BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO ĐỒ ÁN
MÔN: THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI
“ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU DU LỊCH
SẦM SƠN – THANH HÓA”
Thành viên nhóm 12:
1. Dương Duy Đức (NT)
2. Lê Thị Linh Chi
3. Nguyễn Ngọc Anh
4. Dương Tuấn Anh
5. Nguyễn Hữu Tùng
GVHD
: Trịnh Thị Thủy
HÀ NỘI – 2014
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số ngày không thuận lợi cho hoạt động du lịch trong 1 năm
Bảng 2: Dự báo về dân số, lao động du lịch Sầm Sơn 2020
Bảng 3.1 : Kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ khu vực bãi tắm
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc môi trường nước biển tại Cảng Hới – Sầm Sơn
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc môi trường không khí tại khu du lịch Sầm Sơn
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ thị xã Sầm Sơn
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN..............................................................................................1
CHƯƠNG II : SỨC ÉP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI............................................6
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG..................................................................................................6
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH.........12
CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.......................................19
CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...........................................22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................25
PHỤ LỤC 1.....................................................................................................................27
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Tổng quan về du lịch biển
1.1. Tổng quan về du lịch biển Việt Nam
Du lịch là những hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định.
Du lịch biển là những hoạt động du lịch có liên quan tới nguồn lực tài nguyên
biển.
Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các
hoạt động du lịch.
Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, diện tích khoảng 330.000 km 2, vùng đặc
quyền kinh tế khoảng 1.000.000 km2. Có trên 3.000 hòn đảo. Nhiều khu vực bờ biển,
cũng như các đảo ở nước ta có vị trí địa lí rất trọng yếu đối với phát triển kinh tế và an
ninh quốc phòng. Biển Việt Nam rất giàu và đẹp, là môi trường sống cho các loài sinh
vật, với kho tài nguyên khoáng sản phong phú, còn là nhân tố có ý nghĩa lớn điều hòa
khí hậu, là nơi chứa đựng các nguồn năng lượng triều, năng lượng gió…có tiềm năng
phát triển du lịch vùng hàng hải.
1.2. Tổng quan về du lịch biển Sầm Sơn, Thanh Hóa
Khu du lịch Sầm Sơn nằm cách thành phố Thanh Hóa 16 km. Trong những
năm đầu của thế kỉ 20, Sầm Sơn không những được quan chức người Pháp biết đến mà
còn có vua quan nhà Nguyễn và khách du lịch biết đến như một nơi nghỉ dưỡng lý
tưởng với những bãi cát trắng mịn dài hơn 10 km. Đây là một vùng trời nước mênh
mông, nhiều hải sản quí và đặc biệt có dãy núi Trường Lệ với các thắng tích như hòn
Trống Mái, chùa Cô Tiên, đền Độc Cước. Biển Sầm Sơn bao la còn là nơi cung cấp
nguồn hải sản phong phú như tôm, cá mực, cua, các loại hải sản quý khác... Ngoài du
lịch biển, gần đây Sầm Sơn còn mở nhiều loại hình vui chơi giải trí khác để thu hút du
lịch như: Khu du lịch văn hóa - vui chơi giải trí "Huyền thoại thần Ðộc Cước", "Khu
nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tổng hợp", Khu sinh thái Quảng Cư, Khu du
lịch văn hóa núi Trường Lệ. Sau 100 năm tuổi, thị xã đã có gần 400 cơ sở nhà nghỉ,
khách sạn với hơn sáu nghìn phòng nghỉ, bảo đảm đón từ 15 đến 20 nghìn lượt du
khách/ngày và bình quân mỗi năm đón khoảng từ 1,2 đến 1,3 triệu lượt du khách
1
Năm tháng đầu năm 2014, lượng khách du lịch Sầm Sơn đạt gần 1,3 triệu lượt
người, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2013, doanh thu ước đạt 507 tỷ đồng, tăng
19,7% so với cùng kỳ.
2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên
2.1. Vị trí địa lý
Thị xã Sầm Sơn là thị xã đồng bằng ven biển Thanh Hóa, nằm ở tọa độ
105052’’30’’ đến 105056”15” kinh độ Đông; 19047’’10’’ đến 19043’’11’’ vĩ độ Bắc ;
cách Thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông Nam theo đường quốclộ 47 và tiếp
giáp với các đơn vị hành chính sau:
Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa
Phía Nam giáp huyện Quảng Xương
Phía Đông giáp biển Đông
Phía Tây giáp huyện Quảng Xương
2.2. Địa hình
Thị xã Sầm Sơn có địa hình bằng phẳng, là một vùng đất cát chiều dài theo
hướng Bắc Nam; chiều rộng theo hướng Tây Đông, hẹp và dốc về hai phía:
+ Phía Đông ra biển
+ Phía Tây ra sông Đơ
+ Phía Nam có dãy núi Trường Lệ đỉnh cao nhất 81,7 mét
Địa hình vùng cát và ruộng cao độ cao nhất +3,1m và cao độ thấp nhất +0,2m.
Địa hình ở Sầm Sơn chia thành 4 vùng rõ rệt:
2
* Vùng triều ngập mặn: gồm vùng đất trũng bên bờ sông Đơ trải dọc từ cống Trường
Lệ đến sông Mã và vùng triều ngập mặn Quảng Cư. Đây là vùng đất trũng, cốt trung
bình từ 0,5 - 1,5 mét. Từ khi đắp đập Trường Lệ vùng đất trũng bên bờ sông Đơ đang
được ngọt hoá dần. Hiện nay vùng này đang trồng lúa năng suất thấp, nuôi trồng hải
sản, trồng sen...
