A.
MỞ ĐẦU
Trong sự vận động lịch sử văn hoá nhân loại, báo chí ra đời khá muộn. Phải
đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, những tờ báo đầu tiên mới xuất hiện ở một
số nước châu Âu. Báo chí ra đời gắn với sinh hoạt, phát triển của nền văn minh
phương Tây đầu thế kỷ 17. Đến nửa sau thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, báo chí đã trở
thành một nghành công nghiệp lớn, sức tiêu thụ mở rộng ra toàn xã hội,đặc biệt ở
những quốc gia đang phát triển. Hiện nay, báo chí là sản phẩm không thể thiếu ở
mỗi quốc gia, dân tộc, phần nào còn là thước đo trình độ phát triển của mỗi đất
nước, thông qua báo chí để tiếp nhận thông tin là thói quen không thể thiếu của
mỗi con người trong xã hội hiện đại. Báo chí ra đời và phát triển thông qua sự tác
động chi phối của nhiều yếu tố thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau như nhu
cầu thông tin trong xã hội, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, các yếu tố kinh tế, chính
trị, văn hoá xã hội và mối giao lưu quốc tế.
Ngày nay, có rất nhiều dòng báo chí phát triển trong đó dòng báo chí các
nước tư bản đang ngày càng chiếm ưu thế hơn so với các dòng báo chí khác trên
thế giới với rất nhiều tập đoàn báo chí lớn, các tổ chức báo chí có uy tín và chất
lượng nên em đã chọn đề tài “Lịch sử phát triển dòng báo chí của các nước tư
bản” để nghiên cứu về môn lịch sử báo chí thế giới.
B.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
Lịch sử hình thành dòng báo chí ở các nước tư bản.
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội phát triển cao xuất hiện
đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển trong lòng xã hội phong kiến châu Âu
và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội ở Anh và Hi Lạp ở thế lỷ thứ
18. Sau Cách Mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của nhà nước tư bản
chủ nghĩa dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại Châu Âu và loại hoàn toàn hình thái
kinh tế phong kiến quý tộc. Và sau này hình thái kinh tế – chính trị – xã hội tư bản
chủ nghĩa lan ra khắp châu âu và trên toàn thế giới
Nền văn hóa, quan điểm văn minh ảnh hưởng rất lớn tới phong cách,
đường lối của báo chí. Đặc biệt dưới hình thái xã hội tưbản, báo chí có
những nét riêng biệt nhất định. Tìm hiểu vềcơsởxã hội đểthấy rõ hơn về
bản chất của báo chí tại đây.
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành tiền đề và động lực cho quá trình
tập trung và độc quyền hoá các phương tiện thông tin đại chúng diễn ra với nhịp độ
nhanh chóng. Sự bành trướng và ảnh hưởng của các tập đoàn báo chí ở phương
Tây cũng như ở một số nước TBCN ra phạm vi toàn thế giới đã kéo theo sự biến
đổi về tính chất và mức độ của nền báo chí nói chung, nhất là khi bộ máy chính trị
ở các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ nhúng bàn tay ma thuật vào dòng chảy thông tin
có nguồn sức mạnh và quyền lực vô biên này. Do có sức tác động to lớn đó mà các
tập đoàn báo chí đã trở thành một thế lực toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến dư luận xã
hội, một cách tự nhiên vạch ra hướng đi cho nhận thức, thúc đẩy việc hình thành
thái độ, quan điểm chính trị - xã hội. Bằng cách ấy, nó đã tạo ra các điều kiện thuận
lợi hoặc bất lợi cho những hành động chính trị, kinh tế cụ thể nào đó. Chính các
chính phủ ở các nước phương Tây đóng vai trò ngày càng lớn trong định hướng và
thao túng các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm phục vụ cho những tham
vọng và mục đích chính trị. Điều này chính là căn nguyên để quá trình tập trung
hoá báo chí ở các nước TBCN diễn ra. Tập trung hoá báo chí là quá trình hình
thành các tập đoàn báo chí nhằm chi phối, lũng đoạn thị trường truyền thông ở một
quốc gia, khu vực hoặc trên thế giới. Về cơ bản, các tập đoàn báo chí ở các nước tư
bản hình thành trên hai cơ sở, có thể là cạnh tranh, tích tụ tư bản, cá lớn nuốt cá bé
hoặc các công ty báo chí truyền thông tự nguyện liên kết lại bằng hình thức mua
bán hay sáp nhập với nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh đủ khả năng
cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay. Cũng có thể các quá trình trên diễn ra giữa những tập đoàn kinh tế công
nghiệp, thương mại, dịch vụ với các công ty báo chí truyền thông nhằm mở rộng
lĩnh vực kinh doanh, tạo ra lợi thế xã hội trong phát triển.
CHƯƠNG II:
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DÒNG BÁO CHÍ CÁC NƯỚC TƯ BẢN
Quá trình phát triển của dòng báo chí các nước tư bản được chia làm bốn
thời kỳ.
1.
Thời kỳ đầu được coi là thời kỳ khai sinh nền báo chí . ngay từ đầu báo chí đã
đi đôi với chính trị.
Thí dụ, đối với Úc, báo chí là một chi nhánh của chính quyền, điển hình
như tờ Sydney Gazette xuất bản năm 1803, chủ yếu là để đưa thông tin của chính
quyền đến người dân, và mãi cho đến năm 1826, chính quyền Úc gần như nắm
hoàn toàn quyền hành đối với báo chí (Theo Schultz, Julianne,Reviving the Fourth
Estate. Democracy, Accountability and them media, Cambridge University Press,
Cambridge, 1998). Tuy nhiên, vào năm 1824, một số tờ báo bắt đầu được xuất
bản tại tiểu bang NSW mà không có sự đỡ đầu nào từ chính quyền, từ đó khai
mào cho sự hoạt động độc lập sau này. Tuy nhiên, cả một thế kỷ tiếp theo đó, quan
hệ giữa báo chí và chính trị là một sự chồng chéo phức tạp giữa kinh tế cũng như
quyền lực và ảnh hưởng. Ngay cả đến cuối thập niên 1930, báo chí vẫn chủ yếu
thiên đảng (tức nghiên về một đảng nào đó), chứ vẫn chưa đứng khách quan, độc
lập... Ông Keith Murdoch, bố của Rupert Murdoch (là một trong những chủ nhân
sở hữu nhiều tập đoàn báo chí cũng như phương tiện truyền thông đại chúng nhất
trong nhiều thập niên qua), đã từng tuyên bố về cựu Thủ Tướng Úc, Joseph Lyons
(1932-1939), rằng "Tôi đã đưa ông ấy vào ghế đó và tôi sẽ đưa ông ra khỏi
ghế đó" (ông Murdoch đã thực sự làm được việc đó). Cho nên, nói tóm lại, quan
hệ giữa báo chí và chính trị là một mối phức tạp, luôn thay đổi nhưng vẫn luôn
chặt chẽ không thể tách rời, dù trên lý thuyết (như hiến pháp) nó phải được tách
rời hẳn hoi.
