Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở LÀNG NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG – GIA LÂM – HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.42 KB, 31 trang )

ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
LÀNG NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG – GIA LÂM – HÀ NỘI..........................................3
CHƯƠNG 2: SỨC ÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ –
XÃ HỘI.............................................................................................................................8
2.1. Sức ép từ việc tăng trưởng kinh tế.............................................................................8
2.2. Gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa.....................................................................9
2.3. Tình hình phát triển giao thông vận tải......................................................................9
2.4. Tình hình phát triển thương mại – du lịch...............................................................10
2.5. Tình hình phát triển của hoạt động sản xuất của làng nghề....................................10
20°58'29.8"N 105°54'43.9"E..........................................................................................11
20°58'51.6"N 105°55'02.5"E..........................................................................................11
20°58'44.7"N 105°54'51.6"E..........................................................................................11
20°58'37.7"N 105°54'41.4"E..........................................................................................12
20°58'22.9"N 105°55'00.2"E..........................................................................................12
20°58'53.5"N 105°55'11.0"E..........................................................................................12
3.3. Hiện trạng môi trường đất........................................................................................16
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ ĐẾN KINH TẾ- XÃ HỘI.................................................18
CHƯƠNG 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG...............................................................................................................25
5.1.1 Những thuận lợi.....................................................................................................25
5.1.2 Những khó khăn ....................................................................................................26

Nhóm 1-ĐH1KM



1


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thực hiện cơ chế thị trường, các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều
địa phương cũng dần được phục hồi và phát triển. Sản phẩm của các làng nghề không
chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cung ứng cho thị trường nước ngoài, thu về
nguồn lợi lớn, cải thiện đời sống của tầng lớp dân cư nông thôn. Làng nghề gốm Bát
tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ hết sức tinh
xảo và có giá trị kinh tế cao. Làng gốm Bát Tràng không những chỉ sản xuất ra những
sản phẩm gốm sứ nổi tiếng toàn quốc mà còn là 1 địa điểm du lịch nổi tiếng cho du
khách các miền gần xa. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà phát triển làng nghề
mang lại là những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Hầu hết các làng nghề
gốm sứ đều sử dụng than củi và than đá nên gây ô nhiễm môi trường như: bụi, hơi
nước, SO2, CO, CO2, NOx…
Để làm rõ hơn ảnh hưởng của việc sản xuất gốm sứ đến môi trường chúng tôi
đã chọn đề tài:” Hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ Bát Tràng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề gốm Bát tràng – Gia Lâm – Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề gốm Bát tràng – Gia
Lâm – Hà Nội
3. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường không khí, đất và nước tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng
4.Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề môi trường tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng
5.Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của làng nghề gốm sứ Bát
Tràng, Hà Nội.
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Hà Nội.
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Hà Nội
- Nghiên cứu các tác động của ô nhiễm môi trường tại làng nghề gốm sứ Bát
Tràng, Hà Nội
- Nghiên cứu các tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng, môi
trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ sinh thái.
- Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ môi trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp đánh giá Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động –
Đáp ứng (DPSIR)
- Căn cứ theo thông tư 08/2010/TT- BTNMT về việc quy định việc xây dựng
báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành,
lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.
Nhóm 1-ĐH1KM

2


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
-

Báo cáo được xây dựng dựa trên mô hình D-P-S-I-R (động lực - áp lực - hiện
trạng - tác động - đáp ứng).
+Động lực là sự phát triển của các hoạt động phát triển và sản xuất, nhu cầu
của thị trường, điều kiện hạ tầng… thải ra nguồn thải (nước thải, khí thải, tiếng
ồn và CTR) gây ra.
+ Áp lực làm biến đổi hiện trạng ô nhiễm môi trường. Nguồn thải được đặc
trưng bằng tổng lượng thải theo từng chất ô nhiễm.

+ Hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh được đánh giá thông qua các
thông số như: Bụi TSP, NO2, CO, SO2, tiếng ồn...
+ Tác động của ô nhiễm môi trường được thể hiện qua từng lĩnh vực cụ thể, đối
tượng tác động là môi trường nước, không khí, đất, hệ sinh thái và cảnh quan,
sức khỏe của con người.
+ Đáp ứng là giải pháp tổng hợp cải thiện chất lượng môi trường như các chính
sách, thể chế có liên quan tài chính để đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi
trường các hành động giảm thiểu, các hoạt động về quản lý, kiểm soát môi
trường.
6.2. Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập thông tin từ các tài liệu, giáo trình đã được học và tham khảo, các
thông tin được đăng tải trên các webside có liên quan đến đánh giá môi trường.
- Thu thập tài liệu về hiện trạng môi trường làng nghề.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
LÀNG NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG – GIA LÂM – HÀ NỘI
1.1.

Tổng quan về làng nghề gốm sứ
1.1.1. Tổng quan về làng nghề Việt Nam
Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có khoảng 1450 làng nghề phân bố ở
58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn sông Hồng có khoảng 800 làng nghề.
Các tỉnh có lượng làng nghề đông bao gồm Hà Tây có khoảng 280 làng, Thái Bình có
187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Thanh Hóa có 127 làng. Dựa vào phương thức sản
xuất, có thể chia ra làm 5 loại làng nghề chính như sau:
Nhóm 1-ĐH1KM

3



ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
-

Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm.
Làng nghề sản xuất nguyên vật liệu xây dựng và gốm sứ
Làng nghề tái chế chất thải
Làng nghề dệt nhuộm
Làng nghề thủ công mỹ nghệ

Mỗi loại hình làng nghề đều có những đặc trưng riêng nhưng chúng đều có
những đặc điểm chung là các làng nghề được hình thành và hoạt động trong khoảng
thời gian khá dài; làng nghề là giải pháp kinh tế nông thôn rất hiệu quả, lao động nghề
tại các làng giải quyết được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời gian nông
nhàn tăng thu nhập cho người dân; quy mô hoạt động của các làng nghề thường nhỏ,
từ hộ gia đình đến các tổ hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ một vài gia đình, một
làng nghề đến một vài xã; phần lớn công nghệ kỹ thuât ở các làng nghề còn thủ công
lạc hậu trừ một số cơ sở mới xây dựng có công nghệ tiên tiến; môi trường đang trong
tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng: môi trường vật lý, môi trường sinh thái cảnh quan bị
suy thoái nặng nề, các nhà xưởng tạm bợ, nguyên vật liệu và các loại chất thải đổ bừa
bãi, nhiều diện tích mặt nước sông, kênh mương, đất canh tác,...đang bị các loại chất
thải lấn dần làm ô nhiễm môi trường sống và sức khỏe của người dân.
1.1.2. Tổng quan về làng nghề gốm sứ Bát Tràng
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng là một làng nghề truyền thống với lịch sử phát
triển lâu đời từ hơn 500 năm. Trải qua bao thử thách, thăng trầm của thời gian, làng
nghề vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Với sản phẩm truyền thống là những đồ
gốm sứ phục vụ cho đời sống sinh hoạt như bát đĩa, ấm chén, lọ hoa,...phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trong vòng 10 năm qua tốc độ tăng
trưởng của làng nghề truyền thống Bát Tràng tăng khá mạnh, trung bình là 8%/năm
tính theo giá trị đầu vào.
Làng nghề Bát Tràng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, là vùng đất chật người

