Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trên cơ sở khoa học và các thực nghiệm đã được tiến hành, phân tích khả năng chuyển đoạn DNA tái tổ hợp ở sinh vật chuyển gen (đv, TV và VSV) sang hệ vi sinh vật ở người và vật nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.9 KB, 16 trang )

Nội dung
I. Mở đầu
II. Cơ sở khoa học của việc chuyển đoạn DNA tái tổ hợp ở sinh vật
chuyển gen sang hệ vi sinh vật ở người và vật nuôi
1. Hiện tượng chuyển gen ngang (horizontal gene transfer-HGT)
1.1: Khái niệm
1.2: Lịch sử phát hiện chuyển gen ngang
2. Cơ chế của HGT
2.1: Biến nạp
2.2: Tải nạp
2.3: Tiếp hợp
3. Bằng chứng chứng minh HGT xảy ra trong tự nhiên
III. Khả năng chuyển đoạn DNA tái tổ hợp ở sinh vật chuyển gen vào hệ
vi sinh của người và đông vật
1. DNA tái tổ hợp
2. Nguy cơ của việc chuyển thành công đoạn DNA tái tổ hợp từ GMO
sang hệ vi sinh ở người và động vật
3. Các rào cản của quá trình chuyển đoạn DNA tái tổ hợp vào hệ vi sinh
vật ở người và động vật
4. Phương pháp để phát hiện đọan DNA tái tổ hợp đã được chuyển nạp
thành công vào vi sinh vật
5. Ví dụ kiểm tra về khả năng chuyển gene ngang
IV. Kết luận
I. Mở đầu
Như chúng ta đã biết, dân số thế giới đang ngày một tăng, diện tích
đất lại ngày một giảm, bệnh tật thì ngày một nhiều và phong phú hơn…
Bởi vậy, con người đang phải ngày ngày đối mặt với rất nhiều vấn đề


cấp bách hiện nay như : an ninh lương thực-thực phẩm, bệnh tật,
nguyên-nhiên liệu…


Để giải quyết vấn đề này, khoa học-kỹ thuật đang ngày càng phát
triển, đặc biệt, thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ sinh học hiên đại. Ngày
nay, công nghệ sinh học đang được ứng dụng vào trong rất nhiều các
lĩnh vực của cuộc sống: công nghiệp, nông nghiệp, y học... Bằng những
kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng
"công nghệ DNA tái tổ hợp" những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra
những cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, những loại thực
phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người.
Công nghệ DNA tái tổ hợp đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của
nhân loại, nhưng đến nay vẫn còn nhiều điều chưa chắn chắn về nguy cơ
mà nó đem lại, đặc biệt là hiện tượng chuyển gen ngang. Nhưng mặt
khác, tuy chưa có thí nghiệm cụ thể nào về việc chuyển gen ngang từ
sinh vật biến đổi gen (GMO) sang hệ vi sinh của người và động vật,
nhưng GMO vẫn được đánh giá là an toàn. Trong báo cáo tổng kết 10
năm nghiên cứu về an toàn sinh học cây trồng CNSH của EU kết luận:
Các loại cây trồng và các sản phẩm công nghệ sinh học thậm chí còn an
toàn hơn so với các cây trồng và các sản phẩm được tạo ra bằng các
phương pháp truyền thống thông thường. GMO luôn được các tổ chức
như Hội đồng khoa học quốc tế (ICSU) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
thường xuyên giám sát và kiểm chứng.
Khoa học luôn gắn liền với thực tiễn, nguy cơ của nó cũng luôn bắt
đầu bởi tự nhiên, hiện tượng chuyển gen ngang cũng vậy. Người ta suy
nghĩ đến vấn đề này là do trong thực tế, hiện tượng chuyển gen ngang
xảy ra rất nhiều. Vậy, lý do từ đâu mà các nhà khoa học có thể cho rằng,
công nghệ DNA tái tổ hợp là an toàn đối với chuyển gen ngang từ GMO
sang hệ vi sinh của người và động vât, phần dưới đây, nhóm 8 xin phép
được đi tìm hiểu vấn đề này.


