Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Khoa Tâm lý – Giáo dục
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ:
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI
TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ
SVTH
: Trần Thị Thanh Tuyền
LỚP
: 14CTXH
GVHD : Th.S Lê Thị Duyên
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 12 năm 2016
2
MỤC LỤC
3
MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội, đã có nhiều chủ
trương, chính sách ra đời hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn
diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của các em. Nhưng xâm hại tình dục trẻ em hiện
nay đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối của toàn xã hội, điều này làm ảnh hưởng rất
lớn đến tâm lý cũng như sự phát triển thể chất của các em. nó để lại những ảnh hưởng
nghiêm trọng không chỉ cho một các nhân, một gia đình mà là cả xã hội. Chính vì vậy,
cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ mình là dạy cho trẻ những kỹ năng giúp phòng
tránh nguy cơ bị xâm hại.
Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ những kỹ năng phòng tránh xâm hại ngay từ
khi trẻ còn nhỏ để có thể hạn chế tối đa nguy cơ trẻ bị lạm dụng. Tùy theo độ tuổi và
sự hiểu biết của các bé mà cha mẹ có thể dạy cho bé những kỹ năng dù đơn giản nhất
nhưng vẫn có thể tạo được hiệu quả bất ngờ giúp các bé tự bảo vệ mình.
II. Lý do chọn đề tài
Tình trạng trẻ em bị xâm hại nói chung và xâm hại tình dục nói riêng đang là một
chủ đề nóng. Một số em đã được bố mẹ dạy cho những cách để tránh lại tình trạng bị
xâm hại này, tuy nhiên thì những điều các em đã học từ bố mẹ vẫn chưa đủ. Còn một
số em thì lại không hề biết cách phải xử lý khi gặp phải vấn đề này.
Nhằm giúp các em học sinh có được cách nhận dạng và ứng phó với vấn đề xâm
hại này nên em đã chọn chủ đề “ Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục” để thiết kế
hoạt động phù hợp cho học sinh Trung học Cơ sở. Với các hoạt động trải nghiệm tìm
hiểu về xâm hại sẽ giúp cho các em có những kỹ năng đơn giản, phù hợp với lứa tuổi
và trình độ nhận thức của các em để tự bảo vệ mình.
4
NỘI DUNG
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu về kiến thức
- Trình bày được thế nào là xâm hại tình dục trẻ em
- Nêu được các biểu hiện của xâm hại tình dục trẻ em
- Nhận dạng được những người có thể xâm hại tình dục trẻ em
- Trình bày và phân tích được hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em về thể chất lẫn
tinh thần
- Trình bày được các quy tắc an toàn để tự bảo vệ bản thân mình
- Xác định được những người có thể giúp đỡ khi các em có nguy cơ hay bị xâm
hại tình dục.
2. Mục tiêu về kỹ năng
- Biết cách xử lý các tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại
- Hình thành kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
- Phân biệt được đâu là động chạm an toàn và đâu là động chạm không an toàn
- Có kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị xâm hại
3. Mục tiêu về thái độ
- Có thái độ tôn trọng cơ thể, nhân phẩm của mình và người khác
- Có thái độ trách nhiệm trong việc bảo vệ cơ thể của mình
- Có thái độ lên án những hành vi xâm hại trẻ em
- Cảm thông, chia sẻ với những người bị xâm hại tình dục
II. Nội dung của chủ đề
1. Các khái niệm
- Theo tổ chức Y tế Thế giới: “Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức ngược đãi
về thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra những tổn thương
5
về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức
phận, lòng tin hoặc quyền hạn.”
- Xâm hại tình dục trẻ em là người lớn tuổi hơn dùng quyền lực, sức mạnh, có thể
là tiền bạc, vật chất hoặc lợi dụng lòng tin, sự ngây thơ và sự tôn trọng của trẻ để lôi
kéo trẻ, ép buộc trẻ tham gia vào các hoạt động tình dục.
