình làm chủ tập thể, bình
đẳng, hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, hăng hái tham gia lao động và thực hạnh tiết kiệm, nghiêm
chỉnh chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước - có ảnh hưởng to lớn đến sự phát
triển của đời sống văn hóa gia đình dưới chủ nghĩa xã hội - là quá trình thay cũ đỗi mới về tư tưởng
tinh cảm, thói quen của mỗi thành viên trong xã hội. Do vậy, xây dựng gia đình văn hóa mới là một
mục tiêu trực tiếp của cách mạng tư tưởng và văn hóa.
Vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ áp bức bọc lột, xóa bỏ bất công giữa các giai cấp, giữa
người với người, xây dựng một xã hội không áp bức bóc lột, không đói nghèo, một xã hội văn minh
tiến bộ trên cơ sở thương yêu và lẻ phải: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Chính mục tiêu
cao cả của cách mạnh xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, giải phóng phụ nữ đã quy định một
cách khách quan vai trò quan trọng của gia đình xã hội chủ nghĩa.
2) Vài nét về thực trạng của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay:
Như trên đã trình bày, chính chủ nghĩa xã hội đã tạo tiền đề về kinh tế, về chính trị, về văn hóa và
tư tưởng cho chế độ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa. Nhưng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
không tự phát hình thành trong lòng xã hội cũ, một điều kiện xã hội như trên đã trình bày chỉ có thể
ra đời sau khi giai cấp công nhân thiết lập được nền chuyên chính vô sản thông qua cách mạng xã
hội do chính mình lãnh đạo. Vì thế gia đình xã hội chủ nghĩa không tự phát trong lòng xã hội cũ và
cũng không là quá trình tự phát mà là quá trình tích cực chủ động, cải tạo và xây dựng giai cấp công
nhân cùng nhân dân lao động cách mạng.
Ở Việt Nam quá trình đó là cuộc đấu tranh gay go quyết liệt giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa
và xã hội chủ nghĩa diễn ra trên quy mô cả nước dần đem lại cho thắng lợi cho giai cấp công nhân và
nhân dân lao động Việt Nam. Cuộc đấu tranh ấy đang diễn ra với những thuận lợi và khó khăn mới,
với những tác động qua lại giữa kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật, giữa công nghiệp và
nông nghiệp, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa truyền thống với hiện đại, giữa hôm nay với ngày mai,
giữa tiến bộ với với lạc hậu trong xã hội, giữa đúng và sai trong tư tưởng cá nhân Mỗi yếu kém và
thiếu sót về kinh tế, xã hội đều kéo theo những khó khăn về sinh hoạt của cá nhân và gia đình. Cuộc
đấu tranh khẳng định cái mới, tiến bộ thắng lợi đòi hỏi sự nổ lực phi thường của mỗi cá nhân và xã
hội, đòi hỏi xã hội, gia đình và mỗi cá nhân một trách nhiệm cao với cuộc sống. Sự nỗ lực phi
thường “không phải ở hội trường, ở lời nói mà phải là quyết tâm trong công tác trong hành động”
của cuộc sống hàng ngày hàng giờ.
Một chế độ hôn nhân lấy tình yêu chân chính của nam nữ làm cơ sở nền tảng, tôn trọng tình yêu
lứa đôi. Hôn nhân là kết quả của tình yêu chân chính chứ không thể có tính toán ích kỷ nhỏ nhen.
Gia đình một vợ một chồng đúng theo ngữ nguyên của từ đó chứ không phải chỉ đúng với đàn bà
3
như ý nghĩa lịch sử của nó. Trong gia đình vợ chồng là bình đẳng. Bình đẳng là cơ sở của gia đình
như tình yêu là cơ sở của hôn nhân được nhà nước bảo hộ bằng pháp luật, hạnh phúc gia đình được
xã hội nâng niu. Ăngghen đã từng chỉ ra “Cái mới trong hôn nhân xã hội chủ nghĩa là đàn ông không
phải dùng tiền hoặc bát cứ một thế lực nào khác để mua sự hiến thân của đàn bà. Đàn bà không phải
hiến mình vì một lý do nào khác ngoài tinh yêu chân chính. Khi hiến mình như vậy người đàn bà
không phải lo gì cả về những hậu quả - kinh tế lẫn đạo đức. Cái mất đi trong hôn nhân là mất sự
thống trị của đàn ông trong hôn nhân, mất đi sự ràng buộc hôn nhân vĩnh viễn đối với phụ nữ - đó là
điều sĩ nhục nhất mà người đàn bà phải gánh chịu, chung thủy tuyết đối với chồng mà không được
quyền đòi hỏi chồng hoặc bắt biết chồng có chung thủy với mình hay không”.
