Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích, đánh giá những điểm mới của BLTTDS năm 2015 về thẩm quyền theo loại việc của Toà án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.5 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN THEO LOẠI VIỆC CỦA
TÒA ÁN................................................................................................................2
II-PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BLTTDS NĂM 2015 VỀ
THẨM QUYỀN THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN..........................................3
1.Bổ sung các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và kinh
doanh thương mại..............................................................................................3
a)Tranh chấp dân sự..................................................................................3
b)Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình............................................5
c)Tranh chấp về kinh doanh, thương mại..................................................6
d)Tranh chấp về lao động..........................................................................7
2.Bổ sung một số yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh
thương mại và lao động.....................................................................................8
a)Yêu cầu dân sự.......................................................................................8
b)Yêu cầu về hôn nhân và gia đình...........................................................8
c)Yêu cầu về kinh doanh, thương mại.......................................................9
d)Các yêu cầu về lao động........................................................................9
III-ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BLTTDS NĂM 2015 VỀ
THẨM QUYỀN THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN........................................10
1.Bổ sung các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và kinh
doanh thương mại............................................................................................10
2.Bổ sung một số yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh
thương mại và lao động...................................................................................11
KẾT LUẬN.....................................................................................................12


Bài tập học kỳ


Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
MỞ ĐẦU

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 số 92/2015/QH13 được Quốc hội trong kỳ họp
Khóa 10 thông qua ngày 25/11/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 bao gồm các quy định những nguyên tắc cơ bản
trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các
vụ án về tranh chấp dân sự và nhiều điểm mới cập nhật thay cho Bộ luật Tố tụng
Dân sự số 24/2004/QH11 và Luật Tố tụng Dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi năm
2011. Trong đó có sự thay đổi về thẩm quyền theo loại việc của Tòa án. Để hiểu rõ
hơn vấn đề này, em xin trình bày Đề 7: Phân tích, đánh giá những điểm mới của
BLTTDS năm 2015 về thẩm quyền theo loại việc của Tòa án.
NỘI DUNG
I-

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN THEO LOẠI VIỆC

CỦA TÒA ÁN
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân (sau đây viết tắt là TAND) là phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Theo
khoản 3 Hiến pháp 2013 quy định: “TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá hân”. Với giải quyết
những tranh chấp, yêu cùa dân sự theo yêu cầu của cơ quan,tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền.
Thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc quy định trách nhiệm của Tòa án trong
việc tiếp nhận, giải quyết những vụ việc dân sự do luật định. Về hình thức lập
pháp, thẩm quyền của tòa án theo vụ việc vẫn giữ cách lập pháp cũ theo hướng liệt
kê những vụ việc được quy định trong luật nội dung mà Tòa án có thẩm quyền giải
quyết. Cách lập pháp này có ưu điểm là xác định được luật nội dung và những vụ

việc cụ thể mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức,
các nhân có thẩm quyền. Nhược điểm của cách lập pháp này là chỉ thống kê được
những vấn đề chung, khái quát, cơ bản mà không điều chỉnh hết các vụ việc cụ thể
được quy định trong các luật nội dung liên quan. Về nội dung, so với Bộ luật trước
đây, Bộ luật này đã bổ sung một số nội dung quan trọng, mở trộng thmar quyền
của Tòa án đối với tranh chấp, yêu cầu dân sự.

2


Bài tập học kỳ
Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
IIPHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BLTTDS NĂM 2015 VỀ
THẨM QUYỀN THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN
1.

Bổ sung các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và

kinh doanh thương mại
a)

Tranh chấp dân sự

Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp
dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về
cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án
hành chính; về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo
quy định của luật tài nguyên nước và đất đai theo quy định của pháp luật về đất
đai; tranh chấp về quyền sở hữu quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ
và phát triển rừng. Những tranh chấp này không phải là những tranh chấp mới

