Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã đồng thịnh huyện định hóa tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------

NGUYỄN THANH ĐỨC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC
SINH HOẠT TẠI XÃ ĐỒNG THỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------

NGUYỄN THANH ĐỨC
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC
SINH HOẠT TẠI XÃ ĐỒNG THỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: K44 - KHMT - N02
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016
: ThS. Hà Đình Nghiêm

THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng của sinh viên cuối khóa,
đây là giai đoạn giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã đƣợc học trên lý
thuyết và tập vận dụng, ứng dụng vào thực tế. Qua đó giúp sinh viên học hỏi
và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho công tác sau khi ra trƣờng.

Đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Khoa Môi trƣờng và thầy giáo hƣớng dẫn ThS. Hà Đình Nghiêm em tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại
xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, Ban
chủ nhiệm khoa, Ban giám hiệu nhà trƣờng. Đặc biệt là sự hƣớng dẫn của thầy
giáo ThS. Hà Đình Nghiêm các cô chú trong UBND xã Đồng Thịnh và gia
đình ngƣời thân, bạn bè đã giúp em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng nhƣng do
năng lực còn hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề
tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…..tháng…..năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thanh Đức


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Trữ lƣợng động tự nhiên của nƣớc dƣới đất ................................... 12
Bảng 2.2. Các biện pháp xử lý nƣớc sinh hoạt tại hộ gia đình ....................... 18
Bảng 3.1. Các địa điểm lấy mẫu nƣớc ............................................................ 22
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất tại xã Đồng Thịnh, Huyện Định Hóa, Tỉnh
Thái nguyên .................................................................................. 28
Bảng 4.2. Bảng thống kê hiện trạng dân cƣ xã Đồng Thịnh ........................... 30
Bảng 4.3. Giao thông trục xã .......................................................................... 32

Bảng 4.4. Thống kê tình hình sử dụng nƣớc tại xã Đồng Thịnh .................... 37
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nƣớc sinh hoạt tại thôn Đồng Mòn, xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................. 38
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nƣớc sinh hoạt tại thôn Đồng Làn, xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................. 39
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nƣớc sinh hoạt tại thôn Đèo Tọt, xã Đồng Thịnh,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 40
Bảng 4.8. Bảng thể hiện số lƣợng phiếu điều tra các xóm trên địa bàn xã ..... 42
Bảng 4.9. Đánh giá của ngƣời dân xã Đồng Thịnh về chất lƣợng
nƣớc sinh hoạt............................................................................... 43
Bảng 4.10. Ý kiến của ngƣời dân về mức độ ô nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt .... 44
Bảng 4.11. Kết quả điều tra ý kiến của ngƣời dân về việc sử dụng
thiết bị lọc nƣớc ............................................................................ 45
Bảng 4.12. Khoảng cách khu chăn nuôi của ngƣời dân .................................. 45
Bảng 4.13. Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình tại Xã
Đồng Thịnh ................................................................................... 46
Bảng 4.14. Tình hình xử lý nƣớc thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã
Đồng Thịnh ................................................................................... 47
Bảng 4.15. Thống kê các nguồn gây ô nhiễm nƣớc sinh hoạt từ hoạt động
nông nghiệp tại xã Đồng Thịnh .................................................... 48


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện các hộ gia đình sử dụng nƣớc sinh hoạt .............. 37
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ ngƣời dân đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ... 43
Hình 4.3. Tỷ lệ ý kiến của ngƣời dân về mức độ ô nhiễm của nguồn nƣớc ... 44



iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký Hiệu

STT

Ý nghĩa

1

BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng

2

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

3

BVTV

Bảo vệ thực vật

4


NĐ-CP

Nghị Định - Chính Phủ

5

QCVN

Quy chuẩn việt Nam Quyết định

6



Quyết định

7

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

8

TMDV

Thƣơng mại dịch vụ

9


TT

Thông tƣ

10

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

11

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


v

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1

1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng .................................. 4
2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến tài nguyên nƣớc ................................... 4
2.1.3. Khái niệm về ô nhiễm nƣớc .................................................................... 5
2.2. Cơ sở pháp lí .............................................................................................. 7
2.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
2.3.1. Tài nguyên nƣớc và tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt trên thế giới ...... 9
2.3.2. Tài nguyên nƣớc ở Việt Nam ................................................................ 10
2.3.3. Tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt của tỉnh Thái Nguyên ..................... 14
2.4. Các giải pháp xử lí nƣớc sinh hoạt ........................................................... 18


vi

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Đồng Thịnh, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 21
3.3.2. Đánh giá hiện trạng nguồn nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng Thịnh, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 21
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng Thịnh,

huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên ................................................................. 21
3.3.4. Các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên ................................................... 21
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp quản lí môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................... 21
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp ................................. 22
3.4.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ........................................................................ 22
3.4.3. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ................ 22
3.4.4. Phƣơng pháp thống kê và xử lí số liệu .................................................. 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Đồng Thịnh, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 24
4.1.1.2. Địa hình .............................................................................................. 24
4.1.1.3. Thổ nhƣỡng ........................................................................................ 24


vii

4.1.1.4. Khí hậu ............................................................................................... 25
4.1.1.5. Các tài nguyên .................................................................................... 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 27
4.1.2.1. Điều kiện về kinh tế ........................................................................... 27
4.1.2.2. Điều kiện về văn hóa, xã hội .............................................................. 30
4.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của xã Đồng Thịnh ................. 34
4.2. Đánh giá hiện trạng nguồn nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng Thịnh, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái nguyên ..................................................................................... 36
4.2.1. Nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng Thịnh ............................. 36

4.2.2. Tình hình sử dụng nƣớc tại xã Đồng Thịnh. ......................................... 37
4.3. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng Thịnh, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái nguyên ............................................................................ 38
4.3.1. Đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại
xã Đồng Thịnh ................................................................................................. 38
4.3.1.1. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại thôn Đồng Mòn. .............. 38
4.3.1.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại thôn Đồng Làn ................. 39
4.3.1.3. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại thôn Đèo Tọt.................... 40
4.3.2. Ý kiến của ngƣời dân về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại xã
Đồng Thịnh ..................................................................................................... 41
4.4. Các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên ..................................................... 46
4.4.1. Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình .............................. 46
4.4.2. Ô nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt ............................................................ 47
4.4.3. Ô nhiễm chất thải từ các hoạt động nông nghiệp.................................. 48
4.4.4. Ô nhiễm từ các nguồn khác ................................................................... 49
4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lí môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................... 50


viii

4.5.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục ........................................................... 50
4.5.2. Biện pháp luật và chính sách ................................................................. 51
4.5.3. Biện pháp kinh tế ................................................................................... 51
4.5.4. Biện pháp kỹ thuật................................................................................. 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nƣớc
II. Các trang Web
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nƣớc là một dạng tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với
con ngƣời và sinh vật sống trên trái đất, nƣớc là nhu cầu cơ bản của mọi sự
sống trên Trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội.Có thể nói
không có nƣớc thì cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại đƣợc.Nƣớc cung
cấp cho cơ thể con ngƣời nhiều nguyên tố cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh con ngƣời có thể nhịn ăn đƣợc nhiều ngày nhƣng không thể nhịn
uống quá 3 ngày trong điều kiện bình thƣờng. Tài nguyên nƣớc bao gồm
nguồn nƣớc ngầm, nƣớc mƣa, nƣớc mặt và nƣớc biển. Trong đó tài nguyên
nƣớc mặt và nƣớc ngầm là có tầm quan trọng và liên quan trực tiếp đến đời
sống sinh hoạt và sản xuất của con ngƣời. Nguồn nƣớc mặt là các dạng tích
tụ nƣớc tự nhiên hay nhân tạo có thể khai thác sử dụng trên mặt đất hoặc
hải đảo bao gồm: sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch, đầm, phá, hồ chứa nƣớc tự
nhiên, hồ chứa nƣớc nhân tạo, băng tuyết… Nƣớc dƣới lòng đất hay nƣớc
ngầm là nguồn cung cấp nƣớc quan trọng cho sinh hoạt hằng ngày của con
ngƣời và cây trồng. Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội con ngƣời
sử dụng nƣớc ngày càng nhiều và lãng phí đã đƣa nhiều quốc gia vào tình
trạng thiếu nƣớc.Nƣớc đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nƣớc
đƣợc dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí
và môi trƣờng. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nƣớc ngọt, 97% nƣớc trên
Trái đất là nƣớc muối, chỉ 3% còn lại là nƣớc ngọt.Việc sử dụng không hợp lí

nguồn nước ngọt ít ỏi này dẫn tới tình trạng thiếu nước sạch ngày càng trở
nên trầm trọng. Hiện nay nƣớc từ thiên nhiên là nguồn cung cấp nƣớc chính,
chủ yếu là nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm. Tuy nhiên nguồn nƣớc từ tự
nhiên có chất lƣợng khác nhau và phần lớn đang bị suy giảm cả về số lƣợng
và chất lƣợng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: Dân số gia tăng, phát