đông. Tổng dân số toàn xã năm 2007 là 7.191 người. Là địa phương có điều kiện tự
nhiên thuận lợi như khí hậu, thủy văn...Có nhiều lợi thế về kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng...Ngoài ra với những nét đặc sắc văn hóa truyền thống, tính nghệ
thuật cao nên làng nghề đang là một trong những điểm du lịch nổi tiếng. Hiện nay làng
nghề có tổng số cơ sở sản xuất là 243 cơ sở sản xuất nhưng các cơ sở sản xuất muốn
tiết kiệm chi phí nên vẫn sử dụng các lò đốt than kiểu truyển thống, cùng với đó là sự
thiếu ý thức của người dân còn đổ nước thải và chất thải từ hoạt động sản xuất trực
tiếp ra môi trường dẫn tới môi trường tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng đang có dấu
hiệu ô nhiễm đáng báo động.
1.2.

Tổng quan về điều kiện tự nhiên
Nhóm 1-ĐH1KM

4


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Vị trí địa lý
Làng nghề gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng ,
là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội trước trực thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, từ
năm 1961 thuộc ngoại thành Hà Nội. Xã nằm ở phần phía đông nam huyện Gia Lâm
và cũng là phần đất cực nam giáp gianh với tỉnh Hưng Yên. Xã cách trung tâm thành
phố Hà Nội 10 km về phía Đông-Nam. Bát Tràng ngày nay dài gần 3km ven sông
Hồng, diện tích đất tự nhiên toàn xã khoản 164,02 ha với 1900 hộ, 7995 nhân khẩu.
Vị trí của Bát Tràng là:
-

Phía đông giáp Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội


-

Phía tây giáp Sông Hồng

-

Phía bắc giáp Đông Dư, Hà Nội

-

Phía nam giáp Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên

-

Phía tây giáp Sông Hồng

1.2.2. Địa hình , đất đai và tình hình sử dụng đất
Làng nghề gốm Bát Tràng, Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng. Là
nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ nhờ sự bồi tụ của sông Hồng. Đất tại xã
Bát Tràng thuộc loại đất phù sa cổ không được bồi hàng năm có glây.
Ngoài ra đất ở đây còn cung cấp một nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất
gốm sứ đó là đất sét cao lanh. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng lớn
thì hiện tại loại đất này tại chính làng đã hết, do vậy để tiếp tục sản xuất thì người dân
Bát Tràng phải mua đất từ các tỉnh lân cận Hà Nội như Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh....
Diện tích đất tại Bát Tràng có hạn cùng với sự phát triển của các hộ và cơ sở
sản xuất gốm sứ nên đã tận dụng đất ở làm cơ sở sản xuất kinh doanh. Sự biến đổi
không gian nơi ở và sinh hoạt dành cho các chức năng, mục đích khác đã làm ảnh
hưởng rất lớn đến đất khu dân cư sinh sống tại đây.
Đất khu dân cư của Bát Tràng là 164,03 ha chiếm 100% diện tích đất tự nhiên.

Do việc đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với dân số ngày càng tăng nên nhu cầu về
đất ở cũng như đất làm mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh làm nghề truyền thống
ngày càng tăng cao dẫn đến diện tích đất ở của các hộ gia đình ngày các chật hẹp, bị
chia nhỏ và mật độ dân số cũng rất cao. Theo số liệu của xã thì mật độ dân số toàn xã
là 4.384 người/km2, mật độ dân số khu vực dân cư sản xuất là 14.628 người/km2.
Nhóm 1-ĐH1KM

5


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Diện tích đất nông thôn tại Bát Tràng là 44,22 ha và bình quan đất nông nghiệp tại Bát
Tràng là 267,19 m2/hộ gia đình.
1.2.3. Khí hậu
Xã Bát Tràng trực thuộc Huyện Gia Lâm nên sẽ mang đặc điểm khí hậu, thời tiết
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng:
- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10,
mùa khô hanh keo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa
khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ,
Thu, Đông.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng
đạt 27,40C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600mm. Mưa tập trung vào mùa nóng
ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất là 1.150 giờ, cao nhất là
1.970 giờ. Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272Kcal/m2/tháng.
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa
Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ
biển vào. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây ra lạnh và
khô. Rét đậm trong tháng 12 và tháng 1 và thường gây ra những thiệt hại cho sản xuất.


1.3. Tổng quan về điều kiện Kinh tế-Xã hội
1.3.1. Dân số
Xã Bát Tràng có khoảng 1900 hộ dân với 7995 nhân khẩu (năm 2012) trong đó có
khoảng 1205 hộ sản xuất các mặt hàng gốm, số còn lại làm nghề buôn bán, dịch vụ,
chỉ có 1% dân số làm nghề nông. Về quy mô lao động thì tỷ lệ lao động nghề truyền
thống chiếm tỷ lệ lớn, theo thống kê của xã tỷ lệ này khoảng 80% lao động trong xã.
Ngoài ra mỗi hộ sản xuất hàng ngày có khoảng 8-10 lao động làm thuê đến từ các xã
lân cận. Cả xã thu hút khoảng 6000-10000 lao động làm thuê. Và thường xuyên có
khoảng trên 1000 lao động tạm trú tại làng. Lao động thường làm việc với thời gian
khoảng 9-10 giờ/ngày, vào lúc cao điểm thì làm việc từ 13-15 giờ/ngày.
1.3.2. Cơ cấu kinh tế của làng nghề

