Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU VÂN HÀ, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.15 KB, 29 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN
MÔN: THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU VÂN HÀ,
HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

NHÓM 4 – ĐH1KM

GVHD: Th.s Trịnh Thị Thủy

HÀ NỘI – 12/2014


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN
MÔN: THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU VÂN HÀ,
HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Thành viên nhóm 4:
1. Phạm Thị A (NT)


2. Cao Thị Hảo
3. Nguyễn Thị Hồng
4. Nguyễn Thị Châm
5. Phạm Thị Quyên

HÀ NỘI – 12/2014

2

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 Điều kiện tự nhiên

a, Vị trí địa lý:
Xã Vân Hà nằm ở phía Tây Nam của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.Phía Bắc
giáp với xã Tiên Sơn, phía Đông, Tây và Nam được bao bọc bởi sông Cầu.
Xã Vân Hà được chia làm 3 thôn: Yên Viên, Thổ Hà và Nguyệt Đức.
b, Đặc điểm địa hình và địa chất
Địa hình đồng bằng tích tụ, xâm thực trên phù sa cổ ở độ cao trên 5m, hiện
đang là khu vực dân cư. Vật liệu bề mặt chủ yếu là cát, cát bột, độ dốc 1-3, chênh cao
tương đối không lớn.
Địa hình bãi bồi ven sông thấp dưới 5m: Địa hình này chưa ổn định và thay đổi
theo chế độ lũ, lụt.
c, Đặc điểm khí hậu
Nằm trong miền khí hậu phía Bắc, khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh, lượng mưa không lớn lắm và chế độ
-


mưa ẩm trùng với hai mùa gió.
Chế độ bức xạ, nhiệt
Chế độ gió
Chế độ mưa ẩm
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
d, Đặc điểm thổ nhưỡng
Xã Vân Hà có 4 loại đất chủ yếu sau:
- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm
- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm
- Đất phù sa úng nước
- Đất phù sa glây (Pg)
e, Hệ thống sông, ngòi.
Làng Vân Hà có con sông Cầu chảy qua.Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng
6.030 km², với chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc
bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông
0,95 km/km² và hệ số uốn khúc 2,02.
Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa:



Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng chảy
trong năm.



Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng dòng
chảy của năm.

3


3


Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10 lần,
mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5–6 m..
1.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

 Mục tiêu
Huy động tối đa tiềm năng tại c hỗ, phát huy mạnh mẽ nguồn nội lực, đặc biệt là

vốn, đất đai, lao động và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, tranh thủ mọi khả năng về
hợp tác, đầu tư trong và ngoài nước nhằm thu hút vốn, công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm quản lý và kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo ra sức bật mới đưa Việt
Yên trở thành huyện công nghiệp, đầu tàu phát triển kinh tế của tỉnh; đồng thời giải
quyết tốt các vấn đề về xã hội, môi trường.
 Dân số

Theo kết quả Tổng điều tra dân số ở năm 2012, tổng dân số của làng Vân Hà,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là 59.539 người. Kết quả điều tra cho thấy dân số của
Làng Vân Hà không ngừng tăng lên qua các năm: năm 2009 là 12.232 người, năm
2010 là 14.478 người, năm 2011là 24.189 người, đến năm 2012 dân số đã tăng lên
mức là 59,539 người, tăng lên gần 2,5 lần so với năm 2011. Dân số tăng lên có thể là
do chính sách dân số tại địa phương chưa chặt chẽ, ngoài ra nguyên nhân là do chính
sách phát triển kinh tế ở đây khá tốt và thu hút nguồn nhân lực ở các địa phương khác
tới
 Phát triển kinh tế-xã hội

Làng Vân Hà có nền kinh tế phát triển chính là là dựa vào làng nghề và kết hợp
với chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi lợn.
Hiện nay, làng Vân có khoảng 885 hộ làm nghề nấu rượu (chiếm 95% số hộ

trong làng). Đa số các hộ dân ở đây có thu nhập chủ yếu làm nghê nấu rượu, hầu như
tất cả các thành viên trong gia đình đều biết nấu và thưởng thức rượu. Nghề nấu rượu
được truyền từ đời trước xuống đời sau đồng thời vẫn giữ nguyên được bản sắc của
Làng nghề.
Tuy nhiên, quy trình nấu rượu hiện nay của làng Vân vẫn dựa vào công nghệ thô
sơ lạc hậu, sản xuất mang tính chất hộ gia đình đơn lẻ, vốn ít, lao động thủ công.
Ngoài nguồn thu trực tiếp từ nghề nấu rượu, người dân nơi đây còn có nguồn thu
gián tiếp thông qua việc tận dụng bã rượu để nuôi lợn.Sự kết hợp giữa nấu rượu và
chăn muôi để đem đến hiệu quả kinh tế khá cao. Quá trình nấu rượu thải ra lượng lớn
bã rượu,họ tận dụng lượng chất thải đó làm thức ăn cho gia súc. Chăn nuôi có chuyển
biến tích cực từ cơ cấu giống đến phương pháp chăn nuôi, cơ cấu giống năng suất cao

4

4


ngày càng tăng: đàn lợn lai F1 chiếm tỷ trọng 90%. Bên cạnh đó, nghề chăn nuôi ở
đây lại phát triển một cách ồ ạt, thiếu định hướng. Hiện nay, chỉ tính riêng Làng Vân
Hà có trên 30.000 con lợn.

 Về môi trường
Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường.
Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Bảo vệ
và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh
quan môi trường và cân bằng sinh thái. Các đô thị và khu công nghiệp đều được xử lý
chất thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam.
.