2

triển kinh tế và công tác quản lý tài nguyên nƣớc chƣa đƣợc thỏa đáng. Con
ngƣời sử dụng nƣớc cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là dùng trong
sinh hoạt. Việc cải thiện cấp nƣớc sinh hoạt và điều kiện vệ sinh góp phần
quan trọng vào việc giảm bớt gánh nặng về sức khỏe cho ngƣời dân Vì vậy để
đảm bảo nguồn nƣớc phục vụ cho các hoạt động của con ngƣời và bảo vệ
nguồn nƣớc khỏi bị suy thoái, cạn kiệt giúp cho việc quản lý, khai thác sử
dụng có hiệu quả thì các địa phƣơng, khu vực và các ngành không ngừng đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, qua đó, mỗi tổ chức cũng nhƣ ngƣời dân nâng
cao nhận thức về tầm quan trọng của nƣớc đối với cuộc sống.
Xã Đồng Thịnh là một xã thuộc huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
kinh tế còn chậm phát triển chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, đời sống còn gặp
nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây với sự phát triển kinh tế, xã hội thì
vấn đề môi trƣờng trên địa bàn xã đang gặp nhiều bất cập.Môi trƣờng đất,
môi trƣờng không khí, nguồn nƣớc mặt, nguồn nƣớc ngầm đang có nguy cơ
bị ô nhiễm.Điều này gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của ngƣời dân.
Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nƣớc sinh hoạt của ngƣời
dân tại các vùng nông thôn, để đánh giá chất lƣợng nƣớc đang sử dụng tại
địa phƣơng, tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm và qua đó đƣa ra một số giải
pháp để khắc phục những nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nƣớc để đáp ứng nhu
cầu sử dụng nƣớc sạch sinh hoạt tại địa phƣơng. Đƣợc sự đồng ý của Ban
Giám Hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trƣờng, dƣới sự hƣớng

dẫn của ThS. Hà Đình Nghiêm Giảng viên khoa Môi Trƣờng trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện
trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


3

- Nắm đƣợc tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt trên địa bàn xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đƣa ra những giải pháp khắc phục, tháo gỡ những bất cập còn tồn tại
đối với vấn đề nƣớc sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch tại
địa phƣơng.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đƣa ra có tính khả thi, phù hợp
với điều kiện địa phƣơng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trƣờng vào thực tế.
- Củng cố lý thuyết, kiến thức đã đƣợc trang bị trong quá trình học tập.
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trƣờng.

- Bổ sung tƣ liệu cho học tập.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phản ánh thực trạng về môi trường nước sinh hoạt tại xã Đồng Thịnh,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Cảnh báo vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái
môi trƣờng nƣớc sinh hoạt.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân tại địa phƣơng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
Khái niệm về môi trường: (Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi
trƣờng Việt Nam năm 2014). Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời
và sinh vật.[3]
Khái niệm về ô nhiễm môi trường: (Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ
môi trƣờng Việt Nam năm 2014). Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của
các thành phần môi trƣờng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh
vật [3].
2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến tài nguyên nước
Tài nguyên nƣớc là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô
hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nƣớc có thể đáp ứng cho các nhu cầu của
cuộc sống ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lƣợng, nông
nghiệp, giao thông vận tải thủy, du lịch. Tài nguyên nước được phân thành 3

dạng chủ yếu theo vị trí cũng như đặc điểm hình thành, khai thác và sử dụng.
Đó là nguồn nước trên mặt đất (nước mặt), nước dưới đất (nước ngầm), và
nước trong khí quyển (hơi nước). Về mặt hóa học nước có công thức là H2O
(nguyên chất), tuy nhiên trong tự nhiên nước còn bao gồm nhiều các chất hòa
tan, các chất lơ lửng và các sinh vật sống. Các thành phần này phụ thuộc vào
điều kiện nguồn phát sinh, môi trường xung quanh [6].
Nƣớc mặt là nƣớc trong sông, hồ hoặc nƣớc ngọt trong vùng đất ngập
nƣớc. Nƣớc mặt đƣợc bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất


5

đi khi chảy vào đại dƣơng, bốc hơi và thấm xuống đất. Lƣợng giáng thủy này
đƣợc thu hồi bởi các lƣu vực, tổng lƣợng nƣớc trong hệ thống này tại một thời
điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này nhƣ khả năng
chứa của các hồ, vùng đất ngập nƣớc và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm
của đất bên dƣới các thể chứa nƣớc này, các đặc điểm của dòng chảy
mặn trong lƣu vực, thời lƣợng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phƣơng. Tất
cả các yếu tố này đều ảnh hƣởng đến tỷ lệ mất nƣớc [13].
Nƣớc ngầm là một dạng nƣớc dƣới đất, là nƣớc ngọt đƣợc chứa trong
các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nƣớc chứa trong các tầng ngậm
nƣớc bên dƣới mực nƣớc ngầm. Đôi khi ngƣời ta còn phân biệt nƣớc ngầm
nông, nƣớc ngầm sâu và nƣớc chôn vùi [13].
Nƣớc sinh hoạt là nƣớc có thể dùng cho ăn, uống, phục vụ cho cuộc
sống con ngƣời. “Nƣớc sạch” là đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của
tiêu chuẩn Việt Nam [6].
Nước sạch phục vụ cho đời sống con ngƣời cần đạt đƣợc những tiêu chí sau:
- Nƣớc trong không màu.
- Không có mùi lạ, không có tạp chất.
- Không chứa chất tan gây hại

