Tải bản đầy đủ (.ppt) (173 trang)

Xây dựng giáo trình điện tử ‘‘sử dụng và sửa chữa ôtô’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 173 trang )

Trường đại học sư phạm kĩ thuật Hưng yên
khoa cơ khí động lực
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI: Xây dựng giáo trình điện tử ‘‘sử dụng và sửa chữa ôtô’’
Tín chỉ 1
Sinh viên thực hiện:Chu Đức Anh
Giáo viên hướng dẫn: KS. Luyện Văn Hiếu
KS. Lê Đình Việt


Sử dụng và sửa chữa ôtô
(Automobile usage and repair)
Tín chỉ 1
Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Chương 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG, SỬA
CHỮA Ô TÔ
Chương 3 THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.Độ tin cậy trong khai thác và sử dụng ôtô
1.1.1.Các yếu tố làm giảm độ tin cậy trong quá trình khai thác
ôtô
1.1.2. Quy luật biến đổi độ tin cậy theo thời gian sử dụng ôtô
1.2. Các khái niệm và định nghĩa trong chẩn đoán trạng thái kỹ
thuật
1.2.1. Các định nghĩa cơ bản.
1.2.2. Khái niệm về thông số kết cấu và thông số chẩn đoán.
1.3. Các yêu cầu khi chọn thông số chẩn đoán.
1.4. Phân loại các thông số chẩn đoán
1.5. Một số quy ước và ký hiệu dùng trong bảo dưỡng, sửa chữa


ôtô


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.Độ tin cậy trong khai thác và sử dụng ôtô
1.1.1.Các yếu tố làm giảm độ tin cậy trong quá trình
khai thác ôtô
- Chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo, lắp ghép
- Điều kiện sử dụng
- Sự mài mòn vật liệu
- Sự xuất hiện các vết nứt nhỏ
- Sự hư hỏng kết cấu chi tiết
- Sự lão hoá vật liệu trong môi trường kết cấu
hoạt động


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.2. Quy luật biến đổi độ tin cậy theo thời gian sử dụng ôtô
- Độ tin cậy là một trong các đặc trưng quan trọng nhất về chất
lượng máy và chi tiết máy nói chung và ôtô nói riêng.
- Để nghiên cứu về độ tin cậy của ôtô thông thường người ta tìm
hiểu quy luật biến đổi độ tin cậy, quy luật này được thể hiện thông
qua chỉ tiêu của độ tin cậy là Xác suất làm việc không hỏng R(t)
hoặc cường độ hư hỏng l (t).
1.1.2.1. Độ tin cậy và cường độ hư hỏng của ôtô
khi không sửa chữa lớn.



Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
R(t)
1.0
0.8
0.5

0
a

b

c
Sè chu kú lµm viÖc

λ(t)

0

Hµnh tr×nh lµm viÖc

Hình 1.1. Quy luật của xác suất hư
hỏng và cường độ hư hỏng

Giaiđoạn
đoạnII(b):
I(a): tình
do
Giai
nguyên
trạng

củanhân
máy công
móc sau
Giai
đoạn
III(c):Số
nghệràchế
tạogọi
lắplàráp,
chạy
được
hư hỏng tăng dần
hỏng
hóc
xảykỳ
ra này
nhiều
tốt
nhất.
Thời
do những
nguyên
ngaygọi
sau khi
bước
vào
được
thời
kỳ
nhân là

không
thểlàm
tránh
hoạyổn
động, sau
đó
việc
hành
khỏiđịnh
nhưvà
các
bề
giảmlàm
dần việc
đến cuối
thời
trình
Mặt ma
sáttrung
bị mòn,
kỳ chạy
rà.Hành
trình
bình
với
ôtô
được
chế
vật liệu bị lão hoá,
làmtốtviệc

nàyứng
nằmtrong
trong
tạo
cáctương
thiết bị
phá hỏng
3 3
khoảngb=(100
a = (5 ÷10)10
khoảng
÷300)10
do mỏi ...
km
km


