Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG DTM khai thac da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.21 KB, 168 trang )

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dứ án
Ðá là các loại khoáng sản có sẵn trong tự nhiên, nằm ở trên bề mặt trái đất
hoặc lòng đất, là một trong những loại tài nguyên được khai thác, chế biến và sử
dụng cho mục tiêu kinh tế khác nhau như: làm vật liệu xây dựng, gạch, ngói, vật liệu
làm gốm sứ...
Hoạt động khai thác, chế biến đá là một nhu cầu cần thiết và có hiệu quả kinh
tế cao. Tuy nhiên đặc thù của loại hình hoạt động sản xuất này cũng có nhiều tiềm
năng gây ô nhiễm, suy thoái cho hầu hết các thành phần môi trường đặc biệt là cảnh
quan. Các tác động này diễn ra suốt cả quá trình hoạt động của dự án từ giai đoạn
thăm dò, khai thác cho đến giai đoạn đóng cửa mỏ.
Theo quy định tại Ðiều 18 Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội Nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Nghị định
175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về "Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi
trường" thì các dự án khai thác đá trước khi tiến hành khai thác cần phải lập Báo cáo
đánh giá tác động môi trường (ÐTM) trình nộp cho các Cơ quan Quản lý Nhà nước
về Bảo vệ môi trường để thẩm định.
Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường của dự án và làm cơ sở trình
các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt cấp Giấy phép khai thác , Công ty
TNHH … đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường “ Dự án khai thác
đá vật liệu xây dựng”
Mục đích thành lập của Báo cáo ĐTM:

-

Trên cơ sở các biện pháp, công suất khai thác của dự án đầu tư khai thác, cơ sở
hiện trạng môi trường nền của khu mỏ, Báo cáo sẽ dự báo và đánh giá các tác động
môi trường tiềm tàng chính của dự án lên môi trường xung quanh.
Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà dự án gây


ra cho môi trường trong khu vực.
Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường, xử lý một cách
hợp lý mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của
khu vực dự án nói riêng, cũng như trong khu vực.
Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường cảnh quan khu mỏ
sau khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ.
Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh … là cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM
của dự án và trình UBND tỉnh … phê duyệt.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường (ĐTM)
2.1.

Căn cứ pháp luật

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010

1
1


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18/4/2011 về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi

trường;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường;
-Nghị định số 26/2010/NĐ-CP thay thế nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 82/2009/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản; Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/04/2011 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông Tư 03/2007/TT-BCN ngày 18/6/2007 v/v hướng dẫn lập, thẩm định và phê
duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường về việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 28/12/2006 của Bộ tài nguyên và Môi
trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 31/12/2008 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 71/2008/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/05/2008 về ký
quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá mỏ lộ thiên (QCVN 04:
2009/ BCT);

- Công văn của UBND tỉnh… số … cho phép Công ty Xây dựng và Sản xuất VLXD
… lập thủ tục thăm dò phần sâu đến mức -60 m tại mỏ đá xây dựng …, phường….,
Tp….


2
2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Các văn bản pháp luật liên quan

2.2.

Quy chuẩn Môi Trường Việt Nam bắt buộc áp dụng



QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;



QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;



QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;



QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh;




QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh;



QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;



QCVN 26-2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;



QCVN 27-2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

2.3.

Tài liệu, dữ liệu tham khảo

Tài liệu trong nước


Các số liệu được điều tra (nước và không khí) ban đầu, các số liệu vị trí địa lý, tình
hình kinh tế xã hội hiện tại của khu vực;



Trần Ngọc Chấn – Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoa Học & Kỹ Thuật
Hà Nội, 2000;




Trịnh Xuân Lai – Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng Hà
Nội, 2000;



PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên, Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, Nhà
xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2003;



PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên, Công nghệ xử lý khí thải, Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật, 2003;



PGS.TS Nguyễn Việt Anh – Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến, NXBXD Hà Nội, 2007.
Tài liệu nước ngoài



WB. Guidelines for New Power Plant, 01.1999



Lê Trình. Environmental Impact Assessment for Energy Development in Vietnam,
prepared for World Bank, 1997




Economopolous A.P., Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution,
Vol.1+2, WHO, Geneva, 1993.