- Không có vi khuẩn gây bệnh
2.1.3. Khái niệm về ô nhiễm nước
Hiến chƣơng Châu Âu về nƣớc đã định nghĩa: "Ô nhiễm nƣớc là sự
biến đổi nói chung do con ngƣời đối với chất lƣợng nƣớc, làm nhiễm bẩn
nƣớc và gây nguy hiểm cho con ngƣời, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho
động vật nuôi và các loài hoang dã" [14].
- Ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc tự nhiên: do mƣa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đƣa vào môi trƣờng nƣớc các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.


6

- Ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dƣới dạng lỏng nhƣ các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trƣờng nƣớc.
- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, ngƣời ta phân ra các loại ô
nhiễm nƣớc: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
- Ô nhiễm nƣớc mặn, ô nhiễm nƣớc ngầm và biển.
Ô nhiễm nƣớc là hiện tƣợng các vùng nƣớc nhƣ sông, hồ, biển, nƣớc
ngầm... bị các hoạt động của con ngƣời làm nhiễm các chất có thể gây hại
cho con ngƣời và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi thành phần và chất lƣợng nƣớc không
đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép
và có ảnh hƣởng xấu đến đời sống con ngƣời và sinh vật.
Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá
học, sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nƣớc. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hƣởng thì ô

nhiễm nƣớc là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nƣớc xảy ra khi nƣớc bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt,
nƣớc rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nƣớc
ngầm. Hiện tƣợng ô nhiễm nƣớc xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại
vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau
nhƣ chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các
bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thƣờng của con ngƣời hay hoá chất,
thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đƣợc
đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nƣớc dƣới đất mà không qua


7

xử lí hoặc với khối lƣợng quá lớn vƣợt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm
sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
- Các tác nhân gây ô nhiễm nƣớc có thể chia ra làm nhiều loại:
Kim loại nặng (As, Pb, Cr, Sb, Cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe, Mn...),
-

-

-

anion (CN , F , NO3, Cl , SO4), một số hoá chất độc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ, Dioxin), các sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng).
- Các xu hƣớng chính thay đổi chất lƣợng nƣớc khi bị ô nhiễm (Phạm
Ngọc Dũng và cs, 2005).
+ Giảm độ pH của nƣớc ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí
-


-

quyển, tăng hàm lƣợng SO2 và NO 3 trong nƣớc.
+ Tăng hàm lƣợng các ion Ca2+, Mg2+, SiO32- trong nƣớc ngầm và nƣớc,
SiO3 sông do nƣớc mƣa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat.
+ Tăng hàm lƣợng các muối trong nƣớc bề mặt và nƣớc ngầm do
chúng đi vào môi trƣờng cùng nƣớc thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
+ Tăng hàm lƣợng các chất hữu cơ, trƣớc hết là các chất khó bị phân
hủy bằng con đƣờng sinh học (các chất hoạt động bề mặt và thu ốc trừ sâu).
+ Tăng hàm lƣợng các ion kim loại trong nƣớc tự nhiên, trƣớc hết là:
Pb3+, Cd+, Hg2+, Zn2+, As3+, Fe2+, Fe3+…
+ Giảm nồng độ oxy tự nhiên hòa tan trong nƣớc tự nhiên do quá trình
oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí.
+ Giảm độ trong của nƣớc.
2.2. Cơ sở pháp lí
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2014 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Luật tài nguyên nƣớc năm 2012 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 2 /6/2012.


8

- Thông tƣ số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc.
- Thông Tƣ số 13/2014/ TT-BTNMT ngày 17/02/2014 Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng đã ban hành thông tƣ quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài

nguyên nƣớc dƣới đất có hiệu lực thi hành ngày 07/04/2014.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 /11/2013 của Chính Phủ về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nƣớc có hiệu
lực thi hành ngày 01/02/2014.
- Nghị định số 201/2013/ NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều
của luật tài nguyên nƣớc.
- Nghị định số 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc và khoáng sản.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP: quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về phí
bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2013.
- Thông tƣ số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17/2/2014, Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng đã ban hành thông tƣ quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài
nguyên nƣớc mặt có hiệu lực thi hành ngày 07/04/2014.
- TCVN 6663-11:2011 - Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu. Phần 11: Hƣớng
dẫn lập chƣơng trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng
nƣớc mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng
nƣớc ngầm.