CHƯƠNG II. SỨC ÉP CỦA KINH TẾ - XÃ HỘI LÊN MÔI TRƯỜNG

2.1. Phát triển làng nghề tới môi trường

Môi trường làng nghề phát triển kéo theo hàng loạt các vẫn đề cần giải quyết.Từ
khi xuất hiện làng rượu đời sống người dân trong vùng được cải thiện đáng kể nên dân
số ở đây gia tăng nhanh chóng do số người di dân đến đây ngày càng nhiều. Khả năng
tiếp nhận của môi trường là có hạn mà khi dân số tăng nhanh và chất thải không được
xử lý thải ồ ạt vào môi trường sẽ làm vượt quá khả năng tự làm sạch và phục hồi của
môi trường tự nhiên tất yếu sẽ gây ô nhiễm.

5

5


Làng nghề phát triển chất dẫn đến các hoạt động nấu rượu càng phát triển, chất
thải bã rượu từ quá trình nấu rượu tăng lên kéo theo đó là hoạt động chăn nuôi cũng
tăng lên, chất thải chăn nuôi phát thải ra càng nhiều.Các vẫn đề về môi trường từ đó
nảy sinh, hiện tại vẫn còn tồn tại rất nhiều bận cập, chưa được giải quyết triệt để.
 Quy trình nấu rượu
 Quy trình nấu rượu:

Sắn
Nước

Ngâm

Nước thải

Gạo( nếp, tẻ)
Than


Khí thải (CO, CO2,
NOx, SO2, bụi, nhiệt
độ) thải rắn (tro, xỉ)
Chất

Nấu


Nước làm mát
Nước làm mát

Khí thải (CO, CO2,
NOx, SO2, bụi, nhiệt
Chất thải rắn
(tro, xỉ)
Chăn nuôi

Chưng cất
Than
Bã rượu
Tách các hợp
chất
-

Rượu

Nước tiểu
Nước vệ sinh chuồng
trại

Phân lơn

 Từ công đoạn sản xuất trên, có thể thấy môi trường nước mặt của Làng Vân Hà bị ô

nhiễm chủ yếu là do nước thải từ chăn nuôi gồm: nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại,
phân lợn của quá trình chăn nuôi tận dụng bã rượu sau quá trình chưng cất trong quá
sản xuất rượu. Ngoài ra, nước thải từ quá trình ngâm sắn khô và gạo cũng là nguyên
nhân làm ô nhiễm nguồn nước mặt tại địa phương.
Nước thải phát sinh sau quá trình nấu rượu thường không được xử lý mà thỉ
trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Trên địa bàn thôn gần như không có bất kỳ công trình xử

6

6


lý nước thải tập trung nào.Toàn bộ nước thải chăn nuôi và nước thải sản xuất, sinh
hoạtchủ yếu được người dân thải trực tiếp ra ao, hồ, đặc biệt là con sồng Cầu nơi mà
nó chảy qua địa phận của làng nghề làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2.2 Sức ép từ phát triển chăn nuôi tới môi trường
Vân Hà là xã có nhiều ngành nghề phụ phát triển, song tập trung chủ yếu là
nghề nấu rượu truyền thống nổi tiếng từ xưa tới nay với sản phẩm rượu Làng Vân.
Song hành cùng nghề nấu rượu truyền thống, người dân xã Vân Hà còn phát
triển chăn nuôi nhằm tận dụng bã rượu làm thức ăn cho đàn lợn. Sự kết hợp này đã
mang lại cho bà con cuộc sống khá giả hơn
Tuy nhiên, quy trình nấu rượu hiện nay của làng Vân vẫn dựa vào công nghệ thô
sơ lạc hậu, sản xuất mang tính chất hộ gia đình đơn lẻ, vốn ít, lao động thủ công. Bên
cạnh đó, nghề chăn nuôi ở đây lại phát triển một cách ồ ạt, thiếu định hướng. Hiện nay,
chỉ tính riêng thôn Yên Viên có trên 30.000 con lợn. Chính điều này khiến môi trường
làng nghề vốn đã ô nhiễm càng trở nên trầm trọng.

Tác động của phát triến chăn nuôi đến môi trường
Hiện nay, tại Làng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đổ
trực tiếp ra nơi công cộng, gây ô nhiễm môi trường đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến
sản xuất và đời sống người dân.
-Thống kê, mỗi ngày chất thải từ các hoạt động nấu rượu và chăn nuôi xả vào
môi trường hàng ngày từ 500m3 - 1.000 m3/ngày.
- Các chất thải từ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày của người dân chưa
qua xử lý đều được đổ trực tiếp vào các ao hồ hoặc đổ ra sông Cầu
- Xung quanh trang trại chăn nuôi thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên
mùi hôi thối nồng nặc, mùi ngai ngái của chất thải gia súc, mùa chua nồng của chất
thải nghề nấu rượu. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng
ruộng liền kề.
- Các hầm biogas dù được xây nhưng đã hỏng, bỏ không dẫn đến chất thải từ
trang trại chưa được xử lý tràn ra môi trường. Mỗi vụ, thôn có khoảng 5 ha lúa mất
trắng do nước thải từ trang trại gây ra.
- Ngoài ra, một số ao cá bị chết hàng loạt khi lấy nước thay thế đúng vào đợt
trang trại xả thải ra kênh mương khiến nhiều hộ thiệt hại hàng chục triệu đồng.
2.3 Sức ép từ gia tăng dân số tới môi trường.