Nhóm 1-ĐH1KM

6


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Từ năm 1990 trở lại đây, nghề gốm Bát Tràng đã thực sự khởi sắc và mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Từ khi chuyển hướng kinh tế lấy hộ gia đình làm nòng cốt trong sản
xuất- kinh doanh. Chấp nhận cạnh tranh, mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ trong
và ngoài nước, do vậy sản xuất của Bát Tràng tăng lên nhanh chóng, thu nhập được
nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Về thu nhập của người lao động làm nghề truyền thống: Bát Tràng có thu nhập
bình quân của một lao động làm nghề rất cao khoảng 1.200.000-1.400.000 đồng/tháng,
cao gấp 3-4 lần lao động sản xuất nông nghiệp trước đây. Nhờ có thu nhập tăng cao,
đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Nhờ đó người dân có thể đóng góp để
xây dựng, cải thiện và tu bổ hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm…
Các khu vui chơi, giải trí được xây dựng, các dịch vụ phục vụ đời sống cũng phát triển

theo. Người dân đã quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của mình hơn. Các công
trình tôn giáo, các nhà thờ họ, những ngôi nhà cổ được tu tạo và gìn giữ. Các hoạt
động văn hóa cũng dần được khôi phục lại như những ngày hội làng, ngày giỗ tổ…
1.3.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của làng nghề
Bát Tràng là một làng nghề nổi tiếng với nhiều sản phẩm gốm đa dạng và phong phú,
là một một sản phẩm không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn xuất sang các thị
trường Châu Âu, Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Châu Á…Xã có hơn 1.100 lò gốm, mỗi
năm sản xuất 100-120 tỷ đồng hàng hóa, đã xuất hiện hàng trăm chủ trẻ, hàng chục
công ty TNHH, doanh thu hàng chục tỷ. Hiện nay kinh tế tại đây rất phát triển toàn xã
đã có trên 100 gia đình sắm vi tính, nối mạng internet, mở trang thông tin giới thiệu
sản phẩm, giao dịch buôn bán với bên ngoài. Thu nhập bình quân đầu người là 1,5
triệu đồng/tháng. Phát triển nghề gốm sứ không chỉ có Bát Tràng giàu có mà còn tạo
làm cho các địa phương khác: thu hút khoảng 4000-5000 lao động với thu nhập từ
400.000 đến 500.000 đồng/tháng.
Năm 2009 kết quả giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu của xã ước tính tăng so
với năm 2008, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thủ công nghiệp, thương
mại-dịch vụ gắn với du lịch. Các hợp tác xã duy trì sản xuất kinh doanh, dịch vụ gắn
với du lịch. Các hợp tác xã duy trì sản xuất kinh doanh, dịch vụ cải thiện đời sống, thu
nhập cho xã viên.
Theo điều tra, khảo sát thì tốc độ phát triển kinh tế của xã Bát Tràng khá nhanh đạt
trung bình trên 14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thủ công
nghiệp chiếm 70%; dịch vụ thương mại chiếm 27% ; nông nghiệp chiếm 3%, bình
quân thu nhập đầu người đạt 8,5-9,6 triệu đồng/năm.

Nhóm 1-ĐH1KM

7


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG


CHƯƠNG 2: SỨC ÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ – XÃ HỘI
2.1. Sức ép từ việc tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế:
• Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: thủ công nghiệp, dịch vụthương mại, nông nghiệp.
• Những năm gần đây, xuất khẩu của làng gốm Bát Tràng đạt khoảng 20 triệu
USD/ năm.
• Hiện nay làng gốm Bát Tràng có hơn 200 công ty, xí nghiệp sản xuất, kinh
doanh dịch vụ gốm.
• Làm gốm là hoạt động chủ yếu của làng.
• Làng còn có mỏ đất trắng, đất sét Trúc Thôn là điều kiện thuận lợi cho việc
cung cấp nguyên liệu để sản xuất gốm sứ.
Sức ép lớn đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực
phẩm và sản xuất công nghiệp
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường
tự nhiên trong khu vực làng nghề
Sự chênh lệch về tốc độ gia tăng dân số dẫn đến sự di dân
Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa làm cho môi trường trong khu vực
làng nghề bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh
không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí,
nước, đất tăng lên, các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hôi trong khu vực ngày càng
khó khăn.
Gia tăng dân số gây sức ép nặng nề tới môi trường, số dân thì tăng lên gấp bội
trong khi diện tích đất sử dụng thì không đổi dẫn đến các khu vực cây xanh bị tàn phá,
các hệ động thực vật bị suy thoái.
- Tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường:
Sự tăng trưởng kinh tế của làng cho đến nay vẫn còn dựa nhiều vào tài nguyên
thiên nhiên và gắn liền với đó là sức ép ngày càng tăng đối với môi trường từ hoạt

động khai thác, nhất là khi nguồn nguyên liệu cung cấp cho làm gốm đang dần cạn, và
Nhóm 1-ĐH1KM

8


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
người dân bắt đầu tìm và khai thác nguồn mới ở nơi khác nữa. Một trong những hoạt
động khai thác gây nhiều sức ép đối với môi trường là phát triển thủ công nghiệp và
phát triển du lịch. Sự phát triển các ngành công nghiệp này đã thải ra một lượng chất
thải khổng lồ, rất ít trong số đó được xử lý ô nhiễm. Bên cạnh đó, nhiều tồn tại, bức
xúc về môi trường làng nghề, sự tăng trưởng phát triển kinh tế cùng với đó là sự thiếu
đồng bộ trong quản lý làm vấn đề môi trường ở Bát Tràng ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn.
2.2. Gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa
- Tác động của dân số đối với môi trường:
• Tạo sức ép tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá mức
các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực
phẩm, sản xuất công nghiệp... tăng diện tích đất bạc màu, cạn kiệt tài nguyên
khoáng sản.
• Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự
nhiên, làm ô nhiễm môi trường nước (giảm nguồn nước sạch), ô nhiễm môi
trường không khí do rác thải, khí thải, khói bụi, tiếng ồn...
• Sự gia tăng dân số làm cho môi trường làng nghề có nguy cơ bị suy thoái nghiêm
trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự
phát triển dân cư. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày
càng khó khăn.
2.3. Tình hình phát triển giao thông vận tải
Với nhu cầu về phương tiện cá nhân ngày càng cao của con người thì sự phát
thải ra môi trường các chất thải từ hoạt động của phương tiện giao thông đã gây ra

những vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Do hoạt động giao thông của người dân, khách du lịch đặc biệt là các xe tải lớn
chuyên chở nguyên vật liệu vào làng gốm.
- Tác động của sự phát triển giao thông vận tải tới môi trường:
Sự phát triển của giao thông vận tải cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
Dân số ngày càng đông, đồng nghĩa với số lượng phương tiện giao thông vận
tải lưu hành trên địa bàn cũng ngày càng gia tăng. Cộng thêm sự tham gia với mật độ
cao của các xe vận tải nguyên vật liệu, hàng hóa, hành khách tạo ra lượng Bụi và các
khí thải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và có thể đến môi trường
đất, nước (do quá trình vận chuyển nguyện vật liệu có thể bị rò rỉ hay rơi vãi )

Nhóm 1-ĐH1KM

9


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
2.4. Tình hình phát triển thương mại – du lịch
Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với nghề gốm sứ truyền thống mà còn nổi tiếng
bởi những khu di tích cổ kính mang đầy chất dân tộc.
- Các loại hình được sử dụng:
• Tham quan đình, chùa, đền và văn chỉ của làng gốm Bát Tràng.
• Tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm.
• Tham quan mua sắm tại chợ gốm.
- Khách du lịch đến làng gốm Bát Tràng:
Trong số khách quốc tế đến Hà Nội thì lượng khách đến với Bát Tràng chiếm khoảng
6 -7%. Mỗi năm làng gốm Bát Tràng đón khoảng 6000 - 7000 khách quốc tế đến đây
để chiêm ngưỡng các sản phẩm và thực hiện giao dịch thương mại với các nhà sản
xuất và người bán lẻ. Ngoài ra thì còn hàng vạn khách du lịch nội địa đến đây tham
quan mua sắm, nghiên cứu, tìm hiểu.

