Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại mỏ than nam khe tam thuộc công ty TNHH MTV than 86 cẩm phả,tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------- -------------

LỘC VĂN HẢO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ TẠI MỎ
NAM KHE TAM THUỘC CÔNG TY TNHH MTV THAN 86 CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi Trƣờng

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------- -------------

LỘC VĂN HẢO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ TẠI MỎ NAM
KHE TAM THUỘC CÔNG TY TNHH MTV THAN 86 CẨM PHẢ, TỈNH
QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Lớp

: K44 – KHMT – N01

Khoa

: Môi Trƣờng

Khóa học


: 2012 - 2016

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối với sinh viên các trường
Đại học, Cao đẳng trên cả nước nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng. Để từ đó sinh viên có thể hệ thống hóa lại kiến thức đã học, kiểm
nghiệm lại chúng trong thực tế, nâng cao kiến thức cho bản thân nhằm phục vụ
chuyên môn sau này. Trong toàn bộ quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và thực hiện khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành khoa học môi trường
với đề tài: “ Đánh giá hiện trạng môi trƣờng không khí tại mỏ than Nam Khe
Tam thuộc công ty TNHH MTV than 86 Cẩm Phả,Tỉnh Quảng Ninh và đề
xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của
nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong Ban
giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Môi trường –Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt
quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tốt nghiệp để em hoàn thành tốt đề tài.
Em cũng xin cảm ơn công ty Môi trường Việt – Sing và công ty TNHH MTV
than 86 đã giúp đỡ em về việc cập nhật số liệu và khảo sát mô hình thực nghiệm tại
hiện trường.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn

động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu hoàn thành tốt đề tài tốt
nghiệp của mình.
Do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn
chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên Ngày 18 Tháng 05 Năm 2016
Sinh viên
Lộc Văn Hảo


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng thống kê về sản xuất than theo quốc gia (triệu tấn) ..........................7
Bảng 2.2 Bảng thống kê về trữ lượng khai thác các mỏ tại Quảng Ninh .................10
Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí các tháng tại trạm Cửa Ông năm 2015 .....................17
Bảng 4.2. Tổng hợp lượng mưa trung bình các tháng năm 2015 .............................17
Bảng 4.3. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 2015 ...........................18
Bảng.4.4. Các chi tiêu về điện của khu vực khai thác ..............................................23
Bảng 4.5. Tổng hợp nhu cầu dùng nước của mỏ .....................................................24
Bảng 4.6. Tổng hợp khai thác lộ thiên .....................................................................29
Bảng 4.7. Thiết bị quan trắc .....................................................................................32
Bảng 4.8. Các vị trí điểm đo và lấy mẫu môi trường không khí ..............................34
Bảng 4.9. Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực mỏ than .....................34
Nam Khe Tam ...........................................................................................................34


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình.2.1 Biểu đồ 10 quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới năm 2013 ....................8
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức điều hành bộ máy sản xuất của mỏ Nam Khe Tam. ..........21
Hình 4.2. Công nghệ khai thác than hầm lò của mỏ .................................................27
Hình 4.3. Sơ đồ Công nghệ khai thác than lộ thiên ..................................................29
Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ tuyển than: .....................................................................32
Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất than khai thác các lộ vỉa 8, 9, 11, 12, 13 mỏ
Nam Khe Tam và các nguồn ô nhiễm môi trường chính.Error!

