Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia cát bà – thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.73 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------------------------------

KHÓA BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC
Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và
phát triển bền vững

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁO CÁO TÓM TẮC
TÊN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển
du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – Thành Phố Hải Phòng.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thanh Sơn
Những người thực hiện:
Phạm Văn Thương
Từ Quang Tuyến
Vũ Ngọc Hiếu
Khương Hữu Thắng
Phạm Xuân Thành
Nguyễn Hoàng Minh Hải

Hà Nội, 1 – 2010

1


MỞ ĐẦU....................................................................................................................................3
1. Đặt vấn đề............................................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................4


3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................4
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN.......................................................................................................5
1. Khái niệm về du lịch sinh thái.............................................................................................5
2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái...................................................................5
3. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái..................................................................5
CHƯƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................5
1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................................5
2. Thời gian nghiên cứu...........................................................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................5
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN....................................................................................6
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại Vườn quốc gia Cát Bà.........................6
1.1. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cát Bà...............................................................................6
1.2. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................6
1.3. Kinh tế - xã hội.............................................................................................................7
2. Tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.............................8
2.1. Vị trí .............................................................................................................................8
2.2. Tài nguyên động, thực vật rừng, biển ..........................................................................8
2.3. Cảnh quan thiên nhiên..................................................................................................9
2.4. Dịch vụ giải trí và nghỉ dưỡng......................................................................................9
2.5. Văn hoá lịch sử, lễ hội truyền thống...........................................................................10
2.6. Ẩm thực .....................................................................................................................10
3. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà........................11
3.2. Các phân khu chức năng.............................................................................................13
3.3. Thực trạng về du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cát Bà........................................14
3.4. Những thuận lợi và khó khăn......................................................................................17
3.5. Dự báo sức chịu tải của Vườn quốc gia......................................................................19
CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP.............................................................................20
1. Đối với VQG Cát Bà..........................................................................................................20
2. Đối với chính quyền các cấp .............................................................................................20
3. Đối với người dân địa phương...........................................................................................21

4. Tiến trình thực hiện............................................................................................................22
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.......................................................................................................22
1. Kết luận..............................................................................................................................22
2. Kiến nghị............................................................................................................................23

2


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày nay đã và đang phát
triển nhanh chóng như một trào lưu tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. DLST ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp
dân cư trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra
nhanh chóng của Việt Nam kể từ khi sau thời kỳ đổi mới năm 1986, khi mà các khu
công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế được phát triển ồ ạt, dân số không ngừng gia tăng,
đô thị hóa và tập trung dân cư với mật độ dân cư cao, tình trạng ô nhiễm môi trường
diễn ra ngày càng nghiêm trọng thì việc tìm về với tự nhiên, thăm quan tại những khu
du lịch đã trở thành nhu cầu tất yếu của con người.
DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng
trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch của Việt Nam. Thực tế là, những địa
phương nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, khu bảo tồn, ít bị xâm hại bởi quá trình
phát triển các dự án công nghiệp và còn có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có
tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn
định, từ đó có thể mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập
quốc dân.
Tuy vậy, từ sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tăng cao đối với du lịch sinh thái ở
Việt Nam trong những năm gần đây thì các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn ở Việt
Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ sự thiếu ý thức tham gia của khách
tham quan trong việc bảo tồn những giá trị vốn có của nó và phát triển, và sự yếu kém

trong công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên… Chính sự phát triển ấy, du lịch sinh
tái đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ và những thách thức về vấn đề môi trường – xã hội. Rõ
ràng, việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước ta hiện nay đang có nhiều tồn
tại và bất cập cần giải quyết để hướng tới sự phát triển bền vững ngành du lịch của Việt
Nam. Nếu trong những năm tới, ngành du lịch không có những biện pháp hiệu quả
trong công tác bảo tồn, xây dựng các khu du lịch thì những giá trị của chúng có thể sẽ
biến mất vĩnh viễn, gây thiệt hại lớn đối với không chỉ riêng Việt Nam mà cả thể giới.
VQG Cát Bà là nơi có giàu tiềm năng về biển và rừng có thể phát triển thành trung
tâm du lịch của cả nước. Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được khai thác đúng mức,
nguồn nhân lực và tài chính còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu
của khách tham quan. Đây chính là những nguyên nhân chính khiến VQG Cát Bà chưa
phát huy được tiềm năng vốn có.
3


Để góp phần phát triển du lịch sinh thái của các Vườn quốc gia đem lại hiệu quả
cho kinh tế - xã hội địa phương và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bảo tồn ĐDSH
tại khu vực, việc “Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và giải pháp phát triển
du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – TP Hải Phòng” đang trở thành vấn đề
bức thiết mà xã hội đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng thể
Xây dựng những giải pháp thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nhằm phục vụ
cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát
triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại khu vực VQG Cát Bà.
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phát triển
du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia Cát Bà.

3. Nội dung nghiên cứu.
+ Tìm hiểu các tiềm năng thế mạnh cho phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc
gia Cát Bà.
+ Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái đang diễn ra tại khu vực VQG Cát
Bà những xu hướng tham gia du lịch sinh thái của khách du lịch hiện nay.
+ Tìm hiểu khả năng tham gia hoạt động du lịch sinh thái của người dân địa
phương: làm dịch vụ, cung cấp sản phẩm truyền thống, hướng dẫn du lịch…
+ Tìm các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.
4. Cấu trúc báo cáo
Báo cáo gồm: 79 trang; Mở đầu: 3 trang; Chương 1: Tổng quan: 3 trang; Chương 2:
Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu; 3 trang; Chương 3: Kết quả và thảo
luận: 32 trang; Chương 4: Đề xuất các giải pháp: 7 trang; Kết luận và kiến nghị: 2
trang; Tài liệu tham khảo: 2 trang; Phụ lục: 22 trang.

4


CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN
1. Khái niệm về du lịch sinh thái
2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
3. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái
CHƯƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Vườn quốc gia Cát Bà - Huyện Cát Hải Thành phố Hải Phòng.
2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 24/12/2009 đến ngày 31/01/2010, trong đó:
- Công tác chuẩn bị diễn ra trong khoảng thời gian từ 24 – 28/12/2009.
- Tổ chức nghiên cứu thực địa, thu thập số liệu tại Cát Bà Từ ngày 29/12/2009 –
10/01/2010.
- Tổng hợp phân tích số liệu điều tra, so sánh kế hoạch từ ngày 10-16/01/2010.