II. Cơ sở khoa học của việc chuyển đoạn DNA tái tổ hợp ở sinh vật

chuyển gen sang hệ vi sinh vật ở người và vật nuôi
Đây chính là nguyên nhân bắt nguồn cho việc nghi ngờ DNA tái tổ
hợp có khả năng được chuyển từ GMO sang hệ vi sinh vật ở người và
động vật
1. Hiện tượng chuyển gen ngang (horizontal gene transfer-HGT)
1.1: Khái niệm
Chuyển gen ngang (horizontal gene transfer-HGT) hay trao đổi
gen theo hàng ngang là sự chuyển các gen giữa các sinh vật không phải
họ hàng hoặc không thông qua giao phối. Trao đổi gen hàng ngang khác
với trao đổi gen hàng dọc (vertical gene transfer), tức là sự tiếp nhận các
gen từ thế hệ cha mẹ (hay gọi là di truyền).

Chuyển gen
ngang rất phổ
biến ở các
loài vi sinh
vật

HGT đã được chứng minh là một yếu tố quan trọng trong sự phát
triển của nhiều sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn. Chúng có khả năng tiếp
nhận gen từ các sinh vật khác để thích nghi với môi trường thay đổi


nhanh chóng xung quanh. Sự thay đổi nhanh chóng của vi khuẩn tạo cho
chúng một khả năng gây ra bệnh mới, hoặc tái phát bệnh cũ.
1.2. Lịch sử phát hiện chuyển gene ngang
Chuyển gen ngang đã được mô tả đầu tiên ở Seattle vào năm 1951:
sự chuyển giao một gen của virus vào Corynebacterium diphtheriae đã
tạo ra mối nguy hiểm từ một chủng không độc hại.
Chuyển gen giữa vi khuẩn đã được mô tả lần đầu tiên ở Nhật Bản

năm 1959 trong một công bố chứng minh việc chuyển gen kháng kháng
sinh giữa các loài vi khuẩn vi khuẩn.
Vào giữa những năm 1980, Syvanen dự đoán rằng chuyển gen
ngang tồn tại, có ý nghĩa sinh học, và đã tham gia vào việc định hình
lịch sử tiến hóa từ bắt đầu cuộc sống trên Trái đất.
Như Jain, Rivera and Lake (1999) đã nói: "Ngày càng có nhiều
nghiên cứu về gen và chúng chỉ ra rằng chuyển gene ngang đã xảy ra
đáng kể giữa prokaryote" (Lake và Rivera, 2007).
Có một số bằng chứng cho thấy thực vật và động vật bậc cao đã bị
ảnh hưởng và điều này đã dấy lên lo ngại về an toàn (Richardson và
Palmer (2007)).
Do số lượng ngày càng tăng của bằng chứng đã cho thấy tầm quan
trọng của những hiện tượng này đối với tiến hóa . Peter Gogarten đã mô
tả sự chuyển gen ngang là "một mô hình mới cho Sinh học".
-> Quá trình này có thể là một mối nguy hiểm tiềm ẩn của kỹ thuật
di truyền vì nó có thể cho phép chuyển gen DNA để lây lan từ loài này
sang loài khác.
2. Cơ chế của HGT
Trong tự nhiên, HGT xảy ra theo 3 cơ chế chính: Biến nạp, tải nạp
và tiếp hợp
a) Biến nạp


Biến nạp là hiện tượng tiếp nhận DNA từ bên ngoài vào tế bào vi
khuẩn
Từ các nghiên cứu của Griffiths và Avery đã chỉ ra rằng tế bào vi
khuẩn phải ở trạng thái sinh lý đặc biệt mới có khả năng hấp thu DNA,
đó là “trạng thái khả nạp”.
Khả nạp tự nhiên là khả năng hấp thu DNA tự nhiên có sẵn ở môi
trường sống. Nguồn DNA này có được từ các tế bào chết hay các tế bào

bị phân hủy. Kết quả thu được là vi khuẩn thể hiện một hoặc vài tính
trạng mới, tính trạng này ổn định và có khả năng di truyền.