9

- QCVN 01:2009/BYT “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng ăn
uống” do cục y tế dự phòng và Môi trƣờng biên soạn và đƣợc bộ trƣởng Y tế
ban hành thông tƣ số:04/2009/TT -BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng
nƣớc sinh hoạt.

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng
nƣớc sinh hoạt.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tài nguyên nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới
Rất khó để có kết quả chính xác về lƣợng nƣớc trên trái đất, nhƣng qua
nhiều kết quả khảo sát,tính toán và suy diễn cho ta con số tổng lƣợng nƣớc có
trên hành tinh này ƣớc chừng 1,38 - 1,45 tỷ km3 nƣớc. Rất nhiều ngƣời lầm
tƣởng những loại nƣớc không nằm trong biển và Đại dƣơng đƣơng nhiên là
nƣớc ngọt, thực tế không phải nhƣ vậy. Một phần nƣớc ngầm và nƣớc hồ có
độ khoáng hóa cao. Trên thế giới nƣớc tự nhiên có độ mặn cao nhất không
nằm trong biển và Đại dƣơng, mà là ở hồ Chết, nơi ngƣời và động vật không
thể chìm hoàn toàn trong nƣớc đƣợc. Chỉ có khoảng 3% tổng thể tích nƣớc
Trái Đất là nƣớc ngọt, trong đó 68,7% nằm trong băng tuyết ở hai cực và núi
cao, 30,1% nằm trong nƣớc ngầm, mặt ngọt 0,3% và trong nƣớc khác 0,9%.
Sông ngòi chứa đƣợc 1.200km3 nƣớc, chiếm 0,0001% tổng lƣợng và 0,005%
lƣợng nƣớc ngọt của Trái Đất. Ngoài ra, phần lớn lƣợng nƣớc ngọt của Trái
Đất phân bố ở những nơi không thuận lợi cho khai thác, nhƣ trong băng tuyết
vĩnh cửu ở hai cực, trên đỉnh núi cao hoặc năm sâu dƣới lòng đất. Theo thông
tin từ vệ tinh, dƣới đáy hoan mạc Sahara có dấu tích lòng sông rõ rệt, chứng
tỏ vùng này từng một thời ẩm ƣớt và hiện vẫn còn bể nƣớc ngầm khổng lồ,
trữ lƣợng khoảng 600.000km3 mà con ngƣời chƣa khai thác đƣợc [5].


10

Nƣớc bao phủ 2/3 diện tích của quả đất trong đó có 97% là nƣớc mặn,
còn lại là nƣớc ngọt. Nƣớc giữ cho khí hậu tƣơng đối ổn định và pha loãng
các yếu tố gây ô nhiễm môi trƣờng, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu
trong cơ thể sinh vật, chiếm từ 50%-97% trọng lƣợng của cơ thể, chẳng hạn
nhƣ ở ngƣời nƣớc chiếm 70% trọng lƣợng cơ thể và ở Sứa biển nƣớc chiếm

tới 97%. Trong 3% lƣợng nƣớc ngọt có trên quả đất thì có khoảng hơn 3/4
lƣợng nƣớc mà con ngƣời không sử dụng đƣợc vì nó nằm quá sâu trong lòng
đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục
điạ... chỉ có 0, 5% nƣớc ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con ngƣời
đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nƣớc bị ô nhiễm ra thì chỉ có
khoảng 0,003% là nƣớc ngọt sạch mà con ngƣời có thể sử dụng đƣợc và nếu
tính ra trung bình mỗi ngƣời đƣợc cung cấp 879.000 lít nƣớc ngọt để sử dụng
(Miller, 1988).
2.3.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nƣớc ở Việt Nam đƣợc đánh giá là rất đa dạng và phong
phú, bao gồm cả nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm ở các thủy vực tự nhiên và
nhân tạo nhƣ sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm
phá và các túi nƣớc ngầm.
Hệ thống sông, suối của Việt Nam khá phát triển, nhƣng phân bố
không đều. Mật độ trung bình 0,6 km/km2, lớn nhất 2 - 4 km/km2 ở châu thổ
sông Hồng - Thái Bình và Cửu Long, do nhu cầu tiêu thoát nƣớc lớn trong khi
địa hình bằng phẳng, biên độ triều lớn và khả năng can thiệp của con ngƣời
cao. Những vùng mƣa nhiều, địa hình thuận lợi cho sinh dòng mặt nhƣ Móng
Cái, Hoàng Liên Sơn, Đèo Ngang, Hải Vân, thƣợng nguồn Đồng Nai... có
mật độ sông suối lớn, 1,5 - 2 km/km2. Vùng mƣa vừa, độ cao trung bình nhƣ
Quảng Ninh, Ngân Sơn (Bắc Cạn), trung lƣu Đồng Nai, Thu Bồn, thƣợng
nguồn các sông Tây Nguyên, một số sông ở Đông Trƣờng Sơn mật độ sông