- Xâm hại tình dục trẻ em gây tác hại lớn đối với sự phát triển về cơ thể và tinh
thần của trẻ. Vì vậy kỹ năng phòng tránh và xử lý các tình huống có nguy cơ bị xâm
hại tình dục trẻ em có vai trò rất quan trọng nhằm giúp trẻ có khả năng tự bảo vệ bản
thân mình và người khác.
2. Biểu hiện của xâm hại tình dục
- Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục của trẻ
- Bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình
- Quan hệ tình dục bằng đường miệng hay hậu môn
- Toan tính quan hệ tình dục
- Mại dâm trẻ em
- Phô bày bộ phận sinh dục của mình để trẻ nhìn thấy
- Nhìn trộm khi trẻ không mặc quần áo (khi trẻ tắm hay thay quần áo)
- Dùng lời nói để kích thích tình dục
- Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm
3. Hậu quả
Trẻ bị xâm hại tình dục thường bị tổn thương nặng nề cả về cơ thể và tâm lý
trong một thời gian dài
a) Về cơ thể
- Tổn thương, sưng tấy ở bộ phận sinh dục hay hậu môn
- Mang thai (đối với em gái)
- Mắc các bệnh lây qua đường tình dục
- Nhiễm trùng tiết niệu
6
- Đi lại hoặc ngồi khó khăn
- Ngoài ra có thể bị đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị,...
b) Về tâm lý
- Cảm giác tội lỗi: thường tự đỗ lỗi cho bản thân
- Cảm giác lo lắng, sợ hãi
- Cảm giác tuyệt vọng
- Có ý định tự tử
- Tự làm tổn thương mình
- Cảm giác tức giận
- Quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc xâm hại tình dục người khác
4. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em
- Những kẻ xâm hại tình dục trẻ em trông bề ngoài cũng giống như những người
bình thường khác.
- Có thể là bất cứ ai: già hay trẻ, người quen hay không quen, người trong gia
đình hay người ngoài gia đình,...
- Trong nhiều trường hợp, kẻ lạm dụng chính là người quen thân, thậm chí thành
viên trong gia đình, hay người sống trong cùng một khu phố, làng xóm với các em.
- Ngoài ra có thể là thanh niên mới lớn, nghiện ngập ma túy, rượu bia.
- Đôi khi kẻ lạm dụng lại là những người bị bênh tâm thần, mất ý thức về việc
mình đang làm.
- Cũng có thể người lạm dụng là hoàn toàn xa lạ với các em nhưng đã lợi dụng
hoàn cảnh và thời cơ thuận lợi để lạm dụng các em
5. Cách ứng phó khi bị xâm hại tình dục
- Đứng dậy ngay
- Nhìn thẳng vào kẻ định xâm nhập tình dục
- Lùi ra xa đủ để người đó không với tay được đến người mình
7
- Nói to/hét to và kiên quyết : “Không ! Hãy dừng lại! Tôi không cho phép! Tôi
không muốn! Nếu không dừng lại tôi sẽ mách với mọi người” ...
- Có thể nhắc lại lần nữa nếu thấy cần thiết
- Bỏ đi ngay
- Kể ngay với những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với
người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,... cho đến lúc có
người tin và giúp đỡ em.
- Nếu em bị cưỡng hiếp, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị
III. Đối tượng giáo dục của chủ đề
Chủ đề được thiết kế dành cho đối tượng học sinh Trung học Cơ sở.
IV. Phương pháp và phương tiện sử dụng
1. Phương pháp
- Thảo luận nhóm
- Bài tập tình huống
- Đặt câu hỏi, trả lời
- Xem tranh, video
- Sắm vai
2. Phương tiện sử dụng
- Các tình huống thảo luận
- Tranh ảnh, video minh họa
- Các câu hỏi
- Phiếu trả lời
- Máy chiếu
8
V. Hướng dẫn tổ chức hoạt động
Bước 1: Khám phá
Hoạt động: Trò chơi “Đứng, ngồi, nằm, ngủ”
a) Mục tiêu
- Khởi động lớp đầu giờ
- Tạo không khí vui vẻ, tích cực trong lớp
b) Cách tiến hành
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trò chơi “Đứng, ngồi, nằm, ngủ”:
+ Sẽ có những tư thế, động tác theo quy định như sau:
• Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu
• Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt
• Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước
• Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô “khò”
+ Khi cô hô những những động tác như vậy, ví dụ như khi cô hô “nằm” thì các
em phải nắm bàn tay phải lại và giơ thẳng lên đầu như cô đã quy định.
