Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HỘI THI kỹ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG xử TRONG GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.4 KB, 9 trang )

HOẠT ĐỘNG: HỘI THI KỸ NĂNG GIAO TIẾP-ỨNG XỬ TRONG GIAO TIẾP.
I.
1.

MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.
Mục tiêu về kiến thức:
- Trình bày được quan điểm của chính mình về giao tiếp mình
hiểu như thế nào?
- Cho các em hiểu và nắm bắt được khái niệm giao tiếp.
- Nêu được ý nghĩa của cách giao tiếp tốt với mọi người xung
quanh ta.
- Trình bày cách giao tiếp tốt được thể hiện qua những gì ở bản
thân mình, mình cần làm gì và hành động như thế nào khi giao
tiếp với tất cả mọi người.
2. Mục tiêu về kỹ năng:
- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp.
- Hình thành được đạo đức, nhân cách qua giao tiếp với mọi người
xung quanh.
3. Mục tiêu về thái độ:
- Thể hiện thái độ hòa nhã, vui vẽ, cởi mở trong giao tiếp.
- Hình thành được kỹ năng lắng nghe người khác, thấu hiểu suy
nghĩ của họ, đồng cảm chia sẻ những thứ có ích lợi cho bản thân
họ

II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG.
- Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao
đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại
với nhau. Giao tiếp chính là quá trình xác lập và vận hành mối quan hệ người-người.
- Bất cứ chúng ta làm việc gì như thế nào phải trải qua giai đoạn giao tiếp, ngay cả
việc nhỏ nhặt chúng ta cũng phải sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp. Ai cũng có nhu
cầu giao tiếp để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, lĩnh vực công việc..để từ đó




chiếm lĩnh được các nội dung các mối quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội, từ đó hình
thành và phát triển nhân cách.
- Giao tiếp không chỉ phát triển nhân cách con người mà còn là tiền đề cho sự phát
triển xã hội, cộng đồng, dân tộc, cho sự tiếp thu và hòa quyện lẫn nhau giữa các nền
văn hóa.
III. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG.
- Thi bóc thăm trả lời tình huống bất ngờ của ban giám khảo đề ra có ghi trong giấy
sẵn.
- Thi sắm vai giải quyết tình huống theo sự phân vai của chương trình, kiến thức các
em tự chuẩn bị để đối thoại, công diễn, đóng vở kịch cùng các bạn trong nhóm đã
phân chia.
IV. ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ
- Chủ đề trên được thiết kế dành cho học sinh trung học cơ sở.
V. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC QUA HOẠT ĐỘNG.
Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp này, học sinh sẽ hình thành và rèn luyện được
các kỹ năng sống cơ bản như:
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
- Kỹ năng tư duy logic.
- Kỹ năng quyết định vấn đề.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin và khẳng định bản thân.
- Kỹ năng làm việc với nhóm.
- Kỹ năng phát triển nhân cách con người…
VI. CHUẨN BỊ, TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG.
- Thời gian tổ chức hoạt động: đầu tháng 1.
- Thời lượng tiến hành hoạt động: 180 phút.


- Địa điểm diễn ra hoạt động : hội trường tại trường học.

- Phương tiện hỗ trợ: máy tính, micro, bàn ghế, ánh sáng, hoa, giấy bút..
- Phân công nhiệm vụ:
+ Về phía giáo viên:
Chuẩn bị tài liêu về giao tiếp cho học sinh.
Họp nhóm để phổ biến kế hoạch hoạt động.
Cùng nhau chuẩn bị chi tiết các hoạt động và triển khai các công việc cụ thể để hoạt
động diễn ra đúng thời gian và đúng yêu cầu.
Yêu cầu các Giao viên lớp có em tham gia hoạt động phân công cho các bạn tham gia
thi để chuẩn bị tinh thần trước và cách thức thi phù hợp.
Cử người dẫn chương trình.
Kiểm tra, đánh giá, trao đổi với học sinh và các giáo viên khác để rút kinh nghiệm và
hoàn thành tốt.
+ Về phía học sinh:
Các bạn trong nhóm phân công tham gia thi và xây dựng chương trình hoạt động.
Phân công các bạn: bạn thi kỹ năng đối đáp, nhóm thi diễn tình huống, nhóm thư kí,
chuẩn bị phần thưởng, phương tiện hỗ trợ hoạt động.
Xin ý kiến giáo viên chủ nhiệm về nội dung và kế hoạch phân công.
VII. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
Dự kiến chương trình thi kỹ năng giao tiếp-ứng xử trong giao tiếp của học sinh THCS
sẽ diễn ra:
1.

