Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Kỹ năng an toàn xử lý khi có người lạ đột nhập vào nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.17 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
“Trẻ en là hôm nay thế giới ngày mai” trẻ em mầm xanh tương lai của cả nước. Để
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới
mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất đó là cách tiếp cận
kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để
cùng chung sống. Cùng với các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh trong nhà trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu vô
cùng quan trọng, một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục. Mục đích
của quá trình giáo dục kỹ năng sống là nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ
bản, cần thiết nhất để các em có thể thích ứng với cuộc sống của xã hội thời hiện đại,
luôn có những thay đổi trong điều kiện của một xã hội đang trên đà phát triển và hội
nhập. Chính vì thế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là việc cần và gấp đối với
mỗi gia đình và xã hội. Việc trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết để trẻ
tự tin hơn trong giao tiếp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và bạn bè, có tư
duy toàn diện để sẵn sàng hòa nhập với môi trường mới, suy nghĩ tích cực trong cuộc
sống.
Vùng với sự gia tăng chóng mặt về tốc độ phát triển kinh tế thì tỉ lệ các tệ nạn xã hội
cùng với các hành vi xấu ảnh hưởng đến các em ngày càng cao ví dụ như: bắt cóc trẻ
em tăng 200% ( theo Báo cáo của Công an TP.HCM năm 2013). Việc trang bị cho
các em những kỹ năng an toàn bảo vệ bản thân là điều hết sức cần thiết để giúp các
em nhanh trí thoát ra khỏi tình huống khẩn cấp một cách an toàn nhất.Nay em chọn
Kỹ năng an toàn : Xử lý khi có người lạ đột nhập vào nhà giúp cho các em khi
phát hiện người xấu đột nhập vào nhà để giữ an toàn cho chính bản thân mình và tiền
bạc, tài sản của gia đình. Chủ đề cho kỹ năng này “ Người hùng tí hon” sẽ kích thích
sự năng động, tham gia tích cực từ các bạn nhỏ.


PHẦN NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU:


* Về kiến thức:
- Nhận biết được các hành vi đột nhập vào nhà từ người lạ;
- Học sinh nhận biết được những đối tượng có thể gây nguy hiểm cho học sinh;
- Nhận biết được hậu quả khi có người lạ đột nhập vào nhà;
- Trình bày được cách xử lý tình huống có nguy cơ gặp nguy hiểm;
- Nhận biết được những biểu hiện hành vi nguy hiểm có thể xảy ra từ người lạ.
* Về kỹ năng:
- Nâng cao kỹ năng phòng ngừa các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
- Xử lý thoát khỏi tình huống nguy hiểm xảy ra từ kẻ đột nhập một cách nhanh và am
toàn nhất;
- Hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
* Về thái độ:
- Đề cao, cảnh giác phòng chống người lạ đột nhập vào nhà.
- Giữ bình tĩnh khi có tình huống nguy hiểm xảy ra.
II. THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ ĐỀ:
Chủ đề hướng tới cho các bạn học sinh nhỏ nhận biết rằng trong cuộc sống có
những người tốt cũng có những người xấu, có những hành vi giúp đỡ các bạn cũng có
những lợi dụng sự giú đỡ đó mà làm những điều xấu đến các bạn.
Việc trang bị cho mình những kỹ năng an toàn cần thiết là điều hết sức quan trọng
trong việc bảo vệ bản thân của mình và bảo vệ những người thân xung quanh chúng
ta.
Giúp học sinh nhận biết:









III.

Làm thế nào để có hành động và nhận thức, bình tĩnh và tự tin
Làm thế nào để có trách nhiệm
Làm thế nào để có được sự giúp đỡ
Làm thế nào để thiết lập ranh giới rõ ràng và phù hợp
Làm thế nào để ngăn chặn cảm động không mong muốn và trêu chọc
Làm thế nào để tự bảo vệ mình từ cách gọi tên và lời nói gây tổn thương
ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ

- Chủ đề này được thiết kế cho học sinh tiểu học, cụ thể là các bạn học sinh lớp 2/1
trường Tiểu học Hồng Quang – Đà Nẵng.
- Trẻ em phải đối mặt với những tình huống thử thách mỗi ngày ở nhà, ở trường học,
trực tuyến, và trong xã hội nhưng hiện nay kĩ năng sống của các em còn rất nhiều hạn
chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta thường mới chỉ quan tâm tới việc dạy văn hóa
mà chưa quan tâm nhiều tới việc các kỹ năng cần thiết cho học sinh.
- Học sinh tiểu học đã có những phát triển về nhận thức: tri giác tổng hợp; tư duy
phát triển mạnh mẽ khả năng lý giải logic,sử dụng các thao tác trí tuệ; trí nhớ phát
triển khả năng ghi nhớ.
II. Phương tiện hỗ trợ:
- Giấy năng lượng power;
- Slide bài học;
- Slide trò chơi;
- Tình huống sắm vai;
- Máy chiếu;
- Loa;
- Những món quà nhỏ cho các bạn học sinh trở thành anh hùng.
IV. Hướng dẫn tổ chức hoạt động:



HĐ1: Khởi động

a. Mục tiêu:


- Giúp học sinh nhận biết được các số điện thoại khẩn cấp trong từng trường hợp
khi cần giúp đỡ.
- Tầm quan trọng của việc ghi nhớ các số điện thoại khẩn cấp và số điện thoại các
thành viên gia đình.
- Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ, phán đoán….
b. Phương pháp:
- Nhìn các tình huống, phán đoán
- Ghi nhớ
c. Phương tiện:
- Slide trò chơi;
- Loa;
- Giấy năng lượng power;
- Máy chiếu.
d. Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trò chơi “ Gọi số nào – Nhờ ai giúp” cho học
sinh
+ Cho học sinh xem các slide với các tình huống cụ thể.
+Khi học sinh chơi học sinh sẽ được chọn 1 tình huống, slide tiếp theo sẽ hiện ra
với 3 số điện thoại khẩn cấp và các bạn sẽ chọn số điện thoại khẩn cấp đúng cho
tình huống.
+Nếu các bạn đúng sẽ được 1 power
+Nếu trả lời chưa đúng các bạn được quyền trợ giúp từ 1 người bạn bất kỳ, nếu
cả 2 cùng đúng thì cả 2 cùng được nhận power. Nếu cả 2 cùng sai thì sẽ nhường
quyền lại cho bạn khác hoặc đợi đáp án từ người hướng dẫn.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử.



+ Kết thúc trò chơi người hướng dẫn và các bạn cùng ôn lại số điện thoại khẩn
cấp
- Hỏi các bạn về việc nhớ số bố mẹ mình “ Cả lớp ta có bạn nào nhớ số bố mẹ
mình không nào?”
+Những bạn dơ tay và đọc được số bố mẹ mình sẽ nhận được power. Những bạn
không nhớ số sẽ được dặn dò về hỏi bố mẹ mình số điện thoại và ghi nhớ.
- Người hướng dẫn hỏi học sinh:
+ Các bạn có vui khi chơi trò chơi này không?
+ Qua trò chơi này các bạn rút ra được bài học gì nào?
- Học sinh trả lời, giáo viên khen và tặng power cho học sinh
- Giáo viên rút ra kết luận
e. Kết luận:
- Qua trò chơi đã giúp các bạn nhỏ ghi nhớ được các số điện thoại khẩn cấp, tầm
quan trọng của việc nhớ các số điện thoại ấy và tạo không khí cũng như tâm trạng
thoải mái, phấn chấn cho các bạn khi bước vào buổi học.

a.

HĐ 2: Xem tranh
Mục tiêu:

- Nhận biết những đối tượng xấu có thể đột nhập vào nhà.
b. Phương pháp:
- Xem hình ảnh cụ thể nhiều người với nhiều nghề nghiệp khác nhau;
- Nhận biết đối tượng
c. Phương tiện:
- Slide hình ảnh;
- Máy chiếu.

d. Cách tiến hành:


- Cho HS xem hình nhiều đối tượng với nhiều ngành nghề khác nhau có thể là
người quen, có thể là người lạ có khả năng là người xấu.
- Giáo viên nêu vấn đề:
+ Trong những người dưới đây ai là ngưoif xấu đột nhập vào nhà?
- Học sinh suy nghĩ và thảo luận.
- Học sinh phát biểu, nhận diện những đối tượng có thể là trộm.
- Giáo viên nhận xét, trao power và kết luận.
e. Kết luận:
- Mọi người có thể là người quen, có thể là người xa lạ có thể là người tốt, có thể là
người xấu đều có những người xấu đột nhập vào nhà.
• HĐ3: Đột nhập và nhà và hậu quả của việc đột nhập vào nhà
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thế nào là đột nhập vào nhà, có ý định đột nhập vào nhà và hậu quả
của việc có người lạ đột nhập vào nhà
b. Phương pháp:
- Xem slide hình ảnh.
c. Phương tiện:
- Slide hình ảnh;
- Máy chiếu;
- Giấy power năng lượng.
d. Cách tiến hành:
- Giáo viên kể cho học sinh những cách mà người lạ cố gắng đột nhập vào nhà mình;
thời gian nào lý tưởng cho việc đột nhập.
- Giáo viên nếu vấn đề:
+ Các bạn cho cô biết hậu quả khi để người lạ đột nhập vào nhà là gì không?
- Giáo viên cho học sinh phát biểu