- Viết báo cáo từ ngày 16/01/2010 – 25/01/2010.
3. Phương pháp nghiên cứu
+ Tham vấn chuyên gia: tham vấn những người có chuyên môn sâu và hiểu biết
rộng đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch;
+ Thu thập số liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp, số liệu thống kê, các báo cáo nghiên
cứu và kết quả nghiên cứu của các dự án bảo tồn, phát triển kinh tế xã hội, du lịch.... từ
các viện nghiên cứu, trường đại học, VQG Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển quần đảo
Cát Bà, UBND huyện Cát Hải về i) Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa điểm
nghiên cứu; ii) Quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; iii) Các
hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn nghiên cứu....
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số đối tượng quan trọng bao gồm các
cán bộ cấp xã, huyện; kết hợp với tham vấn các cán bộ của VQG Cát Bà và những
người dân địa phương làm du lịch và tham gia các hoạt động du lịch sẽ là kênh thông
tin hữu ích;

5


+ Những số liệu, thông tin thu thập được phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu những
đặc trưng cơ bản về giá trị ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá, ẩm thực, giải trí và
hiện trạng tổ chức, quản lý hoạt động du lịch của Vườn quốc gia Cát Bà.
Dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu, các báo cáo tổng kết hàng năm của VQG
từ các năm trước đây cho đến cuối tháng 12 năm 2009, những thông tin thu thập sẽ
được phân tích để làm rõ tiềm năng, cơ hội – thách thức trong hoạt động du lịch sinh
thái của VQG, từ đó xây dựng các nhóm giải pháp nhằm khắc phục các khó khăn,
thách thức trong hoạt động DLST tại vườn. Các nhóm giải pháp tập trung chủ yếu vào
nhóm giải pháp tổ chức, quản lý các hoạt động và phát triển du lịch sinh thái của VQG
Cát Bà.
+ Phân tích sơ đồ Swot: Việc sử dụng sơ đồ SWOT sẽ giúp làm rõ thực trạng về
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lịch sinh

thái tại VQG Cát Bà. Thông qua việc phân tích sơ đồ SWOT, những nguyên nhân dân
đến những điểm yếu, thách thức đối với việc phát triển hoạt động du lịch tại VQG Cát
Bà sẽ được nhân diện để từ đó có định hướng khắc phục và phát huy những cơ hội,
điểm mạnh của vườn.
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại Vườn quốc gia Cát Bà
1.1. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cát Bà
VQG Cát Bà là hòn đảo lớn nhất của quần đảo, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ
20044’ - 20052’ vĩ độ Bắc và từ 106059’- 107006’ kinh độ Đông.
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi lạch Ngăn và
lạch Đầu xuôi của tỉnh Quảng Ninh,
+ Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng,
+ Phía Đông và Đông Nam giáp với vịnh Lan Hạ,
VQG Cát Bà là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát bà có
những tiềm năng lợi thế đó nên VQG Cát Bà, tạo nhiều cơ hội để phát triển du lịch
không chỉ mức độ trong nước mà còn cả trong khu vực và tầm cỡ thế giới,
1.2. Điều kiện tự nhiên
VQG Cát Bà là điển hình cho kiểu địa hình, địa chất và vùng sinh thái Miền Bắc
của nước ta. Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn thành
tạo đệ tứ không phân chia (Q) tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng được thành tạo
6


do phù sa sông biển, Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (>2m), dưới sâu hơn là phù sa
hạt thô (độ sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát, hình các bãi cát ven biển rất sạch.
Do cấu trúc Sơn văn của địa hình vùng núi đá vôi, nên trong vùng này chỉ có một
số dòng suối có nước quanh năm. Nguồn nước ngầm khá sâu tồn tại dưới dạng giếng
Karst và sông biển, thủy triều tại VQG Cát Bà có chế độ nhật triều thuần nhất.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và dịch vụ du
lịch của Quần đảo Cát Bà. Trong tương lai đảo Cát Bà và vịnh Hạ Long có thể trở

thành vùng kinh tế - du lịch và môi trường phát triển mạnh nhất, có tầm cỡ quốc gia và
quốc tế.
1.3. Kinh tế - xã hội
Theo số liệu của phòng thống kế huyện Cát Hải (năm 2009) cho thấy, phần lớn cư
dân đều sinh sống trong và quanh vùng đệm, hoặc còn một số ít sống trong vùng lõi
VQG. Tổng dân số vùng đệm lên tới 16.645 người, tổng số lao động trong các ngành
kinh tế có 7.695 người.
Hải Phòng có lợi thế là đô thị lớn thứ ba của cả nước, trong đó có Vườn quốc gia
Cát bà là một phần của Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà nên cơ sở hạ tầng, giao thông,
cũng như các dịch vụ y tế, giáo dục... được Trung ương cũng như chính quyền địa
phương dành sự quan tâm, đầu tư rất lớn.
Cơ sở y tế, hệ thống các trường học được phân bố ở tất cả các thôn, xã, công tác
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chất lượng dạy và học luôn được lãnh đạo thị trấn Cát
Bà quan tâm đúng mức. Với trình độ dân trí tương đối cao nên việc tiếp thu, áp dụng
khoa học kỹ thuật cũng như nhận thức của người dân đối với công tác bảo tồn TNTN
và ĐDSH nhằm phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch sinh thái rất thuận lợi, điều
này ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động bảo tồn tại VQG.
Với các nghành nghề liên quan và cần thiết cho phát triển DLST như dịch vụ, nông
nghiệp – nuôi trồng Thủy sản, vận tải, xây dựng, thương nghiệp,…, chiếm hơn 70%
các nghành nghề có trong khu vực. Đây là những thành phần kinh tế quan trọng, giúp
cho quá trình phát triển du lịch nói chung và DLST của khu vực nói riêng phát triển
một cách hiệu quả và bền vững.