Một quan hệ nam nữ tiến bộ, hôn nhân và gia đình tiến bộ như trên đang là hiện thực trong xã hội
Việt Nam hiện nay. Nhưng bên cạnh nó, vẫn còn tàn dư của các kiểu hôn nhân cũ. Trong bước quá
độ để khẳng định cái tiến bộ không thể tránh khỏi tự phát những xu hướng không như chuẩn mực xã
hội chủ nghĩa. Điều kiện xã hội mới đang làm cho kiểu gia đình truyền thống thu hẹp lại, tuổi “già
hưu trí nhiều khi phải sống cô đơn là một thực tế, tình trạng ly hôn ngày một tăng dưới bất kỳ hình
thức nào cũng đều mang lại những hậu quả không tốt vẫn là tình trạng phải chấp nhận và quan tâm
của xã hội. Do cá nhân có điều kiện phát triển nhanh về mọi mặt trong đó có thể chất tâm sinh lý và
với việc giao lưu văn hóa rộng rãi trên thế giới một xu thế tình dục phát triển sớm thường đi trước
tình yêu là một thực tế Nhà Nước ta đã có những biện pháp để khắc phục tình trạng này đã chứng
tỏ những diễn biến trên.
Việt Nam - đất nước của mấy ngàn năm là nền sản xuất nhỏ, lại bị xâm lăng triền miên, chiến
tranh tàn phá nặng nề, nhất là sự nô dịch văn hóa của thực dân cũ và mới để lại bao hậu quả nặng nề
về văn hóa, tinh thần - đi lên chủ nghĩa xã hội không qua phát triển tư bản chủ nghĩa nhưng văn hóa
tư sản thì lại ảnh hưởng không nhỏ, thành ra trong quá trình chuyển biến của mình, gia đình Việt
Nam không khỏi những đột biến bất ngờ. Bên cạnh những chuyển biến tích cực vẫn có thể nảy sinh
những tiêu cực ngoài ý muốn. Không nghiêm khắc với bản thân, không phấn đấu vươn lên thì con
người tiểu tư sản nhất định sẽ sa vào những tĩnh trường tư sản: yêu thực dụng, tình dục hóa tình yêu,
không có trách nhiệm trong hôn nhân, ly hôn không chính đáng
Bất luận thế nào, thì nạo thai vì lầm lỡ, có thai trước ngày cưới, ly hôn tăng, thanh niên tìm cách
đọc nhiều sách “dạy làm người” của văn hóa cũ, trẻ em và thanh niên hư hỏng tăng là một thực tế
của bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội xung quanh vấn đề gia đình. Chỉ có điều là phải tìm cách làm
hạn chế những biểu hiện tiêu cực ấy.
Tình dục phát triển sớm hơn trong tình yêu của thanh niên Việt Nam cũng là hợp lý quy luật,
nhưng không biết điêu khiển nó để đi đến hủy hoại đạo đức thanh niên là chuyện cần quan tâm.
Không thể ngăn cấm, không thể buông lỏng tất cả những hiện tượng ấy. Bởi đó là quy luật khách
quan của tất cả con người. Biện pháp có hiệu quả nhất đem lại thắng lợi cho hôn nhân và gia đình xã
hội chủ nghĩa là giáo dục. Phải giáo dục, phải chuẩn bị ngay từ đầu cho tuổi trẻ tất cả những kiến
thức ấy theo từng đối tượng. Ngăn cấm và buông thả chỉ làm cho các tiêu cực tăng lên mà thôi.