7

7


Làng Vân Hà hiện nay có dân số là 59.539 người, địa bàn Vân Hà có dân số khá
đông đúc, mật độ dân số cao gần gấp 2 lần mật độ dân số trung bình của toàn huyện,
tốc độ gia tăng dân số là 2,6% cũng rất cao so với toàn huyện; tốc độ gia tăng dân số
cơ học chủ yếu là do người dân ở các vùng núi tìm xuống đây để tìm công ăn việc
làm.
Nguy cơ về gia tăng dân số để tạo ra các áp lực về môi trường nước mặt như

sau:
- Các cụm dân cư đông đúc tại làng nghề trong quá trình sinh hoạt đã thải ra nước thải
và rác thải rất lớn không qua xử lý mà thải trực tiếp ra ao, hồ và con sông gần đó.
- Dân số tăng lên kéo theo nó là nhu cầu về cung ứng lương thực, thực phẩm cũng tăng
cao dẫn đến các nhà máy sản xuất mọc lên. Trong quá trình vận hành nhà máy cũng
thải ra một lượng nước thải ra môi trường khá lớn. Mặc dù, quá trình xả nước thải ra
nguồn nước tiếp nhận có được kiểm soát xong vẫn chưa được xử lý triệt để làm cho
môi trường nước tại làng nghề ngày càng ô nhiễm.
2.4 Chế độ thủy vực.
 Tác động của chế độ thủy vực tới môi trường

Do hệ thống mương cống và lối thoát nước không được đầu tư đồng bộ nên nước
thải từ các hộ sản xuất bị ứ đọng không tiêu thoát được đọng lại trong cống rãnh, tràn
ra đường và đổ về các ao, hồ, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Các mương dẫn nước
không được đầu tư xây dựng thỏa đáng, mương dẫn còn nhỏ, nước không thể lưu
thông dẽ dàng.Các ao, hồ thường là cái ao tù nem nước ở đây không được thay đổi,
các chất thải chăn nuôi cũng như chất thải sinh hoạt được đổ vào đây làm ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường nước mặt. Đặc biệt vào mùa mưa chế độ nước ở các dòng
sông lên cao, lũ tràn về làm cho môi trường nước mặt ở đây càng bị ô nhiễm.
Dọc theo con sông Cầu chảy qua địa bàn Vân Hà, Tân Yên nhất là các cống rãnh
ven làng đâu đâu cũng thấy nước thải chảy xuống lòng sông .Theo khảo sát, dọc theo
con sông có hơn 100 ống dẫn nước thải sinh hoạt, chăn nuôi của các hộ đổ trực tiếp ra
kênh khiến lòng sông đổi màu, bốc mùi nồng nặc. Toàn bộ chất thải nơi đây đổ về các
hộ cuối sông.

8

8



9

9


CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT LÀNG
NGHỀ NẤU RƯỢU VÂN HÀ, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG.
3.1 Tình hình thoát nước và xử lý nước thải làng nghề
3.1.1 Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước hiện có của các làng nghề nấu rượu xã Vân Hà là hệ thống
cống chung, gồm cả hệ thống cống trong làng và hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa
và nước thải được thu gom đồng thời trong hệ thống. sau đó thải vào một trong các ao,
hồ trong làng hoặc sông Cầu
Vì là làng cổ, nên hệ thống cống rãnh thoát nước được xây dựng từ lâu rất nhỏ và
đã xuống cấp. Bình thường còn đỡ, mỗi khi mưa to, nước không thoát kịp tràn lên
đường, mùi nước thải sục khắp làng.
3.1.2 Tình trạng ngập lụt
Xã Vân Hà được bao bọc bởi sông Cầu. Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam
đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên
huyện Chợ Đồntỉnh Bắc Kạn Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với
chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%,
chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn
khúc là 2,02
Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng



chảy trong năm.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng




dòng chảy của năm.
Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10 lần,
mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5–6 m.
Ngập lụt thường xuyên sẩy ra theo chế độ nước lên của sông Cầu. tình trạng ngập
lụt này có thể là do các cống thoát nước không đủ kích thước cho khả năng thoát nước
cần thiết cũng như sự tắc nghẽn của hệ thống do chất thải rắn.
3.2 Chất lượng môi trường nước mặt năm 2014
Để đánh giá chất lượng nước mặt tại xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang. Nhóm chúng tôi đã thực hiện lấy mẫu tại một số vị trí có khả năng gây ô nhiễm
môi trường như tại các khu vực bến đò hay các khu vực chứa nước phục vụ tười tiêu.

10

10


Cụ thể, nước sông cầu tại bến đò Vân Hà, nước sông cầu đoạn trường tiểu học số 2
Tam Đa, nước sông cầu đoạn cuối chảy qua xã Vân Hà , hai mẫu nước hồ trên địa bàn.
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn xã Vân Hà, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang.
Bảng 1 : Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt mùa khô
ST
T
1
2
3

Thông

số

15

pH
TSS
Độ mặn
ClBOD5
COD
DO
AmoniN
Nitrat
Phophat
Chì
Fe
As
Dầu mỡ
Chất
hoạt
động bề
mặt
E.Coli