+ Cô sẽ vừa hô vừa làm, các em phải làm đúng theo lời cô hô, chứ không làm
theo cô làm, vì cô có thể làm sai
+ Bạn nào làm sai thì sẽ bị phạt
- Học sinh chơi trò chơi
- Giáo viên hướng dẫn thảo luận lớp:
+ Các em đã chơi trò chơi như thế này lần nào chưa?
+ Sau khi chơi xong các em cảm thấy như thế nào?
+ Qua trò chơi, các em rút ra được bài học gì?
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu nội dung bài học.
9
c) Kết luận
Qua trò chơi, các em đã rèn luyện được trí nhớ cũng như sự nhanh nhẹn của mình
trong các hoạt động.
Bước 2: Kết nối
1. Hoạt động 1: Các sự đụng chạm
a) Mục tiêu
Nêu được thế nào là sự đụng chạm an toàn, đụng chạm gây bối rối và đụng chạm
không an toàn
b) Cách tiến hành
- Giáo viên giới thiệu chung về bài học
- Giáo viên tiến hành hoạt động:
+ Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu trả lời
+ Học sinh sẽ tham gia trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra trong phiếu trả lời
với 4 đáp án là A, B, C, D (câu hỏi đính kèm ở phần phụ lục)
- Học sinh tiến hành trả lời câu hỏi trong vòng 5 phút
- Giáo viên thảo luận lớp: Vậy trong ba loại đụng chạm này thì đâu là đụng chạm
an toàn? Đâu là động chạm gây bối rối? Đâu là động chạm không an toàn?
- Giáo viên nhận xét và kết luận
c) Kết luận
Qua hoạt động vừa rồi, các em đã hiểu rõ từng loại động chạm khác nhau:
- Sự động chạm an toàn: là những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy được
tôn trọng, được quan tân, chăm sóc, cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Những sự đụng
chạm này không làm hạ thấp nhân phẩm người nhận. Tất cả mọi người đều cần nhận
được sự đụng chạm đó.
- Sự đụng chạm gây bối rối: là những hành động làm người khác cảm thấy không
thoải mái, không dễ chịu, bối rối hoặc có cảm giác không chắn chắn. Những dụng
chạm này không giống với những đụng chạm mà trẻ em thường nhận được thể hiện sự
10
quan tâm chăm sóc. Sự đụng cham bối rối xảy ra khi người nhận không hiểu hoặc hiểu
sai chủ định của người gây ra đụng chạm.
- Sự đụng chạm không an toàn : Là những hành động làm tổn thương người
nhận, làm cho người nhận cảm thấy cảm xúc của mình bị coi thường hoặc không được
để ý đến.
2. Hoạt động 2: Khái niệm và biểu hiện của xâm hại tình dục trẻ em
a) Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm thế nào là xâm hại trẻ em
- Nêu được các biểu hiện của xâm hại tình dục
- Có thái độ lên án các hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
b) Cách tiến hành
- Giáo viên đặt vấn đề : Từ khái niệm về sự đụng chạm không an toàn, vậy theo
các em thế nào là xâm hại tình dục trẻ em ?
- Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giáo viên
- Giáo viên nhận xét các câu trả lời và đưa ra kết luận về khái niệm xâm hại trẻ
tình dục trẻ em.
- Giáo viên cho các em xem tranh, ảnh về các biểu hiện của xâm hại tình dục
+ Các em có biết những bức tranh này thể hiện điều gì không ?
+ Giáo viên mời 1 số bạn nói lên ý kiến của mình
- Giáo viên tổng kết lại hoạt động
c) Kết luận
Thông qua hoạt động, các em đã hiểu và nhận biết được những biểu hiện của
xâm hại tình dục.