11

suối 1 - 1,5 km/km2. Vùng mƣa nhỏ, bốc hơi lớn, thấm tốt, nhƣ Trùng Khánh
(Cao Bằng), Quản Bạ(Hà Giang), Bắc Sơn (Lạng Sơn), Trà Lĩnh, Mộc Châu
(Sơn La), Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bắc và trung Tây Nguyên, Ninh Thuận,
Bình Thuận có mạng lƣới sông suối kém phát triển, chỉ đạt <0,3 - 0,5

km/km2. Đặc biệt vùng sông Phan, sông Dinh mật độ chỉ đạt 0,12 - 0,15
km/km2. Mật độ sông suối lớn tạo ra những thuận lợi cho đối tƣợng trực tiếp
dùng nƣớc, tạo điều kiện phát triển giao thông thủy. Đa phần sông ngòi thuộc
loại vừa và nhỏ, chảy theo hƣớng chủ đạo Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển
Đông. Trong 2.360 sông dài >10 km thƣờng xuyên có nƣớc chảy có 17 lƣu
vực độc lập diện tích >1.000 km2, 173 lƣu vực 500 - 1.000 km2, 614 lƣu vực
100 - 500 km2 và 1.556 lƣu vực <100 km2. Việt Nam có 9 lƣu vực sông lớn
diện tích >10.000 km2, tổng diện tích 258.800 km2, chiếm 74% diện tích toàn
quốc, có số dân là 60 triệu, bằng 85% dân sốViệt Nam và tạo ra 91% GDP cả
nƣớc, cung cấp 771 tỷ m3, tƣơng ứng 88% tài nguyên nƣớc Việt Nam. Sông
ngòi có tính đa quốc gia 7/9 hệ thống sông chính của Việt Nam chảy qua từ 2
- 5 nƣớc, tỷ lệ diện tích lƣu vực thuộc Việt Nam 9 - 87% và tỷ lệ dòng chảy
ngoại nhập từ 5 - 90% (không kể Kỳ Cùng Bằng Giang). Chỉ có lƣu vực Thu
Bồn và sông Ba nằm trọn vẹn ở Việt Nam [4].
Mặc dù có tài nguyên nƣớc dồi dào nhƣng do bị phụ thuộc vào các
nƣớc ở vùng thƣợng lƣu và tình trạng phân bố không đồng đều, nên tài
nguyên nƣớc Việt Nam vẫn bị xếp vào loại thấp trong khu vực Đông Nam Á.
Chỉ số tài nguyên nƣớc tính theo đầu ngƣời là 4.170m3, trong khi trung bình
khu vực Đông Nam Á là 4.900m3 và trung bình châu Á 3.300m3.
Tài nguyên nƣớc dƣới đất Việt Nam có thể chia thành 26 đơn vị chứa
nƣớc dƣới đất, có đặc điểm phân bố, chất lƣợng, số lƣợng và khả năng khai
thác, sử dụng khác nhau, tuỳ thuộc vào sự hiện diện của chúng ở các miền và
phụ miền địa chất thuỷ văn khác nhau. Kết quả tính toán cho thấy tiềm năng


12

nƣớc dƣới đất của nƣớc ta rất lớn. Tổng trữ lƣợng động tự nhiên trên toàn
lãnh thổ(chƣa kể phần hải đảo) đƣợc đánh giá vào khoảng 1828 m3/s,
tƣơng ứng với môđun dòng ngầm là 4,5 l/s.km2 và phân bố theo các vùng.

Bảng 2.1. Trữ lƣợng động tự nhiên của nƣớc dƣới đất
Lƣu lƣợng (m3/s)

Mô đun (l/s.km2)

Đông Bắc

238,7

4,5

Tây Bắc

214,8

5,1

Đồng bằng Bắc Bộ

88,9

3,6

Bắc Trung Bộ

476,0

8,0

Nam Trung Bộ


318,8

3,7

Tây Nguyên

180,5

3,3

Đồng bằng Nam Bộ

158,2

3,4

Đông Nam bộ

163,0

Vùng

(Nguồn: Nguyễn Phương Loan, Giáo trình tài nguyên nước - 2005)
Chất lƣợng nƣớc dƣới đất đƣợc đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: độ
khoáng hoá, độ pH, tổng độ cứng, hàm lƣợng sắt, các hợp chất nitơ, CO2 ăn
mòn và vi khuẩn. Theo các chỉ tiêu trên có thể đƣa ra một số nhận xét và đánh
giá sơ bộ về chất lƣợng nƣớc dƣới đất nhƣ sau:
Nƣớc dƣới đất ở miền núi và trung du có chất lƣợng tốt, đáp ứng đƣợc
yêu cầu sử dụng vào mục đích ăn uống, sinh hoạt. Tuy vậy một số nơi nƣớc

