Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.34 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực học đường đang được dư luận rất quan
tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có
rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực học đường để đưa ra những
biện pháp nhằm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý kiến cho rằng một
trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên, đó chính là tình trạng nặng về
dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo
dục đạo đức học sinh. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh là
việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên
trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của thầy cô giáo,
không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên trong việc hình thành nhân cách của học
sinh. Với thực trạng bạo lực học đường hiện nay, người giáo viên trong nhà trường và
giáo viên tổng phụ trách Đội làm công tác giáo dục ý thức nề nếp, đạo đức cho học sinh
chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành
những con người lao động, sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài.
Phần lớn những em có hành vi bạo lực là những em có hoàn cảnh gia đình khó
khăn, chính vì thế bố mẹ các em phải mải mê với công việc để kiếm tiền nên không có
thời gian quan tâm đến tình hình học tập hành của con cái mình, mặt khác sự đua đòi
của một bộ phận đã ăn sâu vào các em.
1


Đồng thời sự phát triển về tâm sinh lý ở lứa tuổi THCS cũng phức tạp, chính vì thế
giáo dục kĩ năng sống cho các em là một điều hết sức cần thiết.
Bạo lực học đường là gì?
Với những vụ việc nghiêm trọng xảy ra có cả án mạng dẫn đến tử vong do bạo lực
học đường mà nạn nhân và người gây án đều là học sinh các em cùng trang lứa và các


lớp học. Bạo lực học đường đó là những hành vi xâm phậm có chủ ý, có ý đồ, thường
gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi trong nhà trường, nếu nhìn từ góc độ
lấy học sinh làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm phạm của học sinh đối với
học sinh sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự
xâm hại của giáo viên đói với học sinh và ngược lại...bạo lực ấy xâm phậm đến sức
khỏe danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người
bị hại. bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên
ngoài nhà trường.
Hành vi đánh ở học sinh thời gian gần đây có hiện tượng gia tăng. Những vụ học
sinh đánh nhau, đánh hội đồng thường xảy ra ở trong và ngoài nhà trường, các em
không chir đánh nhau mà còn quay clip tung lên mạng internet. Hành động này đã gây
tổn thương về tâm lí, tinh thần cho các bạn cùng trang lứa và gây bức xúc cho xã hội.
tính chất và mức độ nghiêm trọng của một số việc xảy ra cho thấy sự xuống cấp về đạo
đức, lối sống, văn hóa ứng xử của một bộ phận học sinh hiện nay.
Giáo dục và tuyên truyền phòng chống bạo lực cho các em học sinh là trách nhiệm
của toàn thể xã hội, gia đình, nhà trường là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi
lẽ “sức khỏe là cốn quí” ai cũng hiểu roa điểu đó. Nhưng có làm được hay không mới là
điều đáng băng khoăn trăn trở.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của đất nước đó là sự tăng trưởng về kinh tế và những mục
tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đã đưa ra, nhu cầu về chất lượng cuộc sông cũng
đang được quan tâm về chất lượng cuộc sống của người dân. Các loại phương tiện, tiện
nghi như máy tính, mạng internet phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu cho người
dân. Chính vì vậy tình trạng học sinh nhiểm những thói hư tật xấu từ những tác hại, hệ
lụy và những học sinh thích làm đàn anh, đàn chị...tình trạng học sinh “học ít chơi
nhiều” biết cách tiêu tiền vào những trò chơi không lành mạnh, tình trạng học sinh gây
bè phái, lập băng nhóm thể hiện tính anh chị nhóm cùng trang phục, nhóm cùng màu
tóc, nhóm cùng đôi khuyên tai, ăn ở đi lại thành một nhóm...sự không sát sao của gia
đình các em đã đẫn đến các em không có người giám sát, quản lí. Chính những lí do đó
mà làm các em hư từ lúc nào không nhận ra. Hiện nay, bạo lực học đường đã và đang

2


được xã hội đặc biệt quan tâm. Bạo lực học đường không những gia tăng cả về số lượng
lẫn qui mô với hậu quả khôn lường. Đây không phải là trách nhiệm của riêng một ai mà
là của cả gia đình, nhà trường vag xã hội.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người cho chính các em, các em cần
phải biết được cách để phòng tránh bạo lực, nói không với bạo lực và lên án những hành
vi bạo lực gây tổn hại đến bản thân và mọi người xung quanh.