Aveirala S.J. Wasterwater Treatment for Pollution Control, Tata McGraw Hill, New
Pehli, 1985



Mason C.F. Biology of Fresh Water Pollution, 2nd Edition Longman Scientific &
Technical, 1991.
Các tài liệu trên được Viện CN&KHQL Môi trường – tài nguyên thu thập, bảo đảm
tính khách quan và chính xác 100%.
3
3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Cơ sở dữ liệu để lập báo cáo


Dự án đầu tư khai thác mỏ vật liệu xây dựng và đất san lấp tại núi ….;



Thiết kế cơ sở Dự án khai thác mỏ vật liệu xây dựng và đất san lấp tại núi …




Qui hoạch phát triển ngành công nghiệp khai khoáng sản tỉnh …;



Các tài liệu điều tra về xã hội, kinh tế xã hội trong khu vực dự án;



Các số liệu điều tra, đo đạc thực tế tại hiện trường khu vực dự án.

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường của Dự án khai thác mỏ
vật liệu xây dựng và đất san lấp tại núi …:
(1). Phương pháp thống kê
Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu
vực khai thác mỏ.
(2). Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu mỏ
và khu vực xung quanh.
(3). Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập
Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án theo các hệ số ô
nhiễm của WHO.
(4). Phương pháp so sánh
Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn môi trường Việt Nam.
(5). Phương pháp lập bảng liệt kê
Phương pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các
tác động môi trường.
(6). Phương pháp tham vấn cộng đồng
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo địa phương tại nơi

thực hiện dự án.

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án khai thác đá vật liệu xây dựng”
được
Đại diện của tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
• .

Trong quá trình thực hiện, Chủ dự án đã phối hợp và nhận được sự giúp đỡ của các
cơ quan chức năng sau:
-Sở TNMT tỉnh…………………
4
4


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
-Phòng TNMT huyện…………..
-UBND, UBMTTQ thị trấn…….

5
5


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lââp báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án được trình bày trong bảng sau:

STT

Thành phần tham gia


Chức vụ/Học vị

Chuyên ngành đào

Đơn vị chủ đầu tư
1
2
Đơn vị tư vấn môi trường
3
4
5
6
7
8
9
10
11

6
6

tạo

Cơ quan


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1 Tên dự án
− Tên dự án

: ……..
1.2 Chủ dự án

− Tên công ty : …….
− Địa chỉ
− Điện thoại

: …….
: …….

− Người đại diện

Fax: …………
: …….

Chức vụ: ………….

1.3 Vị trí dự án
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án

1

Mục tiêu của dự án

− Khai thác vật liệu đá xây dựng và đất san lấp để phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
− Khai thác, chế biến mỏ đá xây dựng và đất san lấp núi với công suất 250.000 m 3 đá
nguyên khai/năm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tăng lên trong thời gian tới trên địa

bàn trong và ngoài tỉnh.

1.4.1 Khối lượng và quy mô các hạng mục
1. Biên giới mỏ
Biên giới khai trường khai thác của dự án có diện tích 14,7 ha. Biên giới trường khai
thác có các thông số:

• Chiều dài lớn nhất đáy moong
: 600 m
• Chiều rộng lớn nhất đáy moong : 300 m
• Cote cao đáy khai trường
:0m
2. Hiện trạng trữ lượng đá của dự án
Theo giấy phép khai thác khoáng sản số … của UBND tỉnh … cấp cho Doanh nghiệp
… ngày …
− Tổng diện tích: 14,7 ha.
− Trữ lượng đá được phép khai thác: 2.193.975 m3.
− Trữ lượng đất san lấp được phép khai thác: 418.950 m3.
− Công suất khai thác (khai nguyên): 250.000 m3/năm.
− Thời hạn khai thác: 10 năm (kể từ tháng … đến tháng ….).
a. Trữ lượng mỏ đá

