Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

nghiên cứu sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ có hiệu quả rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) hại lúa tại nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.48 MB, 102 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*



NGUYỄN MINH ĐỨC




NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT PHÒNG TRỪ CÓ HIỆU
QUẢ RẦY LƯNG TRẮNG (Sogatella furcifera
Horvath) HẠI LÚA TẠI NGHỆ AN





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



HÀ NỘI – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*




NGUYỄN MINH ĐỨC




NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT PHÒNG TRỪ CÓ HIỆU
QUẢ RẦY LƯNG TRẮNG (Sogatella furcifera
Horvath) HẠI LÚA TẠI NGHỆ AN


Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Trường Thành


HÀ NỘI – 2011

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

i
ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự hợp tác giúp đỡ quí báu của giáo viên hướng dẫn, cơ sở
đào tạo và các bạn đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm, dìu
dắt và sự hướng dẫn nhiệt của Tiến sĩ Nguyễn Trường Thành trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của
Tiến sĩ Nguyễn Tất Khang cùng toàn thể giáo viên và các cán bộ Ban đào tạo
Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật Nghi Lộc – Nghệ An
đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phối hợp thiết kế các thí nghiệm cũng
như đánh giá kết quả nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, Ban lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật cùng toàn thể các cán bộ Bộ
môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường- Viện Bảo vệ Thực vật, đặc biệt là các
đồng nghiệp nhóm Kháng thuốc đã động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
thực hiện luận văn này.

Tác giả luận văn


Nguyễn Minh Đức


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Người viết cam đoan


Nguyễn Minh Đức
















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


v

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn
ii
Lời cam đoan
iii
Mục lục
iv
Danh mục các bảng
viii
Danh mục các hình
ix
Danh mục các chữ viết tắt
x
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ S
Ở KHOA HỌC
CỦA ĐỀ TÀI
4
1.1
Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
4

1.2.
Nghiên cứu ở nước ngoài
6
1.2.1.
Phân loại, phân bố và tác hại của rầy lưng trắng
6
1.2.2.
Đặc điểm sinh học rầy lưng trắng
7
1.2.3.
Đặc điểm sinh thái rầy lưng trắng
8
1.2.4.
Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng
13
1.3.
Các nghiên cứu ở trong nước
25
1.3.1.
Phân bố và tác hại của rầy lưng trắng
25
1.3.2.
Đặc điểm sinh học rầy lưng trắng
26
1.3.3.
Đặc điểm sinh thái rầy lưng trắng
27
1.3.4.
Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng
30

CHƯƠNG 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PH
ƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
35
2.1
Vật liệu nghiên cứu
35
2.1.1.
Cây trồng
35
2.1.2.
Đối tượng
35
2.1.3.
Các loại thuốc thử nghiệm
35
2.1.4.
Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu
36
2.2.
Nội dung nghiên cứu
37
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

vi

2.2.1. Xác định hiệu lực của các thuốc trừ rầy lưng tr
ắng trong phòng

thí nghiệm 37
2.2.2 Xác định hiệu lực của các thuốc trừ rầy lưng tr
ắng trong
nhà lưới 37
2.2.3. Xác định hiệu lực của một số loại thuốc thương ph
ẩm
đang được dùng phổ biến để trừ rầy lưng tr
ắng ngoài
đồng ruộng 37
2.2.4. Xác định hiệu lực của các phương pháp phun r
ải ở giai
đoạn lúa làm đòng 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1. Phương pháp nhân ruồi rầy thí nghiệm 38
2.3.2. Phương pháp xác định hiệu lực phòng trừ rầy lưng tr
ắng
trong phòng thí nghiệm 38
2.3.3. Phương pháp xác đ
ịnh hiệu lực các loại thốc phòng trừ rầy
lưng trắng trong nhà lưới 40
2.3.4. Phương pháp xác đ
ịnh hiệu lực của một số loại thuốc
thương phẩm đang được dùng phổ biến để trừ rầy l
ưng
trắng ngoài đồng ruộng 42
2.3.5. Xác định hiệu lực của phương pháp phun r
ải thuốc ở giai
đoạn lúa làm đòng

44

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 45
CHƯƠNG 3

KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
3.1. Xác định hiệu lực của các loại thuốc đối với rầy l
ưng
trắng trong phòng thí nghiệm 46
3.1.1. Thí nghiệm xác định hiệu lực c
ủa một số loại thuốc xử lý
hạt giống trừ rầy lưng trắng trư
ởng thành gây hại trên mạ
5 ngày tuổi 46
3.1.2. Thí nghiệm xác định hiệu lực của một số lo
ại thuốc xử lý
hạt giống trừ rầy lưng trắng trư
ởng thành gây hại trên mạ
10 ngày tuổi 48
3.1.3. Thí nghiệm xác định hiệu lực c
ủa một số loại thuốc xử lý
hạt giống trừ rầy lưng trắng trư
ởng thành gây hại trên mạ
15 ngày tuổi 49
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