PHẦN NỘI DUNG
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ
Chủ đề được thiết kế dành cho đối tượng lứa tuổi THCS .
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu về kiến thức
- Nâng cao những hiểu biết về vấn đề bạo lực học đường ở trường THCS
- Biết được một số nguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường trong trường THCS
- Trình bày được những giải pháp phòng chống bạo lực học đườngtrong trường THCS
A. Về kĩ năng
-

Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
Rèn luyện kic năng nhạy bén và xử lí tình huống
Rèn luyện bản lĩnh, tự tin, quyết đoán
B. Về thái độ
- Có ý thức và trách nhiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS
- Có lối sống lành mạnh, yêu thương và đoàn kết bạn bè, tôn trọng và lễ phép với thầy
cô, vâng lời ông bà, cha mẹ, sống chan hòa với mọi người.
III. THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ ĐỀ
Bạo lực học đường đang và đã là vấn đề nhức nhối mà dư luận đang rất quan tâm,

nó đã dân đến tình trạng suy thoái đạo đức, mất đi vẻ hồn nhiên, bình dị, thơ ngây của
3


lứa tuổi THCS. Nếu không giáo dục cho các em biết được tác hại của bạo lực học đường
thì có thể tương lai của các em sẽ khó mà phát triển, gây ảnh hương đến nhân cách sau
này của các em...cho nên việc giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực trong học đường
với các em là rất cần thiết nó sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bạo lực học đường đẻ có
cách phòng chống, ứng phó tốt nhất vì các em là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước.
1. Phương tiện hỗ trợ
- Máy chiếu
- Laptop
- Micro
- Bàn, ghế
- Giấy A0,A3,A3
- Bút lông
- Keo dán
- Hội trường
- Tình huống thảo luận
2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Mở đầu
- Tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình
- Giới thiệu ban giám kháo và thành phần tham gia
- Chia các em học sinh ra thành ba đội chơi
- Cho các đội chơi 1 phút suy nghĩ tên đội của mình
- Thành viên đại diện của mỗi đội tự giới thiệu về đội của mình
a. Giáo viên
- Sắp xếp lịch tham gia hoạt động cho học sinh
- Chuẩn bị tài liệu để cung cấp kiến thức cho học sinh về bạo lực học đường
- Phân công cho học sinh chuẩn bị phòng ốc, thiết bị, trang trí lớp...

4


- Chuẩn bị quà cho đội thi
b. Học sinh
- Giúp giáo viên chuẩn bị phòng ốc va trang trí lớp
- Trang trí lớp theo khu vực ba đội thi.
Hoạt động 2: Nội dung cần nắm
- Thế nào là bạo lực học đường?
- Nguyên nhân, giải pháp để phòng tránh bạo lực học đường
a. Mục tiêu
- Giúp các em nắm rõ nội dung trước khi vào phần chơi
Hoạt động 3: trò chơi “lăng kính học đường”
a. Mục tiêu
- Giúp học sinh khởi động
- Đồng thời cho các em tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường ở
trường THCS
b. Cách tiến hành
- GV phổ biến hình thức chơi: trả lời câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu về những vấn đề
(nguyên nhân, hậu quả...) liên quan đến bạo lực học đường ở trường THCS
- Thể lệ:
+ sau khi giáo viên đọc xong câu hỏi, các đội chơi sẽ có thời gian suy nghic là 10 giây
+ sau 10 giây suy nghĩ, các đội giơ cao đáp án của mình cho giáo viên và mọi người
nhìn thấy
+ mỗi câu tra lời đúng sẽ được 10 điểm, trả lời sai không có điểm
c. Kết luận:
- Qua trò chơi, các em đã có thể biết được nguyên nhân, hậu quả...dẫn đến tình trạng bạo
lực học đường. Từ đó giúp các em có trách nhiệm với bản thân hơn và các em có thể
ngăn chặn, phòng tránh tình trạng bạo lực học đường xảy ra.
5



