Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.22 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN : KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN
Ở TRẺ MẦM NON
MỤC LỤC
A.

B.

C.

A.

PHẦN MỞ ĐẦU:.......................................................................................
I.
Đặt vấn đề:.......................................................................................
II.
Lý do chọn đề tài.............................................................................
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................
I.
Mục tiêu...........................................................................................
1. Mục tiêu về kiến thức................................................................
2. Mục tiêu về kỹ năng..................................................................
3. Mục tiêu về thái độ....................................................................
II.
Đối tượng giáo dục của chủ đề......................................................
III.
Thông điệp của chủ đề...................................................................
IV.
Phương tiện hỗ trợ.........................................................................
V.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động......................................................
1. Hoạt động trò chơi....................................................................


2. Hoạt động 2: kỹ năng nên nói “không” và kêu cứu .............
3. Hoạt động 3: kỹ năng nhận diện hành vi không an toàn.....
4. Hoạt động 4 : kỹ năng ứng phó khi trẻ bị bắt cóc................
5. Hoạt động 5: dạy trẻ không chơi những nơi nguy hiềm......
VI.
Tổng kết:.......................................................................................
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU:
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong xã hội ngày nay dưới sự phát triển không ngừng của khoa học ky
thuật và kinh tế , con người là những bộ phận phải phấn đấu vì mục tiêu
chung của cá nhân và xã hội đặc biệt con người phải tự làm chủ bản thân
và tự tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình muốn vậy ddiajj
vị kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng và là tiền đề để con
người có thể có được động lực đề phấn đấu và phát huy hết khả năng của


mình nhưng bên cạnh đó xã hội ngày càng phát triển thì sức mạnh của
đồng tiền cũng dần dần chi phối ý thức con người cũng như nhân cách
làm tha hóa một số bộ phận con người . Vì vậy việc hoàn thiện nhân cách
một con người là con người không chỉ có tài mà còn phải có đức .
Nhân cách con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được
nuôi dưỡng bắt đầu từ khi mới sinh ra cho đến khi lớn . Đặc biệt là trên
giai đoạn còn ngồi trên ghế nhà trường . Có thể nói việc xây dựng và phát
triển nhân cách , phẩm chất đạo đức và tri thức cho thế hệ trẻ là một trong
những nhiệm vụ vô cùng quan trọng , cấp thiết . Đây không chỉ là nhiệm
vụ của nhà trường hay bất cứ cá nhân nào mà cần có sự kết hợp giữa đội

ngũ cán bộ quản lý nhà trường với mỗi cá nhân và xã hội . Giáo dục là
một biện pháp giúp các em rè luyện một cách tốt nhất ngay từ khi bắt đầu
ngồi trên ghế nhà trường .Giáo dục không chỉ đơn thuần là những lý
thuyết hay môn học đạo đức trren trường mà còn cần phải giáo dục ky
năng sống cho học sinh đề giúp các em hình thành nhân cách một cách tốt
hơn nữa thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm nhằm hình thành
cho các em những ky năng nhất định trong cuộc sống .Một trong số
những ky năng giúp trẻ trưởng thành và vượt qua những khó khăn trong
cuộc sống ngay từ khi bắt đầu là ky năng tự bảo vệ bản thân. Ky năng này
giúp trẻ rèn luyện bản thân vượt qua cũng như biết cách tự bảo vệ bản
thân .

II.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trẻ mầm non là một trong những độ tuổi trẻ bước đầu bước vào môi
trường học nên còn bỡ ngỡ và rụt rè nên việc trang bị những ky năng và
kiến thức là hết sức cần thiết giúp các em biết cách tự bảo vệ bản thân
mình khi không có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh và hình thành
nhân cách cho trẻ sau này.
Việc dạy ky năng sống không chỉ ở một số bộ phận trẻ em mà áp dụng
đối với tất cả các cấp học , ở mỗi độ tuổi khác nhau thì nên trang bị
những kiến thức ,ky năng khác nhau . Độ tuổi các em mới chập chững


