Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1954-1960)_4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.78 KB, 7 trang )

Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ
và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc
(1954-1960)

III. NGHỊ QUYẾT 15 VÀ PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI, NGHỊ
QUYẾT 16 VÀ PHONG TRÀO CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II)

Trong không khí sục sôi căm thù và trước xu thế vùng dậy của quần
chúng, tháng 1-1959 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp
Hội nghị lần thứ 15. Nghị quyết Hội nghị 15, là kết quả của quá trình
tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm, đúc kết kinh nghiệm cách mạng nước
ta, tổng hợp tình hình phong trào cách mạng miền Nam từ năm 1954 đến
năm 1958. Hội nghị đồng thời theo dõi những diễn biến mới nhất của
tình hình thế giới như Cách mạng dân chủ tư sản Irắc 1958, Cách mạng
Cuba 1959.

Hội nghị chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam:một là, mâu
thuẫn giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ
phong kiến và bọn tư sản mại bản quan liêu thống trị ở miền Nam và
một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam, bao gồm nhân dân miền Bắc và
nhân dân miền Nam; hai là, mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa
với con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc. Tuy tính chất khác nhau,
hai mâu thuẫn cơ bản đó có mối quan hệ biện chứng và tác động lẫn
nhau.

Căn cứ vào sự phân tích mâu thuẫn xã hội nước ta, Hội nghị nhất trí đề
ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới:

Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hoà


bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, ra sức củng
cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một
nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, tích
cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.

Về nhiệm vụ của cách mạng ở miền Nam, Hội nghị quyết định:

1. Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị đế quốc
và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực
hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một
nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

2. Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống
đế quốc xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô
Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp
dân tộc, dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự
do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình, thực
hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực bảo vệ
hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.

Con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền Nam là khởi nghĩa
giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của
quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết
hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và
phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân.
Hội nghị dự báo: đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên
trong bất kỳ điều kiện nào, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam
cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ và
thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.


Nghị quyết 15 chủ trương cách mạng miền Nam cần có mặt trận dân tộc
thống nhất riêng với tính chất, nhiệm vụ và thành phần thích hợp nhằm
tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai. Đảng ta
cần nghiên cứu và chủ động sử dụng khuynh hướng hoà bình, trung lập
đang nảy nở trong tư sản dân tộc và trí thức lớp trên; coi trọng công tác
binh vận, triệt để lợi dụng mâu thuẫn của chế độ Mỹ - Diệm, tranh thủ
thêm bạn bớt thù.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ miền Nam, nghị quyết chỉ rõ: sự tồn tại
và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam dưới chế độ độc tài phát xít là
một yếu tố quyết định thắng lợi của phong trào cách mạng miền Nam.

Vấn đề mấu chốt là phải củng cố Đảng bộ miền Nam thật vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức; đề cao công tác bí mật, triệt để sử dụng
khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp để che giấu lực lượng của Đảng,
không ngừng nâng cao cảnh giác, tỉnh táo đề phòng mọi sự xâm nhập,
phá hoại của bọn gián điệp và những phần tử đầu hàng, phản bội để bảo
vệ các cơ quan đầu não và che giấu cán bộ, xây dựng ở các địa phương
những cơ sở an toàn và khu an toàn.

Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:

- Cứu nước là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân.
- Không phải một lúc ta đánh đổ ngay chế độ Mỹ - Diệm. Vì vậy cần
đánh lui địch từng bước, tranh từng thắng lợi về phía mình. Chuẩn bị lực
lượng khi thời cơ đến.
- Cách mạng miền Nam nhất định thắng lợi, vì Đảng ta và dân ta có đủ
sức khắc phục khó khăn.
- Chỉ cần nhân dân ta đoàn kết một lòng, trước hết là đoàn kết trong

Đảng, thì mọi khó khăn sẽ vượt qua.

Nghị quyết 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã mở đường cho cách mạng
miền Nam tiến lên, đã xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc "Đồng khởi"
oanh liệt của toàn miền Nam năm 1960. Sau này, khi tổng kết một số
vấn đề lịch sử thời kỳ 1954 - 1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá VII đã kết luận: "Nghị quyết Trung ương 15 rất đúng,
làm xoay chuyển hẳn tình thế, nhưng trước đó Đảng có khuyết điểm về
chỉ đạo cách mạng miền Nam. Đặc biệt trong hai năm 1957 - 1958, ta có
sai lầm trong chỉ đạo chiến lược, chậm chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh,
chỉ nhấn mạnh đấu tranh chính trị khi địch đã dùng bạo lực phản cách
mạng thẳng tay giết hại cán bộ, nhân dân".

