Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CHÀO hỏi lễ PHÉP CHO TRẺ mẫu GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
“Tiên học lễ hậu học văn”, đây là câu nói mà ông cha ta
từ xa xưa đã truyền lại để dạy dỗ con cháu làm người trước hết
cần học lễ nghĩa, sau đó mới học văn hóa. Hay như câu “Lời
chào cao hơn mâm cỗ” cũng thể hiện rất rõ tầm quan trọng của
lời chào trong cuộc sống hằng ngày. Tại sao phải chào hỏi một
cách lễ phép? Đó là điều trẻ phải làm trong giao tiếp từ khi còn
bé đến trưởng thành. Việc giáo dục cách chào hỏi lễ phép cho
trẻ không đơn giản như nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ là
dạy trẻ khoanh tay, chào hỏi... Nếu không được chỉ bảo cách
chào hỏi sao cho lễ phép ngay tư nhỏ thì lớn lên sẽ rất khó sửa.
Chào hỏi một cách lễ phép là sự tôn trọng của mình đối với
người khác và cũng như tự tôn bản thân mình. “Dạy con từ thuở
còn thơ” – giai đoạn đầu đời là giai đoạn góp phần định hình
tính cách của trẻ bởi trẻ con như trang giấy trắng. Cách chào
hỏi người lớn như thế nào cho đúng, cho lễ phép rất quan trọng.
Một số cha mẹ thường bỏ qua hoặc không mấy quan tâm tới
việc con mình có chào người lớn hay không, hay chào như thế
nào, đã lễ phép hay vô lễ… vì “trẻ con mà biết gì đâu”. Lâu dần
sẽ thành thói quen, mà thói quen thì rất khó sửa. Hãy rèn thói
quen chào hỏi lễ phép, lịch sự ngay từ khi còn nhỏ, để trẻ có thể
tôn trọng mọi người xunh quanh cũng như chính bản thân trẻ
sau này.
Nhận rõ được vai trò quan trọng của việc giáo dục chào
hỏi lễ phép cho trẻ, nên em đã chọn chủ đề: “Giáo dục kỹ năng
chào hỏi lễ phép cho trẻ mẫu giáo” để thiết kế hoạt động giáo
dục kỹ năng sống.
1


GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG: CHÀO HỎI LỄ PHÉP CHO TRẺ MẪU


GIÁO
I.
1.

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: Học xong chủ đề này giúp trẻ:
Về mặt kiến thức
- Các em lễ phép với thầy cô, ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi.
- Nhận biết được các tình huống cần chào hỏi với người lớn.
- Trẻ biết được một số hành động, lời nói để chào hỏi lễ phép
đối với thầy cô, ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi
- Các em phân biệt được hành vi chào hỏi lễ phép và không lễ
phép
- Hiểu và biết được ý nghĩa của việc chào hỏi lễ phép.
- Các em vận dụng được các tình huống này vào cuộc sống.
2. Về mặt kỹ năng
2


- Bước đầu hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng, ghi nhớ, tư duy, sáng tạo, so
sánh.
- Hình thành cho trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn.
- Cũng cố cho trẻ kỹ năng vận động nhanh nhẹn, hoạt bát,
năng nổ khi tham gia các trò chơi, các hoạt động.
- Tăng kỹ năng tương tác, đoàn kết với giữa các trẻ trong lớp
với nhau.
3. Về mặt thái độ
- Trẻ biết ý thức chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn
- Trẻ hứng thú, tự giác tham gia các hoạt động, trò chơi cùng
giáo viên.