2.
Hai thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Đây được coi là thời kỳ hoàng kim của các đảng phái chính trị.Trong thời
gian này, hệthống đảng là nơi chủchốt đềxướng các cuộc tranh luận đểcải tổxã hội,
và là nơi chủyếu quyết định chính sách. Cửtri thì thường có một sựliên hệ(cảm
tình viên, ủng hộviên...), với các đảng phái vững mạnh và hiện hữu lâu dài. Sự tin
tưởng và đồng thuận của quần chúng đối với các định chếchính trịrất cao,do đó
truyền thông chính trịchủyếu phụthuộc vào niềm tin cũng như các định chếchính
trịvững mạnh và ổn định. Vào lúc này, các nhà lãnh đạo chính trịthường nói
vềnhững vấn đềhọquan tâm, đặc biệt là những thay đổi họmuốn thấy từchính
quyền cũng nhưcác chính sách và nguyên tắc mà phân biệt họvới các phiá đối lập.
Nói chung, vào lúc này, các thông điệp chính trị đúng đắn thường dễ được các
phương tiện truyền thông, báo chí loan tải, phổ biến.
3.
Từ những năm thập niên 60 của thế kỷ XX.
Đó là thời điểm mà truyền hình xuất hiện, với một số đài giới hạn phát hình
toàn quốc, và sau đó trởthành phương tiện truyền thông chính trị chính. Sựxuất
hiện của truyền hình, thểhiện rõ nhất qua cuộc tranh cửtổng thống Hoa Kỳnăm
1960giữa John Kennedy và Richard Nixon, đã thay đổi bộmặt truyền thông chính
trị. Lúc này, phần lớn các cơquan truyền thông bắt đầu đứng độc lập, không
nghiêng hẳn về đảng nào, đềcao tính cách công bằng, không thiên vị, khách quan
và trung lập. Các giá trịnày dần dần được xem là tiêu chuẩn mẫu mực để đánh giá
sản phẩm truyền thông. Do các yếu tố nêu trên, các đảng chính trịkhông còn nhiều
ảnh hưởng nhưtrước đối với truyền thông, và ngay cảcác cơquan truyền thông do
các đảng chính trịnuôi dưỡng cũng không thểhoạt động hiệu quảtrong thời kỳcạnh
tranh này, bởicảm nhận của đa sốngười dân là không còn xem nó là khách quan và
trung thực nữa. Do đó, các đảng chính trịphải đưa ra những sáng kiến và chiến
thuật mới đểthu hút giới báo chí, để được truyền thông loan tải tin tức theo chiều
hướng có lợi cho mình, và để ảnh hưởng lên chương trình nghịsựcủa giới truyền
thông, ví dụnhưhọp báo là hình thức có thểchủđộng để đưa ra các quan điểm đã
chuẩn bịsẵn. Cũng vào lúc này, các chủđềvận động tranh cửphải được thửnghiệm
trước, và các chính trị gia không được khuyến khích nói ra những gì mình suy
nghĩnhưtrước kia mà thường phải tham khảo ý kiến của giới chuyên gia đểlượng
định kết quả(tích cực hay tiêu cực) trước khi sựviệc xảy ra, đểrồi đi đến kết luận
và lấy quyết định nên hay không nên nói những gì qua báo chí.
4.
Thời kỳ đã đang và sẽ tiếp diễn.
Giai đoạn này được đánh dấu bởi sựtràn ngập của các phương tiện báo chí
truyền thông đại chúng, từbáo chí, truyền thanh, truyền hình, đến truyền thông
mới (Internet). Hai giáo sưcủa lĩnh vực truyền thông Blumler và Kavanagh cho
rằng có 5 chiều hướng bao gồm các đặc điểm báo chí truyền thông chính trịnhư
sau:
1-Sự gia tăng chuyên nghiệp trong cung cách vận động chính trị
2- Sự gia tăng áp lực cạnh tranh
3- Đại chúng hoá và chủnghĩa quần chúng phản trí thức (hay phản ưu tú, tức
Anti-elitist)
4- Sự đa dạng hoá ly tâm (Centrifugal diversification) báo chí. Ngược lại,
chính sức mạnh bành trướng của mình lại thúc đẩy báo chí đòi tựdo hơn nữa, và
vượt qua mọi chướng ngại do chính quyền giương ra trên đường đi. Báo chí có ảnh
hưởng chính trịvà tác động trực tiếp đến dư luận quần chúng, là một trong những
nhân tốchủyếu truyền bá các tưtưởng tựdo, đưa quần chúng tiếp nhận những kiến
thức, những tưduy phù hợp với tưtưởng và thực tếmới của đời sống kinh tế, xã hội
và văn hóa.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ CƠ QUA BÁO CHÍ TƯ BẢN TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN NÀY.
1.
Báo chí Anh từ 1791 đến 1870
Do không sửa đổi luật Libelact nên các chính phủ đều đểmắt kĩ đến báo
chí. Rất nhiều nhà báo bịtruy tốvà tòa xửnghiêm khắc. Những mối lo lớn của nhà
cầm quyền là sợnó phát triển thành một nền báo chí đại chúng và cấp tiến vềchính
trị. Vì vậy năm 1819, các báo phải đóng tăng lên nhiều thứthuế, nhất là báo chính
trịra định kì.
2.
Báo chí đức từ 1792 đến 1871.