vii

3.1.4. Thí nghiệm xác định hi
ệu lực của một số loại thuốc trừ
rầy lưng trắng tuổi 1 -2 50
3.1.5. Thí nghiệm xác đ

ịnh hiệu lực của một số loại thuốc trừ
rầy lưng trắng tuổi 3-4 52
3.1.6. Thí nghiệm xác đ
ịnh hiệu lực của một số loại thuốc trừ
rầy lưng trắng tuổi trưởng thành 53
3.2. Xác định hiệu lực của các loại thuốc đối với rầy l
ưng
trắng trong nhà lưới 55
3.2.1. Thí nghiệm xác đ
ịnh hiệu lực một số loại thuốc xử lý hạt
giống phòng trừ rầy lưng trắng 55
3.2.2. Thí nghiệm xác đ
ịnh hiệu lực một số loại thuốc nội hấp
đối với rầy lưng trắng ở giai đoạn lúa làm đòng 56
3.3. Xác định hiệu lực của các loại thuốc đối với rầy l
ưng
trắng ngoài đồng ruộng 57
3.3.1 Thí nghiệm xác định hiệu lực một số thuốc x
ử lý hạt
giống (vụ đông xuân 2011) 57
3.3.2. Thí nghiệm xác định hiệu lực một số loại thuốc x
ử lý
hạt giống (vụ hè thu 2011) 62
3.4. Xác định hiệu lực của thuốc trừ rầy lưng tr
ắng ngoài
đồng ruộng 64
3.4.1. Thí nghiệm xác đ
ịnh hiệu lực thuốc trừ rầy non ở giai
đoạn lúa làm đòng 64
3.4.2. Thí nghiệm xác định hiệu lực thuốc trừ rầy tuổi 3-4

ở giai
đoạn lúa làm đòng 66
3.4.3. Thí nghiệm xác định hiệu lực thuốc trừ rầy lưng tr
ắng
trưởng thành ở giai đoạn lúa làm đòng 67
3.4.4. Thí nghiệm xác định hiệu lực các phương pháp phun r
ải
của thuốc tiếp xúc Bassa 50EC trừ rầy lưng tr
ắng ở giai
đoạn lúa làm đòng 69
3.4.5. Thí nghiệm xác định hiệu lực các phương pháp phun r
ải
c
ủa thuốc tiếp xúc Bassa 50EC kết hợp với phụ gia trợ
lực Enomil 30L trừ rầy lưng trắng ở giai đo
ạn lúa làm
đòng 69
3.4.6. Diễn biến các loại rầy vào trong 2 vụ lúa chính ở Nghệ An 71
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

viii

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
73
1. Kểt luận 73
2. Đề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Tiếng Anh


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng Tên bảng Trang

Bảng 3.1. Hi
ệu lực của một số loại thuốc xử lý hạt giống trừ rầy
lưng trắng trưởng thành
46
Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của các loại thuốc xử lý hạt giống đến mật đ

rầy non
47
Bảng 3.3. Hi
ệu lực của một số loại thuốc xử lý hạt giống trừ rầy
lưng trắng trưởng thành
48
Bảng 3.4.

Hiệu lực của một số loại thuốc xử lý hạt gi
ống trừ rầy
lưng trắng trưởng thành
49
Bảng 3.5.


Hiệu lực thuốc trừ rầy lưng trắng tuổi 1-2 51
Bảng 3.6.

Hiệu lực thuốc trừ rầy lưng trắng tuổi 3- 4 52
Bảng 3.7. Hiệu lực thuốc trừ rầy lưng trắng trưởng thành 54
Bảng 3.8.

Hiệu lực một số loại thuốc đối với rầy lưng trắng trư
ởng
thành
55
Bảng 3.9. Hiệu lực một số loại thuốc nội hấp trừ rầy lưng trắng 57
Bảng 3.10.

Hiệu lực một số thuốc xử lý hạt giống trừ rầy lưng tr
ắng
di trú vụ đông xuân
60
Bảng 3.11.

Mật dộ rầy lưng trắng qua các kỳ điều tra 62
Bảng 3.12.

Hiệu lực một số thuốc xử lý hạt giống trừ rầy lưng tr
ắng
di trú vụ hè thu
63
Bảng 3.13.


Hiệu lực thuốc trừ rầy lưng trắng tuổi 1-2 65
Bảng 3.14.

Hiệu lực thuốc trừ rầy lưng trắng tuổi 3-4 67
Bảng 3.15

Hiệu lực thuốc trừ rầy lưng trắng trưởng thành 68
Bảng 3.16

Hiệu lực của thuốc tiếp xúc Bassa 50EC 69
Bảng 3.17

Hi
ệu lực thuốc tiếp xúc Bassa 50EC với phụ gia trợ lực
Enomil 30L
70
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

x



DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình
Tên hình Trang

Hình 1: Thả rầy lưng trắng sau gieo 10 ngày 49
Hình 2:

Cháy rầy lưng trắng ở công thức không xử lý hạt giống
49
Hình 3:
Bẫy đèn theo dõi rầy lưng trắng trên đồng ruộng
61
Hình 4:
Xử lý hạt giống Enaldo 40FS
61
Hình 5:
Không xử lý hạt giống
61
Hình 6:
Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên đồng ruộng vụ hè thu
64
Hình 7:
Phun thuốc vào ngọn lúa
71
Hình 8:
Phun thuốc vào gốc lúa
71
Hình 9:
Diễn biến các loại rầy vào đèn vụ đông xuân
72
Hình 10:
Diễn biến các loại rầy vào đèn vụ hè thu
72