4
3) Quan điểm tiến bộ về tự do kết hôn, tự do ly hôn là một động lực phát triển của xã hội
Việt Nam trong quá độ lên CNXH hiện nay:
Hiện nay không ít bạn trẻ vẫn quan niệm sai lầm về tình yêu và hôn nhân: Hôn nhân là kết thúc
tình yêu, hoặc là sự phát triển tới đỉnh cao của tình yêu, hoặc hôn nhân là sự phát triển tới đỉnh cao
của tình yêu, hoặc hôn nhân là thiết chế duy trì bảo vệ tình yêu. Thậm chí còn quan niệm rằng “Yêu
cho vui, mất gì mà không yêu”, “yêu nhau là kỷ niệm, lấy nhau là tình cờ”, “lấy vợ thì cưới liền ta,
chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha” v.v. Có nhiều bạn trẻ yêu nhau say đắm tưởng chừng không thể
nào sống thiếu nhau được một giây, nhưng khi đã thành vợ chồng lại muốn thoát khỏi nhau ngay vì
sự cuồng si bất chấp lời bàn bạc của bạn bè và người thân trong họ tỉnh ngộ, vở lẽ rằng vẻ đẹp bên
ngoài không còn hấp dẫn và không thể thay thế cho sự gắn bó tình cảm sâu sắc. Cũng có bạn yêu
thực dụng vì tiền tài, địa vị khi bước vào cuộc sống chung gia đình thì hóa ra tiền không thể thay thế
tình được, nếu coi tiền là trên hết thì tiền bạc sẽ đến bạc tình là tất yếu, vì với họ tiền sẽ mua bán
được tất cả. Thế là gia đình tan vỡ, hạnh phúc bị tuột khỏi tay. Hoặc họ có thể sống với nhau như hai
kẻ xa lạ trong cùng một mái nhà. Nó là một số trong những nguyên nhân làm nảy sinh quan hệ không
lành mạnh, thiếu suy nghĩ, không trách nhiệm trong tình yêu và dẫn đến tình trạng ly hôn ngày một
tăng trong đời sống gia đình của xã hội làm ảnh hưởng hiệu suất hoạt động, công tác của cá nhân và
xã hội.
Tình yêu nam nữ của hôn nhân chân chính là biểu hiện của đạo đức trong sáng. Yêu nhau không
phải để nhìn nhau mà phải là để chung nhìn một hướng, làm khỏe mạnh và làm đẹp nhau hơn.
Chỉ quan niệm tình yêu và hôn nhân như thế, cá nhân mới tốt lên, gia đình mới tốt lên và xã hội
mới tốt lên. Xã hội ta đang cần và cần nhiều người tốt nhiều gia đình tốt và ngày càng nhiều thêm
những cá nhân tốt, gia đình tốt. Nhưng tình cảm đạo đức tốt không là yếu tố tự phát trong mỗi cá
nhân, vì thế không thể không trang bị cho mọi người, nhất là tuổi trẻ những quan niệm đúng đắn về
tình yêu và hôn nhân gia đình hạnh phúc.
Tình yêu là cơ sở của gia đình, là nội dung quan trọng nhất của đạo đức trong quan hệ gia đình.
Tình yêu là hình thức của quan hệ nam nữ nhưng không chỉ là ham mê tính dục mà một sự cao
thượng, một tình cảm chân chính của con người. Nó là một say mê nhưng là một say mê cao quý trở
thành giá trị đạo đức khi biểu hiện của nó không mâu thuẩn với những tập quán hợp lý lành mạnh và
lợi ích xã hội.
Có nhiều cách nêu khái niệm tình yêu khác nhau, nhưng chung quy lại tình yêu có cơ sở trước hết
ở sự quyến luyến lẫn nhau giữa nam và nữ phụ thuộc vào tình cảm thẩm mỹ của họ. Phủ nhận yếu tố
thẩm mỹ như một nguồn của tình yêu, coi nó chỉ là yếu tố phụ thuộc của ham mê tính dục là sai lầm
thô bạo. Hai người yêu nhau không chỉ vì họ khác giới mà chủ yếu là họ thích nhau. Nhưng nếu tình
yêu chỉ có yếu tố thẩm mỹ và ham mê tính dục làm cơ sở thì ngay từ đầu nó mang nguy cơ bị tiêu
vong vì thị hiếu sẽ biến đỗi, ham mê tính dục sẽ suy giảm do kết quả của sự bảo hòa. Tình yêu chân
chính không hề biết đến sự bảo hòa. Luật thích ứng tính dục không làm suy giảm tình yêu nếu tình
yêu có nguồn cốt yếu khác quan trọng hơn là sự tôn trọng lẫn nhau và thủy chung. Tình yêu biểu
hiện chính ở nguồn đó. Tôn trọng lẫn nhau và thủy chung không những là ngọn nguồn mà còn là đặc
5
trưng chủ yếu của tình yêu. Ham mê xác thịt có thể làm suy giảm những cá nhân con người, nhưng
giá trị tinh thần của nó, không bao giờ làm ta nhàm chán nếu ta kính trọng và thật sự yêu người.