ỞTrung Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Đức, các luật lệkhắt khe đối với
báo chí tỏra rất hữu hiệu so với nước Pháp. Các chế độquân chủnối tiếp nhau đều
có thái độcứng rắn với báo chí ; chỉở Bavière và các thành phốtựdo nhưFrancfort,
Cologne hoặc Hambourg, báo chí mới được nói vềchính trịvới chút ít độc lập.
Sựganh đua giữa Phổvà Áo cũng làm cho tình hình báo chí viết tiếng Đức có
những nét riêng. ỞBerlin, tờnhật báo đầu tiên Berliner Abenblattern (Báo Berlin
buổi tối) của Kleist (1810 – 1811) bị đình chỉvì sợbịNapoleon quởtrách. Chính
quyền Đức liên tục có những hạn chếbáo chí. Hội nghịchính trịnăm 1819 mởrộng
hiệu lực các luật kiềm chếra toàn bộcác quốc gia Đức, rồi liên tiếp các năm 1824,
1831, 1832 lại bổsung, ngày càng cứng rắn hơn. Ngoài chếđộkiểm duyệt thì quy
định chỉnhững báo nào được chính quyền ưu ái mới được đăng quảng cáo, đó cũng
là một vũkhí đáng kể.
Qua hai giai đoạn lịch sửbáo chí ởcác nước TBCN trên, phần nào ta thấy
được tổng quan bức tranh báo chí ởnhà nước TBCN.Suy cho cùng, báo chí ởnước
nào cũng là công cụphục vụcho lợi ích của chính quyền. Chính vì vậy nhà nước
nào cũng phải can thiệp tới báo chí.Tất cảmọi nguyên nhân can thiệp của nhà nước
TBCN đối với báo chí đều quy tụvềmột nguyên nhân chính đó là nhà nước
TBCN muốn sửdụng báo chí nhưmột công cụ đểphục vụcho lợi ích của mình.
3.
. Con đường hình thành và phát triển của các tập đoàn báo chí tại các nước tư
bản.
Tập đoàn báo chí là sự tập hợp nhiều cơ quan báo chí mà những cơ quan
này trong quá trình cạnh tranh phải sáp nhập, bị mua lại, hoặc bị thâu tóm trong tay
các ông chủ và dần trở thành đế quốc thông tin. Hay nói cách khác tập đoàn báo
chí chính là tập đoàn kinh tế mà báo chí, truyền thông đại chúng là lĩnh vực sản
xuất kinh doanh chính hoặc là một bộ phận tạo thành có ý nghĩa quan trọng, có vai
trò độc lập tương đối. Xu hướng hình thành TĐBC bắt đầu xuất hiện từ những thập
niên cuối thế kỷ XX bởi đây là thời kì mà xã hội bắt đầu bước vào sự phát triển vũ
bão.
Trên thực tế, rất hiếm thấy tập đoàn truyền thông báo chí nào không có hoạt động
sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng. Vì là tập đoàn
kinh tế nên nói chung, sự hình thành của các tập đoàn báo chí cũng xuất phát từ
chính những nguyên nhân đã hình thành các tập đoàn kinh tế.
Thứ nhất, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là dưới tác động
của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cho phép hình thành việc tổ
chức sản xuất mới trên cơ sở vừa chuyên môn hoá vừa tăng cường liên kết giữa các
nhà máy, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, sự cạnh tranh tất yếu dẫn đến việc liên kết dưới nhiều hình thức
khác nhau để tạo ra sức mạnh to lớn hơn, các nguồn lực mạnh mẽ hơn cho các
doanh nghiệp, tạo nên khả năng cạnh tranh lớn hơn và tránh rủi ro.
Thứ ba, do sự phát triển và tính chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải
có sự đầu tư lớn vào nghiên cứu, dự báo, hoạch định chính sách phát triển để đảm
bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công việc này đòi hỏi nguồn lực to lớn mà
chỉ có những đơn vị kinh tế có quy mô lớn mới có khả năng thực hiện.
Sự hình thành này về cơ bản, các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản hình
thành trên cơ sở cạnh tranh, tích tụ tư bản, cá lớn nuốt cá bé hoặc các công ty báo
chí truyền thông tự nguyện liên kết lại bằng hình thức mua bán hay sáp nhập với
nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và
phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Cũng có thể các quá trình trên
diễn ra giữa những tập đoàn kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ với các công
ty báo chí tuyền thông nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo ra lợi thế Xã hội
trong phát triển.
Trong nửa đầu của thế kỷ XX, phát thanh và truyền hình chỉ mới ở trình độ
sơ khai, báo in là loại hình truyền thông đại chúng quan trọng nhất, giữ vai trò chi
phối dư luận Xã hội cũng như thị trường báo chí phương Tây. Do các điều kiện
kinh tế - Xã hội lúc đó cũng như mức độ thu lợi hạn chế mà việc phát triển các tập
đoàn báo chí chỉ mới dừng lại mức độ những bước đi đầu tiên. Cho tới nửa sau thế
kỷ XX, khi phát thanh và truyền hình phát triển mạnh mẽ đồng thời với sự tăng
trưởng kinh tế nhảy vọt ở các nước công nghiệp phát triển, các phương tiện truyền
thông đại chúng dần dần coi là những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi lớn từ
việc bán sản phẩm, dịch vụ và hoạt động quảng cáo.
Mặt khác, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng mở rộng phạm
vi ảnh hưởng, tăng cường sức mạnh tác động vào xã hội, có khả năng to lớn trong
việc tạo ra những ưu thế về chính trị, kinh tế. Đây cũng là những điều kiện thúc
đẩy quá trình tập trung hóa các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển quy mô,
sức mạnh các tập đoàn báo chí đa quốc gia.