được bổ sung trong các luật nội dung mà là những tranh chấp chưa được BLTTDS
trước đây cập nhật trong phần thẩm quyền. Việc bổ sung các tranh chấp về dân sự
này là cần thiết và phù hợp với xu hướng là công dân có quyền lọi bị xâm phạm
phỉa được bảo vệ thông qua việc thụ lý, xem xét của tòa án.
So với khoản 12 ở Điều 25 BLTTDS 2011, Điều 26 BLTTDS 2015 đã tăng
lên 14 khoản. BLTTDS năm 2015 đã giữ nguyên các quan hệ tranh chấp cũ và bổ
sung 2 quan hệ tranh chấp mới, phù hợp hơn với các quy định trong Luật tài
nguyên nước và Luật bảo vệ phát triển rình và luật cạnh tranh. Đó là các tranh
chấp:
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành
chánh không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu
cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính (khoản 7). Nhà
làm luật bổ sung loại tranh chấp này để phù hợp với các quy định của Luật Cạnh
tranh năm 2004 và thực tiễn giao lưu dân sự. Theo quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính thì biện pháp ngăn chặn hành chính có thể là: tam giữ người,
tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề,…1. Khi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
nêu trên không đúng, gây thiệt hại cho bên bị điều tra thì bên khiếu nại hoặc cơ
quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải có trách nhiệm bồi thường tùy
vào từng trường hợp. Mức bồi thường do bên bị điều tra và bên khiếu nại hoặc cơ
quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải có trách nhiệm bồi thường tùy
1

Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

3


Bài tập học kỳ
Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam

vào từng trường hợp. Mức bồi thường do bên bị điều tra và bên khiếu nại hoặc cơ
quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận
được thì bên bị điều tra có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật về dân sự. Người đề nghị và những người có liên
quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng có trách
nhiệm bồi hoàn khoản tiền mà cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh đã
bồi thường cho bên bị điều tra.
Trên cơ sở phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước 2012, BLTTDS
năm 2015 quy định tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào
nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước (khoản 8) là một loại quan hệ
pháp luật tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết Tòa án. Xả thải vào nguồn nước
theo quy định của Luật tài nguyên nước hiện hành được hiểu là hành vi của một
chủ thể xả các chất thải (chất rắn, chất thải lỏng, chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ)
vào các nguồn nước được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tài nguyên nước năm
2012. Như vậy trong quá trình khai thác, sử dụng, xả thải vào những nguồn nước
như nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà phát sinh tranh chấp thì nguyên dơn
có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tranh chấp về loại quan hệ này có thể là tranh
chấp về xác định ai có quyền sử dụng, khai thác sử dụng nguồn nước hoặc về bồi
thường thiệt hại liên quan đến tài nguyên nước giữa các chủ thể như cá nhân, cơ
quan, tổ chức và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sử dụng, quản lý tài nguyên
nước, xả thải vào tài nguyên nước. Căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự
về trách nhiệm bồi thường của nhà nước2.
Khoản 2 Điều 26 BLTTDS năm 2015 ghi nhận Tòa án có thêm thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp về quyền khác đối với tài sản bên các tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản đã được quy định tại khoản 2 Điều 25 BLTTDS 2011 Sự bổ
sung này là để phù hợp và thống nhất với quy định của BLDS năm 2015 về quyền
sở hữu và quyền khác đối với tài sản3. Tài sản bao gồm vật, tiền,giấy tờ có giá và
quyền tài sản.


2

Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 – Chủ biên: TS Bùi Thị Huyền, NXB Lao động, Hà Nội, 2016, tr
44,45
3
Phần thứ 2 BLDS 2015

4


Bài tập học kỳ
Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
b)
Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình
Về hôn nhân và gia đình, phạm vi thẩm quyền theo vụ việc của tòa án được
bổ sung những tranh chấp quy định trong luật hôn nhân và gia đình 2014 gồm: Về
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nuôi
con, chia tài sản của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
So với quy định tại Điều 27 BLTTDS 2011 về các tranh chấp hôn nhân gia
đình thuộc thẩm quyền của Tòa án, Điều 28 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung các
quan hệ tranh chấp sau: chia tài sản sau khi ly hôn; về sinh con bằng hỗ trợ sinh
sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và nuôi con, chia tài sản của nam, nữ sống
chung với nhau như vợ chồng và không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái
pháp luật. Sự bổ sung này là phù hợp với thực tiễn và những quy định mới của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Khi đương sự có yêu cầu giải quyết những tranh chấp hôn nhân và gia đình được
ghi nhận ở Điều 28 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án có trách nhiệm xem xét giải
quyết.4 Thông thường trong những vụ án ly hôn, các đương sự sẽ có những tranh
chấp về quan hệ nhân thân, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và yêu cầu Tòa án giải