7


2. Tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà
2.1. Vị trí
VQG Cát Bà có vị trí vô cùng thuận lợi cho việc phát triển DLST, có vị trí trung
tâm, gần với các thành phố lớn như TP Hải Phòng, TP Hà Nội…,cách thành phố Hải

Phòng 30km, cách thủ đô Hà Nội 120 km và nằm bên cạnh Vịnh Hạ long - Di sản thiên
nhiên thế giới, gần với khu du lịch Đồ Sơn.
Chính vì vậy, khách thăm quan du lịch từ nơi khác đến, đặc biệt là những thành phố
khu vực phía Bắc sẽ không tốn quá nhiều thời gian để có thể có những chuyến du lịch
thưởng ngoạn thiên nhiên tại VQG Cát Bà, đến VQG Cát Bà với hai sự lựa chọn. Đi
bằng đường thủy với tàu cao tốc từ Bến Bính (Hải Phòng) mất khoảng 45 phút. Đi qua
vịnh Hạ Long với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp, đây di sản thiên nhiên thế
giới được tổ chức UNESCO công nhận, đến vịnh Lan Hạ tuy nhỏ hơn nhưng có nhiều
đảo đá vôi, xếp đan xen gần nhau trông rất hùng vĩ. Nếu đi bằng đường bộ, xe ô tô từ
Hải Phòng đến bến cảng Ðình Vũ, theo tầu cao tốc sang bến Cát Hải rồi xuyên qua
VQG Cát Bà bằng ô tô trên đường dài 31 km (đường nhựa).
2.2. Tài nguyên động, thực vật rừng, biển
Vườn quốc gia Cát Bà là nơi hội tụ nhiều HST khác nhau gồm: HST rừng ngập
mặn, HST rừng trên núi đá vôi, HST biển với các rạn san hô,… Có một hệ động, thực
vật đa dạng, gồm 2.320 loài, trong đó có 282 loài động vật sống trong rừng, 538 loài
động vật sống ở đáy biển, 196 loài cá biển, 771 loài thực vật trên cạn, 23 loài thực vật
ngập mặn, 75 loài rong biển, 177 loài san hô...
Hệ động vật có 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư. Đặc biệt có
loài thú mà không có nơi nào có được là voọc đầu trắng (Vọoc Cát Bà) và một số loài
khác được ghi trong Sách đỏ như: Khỉ lông vàng, sơn dương và nhiều loài chim đẹp
như cao cát, bói cá, hút mật, đầu rìu. Ở Cát Bà cũng có chim yến và rùa biển được
chăm sóc bảo tồn. Hệ thực vật có 1561 loài thuộc 495 chi, 149 họ, trong đó có 250 loài
cây thuốc. Nhiều loài cây quý hiếm cần bảo tồn như chò chỉ, trai lý, lát hoa, kim giao
và cọ Bắc Sơn. Đặc biệt là, đảo có hệ sinh thái rừng ngập nước, trên núi đá vôi có cả
ao, hồ, suối ngầm, nước ngọt cùng suối nước khoáng có cả khả năng chữa trị bệnh,
nhất là thấp khớp.
Với sự phong phú về hệ sinh thái, đa dạng về loài đã tạo cho VQG Cát Bà có một tiềm
năng thu hút cho việc phát triển DLST.

8



2.3. Cảnh quan thiên nhiên
Cát Bà là một VQG đặc biệt, với sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái (HST) khác
nhau: HST rừng thường xanh trên núi đá vôi, HST rừng ngập nước trên núi cao (Ao
Ếch), HST rừng ngập mặn vùng duyên hải, HST vùng biển với các rạn san hô gần bờ,
hệ thống hang động với đặc trưng riêng biệt là nơi cư trú của họ nhà Dơi và Hệ canh
tác nằm giữa các thung lũng như ở Khe Sâu hoặc các khu dân cư.
Trong đó, lớn nhất là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi (khoảng 9800 ha) với thảm
thực vật thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh và các loại rừng như rừng núi thấp và
ven thung lũng, rừng trên núi đá dốc, rừng trên đỉnh núi cao, rừng ngập nước nội địa
(Ao Ếch).
Ngoài đảo chính, quần đảo Cát Bà còn có 366 đảo nhỏ như đảo Đầu Bê, đảo Cát
Dứa, đảo Bù Lâu, hòn Ghềnh Hang, hòn Đá Lẻ, hòn Xả Lan, hòn Guốc Tiên. Nhiều
đảo có hình dạng kỳ dị, bờ dảo có nhiều mũi nhô, cung lõm và nhiều bờ vách dốc
đứng, chân có ngấn ăn mòn tạo cảm giác kỳ bí, thích thú. Đa số các đảo có thềm san hô
viền quanh và trên đảo có hồ nước mặn, đây là một tiềm năng còn nhiều tiềm ẩn chưa
được khám phá.
Cát Bà có nhiều bãi tắm đặc trưng là sự kín đáo, yên bình và nhiều hang động. Mỗi
hang đều có vẻ đẹp khác nhau, với những nhũ đá rực rỡ sắc màu làm say lòng du
khách, như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Hoàng hôn trên quần đảo Cát Bà là một cảnh
sắc muôn màu. Phía chân trời mầu vàng rực, mặt biển có mầu xanh tím sẫm. Về phía
cảng cá hàng nghìn con tàu neo đậu đã lên đèn tạo một vùng sao đêm huyền ảo! Thật
lý thú du khách sẽ được mời vào các quán ăn bồng bềnh trên sóng nước, giăng đèn
thâu đêm đón khách.
VQG Cát Bà có hệ thống suối nổi tiếng như: Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu),
suối Trung Trang, suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ). Ngoài ra, VQG Cát bà có nguồn
nước ao ếch phong phú, các ao ếch là hồ nước thiên nhiên trên núi đá vôi, diện tích
khoảng trên 3,6 ha, nước có quanh năm, đạt trên dưới 30cm, nằm giữa khu vực rừng
nguyên sinh, Ngoài ra một số áng cũng có nước quanh năm như áng Bèo, áng Bợ, áng

Thẳm, áng Vẹm…
2.4. Dịch vụ giải trí và nghỉ dưỡng
Ðến Cát Bà, du khách có thể thuê một chiếc xe gắn máy để đi đến bất cứ nơi nào,
chỗ nghỉ nay đã phát triển khá nhiều. Ðẹp nhất là các khách sạn dựa lưng vào núi, mặt
hướng ra biển. Cát Bà có hơn 60 khách sạn, nhà nghỉ với khoảng 1.000 phòng tập trung