Trong xu hướng tích tụ và tập trung tư bản ngày nay, các công ty báo chí
truyền thông ngày càng bành trướng mạnh mẽ bằng cách mua lại, sáp nhập, thôn
tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh. Với việc bỏ ra hàng tỷ đô la,
các ông chủ này đã đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong lĩnh vực báo chí, truyền
thông đại chúng, tạo ra quy mô hoạt động, sức mạnh ảnh hưởng vượt ra ngoài biên
giới quốc gia, phạm vi khu vực. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường
Dialogic, trong 5 tháng đầu năm 2007, trên toàn thế giới đã ghi nhận 372 bản hợp
đồng sáp nhập, mua lại giữa các công ty, tập đoàn báo chí truyền thông với tổng
giá trị lên đến 93,8 tỷ USD. Đáng chú ý nhất là hợp đồng sáp nhập giữa Google và
Double Click, trị giá 3,1 tỷ USD hồi tháng 4-2007, hợp đồng sáp nhập giữa Yahoo
với Right Media trị giá 680 triệu USD. Theo Tom Rosenstiel, Giám đốc Dự án về
phát triển năng lực làm báo của Mỹ thì “Thông tin ngày càng nhiều nhưng chủ sở
hữu của chúng ngày càng ít đi”.
Việc hình thành các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa là một quá
trình thuần tuý kinh tế, nhằm mục đích kinh tế. Những yếu tố liên quan đến khuynh
hướng , tác động chính tri thực ra cũng nhằm tìm đến lwoij nhuận và bị lợi nhuận
chi phối. Ngay ở một số quốc gia khá thống nhất về chính trị thì đảng cầm quyền
và nhà nước vẫn chủ động tạo ra nguồn lực và các điều kiện kinh tế- xã hội – kỹ
thuật – công nghệ để xây dựng các tập đoàn báo chí nhằm mục đích tạo ra sức
mạnh truyền thông nhằm chi phối dư luận xã hội phục vụ cho các nhu cầu chính trị
khi trở hành tập đoàm báo chí thì nó có thế lực truyền thông chính trị. Thế lực kinh
tế chịu ảnh hưởng của thế lực truyền thông mạnh mẽ bởi các quy luật kinh tế trong
qua trình thông tại và phát triển.
Nguồn lợi mà các tập đoàn báo chí mang lại cho giới chủ thông qua hai dạng
thức chủ yếu là trực tiếp và gián tiếp. Nguồn trực tiếp thu được thông qua việc bán
các sản phẩm hàng hoá dịch vụ báo truyền thông và hoạt động quảng cáo. Nguồn
gián tiếp thu được thông qua việc tạo ra những ảnh hưởng chính trị , làm thay đổi
các chính sách của nhà nước, hình thành những điều kiện đầu tư thuận lợi, những
đơn đặt hàng béo bở. Về sâu xa thì đây mới là nguồn lợi to lớn nhất mà các nhà tư
bản hướng tới, là lý do quan trọng nhất để hướng tới sự kiên kết giữa báo chí
truyền thông với tài chính, dịch vụ để hình thành những tập đoàn độc quyền khổng
lồ.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy báo chí có một vai trò vô cùng to lớn đối với
các nước tư bản chủ nghĩa:
Thứ nhất, báo chí là công cụtrong lĩnh vực chính trị. báo chí được coi là
“quyền lực thứ tư”. Với phạm vi rộng, sức tác động tới công chúng lớn của báo
chí, nhà nước TBCN không thểbỏqua công cụhữu hiệu này đểtác động đến đời
sống
chính trịcủa người dân.Trên phạm vi thếgiới, do phạm vi ảnh hưởng và sức
mạnh tác động to lớn của mình, các tập đoàn báo chí đã trở thành một thếlực hay
một thứquyền lực toàn cầu. Nó tác động vào dưluận xã hội một cách tựnhiên, vạch
ra hướng đi cho nhận thức, thúc đẩy việc hình thành thái độ, quan điểm
chính trị- xã hôi. Bằng cách ấy, nó đã tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc bất
lợi cho những hành động chính trịkinh tếcụthểnào đó.
Thứ hai, báo chí là công cụquản lý xã hội. Sốlượng báo chí phát hành, nội
dung tờbáo… cho biết trình độ dân trí của một khu vực mà tờbáo đó phát hành. Vì
vậy, TBCN can thiệp tới báo chí đểnắm bắt trình độdân trí, phục vụcho quyền lực
của mình.Báo chí Hoa Kỳra đời vào thếkỷXVIII, là một công cụnhỏcủa giới
trí thức tinh hoa và là một đại biểu trong đời sống chính trịcủa các đảng
phái. Được bảo vệbởi sựcan thiệp của chính phủbằng một điều luật đã tồn
tại 200 năm trong Hiến pháp Hoa Kỳ, báo chí đã tựmình trởthành một
người giám sát đối với đời sống chính quyền, người ghi lại các sựkiện công
cộng và thậm chí là người phân xửkhông chính thức các hành động của
công chúng. Tại Hoa Kỳ, các tạp chí, với hơn 11.000 loại, cũng phát hành
với sốlượng nhiều hơn cảsốngười Mỹ đọc chúng. Mỗi hộgia đình có ít
nhất là ba chiếc đài thu thanh và hơn 95% sốhộcó tivi. Và có đến 65% dân
sốMỹthừa nhận rằng họkhông thểsống thiếu các phương tiện truyền
thông. Nhưvậy, tác động của các phương tiện này lên nhận thức của công
chúng là rất lớn.
Thứ ba, báo chí là công cụtăng doanh thu cho nhà nước TBCN. Bản chất của
TBCN là tạo ra lợi nhuận cho chính mình. Vì vậy, một miếng mồi béo bởnhưbáo
chí chắc chắn không nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước TBCN.Trong nền kinh
tếthịtrường và trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu, hầu nhưmọi lĩnh vực
nghềnghiệp đều chịu ảnh hưởng của lợi ích vềquảng cáo và thương mại. Báo chí
cũng không là ngoại lệ. Năm 1842, Mác viết: “Điều tựdo đầu tiên của báo chí là
tính không thương mại” (Trích theo Chibnall. Law and order of news: An analysis
of crime reporting in the British press. Nxb. Tavistock Publications, London,
1997, tr. 206). Tuy thếkhi báo chí chứng minh tính hiệu quảcủa nó nhưlà một
người đưa tin cho xã hội, các mục tiêu thương mại đã được quan tâm nhiều hơn
bao giờhết.