- Có thái độ phê phán những hành vi chào hỏi không lễ phép
- Trẻ biết vận dụng, nhắc nhở các bạn biết chào hỏi lễ phép
với người lớn.
II. ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ
Chủ đề được thiết kế dành cho trẻ lứa tuổi mầm non (5 tuổi)
III. PHƯƠNG PHÁP:
-

Thuyết trình qua video
Tổ chức hát bài hát
Tổ chức hoạt động sắm vai
Gợi ý, khích lệ trẻ thể hiện ý kiến và tham gia hoạt động

IV. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ
+ Máy chiếu, loa, máy tính.
+ Video “Lễ phép khi ở nhà”
+ Trò chơi “Chào hỏi”
+ Bài hát: Đi học về và Chim vành khuyên
IV. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
3


1. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Ổn định, gây hứng thú và giúp trẻ tập trung vào hoạt động.
- Khởi động, giới thiệu cho trẻ để đi vào kỹ năng chào hỏi lễ
phép khi đi học về.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên cho trẻ nghe và hát theo bài hát: Đi học về

- Giáo viên đặt câu hỏi cho các em trả lời:
+ Trong bài hát em bé đã chào ai khi về nhà?
+ Khi chào cha thì cha đã khen em như thế nào?
+ Khi chào mẹ thì mẹ đã có hành động gì với em?
+ Các con thấy bạn nhỏ trong bài hát có ngoan không ?
+ Để ngoan như bạn nhỏ trong bài thì đi học về chúng ta phải
làm gì nhỉ?
a.

Kết luận

Chào hỏi ông bà, cha mẹ và người lớn là các hành động thể
hiện sự lễ phép của mình đối với người lớn. Để biết thêm về
những cách chào hỏi lễ phép thì hôm nay cô và các con sẽ cùng
nhau tìm hiểu về kỹ năng chào hỏi lễ phép nhé!
2. KẾT NỐI
Hoạt động 2: Các cách thể hiện lời chào hỏi lễ phép với
người khác. (10 phút)
4


a. Mục tiêu:
- Giúp các em biết và liệt kê được các cách thể hiện sự lễ
phép khi chào hỏi.
- Giúp các em thể hiện cách giao tiếp của mình với người
khác.
- Giúp các em có thái độ phê phán những hành động chào hỏi
thiếu lễ phép hoặc không chào hỏi người lớn.
b. Cách tiến hành
bước 1:


Giáo viên cho xem đoạn video: “Lễ phép khi ở

trường”
/>+ Trước tiên giáo viên cho các em xem qua đoạn video.
+ Giáo viên cho các em xem lại và dừng ở các tình huống thể
hiện sự lễ phép. Đồng thời hỏi các em về tình huống đó:
Giáo viên hỏi các em:
*Khi gặp thầy hiệu trưởng thì bạn nữ đi trước đã có hành động
nào vậy các con nhỉ?
*Khi chào xong thì thầy hiệu trưởng đã nói với bạn ấy gì nào
các con?
*Khi cô giáo bước vào lớp, cả lớp đồng thanh nó gì các con
nhớ không?
*Khi ra về, cả lớp có đứng lên chào cô giáo không nhỉ?
5


*Cuối video, bạn nữa đã nói những gì cần làm khi ở trường để
trở thành một học sinh ngoan nhỉ?
* Vậy, khi tới trường các con đã thể hiện sự lễ phép với thầy
cô chưa nào? Bạn nào có thể kể cho cô và cả lớp nghe nào?
+ Giáo viên nhận xét.
+ Giáo viên khen ngợi trẻ.
Bước 2: Trò chơi: Chào hỏi (10 phút)
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Khi cô nói “chào bác” thì trẻ 2 tay khoanh chắp
lại trước ngực, cúi đầu, khi cô nói trẻ “chào thầy” thì trẻ 2 tay
khoanh tròn, cúi đầu, còn khi cô nói “chào bạn” thì trẻ đưa tay
ra vẫy nhẹ.

+ Luật chơi: cô sẽ luôn thay đổi khẩu lệnh “chào bác”, “chào
thầy” và “chào bạn” để trẻ phản ứng và làm theo. Nếu trẻ nào
làm sai thì kết thúc trò chơi sẽ hát hoặc múa tặng lớp một bài.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô củng cố lại cho trẻ biết phân biệt khi gặp những đối
tượng khác nhau thì trẻ sẽ có các cách chào khác nhau.
c. Kết luận (5 phút)
Qua đoạn phim mà cô và các con vừa xem thì các con có
muốn trở thành một học sinh ngoan ngoãn không nào?
Vậy, để trở một học sinh ngoan ngoãn, lễ phép thì các con
hãy làm những điều sau:
6