16

Coliform

4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14

11

QCVN
08:2008/BTNM
T

Kết quả

ĐVT

mg/l
mg/l

NS1
7.0
32
17

NS2
7.0
40

78

NS3
7.1
28
27

NS4
6.9
20
59

NS5
7.7
23
78

5.5-9
50
600

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

20
35
2
0.14


22
38
2.5
0.12

16
35
2
0.11

17
36
2
0.23

24
39
2
0.08

15
30
≥4
0.5

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l

2.7
0.12
0.008
0.02
KPH
KPH

3.1
0.24
0.007
0.01
KPH
KPH

2.46
0.08
0.005
0.01
KPH
KPH

3.11
0.14
0.006
0.07
KPH
KPH


2.9
0.04
0.009
0.02
KPH
KPH

10
0.3
0.05
1.5
0.05
0.1

mg/l

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

0.4

21


10

100

-

MPN/100m 16
11
1
l
MPN/100m 3.800 4.400 210
l

11

8.200 8.100

7.500


Bảng 2 : Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt mùa lũ
ST
T
1
2
3

Thông số


15

pH
TSS
Độ mặn
ClBOD5
COD
DO
AmoniN
Nitrat
Phophat
Chì
Fe
As
Dầu mỡ
Chất
hoạt
động bề
mặt
E.Coli

16

Coliform

4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14

QCVN
08:2008/BTNM
T

Kết quả

ĐVT

mg/l
mg/l

NS1
7.3
35
28

NS2
7.0
34
78

NS3
7.1

28
27

NS4
6.9
20
59

NS5
7.7
23
78

5.5-9
50
600

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

16
31
3
0.01

17
32
3.5

0.03

16
32
3.2
0.02

19
35
2
0.01

18
36
2
0.01

15
30
≥4
0.5

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

2.9

0.15
KPH
0.01
KPH
KPH
KPH

3.3
0.11
KPH
0.01
KPH
KPH
KPH

2.92
0.07
KPH
0.01
KPH
KPH
KPH

3.42
0.09
KPH
0.03
KPH
KPH
KPH


3.1
0.14
KPH
0.02
KPH
KPH
KPH

10
0.3
0.05
1.5
0.05
0.1

-

mg/l

0.4

MPN/100m 2
1
KPH KPH KPH
l
MPN/100m 2.300 3.800 150 7.900 8.000
l

100

7.500

Ghi chú:

- NS1:Nước sông Cầu đoạn trường tiểu học số 2 Tam Đa
- NS2: Nước sông Cầu tại bến đò Vân Hà
- NS3: Nước sông Cầu đoạn cuối chảy qua địa bàn xã
- NS4: Nước hồ Làng Vân
- NS5: Nước hồ Vân Hà
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên các con sông trên địa bàn huyện Duy
Xuyên so với QCVN 08:2008/BTNMT (B1) quy định giới hạn nồng độ các thông số
trong môi trường nước mặt cho thấy:

12

12


Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên trên địa bàn xã Vân Hà huyện Việt
Yên tỉnh Bắc Giang so với QCVN 08:2008/BTNMT (B1) quy định giới hạn nồng độ
các thông số trong môi trường nước mặt cho thấy:
-

PH: Nhìn chung giá trị pH trong môi trường nước mặt tại xã Vân Hà đều nằm trong
giá trị giới hạn cho phép được quy định tại QCVN 08:2008 cột B1( nước dùng cho

-

mục đích tưới tiêu)
TSS: Nhìn chung giá trị TSS trong môi trường nước mặt tại vị trí đoạn trường tiểu học

số 2 Tam Đa, bến đò Vân Hà và đoạn cuối chảy qua địa bàn xã vượt quá tiêu chuẩn
cho phép. Chứng tỏ môi trường nước trên địa bàn xã bị ô nhiễm do nước thải chăn
nuôi và hoạt động của các ghe thuyền hoạt động trên sông và ở mùa khô thì cao hơn
mùa lũ. Các mẫu nước hồ tuy chưa vượt quá giá trị cho phép được quy định tại QCVN

-

08:2008 cột B1( nước dùng cho mục đích tưới tiêu) nhưng còn khá cao.
Độ mặn: Nhìn chung giá trị độ mặn trong môi trường nước mặt trên địa bàn đều có giá

-

trị nằm trong giới hạn cho phép
BOD: Nhìn chung giá trị BOD trong môi trường nước mặt trên địa bàn xã đều vượt
quá giá trị cho phép được quy định tại QCVN 08:2008 cột B1( nước dùng cho mục
đích tưới tiêu). Chứng tỏ môi trường nước mặt trên địa bàn đã bị ô nhiễm do trực tiếp

-

xả nước thải chăn nuôi.
COD: Nhìn chung giá trị COD trong môi trường nước mặt trên địa bàn xã đều vượt
quá giá trị cho phép được quy định tại QCVN 08:2008 cột B1( nước dùng cho mục
đích tưới tiêu). Chứng tỏ môi trường nước mặt trên địa bàn đã bị ô nhiễm do trực tiếp

-

xả nước thải chăn nuôi.
DO: Nhìn chung giá trịDO trong môi trường nước mặt trên địa bàn xã đều vượt quá
giá trị cho phép được quy định tại QCVN 08:2008 cột B1( nước dùng cho mục đích
tưới tiêu). Chứng tỏ môi trường nước mặt trên địa bàn đã bị ô nhiễm do trực tiếp xả


-

nước thải chăn nuôi.
Amoni: kết quả phân tích amoni trong các mẫu nước mặt trên địa bàn xã vẫn nằm
trong giới hạn cho phép được quy định tại QCVN 08:2008 cột B1( nước dùng cho mục

-

đích tưới tiêu).
Nitrat: : kết quả phân tích nitrat trong các mẫu nước mặt trên địa bàn xã vẫn nằm trong
giới hạn cho phép được quy định tại QCVN 08:2008 cột B1( nước dùng cho mục đích

-

tưới tiêu).
Photphat: : kết quả phân tích photphat trong các mẫu nước mặt trên địa bàn xã vẫn
nằm trong giới hạn cho phép được quy định tại QCVN 08:2008 cột B1( nước dùng cho
mục đích tưới tiêu).