còn chứa nhiều sắt, độ cứng cao và tính ăn mòn CO2 lớn, không thuận lợi đối
với việc cấp nƣớc cho một số ngành công nghiệp và có tác hại cho các công
trình xây dựng, đòi hỏi phải xử lý. Vùng ven biển, nƣớc dƣới đất thƣờng
nhiễm mặn, hàm lƣợng Clo lớn, không đáp ứng tiêu chuẩn nƣớc sinh hoạt.
Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, chất lƣợng của nƣớc dƣới đất thay đổi rất
phức tạp do sự xen kẽ giữa nƣớc nhạt và nƣớc mặn theo diện tích cũng nhƣ
trên mặt cắt của một số vùng. Các chỉ tiêu khác cũng biến đổi trong giới hạn


13

rất rộng, nhiều khi không rõ quy luật, đặc biệt là hiện tƣợng nhiễm mặn,
nhiễm sắt, nhiễm phèn khá phổ biến trên nhiều vùng. Ở những vùng canh tác
có sử dụng phân bón và một số trung tâm dân cƣ, công nghiệp lớn, nƣớc dƣới
đất đã có dấu hiệu nhiễm bẩn ở các mức độ khác nhau.
Tài nguyên nƣớc khoáng, nƣớc nóng của Việt Nam phong phú, có chất
lƣợng tốt, đa dạng về loại hình, có giá trị sử dụng cao cho nhiều mục đích
khác nhau nhƣ dùng cho thuỷ lý trị liệu, sản xuất nƣớc khoáng đóng chai,
khai thác năng lƣợng địa nhiệt, CO2...
Hồ đầm Việt Nam có khoảng 3.600 hồ chứa kích thƣớc khác nhau,
trong đó chỉ có chƣa đến 15% là các hồ cỡ vừa và lớn, dung tích >1 triệu m3
hoặc có độ cao >10m. Hồ chứa lớn thƣờng đƣợc thiết kế và sử dụng đa mục
đích, trƣớc tiên là phát điện, điều tiết dòng chảy (cắt lũ và cấp nƣớc mùa kiệt),
ngoài ra còn có các mục đích sử dụng khác nhƣ phục vụ giao thông, thuỷ lợi,
du lịch... Sự tích tụ phù sa đã làm giảm nhiều dung tích các hồ chứa, một số
hồ chỉ còn khoảng 30% dung tích ban đầu. Hồ chứa nhỏ chỉ phục vụ tƣới tại
chỗ và khai thác để nuôi trồng thuỷ sản.
Hồ nguồn gốc từ sông thƣờng gặp rất nhiều trong vùng đồng bằng châu
thổ các con sông lớn. Do đó các đô thị đồng bằng, gồm cả Hà Nội có rất nhiều
hồ nhỏ tạo nên nhiều giá trị cảnh quan sinh thái và môi trƣờng.

Trong các vùng núi đá vôi có những hồ tiềm thực do hoà tan ngầm và
sụt đổ, nhƣ Nậm Soi - Sơn La, Ba Bể- Bắc Cạn.
Hồ miệng núi lửa gặp quanh thị xã PlâyCu, điển hình nhất là Biển Hồ,
nằm trên độ cao 800m, diện tích mặt nƣớc 600ha, cấp nƣớc tƣới, sinh hoạt và
các cho khu vực. Đầm phá thƣờng gặp dọc bờ biển miền Trung, là sản phẩm
của quá trình tƣơng tác biển sông trong đó biển chiếm ƣu thế. Hệ sinh thái
đầm phá có đa dạng sinh học và năng suất cao, đặc biệt có vai trò quan trọng