Trong tự nhiên, khi nồng độ các chất dinh dưỡng hay nồng độ oxy
giảm đến mức tối thiểu ảnh hưởng đến sự sống của vi khuẩn, lúc này tế
bào sẽ bị thay đổi về cấu trúc cũng như đặc tính sinh lý sinh hóa, màng


tế bào bị biến tính dẫn đến sự hình thành các kênh vận chuyển dạng
lỏng, DNA sẽ theo các kênh này đi vào nhờ việc tiếp xúc với màng và
nhận được sự hỗ trợ của hệ thống vận chuyển bên trong tế bào.
Hệ thống vận chuyển này được hình thành trên cơ sở enzym gây
biến tính một số protein màng.
+ Enzym ComC có bản chất là một peptidase phân cắt protein
ComG của màng tế bào làm cho nó không còn tính trọn vẹn của một
protein màng, từ đó chúng được hoạt hoá. Có 7 protein cùng dạng với
ComG, tất cả chúng đều có thể tạo ra cấu trúc cho phép DNA tiếp cận
với ComEA.
+ ComEA là thể nhận để DNA đi vào tế bào
+ ComEC có thể tạo ra kênh vận chuyển dạng dịch và qua đó
DNA đi vào tế bào
+ ComFA là một dạng helycase có chức năng phối hợp với
ComEA và ComEC để đưa sợi DNA mạch đơn vào tế bào
Trong quá trình chuyển nạp, sợi DNA mạch đôi bám vào đầu
Carboxyl của ComEA và được phân ra thành những đoạn dưới tác
động của endonuclease (hiện nay đã xác định đó là NucA), phần đầu
cuối mới được cắt ra này được đưa tới ComEC và ComEA để chúng vận
chuyển vào tế bào.
Sự phiên mã của gen “late competence” mã hoá cho bộ máy gắn
kết và hấp thụ DNA (ComC, ComE, ComF, ComG) cũng như các yếu tố

cần cho sự tái tổ hợp (recA, addAB) đòi hỏi một yếu tố có khả năng kích
hoạt sự phiên mã. ComK là yếu tố hoạt hoá sự phiên mã.
Sự biểu hiện của ComK được quy định bởi một mạng lưới phức
tạp bao gồm AbrB, ComA, sinR và MecAB. ComK được điều hoà âm
bởi sự bám vào của AbrB và CodY, được hoạt hoá dương bởi AbrB,
sinR, DegU.
b) Tải nạp


Tải nạp là quá trình trong đó DNA của vi khuẩn được chuyển từ
một vi khuẩn này sang vi khuẩn khác nhờ virus của vi khuẩn (thực
khuẩn thể, bacteriophage, thường gọi là phage). Nó cũng đề cập đến quá
trình theo đó DNA ngoại lai được đưa vào tế bào khác thông qua
một vector virus . Tải nạp không cần tiếp xúc vật lý giữa các tế bào mất
DNA và tế bào nhận được DNA.
Thực khuẩn thể thường có phổ ký chủ tương đối hẹp, còn virus mà
có thể lây nhiễm cho cả thực vật và vi khuẩn thì chưa được xác định nên
khả năng làm trung gian chuyển gen ngang giữa thực vật và vi khuẩn là
tương đối thấp.

Khi thực khuẩn thể xâm nhiễm tế bào vi khuẩn, nó lợi dụng bộ
máy sao chép DNA của vi khuẩn chủ để tạo ra nhiều bản sao DNA
hay RNA của chính nó. Những bản sao DNA hay RNA của thực khuẩn
thể này sau đó được "đóng gói" vào vỏ virus cũng mới được tổng hợp
nhờ tế bào chủ.