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


xi


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chú giải
RLT : Rầy lưng trắng
RN : Rầy non
RTT : Rầy trưởng thành
NSS : Ngày sau sạ
NST : Ngày sau thả
NSP : Ngày sau phun
IRRI :
Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế
(International Rice Research Institute)









Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

xii


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là cây lương thực quan trọng bậc nhất của Việt Nam, với lịch sử phát
triển hàng nghìn năm. Trong sản xuất lúa ngày nay, vấn đề phòng chống dịch hại
lúa trong đó có rầy lưng trắng luôn là công việc rất khó khăn của người nông
dân. Rầy lưng trắng có tên khoa học là Sogatella furcifera Horvath (Homoptera:
Delphacidae) là một loài côn trùng hại phổ biến trên cây lúa ở nhiều nước châu
Á cũng như ở Việt Nam. Rầy lưng trắng (cả trưởng thành và rầy non) đều hút
nhựa cây từ phần thân cây lúa. Chúng nhiều khi phát sinh với mật độ cao, gây
hại nặng cho cây lúa, có thể làm giảm tới 30-40% năng suất hoặc hơn. Ngoài tác
động gây hại trực tiếp cho cây lúa, rầy lưng trắng còn được xác định là môi giới
truyền bệnh vi rút lúa lùn sọc đen phương Nam.
Trong các năm gần đây bệnh lùn sọc đen phương Nam do môi giới
truyền bệnh là rầy lưng trắng đang gây hại rất nghiêm trọng cho các vùng
trồng lúa của các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Quảng Ninh. Năm 2009 bệnh lùn sọc đen phương Nam đã trở thành
dịch trên lúa hè thu và lúa mùa ở 18 tỉnh với diện tích nhiễm bệnh trên 33,8
ngàn ha (trên 4 ngàn ha lúa Hè Thu), trong đó trên 28 ngàn ha nhiễm nặng và
mất trắng (theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, ngày 12 tháng 10 năm
2009). Riêng ở Nghệ An, bệnh đã gây thiệt hại trên 13.500ha, trong đó có
10.500ha bị mất trắng, thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 140 tỷ đồng
(Theo báo cáo của Chi cục Nghệ An 2010).
Hiện trạng này đã và đang có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương
thực của Việt Nam nói chung, khu vực phía Bắc nói riêng.
Để phòng trừ rầy lưng trắng, các nhà khoa học đã khuyến cáo sử dụng
các biện pháp phi hoá học trên ruộng lúa như điều tiết nước hợp lý, sử dụng
động vật (vịt) ăn rầy hay lợi dụng nguồn ký sinh thiên địch tự nhiên. Tuy

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

2

nhiên, những biện pháp này chỉ có hiệu quả khi mật độ rầy thấp. Giải pháp cơ
bản để phòng trừ rầy lưng trắng khi nó phát sinh, phát triển quá ngưỡng gây
hại là sử dụng biện pháp hoá học. Do vậy, việc xác định và lựa chọn được
một bộ thuốc có hiệu quả với rầy lưng trắng vẫn là vấn đề cấp thiết cho các
tỉnh trồng lúa ở Miền Bắc, trong đó có Nghệ An. Xuất phát từ yêu cầu bức
thiết của thực tiễn sản xuất trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ có hiệu quả rầy
lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) hại lúa tại Nghệ An”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Chọn lựa và xác định được phương pháp sử dụng một số thuốc bảo vệ
thực vật có hiệu quả cao đối với rầy lưng trắng.
Đề xuất được các giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng chống
rầy lưng trắng cho hiệu quả cao phù hợp với điều kiện Nghệ An.
2.2. Yêu cầu
Xác định với độ tin cậy cao hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số
thuốc thương phẩm đang được dùng phổ biến trong sản xuất tại địa phương.
Đề xuất bộ thuốc trừ rầy lưng trắng có hiệu quả với các cơ chế tác động
khác nhau.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Về mặt khoa học
Cung cấp dẫn liệu về hiệu lực của các hoạt chất chính đối với rầy lưng trắng.
Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học của các giải pháp phòng chống rầy
lưng trắng hại lúa hiệu quả.
3.2. Về mặt thực tiễn
Lựa chọn và khuyến cáo bộ thuốc trừ rầy lưng trắng có hiệu quả sẽ

giúp nông dân có định hướng sử dụng thuốc trừ rầy lưng trắng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

3

Cung cấp cho nông dân biện pháp phòng chống hiệu quả rầy lưng trắng
hại lúa, bảo vệ cây lúa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Rầy lưng trắng Sogatella furcifera hại cây lúa ở Nghệ An
- Các hoạt chất có khả năng trừ rầy lưng trắng thuộc nhóm Carbamate
(Fenobucarb), nhóm Neonicotinoid (Thiamethoxam, Imidaclopid,
Dinotefuran, Clothianidin…).
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề về tình hình phát sinh
phát triển gây hại của rầy lưng trắng hại cây lúa, đánh giá hiệu lực, chọn lọc
bộ thuốc và biện pháp phòng chống loài sâu hại này bằng biện pháp hoá học.
4.3. Địa điểm nghiên cứu
Xã Nghi Vạn – Nghi Lộc – Nghệ An; Nhà lưới viện Bảo vệ thực vật.
4.4. Thời gian nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài được thực hiện từ tháng 11 năm
2010 đến tháng 10 năm 2011.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu

Trong những năm gần đây rầy lưng trắng là một trong năm loài sâu hại
quan trọng trên lúa ở Việt Nam và các nước trồng lúa trên thế giới. Cả sâu
non và trưởng thành chích hút nhựa cây là nguyên nhân gây ra hiện tượng lá
vàng, giảm tỷ lệ trỗ, cây còi cọc, hạt lép và dẫn đến giảm năng suất. Sự gây
hại của rầy lưng trắng khi cây lúa còn non có thể làm cây héo hoặc chết
(Khus, 1981). Trên đồng ruộng, rầy lưng trắng với mật độ rầy từ 400 đến 500
con/m
2
gây ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và với mật độ cao hơn có thể gây
cháy rầy, mất năng suất đến 100%.
Các kết quả nghiên cứu của Viện BVTV về rầy lưng trắng cho biết:
Trong khoảng 10 năm trở lại đây mật độ và tỷ lệ rầy lưng trắng trên đồng
ruộng có xu thế tăng cao và trội hơn so với rầy nâu đặc biệt trên ruộng gieo
cấy các giống lúa lai có nguồn gốc Trung Quốc. Trong các yếu tố chính có
quan hệ trực tiếp với việc phát sinh dịch rầy lưng trắng thì giống lúa, đặc biệt
là các giống lúa lai có nguồn gốc nhập nội từ Trung Quốc là yếu tố quan
trọng. Thí nghiệm nhân tạo thả rầy trên các giống lúa thuần và lai cho thấy
trên những giống lúa lai, giống lúa nhiễm rầy lưng trắng có mật độ tập trung
nhiều hơn, đặc biệt ở giai đoạn đẻ nhánh. Trên các giống lúa thuần thì số rầy
lưng trắng phát triển từ một cặp trưởng thành chỉ bằng 25-50% so với số rầy
lưng trắng trên giống lúa lai. Vòng đời phát triển của rầy lưng trắng trên lúa
lai cũng có xu hướng ngắn hơn. Do vậy, những vùng có cơ cấu giống lúa lai
nhiều hơn thì khả năng rầy lưng trắng phát triển thành dịch cao hơn.
Trên đồng ruộng, một năm rầy lưng trắng phát sinh 6-7 đợt rầy non
trong đó đợt rầy cuối tháng 4 (vụ Đông xuân) và cuối tháng 8 (vụ mùa) là 2
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

5

đợt có mật độ cao khả năng gây hại lớn. Tỷ lệ rầy lưng trắng thường cao hơn

rầy nâu khi cây lúa còn non và sau đó giảm dần thấp hơn so với rầy nâu. Mùa
vụ càng tập trung càng có nguy cơ bùng phát dịch, đặc biệt nếu có sự hội tụ
với các yếu tố thuận lợi khác như thời tiết, khí hậu, giống lúa,
Trong các yếu tố thời tiết có liên quan đến sự bùng phát dịch, nhiệt độ
cao kết hợp mưa nhẹ và phân bố đều để tạo độ ẩm thích hợp sẽ cho điều kiện
thuận lợi lớn để rầy lưng trắng tăng khả năng sinh sản và hệ số tích luỹ quần thể.
Đây cũng là yếu tố quan trọng làm bùng phát số lượng quần thể rầy lưng trắng.
Ở Việt Nam, rầy lưng trắng không phải là loài sâu hại mới xuất hiện ở
Việt Nam song trước đây thiệt hại do rầy lưng trắng gây ra là nhỏ hơn nhiều
so với rầy nâu, cho nên rầy lưng trắng vẫn được coi là loài sâu hại thứ yếu
trên cây lúa và do đó chưa được nghiên cứu nhiều. Không chỉ gây hại trực
tiếp với cây lúa bằng cách chích hút nhựa cây mà trong vài năm gần đây (đặc
biệt từ năm 2007-2009) rầy lưng trắng còn là Môi giới truyền một loại virut
nguy hiểm cho cây lúa – vivut gây bệnh lùn sọc đen (Rice black-streacked
dwarf virus). Đây là bệnh do virus gây nên và hiện chưa có thuốc hoá học để
phòng trừ có hiệu quả khi cây nhiễm bệnh. Khi đó biện pháp duy nhất là nhổ
bỏ và điều này thường gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Để ngăn chặn sự
gây hại (cả trực tiếp và gián tiếp) của rầy lưng trắng, chúng ta cần phải tìm ra
biện pháp hiệu quả để phòng trừ loài sâu hại này ngay từ khi chúng chưa kịp
gây bệnh cho cây. Muốn làm được điều đó chúng ta cần phải tìm hiểu được
quy luật phát sinh, phát triển, đặc điếm sinh vật học, sinh thái học của chúng
như là cơ sở khoa học quan trọng cho việc tiến hành phòng trừ có hiệu quả
với rầy lưng trắng.
Trong hệ thống các biện pháp quản lý nhóm rầy nói chung và rầy lưng
trắng nói riêng, việc dùng thuốc hoá học là biện pháp phổ biến nhất đang được
áp dụng trên thế giới và Việt Nam. Việc xác định được tình hình phát sinh gây
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