- Tác động của phát triển thương mại - du lịch tới môi trường:
Sự tăng lên nhanh chóng các hoạt động phát triển thương mại - du lịch và du khách đã
và đang tạo ra nguồn chất thải không nhỏ gây ô nhiễm môi trường:
• Rác thải phát sinh từ các hoạt động thương mại du lịch không được thu gom trở
thành nguồn gây ô nhiễm.
• Lượng khách du lịch tăng kéo theo đó là các hoạt động vận chuyển lữ hành tạo ra
nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí.
Bên cạnh việc xây dựng kè bờ sông Hồng phía Tây làng nghề Bát Tràng để hạn
chế xói mòn đất đã giúp Bát Tràng trở thành làng nghề du lịch hấp dẫn, nổi tiếng trong
và ngoài nước, từ đó đã chứng tỏ trên bình diện kinh tế và xã hội làng nghề có ý nghĩa
quan trọng trong đời sống vậy chất và tinh thần của người Việt Nam.
2.5. Tình hình phát triển của hoạt động sản xuất của làng nghề
Làng nghề Bát Tràng nơi các nghệ nhân có “Bàn tay vàng” những người thợ
giàu kinh nghiệm trong làng nghề, phường nghề, tộc nghề, hộ nghề vẫn không ngừng
sáng tạo, chế tác ra những sản phẩm tinh xảo, giúp cho các sản phẩm gốm sứ Bát
Tràng được ưa chuộng và sử dụng rộng dãi hơn.
Hiện tại làng cổ Bát Tràng có diện tích 5,6 ha và có 20 lò gốm mang tính chất
dòng họ (cả làng hiện có 26 dòng họ)

Nhóm 1-ĐH1KM

10


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ GỐM BÁT
TRÀNG
3.1. Hiện trạng môi trường không khí
3.1.1. Ô nhiễm không khí

- Do ở làng nghề gốm Bát Tràng người dân vẫn sử dụng lò nung than theo kiểu
truyền thông và sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu nên trong quá trình sản xuất đã thải
bỏ ra ngoài môi trường khoảng 130 tấn bụi/năm, và thải ra khoảng 6.800 tấn tro
xỉ/năm. Việc sử dụng than để đốt còn phát thải ra các khí thải là CO2, CO, SO2, NO2,
HF,…trong đó khí CO, bụi từ lò nung than gây ô nhiễm môi trường không khí nếu
không xử lý.
- Ngoài ra, do Bát Tràng là một địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách nên
lượng phương tiện qua lại tại làng nghề Bát Tràng cũng nhiều nên khí thải phát thải từ
các phương tiện giao thông là SO2, CO, CO2, NOx,… cũng góp phần đáng kể vào ô
nhiễm môi trường không khí tại làng nghề gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó việc sử dụng
hóa chất trong công đoạn sản xuất làm gia tăng ô nhiễm môi trường không khí tại làng
nghề gốm Bát Tràng. Chất lượng không khí được thể hiện trong bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Chất lượng môi trường không khí xung quanh
STT Điểm
đo
1

Điểm
1

2

Điểm
2

3

Điểm
3


Vị trí

Chợ
gốm
Bát
Tràng
Cơ sở
sản
xuất
gốm sứ
Hương
Xuân
Xưởng
sản
xuất

Nhóm 1-ĐH1KM

Kết quả (đơn vị ug/m3)

Tọa độ
Bụi
ug/m3

CO
ug/m3

20°58'29.8"N
105°54'43.
9"E


850

35.000 650

350

Tiếng
ồn
(dBA)
90

20°58'51.6"N
105°55'02.
5"E

950

38.000 690

380

92

20°58'44.7"N
105°54'51.
6"E

980


39.000 680

390

94

SO2
NO2
3
ug/m ug/m3

11


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
gốm sứ
Hưng
Hưng
4
Điểm Gốm sứ 20°58'37.7"N
4
Cường
105°54'41.
Huệ
4"E
5
Điểm Công ty 20°58'22.9"N
5
gốm sứ
105°55'00.

Quang
2"E
Vinh
6
Điểm Đê Bát 20°58'53.5"N
6
Tràng
105°55'11.
0"E
QCVN 05:2013

980

39.000 685

395

93

1000

40.000 750

400

102

620

30.250 420


250

85

300

30.000 350

200

-

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ hàm lượng bụi ở các vị trí quan trắc tại làng nghề
Bát Tràng
 Ghi chú:
- QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí.
Vậy từ số liệu khảo sát của Trung tâm quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi
Trường năm 2012 thì nồng độ bui luôn vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5-3,5 lần
giới hạn cho phép. Tại các xưởng làm gốm thì nồng độ bụi rất lớn do sử dụng nhiều
than đá và gỗ. Càng đi sâu vào trong cách xa các xưởng làm gốm xử thì nồng độ bụi
trong không khí có giảm nhưng vẫn vượt giới hạn cho phép. Môi trường không khí tại
làng nghề gốm Bát Tràng đang bị ô nhiễm bụi rất lớn.

Nhóm 1-ĐH1KM

12



ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Nồng độ các khí thải khi khảo sát cũng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ
1,5-2 lần giới hạn cho phép. Và hàm lượng các khí thải tại các xưởng sản xuất gốm
đều có giá trị lớn nhất và càng sâu cách xa các xưởng làm gốm thì hàm lượng khí thải
đều giảm nhưng vẫn vượt quá giới hạn cho phép.
3.1.2. Tiếng ồn
- Bên cạnh việc gây ô nhiễm không khí thì quá trình sản xuất gốm sứ ở Bát
Tràng còn gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Hàng ngày, có hàng trăm lượt xe công nông, xe tải
chở nguyên vật liệu và thành phẩm ra vào gây ra tiếng ồn ảnh hưởng tới hoạt động
sống của người dân. Các hoạt động sản xuất gây ra tiếng ồn ít. Kết quả đo tiếng ồn tại
khu vực từ 90-100 dBA. Và nơi có tiếng ồn nhiều nhất là các tuyến đường gần các
xưởng gốm sứ với phương tiện qua lại nhiều, các tuyến đường ít phương tiện qua lại
như đê Bát Tràng thì ô nhiễm tiếng ồn ít hơn.