- Khái niệm : Xâm hại tình dục trẻ em là người lớn tuổi hơn dùng quyền lực, sức
mạnh, có thể là tiền bạc, vật chất hoặc lợi dụng lòng tin, sự ngây thơ và sự tôn trọng
của trẻ để lôi kéo trẻ, ép buộc trẻ tham gia vào các hoạt động tình dục. Xâm hại tình
dục có liên quan đến sự đụng chạm gây bối rối, tức giận. Đó là sự đụng chạm cho an
11
toàn, khiến trẻ em phải bối rối, khó chịu, sợ hãi (cũng có thể là lời nói, cử chỉ, cách
nhìn)
- Biểu hiện của xâm hại tình dục
+ Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục của trẻ
+ Bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình
+ Quan hệ tình dục bằng đường miệng hay hậu môn
+ Toan tính quan hệ tình dục
+ Mại dâm trẻ em
+ Phô bày bộ phận sinh dục của mình để trẻ nhìn thấy
+ Nhìn trộm khi trẻ không mặc quần áo (khi trẻ tắm hay thay quần áo)
+ Dùng lời nói để kích thích tình dục
+ Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm
3. Hoạt động 3: Chân dung kẻ xâm hại và hậu quả của việc bị xâm hại
a) Mục tiêu
- Giúp học sinh nhận biết được ai là thủ phạm, ai là nạn nhân của xâm hại tình
dục trẻ em
- Trình bày được hậu quả của xâm hại tình dục ảnh hưởng đến trẻ cả về thể chất
lẫn tinh thần.
b) Cách tiến hành
- Giáo viên hướng dẫn thảo luận nhóm :
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và sẽ có một câu chuyện tình huống (Đính
kèm ở phụ lục)
+ Yêu cầu các em trả lời các câu hỏi
+ Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả của nhóm. Các nhóm khác nhận xét.
- Sau khi các nhóm đã trả lời xong, giáo viên cho thảo luận cả lớp với 2 câu
hỏi (câu hỏi được đính kèm ở phần phụ lục)
- Học sinh suy nghĩ và trả lời
12
- Giáo viên kết luận và củng cố kiến thức cho học sinh
c) Kết luận
- Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, các em đã hiểu được nguy cơ, cũng như
những thủ phạm của xâm hại tình dục trẻ em.
+ Xâm hại tình dục có thể xảy ra với bất cứ trẻ em nào: cả con nhà giàu cũng như
con nhà nghèo, bạn gái cũng như bạn trai, vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu
+ Kẻ xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai: già hay trẻ, người quen hay
không quen, người trong gia đình hay người ngoài gia đình,...
+ Người bị xâm hại tình dục (đặc biệt là trẻ em) thường bị tổn thương nặng nề cả
về cơ thể và tâm lý trong một thời gian dài.
- Đồng thời, thông qua hoạt động nhóm, các em tự tin hơn, đã nêu lên được ý
kiến của mình.
4. Hoạt động 4: Các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục và các quy tắc
an toàn cá nhân
a) Mục tiêu
- Các em học sinh nắm được các tình huống nguy cơ bị xâm hại tình dục
- Trình bày các quy tắc an toàn để tự bảo vệ bản thân mình
- Có trách nhiệm đối với bản thân, đề cao cảnh giác trước những tình huống có
nguy cơ bị xâm hại
b) Cách tiến hành
- Giáo viên chuẩn bị sẵn những phiếu màu, phát cho mỗi em một phiếu và hỏi:
Những tình huống nào là những tình huống mà trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình
dục?
- Mỗi học sinh ghi lại trên phiếu của mình, và sau đó thảo luận với 1 hoặc 2 bạn
ngồi bên cạnh trong vòng 2 phút về tình huống mà mình đã ghi
- Giáo viên yêu cầu (2 đến 3) học sinh lên đọc 1 tình huống, đi vòng quanh lớp
cho đến khi trùng ý. Giáo viên nhờ một học sinh ghi nhanh lên bảng.