6


hại của rầy lưng trắng, hiệu quả của các loại thuốc và phương pháp sử dụng
chúng sẽ góp phần xác định và đề xuất hệ thống quản lý rầy lưng trắng hiệu quả
và bền vững.
1.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1. Phân loại, phân bố và tác hại của rầy lưng trắng
* Rầy lưng trắng có tên khoa học là Sogatella furcifera được Horvath
mô tả và đặt tên lần đầu tiên vào năm 1899.
Asche và Wilson (1990) cho biết rầy lưng trắng có phân bố rộng rãi ở
các vùng cận Đông, Đông và Tây Thái Bình Dương và Úc [46].
* Tác hại của rầy lưng trắng
Những nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy gần đây có sự di cư sớm của
rầy lưng trắng vào Nhật Bản và sự gia tăng mật độ của các cá thể di cư. Điều
này làm thay đổi sự hiện diện của rầy lưng trắng trên lúa ở Nhật Bản, dẫn đến
xuất hiện một số triệu chứng gây hại mới. Các triệu chứng hại mới của rầy
lưng trắng đã được ghi nhận là bông lúa biến màu nâu, hạt thóc rạn nứt màu
đen, hạt lúa có màu gỉ sắt (Matsumura, 1996b) [31].
Việc đánh giá tác hại của rầy lưng trắng đã được tiến hành tại Nhật Bản
từ những năm 1980 bằng lây nhiễm nhân tạo. Mỗi khóm lúa thả 15 rầy lưng
trắng vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa. Kết quả cho thấy
tỷ lệ tổn thất về năng suất biến động phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của
cây lúa: nếu lây nhiễm rầy lưng trắng khi cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh thì
thiệt hại 11-12% năng suất; nếu lây nhiễm rầy lưng trắng khi cây lúa ở giai
đoạn làm đòng thì thiệt hại 18-37% năng suất; nếu lây nhiễm rầy lưng trắng
khi cây lúa ở giai đoạn trỗ bông thì thiệt hại 17-19% năng suất (Khatri et al.,
1983). Tuy nhiên, theo tính toán của Suenaga (1971), tại Nhật Bản, thiệt hại
năng suất lúa do rầy lưng trắng đã được ghi nhận có khi đạt tới 90% (dẫn theo
Dale, 1994) [14].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

7


Trước đây triệu chứng bị rầy lưng trắng gây hại trải đều trên ruộng lúa
không co cụm thành từng đám, từng vạt như rầy nâu. Hiện nay ở vùng phía
bắc Honshu (Nhật Bản) đã ghi nhận hiện tượng lúa bị cháy rầy lưng trắng
giống như cháy rầy nâu (Matsumura, 1996b) [31].
Ngoài tác hại trực tiếp (chích hút dịch cây), rầy lưng trắng còn là môi
giới truyền bệnh virus lúa lùn sọc đen (Zhou et al.,2008) [56].
1.2.2. Đặc điểm sinh học rầy lưng trắng
Do rầy lưng trắng từ sâu hại thứ cấp trở thành sâu hại quan trọng ở
nhiều nước trồng lúa trên thế giới nên các nghiên cứu về đặc điểm sinh học
của loài này đã được nhiều nhà khoa học của các nước quan tâm nghiên cứu.
Pha trứng: Trứng rầy lưng trắng được đẻ trong mô bẹ lá hoặc gân
chính của lá. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thời gian trứng của
rầy lưng trắng phụ thuộc vào nhiệt và ẩm độ. Tại Ấn Độ, theo Atwal (1967)
thì thời gian trứng của rầy lưng trắng ở Punjab là 3-5 ngày. Theo Misra và
Israel (1968) ở Cuttak thì pha trứng của rầy lưng trắng kéo dài 6 ngày trong
điều kiện nhiệt, ẩm độ tương ứng là 25,3 – 32,7
0
C; 83 – 85%. Theo Catindig
(1993) thì thời gian pha trứng ở Philippines là 8 ngày.
Pha rầy non: Rầy non của rầy lưng trắng trải qua 5 tuổi, ngay sau khi
nở chúng đã có thể chuyển động (chủ yếu là nhảy kể cả khi chỉ bị khua nhẹ)
và gần như ngay sau khi nở chúng đã bắt đầu gây hại cho cây lúa. Theo
Suenaga (1963) thì ở điều kiện nhiệt độ 20
0
C thì thời gian rầy non của rầy
lưng trắng là 17 ngày, ở 25
0
C là 13 ngày và ở 28-30
0

C thì là 12 ngày. Theo
Catindig (1993) và Singh (1989) thì thời gian rầy non kéo dài 14 - 16 ngày.
Pha trưởng thành: Sau khi kết thúc giai đoạn rầy non, rầy lưng trắng
tuổi 5 vũ hoá thành trưởng thành. Rầy lưng trắng trưởng thành thì chỉ có rầy
cái là có 2 dạng hình: cánh ngắn và cánh dài; trưởng thành đực chỉ có 1 dạng
hình duy nhất là dạng hình cánh dài. Trưởng thành rầy lưng trắng có hai dạng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