quyết tất cả những yêu cầu liên quan đến các tranh chấp này. Tuy nhiên, có những
vụ án ly hôn, các đương sự chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ nhân thân và
nuôi con mà không có yêu cầu giải quyết quan hệ tài sản… Vì vậy, tòa án phải căn
cứ vào yêu cầu cụ thể của người khởi kiện trong đơn khởi kiện để thụ lý và giải
quyết các nội dung không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu của người khởi kiện
Liên quan đến vấn đề tài sản, có những trường hợp sau khi có bản án giải
quyết ly hôn đã có hiệu lực của tòa án thì các bên mới phát sinh tranh chấp về tài
sản và yêu cầu Tòa án giải quyết dù trước đó hai bên đã tự thỏa thuận, không yêu
cầu Tòa án giải quyết. Đây chính là tranh chấp về chia tài sản sau ly hôn được
BLTTDS năm 2015 quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trước đây,
BLTTDS năm 2011 chỉ quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp
chia tài sản khi ly hôn nên khi dạng tranh chấp này phát sinh các Tòa án thường
thụ lý vào nhóm quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, trong khi đó bản chất
của loại tranh chấp này phát sinh từ lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Do đó, việc bổ
sung tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn tại khoản 1 Điều 28 BLTTDS năm 2015
là phù hợp thực tế, khắc phục được bất cập của BLTTDS năm 2011.
4

Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 – Chủ biên: TS Bùi Thị Huyền, NXB Lao động, Hà Nội, 2016, tr 54

5


Bài tập học kỳ
Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
Lần đầu tiên trong lịch sử, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã ghi
nhận quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, được nhờ người khác mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo của những cặp vợ chồng gặp vấn đề về sức khỏe không
có khả năng có con theo ý nguyện. Để phù hợp với quy định mới này, BLTTDS
năm 2015 ghi nhận thẩm quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh

con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Theo khoản
22, khoản 23 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, mang thai hộ có 02
hình thức. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương
mại. Theo quy định tại khoản 6 Điều 28, chỉ có tranh chấp phát sinh từ việc mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trên
thực tế có nhiều tình huống tranh chấp có thể xảy ra khi thực hiện mang thai hộ
bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm như: người
mang thai hộ không giao con cho bố mẹ hoặc bố mẹ không nhận con cái khi được
sinh ra hay khi ban đầu là mang thai hộ vì mục đích giúp đỡ nhưng sau phát sinh
tranh chấp đòi tiền công hoặc lợi ích vật chất từ người nhờ mang thai hộ; tranh
chấp thừa kế giữa đứa trẻ được sinh ra và người mang thai hộ… Những tranh chấp
như vậy, nếu có yêu cầu, Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết.5
c)

Tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Đối với các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, thẩm quyền theo vụ việc
của tòa án bổ sung các tranh chấp: Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên
công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty; thành
viên công ty, giữa công ty với các thành viên của công tyl tranh chấp giữ công ty
với người quản lý trong công ty chịu trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội
đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia tách, bàn gio tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công
ty.
Về cơ bản, BLTTDS năm 2015 kế thừa các quy định pháp luật của BLTTDS
năm 2011 khi xác định 4 loại quan hệ tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 đã
có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với bản chất quan hệ kinh doanh thương mại và
5


Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 – Chủ biên: TS Bùi Thị Huyền, NXB Lao động, Hà Nội, 2016,tr

57

6


Bài tập học kỳ
Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
thực tiễn ngày càng phát triển các tranh chấp kinh doanh thương mại về cả số
lượng và độ phức tạp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay.
Sự điều chỉnh thứ nhất là ở khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015, quy định này đã
kế thừa những quy định mang tính định tính khi xác định các điều kiện để xác định
một tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án. Đồng thời điều luật đã loại bỏ các hạn chế về việc liệt kê các loại tranh chấp
trong hoạt động khi doanh. Điều này thể hiện tư duy tiến bộ của các nhà làm luật,
giúp điều luật “tăng thêm tuổi thọ” và mang tính phổ quát cao.
Sự điều chỉnh thứ hai là quy định bổ sung thẩm quyền của Tòa án trong việc
giải quyết tranh chấp giữa người chưa phải thành viên công ty nhưng có giao dịch
về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
Sự điều chỉnh thứ ba là ở khoản 4, quy định này đã bổ sung thêm một quan hệ
tranh chấp mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là “tranh chấp giữa công ty
với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên hội đồng
quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần. Quy định này phù hợp và
thống nhất với Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo Luật doanh nghiệp năm 2014
thì thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tự mình hoặc nhân danh
công ty khởi kiện trách dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý công ty…
d)