bước vào đời các em còn thiếu những ky năng và chưa biết cách bảo vệ
bản thân mình như thế nào nên việc trang bị cho các em những ky năng
bảo vệ bản thân là rất cần thiết , không chỉ là mối quan tâm của nền giáo
dục mà còn là mối lo của tất cả các phụ huynh và chính các em những thế

hệ tương lai của đất nước .
Nhưng thực tế hiện nay việc các em thụ động, không biết ứng phó trong
những hoàn cảnh nguy cấp ,không biết cách bảo vệ bản thân trước những
tình huống nguy hiểm , tìm kiếm sự giúp đỡ,...để lại những hậu quả vô
cùng nghiêm trọng và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội . Thực tế
khiến cho giáo dục , các nhà tâm lý , đặc biệt là nền giáo dục bậc mầm
non phải suy nghĩ .
B.

PHẦN NỘI DUNG:
I.
MỤC TIÊU :
1. Mục tiêu về kiến thức:
- Nói lên được sự cần thiết trang bị ky năng tự bảo vệ bản thân
- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành
nhân cách con người
- Nói lên được tầm quan trọng khi biết cách ứng xử đúng và
bảo vệ bản thân khỏi những tình huống nguy hiểm
- Nhận thấy được những thiếu sót trong một số bộ phận trong
nền giáo dục ở một số địa phương
- Vận dụng được những kiến thức ky năng trang bị vào cuộc
sống hiện tại và tương lai sau này
2. Mục tiêu về kỹ năng:
- có ky năng xác định được điểm mạnh và giá trị bản thân
- ky năng biết yêu quý bản thân mình hơn
- Rèn luyện ky năng biết xử lý tình huống và ky năng biết ứng
xử khi gặp người lạ
- Ky năng đương đầu với thử thách
- Rèn luyện ky năng quan sát và suy nghĩ cẩn thận tỷ my trong
mọi việc

- Hình thành ky năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
- Có thêm ky năng tự tìm kiếm sự giúp đỡ khi bản thân gặp
nguy hiểm
3. Mục tiêu về thái độ:
- Nâng cao ý thức cho các em về việc tự chủ trong các hành vi
cũng như suy nghĩ của mình
- Rèn luyện thái độ bình tĩnh và biết kiềm chế cảm xúc trong
mọi tình huống
- Nâng cao nhận thức học sinh có cái nhìn tổng quát hơn về
vấn đề gặp phải


-

Có thái độ trách nhiệm hơn với hành vi của mình và chính
bản thân các em

II.

ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ:
- Chủ đề giáo dục ky năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ em mẫu
giáo . cụ thể là trẻ em mẫu giáo trường mẫu giáo Hoa Hồng

III.

THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ ĐỀ:
- Việc dạy cho trẻ ky năng tự bảo vệ bản thân là rất cần thiết
và vô cùng quan trọng giúp hình thành ky năng cần thiết và
có được cách nhìn nhận vấn đề một cách tốt hơn , đặc biệt
hình thành nhân cách và thói quen cho trẻ sau này .Nếu ở

tuổi này trẻ không được rèn luyện ky năng để tựu bảo vệ bản
thân thì sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ,trẻ
sẽ gặp phải những nguy hiểm và nếu không biết cách xử lý
thì dễ sa vào tình trạng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến
trẻ về lâu dài .Nếu không được trang bị ngay từ bây giờ thì
sẽ là một sự lãng phí cũng như thiếu sót đối với ngành giáo
dục trẻ hiện nay đặc biệt ở trẻ mẫu giáo thì lại hết sức cần
thiết trong những bước đầu vào đời

IV.

PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ:
- Giấy , bút chì màu
- Xe đi lại
- Không gian sinh hoạt rộng rãi
- Đồ chơi
- Tranh ảnh liên quan
- Máy chiếu
- Những câu hỏi cần thiết cho các em trả lời

V.