CHƯƠNG IV:
MỘT SỐ CƠ QUAN BÁO CHÍ TƯ BẢN TIÊU BIỂU TRÊN THẾ
GIỚI
Nói đến một tập đoàn (ở đây là nói đến tập đoàn truyền thông), trước hết là
nói đến sản nghiệp của tập đoàn, phương châm của tập đoàn, cơ cấu tổ chức, các
hoạt động của tập đoàn, mà những điều này thường được các tập đoàn trên thế giới
công khai giới thiệu trên trang web của mình. Sau nữa, mới đi sâu vào tìm tòi cơ
chế quản lý, cơ chế sở hữu, những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh xung quanh tập
đoàn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một đề tài NCKH cấp trường, lại bị giới hạn
bởi kiến thức trong lĩnh vực kinh tế và pháp luật, dù người viết cố để tâm tìm hiểu
các vấn đề nội bộ này, kết quả đạt được mới chỉ ở bước đầu. Các tài liệu sử dụng
trong phần này chủ yếu được lấy từ trang web của các tập đoàn, trang web của các
báo trong và ngoài nước, cũng như từ các báo cáo khoa học được công bố trên
mạng Internet.
1.
Báo chí Mỹ:
Mỹ là một cường quốc mạnh cả về báo in, báo nói, báo hình, báo trực tuyến,
có đội ngũ làm báo mạnh nhất thế giới, có kỹ thuật in ấn, thu phát hiện đại… Xu
hướng tập trung trong báo chí ngày càng cao: các công ty báo chí gắn bó với các
hãng công nghiệp độc quyền, các ngân hàng, các công ty xuyên quốc gia. Về quy
mô của các tập đoàn báo chí Mĩ, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi chúng là “các đế chế
truyền thông”, “những gã khổng lồ” (media empires, media giants), bởi cả về quy
mô hoạt động, khả năng tài chính, tầm ảnh hưởng của các tập đoàn này đều vươn
ra khắp toàn cầu. Trong một tập đoàn truyền thông Mĩ, có thể có những tập đoàn
truyền thông “con” khác.
1.1.
Sơ lược lịch sử báo chí Mỹ:
a. Giai đoạn thuộc địa (1690 – 1765):
- 1690: Publick Occurences Both Foreign and Domestick của Benjamin
Harris
-
1704: Boston News Letter (John Campbell)
-
1734: The New York Weekly Journal – (Anna Zenger)
-
Sau đó các tờ báo khác lần lượt xuất hiện, nội dung đăng tải các thông
tin thời sự, nghị luận, thi ca, giải trí, bước đầu có nội dung phê bình để tạo dư luận
mạnh mẽ.
b. Giai đoạn cách mạng (1765 – 1783):
- Luật thuế tem làm tăng sự chống đối Anh ở Mỹ lên cực độ;
- Các cuộc tranh luận đòi đấu tranh giành độc lập nổ ra trên các báo -> ư
tưởng đấu tranh giành độc lập đang nhen nhúm trong nhiều người được bộc lộ trên
báo và phổ biến rộng rãi;
c. Giai đoạn đảng phái (1783 – 1830):
- Nhà nước non trẻ mới thành lập;
- Cuộc tranh luận giữa hai phe Liên bang và Cộng hòa diễn ra sôi nổi trên
báo chí về vấn đề quyền của liên bang và tiểu bang.
- Báo chí 2 phe công kích nhau. Tuy nhiên lối làm báo này không thành
công.
- Những người làm báo nhận ra rằng sự đúng đắn và vô tư là hai đức tính
tiêu biểu nhất nếu báo chí muốn vững vàng.
d. Giai đoạn báo chí 1 xu (1830 – 1860):
-
Số người biết đọc, biết viết tăng, nhu cầu đọc báo tăng;
-
Máy in được cải tiến ;
-
Những tờ báo 1 xu ra đời: tờ The New York Sun của Benjamin H.
Day (1833), Morning Post của Horace Greeley;
e. Giai đoạn độc lập (1872 – 1890):
-
Báo chí bắt đầu trở thành ngành kinh doanh lớn
-
Nghề “làm báo vàng” phát triển với xu hướng đưa tin giật gân, vi
phạm đời tư, tự do cá nhân,…
*
Sự cạnh tranh giữa:
- Joseph Pulitzer (1847-1931): tờ The World - phê bình xã hội, không theo
đảng phái nào;
-
William Randolph Hearst (1863 – 1961): Morning Journal - tin tức tỉ mỉ, nóng hổi
-
nhất, thời sự gay cấn, đời tư những nhân vật tiếng tăm;
Pulitzer tạo ra một phong cách báo chí mới, khẳng định trách nhiệm xã hội cho
-
những bài viết trên báo;
Hearst mang lại mức lưõng cao hõn, tên tuổi cho phóng viên, và những nhận thức
-
khác về báo chí cho cả người làm báo và đọc báo;
Sự cạnh tranh giữa hai phong cách làm báo và sự thưõng mại hóa báo chí gia tăng
đã đe dọa lư tưởng báo chí trong một xã hội tự do;
f. Giai đoạn đỉnh cao (1890 - 1920):
-
1/3 báo chí theo xu hướng “nghề làm báo vàng”
-
Độc giả ngày càng nhiều, quảng cáo ngày càng tăng;
-
Từ năm 1850 đến 1900: số lượng phát hành báo chí tăng lên gấp 20 lần
(từ 758 ngàn bản đến 15,1 triệu bản);
g.
1919: New York Daily News tung ra số báo lá cải (tabloid) đầu tiên
Giai đoạn bão hòa (1920 – 1945):
-
Ngành công nghệ báo chí vượt cả nguồn thu (từ bán báo và quảng cáo);
-
Số lượng báo chí bão hòa;
-
Báo chí bão hòa và hợp nhất (các tờ báo lớn mua lại các tờ báo nhỏ);
-
Các tập đoàn báo chí và dây chuyển sản xuất báo chí ra đời;
- Ban đầu chủ sở hữu những tập đoàn báo chí mới là những doanh nhân
chuyên mua, bán, khai tử và hợp nhất những tờ báo ngày ở những thành phố trung
bình để tối đa hóa lợi nhuận;
- Doanh nghiệp thay thế dần nhà báo để điều hành các tờ báo và ngày càng
thâm nhập sâu hõn vào làng báo;
Những tên tuổi nổi bật: Edward W.Scripps (dây chuyền báo chí);Harry
Chandler (tập đoàn báo chí Times - Mirror); Frank Gannett (tập đoàn
Gannett)John Knight (Knight – Ridder. Cuối những năm 1920, có 6 dây chuyền
làm báo lớn tại Mỹ điều khiển khoảng ¼ lượng báo chí phát hành.
