Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang và đề xuất giải pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.47 KB, 11 trang )



1
Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề
nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang và đề xuất giải pháp cải thiện


Nguyễn Thị Huế


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Khoa Môi trường
Luận văn Thạc sĩ ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường;
Mã số: 60 85 15
Người hướng dẫn: GS. TS. Trương Quang Hải
Năm bảo vệ: 2011


Abstracts. Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu làng nghề. Chương
2: Điều kiện địa lý và hoạt động nấu rượu ở làng nghề Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang. Chương 3: Các nguồn thải và hiện trạng môi trường làng nghề. Chương
4: Các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động sản xuất rượu và cải
thiện chất lượng môi trường làng nghề Vân Hà.

Keywords. Làng nghề; Sản xuất rượu; Chất thải; Bảo vệ môi trường; Bắc Giang

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề đóng


vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bên cạnh những đóng góp tích cực về
mặt kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng đang là nguyên nhân làm gia tăng vấn đề
ô nhiễm môi trường. Những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển làng nghề đang trở
thành các thách thức đối với việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cho nông thôn.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay cả nước có tới
2017 làng nghề, riêng đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng nghề. Với việc ban hành
Nghị định số 134/2004/NĐ – CP (9/6/2004) về khuyến khích phát triển công nghiệp nông
thôn của Chính phủ thì tốc độ phát triển mở rộng của các làng nghề truyền thống diễn ra
khá mạnh. Hiện nay, ở hầu hết các làng nghề, mức thu nhập tăng lên nhưng chất lượng
cuộc sống lại giảm xuống do môi trường xuống cấp và chi phí cho sức khỏe ngày càng
tăng đang đe dọa nghiêm trọng tính bền vững của làng nghề. Tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề có xu thế ngày càng trầm trọng hơn, trong đó có làng nghề Vân
Hà – một điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở tỉnh Bắc Giang.
Vân Hà là xã nằm phía Tây Nam của huyện Việt Yên. Vân Hà nằm cách thủ đô Hà
Nội khoảng 50km và cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km, đồng thời lại có tuyến giao thông
thủy quan trọng trên sông Cầu chạy qua. Với vị trí thuận lợi (3 mặt giáp sông), Vân Hà
sớm phát triển thương nghiệp buôn bán, trao đổi hàng hóa với các vùng xung quanh, trong
đó có nghề rượu ngay từ buổi đầu lập làng.
Vân Hà là xã có nhiều ngành nghề phụ phát triển, song tập trung chủ yếu là nghề


2
nấu rượu truyền thống nổi tiếng từ xưa tới nay với sản phẩm rượu Làng Vân mà ai ai cũng
biết đến. Hiện nay với hơn 885 hộ đang làm nghề nấu rượu kết hợp chăn nuôi lợn (chiếm
khoảng 95% số hộ trong làng). Các chất thải từ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày
của người dân chưa qua xử lý đều được đổ trực tiếp vào các ao hồ hoặc đổ ra sông Cầu.
Bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng của xã còn thiếu, chưa đồng bộ càng làm cho tình
trạng ô nhiễm môi trường ở đây trở nên đặc biệt nghiêm trọng.
Chính vì vậy việc điều tra khảo sát, nghiên cứu các nguồn thải, đánh giá hiện trạng

và diễn biến môi trường là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể và hữu hiệu giải quyết vấn
đề ô nhiễm môi trường làng nghề Vân Hà.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài luận văn có mục tiêu đánh giá sát thực hiện trạng môi trường và ảnh hưởng
của hoạt động sản xuất rượu đến môi trường làng nghề và sức khỏe cộng đồng. Từ đó đưa
ra một số giải pháp cải thiện môi trường làng nghề Vân Hà.
 Nhằm đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài cần đặt ra là:
- Thu thập, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có về tự nhiên, kinh tế - xã hội, các
tài liệu liên quan đến đề tài;
- Điều tra, khảo sát thực địa bao gồm: điều tra khảo sát hiện trạng môi trường đất,
nước, không khí; tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề; lấy mẫu đất, nước
thải, nước mặt, nước ngầm, mẫu không khí…
- Đo nhanh một số chỉ tiêu môi trường tại hiện trường, phân tích mẫu trong phòng thí
nghiệm;
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường làng nghề qua kết quả phân tích các chỉ
tiêu môi trường;
- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm;
- Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi lãnh thổ:
Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: làng nghề Vân Hà thuộc thôn Yên Viên, xã Vân Hà,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
 Phạm vi khoa học:
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng chất lượng môi trường (đất, nước, không
khí) ở khu vực làng nghề Vân Hà, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu, thiết thực để cải
thiện chất lượng môi trường.
4. Cơ sở tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng những tài liệu chính liên quan
đến đề tài như:

- Các tài liệu về làng nghề và môi trường làng nghề
- Số liệu phân tích hiện trạng môi trường làng nghề Vân Hà năm 2001, 2003, 2011;
50 phiếu điều tra hộ gia đình sản xuất tại làng nghề được tiến hành trong tháng 6/2011;
- Các báo cáo kinh tế - xã hội của xã Vân Hà và các thông tin, tài liệu điều tra thực
địa.
5. Các kết quả đã đạt đƣợc
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài: phản ánh kết quả điều tra, đánh
giá mức độ ô nhiễm không khí, nước và đất; xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, đề xuất
các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng.
- Hồ sơ tài liệu điều tra: tài liệu thu thập, bảng biểu, đồ thị, hình vẽ, tập hợp số liệu
kết quả điều tra của luận văn, dữ liệu về hiện trạng mức độ ô nhiễm trong mẫu khí, mẫu
nước, mẫu đất ở vùng nghiên cứu. Các tập dữ liệu kết quả phân tích mẫu.
- Sơ đồ lấy mẫu nước, đất làng nghề Vân Hà tỷ lệ 1:3500
- Sơ đồ hiện trạng môi trường làng nghề Vân Hà (tỷ lệ 1:3500): biểu diễn các điểm
ô nhiễm nước, ô nhiễm đất theo các chỉ tiêu môi trường.


3
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung đề tài được trình bày trong 4
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu làng nghề
- Chương 2: Điều kiện địa lý và hoạt động nấu rượu ở làng nghề Vân Hà
- Chương 3: Các nguồn thải và hiện trạng môi trường làng nghề
- Chương 4: Các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động sản xuất
rượu và cải thiện chất lượng môi trường làng nghề Vân Hà.

Chƣơng 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
LÀNG NGHỀ
1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề

1.1.1. Làng nghề và một số tiêu chí công nhận làng nghề
a) Khái niệm làng nghề
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn hoặc các
điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, có các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp,
kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như mức thu
nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng.
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có các hoạt động ngành nghề được hình
thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.
b) Tiêu chí công nhận làng nghề
- Nghề truyền thống
+ Là nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận.
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
- Làng nghề: Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận.
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Làng nghề truyền thống: là làng đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống được công nhận.
c) Phân loại làng nghề
- Phân loại theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm
- Phân loại theo số lượng làng nghề
- Phân loại theo thời gian làm nghề
- Phân loại làng nghề theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
1.1.2. Tác động của sản xuất làng nghề tới kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng
đồng
a) Tác động của sản xuất làng nghề tới kinh tế - xã hội

+ Làng nghề góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tận dụng thời gian và lực lượng
lao động ở nông.
+ Làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề làm tăng giá trị tổng sản phẩm
hàng hóa cho nền kinh tế.
+ Làng nghề góp phần cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.
Những vùng có làng nghề phát triển đều thể hiện sự khang trang giàu có, dân trí cao hơn
hẳn những vùng thuần nông.
b) Tác động của sản xuất làng nghề tới sức khỏe cộng đồng