Bookmark

not

defined.
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi tại mỏ than Nam Khe Tam ........................37
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí CO tại mỏ than Nam Khe Tam ..................39
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện nông độ khí SO2 tại mỏ than Nam Khe Tam thuộc
TNHH MTV than 86 Cẩm Phả .................................................................................40
Hình 4.9. Biểu đồ mức độ tiếng ồn tại mỏ Nam Khe Tam. ......................................42


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBCNV


Cán bộ công nhân viên

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

EIA

Cơ quan Năng lượng Mỹ

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

PX

Phân xưởng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QH

Quốc hội

QĐ-BYT

Quy định Bộ Y tế


QĐ-BTNMT

Quy định Bộ Tài nguyên Môi trường

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TKV

Than khoáng sản

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TT-BCT

Thông tư Bộ Công thương

(-)


Không quy định


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tế.........................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................4
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................5
2.3. Cơ sở thực tiễn. ....................................................................................................6
2.3.1. Tình hình khai thác và tiêu thụ than trên thế giới. ............................................6
2.3.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ than Việt Nam .................................................8
2.4. Khai quát chung về ngành than Việt Nam ...........................................................9
2.4.1. Nguồn gốc hình thành than ...............................................................................9
2.4.2. Quá trình phát triển của ngành than Việt Nam .................................................9
2.4.3. Phân bố và trữ lượng than .................................................................................9
2.4.4. Vai trò của ngành than đối với nền kinh tế ....................................................11
2.5. Các vấn đề về môi trường trong quá trình khai thác than ..................................12

Phân 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................13


vi
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................13
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu thực hiện đề tài là .........................................................13
3.2.2. Thời gian thực hiện đề tài: là từ 30/08/2015 đến 30/12/2015. ........................13
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13
3.3.1.Điều kiện tự nhiên-Kinh tế xã hội khu vực mỏ than Nam Khe Tam thuộc công
ty TNHH MTV than 86 Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. ..............................................13
3.3.2. Đặc điểm, tình hình sản xuất của mỏ than Nam Khe Tam thuộc công Ty
TNHH MTV than 86 Cẩm Phả ,Tỉnh Quảng Ninh. ..................................................13
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại mỏ Nam Khe Tam. ................13
3.3.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và đưa ra các định
hướng trong công tác quản lý môi trường tại địa phương. .......................................13
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................13
3.4.1. Nghiên cứu các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật đối với hoạt động khai
thác than ....................................................................................................................13
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................14
3.4.3. Phương pháp đo đạc, khảo sát thực địa ...........................................................14
3.4.4. Phương pháp đối chiếu, so sánh ......................................................................14
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................14
3.5. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................14
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất của mỏ than Nam Khe
Tam thuộc công ty TNHH MTV than 86. .................................................................16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. ..........................................................................................16

4.1.2. Điều kiện kinh tế -Xã hội ................................................................................19
4.1.3. Đặc điểm, tình hình sản xuất của mỏ than Nam Khe Tam của Công ty TNHH
MTV 86-Tổng Công ty Đông Bắc ............................................................................19
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại mỏ Nam Khe Tam ....................32


vii
4.2.1. Kết quả phân tích môi trường không khí tại mỏ Nam Khe Tam ....................32
4.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí tại mỏ than...............................................35
4.3. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ..........................44
4.3.1. Biện pháp khống chế bụi-khí độc trong khai thác. .........................................44
4.3.2. Biện pháp khống chế ảnh hưởng do tiếng ồn ..................................................46
4.3.3 Biện pháp khống chế bụi trong khai thác vận chuyển .....................................47
4.3.4. Biện pháp quản lý môi trường.........................................................................47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................49
5.1. Kết luận ..............................................................................................................49
5.2. Kiến nghị: ...........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của con người cũng
như tất cả các loài sinh vật trên trái đất, môi trường có nhiều chức năng quan trọng
khác nhau đối với sự sống trên trái đất. Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế,
khoa học kỹ thuật thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Điều
này rất cần thiết vì để đáp ứng được sự phát triển bền vững mà hội nghị Rio-92 đưa
ra thì việc phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Việt Nam chúng ta