h. Giai đoạn sau năm 1945 – nay:
-
Mỹ là một cường quốc mạnh cả về báo in, báo nói, báo hình, báo trực
tuyến, có đội ngũ làm báo mạnh nhất thế giới, có kỹ thuật in ấn, thu phát hiện
đại…
-
Xu hướng tập trung trong báo chí ngày càng cao: các công ty báo chí
gắn bó với các hãng công nghiệp độc quyền, các ngân hàng, các công ty xuyên
quốc gia…
-
Ví dụ: Tập đoàn Gannett
Phát hành 85 tờ báo ngày, hõn 1.000 ấn bản không phải nhật báo. Số lượng phát
-
hành trên 7 triệu bản/ngày (trong đó tờ USA Today phát hành 2,3 triệu bản);
Sở hữu 23 kênh truyền hình ở Mỹ với số khán giả khoảng 20 triệu hộ gia đình
Có 23,2 triệu người truy cập các trang web của Gannett, chiếm 14,8% số lượng
•
•
khán giả trên web
Năm 2000, ở Mỹ có 8.000 tuần báo, 11.000 tạp chí, hõn 10.000 đài phát thanh –
•
truyền hình, 1.552 tờ nhật báo;
Các nhật báo nổi bật: USA Today, The New York Times, Washington Post, Wall
-
Street Journal, Los Angeles Times, Chicago Tribune;
Các kiểu báo in chính:
Nhật báo: là loại báo phát hành ít nhất 5 ngày/tuần; độc giả trung niên, có học thức
-
hay đọc loại báo này;
Nhật báo quốc gia: phát hành trên cả nước (USA Today, The New York Times…);
Nhật báo thành thị: số lượng đang giảm dần (Chicago Tribune, Los Angeles
•
Times…)
-
Nhật báo ngoại ô: số lượng phát hành tăng (Newsday của Long Island – New
-
York , Orange County );
Tuần báo: hầu hết đều có mặt ở các thành phố nhỏ, ngoại ô, hướng vào mục đích
-
giải trí (giới thiệu hòa nhạc, nhà hàng, hiệu sách, phim ảnh…);
Tạp chí: cung cấp các bài tổng hợp và phân tích sâu sắc, những hình ảnh chất
lượng cao, những bài viết có chủ đề gần gũi với người đọc như lối sống, kinh
•
-
•
doanh, khoa học thường thức, bài viết về người nổi tiếng;
Báo in ở Mỹ có khuynh hướng suy giảm trong những năm gần đây:
1960: 58,8 triệu bản/ngày
1970: 62,1 triệu
1980: 62,2 triệu
1990: 62,3 triệu
2000: 55,8 triệu
Đài phát thanh: hõn 10.000 đài, trong đó có những đài không nhằm mục đích kinh
doanh, chủ yếu là các đài phát thanh của các trường đại học, viện nghiên cứu, các
•
•
•
tổ chức đoàn thể, tôn giáo;
Các kênh truyền hình nổi tiếng: ABC, CBS, NBC, CNN, Fox, Bloomberg…
Truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số phát triển;
Là “cái nôi” của các thể loại truyền hình mới mẻ và năng động: trò chuyện truyền
•
hình (talk show), truyền hình tưõng tác, truyền hình thực tế;
Internet ảnh hưởng thói quen tiếp nhận thông tin
của
giới
trẻ;
Các hãng thông tấn:
AP – Associated Press (hãng thông tấn lớn nhất thế giới, có 243 văn phòng đại diện
•
•
•
•
ở 121 nước; ra đời năm 1848)
UPI (United Press International, ra đời năm 1907)
Những đặc điểm của báo chí
Mỹ hiện đại:
Đa dạng (về hình thức tổ chức, nội dung, khán giả, khu vực…)
Quan hệ chặt chẽ với kinh tế
Báo in suy giảm; truyền thông đa phưõng tiện phát triển mạnh
Hình thức tổ chức:
Truyền thông công (public)
•
•
•
-
2.
Do nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân tài trợ
Không quảng cáo
Phục vụ lợi ích công cộng
VD: kênh truyền hình - phát thanh của trường học, kênh phát cho thiếu nhi, kênh
dành cho các “nhóm thiểu số”…
Truyền thông thương mại:
Quảng cáo là nguồn thu chính
Mục tiêu: lợi nhuận
Nội dung: tin tức địa phương và các chương trình có thể “bán” được
Các mô hình công ty truyền thông phổ biến hiện nay:
Báo in & tạp chí
Phát thanh – Truyền hình công
Phát thanh – Truyền hình thưõng mại
Truyền hình cáp & vệ tinh
Phát thanh vệ tinh
Báo trực tuyến (Online)
Phát thanh trực tuyến (Internet Radio)
BÁO CHÍ TƯ BẢN ANH
Nhóm báo phục vụ công chúng bình dân: Daily Mail (1896); Daily Express
(1900), Daily Mirror (1903), Daily Sketch (1903); Nhóm báo phục vụ công nhân:
Commonwealth (1884), Daily Herald (1911), The Communist (1920-1930),
Labour
Monthly
(1923-1927),
Daily
Worker
(1930).