* Vùng cồn cát cao: gồm khu vực nội thị, trải dài từ chân núi Trường Lệ đến bờ Nam
Sông Mã. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, dốc thoải từ Đông sang Tây khoảng
1,5 - 2%, cốt trung bình từ 2,5 - 4,5 mét, thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhà
nghỉ, trung tâm hành chính và các khu dân cư, diện tích khoảng 700 ha.
* Vùng ven biển: gồm khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương từ chân đền Độc
Cước (phường Trường Sơn) kéo dài đến hết địa phận xã Quảng Cư. Đây là dải cát
mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (độ dốc từ 2 - 5%), diện
tích khoảng 150 ha, rộng 200 mét.
* Vùng núi. Bao gồm toàn bộ núi Trường Lệ, nằm sát biển, độ cao trung bình khoảng
50 mét, đỉnh cao nhất đạt 76 mét, có các vách đá dốc đứng về phía biển tạo nên sự
hùng vĩ của núi Trường Lệ, rất thích hợp cho các loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo
hiểm. Ngoài ra ở đây còn có những bãi cỏ rộng và những sườn thoải phù hợp cho du
lịch cắm trại, vui chơi giải trí...
Nền địa chất của Sầm Sơn khá tốt, cường độ chịu tải của đất cao, đạt từ 1 - 2
kg/cm2, riêng khu vực gần núi Trường Lệ đạt trên 2 kg/cm 2, rất tốt cho xây dựng các
công trình.
2.3. Khí hậu
Thị xã Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng,
ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
* Chế độ nhiệt: Sầm Sơn có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm
khoảng 23oC. Nhiệt độ trung bình mùa hè (tháng 5 - 9) là 25 oC, tháng nóng nhất nhiệt
độ lên đến 40oC; nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3
năm sau) là 200C, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 5 oC. Tổng tích ôn cả năm khoảng
8.6000C; số giờ nắng cao, trung bình 1700 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất
(tháng 7) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 2) là 46 giờ.
3
* Chế độ gió: Sầm Sơn chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và
gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông (từ tháng 11
đến tháng 2 năm sau), bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc mang
theo không khí lạnh, làm nhiệt độ giảm xuống từ 5 - 10 oC so với nhiệt độ trung bình
năm. Về mùa hè (từ tháng 3 - 11) gió thịnh hành là Đông Nam mang theo hơi nước
gây mưa nhiều. Riêng đầu mùa hè thường xuất hiện gió Tây khô nóng (gió Lào) ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
* Chế độ mưa: Lượng mưa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ 1600 - 1900 mm,
nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng 12 - 4 năm sau) lượng
mưa rất ít, chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa (từ tháng 5 - 11) tập
trung tới 85% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8, lượng mưa có năm lên
tới gần 900 mm. Ngoài ra trong mùa này thường có giông, bão kèm theo mưa lớn gây
úng lụt cục bộ.
Khí hậu là yếu tố chi phối mạnh mẽ nhịp điệu trong năm. Qua nghiên cứu các
chỉ số khí hậu của các nhà khoa học trong nước và tổ chức du lịch thế giới (OTM) đã
đưa ra thì mức thích ứng của con người đối với khí hậu qua nhiệt độ không khí và độ
ẩm tương đối ở Sầm Sơn là 210 ngày/năm. Đây cũng là chỉ số đạt vào loại cao ở nước
ta. Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, số ngày không thuận lợi cho
hoạt động du lịch ở Sầm Sơn trong một năm là:
Bảng 1: Số ngày không thuận lợi cho hoạt động du lịch trong 1 năm
Gió lốc xoáy:
11 ngày
Ngày lạnh có nhiệt độ không khí dưới 150C:
Ngày bị ảnh hưởng của bão:
Số ngày mưa:
5 ngày
20 ngày
Từ 45 ngày trở lên
Số ngày bị sương mù, sương muối:
56 ngày
Tổng cộng
138 ngày
Như vậy, số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch Sầm Sơn là 227 ngày/năm.
Đây cũng là chỉ số cao so với nhiều điểm du lịch khác ở nước ta
2.4. Thủy văn
Thủy triều ở khu vực Sầm Sơn có chế độ nhật triều đều. Về mùa hè thủy triều
lên lúc 7 giờ và xuống lúc 14 - 16 giờ chiều; mùa đông thì ngược lại xuống lúc 6 - 9
giờ là lên lúc 14 - 16 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng 1,2 - 1,6 mét, cao nhất đạt 2
- 2,5 mét. Chế độ thủy triều như vậy rất thích hợp cho các hoạt động du lịch tắm biển.
4
2.5. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật ở Sầm Sơn khá đa dạng, ảnh hưởng lớn đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
* Tài nguyên rừng: Rừng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và là đối
tượng cho nhiều loại hình du lịch. Đất rừng ở Sầm Sơn năm 1907 là 543 ha. Rừng chủ
yếu tập trung trên núi Trường Lệ. Vào những năm 40 của thế kỷ XX, đây là khu rừng
thông tuyệt đẹp được trồng để phục vụ khách du lịch, nhưng đến những năm 60 - 70,
rừng gần như bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 1999 diện tích rừng là khoảng 324 ha, với độ
che phủ của rừng rất thấp (gần 20 %). Gần đây, rừng đang được khôi phục lại dần dần
với các loại cây như: thông, keo lá chàm, keo tai tượng.