4
Tại các làng nghề ở Việt Nam nơi sản xuất đan xen với khu nhà ở, hầu hết dân cư
của làng tham gia vào quá trình sản xuất nên nguy cơ ảnh hưởng của điều kiện lao động và
chất thải sản xuất đến sức khỏe người dân là rất lớn. Do môi trường không khí, nước ngầm,
nước mặt và đất tại các làng nghề thường bị ô nhiễm nên số người dân tại các làng nghề bị
mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ khoa là rất cao. Ngoài
ra là một số bệnh mang tính nghề nghiệp như bệnh bụi phổi, ung thư, thần kinh, đau lưng,
đau cột sống
1.1.3. Tình hình phát triển làng nghề tại Bắc Giang
Hiện nay tỉnh Bắc Giang có 33 làng nghề (trong đó có 24 làng nghề truyền thống
và 9 làng nghề mới). Làng nghề tồn tại và phát triển đã góp phần không nhỏ tạo việc làm,
nâng cao đời sống nhân dân ở khu vực nông thôn. Tại 33 làng nghề hiện nay, có khoảng
trên 6.400 hộ tham gia làm nghề (chiếm 65% tổng số hộ); thu hút khoảng hơn 20.800 nhân
khẩu tham gia nghề, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 68,4%. Thu nhập từ làm nghề
tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập.
1.1.4. Lịch sử phát triển của làng nghề nấu rượu Vân Hà
Cùng với thời gian, cái tên làng Vân đã trở thành thương hiệu của một loại rượu nổi
tiếng khắp nước: Rượu làng Vân. Hiện nay, làng Vân có khoảng 885 hộ làm nghề nấu rượu

(chiếm 95% số hộ trong làng). Ngoài nguồn thu trực tiếp từ nghề nấu rượu, người dân nơi
đây còn có nguồn thu gián tiếp thông qua việc tận dụng bã rượu để nuôi lợn. Do đó căn cứ
vào những tiêu chí của Bộ NN&PTNT chúng ta có thể khẳng định làng Vân hoàn toàn đạt
tiêu chí của một làng nghề truyền thống của Vân Hà.
1.2. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu
1.2.1. Quan điểm nghiên cứu
1) Quan điểm hệ thống và tổng hợp
2) Quan điểm phát triển bền vững
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: đó là các tài liệu, số liệu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường làng nghề , các báo cáo liên quan đến khu
vực nghiên cứu.
2) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
a) Phương pháp điều tra nhanh nông thôn
b) Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu khí, mẫu nước, mẫu đất
3) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
4) Phương pháp bản đồ
1.2.3. Quy trình nghiên cứu

Chƣơng 2 - ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG NẤU RƢỢU
Ở LÀNG NGHỀ VÂN HÀ
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.Vị trí địa lý
Xã Vân Hà nằm phía Tây Nam của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Phía Bắc giáp
xã Tiên Sơn, phía Đông, Tây và Nam được bao bọc bởi sông Cầu.
Xã Vân Hà được chia làm 3 thôn: Yên Viên, Thổ Hà và Nguyệt Đức.
2.1.2. Đặc điểm địa hình và địa chất
- Địa hình đồng bằng tích tụ, xâm thực trên phù sa cổ ở độ cao trên 5m, hiện đang
là khu vực dân cư. Vật liệu bề mặt chủ yếu là cát, cát bột, độ dốc 1-3
o

, chênh cao tương đối
không lớn.
- Địa hình bãi bồi ven sông thấp dưới 5m: Địa hình này chưa ổn định và thay đổi
theo chế độ lũ, lụt.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong miền khí hậu phía Bắc, khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, mùa đông lạnh, lượng mưa không lớn lắm và chế độ mưa ẩm trùng với hai mùa gió.


5
Sắn khô
Nước
Ngâm
Nước thải
Gạo (nếp, tẻ)
Than
Nấu
Khí thải (CO, CO
2
, NO
x
, SO
2
,
bụi, nhiệt độ)

Khí thải (CO, CO
2
, NO
x

, SO
2
,
bụi, nhiệt độ)
Chất thải rắn (tro, xỉ)
Nước làm mát
Chất thải rắn (tro, xỉ)
Bã rượu
Chăn nuôi
Chƣng cất
Rượu

Tách các
hợp chất
Nước làm mát
Than
+ Chế độ bức xạ, nhiệt
+ Chế độ gió
+ Chế độ mưa ẩm
+ Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
2.1.4. Đặc điểm thủy văn
2.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng
Xã Vân Hà có 4 loại đất chủ yếu sau:
- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm
- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm
- Đất phù sa úng nước

- Đất phù sa glây (Pg)
2.1.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thôn Yên Viên đã có trường mầm non, nhà văn hóa thôn. Hệ thống đường giao thông

nông thôn đã được bê tông hóa đảm bảo sự đi lại thuận tiện cho người dân trong thôn. Hiện
nay 100% số hộ trong thôn đều sử dụng điện lưới quốc gia trong sinh hoạt, tuy nhiên hệ
thống cấp nước sạch chưa có, người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt
và sản xuất.
2.2. Hoạt động sản xuất rƣợu
2.2.1. Quy trình sản xuất

