2. Phong trào "Đồng khởi" ở miền Nam

Ngay sau Hội nghị lần thứ 15, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ
trương lập đơn vị vận tải quân sự dọc Trường Sơn, gọi tắt là Đoàn 559
và đơn vị vận tải vượt biển Đông, gọi tắt là Đoàn 759. Trong hai năm
1959 - 1960, hai con đường này đã đưa vào Nam hàng ngàn cán bộ,
chiến sĩ và hàng chục tấn hàng quân sự tiếp sức cho phong trào cách
mạng miền Nam.
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương
(khoá II), các đảng bộ Nam Bộ và Liên khu V đã coi trọng việc đưa
Nghị quyết xuống tận cơ sở và quần chúng cách mạng. Phong trào
"Đồng khởi" (khởi nghĩa từng phần) bắt đầu.

Ở Liên khu V, sau cuộc khởi nghĩa Bác Ái (1958), trong năm 1959 diễn
ra các cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ, Đức Phổ.

Ở Nam Bộ, nhân dân nhiều nơi ở miền Đông, miền Trung và miền Tây

nổi dậy làm tan rã từng mảng bộ máy thống trị và kìm kẹp của địch ở cơ
sở. Ngày 16-9-1959, lực lượng vũ trang cách mạng chặn đánh ở Gò
Quản Cung, tỉnh Kiến Phong (nay thuộc Đồng Tháp), tiêu diệt một tiểu
đoàn ngụy. Đêm 24-9-1959, Khu ủy Khu 8 (Trung Nam Bộ) họp bàn
việc triển khai thực hiện Nghị quyết 15, quyết định lãnh đạo các địa
phương trong khu đồng loạt nổi dậy vào tháng giêng năm 1960. Thực
hiện Nghị quyết, tỉnh uỷ Bến Tre quyết định phát động tuần lễ "toàn dân
đồng khởi" nhằm phá ách kìm kẹp của địch xây dựng chính quyền cách
mạng.

Ngày 17-1-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày nhất tề nổi dậy, diệt ác phá
đồn, đập tan bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở cơ sở. Từ
thắng lợi Mỏ Cày, phong trào lan nhanh sang các huyện Giồng Trôm,
Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại. Chính quyền tự quản và lực
lượng vũ trang cách mạng được thành lập, bọn ác ôn bị đưa ra xét xử,
ruộng đất của địa chủ được đem chia cho nông dân.

Theo chủ trương của Xứ uỷ Nam Bộ, đêm 25 rạng ngày 26-1-1960, lực
lượng vũ trang cách mạng bất ngờ tiến công căn cứ Tua Hai (Tây Ninh)
tiêu diệt và bắt sống 500 quân nguỵ, cổ vũ quần chúng vùng lên giải
phóng 24 xã trong tỉnh, xoá bỏ 70% bộ máy kìm kẹp của địch ở xã, ấp.
Hoà nhịp với cuộc Đồng khởi ở Bến Tre và Tây Ninh, các tỉnh Mỹ Tho,
Tân An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau, Châu Đốc, Long
Xuyên, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiến Phong, Kiến Tường đồng loạt nổi
dậy và làm chủ khoảng 2/3 số ấp, xã.

Ngọn lửa nổi dậy, tiến công bốc cao và lan rộng ở đồng bằng Nam Bộ, ở
rừng núi miền Trung. Hầu hết các ban tề ấp, xã tan rã, tê liệt. Vùng giải
phóng liên hoàn hình thành, nối liền các huyện, các tỉnh. Trong vùng
giải phóng, quyền làm chủ hoàn toàn thuộc về quần chúng lao động. Một

hình thức chính quyền nhân dân ra đời.

Tính đến cuối năm 1960, cao trào "Đồng khởi" của nhân dân miền Nam
đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền địch ở đại bộ phận cơ sở. Thế
trận của địch ở miền Nam bị đảo lộn, từ chỗ tập trung lực lượng hô hào
"Bắc tiến" chúng phải dồn về chống đỡ với cách mạng miền Nam.

×