13
- Giáo viện nhận xét và kết luận một số tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại
tình dục
- Giáo viên cho xem trang và nêu các quy tắc an toàn cá nhân.
c) Kết luận
- Giáo viên tóm lược lại: Một số tình huống trẻ em có nguy cơ bị quấy rối, xâm
hại tình dục là :
+ Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ
+ Ở trong phòng 1 mình với người lạ
+ Nhận được tiền, quà có giá trị hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà
không rõ lý do
+ Đi nhờ xe người lạ
- Cách phòng tránh không bị xâm hại tình dục trẻ em là:
+ Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ
+ Không ở trong phòng kín một mình với người lạ, không nhận tiền, quà hoặc
nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do
+ Không đi nhờ xe nguời lạ
+ Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình,
+ Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình
+ Khi nhận biết được người có ý định làm hại, thì dù là ai cũng phải nói với
người khác để họ giúp ngăn chặn hành vi xấu của người định làm hại mình.
5. Hoạt động 5: Ứng phó như thế nào?
a) Mục tiêu
- Các em biết ra quyết định đúng và kịp thời, biết kiên định, phản đối và biết một
số kỹ năng tự bảo vệ trong những tình huống có nguy cơ bị quấy rối, xâm hại tình dục
b) Cách tiến hành
- Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm:
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm như ở hoạt động 4
14
+ Giáo viên cho học sinh xem video: Câu chuyện bị lạm dụng tình dục của Tâm
(Đường link video đính kèm ở phụ lục)
+ Xem tới phút thứ 3:03 thì tạm dừng.
+ Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tình huống khác nhau, các nhóm có thời gian
10 phút thảo luận để giải quyết các tình huống yêu cầu bằng cách sắm vai. (Tình
huống đính kèm phụ lục)
- Sau khi hết thời gian thảo luận, từng nhóm lên sắm vai và các nhóm khác nhận
xét.
- Giáo viên tiếp tục cho xem đoạn video còn lại.
- Giáo viên tiếp tục cho lớp thảo luận bằng các câu hỏi (câu hỏi đính kèm ở phụ
lục)
- Giáo viên kết luận và củng cố với học sinh
c) Kết luận
- Khi em cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm, hay xâm nhập tình dục
em (dù là người lạ, nguời quen hay người thân) em cần:
+ Đứng dậy ngay
+ Nhìn thẳng vào kẻ định xâm nhập tình dục
+ Lùi ra xa đủ để người đó không với tay được đến người mình
+ Nói to/hét to và kiên quyết : Không ! Hãy dừng lại! Tôi không cho phép! Tôi
không muốn! Nếu không dừng lại tôi sẽ mách với mọi người ...
+ Có thể nhắc lại lần nữa nếu thấy cần thiết
+ Bỏ đi ngay
+ Kể ngay với những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với
người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,... cho đến lúc có
người tin và giúp đỡ em.
+ Nếu em bị cưỡng hiếp, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị
Hãy nhớ rằng, em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục, hãy nhớ
rằng, em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp
15
6. Hoạt động 6: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn
a) Mục tiêu
- Xác định những người và địa chỉ tin cậy có thể giúp đỡ trong trường hợp có
nguy cơ hoặc bị xâm hại tình dục
- Hình thành được kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
b) Cách tiến hành
- Giáo viên cho các em xem 1 đoạn video về nguyên tắc 5 ngón tay(Đường link
video đính kèm ở phụ lục)
- Các em thấy đoạn video này nói lên điều gì?
- Giáo viên mời một vài em học sinh lên chia sẻ
- Giáo viên tổng kết lại
c) Kết luận
Khi gặp phải các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục trẻ em, cần tìm kiếm
sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những người đáng tin cậy để giúp đỡ mình thoát khỏi tình huống
và hoàn cảnh khó khăn
Bước 3: Luyện tập/Thực hành
a) Mục tiêu
Giúp các em học sinh được thực hành kỹ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục
trong những tình huống khác nhau
b) Cách tiến hành
- Giáo viên đưa ra các tình huống khác nhau trong cuộc sống về các nguy cơ trẻ
em bị xâm hại tình dục
- Yêu cầu các em lên thực hành thông qua hoạt động sắm vai cách xử lý các tình
huống đó
- Giáo viên hướng dẫn và khen ngợi các em.