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.2.2. Cường độ hư hỏng và số lần sửa chữa lớn
Khoảng hành trình đến sủa chữa lớn lần thứ nhất (L) được tính
theo chỉ tiêu không hỏng, là khoảng hành trình xe chạy đến khi độ
tin cậy giảm xuống bằng 0,9. Sau sửa chữa lớn thì độ tin cậy lại trở
lại xấp xỉ bằng1, tuy nhiên lúc này do tần suất hư hỏng tăng lên
(2÷3) lần nên khoảng hành trình sửa chữa lớn lần tiếp theo sẽ
giảm. Hành trình sử dụng đến lần sửa chữa lớn tiếp theo nằm trong
khoảng từ (0,78 ÷0,88)L.
1.1.2.3. Độ tin cậy và hành trình sử dụng của ôtô
khi sửa chữa lớn hai lần



Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
R(t)
1.0
0.9
0.5

0

S1

S2=(0,78÷0.88) S1

S3=(0,78÷0.88) S2

Hình 1.2. Sự suy giảm độ tin cậy của ôtô qua 2 lần sửa chữa
Hành trình làm việc của ôtô đến kỳ sửa chữa lớn lần 1 là S1, hành
trình đến kỳ sửa chữa lớn lần 2 là S2, hành trình đến kỳ sửa chữa lớn
lần cuối là S3, hệ số thời gian được lấy theo tần suất hư hỏng và tính
toán bằng giá trị (0,78 ÷0,88) hành trình làm việc trước đó.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.2.4 Tuổi thọ của các cụm chi tiết, tổng thành
Ở những ô tô hiện nay, nếu xét theo điều kiện làm việc hoàn thiện
của các cụm tổng thành, thì cụm động cơ có thời gian sử dụng tới
kỳ sửa chữa lớn ngắn nhất. Vì vậy thường khoảng hành trình sử
dụng đến kỳ sửa chữa lớn đầu tiên của ô tô bị giới hạn bởi thời gian
động cơ bị mài mòn. Đánh giá độ bền lâu của ô tô và cụm tổng
thành theo hành trình sử dụng đến sửa chữa lớn bằng các thí nghiệm
trên bãi thử.



Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2. Các khái niệm và định nghĩa trong chẩn đoán trạng thái kỹ
thuật
1.2.1. Các định nghĩa cơ bản.
Khoa học chẩn đoán là một môn khoa học nghiên cứu về phương
pháp và công cụ xác định trạng thái kỹ thuật của đối tượng chẩn đoán.
Các định nghĩa cơ bản: trong sử dụng, độ tin cậy làm việc của ôtô
luôn suy giảm, mức độ suy giảm độ tin cậy chung của ôtô phụ thuộc
vào độ tin cậy của các hệ thống và chi tiết, bởi vậy để duy trì độ tin
cậy chung cần thiết phải tác động kỹ thuật vào đối tượng.
Để xác định tình trạng kỹ thuật có thể tiến hành bằng nhiều cách
khác nhau:
Phương thức thứ nhất Xác định tình trạng kỹ thuật trực tiếp
Phương thức thứ hai Chẩn đoán kỹ thuật.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Kết luận:
Chẩn đoán kỹ thuật ôtô là một loại hình tác động kỹ thuật vào quá
trình khai thác sử dụng ôtô nhằm đảm bảo cho ôtô hoạt động có độ
tin cậy, an toàn hiệu quả cao bằng cách phát hiện và dự báo kịp thời
các hư hỏng và tình trạng kỹ thuật hiện tại mà không cần phải tháo
rời ôtô hay tổng thành máy của ôtô.
Hệ thống chẩn đoán là hệ thống tổ chức được tạo nên bởi công cụ
chẩn đoán và đối tượng chẩn đoán với mục đích xác định tình trạng
kỹ thuật của đối tượng chẩn đoán. Qua việc xác định trạng thái kỹ
thuật có thể đánh giá chất lượng hiện trạng, những sự cố đã xảy ra
và khả năng sử dụng trong tương lai.