Tranh chấp về lao động

Đối với tranh chấp lao động, thẩm quyền của tòa án được bổ sung các tranh
chấp: Tranh chấp về học nghề, tập quyền về cho thuê lại lao động quyền công
đoàn, kinh phí công đoàn; an toàn lao động, vệ sinh lao động và bồi thường thiệt
hại do đình công bất hợp pháp.
So với quy định của BLTTDS 2011 thì những tranh chấp về lao động thuộc
thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định định theo hướng mở rộng hơn.
Tòa án không chi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động (bao gồm những
tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập về về quyền) mà còn có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến lao động, tranh chấp về bồi thường
thiệt hại do đình công bất hợp pháp và các tranh chấp khác về lao động. Với các
quy định tại Điều 32 BLTTDS có thể khẳng định tất cả các tranh chấp về lao động
đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

7


Bài tập học kỳ
Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
2.
Bổ sung một số yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh
thương mại và lao động
a)

Yêu cầu dân sự

So với Điều 26 BLTTDS 2011, BLTTDS 2015 vân giữ nguyên 6 khoản, bổ
sung thêm nội dung ở khoản 1 về đối tượng “có khó khăn trong nhận thức, làm

chủ hành vi” và thêm các yêu cầu được bổ sung gồm: Yêu cầu không công nhận
bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình
sự, hành chính của tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về
dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của tòa
án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Trước đây, BLTTDS
2004 tại chương XXVIII có quy định về thủ tục không công nhận bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam nhưng trong Điều 25 không ghi
nhận thẩm quyền này của Tòa án. Nay BLTTDS 2015 ghi nhận thẩm quyền này.
Quy định này không ahr hưởng đến thẩm quyền của Tòa án song lại không được
ghi nhận trong pháp luật thẩm quyền tại phần chung của BLTTDS 2015.
Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ việt Nam là vô chủ, công nhận
quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt
Nam; xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sả chung để thi
hành án và yêu cầu khác theo quy định của luật thi hành án dân sự được bổ sung để
thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự và Luật thi hành án dân sự. Sự bổ sung
này là để phù hợp với những quy định của BLDS năm 2015 về nguyên tắc công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự liên quan đến những trường hợp
xác định quyền sở hữu đối với tài sản trong điều kiện không xác định được chủ sở
hữu của tài sản đó. Khi có yêu cầu của người quản lý tài sản vô chủ được quy định
từ Đều 228 đến Điều 233 BLDS năm 2015, Tòa án có trách nhiệm thụ lý đơn yêu
cầu và tiến hành xem xét, ra quyết định công nhận.6
b)

Yêu cầu về hôn nhân và gia đình

Thẩm quyền của tòa án đối với các yêu cầu được bổ sung theo Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014. Các yêu cầu được bổ sung gồm: yêu cầu công nhận thỏa
thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công
nhận việc hay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá
nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; yêu cầu lên quan đến

6

Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 – Chủ biên: TS Bùi Thị Huyền, NXB Lao động, Hà Nội,
2016,tr53

8


Bài tập học kỳ
Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; công nhận
thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và
được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án; tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ và chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình;
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định
về hôn nhân, gia đình của tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của
nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của
Tòa án nước ngoài hoặc coq quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có
yêu cầu thi hành tại việt nam và yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho
cha mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tất cả những sự thay
đổi này là phù hợp hơn với yêu cầu thực tế, đáp ứng quyền được pháp uật bảo vệ
của các đương sự và quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Là một bước tiến mới so với nhưng quy định của Luật hôn nhân và gia đình
trước đây, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã phù hợp hơn với pháp luật quốc
tế khi công nhận chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận. thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng được xem là hợp pháp khi thỏa thuận này phải được
lập trước khi kết hôn, tuân thủ điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự được
quy định tại BLDS 2014 và các nội dung có liên quan được Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 điều chỉnh.
c)


Yêu cầu về kinh doanh, thương mại

BLTTDS 2015, bổ sung các quy định: yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông, nghị quyết của hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hành không
dân dụng Việt nam, về hàng hải việt nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển
để bảo đảm giải quyết vụ án.
Yêu cầu bắt giữ tàu bay tàu biển Khoản 3 Điều 31 thực chất là yêu cầu Tòa án
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm giải quyết vụ án của đương sự.
Đương sự yêu cầu bắt giữ tàu biển là bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi
hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài
d)