- Giáo viên nhận xét, trao thưởng và kết luận.
e. Kết luận:
- Đa số người xấu thường lợi dụng vào lúc các con ở nhà một mình để thực hiện hành
vi xấu.
- Để người là đột nhập vào nhà có thể gây ảnh hưởng xấu đến tài sản gia đình, đặc
biệt đến tính mạng của mình.
HĐ 3: Các tình huống khi người lạ đột nhập vào nhà và cách phòng tránh
a. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được các tình huống khi người lạ đột nhập vào nhà có nguy cơ
gây hại cho mình;
- Trình bày được cách phòng tránh cũng như xử lý tình huống đó;
- Hình thành được kỹ năng giải quyết vấn đề.
b. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Sắm vai
c. Phương tiện:
- Slide hình ảnh;
- Giấy power năng lượng;
d. Cách tiến hành:
- Giáo viên cho các bạn xem tranh về các tình huống:
+ Tình huống 1: Khi đi học về bạn nhỏ thấy có người lạ ( trộm) đột nhập vào nhà có
biểu hiện khả nghi lấy đồ trong gia đình. Nếu em là bạn nhỏ em sẽ làm gì vào lúc
đấy?
+ Tình huống 2: Ban đêm khi tỉnh giấc bạn nhỏ phát hiện có trộm. Vậy bản nhỏ sẽ là
gì nếu trộm chưa đột nhập vào nhà mình? Nếu trộm đột nhập vào nhà rồi?
+ Tình huống thứ 3: Khi ở nhà một mình, bạn nhỏ thườn gặp một số kẻ trộm thường
giả vờ làm người buôn bán, lấy cớ mua bán để lừa vào nhà trộm cắp. Nếu em là bạn
nhỏ em sẽ làm gì ?
+ Tình huống thứ 4: Khi tên cướp quá hung hãng, có vũ khí khống chế bạn. Nếu

trong tình huống đó bạn sẽ làm gì?
- Giáo viên nêu yêu cầu:
+ Mỗi tổ 1 tình huống
+ Mỗi tổ sẽ thảo luận tình huống đó trong vòng 5 phút và nêu kết quả trình bày được
bằng cách sắm vai
- Học sinh thảo luận nhóm.



- Giáo viên quan sát và giúp đỡ các nhóm thảo luận
- Giáo viên mời các nhóm lên trình bày cách xử lý và đóng vai các tình huống trên
- Giáo viên nhận xét, trao power cho cả lớp và kết luận lại cách xử lý cho từng tình
huống
e. Kết luận:
Khi gặp cac tình huống trên các bạn cần:
+ Tình huống 1: Không nên vội vào nhà ngay, bí mật chạy sang nhà hàng xóm, gọi
bố mẹ và công an, giữ bình tĩnh, quan sát từ xa biển số xe máyvà hình dáng đối tượng
xấu ấy.
+ Tình huống 2: Nằm yên, nghe ngóng, quan sát.
* Nếu trộm chưa vào nhà: bật đèn và nhanh chóng báo cho bố mẹ.
* Nếu trộm đã vào nhà giả vờ ngủ, không được lên tiếng, làm ồn.
+ Tình huống 3: Tuyệt đối không nhận đồ ăn, thức uống của người lạ đưa cho, không
mở cửa với bất kỳ lý do nào.
+ Tình huống thứ 4: Tuyệt đối làm theo lời của chúng, không khống cự sẽ dẫn đến
nguy hiểm, bình tĩnh và tím cách thoát thân bằng cách đá vào chỗ hiểm hoặc chọt vào
mắt.
• HĐ 4: Thực hành
a. Mục tiêu:
- Học sinh được thực hành cách ứng xử đúng trong các tình huống.
b. Phương pháp:

- Sắm vai
c. Phương tiện:
- Thành viên sắm vai.
- Giấy power trao thưởng
d. Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học đóng vai theo các tình huống trên để thực hành cách ứn xử
đúng:
+ Đóng vai tình huống 1
+ Đóng vai tình huống 2
+ Đóng vai tình huống 3
+ Đóng vai tình huống 4
- Giáo viên nhận xét , khen ngợi và trao thưởng cho học sinh
• Hoạt động 5: Ôn tập và vận dụng
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn lại những kiến thức vừa được học và vận dụng.


- Trao phần thưởng cho các bạn học sinh tích cực nhằm tạo động lực cho các tiết học
sau.
b. Phương pháp:
- Đọc đồng thanh
c. Phương tiện:
- Slide tổng kết ;
- Video ;
- Loa.
d. Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh ôn lại những kiến thức bằng slide tổng kết;
- Cho học sinh xem video xử lý tình huống cụ thể;
- Giúp hócinh ôn lại số đien thoại khẩn cấp và dặn dò những bạn chưa nhớ số gia
đình mình thì về hỏi bố mẹ và ghi nhớ.

V. TỔNG KẾT:
- Giáo viên hỏi cảm nhận của các bạn học sinh sau tiết học
- Trao phần thưởng:
+ Những bạn nào có 1-2 power sẽ được 1 cây kẹo
+ Những bạn có từ 3-5 power sẽ được 2 cây kẹo
+ Những bạn có từ 5 power trở lên sẽ được 3 cây kẹo và 1 phần quà nhỏ
- Những bạn có ít power hơn sẽ ít năng lượn trở thành anh hùng hơn và lần sau các
bạn sẽ phải cố gắng hơn để trở thành anh hùng chống lại người xấu.
- Những bạn hôm nay nhiều power đang dần trở thành anh hùng lần sau tiếp tục cố
gắng phát huy hơn nữa.
* Video: />



Hình ảnh từ buổi thực hành:
+ Từ slide:


+ Từ hình ảnh lớp:



×