* Thuỷ, hải sản: Đây là nguồn lợi có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội Sầm
Sơn. Nuôi trồng thuỷ, hải sản từng bước được chú ý và mở rộng về quy mô. Tận dụng
những tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, Sầm Sơn đã tiến hành cải tạo vùng triều
sông Mã, đầu tư hàng chục tỷ đồng để cải tạo ao nuôi, đưa khoa học - công nghệ mới
vào nuôi trồng thuỷ sản. Ðặc biệt, trong lĩnh vực nuôi tôm, thị xã đã mạnh dạn chuyển
đổi diện tích gieo trồng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, cho giá trị cao gấp 3 5 lần trồng lúa. Ðồng thời, Sầm Sơn đã từng bước xoá bỏ hình thức nuôi quảng canh,
chuyển sang nuôi bán thâm canh. Ðến 2008, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 205
ha, tăng 46,4% so với năm 1996; tổng sản lượng nuôi trồng đạt 170 tấn, tăng 41,6% so
với năm 1996. Nét đột phá trong sự phát triển của ngành thuỷ sản Sầm Sơn là đã xây
dựng hai trại giống tôm sú, sản sinh được 21 triệu con, chủ động đáp ứng nhu cầu trên
địa bàn. Hiện nay, thị xã đang phối hợp cùng với ban, ngành cấp tỉnh để lập dự án thi
công khu nuôi tôm công nghiệp. Với tổng sản lượng bao gồm cả đánh bắt và nuôi
trồng đạt 8.670 tấn, tổng trị giá 58,3 tỷ đồng, cùng với du lịch, ngành thuỷ sản đóng
vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của thị xã. Hàng năm, ngành đã giải
quyết việc làm cho phần lớn lao động của thị xã.
Đối với hoạt động du lịch, ngành đánh bắt thuỷ, hải sản đã cung cấp một nguồn
thực phẩm quan trọng. Các loại hải sản quý có lợi cho sức khỏe như tôm hùm, cua, mực,
ghẹ, rau câu...trở thành những món ăn ưa thích của thực khách, tạo nên nét hấp dẫn riêng
của khu du lịch biển. Ngoài ra, các sản phẩm được chế tạo từ vỏ sò, vỏ ốc...cũng làm nên
những món quà lưu niệm được du khách yêu thích.
5
CHƯƠNG II : SỨC ÉP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
1. Sức ép dân số và quá trình đô thị hóa
1.1. Sự phát triển dân số
Phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh đô thị du lịch biển, tăng cường nội
lực và thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh
tế-xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 Sầm Sơn trở thành đô thị loại III. Phát triển nền
kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, trong đó chú trọng phát triển 2 ngành
kinh tế có thế mạnh là dịch vụ du lịch và nghề cá. Với tinh thần cách mạng tiến công,
mục tiêu giai đoạn 2010 – 2015, Sầm Sơn phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng
năm đạt từ 18% trở lên.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng ngành Dịch vụ, giảm tỷ
trọng Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp, GDP đầu người đến năm 2015 đạt 2.200
USD.
Dự báo dân số thị xã Sầm Sơn cũ đến năm 2020 là 78.000 người, mở rộng
không gian hành chính địa giới (thêm 6 xã thuộc huyện Quảng Xương) sẽ có dân số
khoảng 70.000 người. Như vậy, trong giai đoạn 2011 – 2020, thị xã Sầm Sơn trở thành
thành phố du lịch với dân số khoảng 148.000 người (chưa kể bình quân hàng năm
khách du lịch đến Sầm Sơn từ 2.800 – 30.000 người).
Bảng 2: Dự báo về dân số, lao động du lịch Sầm Sơn 2020
6
Chỉ tiêu
2005
2010
2015
2020
1. Tổng dân số
59.749
62.550
66.394
73.306
Tốc độ tăng DS (%/n.)
1,05
0,92
1,2
2,0
Tr.đó: Tăng tự nhiên
1,05
0,92
0,85
0,8
- DS phi nông nghiệp
30.591
38.969
48.136
61.724
% so với tổng DS
51,2
62,3
72,5
84,2
- DS NL nghiệp & TS
29.158
23.581
18.258
11.582
% so với tổng DS
48,8
37,7
27,5
15,8
2. DS trong độ tuổi LĐ
34.953
38.593
43.422
49.995
% so với tổng DS
58,5
61,7
65,4
68,2
(Đơn vị: người)
Nguồn: Tổng hợp từ Uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn
Theo bảng 2 dự báo lao động du lịch và dự báo về dân số Sầm Sơn thì cùng với
sự tăng dân số, nguồn nhân lực của Sầm Sơn cũng tăng nhanh, dự báo năm 2015 đạt
43.420 người và năm 2020 đạt khoảng 50.000 người, chiếm 68,2% tổng dân số của thị
xã (chưa kể số lao động ở các địa phương khác đến làm việc theo thời vụ trong lĩnh
vực du lịch, dịch vụ). Đây là nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển của Sầm
Sơn trong tương lai, song cũng là một sức ép lớn đối với Sầm Sơn trong vấn đề tạo
thêm việc làm mới cho số lao động tăng thêm và cả số lao động thời vụ hiện nay. Mặt
khác để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh trong giai đoạn
tới, nhất là phát triển du lịch, đòi hỏi phải có kế hoạch thật cụ thể để đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn.