+ Khi gặp thầy cô giáo phải đứng lại chào thầy cô
+ Khi vào lớp hay hết giờ học phải đứng dậy chào thầy cô
+ Bên cạnh việc chào thầy cô ở trường ra thì các con cũng
nên chào hỏi khi gặp người lớn, khi về nhà nữa nhé. Như vậy
mới có thể là một người con ngoan, trò giỏi được, các con nhé!
Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc chào hỏi lễ phép (5
phút)
a. Mục tiêu:
- Các em đã trải nghiệm về việc chào hỏi lễ phép với người
lớn.
- Các em trình bày và hiểu được ý nghĩa của việc chào hỏi lễ
phép với người lớn.
b. Cách tiến hành
- Giao viên yêu cầu các em nhớ lại xem, hàng ngày mình đã
chào hỏi với mọi người như thế nào?
- Khi các em chào thì các em được mọi người đáp lại như thế

nào?
- Các em nhớ lại rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh kể trước lớp và nhận xét.
- Giáo viên khen ngợi trẻ.
c. Kết luận.

7


Khi các con chào hỏi một cách lễ phép với người lớn thì các
con được mọi người yêu thương, quý mến. Khi các con ngoan thì
sẽ được người lớn khen. Vậy nên các con phải biết lễ phép với
người lớn nha!

3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: Trẻ thực hành chào hỏi lễ phép với người
lớn (10 phút)
a. Mục tiêu:
Giúp các em được thực hành chào hỏi lễ phép.
b. Cách tiến hành:
- Cô tổ chức cho trẻ đóng kịch qua tình huống được giới thiệu
trước.
+ Cô chia một nhóm 4 người
+ Phân công tình huống cụ thể cho các nhóm sắm vai
+ Cô cho trẻ tự nhận vai để đóng kịch.
+ Cô theo dõi gợi ý giúp đỡ trẻ.
- Giáo viên mời đại diện một số nhóm lên diễn lại trước lớp.
- Giáo viên cho trẻ nhận xét tình huống kịch vừa đóng xong.

8



- Giáo viên khen ngợi, điều chỉnh hành vi về cách chào hỏi
chưa đúng của các em.
4. VẬN DỤNG
Hoạt động 5: Trẻ vận dụng để thể hiện sự lễ phép hàng
ngày khi ở nhà (5 phút)
a. Mục tiêu:
Giúp các em được vận dụng kỹ năng đã học trong các tình
huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày khi ở nhà.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu, khuyến khích các em:
+ Thực hành kỹ năng lễ phép khi ở nhà, khi đên trường hoặc
khi gặp người lớn tuổi trong cuộc sống hằng ngày.
+ Chia sẻ những gì các em đã được học và trải nghiệm cho
người khác trên lớp vào buổi tiếp theo.
- Giáo viên cho các em hát và thực hành bài hát “Chim vành
khuyên”
c. Kết luận:
Sau buổi học các con cảm thấy như thế nào? Cô cảm ơn các
con đã cùng cô tìm hiểu về kỹ năng chào hỏi lễ phép với người
lớn nhé! Cô hi vọng rằng: sau buổi học này các con sẽ biết cách
để chào hỏi một cách lịch sự và lễ phép với mọi người nha.
V. KẾT LUẬN
9


“Học ăn học nói học gói học mở” là những bài học nhỏ nhặt
nhưng lại hết sức quan trọng trong những năm đầu đời góp
phần định hình tính cách, thái độ của trẻ sau này khi lớn lên mà

nhiều bậc phụ huynh coi nhẹ. Kỹ năng chào hỏi lễ phép với
người lớn, với ông bà, cha mẹ, thầy cô la hết sức quan trọng mà
trẻ cần được học tập, rèn luyện và thực hành hằng ngày. Mỗi
bậc phụ huynh, thầy cô cần chỉnh đốn, hướng dẫn và khuyến
khích để trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác cũng như tôn
trọng chính bản thân trẻ sau này.

10



×