Tình yêu chân chính giữa nam và nữ không phải chỉ là tính dục đơn thuần mà trong đó phải có sự
âu yếm trở lại của người mình yêu - nam, nữ đều bình đẳng về mặt này - Tình yêu có sức mạnh và
bền bỉ khiến hai người hễ không lấy được nhau, phải xa nhau là điều đau khổ nhất, có khi họ liều
mình chấp nhận hy sinh tính mạng vì tình yêu. Tình yêu là không thể chia sẽ. Ăngghen cũng đã từng
nói rằng, tình yêu trong quan hệ vợ chồng khi quan hệ tính giao người ta không chỉ hỏi đó là quan hệ
vợ chồng, hay quan hệ tư thông mà người ta chủ yếu hỏi quan hệ ấy có dựa vào tình yêu của hai
người hay không.
Hôn nhân dưới chủ nghĩa xã hội có cơ sở vững chắc là tình yêu chân chính của nam và nữ và luôn
được củng cố bởi điều kiện xã hội biến đổi ngày càng hoàn thiện. Vợ chồng thủy chung quí trọng
nhau không chỉ là sự ham mê xác thịt mà chủ yếu là những lợi ích tinh thần thống nhất họ lại. Lý
tưởng, đạo đức chung, thị hiếu và xu hướng chung là ngọn nguồn cơ bản của tình yêu. Sự thống nhất
về đạo đức, thị hiếu và xu hướng phần lớn phụ thuộc sự gần nhau về trình độ văn hóa và trình độ
phát triển trí tuệ. Tất cả những yếu tố đó tạo nên sự tương đồng ý hợp, sự phù hợp tính cách - Đó là
nguồn mạnh mẽ nhất của tình yêu. Trong tình yêu đúng đắn, chân chính hàm chứa tình bạn, tình
đồng chí nhưng có cơ sở tình cảm thẩm mỹ và sự quyến luyến về xác thịt.
Trong quan hệ nam nữ, tình yêu nam nữ là hình thức cao nhất của quan hệ ấy. Trong gia đình tình
yêu là cơ sở của gia đình vì tình yêu là cơ sở vững chắc và là tiền đề của hôn nhân, tình yêu là biểu
hiện quan trọng nhất về đạo đức trong gia đình. Trong gia đình là tình yêu vợ chồng, tình yêu cha mẹ
với con cái.
Đành rằng đã là tình yêu thì phải lãng mạn, phải đam mê, cuồng nhiệt, nhưng phải là đam mê,
cuồng nhiệt, lãng mạn có lý trí. Tình yêu nam nữ biểu hiện ở sự tôn trọng nhân cách của nhau, chung
thủy với nhau, chớ không phải chủ yếu ở tính dục và thẩm mỹ mặc dù xuất phát đầu tiên của nó là sự
quyến luyến giữa hai người khác giới và sự ham thích lẫn nhau. Trong tình yêu vợ chồng cũng vậy,
những lợi ích tinh thần như lý tưởng, đạo đức chung, thị hiếu và xu hướng chung đã thống nhất họ
lại. Ngọn nguồn mạnh mẽ của tình yêu vợ chồng cũng là sự tôn trọng, lòng chung thủy chứ không
phải là sự phù hợp về tính dục mặc dù sự phù hợp về thể chát tính dục là một yếu tố quan trọng để
duy trì tình cảm vợ chồng và quan hệ gia đình.
Nói trong tình yêu nam nữ và trong tình yêu vợ chồng đều hàm chứa tình bạn, tình đồng chí, tức
đòi hỏi trong nó một sự bình đẳng thật sự về tình cảm và hành động. Do đó thủy chung là nét đẹp của
tình yêu thì bội bạc bao giờ cũng là sự vi phạm thô bạo trong tình yêu và nghĩa vụ vợ chồng, xúc
phạm lòng tự trọng, tự ái và ý thức nhân phẩm của một trong hai bên.
Lòng chung thủy phải là sản phẩm của những traí tim yêu thương chân chính, bình đẳng thật sự
với nhau. Có như vậy mới nhìn rõ sự bội bạc.
Dưới chủ nghĩa xã hội hôn nhân là đỉnh cao và tiếp nối chất mới của tình yêu. Vì vậy chung thủy,
bội bạc là đạo đức qui định xuất phát trước hết từ nhu cầu tình cảm chân chính của con người và sự
mong muốn của xã hội nhằm bảo vệ hạnh phúc cá nhân và gia đình. Dù sự bội bạc của phụ nữ, trước
6
sau không tránh khỏi những hậu quả về sinh học, kinh tế, v.v, nặng nề hơn sự bội bạc của nam giới,
dù phụ nữ dễ giữ mình khỏi tội bội bạc hơn do quán tính khắt khe của xã hội đối với phụ nữ và
những hậu quả kinh tế tinh thần họ phải gánh chịu nặng hơn so với đàn ông, thì sự bội bạc của cả hai
người đều phải bị lên án như nhau.