Để phát triển du lịch Sầm Sơn, quy hoạch được xem là công việc đầu tiên và có
vai trò vô cùng quan trọng. Việc quy hoạch phải gắn liền với mở rộng không gian đô
thị đến năm 2015, tầm nhìn 2020, đồng thời phải xem xét tính gắn kết với quy hoạch
thành phố Thanh Hoá và các vùng phụ cận. Mặt khác, công tác quy hoạch sẽ khắc
phục, điều chỉnh những hậu quả chắp vá của quy hoạch từ trước để lại. Chỉ có quy
hoạch đồng bộ thì mới có thể khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của Sầm Sơn - mảnh
đất chứa đựng những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn quý giá, góp phần quan trọng
trong việc bảo vệ lãnh hải Tổ quốc, giữ gìn môi trường sinh thái và làm tốt công tác an
ninh, phát huy bản sắc văn hoá đặc trưng của con người vùng biển.
1.2. Tác động của dân số đối với môi trường
Dân số tăng nhanh tạo nên sức ép lớn tới kinh tế, đời sống nhân dân và môi
trường. Dân số tăng cao làm kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân chậm cải
thiện, môi trường ô nhiễm:
7
- Tạo sức ép tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá mức
các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm,
sản xuất công nghiệp... làm diện tích rừng bị thu hẹp, tăng diện tích đất bạc màu, cạn
kiệt tài nguyên khoáng sản.
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường
tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường nước (giảm nguồn nước sạch), ô nhiễm môi trường
không khí do rác thải, khí thải, khói bụi, tiếng ồn... Theo thông tin và số liệu thu được,
bãi rác thải Sầm Sơn được quy hoạch và xây dựng từ năm 1997 với quy mô 2ha, trong
đó bãi chứa rác 1ha và 3 hồ xử lý sinh học với diện tích 9.100m2 có nhiệm vụ chứa và
xử lý nước thải. Theo quy trình thì nước thải từ các doanh nghiệp, nhà máy, hệ thống
nhà hàng, khách sạn và các hộ dân cư trên địa bàn thị xã được thu gom theo đường
ống về trạm bơm trung chuyển rồi đổ vào 3 hồ sinh học để xử lý, sau đó mới được thải
ra sông Đơ. Tuy nhiên, do lượng rác thải và nước thải quá lớn, nhất là vào mùa du lịch
với lượng rác thải trung bình lên tới 130 -150m3/ngày, tương đương 50 tấn; lượng
nước thải từ 500-2.500m3/ngày đã gây quá tải. Đến năm 2009, bãi rác này được giao
cho Công ty cổ phần Thương mại đô thị và dịch vụ du lịch Sầm Sơn. Do khối lượng
rác thải chưa kịp xử lý ngày càng tồn đọng với khối lượng lớn, nước thải chưa xử lý
được xả trực tiếp xả ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mùi hôi
thối từ bãi rác thải, hồ chứa nước thải cả ngày lẫn đêm. Nguồn nước ngầm ô nhiễm
không thể dùng sinh hoạt được. Đường ống nước sạch của thị xã thì không đi qua. Nhà
nào có điều kiện thì xây bể nước mưa, còn không thì phải đi hàng cây số mua nước,
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày
- Sự gia tăng dân số đô thị làm cho môi trường đô thị có nguy cơ bị suy thoái
nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự
phát triển dân cư. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng
khó khăn.
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.1. Thương mại – du lịch
a. Hiện trạng khách du lịch
Sầm Sơn có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch đặc biệt là địa hình, cảnh quan,
đa dạng HST nên đã thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan nghĩ dưỡng.
8
Cùng với việc phát triển bổ sung các loại hình dịch vụ du lịch, chất lượng các sản
phẩm, các dịch vụ đưa đón, hướng dẫn, phục vụ khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham
quan được nâng cao hơn. Giữ vững và nâng cao tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu cơ bản
về kinh doanh du lịch, tăng dần tỷ trọng dịch vụ du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế địa phương.
Khách du lịch đến với Sầm Sơn chủ yếu đi vào cuối tuần và mùa du lịch (cuối
tháng 4 đến đầu tháng 11). Những ngày cao điểm như dịp lễ 30/4 - 1/5 Sầm Sơn đã
đón gần 700.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tắm biển và
nghỉ dưỡng.
Nhằm tăng cường sự thu hút khách tham quan đến với Sầm Sơn, những năm qua
các loại hình dịch vụ du lịch tiếp tục phát triển với quy mô và sản phẩm ngày càng đa
dạng, hấp dẫn du khách, đặc biệt là các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi
giải trí thể thao trên biển, tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch mang tầm cỡ quốc gia
trên địa bàn ngày càng phát triển.
b. Doanh thu từ hoạt động du lịch
5 tháng đầu năm 2014, lượng du khách về Sầm Sơn đạt gần 1,3 triệu lượt
người, tăng 21,7% so với cùng kì năm 2013; doanh thu ước tính đạt 506 tỉ đồng, tăng
19,7 % so với cùng kỳ. Đặc biệt trong dịp lễ 30/4 và 1/5, lượng khách về Sầm Sơn
tăng cao nhất trong nhiều năm qua
9
2.2. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
Sầm Sơn có bờ biển dài 9 km từ Cửa Hới đến Vụng Tiên (Vụng
Ngọc). Vùng biển, ven biển Sầm Sơn và phụ cận có nguồn lợi hải sản
khá phong phú, đa dạng, tạo cho Sầm Sơn có lợi thế rất lớn về khai
thác hải sản. Các ngư trường khai thác chính gồm:
- Bãi cá nổi ven bờ từ Nghệ An trở ra phía Bắc có trữ lượng
khoảng 12.000 - 15.000 tấn, chủ yếu là cá lầm, cá trích (chiếm 40 50%); còn lại là cá nục, cá cơm, cá lẹp... Khả năng khai thác khoảng
6.000 - 7.000 tấn/năm.