Công cụ chẩn đoán là tập hợp các trang bị kỹ thuật,phương pháp
và trình tự để tiến hành đo đạc, phân tích và đánh giá tình trạng kỹ
thuật.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Đối tượng chẩn đoán là đối tượng áp dụng chẩn đoán kỹ thuật. Đối
tượng chẩn đoán có thể là một cơ cấu, tập hợp các cơ cấu, hay toàn bộ
hệ thống phức hợp.
Tình trạng kỹ thuật của đối tượng là tập hợp các đặc tính bênTrong
tại một thời điểm, tình trạng kỹ thuật biểu thị khả năng thực hiện chức
năng yêu cầu của đối tượng trong điều kiện sử dụng xác định.
1.2.2. Khái niệm về thông số kết cấu và thông số chẩn đoán.
a. Khái niệm về thông số kết cấu.
Số lượng các tổng thành, các hệ thống, các khâu và từng chi tiết
trong ôtô rất lớn. Chúng được chế tạo theo các bản vẽ có kích thước và
dung sai quy định, có các yêu cầu cụ thể. Tất cả các chi tiết lắp thành
nhóm, cụm các khâu, tổng thành, toàn bộ ôtô, được gọi là kết cấu.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
-Kết cấu được đánh giá bằng các thông số kết cấu và tại một thời
điểm nhất định được gọi là thông số trạng thái kỹ thuật của kết cấu.
Các thông số kết cấu biểu thị bằng các đại lượng vật lý, có thể xác
định được giá trị của chúng như: kích thước(độ dài, diện tích, thể
tích); cơ (lực, áp suất, tần số, biên độ); nhiệt (độ, ca lo)... Các thông số
này tồn tại cả khi ô tô hoạt động hay ôtô không hoạt động.
Các giá trị đặc trưng trong các giai đoạn làm việc của thông số
kết cấu là:
-Giá trị ban đầu Ho của thông số kết cấu: đã được tính toán theo

yêu cầu kỹ thuật do nhà chế tạo quy định, thường ghi trong bản vẽ
hoặc trong các tài liệu hướng dẫn.
-Giá trị cho phép Hcp của thông số kết cấu: là ranh giới xuất hiện
hư hỏng, máy bắt đầu trục trặc, các tính năng sử dụng bắt đầu giảm,
nhưng vẫn còn khả năng làm việc.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
-Giá trị giới hạn Hgh của thông số kết cấu: là giới hạn mà đối
tượng mất hoàn toàn khả năng làm việc, không thể hoàn thành chức
năng tối thiểu quy định. Nêu tiếp tục sử dụng thì có thể xảy ra các hư
hỏng lớn có ảnh hưởng tới toàn bộ đối tượng vì vậy phải lập tức đình
chỉ sử dụng, hay nói cách khác đối tượng đã hết tuổi thọ khai thác.
b.Khái niệm về thông số chẩn đoán:
-Thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu: Thông số biểu hiện
trạng thái của kết cấu là các thông số biểu thị các quá trình lý hoá,
phản ánh tình trạng kỹ thuật bên trong của đối tượng khảo sát. Các
thông số này con người hay thiết bị có thể nhận biết được và chỉ xuất
hiện khi đối tượng khảo sát hoạt động hay ngay sau khi vừa hoạt
động.
+Các thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu đặc trưng cho đối
tượng khảo sát có thể đo được trên ôtô.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
+Các thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu luôn luôn phụ thuộc
vào tình trạng kết cấu và thay đổi theo sự thay đổi của kết cấu. Ví dụ
như: sự tăng khe hở trong mối lắp trục và ổ đỡ của động cơ sẽ làm
giảm áp suất dầu trong hệ thống dầu bôi trơn cưỡng bức, làm tăng va
đập, độ ồn, độ rung cụm tổng thành động cơ...