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1:
Hoạt động trò chơi : cáo và thỏ
a. Mục tiêu :
- Rèn luyện cho các em sự nhanh nhạy và tư duy tốt
- Giúp tạo sự đoàn kết trong một tập thể
- Tạo bầu không khí vui vẻ trước khi bắt đầu tiết học
- Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và tính quyết đoán ở

mỗi em
b. Luật chơi :


Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình , thỏ nào chậm sẽ bị
cáo bắt và nếu nhầm hang thì sẽ bị ra ngoài và bị phạt hát
một bài, ai thắng sẽ được nhận kẹo.
c. Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn chọn một trẻ làm cáo ngồi ở cuối lớp ,
số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ ,cứ một trẻ làm thỏ thì
hai trẻ làm chuồng .Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng
tròn .Giáo viên hướng dẫn yêu cầu các con thỏ phải nhớ
đúng chuồng cảu mình .
- Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên
đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.
Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm..” đuổi
bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về
chuồng của mình. Những con thỏ bị váo bắt phải ra ngoài 1
lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.

- Học sinh chơi trò chơi
- Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên hỏi cả lớp :
+ Các em đã từng chơi trò này chưa?
+ Sau khi chơi trò chơi các em cảm thấy như thế nào?
- Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận
d. Kết luận:
- Qua trò chơi các em đã biết được những quy tắc cũng như
luật chơi, biết cách xử lý khi gặp khó khăn ,nâng cao khả
năng tư duy nhanh nhạy và đem lại không khí vui vẻ trong
lớp học .
Hoạt động 2:
Hoạt động dạy ky năng : “con nên nói không” và kêu to khi gặp
nguy hiểm để được giúp đỡ
a. Mục tiêu:
- Dạy cho trẻ nói không để bảo vệ bản thân
- Kêu lên nhờ giúp đỡ khi không an toàn
-

2.


b.
-

-

Nâng cao tinh thần trách nhiệm với chính bản thân mình
Cách tiến hành:
Vở kịch 1
Hai giáo viên đóng vai hai con rối tên bi và bo . đóng vai và

nói chuyện với nhau :
Bi : nếu tớ muốn sờ vào chỗ riêng tư của bạn và bảo bạn
cũng sờ vào tớ thì bạn làm gì?
Bo: (quay sang trẻ nói) tớ sẽ nói không.
Giáo viên: Nào chúng ta cùng thực hành nào , nhìn thẳng
vào mặt Bi nói KHÔNG nào.Giáo viên lần lượt thực hành
với từng học sinh , sau đó hướng dẫn học sinh vỗ tay sau
mỗi lần thực hành .

Vở kịch 2:
Một giáo viên giảng và một giáo viên đóng vai Bo
Giáo viên : nào giờ chúng ta sẽ học một ky năng gọi là kêu
gọi sự giúp đỡ nhé!
Giáo viên : khi gặp tình huống động chạm thì chúng ta kêu
to lên như thế này , đó là tiếng kêu gọi sự giúp đỡ để bảo vệ
chúng ta . Giáo viên làm mẫu kêu to AHHHH sau đó cho
học sinh đứng dậy thực hành đồng thanh kêu to khi giáo viên
ra hiệu bằng tay .
Bo: tiếng kêu an toàn là khi chúng ta bị động cahmj hoặc
khi cảm thấy không an toàn , chúng ta có thể nói KHÔNG
thật to hoặc kêu thật to và tránh xa người đó . Đó là cách
giúp chúng ta được an toàn
- Giáo viên hỏi :
+ Qua tình huống các em nhận ra được điều gì ?
+ Bây giờ các em cảm thấy như thế nào?
+ Qua bài học hôm nay các em nên nói gì khi gặp nguy hiểm
nhỉ?
Hoạt động 3:
Hoạt động : giúp trẻ nhận diện những hành vi không an toàn
a. Mục tiêu :

- Giúp các em nhận diện được nững hành vi không an toàn
- Trang bị để các em phòng tránh các hành vi đó một cách an
toàn
b. Cách tiến hành:
Vở kịch 1:
- Hai giáo viên : một giáo viên ( vừa giảng vừa đóng vai bố )
một giáo viên đóng vai con
-

3.