- Bãi cá nổi vùng Lạch Hới - Đông Nam Hòn Mê có trữ lượng
15.000 - 20.000 tấn, chủ yếu là cá lầm, cá trích, cá nục (chiếm 60 70%), còn lại là cá thu, bạc má... Khả năng khai thác 7.000 - 10.000
tấn/năm.
- Các bãi cá đáy phía Nam đảo Hòn Mê đến Lạch Ghép và Lạch
Hới - Đông Nam Hòn Mê.
Ngoài ra, vùng biển và ven biển còn có nhiều loại hải đặc sản
khác có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường
trong và ngoài nước như ốc hương, sứa, tôm hùm, cua, ghẹ...
Về nuôi trồng thuỷ sản: Sầm Sơn có trên 158,7 ha mặt nước
thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là ở Quảng Cư
(138.7 ha) và một phần ở Quảng Tiến (20 ha). Toàn bộ diện tích này
nằm trong đê sông Mã, đã hình thành các ao, đầm có thể nuôi trồng
nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, ghẹ, rong
câu...
2.3. Tác động của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường
- Sự tăng lên nhanh chóng các hoạt động phát triển thương mại - du lịch đã và
đang tạo ra nguồn chất thải không nhỏ gây ô nhiễm môi trường.
- Rác thải phát sinh từ các hoạt động thương mại du lịch không được thu gom trở
thành nguồn gây ô nhiễm
- Nước thải và rác thải phát sinh từ hoạt động du lịch, dịch vụ trên biển trở thành
nguồn gây ô nhiễm cho môi trường nước biển
10
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản, các nhà bè trên biển và dân cư các làng chài
phục vụ du lịch đã thải ra một lượng lớn thức ăn dư thừa, nước thải, rác thải… gây ô
nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh.
- Lượng khách du lịch tăng kéo theo đó là các hoạt động vận chuyển lữ hành tạo
ra nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí cũng như dầu thải gây ô nhiễm môi
trường nước biển.
- Hoạt động đánh bắt thủy hải sản gây rò rỉ dầu mỡ gây ô nhiễm moi trường nước
biển và hệ sinh thái
- Số lượng phương tiên giao thông vận tải lưu hành trên địa bàn cũng ngày càng
gia tăng với sự tham gia với mật độcao của các xe tải nguyên vật liệu, hàng hóa, hành
khách tạo ra lượng bụi và các khí thải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không
khí
11
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU
LỊCH
(Nguồn: Phòng Địa chính thị xã Sầm Sơn).
Hình 3.1: Sơ đồ thị xã Sầm Sơn
12
1. Môi trường nước biển ven bờ
Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất tới chất lượng biển ven bờ là nước thải công
nghiệp, đặc biệt nước thải do hoạt động đóng tàu, nuôi trồng thủy sản và nước thải
sinh hoạt không qua xử lý
Nước thải đô thị, nước thải từ hoạt động thương mại - du lịch chưa được xử lý
thải trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận là sông, suối, kênh, mương sau đó đổ ra biển cũng
là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nước biển
* Hiện trạng môi trường nước biển tại các khu vực bãi tắm
Bảng 3.1 : Kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ khu vực bãi tắm
T
T
Vị trí quan
trắc
Nhiệt
độ
0
( C)
1
2
3
Bãi tắm 1
Bãi tắm 2
Bãi tắm 3
QCVN
10:2008/BTNMT
13,5
13,8
14,9
30,0
Độ
DO
muố
pH
(mg/l
i
)
(‰)
8,12 25,4 6,21
8,09 28,7 6,24
8,05 30,9 6,68
6,5> 4,0
8,5
Thông số
BOD
COD
(mg/l
)
2.47
9.7
5.2
3
TSS
(mg/l (mg/l)
)
1,5
24,0
8,4
33,0
2,1
14,0
5
-
50,0
Colifor
m
(MPN/
100ml)
14
210
5
0,021
0,130
KPH
1.000
0,100
Nhận xét: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ (bảng 3.1) tại một số
bãi tắm cho thấy :
+ pH: Kết quả đo tại 3 bãi tắm (Bãi tắm 1, Bãi tắm 2 và Bãi tắm 3) dao động từ 8,05 8,12 và đều nằm trong quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT) quy định đối
với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước.
+ DO: Giá trị ôxy hòa tan tại các bãi biển ghi nhận dao động từ 6,21 - 6,68 mg/l và đều
nằm trong giới hạn của quy chuẩn cho phép.
+TSS: Hàm lượng TSS ghi nhận tại bãi tắm dao động từ 14 - 33,0 mg/l và đều nằm
trong giới hạn của quy chuẩn cho phép.