Các yêu cầu về lao động

So với quy định của BLTTDS 2011 thì phạm vi những yêu cầu về lao động
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định theo hướng mở rộng
hơn.Những yêu cầu về lao động được bổ sung gồm: Yêu cầu tuyên bố hợp đồng
9


Bài tập học kỳ
Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc
đình công bà yêu cầu công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết lao động
của Trọng tài nước ngoài.
Sở dĩ BLTTDS 2015 bổ sung yêu cầy tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước
lao động tập thể vô hiệu vào nhóm loại việc lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án
vì: trước thời điểm bộ luật lao động 2012 ban hành, thẩm quyền tuyên bố này

thuộc thanh tra la động hoặc cơ quan lao động cấp tình. Đến khi bộ luật lao động
2012 ban hành thì thẩm quyền đã được sửa theo hướng Thanh tra lao động và Tòa
án có thẩm quyền. Tuy nhiên, cần lưu ý, theo BLTTDS 2015 thì chỉ có Tòa án
nhân dân mới có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.7
BLTTDS 2015 đã bổ sung các quy định về thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc
đình công tại chương XXXI. Chính vì vậy, từ ngày 1/7/2016, toàn bộ các quy định
về trình tự, thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong Bộ luật Lao động
2012 sẽ hết hiệu lực.
III-

ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BLTTDS NĂM 2015 VỀ

THẨM QUYỀN THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN
1.

Bổ sung các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và

kinh doanh thương mại
BLTTDS 2015 bổ sung các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và
kinh doanh thương mại tại Điều 26,28,30,32
Những bổ sung về thẩm quyền theo vụ việc của tòa án trong BLTTDS 2015 là
tích cực, theo hướng mở rộng phạm vi, quyền hạn của tòa án trong vụ việc giải
quyết tranh chấp dân sự nói chung, bảo đảm hiệu quả điều chỉnh của luật một cash
tối ưu nhất Về phía công dân, khi có quyền, lọi ích hợp pháp bị xâm phạm, họ có
quyền yêu cầu các thiết chế tư pháp thực thi pháp uật, bảo hộ quyền theo luật định.
Xã hội dân chủ, văn minh, gắn liền với cơ chế tài phán minh bạch, công khai, kịp
thời, hữu hiệu. Pháp luật chỉ thực sự có hiệu quả khi những nhu cầu của đời sống
xã hội được luật hóa, thực thi trên thực tế và đảm bảo bằng các phán quyết có hiệu
lực thi hành. Có như vậy, người có quyền lợi bị xâ phạm, người có hành vi xâm
phạm quyền lọi người khác, ý thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình cũng

như hậu quả của việc khoogn tuân thủ đúng quy định của luật.8
7

Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 – Chủ biên: TS Bùi Thị Huyền, NXB Lao động, Hà Nội, 2016,

tr71
8

Nguyễn thị hoài Phương, bình luận những điểm mới trong bộ luật tố tụng dân sự 2015,nxb Hồng Đức – Hội
luật gia việt Nam,TPHCM, 2016, tr66,67

10


Bài tập học kỳ
Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
2.
Bổ sung một số yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh
thương mại và lao động
Về cơ bản, các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và kinh doanh,
thương mại được bổ sung trong BLTTDS 2015 cũng giống như các tranh chấp dân
sự, nghĩa là cập nhật các quy định trong các luật nội dung mà bộ luật trước đây
chưa ghi nhận. Điển hình của quy định này là yêu cầu bắt giữ tài bay, tàu biển
theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt
Nam. Theo quy định này là yêu cầu bắt giữ tàu bày tài biển theo quy định của pháp
luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàn hải Việt Nam. Theo quy định tại
điều 3 pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay ngày 16.03.2010 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay là TAND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay mà tàu bay bị yêu cầu bắt giữ
hạ cánh có thẩm quyền quyết đinh bắt giữ tài bay Tại Điều 38 của pháp lệnh này,