Bố và con gái xem tivi , sau đó bố rủ con chơi trò tình yêu ,
tay bố động chạm vào các chỗ riêng tư của con, con tỏ vẻ
khó chịu,khó hiểu cả khi bố hứa sẽ mua quà gấu bông cho
con .
- Sau khi kết thúc vở kịch giáo viên hỏi cảm giác của con rồi
con nói dù yêu quý bố nhưng không thích những động chạm
đó .
- Giáo viên nhấn mạnh việc bố yêu cầu con giữ bí mật chứng
tỏ đây là điều không tốt và giải thích đây cũng không phải là
lỗi của trẻ mà là lỗi của bố và trẻ phải nói với mẹ hoặc người
mà trẻ tin tưởng .
Vở kịch 2:
- Hai giáo viên là mẹ và con
- Hai giáo viên đóng cảnh con gái kể lại chuyện cho mẹ nghe
mẹ khen ngợi và âu yếm con , nói rõ cho con hiểu điều con
nói với mẹ là rất tốt và mẹ sẽ bảo vệ con và mẹ cũng nhấn
mạnh hành động của bố là sai và mẹ làm tất cả để bảo vệ con
được an toàn .

- Giáo viên hỏi trẻ là loại động chạm nào trẻ thích nhận( động
chạm yêu thương) và hỏi trẻ nếu có chuyện xảy ra trẻ sẽ nói
với ai ? ai là người trẻ tin tưởng nhất ?
- Giáo viên động viên từng trẻ chia sẽ hoạt động trên
c. Kết luận :
- Giúp trẻ biết cách xử lý khi bị động chạm và xâm hại
- Qua hoạt động giúp trẻ hình thành khả năng tư duy và biết
đâu là người an toàn và đâu là cử chỉ an toàn
- Vì vậy ky năng này giúp trẻ biết cách phòng tránh những
nguy hiểm cho bản thân và nâng cao nhận thức
Hoạt động 4 :
- Ky năng ứng phó cho trẻ khi bị bắt cóc
a. Mục tiêu :
- Giúp trẻ trang bị ky năng kiến thức và hiểu biết khi bị bắt
cóc
- Nâng cao khả năng bảo vệ bản thân trước người xấu
- Biết cách xử lý tình huống và có hành vi để thoát khỏi nguy
hiểm .
- Biết cách nhận biết những người xấu
- Rèn luyện cho trẻ thói quen chú ý quan sát xung quanh và la
lớn nhờ người khác giúp đỡ
b. Cách tiến hành:
- Hai giáo viên : Một giáo viên đóng tên bắt cóc, một giáo
viên đóng vai Hoa học sinh mẫu giáo
-

4.


Hoa đang trên đường đi học thì gặp một người lạ mặt

Người lạ mặt: con đi học về à, con đi theo mẹ nhá
(Hoa : nhìn người lạ mặt và không chịu đi )
Người lạ mặt nắm tay kéo Hoa đi
Hoa : (hét lên) không , cứu cháu với!
Người lạ mặt : mẹ bảo con rồi, sao con đi một mình
Hoa : không cô không phải là mẹ cháu!
Người lạ mặt : mẹ đã bảo con rồi không được la hét nữa, đi
theo mẹ
Hoa :không ! cô không phải là mẹ con, cứu cháu với!
- Sau khi vở kịch kết thúc giáo viên giải thích cho các bạn
biết:
+ khi các con kêu lên thì mọi người sẽ cứu con kịp thời
+ Khi người đó không phải là người thân của con thi con
phải kêu to vì nếu không làm như vậy thì sẽ không ai biết mà
cứu con
c. Kết luận:
- Qua bài học cho ta thấy được tầm quan trọng của ky năng xử
lý khi bị bắt cóc, giúp cho các em rèn luyện thêm ky năng
nhận biết ai là người xấu và rèn luyện cho các em biết cách
nhanh nhẹn xử lý tình huống khi gặp người xấu
5. Hoạt động 5
- Dạy trẻ không chơi ở những nơi nguy hiểm:
a. Mục tiêu :
- Giúp trẻ đề phòng được những nguy hiểm cho bản thân
- Phòng tránh những nguy hiểm gặp phải
- Nâng cao hiểu biết khi trẻ gặp nguy hiểm
- Để trẻ biết được những nơi an toàn và tránh những nơi
không an toàn cho mình
b. Cách tiến hành :
- Tổ chức cho lớp xếp thành vòng tròn