16
c) Kết luận
Các em đã thu hoạch và có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý khi có nguy
cơ bị xâm hại khi được thực hành và luyện tập
Bước 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
Học sinh được vận dụng những kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em
trong các tình huống thực tiễn từ cuộc sống
b) Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh:
+ Sưu tầm khoảng 3 câu chuyện, tình huống về xâm hại tình dục trẻ em mà em
biết hoặc thông qua báo chí, truyền thông
+ Phân tích trong câu chuyện, tình huống đó ai là nạn nhân, ai là thủ phạm.
+ Nếu là em ở trong câu chuyện đó, em sẽ xử lý như thế nào?
- Giáo viên có thể cho học sinh sắm vai để thể hiện
c) Kết luận
- Giáo viên tổng kết lại những điều cần ghi nhớ trong chủ đề
- Những kỹ năng đã được thực hành và vận dụng
VI. Tổng kết
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ:
+ Những kinh nghiệm mà các e rút ra được thông qua các hoạt động
+ Những kỹ năng đã được sử dụng trong chủ đề
- Giáo viên tổng kết lại những điều cần ghi nhớ:
+ Tầm quan trọng của việc phòng trành bị xâm hại tình dục
+ Học sinh cần phải ý thức, chủ động trong việc phòng tránh
+ Những kỹ năng sống đã được thực hành và vận dụng
17
KẾT LUẬN
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân nhưng nó lại đồng thời mang tính xã hội.
Kỹ năng sống mang tính cá nhân vì đó là năng lực của cá nhân. Kỹ năng sống còn
mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng
miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có những kỹ năng sống thích hợp
Giáo dục kỹ năng sống giúp nhận thức được những nguy cơ rủi ro có thể ảnh
hưởng tác động đến bản thân mỗi học sinh trong môi trường xã hội và trong các mối
quan hệ. Kỹ năng sống không đừng lại ở việc làm thay đổi nhận thức bằng cách cung
cấp thông tin, tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi
theo hướng tích cực.
Một trong số những kỹ năng quan trọng, cần thiết là kỹ năng phòng ngừa xâm
hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở. Bởi vì vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em
đang ngày càng lan rộng. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục các em có một vai trò
then chốt trong sự phát triển của đất nước.
Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, hình
thành những nhân cách tốt và được an toàn thì việc giáo dục cho trẻ kỹ năng phòng
ngừa xâm hai tình dụng là rất cần thiết và có hiệu quả. Giúp các em hình thành được
những kỹ năng khi gặp những trường hợp có nguy cơ bị xâm hại và có cách ứng phó
đúng và kịp thời
18
PHỤ LỤC
* Câu hỏi hoạt động 2: Các sự đụng chạm
Câu 1: Những đụng chạm như thế nào khiến người nhận cảm thấy dể chịu?
A. Những đụng chạm như hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục của
người nhận
B. Những đụng chạm như nắm tay, đấm lưng,...
C. Những đụng chạm như sờ tai, mặt,...
D. Nhìn trộm trẻ khi không mặc quần áo
Câu 2: Những đụng chạm như thế nào khiến người nhận cảm thấy bối rối?
A. Vuốt ve tay, mặt của họ
B. Sờ soạng lung tung khắp người họ
C. Hôn lên má, tay của họ
D. Đụng chạm vùng kín của họ
Câu 3: Những đụng chạm như thế nào khiến người nhận cảm thấy tức giận,
không an toàn?