13
Dầu
(mg/l
)
+ Hàm lượng dầu: Nước tại một số bãi tắm đã có dấu hiệu ô nhiễm dầu, hàm lượng
dầu ghi nhận đã vượt quy chuẩn cho phép đối với bãi tắm, thể thao dưới nước như ở
Bãi tắm 2 là 0,130 mg/l; tại bãi tắm 3 chưa phát hiện hàm lượng dầu.
+ Hàm lượng COD tại 3 bãi tắm đều vượt quá giới hạn của quy chuẩn cho phép.
+ Coliform: Kết quả quan trắc cho thấy, chưa có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh vật tại các
khu vực bãi tắm Sầm Sơn, kết quả ghi nhận coliform dao động từ 5 - 210 MPN/100ml.
* Hiện trạng môi trường nước biển tại các khu vực bến cảng
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc môi trường nước biển tại Cảng Hới – Sầm Sơn
Vị trí quan trắc
Nhiệt
độ
(0C)
Cảng Hới
13,6
QCVN
10:2008/BTNMT
-
Thông số
BOD
COD
pH
Độ
muố DO
(mg/l
i
(mg/l)
)
(‰)
8,0
28,5
3
6,58,5
5
(mg/l
)
TSS
(mg/l
)
Colifor
m
(MPN/
100ml)
Dầu
(mg/l)
6,34
11
9,3
35,0
210
0,312
-
3
-
-
1.000
0,200
Nhận xét: Kết quả phân tích các thông số đặc trưng chất lượng nước tại bến cảng
chính ở Sầm Sơn cho thấy:
+ pH: Giá trị pH 8,03 nằm trong quy chuẩn cho phép đối với nơi khác (ngoài quy định
đối với bãi tắm, thể thao, nuôi trồng và bảo tồn thủy sản).
+ DO: Lượng ôxy hòa tan 6,34mg/l nằm trong giới hạn của quy chuẩn cho phép.
+ TSS: Kết quả phân tích TSS trong nước biển tại các cảng ở 35 mg/l
+ Hàm lượng dầu: Nước biển cảng tàu du lịch Sầm Sơn đã có dấu hiệu ô nhiễm dầu.
Hàm lượng dầu ghi nhận tại đây là 0,312 mg/l (vượt quy chuẩn cho phép 1,56 lần).
+ Hàm lượng COD tại khu vực cảng tàu có nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép.
+ Coliform: Thấp hơn giới hạn quy chuẩn cho phép. Như vậy, chưa có dấu hiệu ô
nhiễm về vi sinh vật (thông qua coliform) tại các bến cảng.
14
2. Môi trường không khí.
Các hoạt động công nghiệp, các hoạt động xây dựng, hoạt động GTVT làm phát
sinh lượng khí thải, bụi lớn gây ô nhiễm môi trường không khí.
* Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc môi trường không khí tại khu du lịch Sầm Sơn
TT
1
2
3
4
Vị trí quan trắc
Bãi tắm 1
Bãi tắm 2
Bãi tắm 3
Cảng Hới
QCVN
05:2013/BTNMT
Bụi
SO2
NO2
NO
CO
CO2
0,04
0,044
0,049
0,085
0,059
0,061
0,067
0,074
0,054
0,054
0,054
0,064
0,11
0,11
0,11
0,2
2,0
2,0
2,0
3,0
0,026
0,027
0,025
0,027
0,3
0,35
0,2
-
30
-
Tiếng ồn
(dBA)
37
30
35
65
Nhận xét: Nhìn chung tại khu vực các bãi tắm và bến cảng du lịch nơi có mật độ
giao thông ít, không chịu tác động của hoạt động khai thác, tất cả các thông số đều
nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.
3. Thực trạng đa dạng sinh học
Sầm Sơn là nơi tập trung đa dạng sinh học với hai hệ sinh thái điển hình là "hệ
sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới" và "hệ sinh thái biển và ven bờ".
Trong mỗi hệ lớn nói trên lại có nhiều dạng sinh thái.
* Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Sầm Sơn rất đặc trưng,
phong phú với tổng số loài thực vật sống trên các đảo khoảng trên 100 loài. Một
số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở
bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của
hang hay khe đá.
* Hệ sinh thái biển và ven bờ
Đảo với vách núi đá dựng đứng và thảm thực vật xanh tiêu biểu cho hệ sinh thái
biển và ven bờ của Sầm Sơn
15
Hệ sinh thái biển và ven bờ của vịnh Hạ Long bao gồm "hệ sinh thái đất ướt" và
"hệ sinh thái biển" với những điểm đặc thù:
- Hệ sinh thái đất ngập nước:
+ Sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn trên Vịnh: bao gồm 20 loài thực
vật ngập mặn; là nơi sống cho 69 loài giun nhiều tơ, 100 loài chim, 10 loài bò sát và 6
loài khác
+ Dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn: sinh vật sống trên vùng triều
đặc trưng là động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao
như: Sá Sùng, Hải Sâm, Sò, Ngao…
- Hệ sinh thái biển:
+ Thực vật phù du: có 85 loài.
+ Động vật phù du: có 40 loài động vật phù du sinh sống.
4. Quản lý chất thải rắn
4.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn
* CTR sinh hoạt:
+ Quá trình đô thị hóa nhanh đã làm lượng chất thải rắn phát sinh.
+ Chất thải từ các hộ gia đình.
+ Chất thải từ hoạt động du lịch.