9


ở phố biển ven mép vịnh. Trên hết, sự hấp dẫn của VQG Cát Bà là biển cả. Sau một
ngày leo núi hay thám hiểm các hang động, du khách sẽ thấy vô cùng sảng khoái đắm
mình trong làn nước trong xanh, nằm phơi trên bãi cát trắng mịn. Cát Bà có nhiều bãi
tắm, đặc trưng là sự kín đáo, yên bình.
Ðêm đến không gian Cát Bà thật bao la, hùng vĩ, đẹp đến sững sờ. Ngủ đêm ở đây
là một thích thú tuyệt vời, không khí mát dịu, những làn gió nhẹ mang hơi mặn của
biển lùa vào rừng cây trên núi đá tạo một âm thanh rì rào, như ru khách vào trong giấc
ngủ êm đềm.
2.5. Văn hoá lịch sử, lễ hội truyền thống
Trước đây, vùng đảo núi đá (Cát Bà) từng là hậu cứ của các bà trồng tỉa, hái lượm,
cung cấp lương thực thực phẩm cho các ông ở phía trước chống lại giặc giã, khi chúng
tới đánh chiếm đảo. Cũng từ trận chiến đấu này đã xuất hiện nhiều nữ tướng dũng cảm
nên người đời xưa đã đặt tên cho đảo này là đảo Các Bà rồi sau này gọi lệch đi là đảo
Cát Bà. Trên mảnh đất của làng nghĩa Lộ ngày nay còn tồn tại một ngôi miếu thờ
người phụ nữ đã sinh ra người trai làng dũng cảm Hùng Sơn. Hùng Sơn là người đã có
công tham gia đánh giặc Ân đời vua Hùng thứ sáu. Truyền thuyết về người trai làng
dũng cảm Hùng Sơn như một nét nhạc hùng, âm vang tinh thần yêu nước của một
người dân trên mảnh đất này. Ngày nay người ta lấy tên của chàng trai này đặt tên cho
một thôn của Xã Trân Châu. Theo người dân kể lại thì tại làng Gia Lộc nay thuộc thị
trấn Cát Hải có lệ tế thần biển vào ngày 21 tháng giêng. Cùng với các trò chơi, với lễ
rước nước về đình làng, người ta đua thuyền dưới biển. Tế lễ như thế, Long Hải Đại

Vương, ông thần của những người đi biển sẽ phù hộ cho trời yên biển lặng, một năm
bội thu tôm cá. Ngày nay Hội được mở ngày 1/4 dương lịch, ngày mà năm 1959, Bác
Hồ về thăm làng cá Cát Bà.
Hàng năm, người dân tổ chức hội đua thuyền rồng trên biển, đó là một chiếc thuyền
thoi dài 11m, rộng 1,5m, đóng bằng thứ gỗ khô, nhẹ và bền chắc. Lòng thuyền có chỗ
ngồi cho các tay đua và phía mũi có cái đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son thếp vàng rực
rỡ. Mỗi thuyền có từ 22 đến 26 người. Khách du lịch cũng có thể tham gia lễ hội này
để thương thức cảm giác khác lạ từ lễ hội này.
2.6. Ẩm thực
Ở Cát Bà có những món ăn đặc sản như: gỏi cá thác, canh chua cá hồng, đặc biệt có
tu hài nướng trên bếp than mùi thơm tỏa ngào ngạt. Ở Việt Nam chỉ Cát Bà mới có Tu
hài và thường xuất hiện vào tháng 12 là mùa sinh sản của chúng. Ngày nay con Tu hài

10


được viện nghiên cứu thuỷ sản Bắc Bộ nhân giống rộng rãi cho ngư dân nuôi bán tự
nhiên và có thể cung cấp quanh năm cho các nhà hàng ở khắp Hải Phòng và Cát Bà.
Ngoài ra Cát Bà còn hấp dẫn bởi các món ăn từ biển với vô số các loài có giá trị cao
như Cá Song, Cá chim, Mực lá hoặc các loài vừa lạ, vừa dân dã lại ngon như, Bàn Mai,
Sam, Bề Bề (Hay còn gọi là Bọ ngừa biển)... Các đặc sản khác cũng khá thú vị như
Cam Gia Luận, gà Liên Minh, khoai Mụt ốc Việt Hải là những sản phẩm của địa
phương nổi tiếng khiến cho nhiều du khách khó quên khi đã được một lần thưởng thức.
Dê núi cũng được đánh giá cao, nhiều người nói dê ở Cát Bà ngon hơn các nơi khác.
3. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.
3.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vườn quốc gia Cát
Bà:
a. Chức năng nhiệm vụ:
Vườn quốc gia Cát Bà là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hải Phòng. Vườn có chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn

các nguồn gen động, thực vật rừng, biển quý hiếm. Đồng thời kết hợp phát triển du lịch
sinh thái, mở rộng các dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, giáo dục môi trường.
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Ban Giám đốc

Phòng
Khoa học kỹ
thuật

Phòng
Kế hoạch tài
chính

Phòng
Tổ chức hành
chính

Hạt kiểm lâm

Trung tâm
Dịch vụ du
lịch sinh thái
và Giáo dục
môi trường

Các Trạm
kiểm lâm

Hình1: Mô hình bộ máy quản lý tại Vườn quốc gia Cát Bà

c. Nguồn nhân lực công tác phát triển du lịch

11


Lực lượng quản lý hiện có tổng cộng 81 cán bộ, công nhân viên đang làm việc trên
tổng diện tích là 15.200 ha, trong đó có 2 cán bộ trên đại học, 25 cán bộ đại học, 3 cán
bộ cao đẳng, 42 cán bộ trung cấp và 9 cán bộ sơ cấp.

Thực trạng về công tác tổ chức, của VQG Cát Bà được thể hiện trong sơ đồ SWOT
như sau:
Điểm mạnh
- Đã có bộ máy tổ chức chuyên trách về
hoạt động du lịch sinh thái, kênh thông
tin chỉ dẫn
- Đã xây dựng được các tuyến du lịch
trong Vườn

Điểm yếu
- Năng lực còn hạn chế
- Tài chính hạn chế
- Cán bộ kiêm nhiệm, không có biên chế
- Trang thiết bị còn nghèo nàn

- Đã có quy chế hoạt động, nội quy thăm
quan, và khung giá do UBND thành phố
Hải Phòng quy định
Cơ hội
- Có cơ hội đào tạo nâng cao trình độ
phục vụ công tác chuyên môn


Thách thức
- Nhận thức về bảo về cảnh quan thiên
nhiên còn yếu nên khó quản lý

- Có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp, - Thiếu kinh phí đào tạo nhân lực, đầu tư
các tổ chức trong và ngoài nước
cơ sở hạ tầng
- Có cơ hội nâng cao thu nhập, ngân sách
địa phương và cán bộ