Tuy nhiên, trong quá trình đóng gói DNA của thực khuẩn thể, ở
một tần suất thấp, một số mảnh DNA của vi khuẩn chủ cũng bị đóng gói
vào vỏ thực khuẩn thể.

Khi ly giải tế bào, những virion bị đóng gói nhầm có thể gắn vào
một vi khuẩn khác và bơm phần DNA được đóng gói vào tế bào, và như
vậy vô tình đã chuyển DNA vi khuẩn từ tế bào này sang tế bào khác.
c) Tiếp hợp
Tiếp hợp chuyển giao DNA qua trung gian plasmid hoặc
transposon , đòi hỏi sự tiếp xúc giữa tế bào với tế bào. Tuy nhiên, tiếp
hợp cũng có thể xảy ra giữa các vi khuẩn có quan hệ xa hay thậm chí
giữa vi khuẩn với các tế bào Eukaryotic, phương pháp này có thể chuyển
các đoạn DNA dài.
Tuy nhiên, các trình tự di động mà hỗ trợ cho việc chuyển gen từ
thực vật bậc cao sang vi khuẩn lại chưa được biết đến và những
transposons có chức năng trong cả thực vật và vi sinh vật cũng chưa
được xác định nên khả năng chuyển gen ngang từ thực vật sang vi sinh
vật được xem là rất thấp.


Trong tế bào cho, ADN của plasmid được mở bung ở điểm
mầm oriV, sau đó 1 sợi ADN (sợi dương) được chuyển giao qua cầu tiếp
hợp sang tế bào nhận theo chiều kim đồng hồ (sợi 5’ luồn qua trước).
Cùng đúng với thời điểm chuyển giao sợi dương, ngay trong vi
khuẩn cho, sợi ADN còn lại (sợi âm) chịu trách nhiệm làm khuôn để
tổng hợp ngay lập tức sợi bổ sung cho nó (tổng hợp sợi dương) để tạo
nên vòng plasmid mới. Trong tế bào nhận, sợi ADN vừa được chuyển
sang (sợi dương), cũng ngay lập tức làm khuôn để tổng hợp sợi bổ sung
(tổng hợp sợi âm) để hình thành vòng ADN của plasmid mới cho tế bào
nhận.
ADN được tổng hợp theo cơ chế bổ sung ở cả 2 tế bào theo chiều
trượt 5´-->3´.
3. Bằng chứng chứng minh HGT xảy ra trong tự nhiên
Trong thiên nhiên, việc hoán chuyển gen giữa các sinh vật cùng

loài hay khác loài, giữa vi khuẩn, động vật và thực vật cũng xảy ra trong
tiến trình sinh vật tiến hóa trong hơn 3 tỉ năm qua. Chẳng hạn, gen
kháng thuốc trụ sinh được hoán chuyển rất nhanh giữa 2 cá thể vi khuẩn
để chúng trở thành vi khuẩn kháng trụ sinh.
Gen cũng được chuyển từ giống cây này qua loài cây khác qua
trung gian của vi khuẩn, virus để tạo ra nhiều loài, giống mới, chưa kể
qua thụ phấn thiên nhiên.
Trong kết quả nghiên cứu
được đăng tải trên tạp chí
Nature, các nhà sinh vật
học Mỹ tại Đại học Texas
đã phát hiện một sự chuyển
giao ngang nguyên liệu gen
(transporon) từ một loài bọ
hút máu ở Nam Mỹ và vật
chủ ký sinh là một con ốc
sên


Loài cây ký sinh Rafflesia
cantleyi Malaysia đã đánh
cắp gen từ cây
Tetrastigma rafflesiae ký
chủ của nó => cải thiện
khả năng ký sinh để trích
xuất các chất dinh dưỡng
từ ký chủ, hoặc giúp nó
trốn tránh sự đề kháng của
ký chủ
III. Khả năng chuyển đoạn DNA tái tổ hợp ở sinh vật chuyển gen

vào hệ vi sinh của người và đông vật
Vậy, DNA tái tổ hợp là gì? Nếu nó được chuyển vào hệ vi sinh của
người và động vật thì điều gì sẽ xảy ra? Có rào cản nào ngăn cản quá
trình này hay không?
1. DNA tái tổ hợp