Hình 2.1: Quy trình sản xuất rƣợu làng Vân
2.2.2. Công nghệ sản xuất
2.2.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh
2.2.4. Sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm
2.2.5. Thu nhập của người lao động

- Nước tiểu

- Nước vệ sinhchuồng trại
- Phân lợn


6
Chƣơng 3 - CÁC NGUỒN THẢI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG
LÀNG NGHỀ
3.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng làng nghề
Dòng thải trong quy trình sản xuất rượu làng Vân bao gồm:
- Nước thải sau khi ngâm sắn khô, gạo;
- Khí thải (CO, CO
2
, NO
x
, SO
2
), bụi, nhiệt độ, tro xỉ do quá trình nấu và chưng cất
chủ yếu sử dụng nhiên liệu than;
- Bã rượu
3.2. Hiện trạng và loại hình quy hoạch làng nghề
a) Hiện trạng quy hoạch
b) Các loại hình quy hoạch
+ Quy hoạch tập trung:
+ Quy hoạch phân tán:
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng làng nghề
3.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí
1) Nguồn khí thải phát sinh từ khu vực chăn nuôi
2) Nguồn khí thải phát sinh từ các lò than dùng để nấu rượu, thức ăn gia súc và
sinh hoạt trong gia đình. Các loại khí thải chính phát sinh từ nguồn này là: bụi, CO, CO
2

,
SO
2
, NO
2
Ngoài các loại khí độc, khi đun nấu môi trường không khí còn bị ô nhiễm bởi
nhiệt từ các lò than.
Qua kết quả phân tích cho thấy:
Môi trường không khí thôn Yên Viên đã bị ô nhiễm bởi NH
3
, H
2
S. Nồng độ NH
3
đã
vượt TCCP từ 4,45 – 12,1 lần. Nồng độ khí H
2
S vượt TCCP từ 1,25 – 4 lần. Đây là nguồn
ô nhiễm do sự phân giải các chất hữu cơ từ các phần thừa của thức ăn gia súc và trực tiếp
từ phân lợn và gia cầm được chăn nuôi tại các hộ gia đình trong làng.
Các loại khí thải khác như CO, SO
2
, NO
2
và bụi theo số liệu tại thời điểm đo đều chưa
thấy dấu hiệu bị ô nhiễm, một phần có thể do tại thời gian lấy mẫu, trong làng chỉ có một
số ít lò than hoạt động. Trên thực tế, vào thời kỳ cao điểm có khoảng 1600 lò than hoạt
động cùng một lúc thì ô nhiễm không khí do các loại khí này là không thể tránh khỏi.
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước
1) Quy trình lấy mẫu và các phương pháp phân tích mẫu

a. Quy trình lấy mẫu
b) Phương pháp phân tích
2) Hiện trạng môi trường nước thải làng nghề
- Nước thải sinh hoạt
- Nước cuốn trôi bề mặt
- Nước thải sản xuất
Kết quả cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các cống thải khá cao. Nồng độ
này vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,08 đến 4,5 lần. Hàm lượng các chất hữu cơ (COD,
BOB
5
), NH
4
+
, coliform rất cao vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
3) Ảnh hưởng đến môi trường nước mặt
Các mẫu nước mặt đã quan trắc chủ yếu là các ao, hồ trong làng và sông Cầu, mục
đích sử dụng của chúng chủ yếu dùng trong việc tưới tiêu thủy lợi. Vì vậy các mẫu nước
mặt ở đây được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (B1). Qua bảng kết quả phân tích
mẫu nước mặt của làng nghề Vân Hà ta thấy rằng có rất nhiều chỉ tiêu vượt quá QCVN 08:
2008/BTNMT (B1) như DO, COD, BOD
5
, NO
2
-
, NH
4
+
, coliform, Fe. Nhiều nguyên tố vi
lượng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN



7
4) Ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm
Qua bảng kết quả phân tích ta thấy rằng một số chỉ tiêu trong nước ngầm ở khu
vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm như coliform, Fe, Mn, NH
4
+
. Nhiều chỉ tiêu khi nước chưa
lọc có hàm lượng rất cao nhưng khi đã qua lọc hàm lượng giảm đi rất nhiều và người dân
có thể sử dụng được. Nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nước ngầm chủ
yếu là do sự ô nhiễm nước ở tầng mặt.
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường đất
1) Hiện trạng sử dụng đất của xã Vân Hà
2) Phương pháp phân tích đất
Môi trường đất trong khu vực làng nghề nấu rượu thuộc thôn Yên Viên đã bị ảnh
hưởng trực tiếp từ chất thải rắn và nước thải thải ra trong quá trình sản xuất, chăn nuôi,
sinh hoạt và việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông
nghiệp. Đây là những nguyên nhân cơ bản đối với môi trường đất của xã
3.3.4. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường xã hội
- Về cơ sở hạ tầng
- Về mức sống
- Ảnh hưởng tới sức khỏe của người

Chƣơng 4 – CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC TỪ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RƢỢU VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG
MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ VÂN HÀ
4.1. Các giải pháp chính sách và quản lý nhà nƣớc
4.1.1. Giải pháp quy hoạch phát triển sản xuất
a) Quy hoạch phân tán
b) Quy hoạch tập trung

4.1.2. Áp dụng sản xuất sạch
4.1.3. Giải pháp giáo dục môi trường
4.1.4. Giải pháp quản lý Nhà nước
4.2. Các giải pháp công nghệ
4.2.1. Giải pháp xử lý khí thải
4.2.2 Giải pháp xử lý nước thải và chất thải rắn
a) Bán phân cho nông dân làm phân bón
b) Công nghệ xử lý bằng bể Biogas
4.3. Quan trắc và giám sát chất lƣợng môi trƣờng
4.3.1. Quan trắc môi trường không khí
4.3.2. Quan trắc môi trường nước mặt
4.3.3. Quan trắc môi trường nước ngầm

KẾT LUẬN
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp tài liệu hiện có và kết quả khảo sát, lấy mẫu phân
tích nhằm đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn làng nghề Vân Hà, đề tài
rút ra một số kết luận chính sau:
1) Làng nghề nấu rượu Vân Hà xuất hiện từ rất sớm. Vào thế kỷ XVII, người dân
ở đây đã nắm vững và hoàn thiện kỹ thuật nấu rượu với những quy trình đòi hỏi tay nghề
và trình độ chuyên môn hóa khá cao.
Cho đến nay, nghề nấu rượu ở Vân Hà đã được mở rộng cả về quy mô và sản


8
lượng, đồng thời chất lượng cũng được nâng cao. Làng Vân đã có khoảng 885 hộ làm
nghề nấu rượu (chiếm khoảng 95% số hộ trong làng). Ngoài nguồn thu trực tiếp từ nghề
nấu rượu, người dân nơi đây còn có nguồn thu gián tiếp thông qua việc tận dụng bã rượu
để nuôi lợn. Song, chính việc phát triển sản xuất và phát triển chăn nuôi một cách ồ ạt,
không có quy hoạch, chất thải sản xuất và chất thải chăn nuôi chưa được xử lý mà thải ra
môi trường xung quanh làm cho môi trường khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng.

2) Các kết quả điều tra nghiên cứu và phân tích các yếu tố môi trường nước, đất,
không khí, điều tra sức khỏe cộng đồng của đề tài đã cho thấy:
- Môi trường không khí tại làng nghề đã bị ô nhiễm bởi khí H
2
S, NH
3,
Nồng độ
khí H
2
S vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,25 đến 4 lần. Nồng độ khí NH
3
vượt tiêu chuẩn
cho phép từ 4,45 đến 12,1 lần. Đây là nguồn ô nhiễm do sự phân giải các chất hữu cơ từ
các phần thừa của thức ăn gia súc và trực tiếp từ phân lợn và gia cầm được chăn nuôi tại
các hộ gia đình trong làng. Bên cạnh đó, làng Vân Hà cũng đang chịu ảnh hưởng của các
khí thải khác như CO, CO
2
, SO
2
, NO
2
, bụi, nhiệt… từ các lò than.
- Môi trường nước mặt trong khu vực nghiên cứu cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng,
đặc biệt ô nhiễm hữu cơ COD, BOD
5
và các nguyên tố như NO
2
-
, NH
4