- Cơ chế chính sách chưa thông thoáng
đối với cán bộ

12


3.2. Các phân khu chức năng

Phân khu Phục hồi sinh thái có diện tích 11.094 ha là nơi chủ yếu để xây dựng các
tuyến du lịch khám phá thiên nhiên trong VQG. Phân khu hành chính - dịch vụ được
quy hoạch khá gọn trong thung lũng Trung Trang, có mặt bằng tương đối thuận lợi cho
việc xây dựng, phát triển du lịch sinh thái cũng như các hoạt động giải trí khác. Phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt được lựa chọn những nơi ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động du
lịch đối với môi trường sống của các loài động, đặc biệt trong đó các loài có nguy cơ
tuyệt chủng cao, để xây dựng một số tuyến thăm quan cho khách tìm hiểu và các hoạt
động nghiên cứu của các nhà khoa học. Cụ thể như tuyến VQG – Ao ếch – Việt Hải có
chiều dài 13km.
Ngoài ra, vùng đệm của VQG Cát Bà có diện tích 15.259,8 ha nằm trên địa bàn 06
xã, được chia thành hai khu vực.

+ Vùng đệm 1: gồm toàn bộ diện tích của xã Việt Hải (141,3 ha). Mục tiêu, giải
pháp phát triển kinh tế cho vùng đệm này là ưu tiên cho phát triển du lịch sinh thái,
100% hộ dân trong xã đều tham gia với nhiều loại hình khác nhau: Dịch vụ ăn uống,
giải khát, nhà nghỉ và các dịch vụ khác.
+ Vùng đệm 2: nằm ngoài VQG với tổng diện tích 15.118,5 ha, gồm các xã Phù
Long, Hiền Hào, Gia Luận, Xuân Đám, Trân Châu và Thị trấn Cát Bà. Người dân các
xã này tham gia nhiều loại hình hoạt trong du lịch: Người dân xã Gia Luận có truyền
13


thống trồng cam có hương vị thơm ngon, phục vụ cho người dân trên đảo và khách du
lịch …
3.3. Thực trạng về du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cát Bà
a. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
+ Chức năng:
Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường là đơn vị sự nghiệp có
thu trực thuộc Vườn quốc gia Cát Bà, hoạt động theo hình thức hạch toán phụ thuộc, có
con dấu, tài khoản riêng để hoạt động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao.
Tổ chức các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, giáo dục
hướng nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Nhiệm vụ:
* Tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái:
* Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường và hướng nghiệp nông, lâm, ngư
nghiệp.
b. Các điểm du lịch trong Vườn
+ Trung tâm hướng dẫn thông tin, giáo dục môi trường: là nơi giới thiệu, cung cấp
thông tin cho du khách về cảnh quan thiên nhiên, địa mạo địa chất, những nét đặc sắc
về văn hoá, du lịch và tính đa dạng sinh học của VQG Cát Bà nói riêng và Khu Dự trữ
Sinh quyển Cát Bà nói chung.
+ Phòng đón tiếp: là nơi đón tiếp, giới thiệu thông tin chung cho du khách về các

điểm và tuyến tham quan tại Vườn và đảo Cát Bà cũng như thông tin về lệ phí tham
quan, hướng dẫn và phổ biến các nội quy, quy định cho du khách.
+ Nhà trưng bày mẫu vật: là nơi trưng bày các mẫu vật của các loài động, thực vật
phân bố tại VQG Cát Bà.
+ Đảo Cát Dứa: là nơi tham quan các tài nguyên rừng, biển, leo núi, quan sát một
số loài khỉ sau khi được cứu hộ và bảo vệ tại đây.
+ Đảo Năm Cát: là bãi biển còn hoang sơ, lý tưởng cho nghỉ dưỡng, tắm biển, chèo
thuyền kayark, câu cá hoặc đi tàu để thưởng thức, khám phá cảnh đẹp huyền bí về tài
nguyên rừng và biển tại khu vực Năm Cát và Vịnh Lan Hạ.
+ Vạn Bội: là nơi có nhiều hòn đảo lớn nhỏ, là nơi tắm biển, lặn xem các rạn san
hô, chèo kayark và tham quan các bè nuôi trồng các loài hải sản đặc sản.

14


+ Đồng Ninh tiếp - Việt Hải: nơi tổ chức loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ
dưỡng. Du khách được thưởng thức, trải nghiệm đời sống văn hóa, sinh hoạt của cộng
đồng dân cư sinh sống tại đây với những nét đặc sắc, độc đáo của một làng-xã.
+ Hòn Ba Cát Bằng: nơi xây dựng loại hình du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng, xây
dựng một số băng ga lâu (nhà chòi), cắm trại, tắm biển, câu cá, xem san hô, chèo kayak
khám phá các tài nguyên biển, đảo…

+ Khu vực Hang Chống Bỏi, Hòn Cặp Quan: Tổ chức du lịch theo loại hình câu
cá, chèo thuyền kayark, thưởng thức các món hải sản...
+ Đảo Đồng Công: Vườn xây dựng khu nghĩ dưỡng tại đảo Đồng công. Nơi đây du
khách tham quan rừng ngập mặn, quan sát các loài động vật hoang dã như Khỉ đuôi
vàng, Voọc đầu vàng. Bên cạnh đó, quý khách có cơ hội câu cá giải trí vào những ngày
cuối tuần.
c. Các tuyến du lịch trong Vườn
+ Tuyến Rừng Kim giao – Chòi Quan sát - Động Trung Trang: Ngắm rừng xanh