Hoạt đông 4: “Chuyện không của riêng ai”
a. Mục tiêu
- Giúp học sinh có thể xử lí tốt được những tình huống trước nguy cở xảy ra bạo lự học
đường cho bản thân và cho những người xung quanh
b. Cách tiến hành
- Hình thức: xử lí tình huống về bạo lực học đường
- Thể lệ:
+ ba đội sẽ bốc thăm tình huống do giáo viên đưa ra
+ cho 15 giây suy nghĩ, sau 15 giây suy nghĩ mỗi đội sẽ lần lượt nêu lên cách xử lí tình
huống của đội mình.
+ đội nào được bán giáo khảo đánh giá là cách xử lí hay nhất sẽ dành được điểm tối đa
là 15 điểm
c. Kết luận
- Các em biết cách xử lí được tình huống đưa ra đồng thời sẽ xử lí được tình huống
trong thực tế, như vậy sẽ giúp giảm thiểu được tình trạng bạo lực diễn ra.
Hoạt động 4: Giáo viên đúc kết lại một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường ở
trường THCS
Hoạt động 5: Tổng kết điểm
- Ban giám khảo công bố điểm
- Tặng quà cho các đội tham gia

6


PHẦN KẾT LUẬN
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vùa mang tính xã hội. Kỹ năng sống mang
tính cá nhân là gợi cho học sinh cách hiểu hơn về bản thân mình, vai trò của mình trong
gia đình, trong tập thể để từ đó huosng cho các em phát huy được thế mạnh của mình,

khăng định được mình trong cuộc sống. Kỹ năng sống mang tính xã hội là hướng cho
học sinh hiểu được mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, lịch sử vùng miền, phong tục tập
quán, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có được kĩ năng sống thích hợp.
Nói tóm lại, kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta
biết và thái độ giá trị” “ cái chúng ta nghĩ, tin tưởng” thành hành động thực tế làm gì và
làm thế nào là tích cực và mang tính xây dựng.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần đến một kỹ năng sồn. Nó là một trong những
hoạt động thiết thực hàng đầu để con người có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Sự hiểu
biết về cuộc sống sẽ là hành tranh giúp con người hòa nhật được với cộng đồng, xã hội
một cách mật thiết. Trong nhà trường việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh là vấn đề quan trọng, cấp thiết, là trách nhiệm chung của gia đình nhà trường và
toàn xã hội.
Một trong những kỹ năng quan trọng, cần thiết là kỹ năng phòng tránh bạo lực học
đường cho HS THCS. Việc giáo dục kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường là một quá
trình,bởi đây là nền móng hình thành nhân cách cảu các em, và nền móng thì cần phải
vững chắc thực sự. Một khi đã muốn hình thành cho các em một nhân cách tốt thì cần
phải cho các em hiểu và biết cách phòng tránh bạo lực học đường, như vậy tương lai của
các em mới pht triển toàn diện. Hãy nói không với “hãy nói không với bạo lực học
đường”.

7


PHỤ LỤC
Nội dung cần trình bày:
1. Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường trước hết là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công
lý, đạo lý, gây nên những tổn thương tinh thần cũng như thể xác cho người khác trong
phạm vi trường học. Trong phạm vi trường học ở đây không phải là những hành vi ấy
xảy ra trong trường học mà là trong phạm vi nhà trường quản lí.

2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
a. Nguyên nhân từ bản thân học sinh
Nguyên nhân đầu tiên co thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân đối
tượng từ 12-17 tuổi,đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là
tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân cao vót (mà không biết sử dụng đúng cách ) ở
lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát.
Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng
khiến các em học theo.
Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của
bản thân và xự non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái
độ sai trong nhận thức và hành động .Các em chưa định hình được lí tưởng sống cho
bản thân nên rất dễ xa đọa.
b. Nguyên nhân từ gia đình
Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ ,cha mẹ thường nặng lời quát tháo con
cái . xã hội phất triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả
stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp .Cấp II và cấp III là giai
đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có
thể gây nên tổn thương không thể chữa lành , hình thành những nhân cách méo mó về
giá trị sống .
c. Nguyên nhân từ nhà trường
Do sự giáo dục của nhà trường còn năng về kiến thức văn hóa , đôi khi lãng quên đi
nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ , hậu học văn” .Mặt khác cuộc sống thực dụng
chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà
trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.
Bây giờ thật khó mà tìm được những thầy cô mà học sinh luôn nhắc đến với lòng
kính yêu , luôn được học sinh coi là một hình mẫu để học tập.Đồng tiền làm mờ đi vẻ
8