+
, coliform đều có
hàm lượng vượt QCCP nhiều lần. So với QCVN08:2008/BTNMT (B1), 100% những
mẫu quan trắc đều bị ô nhiễm hữu cơ. Hàm lượng COD vượt QCCP từ 1,1 đến 19 lần,
hàm lượng BOD
5
vượt QCCP từ 1,3 đến 30 lần, gần 50% số mẫu quan trắc có hàm lượng
NO
2
-
đã vượt QCCP; 71% số mẫu có hàm lượng NH
4
+
vượt quá QCVN từ 3,34 đến 53,76
lần. Hàm lượng coliform rất cao, nhiều mẫu quan trắc đã vượt quá giới hạn cho phép,
riêng mẫu nước sông Cầu nằm trong QCVN(B1). Ngoài ra, nước ở Vân Hà còn bị ô
nhiễm bởi hàm lượng chất rắn lơ lửng và sắt.
- Nguồn nước ngầm tầng nông hiện nay được nhân dân sử dụng để phục vụ sinh
hoạt cũng đã bị nhiễm NH
4
+
, Fe, coliform với nồng độ cao, một số hộ gia đình còn bị
nhiễm Mn.
- Môi trường đất trong khu vực có hàm lượng mùn, thành phần dễ tiêu như lân,
kali… khá cao gây nên tình trạng phú dưỡng. Nhiều nơi trong khu vực nghiên cứu đất
mặt chuyển màu xám đen, lúa canh tác trong khu vực xảy ra tình trạng mất mùa, lúa lốp.
- Tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe của người dân trong khu vực. Các bệnh thường gặp chủ yếu tại làng nghề này là
bệnh ngoài da 68%, bệnh đường ruột 58%, bệnh hô hấp 44%.
3) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường làng Vân là do chất thải sản

xuất và chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường. Chất thải
vẫn được xử lý theo kiểu “sạch nhà, bẩn xóm”, thải bừa bãi ra các ao hồ, đường làng ngõ
xóm.
Cùng với sự phát triển của làng nghề thì không gian sản xuất và làm việc ngày
càng bị thu hẹp. Trung bình mỗi hộ sản xuất có từ 150 đến 180m
2
để sinh hoạt và sản
xuất (diện tích này bao gồm cả nhà ở, nhà sản xuất rượu, chuồng trại chăn nuôi). Điều
kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, hệ thống thoát nước chắp vá.
Mặt khác, dưới áp lực của gia tăng dân số, các ao, hồ, sông ngòi dùng để điều tiết
chất thải bị san lấp làm diện tích nhà ở. Số lượng ao, hồ còn lại quá ít nên quá tải, dẫn
đến nước thải ứ đọng, tràn cả ra khu dân cư, không kịp phân hủy, gây ô nhiễm trầm
trọng.
Bên cạnh đó, công nghệ và quy trình sản xuất thô sơ lạc hậu cũng là nguyên nhân
dẫn đến ô nhiễm. Sản xuất ở làng nghề mang tính chất hộ gia đình đơn lẻ, vốn đầu tư


9
nhỏ, lao động thủ công là chính, thiếu thiết bị công nghệ hiện đại, nên chưa tận dụng tối
đa nguồn nguyên liệu trong sản xuất.
4) Bên cạnh những lợi ích mà làng nghề mang lại, việc phát triển nghề nấu rượu
và chăn nuôi một cách ồ ạt, không có quy hoạch và không có xử lý chất thải đã gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để giảm thiểu và khắc phục có hiệu quả ô nhiễm, cải
thiện môi trường tại làng nghề, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Quy hoạch phân tán tại các hộ gia đình: quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình
theo phương thức SXSH nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và bảo vệ
sức khỏe của người lao động. Trước hết là bố trí không gian sản xuất hợp lý, tách nhà ở
ra khỏi khu sản xuất và khu vực chăn nuôi.
- Chính quyền và các ngành chức năng vận động, hướng dẫn giúp người dân tự
hình thành thói quen tích cực đối với môi trường như không xả thải bừa bãi, thu gom và

xử lý rác thải đúng nơi quy định.
- Sử dụng hầm Biogas.
- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải tập trung…
- Cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp cần lập kế hoạch kiểm tra, giám
sát các chỉ tiêu về khí thải, nước thải tại làng nghề để cập nhật thông tin, kịp thời đề xuất
biện pháp nhằm ngăn chặn ô nhiễm và sự cố môi trường tại khu vực làng nghề.
- Các hộ sản xuất nên trồng cây xanh xung quanh, vừa tạo bóng mát, vừa ngăn
cản quá trình phát tán khí thải vào môi trường không khí.


