Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Bài thuyết trình tin học 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 27 trang )


TÊN ĐỀ TÀI:


Giới thiệu nhóm:
1. Võ Duy Quý
2. Bùi Bích Ngọc
3. Trịnh Minh Nguyệt


Phần 1: Lịch sử Hà Nội
Thăng Long - Hà Nội, có một bề dày lịch sử nghìn năm, là nơi
hội tụ văn hóa, kết tinh văn minh Việt Nam.
Nằm trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng có đất đai mầu
mỡ, trù phú, nơi đây đã sớm là một trung tâm chính trị và tôn giáo
ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.
Trong Chiếu dời Đô, Lý Thái Tổ từng nói: “Ở trung tâm cõi bờ đất
nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông
Tây Nam Bắc, địa hình thế núi sông sau trước. Ở nơi đó địa thế
rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không
phải chịu khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phì nhiêu tươi tốt. Xem
khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thực là chỗ bốn phương tụ
hội, là nơi đô thành bậc nhất của Đế vương muôn đời!”
Đất Thăng Long xưa, hình thành từ những làng quê, có bụi tre,
bến nước, vườn nhỏ, ao chuôm... Ngày nay, dấu ấn “làng” ấy vẫn
tồn tại đâu đó với những phố cổ, làng cổ trầm mặc, xinh xắn, với
bao ngõ nhỏ uốn lượn, quanh co, ngoằn ngoèo trong lòng một Hà
Nội hiện đại, sầm uất.


Cảnh quan lịch sử Hà Nội:




Phần 2: Danh nhân:
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh:
• Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài
Của Đảng và nhân dân Việt Nam, người
thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới, Người đã hiến dâng toàn bộ
cuộc đời mình cho độc lập của Tổ quốc
và tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc
ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh
trọng tuyên bố trước đồng bào quốc dân
và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã
thành một nước tự do, độc lập.”


NHƯNG ĐÁNG TIẾC RẰNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CHƯA BAO GIỜ
ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN LÀ DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI.


Hình ảnh Bác Hồ đang cần mẫn bên bàn làm việc:


2. Đại Thi Hào Nguyễn Du (1765-1820):



Trong cuộc đời nhiều
thăng trầm, chìm nổi
của mình, đại thi hào
Nguyễn Du đã có
không ít năm tháng
sống ở kinh thành
Thăng Long.

Thăng Long cũng là
nơi thân phụ ông, các anh
em ruột và nhiều danh nhân khác trong dòng họ Nguyễn
Tiên Điền trau dồi tài năng, đỗ đạt và vinh hiển.


3. Hoàng Diệu:


Hoàng Diệu, tên chữ là Kim Tích,
tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai,
sinh ngày mùng 10 tháng Hai năm
Kỷ Sửu (5-3-1829) tại làng Xuân
Đài, xã Điện Quang, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo phả,
họ Hoàng làng Xuân Đài gốc họ
Mạc ở làng Huệ Trì (nay là thôn
Lộc Trì, huyện Nam Sách, tỉnh
Hải Dương) di cư vào thôn Đông Bàn
sau một trận lụt lớn, đến Hoàng Diệu
là đời thứ bảy.




Ông được gọi là Tổng đốc Hoàng Diệu: Sống vì
dân,chết cũng vì dân,vì dân trừ tệ.


4. Nguyễn Quý Đức:


Nguyễn Quý Đức (1648-1720), húy là Tộ, hiệu là Đường Hiên, ở
làng Thiên Mỗ, nay là xã Đại Mỗi, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 29
tuổi, đời Lê Hy Tông (1676), ông đã đỗ nhất giáp tiến sĩ đệ tam
danh, tức Thám Hoa.



Khi còn nhỏ, Nguyễn Qúy Đức đã nổi tiếng thông minh, nhanh
nhẹn. Gia phả họ Nguyễn Qúy làng Đại Mõ còn ghi lại một bài thơ
của Nguyễn Qúy Đức khỉa chơi chùa Trấn Quốc.Bài thơ theo thể
"thuận nghịch độc", tức là đọc xuôi, đọc ngược đều thành thơ, đọc
xuôi là thơ chữ Hán, đọc ngược là thơ chữ Nôm.



Ông là người khoan dung, cảm thông với nỗi khó khăn vất vả của
nông dân, vì vậy thường khoan hồng với người trốn thuế hoặc thiếu
thuế, bớt tạp dịch, ông được dân ca ngợi "Tể tướng Qúy Đức, thiên
hạ yên tức"



Chân dung Nguyễn Quý Đức:


Phần 3: Ẩm thực Hà Nội:
Phở: Mỗi loại phở đều có những
hương vị đặc trưng riêng nhưng
đều rất ngon và hấp dẫn. Nếu tới
thăm Hà Nội mà chưa đượcthưởng
thức phở thì coi như chưa từng tới
Hà Nội, phở là món ăn khi du lịch
Hà Nội bạn nên thưởng thức.


• Bún Chả:Bún chả Hà Nội mang
đậm phong vị truyền thống, hương
vị đặc trưng riêng, không pha tạp.
Thưởng thức miếng chả thấm gia
vị với nước chấm ngon ăn kèm với
bún rối cùng đu đủ xanh giòn khiến
bao du khách phải trầm trồ, tán
thưởng.