Dĩ nhiên như vậy không phải tất cả mọi trường hợp bội bạc đều dẫn đến ly hôn - còn ly hôn thì
không phải là bội bạc - bội bạc là chỉ những quan hệ tính giao phóng túng, ngoại tình, không tôn
trọng, không bình đẳng với nhau trong quan hệ vợ chồng, nhưng chưa hẳn trong họ tình yêu đã nguội
tắt. Nhưng, như thế cũng không có nghĩa là chấp nhận sự bội bạc, vì như vậy là dung túng cho suy
nghĩ và hành động vô đạo đức - cái chính là con người bội bạc vẫn có khả năng hối cải.
Hôn nhân là đỉnh cao và là sự tiếp nối chất mới của tình yêu, nhưng không là thiết chế duy trì tình
yêu - Đôi trai gái có thể chung thủy trong tình yêu và họ cảm thấy hạnh phúc, nhưng không vì thế mà
họ có hạnh phúc và thủy chung trong cuộc sống tình yêu vợ chồng. Không phải bằng kết hôn mà
người ta có thể duy trì tình yêu mãi mãi. Ly hôn là xác nhận sự thật cuộc sống vợ chồng trong đó
tình yêu đã chết chứ không phải xác nhận một sự bội bạc nào đó. “Tình yêu là một thứ văn hóa cao
cấp của nhân loại, chỉ cần xem một con người yêu như thế nào cũng có thể kết luận chính xác anh
thế nào. Con người có thể xây dựng nhà máy thủy điện và lâu đài, thành phố nhưng nếu không học
yêu đương một cách chân chính thì vẫn chỉ là một cong người man rợ”. Và đến đây vấn đề cần đặt ra
là: Tình yêu là quyết định ràng buộc hai con người với nhau, khi giữa họ không còn tình yêu nữa thì
tốt nhất là chia tay bằng ly hôn. Phải chăng hôn nhân dưới chủ nghĩa xã hội là không cần đến độ bền
vững của gia đình.
Khác với chế độ hôn nhân trong các xã hội trước, hôn nhân dưới chủ nghĩa xã hội không ràng
buộc vĩnh viễn cuộc đời hai người với nhau, khi hai người sống với nhau không còn tình yêu nữa.
Pháp luật sẳn sàng cho họ ly hôn. Nhưng không phải vì thế mà tự do kết hôn, và tình yêu không tính
đến sự bền vững của gia đình. Một sự thật ngày nay ở Việt Nam, tình trạng ly hôn ngày một tăng với
nhiều nguyên nhân khác nhau như: do yêu cảm tình thích nhau bởi vẽ đẹp bề ngoài ngộ nhận về một
đức tính tốt nào đó của người bạn mình, do yêu thực dụng vì tiền tài, địa vị, danh vọng, do tình trạng
tính dục hóa tình yêu, do thời gian tìm hiểu chưa đủ hiểu nhau thậm chí bỏ qua tìm hiểu tiến thẳng
đến hôn nhân; do chưa được trang bị những kiến thức hiểu biết cần thiết về gia đình, do mâu thuẫn
thế hệ; do quan hệ ngoại tình và cuối ùng là nguyên nhân khá quan trọng đáng quan tâm là do quan
niệm quá dễ dãi về ly hôn.
Chúng ta chấp nhận tự do ly hôn là để giải phóng cho phụ nữ và một số cặp vợ chồng khỏi ách
khổ ải tinh thần trong gia đình cũ không còn tình yêu. “Trên thực tế tự do ly hôn không có nghĩa là
làm tan rã những liên hệ gia đình mà ngược lại nó là sự cũng cố những liên đó trên cơ sở dân chủ bền
vững và duy nhất có thể được trong xã hội văn minh”. Ly hôn tăng trong giai đoạn lịch sử nào đó -
nhất là trong đồng bào Thiên Chúa Giáo và dân tộc thiểu số là dấu hiệu đáng mừng, nhưng ly hôn
tăng không ngừng trong toàn bộ đời sống xã hội cùng sự phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa là vấn đề
phải được xem xét lại.