DNA tái tổ hợp là phân tử DNA được tạo thành từ hai hay nhiều
trình tự DNA của các loài sinh vật khác nhau.
Trong kỹ thuật di truyền, DNA tái tổ hợp thường được tạo thành từ
việc gắn những đoạn DNA có nguồn gốc khác nhau vào trong vectơ tách
dòng.
Về mặt lý thuyết, kỹ thuật DNA tái tổ hợp cho phép đưa bất kỳ
một gen nào đó từ một sinh vật này vào một sinh vật khác. Vấn đề quan
trọng là làm sao để gen ngoại lai có thể biểu hiện trong cơ thể vật chủ.
Để biểu hiện được gen ngoại lai, DNA tái tổ hợp phải có đầy đủ
các cấu trúc cần thiết sau:
+ Gen chỉ thị: để xem gen đã được chuyển vào chưa
+ Promoter: kiểm soát quá trình phiên mã, cho phép sản xuất một
lượng lớn mRNA từ các gen được tạo dòng
+ Polylinker (vị trí cắt của enzyme giới hạn): đưa gen ngoại lai
vào trong theo một hướng chính xác với promoter ( nếu đoạn gên ngoại
lai không nằm giữa trình tự promoter và trình tự kết thúc thì gen sẽ
không được phiên mã)
2. Nguy cơ của việc chuyển thành công đoạn DNA tái tổ hợp từ
GMO sang hệ vi sinh ở người và động vật
Về lý thuyết, nếu quá trình này thành công thì sẽ gây ra rất nhiều
hậu quả:
Thứ 1: Nếu gen chỉ thị là các gen kháng kháng sinh => tạo ra các
loại vi sinh vật kháng kháng sinh

Thứ 2: Tăng khả năng gây bệnh và hoạt hóa sự gây bệnh của các vi
sinh vật
Ví dụ: Một cơn bộc phát nhiễm trùng thức ăn mới đây bên Đức
(Germany) cho thấy khả năng kết hợp hai loại gen vào trong vi khuẩn E.
Coli: Một loại gen tạo ra một chất độc và một loại khác giúp cho con vi
khuẩn có khả năng bám chặt vào ruột của bệnh nhân, kích thích bệnh


nhân tiếp thu chất độc ấy nhanh hơn. Kết quả là sự nhiễm độc này nguy
hiểm hơn các lần nhiễm độc khác, và có thể dẫn tới suy thận.
Thứ 3: Tăng khả năng vượt qua các rào cản loài => mở rộng phạm
vi gây bệnh
Ví dụ virus lợn sẽ nhiễm vào lợn nhưng không nhiễm vào người
được, và virus súp-lơ không thể tấn công vào cây cà chua được. Tuy
nhiên, công nghệ di truyền sản xuất các vector nhân tạo (mang các gen
ngoại lai) được thiết kế lại để khắc phục các rào cản, vì thế các vector
này sau đó có thể gắn vào các gen người để chuyển vào tế bào của tất cả
động vật có vú khác, hoặc tế bào thực vật….
Tuy nhiên, trong thực tế, những nguy cơ này vẫn chưa được một
nghiên cứu nào chứng minh là có xảy ra mà nó mới chỉ dừng lại ở mức
độ giả thuyết. Nguyên nhân được đặt ra là do có các rào cản trong suốt
quá trình từ lúc GMO được đưa vào cơ thế người và động vật qua đường
tiêu hóa cho tới khi nó được biểu hiện trong cơ thể vi sinh vật có trong
đường tiêu hóa.
3. Các rào cản của quá trình chuyển đoạn DNA tái tổ hợp vào hệ vi
sinh vật ở người và động vật
* Rào cản thứ 1: Sự phá vỡ cấu trúc DNA trong suốt quá trình
biến đổi thức ăn trước khi được tiêu hóa và trong quá trình vận chuyển
chúng trong hệ thống tiêu hóa
Con người thường tiêu thụ tối tiểu là 0,1 đến 1g DNA/ngày trong