trong những năm gần đây môi trường được quan tâm nhiều hơn, bên cạnh những
thành tựu đạt được về mặt kinh tế thì các hoạt động công nghiệp hóa cũng tác động
xấu đến môi trường. Đất, nước không khí. Do đó việc giám sát đánh giá chất lượng
môi trường tại khu công nghiệp nói chung và các công ty sản xuất nói riêng, phải
được quan tâm và tiến hành với các hoạt động sản xuất để khắc phục và phát hiện
những ảnh hưởng xấu đến môi trường, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đồng
hành với xây dựng đất nước nhưng sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thường dẫn đến
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên gây ra những hậu quả nguy hại đến môi trường.
Trong số những nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí phải kể đến ngành công nghiệp sản xuất than. Nước ta có nhiễu mỏ khai thác
than trong đó có đơn vị thuốc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam và nhiều cơ sở
sản xuất than khác của nhà nước đang hoạt động hằng ngày thải ra môi trường một
lượng lớn các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí ảnh hưởng đến môi trường và gây ảnh
hưởng tới sức khỏe con người mà trực tiếp là các công nhân làm việc trong các hầm
lò, nhà máy. Do đó cần có biện pháp quản lý môi trường từ các cơ quan, đơn vị
chức năng cũng với ý thức doanh nghiệp nhằm chế những tác động tiêu cực đến
môi trường.
Với xu thế phát triển chung cùng đất nước, Quảng Ninh là một tỉnh có ngành
công nghiệp than phát triển mạnh mẽ và tập trung rất nhiều mỏ than có trữ lượng
lớn và có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động khai thác, trong đó có mỏ Nam Khe


2
Tam thuộc công ty TNHH MTV Than 86 đang hoạt động sản xuất kinh doanh than,
sự hoạt động của mỏ góp phần cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh nói chung và
tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong quá trình sản
xuất của nhà máy, lượng chất thải thải ra môi trường một lượng không nhỏ bao gồm
các chất có thể gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Để đánh giá hiện trạng môi trường của mỏ than, cần phải lấy mẫu và phân tích so
sánh với QCVN, TCVN để đưa ra các kết luận khách quan về hiện trạng môi trường

thực tế đang diễn ra tại mỏ than. Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của ban
chủ nhiệm khoa và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS Nguyễn Thanh Hải em tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trƣờng không khí tại mỏ than
Nam Khe Tam thuộc công ty TNHH MTV than 86 Cẩm Phả, Tỉnh Quảng
Ninh và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tại mỏ than Nam
Khe Tam đến môi trường trên địa bàn xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
phù hợp nhằm bảo vệ môi trường từ hoạt động khai thác than ở mỏ này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đặc điểm, tình hình sản xuất của mỏ than Nam Khe Tam.
- Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại mỏ than và công tác quản lý
môi trường.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại mỏ than.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu.
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.
- Bổ sung tư liệu cho học tập sau này.


3
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tế
- Đưa ra được các đánh giá chung nhất về chất lượng môi trường không khí,
giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có biện pháp thích hợp bảo vệ
môi trường.

- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo
vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho
mọi cộng đồng dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm về môi trƣờng:“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật. ” (Theo Điều 3, khoản 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam 2014)[11].
* Khái niệm về ô nhiễm môi trƣờng: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường
và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.(Theo
khoản 8 điều 3 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam 2014)[11].
* Khái niệm về ô nhiễm môi trƣờng không khí: Ô nhiễm không khí là sự
có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí,
làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm
tầm nhìn xa do bụi.(Dư Ngọc Thành,2008)[9].
*Hoạt động bảo vệ môi trƣờng: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động
giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi
trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường, khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành môi trường
trong lành”. (Theo khoản 3 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014)[11].
* Khái niệm tiêu chuẩn môi trƣờng: Tiêu chuẩn môi trường là mức giới
hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây
ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước

và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
(Theo khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014)[11].
*Quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức
giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các
chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà


5
nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường”.
(Theo khoản 5 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014)[11].
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày
23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Luật khoáng sản Việt Nam số 60/2010/QH12 được Quốc Hội ban hành
ngày 17/11/2010.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính Phủ:Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ:Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP của Chính phủ:Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật khoáng sản.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về quản lý
chất thải rắn.
- Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT về cải tạo, phục hồi môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản.

- Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường về việc quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận
dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 07 tháng 07 năm 2009 của Bộ Công
Thương quy định quy chuẩn quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.


6
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 v/v bắt
buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 21/12/2008 về việc ban hành quy
chuẩn quốc gia về môi trường.
- Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường của Bộ Khoa Học Công nghệ và Môi
trường.
+ QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn tiếng ồn.
+ TCVN 5326 :2008 –Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên.
2.3. Cơ sở thực tiễn.
2.3.1. Tình hình khai thác và tiêu thụ than trên thế giới.
* Khai thác than.
Hàng năm có khoảng hơn 4.030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã
tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á,
trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác nhiều nhất
không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác
lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước
khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành
cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào
khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng[3].



7

Bảng 2.1. Bảng thống kê về sản xuất than theo quốc gia (triệu tấn)
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Tỉ lệ

Dự trữ

2004

2005

2006

2007

2008


2009

(%)

năm

Trung quốc

17745

1992,2

1992,3

2380,0

238,0

2782,0

42,5

41



41

5187,6


1026,5

1053,6

1040,2

1062,8

18

224

EU

683

628,4

608,0

595,5

593,4

587,7

5,2

51


Ấn độ

638

828,4

428,4

447,3

478,4

512,7

5,8

114

Úc

351,5

628,4

387,8

385,3

399,0


401,5

6,6

190

Nga

276,7

281,7

298,5

309,2

314,2

326,5

7,3

480

Inđônêxia

114,3

132,4


146,9

195,0

217,4

229,5

5,2

19

Đức

204,9

207,8

202,8

197,2

201,9

192,4

3,2

35


Nam phi

237

243,4

244,4

244,8

247,7

250,4

6,2

121

Tổng

20291,4

10130. 3

5335,6

5807,9

3730,2


6345,5

100,0

1275

Quốc gia

Nguồn:năng lượng than thế giới .
* Tiêu thụ than.
Toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số ngành sử
dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: Sản xuất điện, thép, kim loại, xi măng và
các loại chất đốt hóa lỏng. Than đá và than non đóng vai trò chính trong sản xuất ra
điện, các sản phẩm thép và kim loại cần sử dụng than cốc. Khoảng 39% lượng điện
sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nhiên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được
duy trì trong tương lai(dự báo cho đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được
dự báo sẽ tăng ở mức từ 0,9% đến 1,5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than
cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1,5% năm. Trong khi than non được
sử dụng trong sản xuất điện tăng với mức 1%/ năm. Nhu cầu về than cốc, loại than
được sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0,9%
thống kê từ năm 2003 đến hết năm 2007, sản lượng khai thác than bình quân trên
thế giới tăng khoảng 3,33% năm, nhưng nhu cầu sử dụng than tăng khoảng
4,46%/năm, đặc biệt khu vực châu Á và Australia có tốc độ tăng nhu cầu sử dụng
than tới 7,03%/ năm[3].


8

Hình.2.1 Biểu đồ 10 quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới năm 2013

1600

1406.3
1400
1200
1000
800
565

600
400

231.4
128.7

200

102.8

101.3

80.9

66.1

59.4

51.3

0

Trung
quốc



Ấn độ Nhật bản Nam phi

Nga

Đức

Hàn
quốc

Ban lan

Úc

2.3.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ than Việt Nam
*Khai thác than: TKV hiện có trên 30 mỏ than hầm lò đang hoạt động.
Trong đó có 8 mỏ có trữ lượng lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh,
với sản lượng tương đối lớn từ 900-1300 ngàn tấn/ năm. Các mỏ còn lại có sản
lượng khai thác dưới 500 ngàn tấn/ năm. Hiện nay Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn
có công suất từ 1 triệu tấn đến trên 3 triệu tấn/ năm (Hà Tu, Núi Béo, Mông Dương,
Cao Sơn và Đèo Nai), 15 mỏ lộ thiên vừa và các công trường khai thác lộ thiên do
các công ty khai thác hầm lò quản lý với công suất năm từ 10.0000-700.000 tấn
than nguyên khai. Ngoài ra, còn có một số điểm lộ vỉa và khai thác nhỏ với sản
lượng khai thác hàng năm dưới 100.000 tấn than nguyên khai.
* Tiêu thụ Than: Tháng 4/2012, tình hình tiêu thụ than ở mức thấp, chưa đạt
tiến độ đề ra. Nguyên nhân là do các cơ sở tiêu thụ trong nước lấy than chậm(đặc

