Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

04 PHONG CHONG BAO LUC HOC DUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.81 KB, 23 trang )


1. KHÁI NIỆM
• Các đối tượng nghiên cứu đều cho
rằng hành vi bạo lực học đường là
những hành vi như kết băng nhóm
hăm he bạn bè, ăn hiếp người nhỏ
hoặc yếu thế, có thể là hành vi trấn
lột đồ - tiền của bạn khác hoặc
thậm chí có thể do ghét nhau lâu
ngày nên dẫn đến xô xát đánh
nhau hoặc đánh nhau có sử dụng
hung khí.


2. SỐ LIỆU BÁO ĐỘNG
• Theo thống kê trên thế giới, mỗi
năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em
gái có liên quan trực tiếp đến bạo
lực học đường. Trên thực tế, con
số này đang ngày càng tăng lên,
bạo hành trường học đang dần trở
thành vấn đề chung của giáo dục
quốc tế.


• Theo thống kê của Bộ GDĐT , từ đầu
năm học 2009 – 2010 đến nay, cả
nước đã xảy ra 1.598 vụ học sinh
(HS) đánh nhau ở trong và ngoài
trường học. Các nhà trường đã xử lý
kỷ luật khiển trách 881 HS, cảnh cáo


1.558 HS và buộc thôi học có thời
hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới
735 HS. Tính bình quân, cứ 11.111 HS
thì có 1 em bị buộc kỷ luật thôi học
có thời hạn vì đánh nhau


3. NHỮNG HÌNH ẢNH BẠO LỰC





4. NGUYÊN NHÂN

1./ Ảnh hưởng của truyền thông xấu (phim
ảnh, games, thông tin xấu trên Internet);
2./ Bạo lực từ môi trường sống xung
quanh, đặc biệt là từ gia đình và bạn bè.
3./ Sự bỏ bê, thiếu trách nhiệm của gia
đình, và sự thiếu sót, hoặc bất lực của
nhà trường trong việc giáo dục nhân
cách cho các em;
4./ Sự xuống cấp của đạo đức xã hội.


5. CÁC VỤ ÁN TIÊU BIỂU
• * Hai học sinh cầm dao là Nguyễn Xuân Bách,
lớp 10A8 và Phạm Đức Tâm, lớp 10A6 đều là
học sinh trường THPT Hai Bà Trưng (Hà Nội).

Mà chuyện chỉ là lên mạng Intenet tìm nhau,
rồi hiểu lầm nhau, thế là đuổi chém nhau. Hậu
quả vụ hành xử theo kiểu "xã hội đen", bốn
học sinh bị thương nặng. Ngô Trường Giang
bị đứt toàn bộ khối cơ đầu, ngón tay. Lê Quốc
Cường vết thương "hở" cánh tay trái, đứt
mỏm khuỷu. Nguyễn Công Minh bị chém vào
bả vai ngực trái dài 12cm. Nguyễn Mạnh Tùng
bị chém rách da vùng chẩm...


• Ngày 20-2-2008, Phạm Ngọc Vũ,
học sinh lớp 12 trường THPT Đại
Mỗ (Hà Nội) bị một nhóm thanh
niên chém chết, chỉ vì mâu thuẫn
rất trẻ con, đơn giản tranh giành
nhau chỗ ngồi ở sân trường. Lưu
Danh Thắng, bạn cùng trường với
Vũ đã thuê bọn "đầu gấu" xử bạn
mình, gây cái chết cho Vũ.


• * Ngày 30-8-2008, Vương Quốc Hà, 15 tuổi,
học sinh trường THPT cơ sở xã Nguyễn Ái
Quốc (Hải Dương) trên đường đi học về bị
tám thiếu niên vây đánh, khiến em bị trụy tim,
chết tại chỗ.
• Chiều 27.3, chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ,
L.Đ.Hiến, HS lớp 10C8 trường THPT dân lập
Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai),

đã dùng dao thủ sẵn trong người đâm bạn
học cùng lớp là Lưu Thanh Tú ngay trước
cửa lớp. Do vết dao đâm xuyên tim, Tú đã
chết tại bệnh viện.