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động-thi hát đối nhau có từ ngữ phù hợp.
a.Mục tiêu:
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo
thể lệ thi, giới thiệu chương trình.
- Gioi thiệu kỹ năng giao tiếp.
b. Cách tiến hành:



- Gioi thiệu kỹ năng giao tiếp là như thê nào cho các em nắm bắt kĩ hơn.
- Sau đó người dẫn chương trình hướng dẫn cho các em chơi trò chơi.
+ Chia các em thành 2 nhóm đều nhau số lượng.
+ Các em phải nghe người dẫn chương trình sẽ cho hát bài bông hồng tặng cô
và kết thúc từ cuối cùng bài hát là gì?
+ Sau đó thảo luận nhóm dơ tay nhanh nhất có thể để tiếp tục hát 1 bài hát khác
bắt đầu từ kết thúc lúc nãy.
+ Và nhóm nào được nhiều số lần trả lời là nhóm chiến thắng.
- Các em hiểu hoạt động giao tiếp rất quan trọng và phải thực hiện thật là tốt.
- Giao tiếp tốt phát triển nhân cách của bản thân mình.
- Kết thúc người dẫn chương trình nhận xét và khen ngợi các em rất là tốt.
c. Kết luận:
- Mỗi cá nhân đều có phải suy nghĩ nhanh.
- Cần phải suy nghĩ đáp án và trả lời phù hợp ( giao tiếp )
2. HOẠT ĐỘNG 2: Thi giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm đã chọn, bóc
thăm trả lời câu hỏi tình huống chương trình đã chuẩn bị sẵn.
a. Mục tiêu:
- Giup các em có kỹ năng giao tiếp thành thạo, tự tin.
- Giao tiếp ở mọi lúc mọi nơi có thể, không khó khăn.
- Hình thành cho các em kỹ năng tư duy tốt trong ngôn ngữ, giao tiếp nhanh, phản
ứng tốt trong giao tiếp.
b. Cách tiến hành:
- Người dẫn chương trình mời các em tham gia phần thi của mình, cá nhân lên bốc
thăm một mảnh giấy nhỏ có câu hỏi.
- Câu hỏi của chương trình như: Em cảm nhận việc học của mình là như thế nào?. Em
cảm thấy hài lòng với công việc học tập hằng ngày không?. Nếu được thay đổi em
thích thay đổi điều gì ở bản thân hiện tại?. Em hài lòng với cách giảng dạy của giáo
viên không và e muốn họ như thế nào theo cảm nhận của em?.....
- Các em lần lượt bóc thăm, ban giám khảo sẽ đọc câu hỏi và các em trả lời câu hỏi
của mình, ban giám khảo nhận xét và cho điểm từng em qua phần thi.



- Chính bản thân các em đã nói lên phần dự thi của mình, em nào nói lưu loát, tự tin
sẽ khác những em không tốt, đây chính là kỹ năng giao tiếp và phải ứng xử lanh khéo
với phần thi của mình.
- Một lời khen từ người dẫn chương trình cho các em.
c. Kết luận:
- Khi gặp một tình huống câu hỏi giao tiếp của bất cứ ai, các em phải suy nghĩ và đưa
ra cách trả lời tốt nhất với tinh thần bình tĩnh, tự tin.
- Trả lời câu hỏi một cách mạch lạc, dõng dạc, tự tin vào vấn đề giao tiếp của mình.
3. HOẠT ĐỘNG 3: Các nhóm thảo luận ý nghĩa của việc giao tiếp ứng xử tốt
với mọi người xung quanh chúng ta.
a. Mục tiêu:
- Học sinh được trải nghiệm cách giao tiếp từ mọi người xung quanh khi thảo luận
nhóm với cá nhân mình, mọi người biết cách ứng xử trong thảo luận để đưa ra câu trả
lời phù hợp ưng ý nhất.
Phát triển nhân cách cá nhân.
b. Cách tiến hành:
- Người dẫn chương trình cho các em thời gian 10 phút để trình bày phần trả lời của
nhóm sau phần thảo luận.
- Người dẫn chương trình có thể chỉ bất cứ bạn nào trong nhóm cũng có thể hiểu và
tự tin trả lời phần của nhóm mình, tạo điều kiện cho các em giao tiếp tốt, tin vào bản
thân.
- Các em hiểu được phần quan trọng của việc ứng xử tốt, giúp chúng ta phát triển
nhân cách tốt, tạo niềm tin ở mọi người..
- Hình thành cho các em kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy
nhanh.
- Kết thúc người dẫn chương trình tìm ra nhóm hay nhất, cho lời khen chân thành tới
các em và có phần quà nho nhỏ cho phần chơi phụ.