7
“Các bạn trẻ muốn yêu nhau như thế nào tùy thích, yêu như thời xưa hay như thời nay đều được.
Nhưng tình yêu đó đưa đến sự ra đời một con người thứ ba và vì thế, cuộc hôn nhân đã mang tính xã
hội”. Ly hôn với bất cứ lý do nào, bằng cách gì cũng đều mang lại những hậu quả xấu cho cá nhân,
gia đình, xã hội. Với cá nhân, ly hôn là mất mát lớn nhất trong cuộc sống sau đó. Người ta đã thống
kê được rằng số người sau ly hôn mắc bệnh tâm thần, bị tai nạn giao thông, tự sát cao hơn những
người bình thường khác. Quá trình thích nghi sau ly hôn thường rất khó khăn - nhất là với phụ nữ -
do phải tổ chức lại các mối quan hệ cá nhân, tìm kiếm tình yêu và thiết lập quan hệ tình dục mới, do
khôi phục tự trọng để vượt qua ý thức về lỗi lầm và đớn đau sau ly hôn, do thay đổi thói quen sở
thích cá nhân có liên quan đến ly hôn, do thay đổi người quen, bạn bè, do phức tạp về kinh tế, do
phải giải quyết các liên hệ với con cái sau ly hôn. Với con trẻ, chúng phải chịu cảnh sống thiếu tình
cảm thậm chí bị xúc phạm làm chúng nảy sinh tình cảm hạ mình, hờn giận, căm thù, xấu hổ vì cảm
thấy bị bỏ rơi và vì những quan hệ xấu trong gia đình, do đó có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
phẩm chất tư duy, trí tuệ, nhân cách con trẻ. Tỷ lệ trẻ hư - vì thế - trong các gia đình ly hôn chiếm tỷ
lệ khá cao trong số trẻ hư toàn xã hội. Không thể nào mẹ hoặc bố có thể đền bù được phần tình cảm
của bố hoặc mẹ bị thiếu trong tâm hồn trẻ thơ. Còn với xã hội dù có tích cực là giải phóng phụ nữ và
một số cặp vợ chồng nhưng chính ly hôn gây ra, quan niệm ly hôn là dễ dàng làm tỷ lệ ly hôn ngày
một tăng, mặt khác do ảnh hưởng của ly hôn mà hiệu suất công tác, lao động của cá nhân bị giam
ảnh hưởng không nhỏ hiệu suất xã hội, làm tăng kết hôn vội, không thiện chí giải quyết điều hòa các
xung đột gia đình mà chỉ thấy ly hôn là tốt nhất.
Ly hôn trong hôn nhân tự do tiến bộ là nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, là
làm cho cuộc sống vợ chồng thật sự dân chủ chứ không có nghĩa khuyến khích sự ly hôn. Ly hôn tự
do là nhằm cũng cố mối quan hệ gia đình bền vững.
Không có tình yêu vợ chồng chân chính, không thể có sự thủy chung và hạnh phúc gia đình thật
sự, khi trong gia đình người chồng có văn hóa và phẩm chất cao quý còn vợ ích kỷ với những lệ thói
tư bản phàm tục, hoặc ngược lại, vợ là hiện thân của mỹ và thiện còn chồng không có những đức tính
ấy. Nhưng trong thực tế vẫn còn tồn tại những gia đình như vậy có thể do xã hội để lại, nhưng cũng
có thể do tình yêu không đúng, không chân chính đã mang lại cho họ một cuộc sống chung vợ
chồng. Có những cặp vợ chồng trước đó có một sự say mê bất chấp khuyên can của bạn bè, bố mẹ,
người thân, tìm mọi cách kết hôn bằng được. Khi say mê lắng lại, kẻ si tình tỉnh ngộ là mình đã lầm
lỡ, thì một gia đình như vậy vẫn duy trì được phần lớn nhờ việc sinh con mà sinh ra tình cảm nghĩa
vụ làm cha mẹ kéo họ lại với nhau. Trong những gia đình ấy, họ không thể hoàn toàn làm sống dậy
một tình yêu nhưng cuộc sống chung không đến nổi là một khổ đau. Dĩ nhiên, gia đình ấy tồn tại là
rút cuộc sau một thời gian dài họ cũng có được sự thống nhất và tường ứng về tính cách, thị hiếu, xu
hướng. Họ chấp nhận thiếu sót của nhau chứ không mong cải tạo nhau. Trong các trường hợp ngược
lại, gia đình là một địa ngục. Gia đình không là cứu cánh tự thân nếu nó không đảm bảo tình yêu vợ
chồng và chức năng nuôi nấng con cái. Gia đình ấy phải tan vỡ.