biệt là các cơ sở sản xuất xi măng, giấy, phân bón và hóa chất). Bên cạnh đó, than
xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi diễn biến xấu của nền kinh tế và suy thoái ở nhiều
nước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2012, riêng TKV tiêu thụ than ước tính đạt gần
13 triệu tấn, giảm 9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu ước tính đạt 3,9 triệu tấn,


9
giảm 3,1% so với cùng kỳ. Than tiêu thụ chậm nên tồn kho tăng cao, đặc biệt tại các
kho cảng, tính đến cuối tháng 4 báo cáo than tồn kho khoảng 8,38 triệu tấn, trong
đó than thành phẩm là 5,97 triệu tấn[2].
2.4. Khai quát chung về ngành than Việt Nam
2.4.1. Nguồn gốc hình thành than
Than đá có nguồn gốc sinh hóa từ quá trình trầm tích thực vật trong những
đầm lầy cổ cách đây hàng trăm triệu năm. Khi các lớp trầm tích bị chôn vùi, do sự
gia tăng nhiệt độ, áp suất, cộng với điều kiện thiếu oxy nên thực vật (thực vật chứa
một lượng lớn xenlulo, hợp chất chứa C, O, H) chỉ bị phân hủy một phần nào. Dần
dần hydro và oxy tách ra dưới dạng khí để lại khối chất giàu cacbon là than[11].
2.4.2. Quá trình phát triển của ngành than Việt Nam
Ngành công nghiệp than đã ra đời và trải qua quá trình phát triển hơn120
năm. Tổng cộng đã khai thác được 278 triệu tấn than sạch tính đến năm 2009 .
Trong thời Pháp thuộc, từ năm 1883 đến tháng 3/1955 đã khai thác trên 50 triệu tấn
than sạch, đào hàng trăm km đường lò, bóc và đổ thải hàng chục triệu m3 đất đá. Từ
năm 1995 đến 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn than sạch, đào 1.041km
đường lò, bóc và đổ thải 795 triệu m3 đất đá trên diện tích bãi thải hàng trăm ha sử
dụng hàng triệu m3 gỗ chống lò, hàng trăm ngàn tấn thuốc nổ và hàng triệu tấn
nhiên liệu các loại trong đó, riêng từ năm 1995 đến 2001 khi tổng công ty than Việt
Nam được thành lập đã khai thác 73,4 triệu tấn than sạch (bằng 26,4% tổng sản
lượng toàn ngành khai thác từ trước tới nay), đào 504,5km đường lò, bóc và đổ thải
237,2 triệu m3 đất đá (đạt 48,5% tổng số đường lò và 29,8% tổng khối lượng đất đá
của toàn ngành từ năm 1995 đến2001). Ngày 10/10/1994 Tổng Công ty Than Việt

Nam ra đời theo quyết định số 563/TTg của Thủ tướng chính phủ, từ đó tạo cho
ngành than cơ sở để đổi mới tư duy, đổi mới cách làm để phù hợp với nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa[11].
2.4.3. Phân bố và trữ lượng than
* Phân bố và trữ lƣợng than trên thế giới