+Một thông số kết cấu có thể biểu hiện trạng thái của ra nhiều thông
số biểu hiện trạng thái của kết cấu và ngược lại một thông số biểu
hiện trạng thái của kết cấu có thể biểu diễn nhiều thông số kết cấu
bên trong.Các quan hệ này đan xem phức tạp.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Bảng: Ví dụ phân biệt thông số kết cấu và thông số biểu hiện trạng
thái của kết cấu
Thông số kết cấu

Thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu

Tăng khe hở pittông, xylanh, vòng gioăng áp suất chân không sau cổ hút giảm
Tăng khe hở bạc trục và cổ trục chính

áp suất dầu bôi trơn giảm

Mòn đĩa ma sát

Hành trình tự do bàn đạp ly hợp giảm

Mòn trục chữ thập các đăng

Có tiếng kêu các đăng khi thay đổi tốc độ
động cơ

Giảm nồng độ dung dịch điện phân

Điện áp của bình điện giảm


Mòn cơ cấu phanh

Quãng đường phanh tăng

Sai độ chụm bánh xe

Xe không chạy thẳng, mòn lốp xe

Mòn cơ cấu lái

Góc quay tự do vành lái lớn

Thiếu dầu trong giảm chấn

Va đập cứng của cầu và khung xe tăng


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Thông số chẩn đoán
+Trong quá trình chẩn đoán chúng ta cần các thông số biểu hiện
trạng thái của kết cấu, để xác định tình trạng,trạng thái kết cấu bên
trong. Vì vậy thông số chẩn đoán là thông số biểu hiện trạng thái của
kết cấu được chọn trong quá trình chẩn đoán.
+Trong khi tiến hành chẩn đoán xác định tình trạng của một kết cấu
có thể chỉ dùng một thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu, song
trong nhiều trường hợp cần chọn thêm nhiều thông số khác để có thêm
cơ sở suy luận.
+Khi lựa chọn đúng các thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu
được dùng làm thông số chẩn đoán sẽ cho phép dễ dàng phân tích và

quyết định trạng thái kỹ thuật của tượng chẩn đoán.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. Các yêu cầu khi chọn thông số chẩn đoán.
Các thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu được dùng làm thông
số chẩn đoán là những thông số thoả mãn những yêu cầu sau:
1.3.1. Đảm bảo tính hiệu quả :
Cho phép ta có thể căn cứ vào thông số đó để chẩn đoán được
tình trạng kỹ thuật của đối tượng chẩn đoán. Chẳng hạn công suất
động cơ đo được trên bệ đo công suất bánh xe đánh giá chất lượng
của toàn bộ động cơ khi làm việc.
1.3.2. Đảm bảo tính đơn trị:
Mối quan hệ của thông số kết cấu và thông số chẩn đoán là các
hàm đơn trị trong khoảng đo, tức là trong khoảng xác định thì ứng
với mỗi trị số của thông số kết cấu chỉ có một trị số của thông số
chẩn đoán hay ngược lại.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3.3. Đảm bảo tính nhạy.
Tính nhạy của thông tin trong quan hệ thông số kết cấu H và thông
số chẩn đoán C đảm bảo khả năng phân biệt sự biến đổi tương ứng
giữa thông số chẩn đoán theo sự biến đổi của thông số kết cấu tương
ứng.
1.3.4. Đảm bảo tính ổn định :
Tính ổn định được đánh giá bằng sự phân bố giá trị của thông số
chẩn đoán C khi đo nhiều lần, trên nhiều đối tượng đồng dạng, sự biến
động các giá trị biểu hiện trạng thái của quy luật giữa thông số kết cấu
và thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu có độ lệch quân phương

phải nhỏ.
1.3.5. Đảm bảo tính thông tin.
Các thông số chẩn đoán cần phải thể hiện rõ hiện tượng và trạng
thái kỹ thuật, do vậy thông tin phản ánh được rõ nét khi mật độ phân
bố của các trạng thai kỹ thuật càng tách biệt.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3.6.Đảm bảo tính công nghệ :
Các thông số chẩn đoán cần được chọn sao cho thuận lợi cho việc
đo, khả năng có thiết bị đo, quy trình đo đơn giản giá thành đo nhỏ…
Đây là một yếu tố luôn thay đổi tuỳ thuộc các tiến bộ trong khoa học
kỹ thuật đo lường. Ngày nay do có nhiều thiết bị tiên tiến, nên quá
trính đo và công nghệ đo thuận lợi hơn nhiều, tạo điều kiện tự động
hoá trong chẩn đoán kỹ thuật. Yếu tố này ảnh hưởng đến giá thành của
quá trình đo, do vậy khi đảm bảo tính công nghệ còn có nghĩa là đảm
bảo tính kinh tế.
Lựa chọn các thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu chẩn đoán
cần xem xét kỹ các tính chất này. Khi lựa chọn đúng thông số chẩn
đoán cho phép dễ dàng phân tích và quyết định trạng thái kỹ thuật của
đối tượng chẩn đoán