8

hình cánh: cánh ngắn và cánh dài. Trưởng thành dạng cánh dài có cánh phát
triển hoàn chỉnh, có thể bay xa và di cư rất xa. Trong khi đó, trưởng thành
dạng cánh ngắn có cánh phát triển không hoàn chỉnh, không có khả năng bay
được (Dale, 1996; Matsumura, 1996a, 1996b) [14],[30],[31]. Nói chung, ẩm
độ và nhiệt độ là 2 yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian sống của
trưởng thành rầy lưng trắng cũng như phần lớn các loài côn trùng khác. Theo
Singh (1989) thì ở Ấn Độ, tuổi thọ trung bình của trưởng thành đực và cái rầy
lưng trắng lần lượt là 4,1 và 3,6 ngày (trong điều kiện ngoài đồng ruộng); 9 và
8 ngày (trong điều kiện phòng thí nghiệm). Nhưng theo Catindig (1993) thì
tuổi thọ tương ứng của trưởng thành cái và đực là 6,5 và 6 ngày. Tuỳ theo
từng vùng số lứa của rầy lưng trắng ở mùa vụ lúa và trong năm biến động khá
lớn. Tại Đài Loan mỗi năm trồng 2 vụ lúa, mỗi vụ lúa có 3-4 thế hệ rầy lưng
trắng (Huang et al., 2007) [21].
1.2.3. Đặc điểm sinh thái rầy lưng trắng
* Số lứa rầy lưng trắng và biến động quần thể
Rầy lưng trắng thường có số lượng lớn ở đầu vụ, chúng chỉ thích hợp
với giai đoạn lúa còn non. Theo Samsul (1971), quần thể rầy lưng trắng đạt
cao nhất vào thời kỳ đẻ nhánh (trước khi phân hoá đòng) vào khoảng 8 tuần
sau khi cấy. Đồng thời, mật độ của rầy lưng trắng còn phụ thuộc vào nhiêu
yếu tố khác ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ và ẩm độ. Quần thể rầy lưng

trắng ở vụ mưa cao hơn 6 lần so với vụ khô và nó có nhiều nhất là 3 thế hệ
trong một vụ, còn ở Hirosima (Nhật bản) trong một năm rầy lưng trắng có 2
thế hệ trên lúa và 3 thế hệ trên cỏ hoà thảo (Graminaceous) (Miyake và
Fujiwara, 1962). Thời gian vòng đời trong thời kỳ lạnh hơn (tháng 11 đến
tháng 2 năm sau) của khí hậu cận nhiệt đới có thể kéo dài hơn 2 lần so với
thời gian vòng đời của khí hậu nóng ấm (Ho và Chen, 1968; Ho và Liu,
1969). Ở dưới 8
0
C hoặc trên 35
0
C là ngưỡng nhiệt độ làm ảnh hưởng đến hoạt
động của rầy nâu và rầy lưng trắng (Ho và Liu, 1969).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

9

Theo Misra (1985) ở Prades (Ấn Độ) quần thể rầy lưng trắng có số
lượng cao nhất vào cuối tháng 10 và chúng có tương quan chặt giữa số lượng
quần thể được xác định bằng bẫy đèn và thời gian chiếu sáng (Mishra, 1991)
[33]. Ở Nhật Bản, quần thể rầy lưng trắng đạt đỉnh cao vào thế hệ thứ nhất sau
khi nhập cư và giảm đi vào thế hệ thứ 2 khi trưởng thành di chuyển khỏi đồng
lúa (Kisimoto, 1976; Noda, 1987)[23]. Kuno (1979); Perfect và cộng sự
(1994) đã kết luận mặc dù mật độ nhập cư ban đầu của rầy lưng trắng là cao
hơn nhiều so với rầy nâu nhưng số lượng quần thể rầy lưng trắng sau 3 thế hệ
chỉ tăng lên được 4 lần trong khi quần thể rầy nâu thì tăng lên 8 lần ở mỗi thế
hệ. Loài này có tốc độ tăng trưởng quần thể thấp hơn và hiếm khi đạt tới đủ số
lượng cao trên đồng ruộng để có thể gây nên thiệt hại kinh tế. Mặt khác việc
dự báo mật độ đỉnh cao quần thể từ mật độ nhập cư ban đầu đối với rầy lưng
trắng là rất khó chính xác vì tốc độ sinh sản thấp hơn và hay thay đổi hơn
(Perfect , 1994)[41].

Những nhân tố đóng góp vào việc làm bùng phát số lượng rầy lưng
trắng là việc sử dụng quá nhiều phân đạm, cấy dày, cây lúa được tưới nước
thường xuyên và mật độ ký sinh thấp do sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu (Yein
và Das -1988; Bhathas và Dhaliwal -
1991).
Theo Zhu X.W (1985) ở Yiang (Trung Quốc) thì rầy lưng trắng ưa
thích cây lúa ở giai đoạn còn non. Một năm chúng có thể phát sinh 5 thế hệ
và mật độ đạt đỉnh cao vào thời gian từ giữa đến cuối tháng 7 hàng năm [56].
Còn Theo Samsul (1971) thì quần thể rầy lưng trắng đạt đỉnh cao vào giai
đoạn lúa đẻ nhánh.
Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy sức sinh sản của dạng hình
cánh ngắn của rầy lưng trắng chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường như
là mật độ, dinh dưỡng của cây chủ, chu kì chiếu sáng, và nhất là mật độ rầy
non của chúng (Kisimoto, 1965; Iwanaga và Tojo, 1988; Matsumura,
1994,1996a,b,1997).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