10
Than là dạng nhiên liệu hóa thạch có trữ lượng phong phú nhất, được tìm
thấy chủ yếu ở Bắc Bán Cầu. Tổng trữ lượng than trên toàn thế giới được ước tính
khoảng 1083 tỷ tấn. Các mỏ than lớn nhất hiện nay nằm ở Mỹ, Nga, Trung Quốc và
Ấn Độ. Các mỏ tương đối lớn ở Canada, Đức, Balan, Nam Phi, Úc, Mông Cổ,
Brazil Trữ lượng than ở Mỹ chiếm khoảng 25% của cả thế giới, Nga 23% và Trung
Quốc 12% [1].
* Phân bố và trữ lƣợng than tại Viêt Nam
Theo TKV trữ lượng than tại Việt Nam rất lớn, riêng ở Quảng Ninh khoảng
10,5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3,5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng
than đang khai thác trên cả nước hiện nay), chủ yếu là than antraxit. Khu vực đồng
bằng sông Hồng được dự báo có khoảng 210 tỷ tấn, chủ yếu là than Asbitum, các
mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn. Riêng than bùn là khoảng 7 tỷ mét
khối phân bố ở cả 3 miền. Tuy nhiên theo thống kê của Cơ quan thông tin Năng
lượng Mỹ (EIA trữ lượng than Việt Nam có 165 triệu tấn, còn theo tập đoàn BP thì
con số này là khoảng 150 triệu tấn. Cũng theo EIA, sản lượng khai thác của Việt
Nam năm 2007 là 49,14 triệu tấn, đứng thứ 6 trong các nước châu Á và thứ 17 trên
thế giới, chiếm khoảng 0,69% sản lượng thế giới (Trung Quốc là 2796 triệu tấn
chiếm 39,5% sản lượng thế giới còn Mỹ là 1146 triệu tấn, chiếm 16,1% sản lượng
thế giới.
Bảng 2.2 Bảng thống kê về trữ lƣợng khai thác các mỏ tại Quảng Ninh

Cách

khai thác

Tổng trữ
lƣợng

Trữ lƣợng
khai thác lộ
thiên

Trữ lƣợng
khai thác
hầm lò

Trữ lƣợng
khai thác
giếng đứng

3.523.632

215.434

470.354

2.837.823

1.422.343

192.476

150.765


1.079.145

333.545

12.489

113.767

207.418

Trữ lƣợng
Trữ lượng đã
thăm dò
Trữ lượng mỏ
đang khai thác
Trữ lượng mỏ
đang chuẩn bị
khai thác


11
(Nguồn: Báo cáo tổng kết than khoáng sản Việt Nam.)
2.4.4. Vai trò của ngành than đối với nền kinh tế
Lịch sử ngành than đã có 75 năm phát triển, hiện nay được đánh giá là một
tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, có nhiệm vụ đáp ứng nguồn than, đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia. Sự đóng góp của ngành than đối với sự phát triển kinh
tế - Xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, được đánh giá rất
quan trọng. Ngành than đã nộp ngân sách của tỉnh Quảng Ninh trên 7000 tỷ, tổng
đóng góp ngân sách của cả nước trên 13 nghìn tỷ. Sự đóng góp này có ý nghĩa to

lớn đối với sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành than còn góp
phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như cung cấp nhiên liệu cho ngành
công nghiệp nhiệt điện, các ngành sản xuất khác. Ngành than đã khẳng định được
vai trò quan trọng của mình trong công tác ổn định việc làm và cải thiện được đời
sống cho người lao động. Trong điều kiện xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trong
khu vực và cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới, thành tích đáng kể của
ngành than là đã bước đầu đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần đã duy trì được
việc làm và thu nhập cho gần 13 vạn lao động. Năm 2012, TKV đã sản xuất 44,8
triệu tấn than và nhiều sản phẩm điện, cơ khí, dịch vụ khác, đạt tổng doanh thu 69,9
ngàn tỷ đồng, lợi nhuận trên 6.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 6,2 triệu
đồng/người/tháng. Than là 1 trong nhiều mặt hàng xuất khẩu của cả nước đã góp
phần khá lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011, trong 3 tháng liên tiếp,
lượng xuất khẩu nhóm hàng than đá ở mức trên 2 triệu tấn/tháng, xuất khẩu nhóm
hàng này trong tháng 7/2011 đã giảm mạnh so với tháng trước xuống còn 1,17 triệu
tấn, giảm 44,5%. Tính đến hết tháng 7/2011, lượng xuất khẩu than đá của cả nước
là hơn 10 triệu tấn, giảm 15,2% với trị giá là 958 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng
kỳ năm 2012. Trong năm qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhập khẩu than đá của
Việt Nam với 7,74 triệu tấn, chiếm tới 77,2% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này
của cả nước tiếp theo là thị trường Hàn Quốc 950 nghìn tấn và Nhật Bản là 833
nghìn tấn[7].