References

TIẾNG VIỆT
1. Lại Huy Anh, Tống Phúc Tuấn (2003), Môi trường địa chất, địa mạo lưu vực
sông Cầu, Lưu trữ Viện Địa Lý, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Bảo tồn và phát triển làng
nghề, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/2006/TT-
BNN – Hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Kỷ yếu hội thảo
Bảo tồn và phát triển làng nghề, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia 2008,
Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh – QCVN 05:2009/BTNMT, Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt – QCVN 08:2008/BTNMT, Hà Nội.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt – QCVN 14:2008/BTNMT, Hà Nội.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lượng nước ngầm – QCVN 09:2008/BTNMT, Hà Nội.
9. Lê Thạc Cán và nnk (1994), Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp
luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB Khoa học Kỹ Thuật Hà Nội.


10
10. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt
Nam và Môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
11. Tôn Thất Chiểu (1992), Kết quả bước đầu về ứng dụng phân loại đất theo
FAO – UNESCO, Tạp chí khoa học đất Việt Nam
12. Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Hải, Kinh tế Môi trường, NXB Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Trinh Hương (2009), Môi trường và sức khỏe cộng đồng tại các làng
nghề ở Việt Nam,Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động.
14. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc
Hiệp, Cái Văn Tranh (2001), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và
cây trồng, NXB Giáo dục.
15. Lê Văn Khoa, Trần Thiện Cường, Lê Văn Thiện (2009), Dinh dưỡng khoáng
thực vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Lê Văn Khoa và nnk (2001), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục Việt
Nam.
17. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, NXB Giáo dục.
18. Phạm Luận (2003), Phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
19. Phạm Luận (1994), Các kỹ thuật xử lý mẫu phân tích, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Hà Nội.
20. Ngô Trà Mai (2009), Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo
vệ môi trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây, Luận văn tiến sĩ Địa Lý, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
21. Lê Đức Ngọc (2007), Xử lý số liệu và kế hoạch hóa thực nghiệm, Đại học

Quốc Gia Hà nội – Đại học KHTN – Khoa hóa, Hà Nội.
22. Trần Thị Ninh (2009), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi
trường làng nghề đúc đồng, nhôm Đại Bái, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh,
Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lý, Trường Đại học khoa học Tự nhiên, Hà
Nội.
23. Dương Bá Phương (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình
công nghiệp hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Giang (2005), Môi trường và bảo vệ
môi trường tỉnh Bắc Giang.
25. Trịnh Thị Thanh (2000), Độc học môi trường và sức khỏe con người, NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
26. Lâm Minh Triết, Diệp Ngọc Sương (2000), Các phương pháp phân tích kim
loại trong nước và nước thải, NXB Khoa học Kỹ thuật.
27. Trang thông tin điện tử của tỉnh Bắc Giang
28. Trang thông tin điện tử làng nghề Việt Nam
29. Vũ Đình Tuấn, Phạm Quang Hà (2004), Kim loại nặng trong đất và cây rau ở
một số vùng ngoại thành Hà Nội, Khoa học đất (số 20)
30. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang (2008), Điều tra nghiên cứu môi trường
làng nghề Vân Hà.


11
31. Viện Địa lý (2005), Điều tra, đánh giá, xây dựng qui hoạch tài nguyên môi
trường tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 phục vụ mục tiêu quản lý bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
32. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây
trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
33. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
34. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt

Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Hà Nội.

TIẾNG ANH
35. Cookbook.DOC. 9/10/96, Analytical Methods for atomic absorption
spectroscopy.
36. David Stubbs (2004), Environmental plan, NewZealand.
37. MaryAnn H. Franson (1999), Standard methods for the examination of water
and wastewate, publication office American public Health Association, 19th.
38. Daniel C. Harris (1998), Quantitive chemical analysis, W.H. Freeman and
Company, New York.

×