10

* Ký chủ của rầy lưng trắng
Theo Dale (1994), ngoài cây lúa, rầy lưng trắng còn sống trên cây ngô,
kê và một số cỏ thuộc họ hoà thảo [14]. Cỏ lồng vực trong ruộng lúa là một
ký chủ quan trọng của rầy lưng trắng. Rầy lưng trắng hoàn thành vòng đời
bình thường trên cỏ lồng vực (Lei et al., 1984) [25].
* Con đường di trú hàng năm của rầy lưng trắng
Di chuyển là một đặc tính rất quan trọng của rầy lưng trắng và vì vậy
nó được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu.
Perfect và Cook(1982) kết luận: rầy thường cất cánh nhiều nhất (75%)
vào buổi tối và cất cánh theo chu kỳ. Jeffry và Dyck(1983) đã cho biết ở vùng
nhiệt đới các hoạt động bay được tăng cường ở những đêm trăng rằm. Hơn

nữa việc di chuyển hàng loạt có thể phản ánh một thời kỳ sinh sản mà thời kỳ
này có liên quan đến tuần trăng.
Kisimoto (1994) và Noda (1986) đã nhận xét rằng những cá thể rầy
cánh dài bắt được trên biển Đông Trung Quốc di cư vào Nhật Bản là chưa
thuần thục về sinh học. Sự phát triển buồng trứng của con cái cánh dài là
chậm so với cánh ngắn; Con cái cánh ngắn thuần thục sinh dục sớm hơn và
tiến hành giao phối ngay trong ngày hoá trưởng thành (Kisimoto, 1965;
Ohkubo, 1967; Mochida, 1970; Ichikawa, 1979)[23, p304 - 317]. Johnson
(1969) đã miêu tả sự di cư như là một “ hội chứng bay sinh trứng” (oogenesis
fligh syndrom) của quá trình tiền sinh sản của rầy di cư.
Reley và cộng sự (1987) có kết luận rằng mùa khô ở vùng nhiệt đới rầy
nâu và rầy lưng trắng có xảy ra hiện tượng di cư giữa các vụ lúa ở khoảng
cách thay đổi từ 6-30 km vào buổi tối.
Cheng và cộng sự (1979) bằng sử dụng bẫy đèn trên đất liền và trên
biển cùng với thí nghiệm đánh dấu và bắt lại đã kết luận có 5 đợt rầy di cư ở
Trung Quốc từ giữa tháng 4 – đầu tháng 5 với sự lưu hành của gió Nam và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

11

Tây nam, 3 đợt di cư hướng Nam vào giữa, cuối tháng 8 và cuối tháng 10.
Sogawa (1994) đã xác định việc du nhập qua biển Đông của rầy nâu và rầy
lưng trắng vào bán đảo Triều tiên từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 ở đảo Jeju,
giữa tháng 7 ở phía Nam và cuối tháng 7 ở các đảo miền Trung (Sontakke,
1994) [50].
Theo các tác giả thì con đường di cư của rầy lưng trắng ở khu vực Châu
Á có điểm khởi đầu thường là ở miền Bắc của Việt Nam (theo như một số tài
liệu khác thì điểm khởi đầu của con đường di cư của rầy lưng trắng ở khu vực
Châu Á còn có thể là ở miền Trung của Việt Nam, cũng có thể ở tỉnh Hải
Nam của Trung Quốc, Luzon của Philippine) (Kisimoto, 1977; Sontakke,

2008) . Rầy lưng trắng bắt đầu di cư từ miền Bắc Việt Nam vào giai đoạn từ
tháng 4 đến tháng 6. Nơi chúng di cư đến thường là các tỉnh ở phía Nam của
Trung Quốc như các tỉnh Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Nam và
Phúc Kiến. Sau khi đến miền Nam Trung Quốc, rầy lưng trắng nhân lên một
vài thế hệ rồi tiếp tục di cư đến Nhật Bản vào mùa mưa (cuối tháng 6, đầu
tháng 7) khi gió mùa Tây Nam thổi mạnh qua biển Đông Trung Quốc
(Kisimoto, 1977; Sontakke, 2008) [23] [49].
* Các nhân tố ảnh hưởng đến mật độ quần thể
Thời gian gieo cấy càng muộn thì mật độ rầy lưng trắng càng cao và
mật độ quần thể rầy lưng trắng có tương quan thuận với mức độ bón phân
đạm (Kushawaha, 1988)[24].
Theo Saha (1986), sự bùng phát số lượng lớn rầy lưng trắng ở
Assam(Ấn độ) thường kèm theo mưa lớn vào đầu tháng 4, tiếp theo là một
thời kỳ dài có ẩm độ và nhiệt độ cao trong tháng 5. Yein và Das (1988); Bhathas
và Dhaliwal (1991) đã kết luận những nhân tố đóng góp vào việc làm bùng phát
rầy lưng trắng là sử dụng quá nhiều phân đạm, cấy dày, lúa được tưới nước
thường xuyên và mật độ ký sinh thấp do sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