Cũng thấy rằng, hạnh phúc khó bền vững trong gia đình có sự khác nhau lớn về thể chất và tính
khí vợ chồng. Sự tương ứng về tinh thần còn phải có sự tương ứng nào đó về thể chất. Có sự thống
8
nhất, cân bằng và năng lực tinh thần và thể lực thì có tình yêu chân chính, có tình cảm thực sự trong
quan hệ vợ chồng. Tình yêu là hiện tượng tinh thần nhưng cũng có cơ sở khách quan vật chất của nó
- đó là sự bình đẳng. Bình đẳng là nguyên tắc đúng, hợp lý trong lựa chọn người bạn đời. Nếu cơ sở
của đàn ông và đàn bà là hôn nhân của gia đình, thì cơ sở của gia đình là bình đẳng. Không có bình
đẳng tức có sự chèn ép của một bên nhân danh bất cứ ưu thế nào đó thì không thể có thân ái gia đình
cộng sản chủ nghĩa chân chính. Mức lương trình độ phát triển trí tuệ, cũng như khác biệt về thể chất
không là căn cứ cho một ưu thế về đạo đức và tinh thần của một bên nào. Vợ chồng bình đẳng về đạo
đức thì cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm như nhau là chung thủy và tôn trọng nhân phẩm của nhau
đối với nhau. Thủy chung là tôn trọng nhân cách của nhau là nguồn chủ yếu của tình yêu nam nữ thì
nó cũng là nguồn cơ bản của hạnh phúc gia đình. Không phải lúc nào cũng biết được và bảo đảm
chắc đối tượng của mình là trong sạch, bởi cuộc sống không chỉ là quá khứ, hiện tại mà còn cả tương
lai, nhưng chính quá khứ thì không phải lúc nào ta cũng biết tường tận. Cái chính là trong tình yêu
phải có lòng tin và tin vào lòng trung thành của người bạn đời là nguồn hạnh phúc. Điều đó cũng
mạng lại sự thư thái trong tâm hồn không kém sự hiểu rõ tường tận thực tế ở mọi người.
Tự do ly hôn là không ràng buộc hôn nhân vĩnh viễn đối với một ai và với bất cứ một phái nào,
mà chỉ là thừa nhận hôn nhân có đạo đức khi nó còn có tình yêu, là sự phủ nhận kết hôn một cách
bừa bãi, thiếu trách nhiệm đễ dẫn đến ly hôn, là nhằm nhắc nhở những người sắp lập gia đình phải
chính chắn trước khi quyết định sống chung với một ai đó bằng quan hệ vợ chồng. Hôn nhân tự do
và tự do ly hôn trong tình yêu trong gia đình Việt Nam mới không có nghĩa là được tự do không
nghiêm chỉnh trong tình yêu không sinh con đẻ cái và tự do ngoại tình.
Việc hai người yêu nhau “Cô gái hiến thân một cách thoải mái cho người mình yêu sẽ không là
mối lo ngại của cô ta về những hậu quả - Kinh tế và đạo đức - là lý do đầy đủ để quan hệ tính giao tự
do hơn dần được xác lập và hình thành một công luận ít khắc khe hơn về danh dự của cái Trinh và
mối nhục của đàn bà” có nghĩa là tự do “thoát khỏi sự ràng buộc của pháp luật, tòa án, cảnh sát”
trong tình yêu của lứa đôi, là sự không phản đối trước sự hiến thân của cô gái với anh lính vệ quốc
Tây Ban Nha trong “chuông nguyện hồn ai” của Huê-Min-Huê, là phê phán, lên án xã hội tư bản với
cách hiến thân của tình yêu của bà Bá tước Đơ-Rê-Nan với Gia sư Juy-Liêng trong “Đỏ và đen” của
Stăng-đan.