12
2.5. Các vấn đề về môi trƣờng trong quá trình khai thác than
Trong quá trình hoạt động sản xuất và vận chuyển của mỏ than Nam Khe
Tam đã và đang gây nhiều vấn đề môi trường, làm cho chất lượng môi trường khu
vực bị xuống cấp, gây ô nhiễm không khí, đất đai, nước và làm ảnh hưởng đến hệ
sinh thái, gây tác động xấu đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng
và sức khỏe của nguời dân trong khu vực sản xuất than cũng như trong các khu vực
lân cận. Việc đổ thải của mỏ chưa được quy định cụ thể, đất đá đổ thải ngay gần cửa

lò sẽ tạo ra bãi thải đất đá lớn và gây ra các hiện tượng trôi lấp, sụt lở, biến đổi địa
hình tạo ra các dòng thải rắn. Áp dụng các biện pháp công nghệ ít ô nhiễm góp phần
xử lý cải tạo đất là biện pháp cần phải sớm thực hiện. Ô nhiễm không khí chủ yếu
do bụi và khí độc, như khí CO, CH4, H2. Từ gió thải từ các lò khai thác ảnh hưởng
tới sức khỏe của người công nhân. Hơn nữa một lượng bụi không lớn nhưng không
thể kiểm soát nổi đó là bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải
chứa rất nhiều chất độc hại như NOx SOx, CO, hydrocacbon và các kim loại nặng
(chủ yếu là Pb) làm gia tăng ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không những gây những
bệnh về hô hấp đối với cán bộ công nhân mỏ mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cộng
đồng dân cư sống gần khu vực mỏ. Bảo vệ môi trường trong vùng mỏ và vùng bị
ảnh hưởng là vấn đề cấp bách mà xí nghiệp khai thác phải đặt ra. Ô nhiễm nguồn
nước do trôi lấp bãi thải, do nước thải mỏ và nước thải sinh hoạt không được xử lý
làm suy thoái chất lượng nước mặt và nước ngầm gây khan hiếm nguồn nước sinh
hoạt. Việc bảo vệ chất lượng nước, thảm thực vật xung quanh, tài nguyên nước
ngầm và nghiên cứu xử lý nước thải cũng hết sức quan trọng. Ngoài ra, hoạt động
sản xuất than cũng đòi hỏi tiêu thụ một lượng lớn gỗ chống lò và gây hiện tượng
chặt phá thảm thực vật che phủ để lấy mặt bằng cho công trình hoạt động và làm
đường vận tải. Chặt phá phát quang thảm thực vật gây tác hại tới tài nguyên đất
rừng vì vậy cần xây dựng biện pháp bảo vệ và khôi phục.