12

Hu và cộng sự (1986) kết luận ở Trung Quốc thiệt hại năng suất lúa rầy
lưng trắng tỷ lệ thuận với mức độ đạm bón và quần thể rầy lưng trắng thích
hợp ở nhiệt độ cao. Mật độ rầy lưng trắng thấp khi thời tiết lạnh và âm u,
trung bình khi trời ấm có mưa và cao khi ấm và khô (Zhu và cộng sự,
1990)[56].
* Khả năng gây hại và ngưỡng thiệt hại của rầy lưng trắng
Naba (1992) nêu rằng rầy chích hút nhựa cây từ giai đoạn đẻ nhánh đến
giai đoạn làm đòng sẽ làm ngăn cản quá trình vươn lóng và làm giảm số hạt
trên bông. Ở các điều kiện thích hợp rầy lưng trắng sẽ sản sinh vài thế hệ và

có thể gây cháy rầy làm chết cây.
Kevin và cộng sự (1994); Wilson và Claridge (1991) đã kết luận trong
số 22 loài rầy thuộc họ Delphacidea xuất hiện trên lúa ở Nam và Đông nam Á
thì chỉ có 2 loại gây hại phổ biến và có ý nghĩa là rầy nâu và rầy lưng trắng
bằng cách hút trực tiếp nhựa cây gây ra triệu chứng cháy rầy. Theo Noda
(1986) ở Shimane (Nhật Bản) khi rầy lưng trắng hại hạt lúa nó làm vỏ trấu có
mầu nâu, một số bị lép. Các thí nghiệm trong phòng đã xác định là việc rầy đã
cắm vòi của nó vào trong đã làm biến mầu ở vỏ trấu.
Về ngưỡng thiệt hại và ngưỡng phòng trừ đối với rầy lưng trắng có
nhiều nhận xét và kết luận khác nhau:
Ở Nhật Bản: Iitomi (1985) đã có nhận xét rằng ở Akita cây lúa có thể
không có thiệt hại đáng kể khi có mật độ rầy lưng trắng đến tận 35 con/khóm
trong suốt giai đoạn sinh trưởng từ đẻ nhánh đến chín hoàn toàn, còn Naba lại
đưa ra ngưỡng kinh tế (thiệt hại 5 % năng suất) trong thời kỳ đẻ nhánh ở
Hirosima là 10-20 con/khóm.
Ở Ấn Độ: dựa trên kết quả của thí nghiệm gây hại nhân tạo với mật độ
rầy từ 15 đến 200 con/khóm, Khatri và cộng sự (1983) đã kết luận ngưỡng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

13

kinh tế là 15 con/khóm và nên trừ ở ngưỡng này ở bất kỳ giai đoạn sinh
trưởng nào của cây lúa.
Ở Trung Quốc: Zhao và cộng sự (1995) đưa ra ngưỡng kinh tế là 7,0-
8,3 con/khóm ở cuối thời kỳ làm đòng và 10,0-12,6 con/khóm ở giai đoạn
ngậm sữa (Sontakke , 1994)[50] còn Ye và cộng sự (1993) lại đưa ra ngưỡng
phòng trừ là 12-16 rầy non/khóm.
Ramaraju và cộng sự(1996) kết luận mật độ quần thể tối thiểu là 25 rầy
trên một cây mới gây giảm đáng kể đến sức khoẻ của cây, chiều cao và trọng
lượng hạt của các giống (Ramaraju,1990)[42]. Như vậy, theo nhiều tác giả,

ngưỡng phòng trừ đối với rầy lưng trắng nằm trong khoảng 10-20 con/khóm.
1.2.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng
* Sử dụng giống lúa kháng rầy lưng trắng
Heinrichs và cộng sự (1985); Romena và cộng sự (1986) nêu rằng
nguồn gen kháng rầy lưng trắng là rất khác nhau ở cả lúa trồng và lúa dại.
Việc đánh giá giống kháng rầy lưng trắng đã được Viện nghiên cứu lúa quốc
tế (IRRI) tiến hành từ năm 1970. Khoảng 5000 giống lúa trồng (Oriza sativa)
đã được đánh giá với rầy lưng trắng. Khoảng một nửa trong tổng số 437 giống
lúa dại được đánh giá là kháng rầy lưng trắng. Ở Ấn Độ, các giống O.
officinalis, O. punctata và O. latifolia có sức kháng cao với rầy lưng trắng
(Velusamy và cộng sự, 1994).
Mishra và Misra (1991) kết luận rầy lưng trắng có định hướng về phía
giống nhiễm TN1 hơn là các giống kháng Pundia trong vòng 24h sau khi thả
và số lượng rầy non tăng đột biến ở các giống nhiễm trong khoảng 24 đến 72h
còn ở các giống kháng thì có sự giảm đột biến (Mishra, 1991)[45].
Ở Ấn Độ và Philippines đã xác định được một số dòng/giống lúa kháng
rầy lưng trắng như N22, NCS2041, ARC11367, PR109, IET6288, RP1801-
35-40-83, RP1800-10-5-8-2, CR333-6-1, CR333-6-2, HKP30 [13], [36].

×