bạt ngàn với những cây Kim giao cổ thụ quý hiếm và nguy cấp, núi non trùng điệp như
những kim tự tháp xanh.
+ Trung tâm Vườn – Ao Ếch - Việt Hải - Vịnh Lan Hạ: xuyên qua khu rừng
nguyên sinh với loài động thực vật quý hiếm, đến một khu rừng ngập nước trong thung
núi đá vôi trên một độ cao khá lớn so với mực nước biển.
+ Tuyến động Trung Trang: Đây là một trong những hang động lớn nhất,tiêu biểu
cho quần thể hang động trong khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, là một điểm du lịch rất
hấp dẫn, với muôn vàn hình dạng kỳ thú khác nhau.
+ Tuyến Trung tâm Vườn – Mây Bầu – Động Quân Y: khám phá rừng nguyên
sinh chứa đựng những tài nguyên động thực vật phong phú kết hợp với tham quan hệ
sinh thái rừng trồng và Động Quân y- Bệnh viện trong hang động, một minh chứng cho
truyền thống bất khất của quân và dân trên đảo chống lại chiến tranh phá hoại trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.
+ Tuyến du lịch sinh thái biển: Du khách lên tàu du lịch từ cảng cá, đi vòng qua
phía ngoài của các bãi tắm để về phía Bến Bèo – Áng Vẹm - Vịnh Lan Hạ - Vạn Bội –
Ba Trái Đào – Cát Dứa.
+ Tuyến Kim Giao - Mé Cồn – Tùng Di: tham quan vườn thực vật-nơi lưu giữ
hàng trăm loài cây quý hiếm có trên đảo Cát Bà, đến khu rừng nguyên sinh ở áng Mé

15


Cồn nơi có nhiều loài động thực vật quý hiếm, tiếp tục phưu lưu khám phá theo lối
mòn đưa du khách đế khu Tùng Di gần động Trung Trang.
+ Tuyến Rừng ngập mặn Phù Long - Động Thiên Long: Ngắm khu rừng ngập mặn
còn sót lại trên đảo Cát Bà, gồm những loài cây gỗ, cây thân thảo và cây bụi thuộc
nhiều loại khác nhau với bộ rễ đặc thù với điều kiện thuỷ triều - là môi trường sống độc
đáo cho các loài động, thực vật cả dưới nước lẫn trên cạn.
+ Tuyến xem thú ban đêm: Mây Bầu – Ao Ếch: là tuyến được bảo vệ nghiêm ngặt
nên có nhiều loài động vật hoang dã như: cầy, mèo rừng và các loài sóc, bạc má, rắn …

+ Tuyến Động Trung Trang - Khu vực Treo Cơm: Quan sát các loài động vật
hoang dã từ trên xe hoặc trên tuyến du lịch như khỉ vàng, chồn, sóc, chim. Ngoài ra
dọc theo suối du khách có thể bắt gặp những hoạt động đánh bắt tôm cá rất thủ công
của người dân và các điểm câu cá rất cuốn hút và lý thú.
+ Tuyến Vườn Thú - Vườn Thực vật - Hồ Hới: tham quan các loài động vật đang
được cứu hộ tại Vườn. Ngắm Vườn Phong lan, Vườn Bướm và vườn cây thuốc.
+ Tuyến du lịch mạo hiểm: Tuyến Mé Gợ - De Bờ Đa – Trà Báu - Cảng Cây Cau –
Gia Luận: Tuyến mạo hiểm khám phá đời sống thiên nhiên hoang dã để quan sát, tìm
hiểu những loài động thực vật quý hiếm, các hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên đa
dạng.
+ Tuyến đi tàu nhỏ từ Gia Luận – Áng Kê - Trà Báu: (quan sát Voọc Cát bà, tắm
biển, câu cá… có thể kết hợp cả đi bộ từ 1 – 2 ngày).
d. Hoạt động của Trung tâm:
Tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.
Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường và hướng nghiệp nông, lâm, ngư
nghiệp.
e. Khả năng tham gia các hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương
Cộng đồng có thể tham gia các hoạt động như; nhà hàng, khách sạn, phương tiện đi
lại, thuyền du lịch thăm vịnh, dịch vụ vui chơi giải trí, đồ lưu niệm, nuôi cá lồng bè, dê
núi, gà đồi, rau sạch, hoa quả....... Một số người có trình độ tham gia làm hướng dẫn
viên cho du khách tại các điểm du lịch, các tour, các khách sạn ....
g. Các tác động của du lịch có hại cho tài nguyên, môi trường trong tương lai

16


Hoạt động của DLST cũng gây ra nhiều vấn đề nguy hại đến môi trường: Rác thải,
tiếng ồn, các công trình xây dựng, khói bụi, tiếng ồn...
Săn bắn động vật hoang dã để chế biến thức ăn cho du khách ... đã làm các loài này
gần như suy kiệt., đây là nguyên nhân làm suy giảm hệ sinh thái nghiêm trọng.

Khu nuôi cá lồng bè ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan khu vực và ô nhiễm môi
trường nước...
3.4. Những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
Cách thành phố Hải Phòng 30km theo đường chim bay, cách thủ đô Hà Nội 120km
và nằm bên cạnh Vịnh Hạ long - Di sản thiên nhiên thế giới, gần với khu du lịch Đồ
Sơn. Thành phố Hải Phòng là đô thị lớn thứ ba của cả nước, được coi là một cực của
tam giác động lực phát triển kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, VQG Cát Bà
còn là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà.
VQG Cát Bà còn giữ lại được diện tích lớn rừng kín thường xanh trên núi đá vôi là
môi trường sống của nhiều loài chim, thú quý hiếm, các hệ sinh thái Tùng – Áng, các
hệ sinh thái San hô, các bãi tắm lý tưởng và nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, văn
hóa được xếp hạng, lễ hội truyền thống, là một sự kết hợp tuyệt vời giữa rừng, biển,
đảo và là mẫu rừng nguyên sinh độc đáo còn lại của rừng miền Bắc cũng như của Việt
Nam.
* Khó khăn
- Diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp, các hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa được
phát triển mạnh mẽ.
- Dân cư sống rải rác rất khó quản lý, đặc biệt là các hoạt động như săn, bắn thú
rừng, thủy sản. Sức ép của hoạt động du lịch lên tài nguyên, đất, rừng, biển là rất lớn,
- Khi hoạt động DLST phát triển sẽ kéo theo tệ nạn xã hội (Mại dâm, ma tuý, trộm
cướp ... ).
- Hoạt động bảo tồn rừng ngập mặn chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa rõ ràng
về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
- Vấn đề rác thải, nước thải từ các nhà nghỉ, nhà hàng, du khách xả ra tuy hiện nay
chưa đến mức báo động, song trong tương lai đây sẽ là vấn đề rất bức xúc.