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ giá trị tiếng ồn ở các vị trí tại làng nghề Bát Tràng
3.2. Hiện trạng môi trường nước.
3.2.1. Nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu là các ao, hồ và đầm. Hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như sinh hoạt của nhân dân đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước mặt
tại Bát Tràng. Các ao trong làng đều là ao tù, là nơi chứa nước thải từ hoạt động chăn
nuôi gia súc, gia cầm, sinh hoạt của nhân dân và sản xuất gốm trong công đoạn ngâm
đất để tách tạp chất, và hoạt động nhào trộn than để chuẩn bị cho quá trình nung gốm.
Cá biệt một số ao tù còn bốc mùi hôi thối do sự phân hủy yếm khí của các chất hữu cơ.
Vào những ngày mưa phía dưới đường làng mặc dù đã được đổ bê tông nhưng vẫn có
Nhóm 1-ĐH1KM

13


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

những vũng nước đen ngòm bốc lên một thứ mùi khó chịu. Kết quả phân tích nước ao
tại Bát Tràng cho thấy đều không đạt tiêu chuẩn loại B1 theo QCVN
08:2008/BTNMT, không đủ tiêu chuẩn để cấp nước cho sinh hoạt cũng như nuôi trồng
thủy sản.
Kết quả phân tích cho thấy tại các ao có nhiều bèo thì nồng độ các chất dinh
dưỡng giảm. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt được thể hiện bảng 3.2
Bảng 3.2. Chất lượng nước mặt tại khu vực làng gốm Bát Tràng
Chỉ tiêu

Đơn vị

M1

M2

M3

M4

M5

Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l

QCVN
08:2008
5,5-9
>4

30
15
1,5

pH
DO
COD
BOD
Sắt (Fe)
NH4+
( tính theo
tổng N)
Coliform

8,3
1,6
41
20,6
2,4

6,5
1,2
48
23,4
4

6,3
2,6
40,2
19,2

1,4

7,5
1,4
43
22,3
2,1

8,3
3,8
32
17
1,6

Mg/l

0,5

16,3

8

15,3

14,5

6

5861


5433

6464

5223

5765

MPN/100ml 7500

Biểu đồ 3.3: Hàm lượng các chất ô nhiễm trong môi trường nước mặt tại
làng nghề Bát Tràng
 Ghi chú
- M1: Hồ Bát Tràng (Tọa độ: 20°58'39.0"N 105°55'08.9"E)
- M2: Hồ câu Thiên Đường ( Tọa độ: 20°58'53.8"N 105°55'08.2"E
- M3:Ao nhà ông Nguyễn Văn Tạo, xã Bát Tràng ( Tọa độ: 20°58'35.6"N
105°54'53.5"E)
Nhóm 1-ĐH1KM

14


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
-

M4: Ao nhà bà Dương Thị Hồng, xã Bát Tràng (20°58'50.4"N

-

105°54'51.0"E

M5:Bến Đình Bát Tràng, ven sông Hồng (20°58'36.2"N 105°54'34.0"E
QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt

Từ kết quả phân tích của trung tâm quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi
Trường năm 2012 thấy môi trường nước mặt bị ô nhiễm chất hữu cơ. Các kết quả phân
tích cho thấy nước trong ao có hàm lượng chất hữu cơ COD cao gấp 1,34-1,6 lần;
BOD cao gấp 1,28-1,56 lần quy chuẩn loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT. Qua
khảo sát các nguồn thải vào ao hồ, chúng tôi thấy nguyên nhân chính của tình trạng
này là chất thải do hoạt động sản xuất của các hộ làm nghề, công thêm chất thải sinh
hoạt của người dân trong làng
Ngoài ra cũng ô nhiễm chất dinh dưỡng, sự xuất hiện với nồng độ cao của nito
và photpho làm cho nước bị phú dưỡng, các loại tảo phát triển mạnh gây nên hiện
tượng nước nở hoa. Ô nhiễm các chất dinh dưỡng trong các ao hồ là do chất thải sinh
hoạt và chăn nuôi của người dân.
Không chỉ gây ô nhiễm cho các ao, hồ của xã thì hoạt động sản xuất gốm sứ
Bát Tràng còn gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt sông Hồng nhất là những vừng
nước ven bờ. Các thông số khi phân tích mẫu nước sông Hồng ven bờ cũng cho thấy
tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Hồng ngày càng gia tăng do việc xả thải từ các cơ
sở sản xuất cũng như nước thải sinh hoạt không được xử lý.
3.2.2. Nước ngầm
Nguồn nước sinh hoạt chính trong làng chủ yếu là nước ngầm. Theo phản ánh
của một số người dân thì nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn hơn trước do thẩm lậu từ
nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm trong làm. Nước ngầm có nồng độ amoni cao hơn tiêu
chuẩn nước cấp sinh hoạt 10,30 lần; sau khi lọc qua lớp cát sỏi nồng độ amoni của
mẫu vẫn cao hơn tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt 5 lần. Ngoài ra nước ngầm còn có dầu
hiệu bị ô nhiễm kim lọai nặng, có mùi tanh, hàm lượng sắt trong nước chưa lọc cao
gấp 3 lần quy chuẩn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT. Kết quả phân tích chất
lượng nước ngầm được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước ngầm tại làng nghề Bát Tràng

STT Thông số

Đơn
vị

QCVN
09:2008

1

-

5,5-8

Nước ngầm chưa lọc
M1 M2
Trung
bình
7,17 6,25 6,71

Mg/l

0,1

10,8 12,5

11,65

Mg/l


1,0

0,21 0,15

0,18

2
3

pH
NH3
N)
NO2-

(theo

Nhóm 1-ĐH1KM

Nước ngầm đã lọc
M3
M4 Trung
bình
6,54
4,28 5,41
10,6
8,75
9,69
2
0,11
0,05 0,08

15


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
4
5
6
7
8
9

SO42Mg/l
Cl
Mg/l
Sắt (Fe)
Mg/l
Mn
Mg/l
Cứng
Mg/l
Chất
rắn
Mg/l
tổng

400
250
5
0,5
500


460
685
15,2
2,65
815

430
750
17,8
4,58
727

445
717,5
17,8
4,58
7127

342
685
12,2
1,25
655

238
650
13,5
2,98
545


290
667,5
12,85
2,12
600

1500

774

662

662

412

485

448,5

 Ghi chú:
- Độ sâu nước ngầm: 20-50m
- M1: Nước giếng tại nhà bà

Trần Thị Nhàn (20°58'33.4"N

-

105°55'00.9"E)