- Cho từng trẻ trả lời câu hỏi:
Theo em những nơi nào là an toàn và những nơi nào là
không an toàn?
Những nguy hiểm gặp phải khi chơi ở những nơi không
nguy hiểm
- Rút ra nhận xét và giải đáp các câu trả lời của các em như
thế nào là đúng và vì sao không đúng.
c. Kết luận:
Qua bài trang bị cho các em những kiến thức về những
nơi nguy hiểm để các em phòng tránh và biết cách xử lý
khi gặp nguy hiểm.
TỔNG KẾT
-

VI.


C.

Giáo viên tóm tắt lại các vấn đề và nội dung các hoạt động
- Những thu hoạch, kinh nghiệm mà các em rút ra thông qua
qua các hoạt động
- Những bài học đã dạy và các em đã tiếp thu được những gì
qua những câu hỏi
- Tổng kết lại những điều cần nhớ :
+ Cần rèn luyện cho các em tính tự đưa ra quyết định và chịu
trách nhiệm trước việc làm của mình
+ Nên nói không với những hành vi xâm phạm và biết cách
tự bảo vệ mình trước những hành vi xâm phạm đó
+ Biết cách kêu cứu khi cần người giúp đỡ và khi các em

gặp nguy hiểm
+ Biết cách nhận diện những hành vi không an toàn và
những hành vi nào là an toàn cho các em
+ Giúp cho các em biết cách ứng phó với những người lạ khi
bị lôi kéo
+ Biết các ky năng kêu cứu nếu bị người xấu dụ dỗ bắt cóc
+ Biết những nơi không nguy hiểm và những nơi gây nguy
hiểm cho bản thân
+ Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và suy nghĩ trước khi
hành động
+ Tầm quan trọng của việc dạy ky năng tự bảo vệ bản thân
cho các em
+ Cần phải có ý thức ,chủ động trong mọi việc chứ không
chờ đợi người khác giúp đỡ
PHẦN KẾT LUẬN:
Ky năng sống là một trong những bộ môn quan trọng và rất cần thiết cho
mọi lứa tuổi học sinh , sinh viên.Việc trang bị những ky năng sống cho
các em ngay từ đầu khi mới bước vào ghế nhà trường là một trong những
vấn đề cần được nhà nước đặc biệt là nền giáo dục nước ta quan tâm và
tạo điều kiện phát triển hơn để đưa ky năng sống phát triển mạnh mẽ cả ở
những nơi có vùng quê hoặc vùng núi .Ky năng sống vừa mang tính cá
nhân vừa mang tính xã hội gợi cho cá nhân các em nhận thức được bản
thân mình ngay từ đầu để có những hành vi đúng đắn , phát huy hết vai
trò của mình trong nhà trường , gia đình và cộng đồng xã hội . Từ đó giúp
các em định hướng và phát huy hết thế mạnh , khả năng của mình vào
học tập cũng như cho xã hội ,ngoài ra nó còn mang tính xã hội là giúp
cho các em hiểu được vai trò của mình trong xã hội , biết được những
kiến thức hiểu biết và vận dụng một cách tốt nhất vào thực tiễn xã hội .