Nguyên nhân của tình trạng
bạo lực học đường
- Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng
đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ
từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư
xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ
không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình
cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những
biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như
gia đình chúng. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó
là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm
chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát
và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con
nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp
ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm
soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng
chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ.


- Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh
tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma
lực của các trò chơi chém giết trong game
on line, các truyện tranh bạo lực, những
trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha

bắn giết, những phim ảnh kích động sự
hung bạo của các em cũng đang ngày một
xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn,
đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ
chính những cảnh bạo hành trong gia đình
và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân
cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi,
đánh người thi hành công vụ, …


- Từ phía nhà trường: Vấn đề giáo dục đạo đức cho
học sinh chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự
phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã
hội. Bên cạnh đó, Áp lực, chương trình học tập
nặng nề hiện nay cũng đang là mối quan tâm cần
giải quyết. Học sinh hầu như không có nhiều thời
gian để tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc
bộ, đội nhóm, nhằm rèn luyện kỹ năng, trau dồi
nhân cách. Thầy cô trong trường cũng bị áp lực
dạy nặng nề nên phần nào buông lỏng việc “dạy
làm người” cho các em. Tổ chức Đoàn – Đội trong
nhà trường chưa phát huy hết vai trò là “một
người bạn của thanh thiếu niên”, chưa quan tâm
đến giáo dục kỹ năng sống trang bị cho các em
học sinh các cấp học…


- Phía học sinh: Do bị tác
động từ xã hội và bạn bè
xấu lôi kéo. Mặt khác do

tâm lý muốn khẳng định
mình, muốn gây ấn tượng
trong mắt người lớn và bạn
bè.


Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng
bạo lực học đường hiện nay, cần thực
hiện tốt các giải pháp sau:
- Toàn xã hội cần phải quan tâm củng
cố nâng cao chất lượng môi trường xã
hội, văn minh tiến bộ. Quản lý, ngăn
chặn và chế tài hiệu quả những hoạt
động có tác hại đến môi trường văn
hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi
trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực.


- Nâng cao vai trò, vị trí và trách
nhiệm của gia đình trong việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tiếp tục thúc đẩy phong trào Ông
bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu
thảo hiền; xây dựng gia đình văn
hóa. Loại bỏ các hành vi bạo lực ra
khỏi đời gia đình. Nâng cao kiến
thức BVCS trẻ em và giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ em tại gia đình.



- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa 3
môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà
trường - Xã hội. Xác định rõ vai trò, vị trí
của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm
trong việc giáo dục đạo đức học sinh,
đảm bảo song song việc dạy chữ và dạy
làm người. Nhà trường và thầy cô giáo
phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ
chế để răn đe giáo dục giáo sinh.
- Xây dựng mô hình cộng đồng an toàn,
thực hiện tốt nội dung cuộc vận động
“xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.


6. KẾT LUẬN
• Pháp luật nước ta có những qui định cụ thể
với những hành vi xâm phạm sức khỏe, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm..của người khác..
• ( Điều 73 Hiến pháp năm 1992 và điều 93 bộ
luật hình sự nước cộng hào XHCN Việt Nam ).
• Nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, thiếu văn hóa,
ảnh hưởng nền đạo đức của dân tộc ta.


7. RÈN LUYỆN
• Là học sinh chúng ta cần rèn luyện :
Sống đoàn kết thương yêu nhau, hòa
nhã với bạn bè, giải quyết vấn đề
trong thương lượng hòa giải. Những

vấn đề không giải quyết được sẽ
nhờ Thầy- Cô xử lý.
• Không kết bạn với kẻ xấu, không
chia rẽ, bè phái, không dùng sức
mạnh trong quan hệ bạn bè.


• Luôn bình tĩnh, tự chủ trong
mọi tình huống, trong lời nói,
cử chỉ, việc làm. Vượt qua mọi
thử thách cám dỗ.
• Luôn chú ý giữ gìn danh dự gia
đình, danh dự trường, danh dự
bản thân. Rèn luyện trở thành
học sinh ngoan, công dân tốt.


HẾT
Cảm ơn quí thầy cô đã chú ý
theo dõi
Xin kính chào và hẹn gặp lại



×