chế độ ăn uống của mình (Doerfler,2000). Các gene chuyển có trong 1
cây CNSH lại không phải là một loại vật liệu mới đối với hệ thống tiêu
hóa cho nên chúng cũng bị tiêu hóa như bình thường.
Các test invitro về khả năng tiêu hóa được tiến hành trên protein
CP4 EPSPS cho thấy enzyme này bị phân hủy nhanh chóng trong các
phản ứng kiểm tra trong hệ tiêu hóa (Harrison và cs.,1996) (30 giây ở
dịch ruột và dịch tiêu hóa của người).


Trong điều kiện invitro, DNA plasmid mang gen kháng ampicilin
được xử lý với nước bọt của cừu có khả năng chuyển vào E.coli sau 24h.
Tuy nhiên, DNA nhiễm sắc thể của ngô bị phân hủy chỉ trong vòng 1
phút khi ủ với dịch dạ cỏ.
Tất cả những điều này cho thấy, DNA tái tổ hợp chưa kịp chuyển
ngang sang hệ vi sinh vật đã bị tiêu hóa hết.
* Rào cản thứ 2: Các vi khuẩn nhận chỉ có khả năng mang và gắn
đoạn DNA lạ dạng mạch thẳng (đòi hỏi sự tương đồng cao về trình tự)
hoặc hình thành vùng tái bản độc lập
Trong trường hợp, những đoạn DNA may mắn vượt qua rào cản
thứ nhất, thì nó sẽ ngay lập tức gặp phải rào cản thứ 2. Trong cơ thể mỗi
sinh vật đều có cơ chế tự đào thải, cho nên mức độ sai khác càng cao thì
càng làm hạn chế khả năng chuyển gen ngang thành công.
Tuy nhiên, những sự tái tổ hợp bất thường vẫn xảy ra nhưng với
tần số thấp hơn (Ehrlich và cs., 1993), đặc biệt là ở những vi khuẩn bị
đột biến hoặc thiếu sót do tác động của môi trường. Những vi khuẩn đột
biến này thường chứa các đột biến ở gen đầu mút, liên quan tới sự sửa
chữa của methyl-directed DNA, sự sửa chữa sai dẫn tới khả năng tái tổ
hợp với DNA các loài khác tăng lên (Rayssiguier và cs., 1989, Matic và
cs.,v1995, 1997, Vulic và cs., 1997, Taddei và cs., 1997). Khi đó, chúng
sẽ phải vượt qua rào cản thứ 3.

* Rào cản thứ 3: Sự biểu hiện của các gen mới được chuyển vào
đòi hỏi sự có mặt của các trình tự promoter điều hòa thích hợp
Rào cản này liên quan đến cơ chế của quá trình phiên mã. Một gen
sẽ không thể phiên mã được nếu không có trình tự promoter thích hợp.
Điều này có nghĩa là, gen ngoại lai chỉ được phiên mã khi được đưa vào
vi khuẩn có chứa trình tự promoter thích hợp với nó hoặc gen ngoại lai
phải chứa cả trình tự promoter có trong đoạn DNA tái tổ hợp ban đầu.
Ở một tần số rất thấp nào đó, nếu quá trình này thành công thì cũng
không có nghĩa là gen ngoại lai đó đã được biểu hiện thành công, mà nó
còn phải vượt qua rào cản cuối cùng: rào cản thứ 4.