Ky năng sống còn giúp ta biết cách chuyển từ lý thuyết thực tiễn của xã
hội thành những kiến thức và suy nghĩ của riêng mỗi chúng ta ,từ đó có
thái độ khác và hành động hợp lý hơn và mang tính xây dựng nhân cách ,
trang bị thêm những ky năng cần thiết cho bản thân và giúp ích cho xã
hội
Trong cuộc sống chúng ta rất cần thiết trang bị những kiến thức về ky
năng trong cuộc sống . Nhằm định hướng ngay từ đầu cho các em về
những cách ứng phó với khó khăn thử thách , với những nguy hiểm để
các em biết trước và khi gặp nguy hiểm thì không phải lúng túng vì ít ra
trong đầu các em cũng đã được trang bị kiến thức về nguy hiểm đó và có
thể dễ dàng vượt qua và từ đó sống an toàn, khỏe mạnh hơn.
Sự hiểu biết về cuộc sống về con người là hành trang vững chắc giúp con
người đặc biệt là các em những thế hệ tương lai có thể hòa nhập được với
cộng đồng và xã hội và có thể không bỡ ngỡ trước những khó khăn đang
chờ ta trước mắt .
Việc giáo dục ky năng trong nhà trường đã và đang dần dần được các
trường , các địa phương quan tâm không chỉ về phía nhà trường không
mà còn cần có sự phối hợp giữa cá nhân học sinh với nhà trường và với
các bậc phụ huynh, là nhiệm vụ hàng đầu rất cần thiết cần sự chung tay
góp sức của tất cả mọi người để tương lai đất nước ngày càng phát triển
hơn .
Một trong những ky năng quan trọng cần trang bị cho các em ngay từ nhỏ
là ky năng tự bảo vệ bản thân trước những tình huống khó khăn trong
cuộc sống. Việc trang bị cho các em tất cả những ky năng là một quá
trình dài và cần được các nhà giáo dục quan tâm và phối hợp một cách có
hiệu quả giữa nhà trường với gai đình và xã hội.
Ky năng tự bảo vệ bản thân không chỉ đơn giản là những hành động bảo
vệ các em vượt qua những khó khăn ở hiện tại mà còn ảnh hưởng đến
nhân cách , hình thành cho các em những thói quen , nhận thức về thế
giới bên ngoài và là hành trang để các em vững bước vào đời.

PHỤ LỤC
Câu hỏi sau quá trình thực hành:
1. Qua trò chơi “ cáo và thỏ “ các em muốn làm con gì hơn?
a. Rùa
b. Thỏ
2. Các em thấy trò chơi có vui không?
a. Vui
b. Không
3. Con tin tưởng ai trong nhà nhất?
a. Bố


Mẹ
Người khác
4. Nên nói gì khi bị người lạ sờ vào chỗ riêng tư, nhạy cảm?
a. Không
b. Có
5. Khi gặp nguy hiểm em nên làm gì?
a. Kêu cứu
b. Im lặng
6. Hành vi nào là hành vi không an toàn?
a. Khi bạn động chạm sờ mó vào bộ phận cơ thể của mình
b. Khi mẹ vuốt ve, âu yếm
7. Khi bị người lạ bắt cóc em nên làm gì?
a. La lớn để mọi người giúp đỡ
b. Im lặng và đi theo
8. Có nên đi cùng với người lạ?
a. Không
b. Nên
9. Những nơi nào em cho là nguy hiểm và không được chơi ở đó?

a. Sông
b. Hàng rào
c. Ngoài đường
d. Trong nhà
10. Hôm nay em đã học được những ky năng nào?
a. Nói không với những hành vi xâm hại
b. Chơi trò chơi
c. Nhận diện những hành vi không an toàn
d. Cách phòng tránh khi gặp kẻ xấu
e. Ky năng nhận biết được những nơi an toàn
f. Tất cả những ky năng trên
b.
c.

Phiếu khảo sát :
Câu hỏi
Đáp án

1

HÌNH ẢNH

2

3

4

5


6

7

8

9

10


Tr

ang



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.
9.

Lê thị duyên(2013) Đề Cương Bài Giảng Giáo Dục Ky Năng Sống. Khoa

Tâm Lý Giáo Dục Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Nguyễn Công Khanh (2012) Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Sống, Ky
Năng sống . NXB Đại Học Sư Phạm
.l=http%3A%2F%2Fgiadinhvatreem.vn
%2FVi-tre-em%2F8-ky-nang-co-ban-tu-bao-ve-ban-than-bo-me-day-concang-som-cang-tot
/> /> /> /> /> />



×