13

13


-

Chì: Nhìn chung giá trị pb trong môi trường nước mặt trên địa bàn xã Vân Hà huyện
Việt Yên tỉnh Bắc Giang khi tiến hành quan trắc và phân tích thì đều không phát hiện


-

thấy
Sắt: Nhìn chung giá trị sắt trong môi trường nước mặt trên địa bàn xã Vân Hà huyện
Việt Yên tỉnh Bắc Giang vẫn nằm trong giá trị giới hạn cho phép được quy định tại

-

QCVN 08:2008 cột B1( nước dùng cho mục đích tưới tiêu).
Asen: Nhìn chung giá trị asen trong môi trường nước mặt trên địa bàn xã Vân Hà
huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang khi tiến hành quan trắc và phân tích thì đều không

-

phát hiện thấy
Dầu mỡ: Nhìn chung giá trị dầu mỡ trong môi trường nước mặt trên địa bàn xã Vân
Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang khi tiến hành quan trắc và phân tích thì đều không

-

phát hiện thấy
Chất hoạt động bề mặt: Nhìn chung giá trị các chất hoạt động bề mặt trong môi trường
nước mặt trên địa bàn xã Vân Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang khi tiến hành quan

-

trắc và phân tích thì đều không phát hiện thấy
E. Coli: Nhìn chung giá trị e.coli trong môi trường nước mặt trrên địa bàn xã vẫn nằm
trong giá trị giới hạn cho phép được quy định tại QCVN 08:2008 cột B1( nước dùng


-

cho mục đích tưới tiêu).
Colifỏm: Giá trị coliform trong nước mặt tại vị trí đoạn trường tiểu học số 2 Tam Đa,
bến đò Vân Hà, đoạn cuối chảy qua địa bàn xã vẫn nằm trong giới hạn cho phép được
quy định tại QCVN 08:2008 cột B1( nước dùng cho mục đích tưới tiêu). Tuy nhiên,
giá trị coliform trong nước hồ đều vượt quá giá trị cho phép được quy định tại QCVN
08:2008 cột B1( nước dùng cho mục đích tưới tiêu). Chứng tỏ, nước hồ đã bị ô nhiễm
do việc xả trực tiếp nước thải chăn nuôi mà chưa qua xử lý.

14

14


CHƯƠNG IV:TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
TỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
4.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt tới các vấn đề kinh tế - xã hội
4.1.1 Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật.

Bệnh lỵ, tả và các bệnh tiêu chảy khác vẫn còn rất phổ biến là do nguồn nước bị
ô nhiễm gây ra. Hằng năm có khoảng hơn 100 ca phải nhập viện vì mắc các bệnh
đường tiêu hóa do ăn uống và sử dụng nguồn nước không đảm bảo,môi trường sống bị
ô nhiễm chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.Chi phí khám chữa bệnh cho các bệnh này là
khoảng 200 triệu đồng/năm. Ngoài ra mỗi năm theo thông kê gần đây các ca mắc các
bệnh về đường hô hấp cũng có xu hướng tăng lên. Thêm vào đó, bệnh liên quan đến ô
nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến người thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghỉ
học, nghỉ làm khi người thân bị ốm. Kéo theo đó, là những ảnh hưởng tâm lý bất ổn,
khiến người ta khó có thể tập trung cho công việc và học hành khiến hiệu quả năng
suất không cao, thậm chí ở nhiều nghề nghiệp, sự mất an tâm lao động sẽ gây hậu quả

nghiêm trọng về kinh tế, tính mạng.
4.1.2 Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng tới thủy sản và nông nghiệp
Ô nhiễm nguồn nước mặt gây thiệt hại lớn đến kinh tế do nước nguồn nước tưới
tiêu kênh rạch, sông ngòi bị ô nhiễm. Ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác nông
nghiệp ,theo khảo sát trong vùng có khoảng hơn 20 heta đất không sử dụng được cho
trồng trọt. Ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác nông nghiệp ,và khu nuôi trồng thủy
sản ở làng nghề làm thiệt hại đến năng xuất ,diện tích của quá trình canh tác và nuôi
trồng.Cây cối, hoa màu không phát triển được, ảnh hưởng tới thu nhập của nông dân.
Nguồn nước sông Cầu bị ô nhiễm bởi các chất xả thải của hàng chục nhà máy chế
biến thủy sản, các KCN đã gây thiệt hại không nhỏ tới kinh tế của các hộ gia đình nuôi
trồng thuỷ sản
4.1.3 Thiệt hại kinh tế cho đầu tư sửa chữa khắc phục ô nhiễm môi trường nước.
Chi phí cho nạo vét kênh mương cống rãnh,tu sữa do việc xả nước thải làm hư
hại các công trình thủy lợi cơ sở hạ tầng là 500 triệu đồng/năm.Chi phí phát sinh cho
các dịch vụ khám chữa bệnh, y tế, ngăn ngừa bệnh tật bảo vệ sức khỏe của người dân
tăng lên.
Các chi phí để thu gom sử lý nước thải,chất thải rắn do hoạt động của làng nghề
thải ra môi trường được ước tính con số trên 100 triệu/năm
4.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước mặt tới sức khỏe cộng đồng.
Những chất thải rắn hữu cơ như: bã thải, vỏ sắn… tạo điều kiện thuận lợi phát
sinh ruồi, muỗi. Men rượu thường tạo mùi thối nhất là khi thời tiết thay đổi, mưa kéo

15

15


dài… Lượng bã thải hàng ngày rất lớn cộng với các chất thải từ hoạt động chăn nuôi
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước trong các ao hồ có độ đục cao, xuất hiện
nhiều vi sinh vật có hại với hàm lượng chất hữu cơ và phenol rất lớn.

Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân là rất lớn. Số người dân tại làng
nghề bị mắc các bệnh đường hô hấp,đau mắt,bệnh ngoài da,tiêu hóa,phụ khoa là rất
cao.Ngoài ra là một số bệnh mang tính nghề nghiệp như:bệnh bụi phổi,ung thư thần
kinh,đau lưng ,đau cột sống.
Bên cạnh đó, mùi hôi phát ra từ hệ thống ao, hồ, kênh rạch, gây ô nhiễm môi
trường không khí. Gây ra các thương tổn ở phổi, làm suy giảm chức năng phổi, viêm
đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, ung thư phổi ở những
người dân sống trong khu vực làng nghề
4.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới hệ sinh thái

Do đặc điểm của làng nghề, các chất thải chủ yếu là các chất hữu cơ. Nguồn nước
bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước. Với các nguồn nước ô nhiễm,
nồng độ các chất bẩn hữu cơ cao, lượng oxy hòa tan quá thấp làm cho các loài sinh vật
nước không sống sót được, đặc biệt là sản lượng cá bị làm giảm rất nhiều trong các hồ
nuôi cá trong làng
Nguồn nước giàu các chất dinh dưỡng N,P gây nên hiện tượng phú dưỡng, nở
hoa dưới nước. Khi đó, rong tảo phát triển mạnh, tạo khối lượng lớn đến mức các loài
động vật phù du không tiêu thụ được hết dẫn đến đục nước, đặc biệt là các ao tù, ảnh
hưởng từ hiện tượng phú dưỡng càng rõ ràng. Việc phân hủy tảo sẽ tạo mùi hôi và tạo
ra các chất cặn lắng, gây giảm oxy hòa tan trong nước, từ đó gây cản trở cho việc phát
triển của hầu hết các loài cá.

16

16


CHƯƠNG V. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

5.1 Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà
5.1.1 Những việc đã làm được

Trong những năm gần đây, công tác BVMT làng nghề đã được quan tâm hơn thể
hiện qua các mặt:


Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
UBND cấp tỉnh
Sở TN &MT

Phòng TN&MT

Chi cục BVMT
Phòng TN&MT cấp xã

Cảnh sát môi trường
Trung tâm QT&KT Môi trường

CB môi trường cấp phường, xã

Hiện tại Chi cục BVMT đã được thành lập và có đầy đủ các phòng ban và bien
chế chuyên môn về môi trường. phòng
TN&MT
huyện Việt Yên
đãcác
có phường,
2 cán bộ xã
Các cơ
sở SXKD

Môi cũng
trường
chuyên môn. Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường đã có đầy đủ bộ phận và
cán bộ chuyên môn. Các phường, xã chưa có cán bộ quản lý môi trường mà chỉ có cán
bộ địa chính, xây dựng kiêm nhiệm.



Về mặt thể chế và chính sách
Hiện nay Sở Tài nguyên Môi trường Bắc Giang đã tham mưu cho UBND tỉnh
ban hành kế hoạch số 2688/KH-UBND ngày 14/11/2011 nhằm xử lý triệt để các cơ sở

17

17


gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,
trong đó đã giao UBND huyện Việt Yên chủ trì xây dựng dự án, đề án; đầu tư kinh
phí, nguồn lực thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm và hoàn thành việc chứng nhận ra khỏi
Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định 64 đối với làng nghề nấu
rượu Vân Hà.
Quyết định số 1041/QĐ – UBND quyết định về việc phê duyệt kế hoạch điều tra,
khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập
trung trên địa bàn tỉnh.
Quyết định số 03/ QĐ – ĐĐBQH ngày 5/9/2011 của đoàn ĐBQH tỉnh về việc
thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lú bảo vệ môi
trường tại các khu, các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang



Về mặt tài chính, đầu tư công tác bảo vệ môi trường
Hiện tỉnh cũng đang triển khai dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường
làng nghề nấu rượu truyền thống xã Vân Hà với tổng mức đầu tư trên 106 tỷ đồng
Năm 2012, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng
công trình khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu truyền thống
xã Vân Hà. Tháng 6-2013, Dự án được phê duyệt lại, điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện thực tế. Đến nay, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng một số công trình đã cơ
bản hoàn tất. Đơn vị thi công đang xây dựng trạm xử lý nước thải và hệ thống thoát
nước thải theo đúng tiến độ đề ra.
Hằng năm, UBND huyện Việt Yên đều cấp kinh phí để xã hỗ trợ các tổ vệ sinh
môi trường thu gom rác thải và duy trì hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT)… Ngoài
ra, tổ chức GVC (I-ta-li-a) hỗ trợ người dân xây dựng gần 40 hầm biogas, trạm cấp
nước sinh hoạt tập trung và Nhà máy xử lý rác thải. Ngoài nguồn hỗ trợ, nhiều gia
đình nhận thấy lợi ích của hầm khí biogas nên đã tự xây dựng.Đến nay toàn xã có gần
300 hầm.
Bên cạnh đó, chính quyền xã Vân Hà đã tạo điều kiện cho HTX nấu rượu Vân
Hương có mặt bằng rộng rãi xây dựng nhà xưởng kiên cố, đầu tư công nghệ mới với
mục đích tập trung các hộ nấu rượu trong xã vào sản xuất, góp phần xây dựng thương
hiệu rượu làng Vân và thuận tiện cho việc xử lý nước thải tập trung.



Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm

18

18


Hằng năm, sở Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn các đơn vị thực hiện quan

trắc môi trường thông qua tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường và thông qua
các đợt thanh tra, kiểm tra.


Về sự tham gia của cộng đồng
Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường nâng cao nhận thức luôn được quan tâm
thực hiện, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế
giới 5/6 hàng năm để các sở ban ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có căn
cứ để thực hiện
5.1.2. Những tồn tại và thách thức



Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
Hiện nay Chi cục BVMT đã được thành lập, có đầy đủ các phòng ban và biên
chế chuyên môn về MT. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn chưa đủ mạnh. Số cán bộ quản lý từ tỉnh đến huyện
vẫn chưua đáp ứng nhu cầu, cả về số lượng và chất lượng, năng lực cán bộ. tại cấp xã,
phường chưa có cán bộ làm nhiệm vụ quản lý về môi trường


o
o


Về mặt tài chính, đầu tư công tác bảo vệ môi trường
Kinh phí không đủ để duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường.
Còn kém trong khâu tuyên truyền, vận động ý thức người dân
Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm
Hằng năm, sở Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn các đơn vị thực hiện quan

trắc môi trường thông qua tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường và thông qua
các đợt thanh tra, kiểm tra.Nhưng thực tế hiện nay, toàn bộ các làng nghề trên địa bàn
tỉnh chưa có hệ thống quan trắc môi trường tự động.



Về sự tham gia của cộng đồng
Việc tiếp cận lấy ý kiến của cộng đồng chưa được thực hiện trong phương pháp
quản lý môi trường.Sự gắn kết giữa nhà quản lý và cộng đồng chưa được chặt chẽ, đây
là vấn đề gây nhiều khó khăn cho các ban ngành quản lý môi trường trong việc tiếp
cận cộng đồng để tuyên truyền về công cuộc bảo vệ môi trường.Thực tế cho thấy
nhiều hộ gia đình có kinh tế nhưng vẫn ỉ lại chờ đầu tư của nhà nước.

5.2
5.2.1

Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường
Các chính sách tổng thể
Để ngăn ngừa sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường
nước nói riêng trên địa bàn làng nghề nấu rượu Vân Hà tới kinh tế xã hội cũng như đến

19

19


đời sống của người dân, chính quyền tỉnh Bắc Giang đã ban hành rất nhiều quy định, kế
hoạch làm hạn chế thấp nhất thiệt hại do ô nhiễm môi trường để lại. Tăng cường các
5.2.2


hoạt động kiểm soát, kiểm tra giám sát môi trường đối với khu vực làng nghề.
Các chính sách đối với các vấn đề ưu tiên
Từ những việc đã làm được và chưa làm được của công tác quản lý và bảo vệ

môi trường đưa ra các nhóm vấn đè cần ưu tiên giải quyết
• Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
- Tăng cường công tác quản lý môi trường ở các cấp, các ngành nhất là kiểm tra, kiểm
soát và thành tra môi trường dần dần đưa các hộ gia đình thực hiện nghiêm Luật Bảo
-

vệ môi trường
Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội,

đoàn thể quần chúng, trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề sạch đẹp
• Giải pháp về chính sách, thể chế, luật pháp, tài chính liên quan lĩnh vực bảo vệ môi
-

trường
Đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch, chính sách đã đề ra
Khuyến khích các hộ gia đình trong làng nghề tự giác xử lý chất thải trước khi thải ra
môi trường nước, như xây dựng hầm bioga, cải tiến công nghệ sản xuất bằng cách hỗ

trợ về vốn để tham quan học tập kinh nghiệm
• Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm
-

môi trường
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các hộ gia đình nấu rượu
thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường


-

nói chung, môi trường nước nói riêng.
Đầu tư kinh phí cho các đề tài nghiên cứu về dự báo tình hình ô nhiễm môi trường,

diễn biến sinh thái..
- Các giải pháp về quy hoạch phát triển
• Các giải pháp về quy hoạch phát triển
Thành lập hợp tác xã với mục đích là tập trung các hộ nấu rượu trong xã vào sản xuất
quy mô. Việc làm này không chỉ nhằm mục đích xây dựng thương hiệu rượu làng Vân
mà còn tiện cho việc xử lý tập trung nước thải ra môi trường của nghề nấu rượu.
• Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ
-

môi trường
Để dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu truyền thống
xã Vân Hà thực sự phát huy hiệu quả thì rất cần ý thức của người dân. Bởi lẽ dù các
công trình có "làm mới” được môi trường ở Vân Hà thì hàng ngày, hàng giờ, khi
lượng nước thải, rác thải vẫn tiếp tục được xả ra bừa bãi thì khó có công trình nào xử
lý được.

20

20


-

Do vậy, bên cạnh việc duy trì, sử dụng các công trình, chính quyền cơ sở cần chú
trọng hơn tới công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức BVMT trong nhân dân đi đôi với

việc đôn đốc, nhắc nhở, tiến tới áp dụng chế tài đối với những hành vi vi phạm Luật
BVMT. Có như vậy, việc cải thiện, khắc phục ô nhiễm môi trường ở nơi đây mới thực
sự bền vững.