M2: Nước giếng tại nhà ông Nguyễn Quang Dũng (20°58'39.2"N

-

105°54'41.4"E)
M3: Nước giếng tại nhà bà Nguyễn Thị Lan (20°58'50.2"N

-

105°54'55.8"E)
M4: Nước giếng tại nhà ông Nguyễn Quang Cảnh (20°58'59.8"N

-

105°54'52.7"E)
QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm

Từ kết quả phân tích của trung tâm quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi
Trường năm 2012 thì các điểm quan trắc là các giếng dùng cho sinh hoạt của các hộ
gia đình đang bị ô nhiễm, với hàm lượng NH3, SO42-, Cl- và hàm lượng một số kim
loại nặng trong nước đều vượt quá giới hạn cho phép.
3.3. Hiện trạng môi trường đất
Quá trình sản xuất sản phẩm gốm sứ trên đã tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái
và môi trường đất có ảnh hưởng đến các tính chất chất vậy lý và hóa học của đất.
Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất, phá hủy cấu trúc đất và
các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc năng, các hoạt động
xây dựng các thiết bị, máy móc nặng, các hoạt động xây dựng, sản xuất, khai thác,…
Các loại hóa chất, khí thải của quá trình đươc thải trực tiếp hoặc theo các nguồn
nước thải không được xử lý ngấm sâu vào các tầng đất gây tích tụ các kim loại nặng,

các độc chất ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật trong đất phân giải chất hữu cơ làm cho đất
chai cứng, mất dinh dưỡng làm mất tính năng xuất đồng thời làm tăng khả năng hấp
thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng.

Nhóm 1-ĐH1KM

16


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Theo kết quả quan trắc một số mẫu đất tại làng nghề Bát Tràng thì môi trường
đất của làng nghề có dấu hiệu ô nhiễm.
Bảng 3.4. Phân tích mẫu đất tại khu vực làng gốm Bát Tràng
STT Thông số

Đơn vị

M1

M2

M3

1

pH

-

5,2


4,05

6,2

2
3

Chất hữu cơ tổng số
Nito tổng số (tính theo N)
Photpho tổng số (tính theo
P2O5)
As trong đất

%
%

3
0,1

3,87
0,12

3,5
0,21

%

0,07


0,08

0,1

Mg/kg

4,12

3,16

5,84

4
5

Ghi chú:
M1: mẫu đất tại vị trí 1 ( tọa độ: 20°58'56.7"N 105°54'53.6"E)
M2: mẫu đất tại vị trí 2 ( tọa độ: 20°58'35.1"N 105°54'59.4"E)
M3: mẫu đất tại vị trí 3 (tọa độ: 20°58'39.9"N 105°54'41.1"E)
Từ kết quả phân tích của trung tâm quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi
Trường năm 2012 thì môi trường đất tại làng nghề Bát Tràng đang có dấu hiệu ô
nhiễm với hàm lượng As trong đất lớn và hàm lượng Nito với Photpho trong đất cũng
lớn.

Nhóm 1-ĐH1KM

17


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ ĐẾN KINH TẾ- XÃ HỘI
4.1 Tác động đối với sức khỏe con người
Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất vượt quá khả năng chịu tải của
môi trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và tác động trực tiếp tới sức
khỏe của người dân.
4.1.1. Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe con người
Ô nhiễm môi trường không khí có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con
người, đặc biệt là đối với đường hô hấp. Ở các giai đoạn sản xuất gốm sứ thì tại các cơ
sở sản xuất có hàm lượng bụi và khí thải lớn hơn tiêu chuẩn môi trường rất nhiều lần,
trong khi đó người lao động thường không sử dụng khẩu trang khi làm việc, luôn ở
điều kiện nhiệt độ lớn hơn nhiều so với nhiệt độ bên ngoài gây ra các bệnh nghề
nghiệp về đường hô hấp như viêm phế quản hay các bệnh về mắt…Ô nhiễm môi
trường không khí làm cho con người dễ bị mất nước, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh và
các bệnh về hô hấp.
Theo số liệu điều tra khảo sát của trạm y tế xã Bát Tràng năm 2012 thì tại làng
nghề Bát Tràng có hơn 70% dân số Bát Tràng mắc các bệnh về hô hấp, hơn 80% bị
đau mắt hột. Theo điều tra của trung tâm y tế phường Gia Lâm năm 2012, cứ 100.000
người dân thì có 126,6 người bị ung thư, trong đó có 40 người chết do ung thư phổi,
hoặc 223 người dân thì có 76 người mắc bệnh đường hô hấp, 23 người bị lao.
Theo thống kê của cơ sở y tế huyện Gia Lâm thì những người dân sống ở xã
Bát Tràng có tỷ lệ người bị mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn các xã khác, cũng
là xã có tỷ ệ người dân bị mắc bệnh ung thư cao nhất trong tất cả các xã trực thuộc
phường Gia Lâm-Hà Nội.

Nhóm 1-ĐH1KM

18



ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh giữa xã Bát Tràng và một số xã thuộc
huyện Gia Lâm
4.1.2. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước tới sức khỏe con người
Ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người có thể thông qua hai con
đường: một à qua đường ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay do các loại thực vật,
thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi
trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động.
Theo như số liệu khảo sát của trạm y tế xã Bát Tràng do ô nhiễm môi trường
nước mặt lẫn nước sinh hoạt của Bát Tràng ngày càng tăng lên thì số ca mắc các
bệnh truyền nhiễm năm 2012 tăng lên 8% (khoảng 250 người) so với năm 2011,
và số ca mắc các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy cấp, bệnh tả cũng
tăng lên. Ngoài ra, người dân còn mắc các bệnh khác về như viêm gan A, viêm
não, ung thư…cũng tăng lên. Bên cạnh các bệnh về truyền nhiễm, thì ô nhiễm
nước còn dẫn tới các bệnh về da do ô nhiễm nước, theo thống kê của trung tâm y
tế phường Gia Lâm thì xã Bát Tràng có tỷ lệ người dân mắc các bệnh về da cao
nhất so với các xã khác không làm nghề truyền thống.
Bảng : Số ca mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước năm
2011-2012

STT

Tên bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn xã
(7995 người)
2011

Nhóm 1-ĐH1KM


2012
19


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
1

Tả

1,12

2,02

2

Các bệnh về tiêu chảy

112,46

214,23

3

Bệnh về da

96,98

126,73


4

Viêm gan A

8,75

9,25

5

Lỵ trực tràng

34,21

46,52

4.1.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường đất tới sức khỏe con người
Ô nhiễm môi trường đất đã gây ra những tác động trực tiếp cũng như gián tiếp
đến sức khỏe con người. Sự tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm
tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng vật nuôi và gián tiếp gây
ảnh hưởng tới sức khỏe con người.s