2.1. Sơ nét về lịch sử báo chí Anh
-
Nghề in xuất hiện ở Anh từ thế kỷ 15;
Balladas of News; English Mercury, Corante or News from Italy , Germany ,
-
Hungaria , Spain and France …
1702: Daily Courant ra đời
1731: Gentleman’s Magazine
1781: Một số báo chủ nhật xuất hiện
1785: The Times;
Thuế tem ra đời năm 1712, khiến cho giá báo tăng cao, người nghèo không mua
•
được;
•
Năm 1830: công nhân Anh đấu tranh đòi được xuất bản những ấn phẩm rẻ tiền –
•
•
•
•
sự xuất hiện của Penny Gazette;
Số lượng phát hành của các báo rẻ tiền không hợp pháp lên đến 150.000 bản;
Năm 1855: Anh bãi bỏ thuế tem;
Cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 tại Anh diễn ra sự phân hóa báo chí:
The Times (1785): báo chí tư sản, phản ánh quyền lợi của giới tư sản công nghiệp
•
•
– tài chính;
Manchester Guardian (1821); The Daily Telegraph (1855)
Nhóm báo phục vụ công chúng bình dân: Daily
•
Express (1900), Daily Mirror (1903), Daily Sketch (1903) ;
Nhóm báo phục vụ công nhân: Commonwealth (1884), Daily Herald (1911), The
•
Communist (1920-1930),Labour Monthly (1923-1927), Daily Worker (1930)
Những năm 20-30 của thế kỷ 20, tại Anh đã hình thành thị trường báo chí. Các
•
chủ báo tư sản giữ vị trí chủ chốt trong thị trường này;
Đầu những năm 1960, 41 tập đoàn tư bản báo chí chiếm tới 57% tổng doanh số
•
•
thưõng mại của 542 cơ quan báo chí;
Đầu những năm 60 báo chí cộng sản và công nhân phát triển;
1966: tờ Morning Star ra đời (báo của những người cộng sản và cũng thể hiện
•
quan điểm của nhiều tầng lớp nhân dân khác)
1974 – 1981: số lượng báo phát không tăng từ 194 lên 512 đầu báo. Đầu những
•
•
năm 1980, độc giả của loại báo này chiếm 95% dân số cả nước;
Mạng lưới báo chí định kỳ phát triển rộng khắp;
Đài BBC (British Broadcasting Corporation) giữ vị trí quan trọng trong ngành phát
thanh và truyền hình thế giới;
2.2. Một số cơ quan báo chí nổi bật của Anh.
- The time
- Daily Telegraph;
-
The Guardian;
The Independent;
Financial Times;
The Economist;
The Sun;
BBC;
Mail (1896); Daily
-
Reuters;
* The Times
- The Times được xuất bản năm 1785 với tên gọi The Daily Universal
Register. Năm 1788 đổi tên thành The Times;
- The Times là tờ báo ngày mang tính tòan quốc;
- Là một tờ báo của tập đoàn News Corporation từ năm 1981;
- Giữ khổ báo lớn trong suốt 200 năm. Đến năm 2004, The Times chuyển
sang khổ nhỏ hõn để thu hút độc giả trẻ.
- Năm 2005, The Times phát hành mỗi ngày gần 700.000 bản;
- (Daily Telegraph: 905.000 bản; The Sun: 3,2 triệu bản)
- Năm 2005, 40% độc giả của The Times ủng hộ đảng Bảo thủ, 26% ủng hộ
đảng Lao động;
The time được đánh giá là tờ báo uy tín và chất lượng nhất của Anh
* The Guardian
The Manchester Guardian ra đời năm 1821, đến năm 1959 được đổi tên
thành The Guardian;80% độc giả của The Guardian ủng hộ Đảng Lao động (năm
2000);44% độc giả của The Guardian ủng hộ đảng Lao động, 37% ủng hộ Đảng
Dân chủ tự do; (năm 2004). Thuộc sở hữu của Guardian Media Group, phát hành
từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần;The Guardian phát hành hõn 350.000 bản/ ngày
(2007)Financial Times. Thành lập năm 1888, chủ yếu đưa các thông tin về kinh tế,
tài chính. Ủng hộ chủ trưõng thị trường tự do và toàn cầu hóa;Trong các tờ báo về
tài chính kinh tế trên thế giới, đâu là tờ báo có số lượng phát hành cao nhất thế
giới;
Khổ lớn, giấy in màu hồng nhạt;45% độc giả ủng hộ đảng Bảo thủ, 24 %
ủng hộ đảng Dân chủ Tự do và 23 % ủng hộ đảng Lao động;The Financial
Times (FT) là tờ báo kinh doanh của Anh mang tính quốc tế; Có ảnh hưởng đến
chính sách kinh tế của Anh; Mỗi ngày xuất bản 4 phiên bản khác nhau dành cho
Anh, châu Âu, Mỹ và châu Á,
Đối thủ cạnh tranh chính: Wall Street Journal;
* The Economist
- James Wilson thành lập tạp chí The Economist năm 1843
- Chủ trưõng: tập san về chính trị, thưõng mại, nông nghiệp và mậu dịch tự
do
- Số lượng phát hành: 146.754 cuốn/kỳ (tại Anh, 2003)
- Người viết không để tên trên báo
- Tạp chí kinh doanh nổi tiếng nhất của Anh với các bài viết chất lượng và
sự dí dỏm.
* The Sun
- The Sun ra mắt số đầu tiên năm 1964, là báo ngày mang tính “lá cải”, xuất
bản ở Anh và Ailen;
- Có số lượng phát hành rất cao: 3,2 triệu bản (2007);
- Thuộc sở hữu của tập đoàn News Corporation của Rupert Murdoch;
- The Sun đăng tải những thông tin xung quanh ngành công nghiệp giải trí,
những câu chuyện phiếm từ chính trị đến thể thao, soi vào đời tư của những người
nổi tiếng (đặc biệt quan tâm đến các vụ scandal);
- The Sun sử dụng ảnh của các paparazzi;
* BBC
- Viết tắt của từ British Broadcasting Company
- Thành lập ngày 18/10/1922 ;
- Quốc hữu hóa năm 1927;
- Tập đòan BBC sản xuất các CHƯƠNG trình truyền thông phát trên truyền
hình, phát thanh và Internet toàn cầu;
- Mục tiêu chính: thông tin, giáo dục và giải trí;
BBC có 5 kênh phát thanh chính:
-
Radio1 : âm nhạc và giải trí
Radio2 : thời sự tổng hợp – là CHƯƠNG trình phát thanh có nhiều thính giả nhất
-
(khoảng 12,9 triệu người nghe/ngày)
Radio3 : nhạc cổ điển, kịch nghệ, jazz,…
Radio4 : thời sự, kịch nghệ,...
Radio5 live : thông tin thời sự 24g, tin thể thao và trò chuyện.