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. Phân loại các thông số chẩn đoán
Các thông số chẩn đoán có những đặc điểm riêng biệt, tuỳ thuộc
vào khả năng quyết định trạng thái kỹ thuật của nó đến đối tượng
chẩn đoán có thể chia ra:
a. Phân loại theo tính chất quan hệ thông tin:
+)Các thông số độc lập: là những thông số có thể chỉ ra hư hỏng

hay mức độ trạng thái kỹ thuật cụ thể nào đó của đối tượng chẩn
đoán
+)Các thông số có tính phụ thuộc là những thông số mà khi xếp
riêng rẽ không đủ chỉ ra hư hỏng hay mức độ trạng thái kỹ thuật cụ
thể nào đó của đối tượng chẩn đoán, mà phải tổ hợp cùng các thông
số khác
b. Phân loại theo hiệu quả hiệu quả của thông tin từ thông số
chẩn đoán:


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
+) Các thông số chẩn đoán riêng là các thông số chỉ ra tình trạng
kỹ thuật riêng của cụm, bộ phận hay phần tử kết cấu. Các thông số
này chỉ cho phép đánh giá chất lượng phần tử khảo mà không nói
lên tình trạng tổng thể
+) Các thông số chẩn đoán chung là các thông số chỉ ra tình trạng
kỹ thuật chung của cụm, bộ phận hay toàn bộ kết cấu
Trong thực tế, khi đánh giá toàn bộ ôtô cần phải xem xét qua
thông số chẩn đoán chung, khi sửa chữa bảo dưỡng dùng chủ yếu là
các thông số chẩn đoán riêng cho cụm,bộ phận hay phần tử, các
thông số chẩn đoán chung được coi là để tham khảo. Sự phân loại
này có ý nghĩa rõ nét trong chẩn đoán như khi cần thiết xây dựng
các thiết bị, quy trình chẩn đoán.


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
c) Phân loại theo tác dụng của thông số chẩn đoán
+)Các thông số chính là các thông số chịu trách nhiệm chính đánh
giá chất lượng, khi đánh giá cần thiết không thể thiếu được, trong
chẩn đoán có thể nói là thông số có trọng số lớn.

+)Các thông số tham khảo là các thông số không biểu thị chính xác
cho mục đích đánh giá chất lượng, song nó có thể giúp cho việc định
hướng chẩn đoán.
d) Phân loại theo dạng thông tin thu được
+) Thông số chẩn đoán trạng thái dạng rõ là các thông số có thể
biểu thị bằng kết quả cụ thể (biểu thị bằng con số, giá trị)
+) Thông số chẩn đoán trạng thái dạng mờ là các thông số không
biểu thị bằng kết quả cụ thể, mà cho ta ở dạng khoảng, vùng nào đó
bằng dạng ngôn ngữ. Các thông số này thu được do cảm nhận hay
đo trên các thiết bị theo các mức độ khác nhau


Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.5 Một số quy ước và ký hiệu dùng trong bảo dưỡng, sửa chữa ôtô

1
Đây là ký hiệu lực xiết, mô men xiết của bulông, đai ốc
2
3

Đây là ký hiệu không dùng lại chi tiết.
Đây là ký hiệu phải bôi keo cho bề mặt cần lắp ghép .


5

Đây là ký hiệu quan sát đầu búi dây khi kiểm tra.

6


Đây là ký hiệu quan sát đầu chân giắc khi kiểm tra.

7

Đây là ký hiệu không kết nối búi dây với chân giắc khi kiểm tra.

8

Đây là ký hiệu kết nối búi dây với chân giắc cắm khi kiểm tra.


×