c. Kết luận:
- Các em phải để ý
4. HOẠT ĐỘNG 4: Các em thi phần thi sắm vai đóng tình huống, giám khảo
phân vai cho từng bạn, tình huống do ban giám khảo đề ra.Sau đó các em rút ra
bài học gì cho bản thân.
a. Mục tiêu:
- Phát triển nhân cách cho các em, các em hiểu rõ tầm quan trọng của giao tiếp ứng
xử tốt.
- Tạo cho các em niềm tin giá trị bản thân từ cách giao tiếp khôn khéo trong đời sống.
b. Cách tiến hành:
- Người dẫn chương trình mời các nhóm tham gia. Khi lên đại diện các nhóm sẽ lấy
tình huống từ ban giám khảo, có 4 tình huống cho nhóm.
+ Nhóm 1: các em hãy diễn một tình huống gia đình có 3 người, bố mẹ và em. Đứa
con ứng xử rất là tốt với cha mẹ về viêc gặp nhau bất cứ gì hàng ngày đang diễn ra.
+ Nhóm 2: giống tình huống trên nhưng các em đổi lại là đứa con có cách ứng xử
không tốt với cha mẹ.
+ Nhóm 3: các em hãy đóng một tình huống một người trưởng thành đã có cách giao
tiếp ứng xử khá tốt, nên công việc thuận lợi cho họ, sắm vai trong lúc họ đang làm
việc với công ty là người quản lý.
+ Nhóm 4: sắm vai một bà già đi xin ăn nhưng cách ứng xử không tốt của một đám
bạn khi bà ghé qua xin ăn bữa trưa,các bạn đã không giúp bà r còn ứng xử thiếu đạo
đức, giễu cợt bà cụ.
- Các em sẽ có 15 phút cho phần trình bày.
- Qua phần thi xong các nhóm nêu ra bài học kinh nghiệm để phát triển nhân cách.
- Ban giám khảo nhận xét và cho điểm.
c. Kết luận:


Trong cuộc sống mối quan hệ từ mọi người xung quanh là rất cần thiết, họ có thể tạo

niềm vui chia sẽ nỗi buồn cho chúng ta, có thể quan tâm đến nhau. Thế nên việc giao
tiếp ứng xử rất quan trọng, giúp chúng ta tạo mối quan hệ với mọi người xung quanh,
hoàn thiện nhân cách phẩm chất đạo đức con người.
5. HOẠT ĐỘNG 5: Trao đổi thảo luận với nhau về buổi thi ngày hôm nay.
a. Mục tiêu:
- Giúp các em ôn lại kiến thức.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của ứng xử trong học đường hiện nay.
- Buổi thi hôm nay để lại cho em được những gì.
b. Cách tiến hành:
- Các em tập trung lại thảo luận và đưa ra ý kiến cũng như rút ra từ chính bản thân
mình về kỹ năng giao tiếp.
- Nêu được tầm quan trọng của ứng xử trong học đường, đặc biệt lứa tuổi này.
- Các em giơ tay hay người dẫn chương trình sẽ gọi bất kì bạn nào.
+ Bạn cảm thấy như thế nào về buổi thi hôm nay? Bạn học được những gì kỹ năng
giao tiếp?
+ Trong học đường giao tiếp rất quan trọng bạn phải hình thành kỹ năng như thế nào?
Và bạn rút kinh nghiệm gì về buổi thi hôm nay?....
c. Kết thúc hoạt động:
- Thư kí công bố kết quả.
- Ban giám khảo trao giải thưởng cho các phần thi trên.
VIII. ĐÁNH GIÁ NHẬN XẾT VÀ RÚT KINH NGHIỆM.
1.

Nhận xét chung:
- Qua cuộc thi chúng tôi thấy các em thể hiện kỹ năng giao tiếp của mình rất là
tốt, kỹ năng ứng xử rất là thành thạo.


- Kết quả của cuộc thi rất là cao, vượt mục tiêu ban đầu đạt ra.Các em đều nắm
bắt trước đó về kỹ năng ngôn ngữ của mình rất là hoàn chỉnh, thế nên việc thi

tham gia giao tiếp không khó đối với các em.
- Sự chuẩn bị của đội ngũ giáo viên và các em học sinh rất là chu đáo nên
công việc tổ chức ổn định, thành công.
- Các em tham gia rất là nhiệt tình năng nổ,luôn cố gắng hoàn thành phần thi
của mình rất là thành công.
2. Bài học kinh ngiêm:
- Về công tác chuẩn bị và thực hiện các hoạt động rất là tốt, đảm bảo mục tiêu
đề ra.
- Tuy nhiên khi thực hiện thì thời gian qui định hơi bị lệch, công tác tổ chức
còn gặp một số trục trặc về cách đánh giá bài thi của các em.
- Lần sau nếu tổ chức thì chúng tôi sẽ đảm bảo giờ giấc ổn định, đúng thời gian
qui định, tăng thêm nhiều hoạt động có ích hơn nữa cho các em.
LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH ĐẾN MỌI NGƯỜI.




×