* CTR công nghiệp:
+ Chủ yếu là chất thải từ hoạt động cảng biển, chế biến thủy hải sản, chất thải
từ các làng nghề
+ Ngoài ra còn có giấy, catton, bavia kim loại, thuỷ tinh, giẻ lau, vải vụn,
plastic, nilon, bao bì PP, PE, thùng PVC, thùng kim loại, dầu thải,…và CTR nguy hại
như: giẻ lau chứa hóa chất, dầu, bùn của quá trình xử lý nước thải, lá cực hỏng, vỏ
bình hỏng, chất dễ cháy…từ một số ngành công nghiệp trên địa bàn khu du lịch.
* CTR y tế:
16
+ Chất thải y tế nguy hại: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi
dao mổ, đinh mổ, dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng;
chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế; chất gây độc tế bào (vỏ các chai thuốc, lọ
thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào...); chì, chất thải phóng xạ; bình chứa áp
suất, các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
+ Chất thải thông thường bao gồm: các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các
vật liệu nhựa...Các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng
catton, túi nilon, túi đựng phim. Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực
ngoại cảnh.
4.2. Thu gom và xử lý CTR
* CTR đô thị:
+ Tỷ lệ thu gom CTR tại các trung tâm đô thị: Năm 2009 đạt 82%, dự kiến 6
tháng đầu năm 2010 đạt 84%; chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 là đạt tỷ lệ thu gom CTR tại
trung tâm các đô thị đạt gần 87 %.
+ Đối với các phương tiện tàu biển khi cập cảng: các doanh nghiệp cung ứng
tàu biển hoặc các đại lý tàu biển, thu gom rác thải rắn đưa về nơi tập trung để xử lý
riêng
* CTR công nghiệp:
+ CTR công nghiệp chưa được phân loại triệt để tại nguồn theo hai loại là
CTR công nghiệp thông thường và CTR nguy hại. Biện pháp xử lý phổ biến là chôn
lấp cùng với chất thải sinh hoạt, được thực hiện bởi nhân viên các cơ sở công nghiệp
hoặc được ký kết hợp đồng với các công ty môi trường đô thị hoặc các cơ sở tư nhân
thu gom và xử lý ở địa phương.
+ Việc tái chế CTR công nghiệp thường được bán hoặc tái sử dụng các loại
bao bì nhựa, thuỷ tinh… Tận thu làm chất đốt như: giấy, gỗ vụn, giẻ lau.
+ Phần lớn chất thải công nghiệp phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp nhỏ đều
chôn lấp tại các bãi rác của địa phương.
* CTR y tế:
17
+ Các đơn vị y tế trên địa bàn đều tiến hành phân loại và thu gom ngay tại nơi
phát sinh CTR y tế theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
- CTR y tế thông thường: thu gom vào túi màu trắng hoặc màu xanh, tập
trung vào thùng nhựa có màu tương ứng tại các khoa, phòng. Sau đó chuyển bằng xe
chuyên dụng về khu vực lưu giữ chất thải thông thường để công ty vệ sinh môi trường
vận chuyển đi xử lý.
- CTR nguy hại phát sinh chủ yếu từ các bệnh viện. CTR lây nhiễm thu gom
vào túi màu vàng, chất thải hoá học nguy hại thu gom vào túi màu đen có thành dày tối
thiểu 0,1 mm, thể tích tối đa 0,1 m3; tập trung vào thùng nhựa có màu tương ứng. Sau
đó chuyển bằng xe chuyên dụng tới kho bảo ôn tại khu vực lò đốt CTR y tế.
18
CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết đối với môi trường khu du lich Sầm
Sơn nó đang tác động tiêu cực tới sức khỏe con người
- Nhu cầu sử dụng nước của con người trong hoạt động du lịch biển là không thể
thiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khỏe của con người. Trên 50% số người được hỏi không có đủ nước sạch để dùng,
thường họ phải đi rất xa để mua nước hoặc dùng nước mưa. Hậu quả chung của tình
trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm
nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư, các bệnh da liễu… ngày càng tăng.
- Ô nhiễm không khí từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải…
ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Đây là nguyên nhân gây ra các căn bệnh cấp
và mãn tính như các bệnh về đường hô hấp: viêm phế quản, hen xuyễn; thậm chí có
thể gây ung thư…
- Ô nhiễm tiếng ồn từ sản xuất, các phương tiện giao thông có thể gây ảnh hưởng
tới thính giác, suy nhược thần kinh, mệt mỏi khiến cho hiệu quả làm việc giảm nghiêm
trọng ( thống kê cho thấy khoảng 30% người trung tuổi trở lên có vấn đề về thính giác)
- Các nguồn gây ô nhiễm như rác thải du lịch, rác thải y tế có chứa các thành
phần độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Các chất thải nguy hại này có thể
đi vào cơ thể thông qua tiếp xúc da gây ra các bệnh da liễu như viêm da, đi qua đường
hô hấp gây ra các bệnh về đường hô hấp và các bệnh về đường tiêu hóa.
- Theo kết quả điều tra thì có đến 60% số người được hỏi mắc bênh liên quan đến
hô hấp, một số khác mắc các bệnh ngoài da. Ngoài ra những vấn đề về sức khỏe phần
lớn người được hỏi còn cảm thấy khó chịu về cảnh quan khu du lịch cũng như tâm lý e
ngại khu đến khu du lịch do lo sợ vấn đề ô nhiễm môi trường.