Kết luận: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng tác động
không nhỏ tới đời sống cũng như sức khỏe của người dân gây lên bệnh tật nhất là
người già và trẻ nhỏ, ngoài ra còn làm gia tăng các việc mắc các bệnh hiểm nghèo và
làm suy giảm chất lượng sống của người dân khu làng nghề.
4.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế-xã hội
Ô nhiễm môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, ngắn hạn hoặc dài hạn
đối với nền kinh tế. Sự ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại về kinh tế- xã hội.
4.2.1. Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật

Khi sản xuất của làng nghề vẫn còn quy mô nhỏ thì ảnh hưởng của môi trường
làng nghề tới kinh tê-xã hội còn ít nhưng với xu hướng phát triển làng nghề như hiện
nay thì ảnh hưởng tới kinh tế xã hội là rất lớn. Hiện nay, song song với thu nhập của
người dân trong làng nghề đang được cải thiện thì người dân đang phải gánh chịu
những hậu quả của phát triển làng nghề mạnh đấy là: môi trường xung quanh ngày
càng ô nhiễm, bệnh tật ngày càng nhiều kéo theo tiền chữa bệnh cũng tăng theo, tổn
thất mất ngày lao động do nghỉ ốm, tổn thất do người nhà chăm sóc người ốm,…
Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các khoản chi
phí: chi phí về khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm,
…Theo kết quả điều tra tại xã Bát Tràng, ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi
trường không khí tác động đến sức khỏe người dân trung bình trên đầu người là
215.000 đồng (Theo kết quả điều tra năm 2012 của Chi cục bảo vệ môi trường), tổng
Nhóm 1-ĐH1KM

20


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
chi phí khám chữa bệnh về đường hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ việc vì ốm đau đối
với người lớn và chi phí nghỉ việc để chăm sóc trẻ em
cũng như người lớn bị mắc bệnh đường hô hấp đối với dân cư làng nghề là
khoảng 590.000 đồng/người/ngày.
Ô nhiễm môi trường nước gây ra các bệnh vể lỵ, tả và da là chủ yếu. Chi phí
khám chữa bệnh cho các bệnh này vô cùng nhiều. Theo báo cáo của Chi cục BVMT
năm 2012, thì chi phí khám chữa bệnh có liên quan đến ô nhiễm nước khoảng 240.000
đồng/người/ngày.
Ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường đất có chứa nhiều KLN sẽ
tích tụ dần trong cơ thể con người gây nên các bệnh hiểm nghèo cũng như gia tăng các
bệnh về da cho nhân dân sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm đó làm tăng chi phí
khám chữa bệnh cho người dân và sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tưới tiêu cho hoa

màu, cây trồng và trồng các cây hoa màu trên vùng đất bị ô nhiễm sẽ làm tích tụ các
chất độc hại trong các cây trong đó sau đó qua đường ăn uống sẽ ảnh hưởng tới sức
khỏe con người gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo cho người dân ở làng nghề.
Theo như kết quả phiếu điều tra thì các ca khám chữa bệnh của mỗi người đều
tăng lên, kèm theo đều có các dấu hiệu về bệnh tật và chi phí dành cho khám chữa
bệnh của mỗi người dân đều tăng lên.
4.2.2. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến nông nghiệp và chăn nuôi
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sự phát triển của nông nghiệp và chăn nuôi.
Việc ô nhiễm môi trường gây ra nhiều bệnh cho các loại cây trồng và các động vật
chăn nuôi, làm cho năng suất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp và chăn
nuôi giảm gây ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực cho khu vực làng nghề cũng
như ảnh hưởng sâu xa đến an ninh lương thực của cả nước, từ đó gây thiệt hại kinh tế
cho người dân tại làng nghề.
Ô nhiễm môi trường nước mặt nhất là các ao hồ làm cho việc nuôi thủy sản
không đạt hiệu quả và chất lượng, dễ gây chết các động vật thủy sản nuôi trồng trong
môi trường nước bị ô nhiễm thiệt hại tới kinh tế của người dân làng nghề Bát Tràng.
Theo như phiếu điều tra, thì sản lượng nuôi trồng ở các ao, hồ trong xã đã giảm
sút nhiều do vấn đề ô nhiễm nước mặt. Các ao, hồ trong làng nuôi trồng thủy sản
thường có hiện tượng cá chết, mùi hôi tanh, thủy sản có trọng lượng kém và chất
lượng không tốt.

Nhóm 1-ĐH1KM

21


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Ngoài ra nguồn nước mặt ở sông, hồ, ao, mương là nguồn tưới tiêu chính trong
hoạt động nông nghiệp. Khi chất lượng nước của hệ thống này bị ô nhiễm dẫn tới
những thiệt hại không nhỏ tới hoạt động nông nghiệp, giảm năng suất cây trồng

Ô nhiễm môi trường không khí của làng nghề thải ra bụi, các khí độc hại như
CO, SO2, NO2,… cũng gây thiệt hại tới năng suất cũng như chất lượng cây trồng.
Ô nhiễm môi trường đất sẽ làm đất bạc màu, các chất dinh dưỡng ít, các sinh
vật có ích trong đất suy giảm sẽ dẫn tới sản lượng cũng như chất lượng các loại cây
trồng giảm, dễ gây bệnh cho các cây trồng từ đó làm người dân sử dụng nhiều thuốc
bảo vệ thực vật và phân bón làm tăng chi phí đầu tư và làm giảm lợi nhuận thu được
của người dân.
Theo như phiếu điều thì môi trường nước mặt có mùi hôi tanh, đục kèm theo
đất trồng bạc màu, ít chất dinh dưỡng hơn trước và dẫn tới sản lượng chung của các hộ
dẫn trồng trọt giảm đi 50% so với trước và các cây trồng còi cọc, chất lượng nông sản
kém chất lượng dẫn tới giá nông giảm cũng giảm đi mất 60% so với trước.
Theo như phiếu điều tra thì các ao, hồ trong xã nuôi thủy sản thường có hiện
tượng thủy sản bị chết và sản lượng sau khi thu hoạch giảm đi 50% . Một số ao trong
xã là ao tù không có khả năng nuôi trồng thủy sản, giảm kinh tế cho người dân của
làng nghề.