đẹp của giáo dục việc thiếu tấm gương ngay trong nhà trường đã khiến nhiều học sinh

mất phương hướng không biết phải trở thành người như thế nào.
d. Nguyên nhân từ xã hội
Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh , sách báo,game bạo lực
, đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm,súng..)
Hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cức thì nó cũng mang nhiều ảnh hưởng xấu. Các
trò chơi trên mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau , giết người. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông các hình ảnh bạo lực xuất hiện quá
nhiều , các bộ phim hành động kinh dị, xã hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi,
internet, hoặc phát tán qua đĩa.
Các game hành động như Half-life , stra craft, võ lâm, cao bồi không gian... với các
pha chém giết, chuyện đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số lượng đông các bạn
trẻ,không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực tới đầu óc của các
em,khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với chúng. Tuổi trẻ có xu hướng bắt trước và
thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu.
Câu hỏi trò chơi “lăng kính học đường”
Câu 1: chúng ta có thể hiểu “bạo lực học đường” là gì?
a. Là một vấn đề rất xa xôi, không phổ biến nên không đáng quang tâm
b. Là hành vi rất nguy hiểm, phải tránh xa
c. Những hành vi cố ý sử lụng vũ lực hoặc quyền lực để bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh

thần, gây những tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại
d. Tất cả các ý trên

Câu 2: tình trạng bạo lực học đường thường xuyên xảy ra ở ?
a.
b.
c.
d.

Tất cả những cấp học, lớp học khác nhau

ở học sinh nam và cả học sinh nữ
ở học sinh và giáo viên hay giáo viên và học sinh
tất cả các ý trên
Câu 3: hình thức của bạo lực học đường thường là?

a.
b.
c.
d.
e.

Băng nhóm, đánh hội đồng
Đánh nhau có hoặc không có vũ khí, quay clip tung lên mang
Nói xấu, cô lập bạn bè
Giáo viên xúc phạm học sinh, có các hình phạt nặng gây tổn thương đến học sinh
A,b,d đúng
Câu 4: bạo lực học đường thường có những đặc điểm:

a. Mang tính tự phát, ít khi có định hướng rõ ràng

9


b. Học sinh thực hiện hành vi bạo lực để thể hiện bản thân, khẳng định cái “tôi” và chứng

tỏ sự phá cách của mình
c. Rất dễ bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh
d. Tất cả các ý trên.
Câu 5: những hành vi nào sau đây là hành vi bạo lực học đường?
a. Cô giáo mời phụ huynh em N vì nhiều lần khồn thuộc bài

Câu 5: những hành vi nào là hành vi bạo lực học đường
a. Thấy bạn, dễ ghét một nhóm học sinh chận đường đánh hội đồng
b. Thầy cô phạt học sinh bò xung quanh sân trường nếu không học bài
c. Vì ghanh tị với H, L đã đi nói xấu H với các bạn trong lớp
d. Học sinh đánh nhau quay clip tung lên mạng
e. B,c,e đúng

Câu 6: nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường là
a. Cha mẹ ít quan tâm con cái hoặc giáo dục không đúng cách. Nhà trường còn chưa sát

sao trong việc quản lí, giáo dục lối sống cho học sinh
b. Lứa tuổi học sinh THCS dễ bất đồng và khó tự chủ, thường bị bạn bè kích động
c. Học sinh bị ảnh hưởng do tiếp xúc với các loại hình văn hóa không lành mạnh, bị lôi

cuốn bởi những trò chơi bạo lực
d. Tất cả các ý trên.
Câu 7: bạo lực học đường ảnh hương đến học sinh như thế nào?
a. Học sinh trỡ nên ngoan ngoãn, thương yêu nhau, lễ phép với thầy cô
b. Những học sinh bị bạo lực thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy

sụp. Đối với gây ra bạo lực, con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt
về nhân cách, mất dần nhân tinh, làm gương xấu cho người khác học theo
c. Cha mẹ sẽ đưa các em vào trại giáo dưỡng
d. Học sinh được thầy cô tin tưởng, đánh giá cao
Câu 8: bạo lực học đường ảnh hưởng đến gia đình như thế nào?
a. Không khí gia đình xẽ trở nên căng thẳng, gia đình phải mất thêm một khoản tài chính

lớn để giải quyết hậu quả. Cha mẹ nảy sinh mâu thuẫn với nhau chi vì con cái
b. Cha mẹ không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái lo


lắng cho tương lai và cả tính mạng cho con mình
c. Cha mẹ trách móc, đổ lỗi cho nhà trường, đánh đạp con cái
10


d. A,b đúng
e. A,c đúng

Câu 9: bạo lực học đường ảnh hưởng đến nhà trường như thế nào?
a. Những hành vi bạo lực học đường của học đường sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi

đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như thầy cô
b. Những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi
tính qui phạm, uy tín, danh dự của người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy
học sẽ không thể đạt được như mong đợi
c. Những hành vi bạo lực của giáo viên coa thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và
sợ hải khi đến tiết học của giáo viên đó
d. Tất cả các ý trên.
Câu 10: bạo lực học đường ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?
a. Bạo lực học đường diễn ra đã làm cho môi trường xã hội không còn tính minh bạch. Tô

đậm những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện sự đạo đức về mặt đạo đức và
sự sai lệch hành vi một cách đáng báo động.
b. Bạo lực học đường diễn ra đã làm cho môi trường xã hội không còn tính minh bạch làm
lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sụ suy đồi về mặt đạo
đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động
c. Làm đa dạng, phong phú thêm nhiều nét văn hóa mới
d. Góp phần làm ổn định xã hội.
Câu hỏi tình huống phần chơi “chuyện không của riêng ai”
Tình huống 1: K là học sinh lớp 9C trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, K thường xuyên

có những hành động trêu chọc và bắt nạt T một học sinh mới chuyển lớp đến. Sau đó T
cùng một nhóm bạn ở trường cũ đã chặn đường đánh K đến nhập viện.
Theo em trong tình huống này ai là người có lỗi? tại sao?
Tình huống 2: thầy giám thị trường THCS Ngô Quyền đã đánh em H phải nhập viện cấp
cứu, nguyên do là em H vi phạm nội qui của trường đi dép lê, không bỏ đò vào trong.
Thầy đã nhiều lần gọi lên văn phòng nhắc nhở nhưng em H đã không thay đổi lại còn có
thái độ khiếm nhã với giáo viên.
Nếu em là thầy giám thị em sẽ xử lí tình huống này như thế nào?
Tình guống 3: chỉ vì quên vở bài tập toán ở nhà, em V học sinh lớp 7C trường THCS
Ngô Quyền xách lỗ tai và tát vào mặt ngay trong giờ học trước sự chứng kiến của các
bạn trong lớp.
11


Cô giáo hành động như vậy đúng hay sai? Tại sao?
Phần đúc kết của giáo viên
- Toàn xã hội cần phải cũng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh, tiến
bộ. Cần có biện pháp quản lí, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại
đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các game bạo lực.
- Quan tâm, nâng cao văng hóa gia đình. Trong từng gia đình người lớn phải làm gương
giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia
đình đừng qui hết trách nhiệm dạy con cho nhà trường.
- Xây dưng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã
hội. các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vưc văn, hóa đạo đức và
chấp hành luật pháp của mọi người dân.
- Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại cai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn,
nhiệm vụ và trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường cần được
bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
- Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội nhũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

- Giảm tải chương trình học, tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là biện
pháp hữu hiệu. Các em cần được rèn luyện kĩ năng giao tiếp để hạn chế những câu nói
không hay, gây mất lòng bạn bè của các em. Rèn luyện kĩ năng ứng xử để các em có
những hành động thấu tình đạt lý, đạt tới giá trị nhân văn cao nhất. Rèn luyện kĩ năng
kiềm chế cảm xúc để các em kiềm nén những lúc xúc động biết sống bao dung độ lượng
với mọi người.
- Tổ chức giao lưu rộng rãi giữa các lớp, các trường, các tổ chức đoàn thể. Trong lớp tổ
chức các buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan, dã ngoại để giáo dục tinh thần tập thể cho
mỗi học sinh. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao giữa các lớp để các
em hiểu và gần gũi nhau hơn.
- Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm ngăn chặn bạo lực học đường.

12


Hình ảnh:

13


Một số hình ảnh về bạo lực học đường

14


Nói không với bạo lực học đường

15



Các em tham gia buổi ngoại khóa

16


Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Duyên (2013) đề cương bài giảng giáo dục kĩ năng sống. Khoa tâm lý – giáo dục

trường ĐH Sư Phạm – ĐHĐN
2. Nguyễn Công Khanh (2012), phương pháp giáo dục giá trị sông, kĩ năng sống. NXB Đại
Học Sư Phạm

17



×