Nhận xét: Ô nhiễm môi trường tại khu du lịch tác động không nhỏ tới đời sống
cũng như sức khỏe của người dân gây lên bệnh tật làm suy giảm chất lượng sống cũng
như gây lên vấn đề tâm lý e dè đối với người dân và khách du lịch khu tới đây điều đó
gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển cũng như hình ảnh của khu du lịch.
19
2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế - xã hội
Ô nhiễm môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, ngắn hạn hoặc dài hạn đối
với nền kinh tế. Sự ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại về kinh tế- xã hội.
- Ô nhiễm dầu trên biển đang là một trong những vấn đề bức xúc của môi trường
Sầm Sơn tạo nên thách thức lớn trong việc quản lý xã hội cũng như tốn kém các nguồn
lực kinh tế trong việc khắc phục hậu quả của ô nhiễm gây ra. ( Phiếu điều tra cho thấy
nước biển có nhiều rác, đục ở ven bờ và gần khu công nghiệp có xuất hiện váng dầu
mỡ )
- Nước biển bị ô nhiễm gây ảnh hướng lớn đến môi trường cảnh quan, tác động
không nhỏ đến ngành du lịch một thế mạnh của địa phương.
- Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân, gây thiệt hại
không nhỏ đến kinh tế; làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các
dạng vật liệu…
- Ô nhiễm CTR làm mất cảnh quan, gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, đồng
thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế địa phương khi phải đầu tư công nghệ thu
gom, xử lý. ( Trên 80% người dân được hỏi đều cho rằng chất thải rắn xuất hiện nhiều
ở ven bờ, không được xử lý, có nhiều nơi bốc mùi khó chịu)
Nhận xét: Ô nhiễm môi trường ở Sầm Sơn gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã
hội của địa phương, chi phí cho việc xử lý ô nhiễm ngày một tăng cao, cùng với đó là
một loạt các chi phí trong việc khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội cũng tăng theo. Nếu
không có các biện pháp xử lý kip thời thì ô nhiễm môi trường sẽ để lại những hậu quả
khôn lường.
3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái
- Các loại thủy hải sản bị khai thác phục vụ khách du lịch ngày càng nhiều có
nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên.
- Cảnh quan môi trường bị phá hủy do một số khách thiếu ý thức như để lại dấu
tích, vẽ viết lên cảnh quan, hái lá bẻ cành, vứt rác bừa bãi…
- Tài nguyên hệ sinh thái ven bờ bị phá hủy.
20
- Ô nhiễm môi trường sống cùng việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên,
những khu chăn nuôi là những nhân tố làm cho một số loài động thực vật dần bị mất
nơi cư trú.
- Giảm sút số lượng lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.
- Các hoạt động như thu nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm đồ lưu đều làm gia tăng
việc hủy hoại nơi sinh sống của các loài động vât ở dưới nước, việc săn bắt chuyên
nghiệp cũng góp phần làm giảm đi nhiều loài sinh vật đang bị đe dọa diệt vong.
- Nhu cầu của khách về hải sản được coi là nguyên nhân chính tác động mạnh
đến môi trường sống của tôm hùm và các hải sản có giá trị khác. Đối với các hệ sinh
thái nước ngọt, việc đánh bắt cá để đáp ứng nhu cầu cũng là mối đe dọa cho các động
vật có giá trị. Gần 100% khách du lịch đều mua quà về sau khi đi nghỉ tại Sầm Sơn
( thủy hải sản, đồ lưu niệm, . . . )
- Các hoạt động thể thao, đánh bắt cá của du khách ở khu vực ven biển đã có tác
động xấu đến việc bảo tồn các loài sinh vật quý đang cần bảo vệ.
21
CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Giải pháp chính sách
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT trong hoạt động du
lịch:
+ Nghiên cứu, xây dựng cơ chế lồng ghép các yêu cầu BVMT trong hoạt động du
lịch vào các chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển của ngành, địa phương.
+ Thẩm quyền ban hành văn bản pháp lý trong lĩnh vực du lịch - du lịch biển nói
riêng cần được thống nhất ở các cấp, các ngành theo quy định của pháp luật về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị; tránh tình trạng ban hành văn bản
chồng chéo, thiếu tính thống nhất giữa cơ quan trung ương và địa phương, giữa UBND
thành phố và các phòng, ban…
+ UBND thành phố Hạ Long cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương khác và
các sở ban ngành trong tỉnh về công tác và bảo vệ môi trường.
- Tăng cường áp dụng các chính sách BVMT trong hoạt động du lịch:
+ Tăng cường thực thi pháp luật BVMT trong hoạt động kinh doanh du lịch trên
địa bàn thành phố.
+ Quy hoạch phát triển ngành du lịch phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội và BVMT của thành phố. Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư dự án
đảm bảo các yếu tố BVMT du lịch.
+ Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
như thu phí BVMT của các dịch vụ kinh doanh du lịch đối với nước thải, CTR...
+ Lồng ghép nhiệm vụ BVMT vào các hoạt động phát triển của ngành.
2. Giải pháp kinh tế, khoa học công nghệ
2.1. Giải pháp kinh tế
- Tăng cường áp dụng công cụ kinh tế trong hoạt động BVMT, từ đó có nguồn
lực tài chính và đầu tư cho các hoạt động.
22