Có các kênh truyền hình lớn sau:
BBC 1 và BBC 2 là những kênh truyền hình đông khán giả nhất của BBC – tổng
-
hợp thông tin thế giới và địa phưõng;
BBC 3 và BBC 4: phát thông qua thiết bị kỹ thuật số;
BBC News 24;
CBBC và CBeebies: kênh truyền hình cho trẻ em,
Trang web của BBC: bbc.co.uk (BBCi hoặc BBC Online)
Cung cấp thông tin cập nhật và các thông tin lưu trữ;
Đến nay đạt 13,2 triệu lượt truy cập;
Phổ biến nhất trên thế giới;
Trước năm 2007, BBC được điều hành bởi một nhóm do Nữ hoàng hoặc Vua chỉ
-
định, có nhiệm kỳ 4 năm;
Kể từ 1/1/2007 , BBC tự chọn những người lãnh đạo do nhu cầu tránh những ảnh
-
hưởng về cả mặt kinh tế và chính trị; chỉ phục vụ lợi ích của khán thính giả;
Reuters
Là một trong bốn hãng thông tấn lớn nhất thế giới;
Do Paul Julius Reuter (người Đức) thành lập năm 1851; trụ sở chính đặt tại
-
London ;
2007: kết hợp với Thomson Corporation, trở thành tập đoàn Thomson – Reuters;
Cung cấp dữ liệu tài chính và thông tin toàn cầu cho các cơ quan truyền thông khắp
•
-
thế giới;
Tin tức đem đến 10% nguồn thu
Nguồn thu chủ yếu từ thị trường tài chính với các thông tin về thị trường, tỉ giá,
các báo cáo phân tích tình hình thị trường và thông tin về sản phẩm thương mại…
Trên đâylà quá trình cũng như sự phát triển của các cơ quan báo chí tư bản,
với hai nèn báo chí iêu biểu là Mỹ và Anh. Chúng ta có thể nhận ra một điều rằng
báo chí các nước tư bản phát triển khá mạnh và khá sớm so với Việt Nam chúng ta.
Thứ hai nữa đó là báo chí ở đây phát triển khá tự do, tính tư bản thể hiện khá rõ
trong mỗi cơ quan báo chí cũng như trong mỗi tập đoàn truyền thông.
CHƯƠNG V:
TẬP ĐOÀN BÁO CHÍ TƯ BẢN TIÊU BIỂU
1.1.
a.
Tập đoàn News Corporation:
Quá trình hình thành và phát triển.
Sự hình thành và phát triển hùng mạnh của tập đoàn truyền thông News
Corporation (viết tắt là News Corp) ghi dấu ấn đậm nét của “nhà tài phiệt
truyền thông” (media tycoon) người Mĩ gốc Úc Rupert Murdoch. Lịch sử của tập
đoàn có thể viết gọn trong các vụ thừa kế, sáng lập, sáp nhập, và mua bán.Từ tờ
báo tỉnh lẻ hạng hai Adelaide News của người cha (1952), Rupert Murdoch
Hình ảnh : toàn cảnh tập đoàn báo chí new corporation.
Tiền thân của News Corporation chỉ là một tờ báo nhỏ, hoạt động trong
phạm vi địa phương. Sau khi nắm quyền điều hành, Rupert Murdoch đã từng bước
mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực sản xuất phim ảnh, báo chí, truyền hình,
truyền hình vệ tinh, xuất bản sách báo, tạp chí... và từng bước chiếm lĩnh thị trường
trong và ngoài nước. Thành lập tập đoàn báo chí News Limited có tầm ảnh hưởng
rộng rãi bậc nhất ở Úc (hiện nay, News Limited vẫn là công ty con ở Úc của News
Corp). News Limited chuyên mua lại các tờ báo làm ăn lỗ lã ở Úc và vực chúng
dậy bằng cách ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến và cải tổ nội dung. Trong vòng
10 năm, News Limited đem lại cho Murdoch khoản lợi nhuận “kếch sù”. Năm
1979, Murdoch thành lập News Corporation trên đất Úc và bắt đầu thu mua những
tờ báo và tạp chí hàng đầu London (Anh) và New York (Mĩ), cũng như thu mua
nhiều tập đoàn truyền thông khác.
Xây dựng thành công Tập đoàn News Corporation. Với Chiến dịch lan toả ra
thị trường ngoài nước đầu tiên được Rupert Murdoch thực hiện chính là Anh Quốc.
Đây là một thị trường có tiềm năng khai thác rất lớn và hơn thế nữa là một thị
trường Rupert Murdoch đã có nhiều năm gắn bó, có nhiều hiểu biết.
Để có thể đi vào hoạt động ngay khi tiến vào thị trường mới, Rupert
Murdoch đã tìm cách mua lại tờ The News of the World, một trong những tờ tạp
chí có tầm ảnh hưởng lớn tại Anh và nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, trở
ngại lớn nhất đối với Rupert Murdoch trong thời điểm này chính là việc đối thủ
“nặng ký” Robert Maxwell đã có thâm niên hoạt động tại Anh cũng đang tìm cách
mua lại The News of the World.
Quyết dành phần thắng trong cuộc đua này, Rupert Murdoch đã phải bán đi
nhiều cổ phần đầu tư tại nhiều doanh nghiệp và thậm chí là thế chấp nhiều tài sản
tại Australia để vay thêm vốn của ngân hàng. Nhờ chiến lược tổng lực đó, Rupert
Murdoch đã thành công với bản hợp dành quyền sở hữu The News of the World.
Tổng số lượng phát hành lên tới 6 triệu ấn phẩm tính riêng trong năm 1968, The
News of the World đã trở thành một công cụ hữu hiệu không thể thiếu để Rupert
Murdoch khuyếch trương hoạt động tại thị trường Anh Quốc.
Không dừng lại ở đó, nhờ biết triệt để khai thác ưu thế của The News of the
World nên chỉ sau một thời gian không lâu sau đó, cùng với mức tăng trưởng mạnh
của The News of the World, Rupert Murdoch đã không những tạo được chỗ đứng
vững chắc tại thị trường Anh mà còn trả được những khoản vay thế chấp tài sản tại
Australia.
Trong những năm tiếp theo, Rupert Murdoch còn thực hiện thành công bản
hợp đồng mua lại tờ The Sun và tờ The Times danh tiếng và vươn lên trở thành
một thế lực hùng mạnh trong lĩnh vực báo chí truyền thông tại Anh.