A. Một cái ôm an ủi, động viên
B. Bắt tay trong giao tiếp
C. Đụng chạm vào vùng kín của họ
D. Hôn má.
* Tình huống thảo luận nhóm hoạt động 4:
T.L mới 13 tuổi, học lớp 6. Em sống cùng với bà ở một vùng quê thuộc tỉnh
Đồng Nai. Một hôm, trên đường đi học về, T.L đã bị dụ dỗ bỏ nhà đến làm tại cơ sở
may mũ bông vải của ông Q. Tại đây, em đã phải làm việc đến 11-12h đêm, bị đói, bị
đánh đập. Không những thế, em còn bị cha con ông Q. cưỡng hiếp 5 lần. Tủi nhục, sợ
hãi, T.L đã thắt cổ tự tử nhưng không chết. Sau hơn 4 tháng sống trong địa ngục trần
gian nhà ông Q., cuối cùng, gia đình mới tìm được em và nhờ có công an can thiệp,
19
T.L mới được trả về gia đình trong trạng thái ốm yếu, ngớ ngẩn phải nằm điều trị tại
bệnh viện tâm thần.
Câu hỏi thảo luận:
1. Nạn nhân bị xâm hại tình dục là ai? Trẻ em trai có thể bị xâm hại tình dục
không?
2. Thủ phạm là ai? Người ấy có quan hệ như thế nào với nạn nhân?
3. Nạn nhân đã bị những tổn thương về cơ thể và tâm lý như thế nào?
4. Gia đình nạn nhân và xã hội phải chịu những hậu quả gì?
5. Nếu trong tình huống này, em sẽ ứng xử như thế nào?
* 2 câu hỏi của giáo viên:
1. Các thủ đoạn mà những kẻ xâm hại tình dục trẻ em thường sử dụng ?
2. Trẻ em có phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục ?
* Câu hỏi tình huống hoạt động 6:
Tình huống 1: Hôm nay nhà Vân có giỗ ở quê, bố mẹ bận làm cơn nên nhờ chú
Toàn đến trường đón Vân về quê ăn giỗ. Trên ô tô đi về quê, chú Toàn kể nhiều
chuyện vui cho Vân nghe làm Vân rất thích thú. Nhưng sau đó chú Toàn lại giả vờ ngủ
gật để gục đầu vào ngực Vân.
Theo em, Vân nên làm gì?
Tình huống 2: Sau giờ học, Nam thường qua nhà hàng xóm chơi và đợi mẹ về.
Anh Tôn, con bác hàng xóm, có một chiếc xe máy và thỉnh thoảng chở Nam đi vài
vòng quanh sân. Nam rất quý anh Tôn. Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà, Tôn nói
muốn chơi một trò chơi. Tôn muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ta, còn anh ta sẽ sờ
vào chỗ kín của Nam. Tôn nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người.
Theo em, Nam nên làm gì?
Tình huống 3: Lan là một học sinh lớp 8. Dạo này Lanthường bị một bạn trai
lớn hơn, học cùng trường đón đường trêu chọc và có hành vi động chạm vào người
Lan khiến em rất khó chịu.
Theo em, Lan nên làm gì ?
20
Tình huống 4: Trưa nay, Hồng đang ở nhà thì một người hàng xóm gõ cửa vào
xin nước uống. Sau khi uống nước, thấy chỉ có một mình Hồng ở nhà, người hàng xóm
bèn giở trò gạ gẫm em.
Theo em, Hồng nên làm gì?
* Câu hỏi của giáo viên:
1. Vì sao em lại chọn cách ứng xử đó?
2. Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
3. Còn có nững cách ứng xử nào khác không? Hãy phân tích lợi, hại và cảm xúc
của nạn nhân trong mỗi trường hợp ứng xử?
4. Những kẻ có ý định hoặc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em sẽ nghĩ và cảm
thấy như thế nào trước thái độ, hành động phản đối kiên quyết của các em? Trước thái
độ sợ hãi, phục tùng, im lặng của trẻ em?
5. Trẻ em có phải là người có lỗi khi bị kẻ khác quâys rối hay bị xâm hại tình dục
không?
6. Cần làm gì khi bị quấy rối, bị xâm hại tình dục? Vì sao?
* Link video: “Câu chuyện bị lạm dụng tình dục của Tâm”
/>* Link video: “Quy tắc 5 ngón tay”
/>* Hình ảnh: biểu hiện xâm hại tình dục
21
22
Chữ kí xác nhận của cán bộ
chấm thi
Điểm kết luận của bài thi
Bằng số
Bằng chữ
CB chấm thi 1
23
CB chấm thi 2