13
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng môi trường không khí tại mỏ than Nam Khe Tam thuộc Công ty
TNHH MTV 86.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện trạng môi trường không khí tại mỏ than Nam Khe Tam của Công ty

TNHH MTV 86.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu thực hiện đề tài là:
Mỏ than Nam Khe Tam thuộc Công ty TNHH MTV 86.
3.2.2. Thời gian thực hiện đề tài: là từ 30/08/2015 đến 30/12/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1.Điều kiện tự nhiên-Kinh tế xã hội khu vực mỏ than Nam Khe Tam thuộc
công ty TNHH MTV than 86 Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
3.3.2. Đặc điểm, tình hình sản xuất của mỏ than Nam Khe Tam thuộc công Ty
TNHH MTV than 86 Cẩm Phả ,Tỉnh Quảng Ninh.
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại mỏ Nam Khe Tam.
3.3.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và đưa ra các định
hướng trong công tác quản lý môi trường tại địa phương.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Nghiên cứu các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật đối với hoạt động
khai thác than.
- Nghiên cứu các luật, các thông tư, nghị định về khai thác than, khai thác
khoáng sản.
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014.
- Luật khoáng sản Việt Nam 2010.


14
- Thông tư 20/2009/TT-BCT ngày 7 tháng 7 năm 2009 Thông tư ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.
- Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012 nghị định quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội, tình hình quản lý tài
nguyên khoáng sản của mỏ than Nam Khe Tam.

- Tài liệu, số liệu về hoạt động, công nghệ sử dụng trong hoạt động khai
khoáng tại mỏ, báo cáo môi trường của mỏ than Nam Khe Tam.
3.4.3. Phương pháp đo đạc, khảo sát thực địa
- Các thông số quan trắc được đo tại hiện trường bằng các thiết bị sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt kế thủy ngân- Đức
- Độ ồn trung bình: Extech 70730
- Các chất khí SO2, CO, CH4: Máy QPHT phân tử TQ
3.4.4. Phương pháp đối chiếu, so sánh
- So sánh với văn bản số 3733/202/QĐ-BYT.
- Các chỉ tiêu bụi, khí SO2, CO khu vực xung quanh được so sánh với quy
chuẩn QCVN 05:20013/BTNMT.
- Chỉ tiêu tiếng ồn khu vực xung quanh được so sánh với quy chuẩn QCVN
26:2010/BTNMT.
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc.
- Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Word và phần mềm Exel.
3.5. Chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi được thể hiện qua bảng 3.1


15
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phân tích đánh giá độ ô nhiễm môi trƣờng của mỏ Nam
Khe Tam của Công ty TNHH MTV 86.
STT

Các thành phần môi trƣờng

1

Môi trường không khí


Chỉ tiêu phân tích
Độ ẩm, tốc độ gió, độ ồn(dBA),
Bụi(TSP), Co, SO2, CH4
Nguồn: Báo cáo dự án khai thác mỏ


16
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội và tình hình sản xuất của mỏ than
Nam Khe Tam thuộc công ty TNHH MTV than 86.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lí và địa hình:
Khu Mỏ Nam Khe Tam nằm trên địa bàn xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả,
Tỉnh Quảng Ninh đây là vị trí khá thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và sản
phẩm đi tiêu thụ, tiếp giáp các bên như sau:
- Phía Bắc giáp với mỏ Khe Tam và Đông Bắc Ngã Hai.
- Phía Nam giáp với mỏ Khe Sim.
- Phía Đông giáp với mỏ Khe Chàm II và Lộ Trí.
- Phía Tây giáp với mỏ Ngã Hai.
Tọa độ địa lý: X=2326600

, Y= 732500

(Theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 60).
- Địa hình khu mỏ Nam khe Tam nói chung gồm các đồi núi nối nhau liên
tiếp, chạy dài theo hướng Đông bắc-Tây Nam, đỉnh núi cao nhất ở phía Đông Nam
khu mỏ là 313m, nơi thấp nhất có độ cao 93m.
-Quá trình khai thác than và đổ thải những năm qua đã làm biến đổi đáng kê

địa hình mạo khu vực mỏ.
4.1.1.2. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô
nhiễm trong không khí, tại khu vực có:
+ Nhiệt độ trung bình năm 23,10C.
+ Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất là: 28,60C (tháng 8)
+ Nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất là: 16,60C (tháng 1)
+ Nhiệt độ cao nhất đo được là: 36,60C
+ Nhiệt độ thấp nhất đo được: 5,40C


×