Chỉ kẻ nào không thấy tình yêu nghiêm chỉnh trong tình yêu, tùy tiện với tình yêu kẻ đó mới bội
bạc với tình yêu. Nghiêm chỉnh trong tình yêu và thủy chung là đồng nhất với nhau. Tình yêu vợ
chồng bền vững cao hơn say mê trong chốc lát, nhưng say mê trong chốc lát lại cao hơn quan hệ vợ
chồng mà không có tình yêu. Như thế cũng có nghĩa có thể sống với nhau, không kết hôn mà vẫn
hợp đạo đức, ngược lại tôn trọng nghiêm chỉnh những điều kiện kết hôn không bội bạc có thể vẫn
không đạo đức. Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ bội bạc để theo những say mê mới mà không
cần một sự bền vững trong hôn nhân. Khi nối tự do yêu đương, tự do kết hôn, tự do ly hôn là nối về
một tình cảm nghiêm chỉnh không dính dáng đến thói yêu đương chốc lát, thay đổi liên tiếp tình
nhân. “Nếu như một người nào đó cứ hai năm một lần lại xuất hiện về nhu cầu tình yêu mới, thế thì
9
cần phải kiềm chế anh ta, để anh ta khỏi đưa mình và đưa những người khác vào những xung đột bi
kịch vo tận”. Là đấu tranh chống lại sự lạm dụng ly hôn.
Không thể có đạo đức khi hôn nhân không có tình yêu. Đứa con phải là kết quả của tình yêu chứ
không là kết quả của sự chung chạ có tính loài vật. Quan hệ vợ chồng không có tình yêu - một cuộc
sống như vậy là “Một cuộc sống gia đình không có hồn, là ảo tưởng về cuộc sống gia đình”.
Tự do và nghiêm chỉnh hoặc tự do của tình yêu nghiêm chỉnh mới là quan niệm đúng về “tự do
kết hôn” và “tự do ly hôn” của Ăng-Ghen và Lê-Nin, đó là nền tảng quan hệ hôn nhân cộng sản chủ
nghĩa. Cũng giống như con người chỉ thấy mình tư do khi thực hiện nghiêm tính tổ chức, tính kỹ
luật. Không ai có thể chế ngự sự vĩnh viễn của tình yêu và không thể loại trừ được khả năng phát
sinh, tình cảm mới một khi sự kiện này có liên quan đến sự biến mất của tình cảm cũ. Nhưng một sự
thay thế tình cảm có thể được như thể phải được quy định bởi thái độ nghiêm chỉnh đối với tình yêu.
Thành ra không phải chỉ xã hội, nhà trường, đoàn thể mà chính trách nhiệm của các bậc cha mẹ -
Kinh nghiệm của cha mẹ rất quan trọng - hướng dẫn cho những đứa con thành niên của mình một
tình yêu nghiêm chỉnh một thái độ hôn nhân đúng đắn chứ không thể buông lỏng dẫn đến tình trạng
tính dục hóa tình yêu.
Tóm lại: Cũng như dục năng văn hóa, tình yêu chân chính và hôn nhân tiến bộ chưa là bản năng
của loài người bao giờ cả, nhưng đã từ lâu chúng thành tập quán đạo đức trong chế độ mới xã hội
chủ nghĩa. Tình yêu lứa đôi là cơ sở căn bản của hôn nhân, Quyết định hôn nhân. Bình đẳng là cơ sở
căn bản của gia đình “Một thế hệ đàn ông không phải dùng tiền hoặc bất cứ một thế lực nào khác để
mua sự hiến thân của đàn bà, một thế hệ đàn bà không có một lý do nào khác ngoài tình yêu chân
chính khiến họ hiến thân cho đàn ông” ra đời ngày một nhiều hơn. Trong bước quá độ lên chủ nghĩa
xã hội việc thực hiện luật hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa không thể như đấu tranh cướp chính
quyền mà là cuộc cải tạo xã hội thực hiện sự chuyển hóa về tư tưởng. Những hiện tượng và xu hướng
sai lệch của hôn nhân gia đình không đúng ý muốn chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa là không thể
tránh khỏi; không thể bỏ qua phong tục, tập quán và điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa của đất
nước của dân tộc để xây dựng mô hình gia đình mới. Cái chính là con người có ý thức, có khả năng
tự điều khiển làm chủ bản thân, bản năng con người là văn hóa văn minh do đó hôn nhân gia đình xã
hội chủ nghĩa là bước phát triển tất yếu của quy luật xã hội khách quan thông qua quyết tâm chủ
quan của những người công nhân và nhân dân tiến bộ nước ta. Thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa đã mang lại sự thắng lợi của bước phát triển gia đình xã hội chủ nghĩa - Hôn nhân một vợ
một chồng đúng cho cả đàn ông - vợ chồng bình đẳng, gia đình là cộng đồng những người yêu
thương, đùm bọc, tôn trọng, tin yêu lẫn nhau - tất yếu ngày càng hoàn thiện.
10