14

đối với vùng khơi tƣơng tự vai trò của các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở bờ
biển miền Bắc và miền Nam. Phá Tam Giang - Cầu Hai lớn và nổi tiếng nhất,
với diện tích 7.800ha, dài 20km, rộng 0,5 - 3km, sâu khoảng 1m, nhận nƣớc
ngọt từ trên 10 con sông, trong đó có sông Hƣơng và thông với biển qua cửa
Thuận An [4].
Mặc dù tài nguyên nƣớc của Việt Nam có trữ lƣợng dồi dào, nhƣng
trên thực tế nguồn nƣớc có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố không đều.
Nhiều vùng bị thiếu nƣớc sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn
hán và các tác nhân khác. Chất lƣợng nƣớc cũng bị suy giảm nghiêm trọng đã
hủy hoại môi trƣờng sống và đẩy con ngƣời đến gần các rủi ro nguy hiểm.
Ƣớc tính khoảng 37% lƣợng nƣớc mất đi do lãng phí, thậm chí có nơi lên đến
50%. Nguyên nhân là một phần hệ thống tƣới tiêu của Việt Nam đƣợc xây
dựng từ thập kỷ 60,70 của thế kỷ trƣớc đến nay đã bị xuống cấp và hƣ hỏng
nặng. Trong khi đó hệ thống tƣới tiêu hiện tại chỉ có khả năng cung cấp nƣớc
cho khoảng 50-60% theo yêu cầu thiết kế đƣợc tƣới.
2.3.3. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của tỉnh Thái Nguyên
Nguồn nƣớc Thái Nguyên rất phong phú bao gồm nƣớc mặt và nƣớc
ngầm. Nƣớc tự nhiên có chất lƣợng khá tốt, trữ lƣợng nƣớc hàng năm ở Thái
Nguyên khoảng 6,4 tỷ m3/năm, trong đó sử dụng cho nông nghiệp là 0,8 - 1 tỷ

m3/năm chiếm 15,6%, dùng cho công nghiệp là 350 - 500 triệu m3/năm chiếm
7,8%, sử dụng cho sinh hoạt là 50 - 70 triệu m3/năm chiếm 1%. Nhƣ vậy, nhu
cầu sử dụng nƣớc trong tỉnh hàng năm chỉ chiếm 24,5% tổng lƣợng nƣớc tự
nhiên, trong khi khả năng cung cấp nƣớc còn rất lớn.
Về nguồn nƣớc mặt: Thái Nguyên có hai lƣu vực sông lớn là sông Cầu
và sông Công. Sông Cầu và các sông khác trong lƣu vực đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống thủy văn của tỉnh. Toàn tỉnh có trên 4.000 ha ao, hồ.
Tổng trữ lƣợng nƣớc mặt là 3 - 4 tỷ m3. Sông Cầu là hệ thống sông chính của


15

hệ thống sông Thái Bình, với 47% diện tích toàn lƣu vực bắt nguồn từ núi
Phia Đen (Bắc Cạn) cao 1.527 m. Sông chảy qua tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Sông Cầu có
diện tích lƣu vực 6.030 km2. Chiều dài sông tính từ đầu nguồn (Bắc Cạn) đến
hết địa phận tỉnh Thái Nguyên (giáp với Bắc Giang) là 206 km. Đoạn sông đi
qua thành phố Thái Nguyên dài 19 km. Độ dốc bình quân của sông lớn (i
=1,75%). Cao độ lƣu vực giảm từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc nhiều thác,
ghềnh. Phía Nam lòng sông mở rộng. Tuy nhiên, về mùa khô mực nƣớc trong
sông thấp. Lƣu lƣợng bình quân mùa lũ của sông là 620 m 3/s, về mùa cạn là
6,5 m 3/s.
Mạng lƣới sông suối trong lƣu vực sông Cầu tƣơng đối phát triển. Mật
độ lƣới sông biến đổi trong phạm vi từ 0,7 đến 1,2 km/km2. Hệ số tập trung
nƣớc của lƣu vực đạt 2,1; thuộc loại lớn trên miền Bắc. Các nhánh sông chính
phân bố tƣơng đối đều dọc theo dòng chính, nhƣng các sông nhánh tƣơng đối
lớn đều nằm phía hữu ngạn lƣu vực, nhƣ các sông: Đu, Công, Cà Lồ... Trong
toàn khu vực có 68 sông suối độ dài từ 19 km trở lên với tổng chiều dài 1.600
km, trong đó có 13 sông suối độ dài từ 15 km trở lên và 20 sông suối có diện
tích lƣu vực lớn hơn 100 km2.

Trên dọc sông Cầu có hàng chục cơ sở sản xuất, các khu dân cƣ... sử
dụng nƣớc sông trong sinh hoạt và sản xuất, đồng thời xả nƣớc thải vào sông.
Trong những năm gần đây rừng đầu nguồn bị phá hủy, dòng chảy sông suối
đầu nguồn có xu hƣớng bị cạn kiệt. Lƣợng nƣớc sử dụng ngày càng tăng lên.
Để khai thác nguồn nƣớc trong lƣu vực đã xây dựng một số hồ chứa lớn và
nhiều hồ chứa, đập nhỏ. Hồ Núi Cốc trên sông Công đƣợc xây dựng từ năm
1972 và hoàn thành vào năm 1978, có dung tích 175,5.106 m 3. Hồ Núi Cốc
có nhiệm vụ cấp nƣớc tƣới cho vùng hạ lƣu sông Công và cấp bổ sung cho
sông Cầu, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cho thành phố Thái


×