17



Những thuận lợi và khó khăn kể trên về hoạt động du lịch của VQG Cát Bà có thể
được khái quát theo ma trận SWOT như sau:

Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

- Lực lượng cán bộ, nhất là cán bộ làm
công tác hoạt động du lịch còn thiếu về
- Đa dạng các hệ sinh thái, đa dạng loài nhân lực và yếu về năng lực nên chưa
động thực vật
đáp ứng nhu cầu đặt ra
- Vườn có cảnh quan thiên nhiên đẹp, cơ - Chưa có quy hoạch tổng thể du lịch
sở cách mạng, nhiều khu di tích có giá VQG Cát Bà,
trị lịch sử,…
- Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và
- Nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh giáo dục môi trường mới thành lập nên
tế
hiệu quả hoạt động chưa cao, thiếu
- Một số cán bộ đã được từng bước đào vốn,...
tạo về chuyên môn nâng cao năng lực

- Cơ chế chính sách về quản lý tài
chính, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ chế
quản lý phân khu chức năng… còn hạn
chế

Cơ hội (O)

Thách thức (T)


- VQG là một phần của khu dự trữ sinh
quyển, đồng thời là nơi giáp ranh với
khu Di sản Thế giới vịnh Hạ Long nên
lượng khách tham quan du lịch đến với
Cát Bà là rất lớn

- Hoạt động về sản xuất nông nghịêp và
nuôi trồng thuỷ sản còn rất hạn chế nên
vấn đề về lương thực để cung cấp cho
hoạt động du lịch sẽ rất khó khăn, sinh
kế của cộng đồng địa phương chưa ổn
- Được Trung ương có chủ trương phát định
triển VQG Cát Bà thành trọng điểm du - Người dân còn sống rãi rác và len lõi
lịch quốc gia
trong VQG nên việc quản lý rất khó
- Có sự hỗ trợ đầu tư của các tổ chức khăn, đặc biệt là trong vấn đề săn, bắn
trong và ngoài nuớc về tài chính, kỹ thú rừng, thuỷ sản,...
thuật và cơ sở hạ tầng

- Sức ép lớn từ hoạt động phát triển du
lịch lên tài nguyên thiên nhiên, rừng và
18


biển
- Khi hoạt động du lịch phát triển mạnh
sẽ kéo theo những mặt trái phát triển
như: Các tệ nạn xã hội, mất đi bản sắc
- Sự liên kết với các doanh nghiệp trong văn hoá, chuẩn mực đạo đức của cộng

và ngoài nước trong công tác hoạt động đồng,...
du lịch.
- Phát triển du lịch kéo theo sự phát
triển của quá trình đô thị hoá, cơ sở hạ
tầng,...gây ảnh hưởng đến cảnh quan
thiên nhiên, sinh thái và đa dạng sinh
học.
3.5. Dự báo sức chịu tải của Vườn quốc gia
Tài nguyên môi trường ở vườn quốc gia Cát Bà sẽ không thể được bảo vệ và phát
triển một cách bền vững nếu phát triển du lịch quá mức sức chịu tải của Vườn. Vì vậy
việc tiến hành nghiên cứu sức chịu tải du lịch của từng nơi và duy trì sự phát triển bền
vững trong chừng mực hay giới hạn chịu đựng là hết sức quan trọng. Trong giới hạn về
phạm vi, thời gian nghiên cứu đề tài này chỉ dựa trên cơ sở thực tế, các ảnh hưởng từ
hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường qua các đánh giá trực quan qua các năm
thì mức ảnh hưởng vẫn có thể chấp nhận được.
Đối với các tuyến du lịch đi qua hoặc nằm gần phân khu bảo vệ nghiêm ngặt như
tuyến từ trung tâm Vườn đi Ao Ếch - Việt Hải cần hạn chế khách thăm quan vào các
thời điển sáng sớm (trước 8 giờ) và chiều tối (sau 16 giờ) vì đây là thời điểm các loài
động vật hoang dã kiếm ăn. Các tuyến trên biển giáp với các phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt 2-3, du khách rất dề nhìn thầy Voọc (loài thú đặc trưng của Cát Bà) từ trên tàu,
nhưng cũng không lên đến gần đàn voọc để tránh làm xáo trộn sinh hoạt của chúng.
Nếu thấy có biểu hiện quá tải có thể giới hạn số lượng khách trên tuyến trong cùng một
thời gian hoặc tăng lệ phí thăm quan để giảm tải.
Đối với các tuyến, điểm du lịch nằm trong vùng phục hồi sinh thái có khả năng phát
triển mạnh các hoạt động thăm quan nghỉ mát, thắng cảnh và các hoạt động vui chơi
giải trí tại đây. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tránh các tác động có ảnh hưởng xấu đến sinh
trưởng và phát triển của hệ sinh thái, chú ý bảo vệ cảnh quan và môi trường.
Trong phân khu dịch vụ hành chính là trung tâm đón tiếp khách, có thể bố trí nhà
trưng bày các thông tin, hình ảnh, mẫu vật giới thiệu cho khách, khuôn viên cây cảnh
19



phù hợp với thiên nhiên, các dịch vụ ăn nghỉ, đồ lưu niệm...tuy nhiên cũng cần hạn chế
số lượng khách đến và lưu trú tại đây để trách các tác động xấu đến môi trường như
tiếng ồn, rác thải và đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt.
Như vậy, tùy từng tuyến tham quan, từng phân khu cụ thể để VQG Cát Bà tính toán
lượng du khách phù hợp với sức chịu tái của từng khu vực, hướng tới sự hài hòa giữa
công tác bảo tồn và phát triển một cách bền vững.
CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
1. Đối với VQG Cát Bà
- Giải pháp về tổ chức, quản lý và đào tạo nguồn nhân lực
• Tổ chức bộ máy của Trung tâm Du lịch- VQG Cát Bà
• Đào tạo nguồn nhân lực làm DLST
• Quản lý các điểm du lịch sinh thái
- Giải pháp kỹ thuật
• Trong hoạt động thu phí thăm quan
• Trong hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái
• Trong hoạt động liên doanh, liên kết
• Trong tuyên truyền giáo dục và hướng nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp
- Về phát triển thị trường (tiếp thị)
• Cần đầu tư cho những nghiên cứu chuyên đề về thị trường du lịch sinh thái
• Có đầu tư thoả đáng cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái
• VQG Cát Bà được xác định là cơ sở chính để phát triển hoạt động DLST
nhằm nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương
• Tích cực tuyên truyền, nâng cao dân trí trong việc bảo vệ và phát triển môi
trường
• Xây dựng các tuyến đường mòn nội bộ, đường mòn thiên nhiên.
2. Đối với chính quyền các cấp
- Xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ đặc biệt là về kinh tế, quản lý, bảo tồn và tài
chính, nhân lực, nhằm khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái


20


- Rà soát lại ranh giới các phân khu chức năng của VQG với ranh giới các vùng của
khu dự trữ sinh quyển
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế địa phương ưu tiên cho phát triển DLST
- Riêng khu vực vùng Vịnh Vườn cần liên kết với UBND Huyện lập đề án thu phí
vùng Vịnh nhằm tăng nguồn thu, giảm phiền hà cho du khách khi tiến hành thu phí tại
nhiều điểm
- Đối với các loại hình dịch vụ và liên doanh liên kết cần tạo một khung pháp lý cụ
thể như việc cho thuê đất miễn thuế, hoặc tạo điều kiện vốn để xây dựng lại ngành
nghề, hoặc mở rộng các loại hình dịch vụ
- Xây dựng đô thị tại Cát Bà phải có quy hoạch tổng thể và quy hoạch đó phải hài
hoà với điều kiện tự nhiên, sinh thái, cảnh quan của vùng
- Trong quá trình quy hoạch chi tiết cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chuyên gia du
lịch và các chuyên gia ở những lĩnh vực liên quan đặc biệt với chính quyến địa phương
và cộng đồng
- Ngoài việc hợp tác với chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát
triển DLST, điều quan trọng là phải đảm bảo về thủ tục hành chính để cho dự án có
tính khả thi
- Quảng bá trên quốc tế về di sản thế giới làm cơ sở cho ngành du lịch có tính cạnh
tranh trên toàn cầu
- Quy hoạch sử dụng đất để bảo đảm dành đủ các khu vực cho du lịch, bảo tồn và
bảo vệ những khu đó khỏi bị ảnh hưởng do các ngành công nghiệp khác gây ra
- Vừa kết hợp những chính sách, quy định của Nhà nước vừa kết hợp với những
hương ước của địa phương nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục người dân
3. Đối với người dân địa phương
- Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển du
lịch sinh thái

- Nên hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại vùng theo hướng nông nghiệp
sinh tháI
- Chuyển sinh kế từ việc khai thác tài nguyên sang hướng bảo vệ tài nguyên và nuôi
dưỡng thiên nhiên
- Khôi phục duy trì và phát triển những bản sắc văn hoá của từng cộng đồng, không
nên chạy theo lối sống thị trường
21


- Thiết kế và xây dựng nơi ăn nghỉ cho du khách theo thiết kế nhà nghỉ sinh thái

- Hướng dẫn kỹ thuật, gợi mở nhu cầu đầu tư, lôi kéo người dân tham gia vào hoạt
động du lịch bằng các ngành nghề sẵn có để giúp người dân có công ăn việc làm ổn
định, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống.
4. Tiến trình thực hiện
- Các giải pháp có tính chất cơ chế chính sách cần được chính quyền các cấp quan
tâm sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái phát triển
- Giải pháp về quảng cáo tiếp thị cùng cần sớm được triển khai nhưng đồng thời
phải thực hiện liên tục trong qúa trình thực
- Các chính sách đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, cải tạo các tuyến thăm quan, các điểm
dịch vụ, mua sắm trang thiết bị cần thiết phải trang bị đáp ứng những yêu cầu tối thiểu
nhất của du khách
- Vấn đề đào tạo cần được quan tâm như chuẩn bị nguồn nhân lực, kinh phí cho
việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngày nay, DLST như một hiện tượng và một xu thế phát triển ngày càng chiếm
được sự quan tâm của nhiều người. Bởi nó là một dạng du lịch tự nhiên đưa ra những
triển vọng nâng cao việc bảo tồn các giá trị của tự nhiên và phát triển cộng đồng địa
phương. Theo ước tính tỷ lệ khách du lịch sinh thái chiếm khoảng 1/3 tổng số khách du

lịch quốc tế năm 2008 (khoảng 190 triệu lượt). Xu thế phát triển du lịch sinh thái có ý
thức đặc biệt với sự phát triển bền vững của du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi
trường. Nhiều nước trong khu vực rất quan tâm đến những giá trị văn hoá giáo dục và
lợi ích kinh tế của hoạt động DLST ở các khu vực tự nhiên, dù với nhóm nhỏ hay các
đoàn khách có tổ chức. Phần lớn các nước trong khu vực đã thiết lập và duy trì hệ
thống các VQG với chức năng phát triển du lịch sinh thái mang lại những lợi ích về
kinh tế, bảo tồn và giáo dục.
Sử dụng môi trường rừng hợp lý có hiệu quả để phát triển du lịch sinh thái sẽ tạo
điều kiện cho du khách hoà nhập với thiên nhiên, tái tạo sức khoẻ và góp phần nâng
cao trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo tồn các giá trị văn hoá
của địa phương.

22


Du lịch đang là thành phần kinh tế mũi nhọn của Huyện và Thành Phố. Vì vậy cần
có các chính sách hỗ trợ giúp cho ngành du lịch còn non trẻ của Thành phố nói chung
và Vườn quốc gia nói riêng có thể phát triển một cách bền vững.
2. Kiến nghị
* Đề nghị UBND thành phố Hải Phòng:
Sớm xem xét phê duyệt đề án phát triển du lịch sinh thái tổng thể Vườn quốc gia
Cát Bà.
Rà soát lại quy hoạch khu dự trữ sinh quyển để có chiến lược bảo tồn và phát triển
một cách phù hợp nhất. Quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản.
Đề ra chủ trương có tính chất định hướng phát triển tổng thể du lịch sinh thái và
giáo dục hướng nghiệp. Giúp Vườn cũng như các doanh nghiệp hoạt động du lịch ổn
định trên địa bàn.
Xem xét cho phép các doanh nghiệp có đề án chi tiết xin thuê, khoán môi trường
rừng đặc dụng để phát triển DLST.
Hỗ trợ quy hoạch và xây dựng mạng lưới giao thông để đảm bảo giao thông thông

suốt cả 4 mùa.
* Đề nghị UBND huyện Cát Hải:
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với VQG Cát Bà xác định vị trí, quy mô
các điểm có đủ điều kiện phát triển DU LịCH SINH THÁI để trình các cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Lập đề án thu phí và quản lý vùng Vịnh Cát Bà-Lan Hạ.

23



×