4.2.3. Thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường
Nước thải từ các cơ sở sản xuất gốm sứ cũng nhủ nước thải sinh hoạt của người
dân không qua xử lý mà đổ trực tiếp ra ao hồ, sông gây mất mỹ quan môi trường, gây
ra các mùi hôi thối, tanh tại các ao hồ ô nhiễm. Ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường
nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt nên lại thêm chi phí đầu tư, lắp đặt các hệ thống xử
lý nước để dùng cho sinh hoạt.
Môi trường không khí luôn bị ô nhiễm do bụi và các khí thải mà việc khắc phục
để cải thiện ô nhiễm không khí là rất lớn và khó hồi phục được như hiện trạng ban đầu.
Kèm theo để giảm thiểu ô nhiễm không khí thì phải đầu tư sử dụng hệ thống nung hiện
đại bằng khí gas thay cho nung bằng than, xây dựng hệ thống sản xuất gốm sứ ít thải
các khí thải vào môi trường rất tốn kém.

Nhóm 1-ĐH1KM


22


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Môi trường đất là môi trường khó cải thiện nhất. Nếu môi trường đến bị ô
nhiễm thì việc đầu tư cải thiện là vô cùng tốn kém cũng như hiệu quả cải thiện so với
trước không lớn.
Theo phiếu điều tra, nguồn nước sinh hoạt trong các hộ dân trong làng nghề
đang dần ô nhiễm, đục và có hơi có mùi và khoảng 70% các hộ gia đình phải mua bộ
xử lý nước làm thêm chi phí lắp đặt hệ thống xử lý nước, mỗi hộ sẽ mất khoảng từ 3-5
triệu cho một bộ xử lý nước sinh hoạt.
4.2.4. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng tới phát triển du lịch
Làng gốm Bát Tràng không chỉ biết đến là một làng nghề truyền thống mà còn
là một địa điểm du lịch thu hút một lượng du khách đến du lịch. Nếu môi trường
không khí bị ô nhiễm do bụi gây mất mỹ quan, ô nhiễm không khí gây ngột ngạt,
không gian không còn thoáng đãng, trong lành và môi trường nước bị ô nhiễm dễ gây
mất mỹ quan và gây ra các mùi hôi thối do phân hủy các chất hữu cơ sẽ dẫn tới tâm lý
e dè đối với khách du lịch tới đây và lượng khách du lịch giảm, làm giảm nguồn lợi ích
kinhh tế thu được từ hoạt động du lịch cho người dân địa phương.
Theo phiếu điều tra thì lượng khách du lịch đến làng nghề giảm sút khoảng
13% so với trước dẫn tới giảm nguồn thu từ hoạt động du lịch khoảng 12% so với
trước.
 Kết luận: Ô nhiễm môi trường ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng gây ảnh
hưởng lớn đến kinh tế-xã hội của địa phương, chi phí cho việc xử lý ô nhiễm ngày một
tăng cao, cùng với đó là một loạt các chi phí trong việc khám chữa bệnh, bảo hiểm xã
hội cũng tăng theo. Nếu không có các biện pháp xử lý kip thời thì ô nhiễm môi trường
sẽ để lại những hậu quả khôn lường.
4.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái
Ô nhiễm môi trường đất bị ô nhiễm thì các loại sinh vật trong đất sẽ bị ành
hưởng về số lượng các cá thể như giun,..kéo theo sự sinh trưởng, phát triển của các

thực vật sẽ kém làm cho độ phì nhiêu của đất giảm đáng kể. Từ đó làm ảnh hưởng đến
sự phát triển của hệ thực vật, suy thoái đa dạng sinh học.
Ô nhiễm môi trường nước làm giảm chất lượng sống của sinh vật sống trong
nước, cũng như làm giảm lượng oxy trong nước, tăng các khí độc, tăng độ đục của
nước từ đó gây suy thoái thủy vực. Ngoài ra, những thực vật sống trong nước sẽ giảm
do hàm lượng oxy thấp từ đó làm giảm lượng thức ăn của các động vật sống trong
nước. Môi trường nước chứa nhiều nito và photpho sẽ gây ra tình trạng phú dưỡng bất
lợi cho các sinh vật sống trong nước. Ô nhiễm môi trường nước nhất là bị ô nhiễm các
Nhóm 1-ĐH1KM

23


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
kim loại nặng sẽ làm các thực vật sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tưới tiêu sẽ kém
phát triển hơn.
Ô nhiễm môi trường không khí sẽ gây hiện tượng khói lẫn sương làm giảm ánh
sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Ô nhiễm không
khí có chưa nhiều khí độc, làm giảm môi trường sống của sinh vật gây suy giảm nguồn
sinh vật.
 Kết luận: ô nhiễm môi trường sẽ làm giảm chất lượng không gian sống
của các sinh vật, làm cho số lượng cũng như loài các sinh vật giảm từ đó gây lên việc
suy thoái đa dạng sinh học tại làng nghề Bát Tràng

Nhóm 1-ĐH1KM

24


ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật BVMT
Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLMT tại làng nghề Gốm sứ Bát
tràng.
5.1.1 Những thuận lợi.
Xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội, có một vị trí thuận lợi trong việc
phát triển kinh tế xã hội , Là một huyện ven Đô , nằm trong trung tâm kinh tế của Thủ
Đô Hà Nội , và môi trường làng nghề gốm sứ là một trong những vấn đề nổi bật của
Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Vì vậy việc ô nhiễm môi trường làng nghề không chỉ
được sự quan tâm của các cơ quan chính quyền địa phương , thành phố Hà Nội, mà
còn có sự quan tâm đặc biệt của cấp Trung ương . Điều này cũng thu hút các tổ chức
trong và ngoài nước đầu tư kinh phí , công nghệ cho công tác QLMT làng nghề trên
địa bàn huyện Gia Lâm – Gốm sứ Bát tràng là một thương hiệu nổi tiếng đã có từ rất
lâu đời, do đó việc đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm làng nghề,
tạo điều kiện phát triển cuộc sống cho người dân và nâng cao mức sống và trình độ
dân trí từ dó sẽ thuận lợi hơn cho công tác bảo vệ môi trường.
Huyện Gia Lâm đã có những đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Đã tổ
chức các khóa tập huấn về Luật bảo vệ môi tường cho cán bộ, người dân trên địa bàn
toàn Huyện. Có chú trọng vào công tác tập huấn nang cao năng lực quàn lý nhà nước
về môi trường.Ban hành hệ thống văn bản Pháp luật tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Đã có kế hoạch xây dựng cụm , điểm công nghiệp làng nghề cách xa khu dân
cư và có kế hoạch quan trắc, lập Báo cáo hiện trạng môi trường, công tác lập và thẩm
định cam kết bảo vệ môi trường.
Tại xã Bát Tràng đã có các tổ chức đại diện cho người dân như hội Phụ nữ,
Đoàn thanh niên, hiệp hội làng nghề.... Thông qua những tổ chức này các chủ trương,
quy định, luật pháp của Nhà Nước sẽ được đưa ra cho người dân , đồng thời đây cũng
là những tổ chức có thể phản ánh chính xác nhất nguyện vọng của người dân .


Nhóm 1-ĐH1KM

25


×