Thẩm phán ra ngay quyết định bắt giữ tàu bay khi người yêu cầu đã nộp lệ phí bắt
giữ tài bay và tàu bay đã hạ cánh xuống cảng hàng không, sân bay. Quyết định bắt
giữ tàu bay có hiệu lực thi hành ngay, kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến
nghị. Trong trường hợp chưa thực hiện được việc bắt giữ tàu bay thì quyết định bắt
giữ tàu bay có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành, trừ trường
hợp người yêu cầu bắt giữ tàu bay đề nghị chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết
định này.9
Tương tự như vậy, tại Điều 3 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển ngày
2708.2008 của Ủy ban thường vụ quốc hội, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền
quyết định bắt giữa tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành
án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của tòa án nước ngoài. Tại Điều 50 của pháp
lệnh này, Thẩm pháp ra ngay quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án khi người
yêu cầu xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo
đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển, trừ trường hợp không phải thực hiện
biện pháp bảo đảm tài chính và đã nộp lệ phí bắt giữa tài biển. quyết định bắt giữ
tàu biển để thi hành án có hiệu lực thi hành ngay kể cả trong trường hợp có khiếu
nại, kiến nghị.

9

Nguyễn Thị Hoài Phương, bình luận những điểm mới trong bộ luật tố tụng dân sự 2015,nxb Hồng Đức –
Hội luật gia việt Nam,TPHCM, 2016,tr68.

11


Bài tập học kỳ
Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
Đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành tại việt Nam phán quyết kinh

doanh thương mại của Trong tài nước ngoài; yêu của xét tính hợp pháp của cuộc
đình công và yêu cầu công nhận và cho thi hành tại việt Nam phá quyết lao động
của trọng tài nước ngoài có sự thay đổi về khái niệm so với trước đây. Theo
BLTTDS 2004, thuật ngữ quyết định kinh doanh thương mại của trọng tài nước
ngoài; quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài là thuật ngữ chính thống sử
dụng trong bộ luật. tuy nhiên, theo Điều 3 của Luật trọng tài thương mại năm
2010, thuật ngữ quyết định trọng tài10 và pháp quyết trọng tài11 là hai khái niệm
không đồng nhất, có ý nghĩa khác nhau. Cũng theo luật này, tòa án chỉ có thể hủy
phán quyết của trọng tài chứ không có hủy quyết định của trọng tài. Vì vậy,
BLTTDS 2015 sửa đổi khái niệm từ hủy quyết định trọng tài sang hủy phán quyết
của trọng tài là chính xác.
KẾT LUẬN
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm
quyền của Tòa án theo hướng tất cả những tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn
nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động đều thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án, trừ trường hợp theo quy định của luật thuộc thẩm quyền giải
quyết của cơ quan, tổ chức khác. Quy định này nhằm tạo điều kiện để Tòa án thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tạo cơ chế và điều kiện
thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; đồng thời, để phù hợp với nguyên tắc
“Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để
áp dụng”. Bộ luật này cũng bổ sung, quy định đầy đủ, cụ thể những loại tranh chấp
và việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án bảo đảm phù hợp với luật nội dung đã
quy định, như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Bộ luật Lao động, Luật
Thi hành án dân sự…

10

Khoản 9 Điều 3 luật trọng tài thuong mại: Quyết định trọng tài là quyết định của hội đồng trọng tài trong
quá trình giải quyết tranh chấp.

Phán quyết trọng tài là quyết định của hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm
dứt tố tụng trọng tài
Khoản 12 Điều 3 phán quyết trọng tài nước ngoài là phán quyết cho Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài
lãnh thổ việt nam hoặc ở trong Lãnh thổ việt Nam để giải quyết tranh chấp do cách bên thỏa thuận lựa chọn.
11

12


Bài tập học kỳ

Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam

13


Bài tập học kỳ

Môn: Luật tố tụng dân sự Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

BLTTDS 2011

2.

BLTTDS 2015

3.


Luật cạnh tranh 2004

4.

Luật doanh nghiệp 2014

5.

Luật lao động 2012

6.

Luật tài nguyên nước 2012

7.

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

8.

Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 – Chủ biên: TS Bùi Thị

Huyền, NXB Lao động, Hà Nội, 2016.
9.

Học viện tư pháp, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb. CAND, Hà

Nội, 2007.
10.


Nguyễn Thị Hoài Phương, bình luận những điểm mới trong bộ luật tố

tụng dân sự 2015,nxb Hồng Đức – Hội luật gia việt Nam,TPHCM, 2016
11.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2011.

14



×