21

21


KẾT LUẬN
Làng nghề nấu rượu Vân Hà có 800 hộ dân thì có 650 hộ làm nghề nấu rượu. Mỗi
ngày, ở đây sử dụng từ 40 – 50 tấn sắn khô để nấu rượu. Sản phẩm phụ quá trình nấu
rượu được dùng để nuôi lợn. Chất thải rắn và lỏng từ các hoạt động nấu rượu và chăn
nuôi xả vào môi trường hàng ngày từ 500.m3/ngày đến 1.000 m3.
Cơ sở vật chất môi trường còn hạn chế: chưa có hệ thống thu gom nước thải
riêng,chưa xử lý chất thải rắn,chứa có các hồ chứa để lắng lọc nước thải.Nước thải
được thải trực tiếp không qua xử lý ra cống rãnh,ao hồ...gây ô nhiễm nghiêm trong.
Chương trinh tuyên truyền giáo dục chuyên sâu về môi trường và bảo vệ sức
khỏe cho người dân chưa được quan tâm. Cơ sở vật chất phục vụ công tác khám chữa
bệnh còn thiếu thốn.

22

22


KIẾN NGHỊ


Vấn đề môi trường được khắc phục bằng các biện pháp: Xây mới mạng lưới thoát nước

thải, thu gom toàn bộ nước thải về xử lý tập trung; xây dựng lắp đặt trạm xử lý nước thải;



thu gom, xử lý chất thải rắn; nạo vét bùn tại các ao hồ trong làng nghề.
Xây dựng quy chế làm việc, quy chế vệ sinh môi trường chung trong làng nghề; lập
quỹ bảo vệ môi trường; phổ biến và khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các giải
pháp khoa học công nghệ và các giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm để cải thiện môi

trường lao động, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
• Tăng cường các chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề, kết hợp các
chính sách bảo vệ môi trường với các chính sách phát triển nông thôn nhằm đảm bảo
phát triển bền vững.
• Chính quyền xã Vân Hà cần tạo điều kiện cho hợp tác xã nấu rượu Vân Hương có mặt
bằng rộng rãi xây dựng nhà xưởng kiên cố, đầu tư công nghệ mới với mục đích tập
trung các hộ nấu rượu trong xã vào sản xuất, góp phần xây dựng thương hiệu rượu


làng Vân và thuận tiện cho việc xử lý nước thải tập trung.
Chú trọng hơn tới công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức BVMT trong nhân dân đi đôi
với việc đôn đốc, nhắc nhở, tiến tới áp dụng chế tài đối với những hành vi vi phạm
Luật BVMT. Có như vậy, việc cải thiện, khắc phục ô nhiễm môi trường ở nơi đây mới
thực sự bền vững.

23

23


PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT LÀNG NGHỀ

NẤU RƯỢU VÂN HÀ, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Người phỏng vấn:.......................................................................................................
Thời gian phỏng vấn: ngày

tháng

năm 2014

THÔNG TIN CHUNG
Họ tên người cung cấp thông tin: ..................................................................
Chữ ký : ..........................................................................................................
2 Nghề nghiệp:...................................Tuổi:………………… Giới tính:…….
1

Trình độ văn hóa:............................Dân tộc:………………………………..
3

Địa chỉ:
Thôn...............Xã............................Huyện………………... Tỉnh…………..

Số điện thoại: ...............................................................................................
Số thành viên trong gia đình:…………………………… Người
.................................
6 Thu nhập bình quân của gia đình Anh ( Chị ) hiện nay mỗi tháng được bao
4
5

nhiêu ?

.............................................................................................................


24

24


ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ NẤU RƯỢU
1

Gia đình làm nghề ngày lâu chưa?
Mới đây tầm 1,2 năm
Cũng lâu từ 10 -15 năm
Từ rất lâu rôi qua các thế hệ trong gia đình

2

Số lượng công nhân làm trong gia đình ?
Tất cả người trong gia đình
Thuê từ 1 đến 3 nhân công
Thuê thêm từ 3 người trở lên

3

Quy mô sản xuất ?
Kinh doanh hộ gia đình nhỏ lẻ.
Quy mô lớn, có sự hỗ trợ vốn từ bên ngoài.
Quy mô công nghiệp theo dây truyền hiện đại.
Hợp tác xã.

4


Ngoài nấu rượu, gia đình có làm thêm nghề gì nữa không?
Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Sản xuất nông nghiệp.
Làm ở các khu công nghiệp gần địa phương.
Tất cả ý trên.

Nếu có, quy mô nuôi lợn như thế nào
Từ 1 - 2 con
Nhiều hơn 10 con
.
từ 3 – 10 con
6 Trong quá trình sản xuất ( nấu rượu ) công đoạn nào thải bỏ nhiều nước nhất?
Ngâm, xử lý nguyên liệu ( sắn, gạo,..)
Nấu
Ủ ( lên men)
Chưng cất.
7 Nguồn nước dùng cho sản xuất chủ yếu lấy từ đâu ?
Nước mưa
Nước giếng khoan
Nước máy.
8 Nước thải của quá trình ngâm nguyên liệu (sắn, gạo..) được sử xý như thế nào?
Thải bỏ
Ngâm, ủ cho gia súc
Khác
5

9

Nước thải rửa chuồng trại gia súc (lơn, trâu, bò ,.), nước thải sinh hoạt từ trong


làng nghề thải ra đâu ?
Thải trực tiếp ra nguồn nước sông, hồ, mương, rãnh gần nhà.
Được dẫn vào trong hầm bioga
10 Các loại chất thải sau sản xuất gồm những gì ?
Bã rượu, chất thải rắn ( tro, xỉ )
Nước thải ( từ quá trình rửa nguyên liệu, trong quá trình chế biến).
Khí thải ( CO, CO2, SO2, bụi, nhiệt độ ).
Tất cả ý trên

25

25


×