* Rào cản thứ 4: Để duy trì được trong quần thể vi khuẩn, các tính
trạng chuyển vào phải mang ưu thế cạnh tranh
Kiểu gen + môi trường = kiểu hình
Nguy cơ + điều kiện phơi nhiễm = rủi ro
Trong hệ tiêu hóa của người và động vật có cực nhiều các loại vi
sinh vật khác nhau, chúng luôn phải cạnh tranh nhau để sinh sống, nếu
không đủ mạnh để át chế nhưng loài khác thì gen có chuyển vào thành
công cũng không có khả năng biểu hiện ra kiểu hình. Bởi vậy, môi
trường hay điều kiện phơi nhiễm thích hợp đóng vai trò rất lớn trong
việc giúp chúng vượt qua rào cản này. Đây cũng có thể coi là rào cản
kiểm tra sự may mắn.
Kết luận: Các rào cản trên đóng vai trò tích cực trong việc ngăn
chặn quá trình chuyển gen ngang xảy ra. Có thể nói những rào cản này
ngăn chặn hoàn toàn, không cho đoạn DNA tái tổ hợp từ GMO được
chuyển giao thành công vào hệ vi sinh vật của ngườ và động vật.
4. Phương pháp để phát hiện đọan DNA tái tổ hợp đã được chuyển
nạp thành công vào vi sinh vật
Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường kháng kháng sinh (đối với

loại chuyển gen mà sử dụng gen kháng kháng sinh để chọn lọc)
Chiết tách DNA, PCR với mồi đặc hiệu để phát hiện ra đoạn DNA
tái tổ hợp
Lai southerm blot ( lại DNA của tế bào với mẫu dò DNA) để kiểm
tra sự có mặt của gen chuyển trong tế bào
Lai western blot ( lai giữa protein với protein hay kháng nguyên
với kháng thể) để phát hiện ra loại protein mà DNA tái tổ hợp mã hóa
5. Ví dụ kiểm tra về khả năng chuyển gene ngang
Dryzga và cs.,(2007) đã đánh giá an toàn của giống bông chuyển
gene kháng côn trùng có tên Widesstrike chứa 2 độc tố BT là
Cry1F/Cry1Ac, sử dụng đối chứng là các giống ngô truyền thống


PHY72, PHY78 và 98M-2983-một dòng đối chứng không chuyển gene
PSC355.
Thức ăn được chuẩn bị cho chuột nghiên cứu trog 90 ngày với
lượng hạt bông chuyển gene chiếm 10% trong khẩu phần, tương đương
7,235mg/kg/ngày đối với chuột đực và 7,935mg/kg/ngày đối với chuột
cái.
Động vật được đánh giá thông qua các thông số về trọng lượng cơ
thể và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi. Kiểm tra chức năng, hoạt động động
cơ và khám mắt trước khi tiếp xúc và trước khi kết thúc thí nghiệm. Tiêu
chuẩn huyết học, hóa học lâm sàng, thời gian prothrombin và các thông
số phân tích nước tiểu cũng được đánh giá. Tất cả các con chuột được
khám nghiệm xác chết và các cơ quan mục tiêu được kiểm tra.
Sau 90 ngày kể từ ngày cho ăn, không có tác dụng phụ nào được
phát hiện trong quá trình tiến hành quan sát lâm sàng hoặc trong bất kỳ
các thông số đo được trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng chế độ ăn với 10% hạt bông
chuyển gene không gây tác động có hại nào, bao gồm cả khả năng

chuyển gene ngang.
IV. Kết luận
Tóm lại, mặc dù có những nguy cơ rủi ro về chuyển gen ngang đã
được chỉ ra nhưng cho đến nay các sinh vật chuyển gen vẫn được chứng
minh là an toàn đối với sức khỏe người và vật nuôi . Việc phát tán DNA
tái tổ hợp từ thức ăn vào cơ thể động vật vẫn chưa được phát hiên và
cũng không có dư lương DNA tái tổ hợp được tìm thấy ở bất kỳ mô hay
cơ quan nào. Về cơ bản, chúng không có sự sai khác về thành phần các
hợp chất so với giống truyền thống; không tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại
và gây dị ứng cho con người và vật nuôi; cho đến nay ngày càng có
nhiều quốc gia phê duyệt cho phép sử dụng các cây trông CNSH và các


sản phẩm bắt nguồn từ chúng trong chuối cung ứng thực phẩm của quốc
gia mình.



×