Bánh cốm làng vòng:


Bánh cốm Làng Vòng:
Màu xanh tươi của cốm
cùng với mùi thơm dịu
mát đã tạo nên sự cuốn

hút của bánh cốm Làng
Vòng. Có thể nói bánh cốm
là một món quà tinh túy
của người dân Hà Thành
từ bao đời nay, thường gặp
trong những đám lễ hỏi. Nếu
bạn có dịp ghé thăm Hà Nội
một lần nên thưởng thức bánh
cốm Làng Vòng nhé.


Bún đậu mắm tôm:


Bún đậu mắm tôm:
Có thể nói bún đậu mắm
tôm là một trong những món
ăn đặc trưng nhất của người
dân Hà Thành. Đó là sự kết
hợp của đĩa mún tươi mềm,
đậu phụ rán giòn cùng với
bát mắm tôm thơm, béo ngậy
và rau thơm. Bún đậu mắm tôm
Hà Nội nổi tiếng với những quá
ăn ven đường, có lẽ đây là nét
riêng biệt của những gánh hàng
bán bún đậu mắm tôm.


Kem Tràng Tiền:

• Kem Tràng Tiền từ lâu đã nổi tiếng với hương vị đặc biệt
làm say lòng không biết bao thế hệ người Hà Nội.
Những ai một lần đến Hà Nội và được thưởng thức kem
Tràng Tiền thì khó quên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng
rất riêng của Hà Nội - vừa đứng vừa ăn kem!


Kem Tràng Tiền:


Kem Tràng Tiền từ lâu nổi tiếng
với các hương vị như kem đậu
xanh béo ngậy khi ăn vào tan
chảy từ từ trong miệng cho đến
kem sôcôla, cốm, sữa... ngọt
lịm, thơm ngon.



Từ khi ra đời năm 1958 đến
nay, kem Tràng Tiền luôn giữ
được sự tin yêu của khách
hàng nhờ vào chất lượng và
hương vị riêng của mình. Mặc
dù nổi tiếng nhưng giá kem
Tràng Tiền rất rẻ, mọi người ai
cũng có thể thưởng thức.


Phần 4: Danh lam thắng cảnh:



Tháp Rùa: Tháp Rùa là
một ngọn tháp nhỏ nằm
trên gò đảo giữa Hồ Gươm,
lui về phía nam hồ. Tháp
được xây dựng trên một
gò đất rộng khoảng 350m2,
theo hình vuông có 3 tầng,
tầng dưới xây rộng hơn,
rồi thu nhỏ dần lên tầng
trên.


Danh lam thắng cảnh:


Chùa Một Cột: Còn có
tên khác là Diên Hựu
tự hoặc Liên Hoa, được
vua Lý Thái Tông cho
khởi công xây dựng vào
mùa đông năm Kỷ Sửu
1049, là ngôi chùa có kiến
trúc độc đáo bậc nhất ở
Việt Nam.
• Chùa Một Cột là một trong những niềm tự hào lớn lao
của người Hà Nội, được chọn in ở mặt sau đồng tiền
kim loại 5.000 đồng của nước ta.



Danh lam thắng cảnh:
• Cầu Thê Húc: Tới Hà Nội,
thả bước bên Hồ Gươm
rồi vào Đền Ngọc Sơn
thắp nén nhang, cầu khẩn
thần linh phù hộ sức khỏe,
bình an đã trở thành thói
quen của nhiều người. Nơi
đây cũng là điểm dừng chân
quen thuộc của du khách thập
phương mỗi lần đến thủ đô.


Phần 5: Hà Nội Thanh Lịch:


Đất nước và Thủ đô đã qua 30 năm đổi mới với biết bao đổi thay về
kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh ấy, rất cần xây dựng những
nếp sống văn hóa mới, đô thị hiện đại trên cơ sở kế thừa, phát huy
nét đẹp truyền thống của Thăng Long - Hà Nội. Chương trình 04
của Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2010-2015 về "Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng
người Hà Nội thanh lịch, văn minh" đã đáp ứng yêu cầu bức thiết
đó.


Hà Nội thanh lịch:


Hà Nội đang trong những ngày đông, thời điểm đẹp nhất trong năm. Đây

cũng là thời gian mà khách du lịch đến Hà Nội đông nhất. Khu phố cổ luôn
là địa điểm hấp dẫn của Thủ đô, được nhiều khách du lịch trong nước và
quốc tế chọn đến, để cảm nhận vẻ đẹp của nhịp sống Hà Nội. Cảm giác
chung của những vị khách du lịch khi đến khu phố cổ là thấy thoải mái hơn,
yên tâm trước sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương khi đi
dạo, ăn uống hay mua sắm... tại đây. Ngoài vẻ đẹp của kiến trúc, của nhịp
sống, chính nét văn hóa ứng xử của người dân phố cổ đang góp phần tạo
nên sức hút...


Phần 6: Hà Nội ngày nay:
• Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1976 đến
nay, và là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa từ năm 1946, là thành phố lớn nhất Việt Nam về
diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương
đứng thứ nhì về dân số với 7.300.000 người (2015).Hiện
nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị
loại đặc biệt của Việt Nam.
• Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng
8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và
17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt
quan trọng của Việt Nam. Năm 2014 kinh tế Thủ đô tiếp
tục tăng trưởng khá, lạm phát được kiểm soát. Tổng sản
phẩm trên địa bàn ước tăng 8,8% và cao hơn năm 2013
(8,5%). Thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện
130.100 tỷ đồng.
• Hà Nội ngày nay đã và đang trên đà phát triển.



Quang cảnh Hà Nội ngày nay:


Quang cảnh Hà Nội ngày nay:


Quang cảnh Hà Nội ngày nay:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×