− Để xác định lại trữ lượng đá trong phần diện tích 14,7 ha, Công ty TNHH …. đã thực
hiện tính toán và xác định lại trữ lượng của khu mỏ.
Chi tiết về phương pháp tính và kết quả tính toán được trình bày như sau:
7
7


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…

♦ Phương pháp tính trữ lượng:

Ranh giới trữ lượng: được khoanh nối trực tiếp từ công trình đến công trình gặp
quặng có chiều dày đá và mẫu phân tích đạt chỉ tiêu trữ lượng cấp 121 được khoanh
nối trên cơ sở sau:
− Các công trình khoan với mật độ tuyến cách tuyến 200 – 200m.
− Khoảng cách công trình trên tuyến 150 – 220 m.
Kết quả tính trữ lượng:
Bảng 1.1 Tổng trữ lượng tính đến cote 0m.
ST
T

Khối trữ
lượng

1

K1-121

69.000

2

K2-121

78.000

Tổng cộng

Diện tích khối

(m2)

Chiều dày tầng
phủ (m)

Chiều dày đá
(m)

Trữ lượng đá
(m3)

2,1

15,9784

1.102.512

2,2

13,9931

1.091.463

147.000

2.193.975

(Nguồn: công ty cổ phần giải pháp môi trường xanh Greenvi)
Như vậy, trên cơ sở mạng lưới thăm dò đã khoanh nối được 2 khối trữ lượng cấp
121.

Kết quả tính trữ lượng cấp 121 đến cote 0m là 2.193.975 m3.
Hệ số đất bốc:
Sử dụng cách tính trong tài liệu hướng dẫn tính trữ lượng khoáng sản không kim loại
của Tổng cục địa chất, hệ số đất bốc bằng tổng khối lượng đất phủ trên tổng trữ
lượng đá.
Bảng 1.2 Bảng tính hệ số đất bốc.
TT

Khối
trữ
lượng

Diện tích
khối (m2)

1

K1-121

69.000

3,6823

2

K2-121

78.000

2,9214


Trung bình
Tổng cộng

Chiều dày
phủ (m)

Trữ lượng
đá (m3)

Khối lượng
phủ (m3)

Hệ số đất
bốc

1.102.512

254.080

0,042

1.091.463

227.870

0,046

3,4132
147.000


0,044
2.193.975

418.950

(Nguồn: công ty cổ phần giải pháp môi trường xanh Greenvi)
Có thể tính theo tổng khối lượng tầng phủ trên tổng trữ lượng mỏ như sau:
8
8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
= 0,1909
Như vậy, hệ số đất bốc cho toàn mỏ là: 0,1909; cứ khai thác 1m 3 đá thì sẽ phải bốc
0,1909 m3 đất phủ. Đây là số rất nhỏ. Tổng trữ lượng toàn mỏ như sau:
− Tổng diện tích 14,7 ha.
− Tổng trữ lượng: 2.193.975 m3.
− Tổng khối lượng tầng phủ: 418.950 m3.

b. Công suất
+ Đá thành phẩm: 1.800.000 m3
Tương ứng:

+ Đá nguyên khai : 2.250.000 m3 (hệ số chế biến: 1,25)
+ Đá nguyên khối : 1.500.000 m3 (hệ số nở rời: 1,5)

c. Tuổi thọ mỏ và lịch khai thác
• Tuổi thọ mỏ
Được tính toán như sau: T = Tcb + Tkt + Tđ , năm

Trong đó:
+ Tcb: là thời gian cho các công tác xây dựng cơ bản. Hiện nay mỏ đã hoàn
thành việc xây dựng cơ bản do vậy Tcb = 0
+ Tđ: là thời gian cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ. Dự kiến: 6 tháng.
+ Tkt: là thời gian khai thác toàn bộ trữ lượng khai thác.
Xác định như sau:

Tkt = 12 * Qkt / A, tháng

Qkt = 2.193.975 m3 trữ lượng khai thác (đá nguyên khối)
A = 1.500.000 m3 đá nguyên khối - Công suất hoạt động trong 1 năm
Thay số : Tkt = 18 tháng
Như vậy tuổi thọ mỏ T = 18 + 6 = 24 tháng, tương đương thời gian là 1 năm

• Lịch khai thác
Số ngày làm việc trong năm : 290 ngày, xác định trên cơ sở:
Tổng số ngày trong năm là 365 ngày, trừ:
Các ngày nghỉ chủ nhật: 52 ngày
Số ngày nghỉ lễ, tết theo luật định: 8 ngày
Dự phòng nghỉ do thời tiết, mất điện …: 15 ngày
Số ca làm việc trong ngày :
Bộ phận văn phòng và công trường khai thác: 1 ca.
9
9


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Công trường chế biến: 2 ca.
Bộ phận bảo vệ: 3 ca.
Số giờ làm việc trong một ca: 8 giờ.


d. Tổng mặt bằng mỏ
Toàn bôâ dự án có diêân tích sử dụng đất 16,8 ha. Tổng mặt bằng khu mỏ đá gồm
những khu vực sau:
− Tổng diện tích khai trường: 14,7 ha;
− Khu đập, nghiền sàng: 1,0 ha;
− Khu hành chính sinh hoạt, xưởng: 0,1 ha;
− Khu bãi thải đất phủ: 1,0 ha;
− Khu kho vật liệu nổ: 50 m2.
Các hạng mục trong khu vực dự án cụ thể như sau:

• Khu khai trường
Có diện tích là 14,7 ha. Khu vực khai trường có bán kính ảnh hưởng khi nổ mìn là
300 m, sau khi khai thác mặt bằng mỏ sẽ bị trũng khoảng 0,5 – 1 m so với mặt bằng
xung quanh.

• Khu hành chính, sinh hoạt, xưởng
Khu hành chính, sinh hoạt, xưởng có diện tích chiếm đất 0,1 ha. Vị trí được đặt ở
phía Tây Nam của mỏ gần đường vận chuyển và khu vực chế biến đá. Bao gồm các
hạng mục công trình sau:
− Xưởng sửa chữa cơ điện và kho vật tư, nhiên liệu

: 340 m2;

− Văn phòng, nhà xe, nhà thường trực

: 160 m2;

− Khu tập thể


: 300 m2;

− Vành đai cây xanh

: 200 m2.

Khu bãi thải đất phủ
Khu vực bãi thải đất phủ có diện tích chiếm đất 1,0 ha. Bãi thải sẽ là nơi lưu chứa
tạm thời lượng đất phủ bề mặt trước khi vận chuyển đi phục vụ nhu cầu san lấp của
địa phương.
Toàn bộ lượng đất phủ sẽ được vận chuyển đi san lấp. Bãi thải hình thành bằng máy
gạt chiều cao bãi thải 3 m, bãi thải nằm cạnh các moong khai thác.
Khu đập nghiền sàng đá
Diện tích đất của khu đập nghiền sàng 1,0 ha. Vị trí khu đập nghiền sàng bố trí nằm
ở gần các khai trường cách từ 100 – 200 m. Bao gồm các hạng mục:
− Khu vực đặt máy và chứa sản phẩm: 9.000 m2.
− Bãi sân cho ôtô vào chở sản phẩm

: 1.000 m2.

10
10


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Khu vực kho vật liệu nổ
Bao gồm các hạng mục công trình sau:
− Kho chứa vật liệu và phương tiện nổ

: 18 m2.


− Nhà để dụng cụ cứu hỏa

: 10 m2.

− Nhà bảo vệ và thủ kho

: 12 m2.

− Hàng rào, đê bao

: 5 m2.

− Bể nước

: 5 m3.

1.4.2 Biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình
1. Hệ thống khai thác
Dự án chọn phương án khai thác lớp ngang cắt tầng nhỏ theo lớp dốc:
− Kết thúc thời kỳ xây dựng cơ bản, sườn núi đã được xén chân, tạo mặt bằng khai
thác đầu tiên để có thể đưa các thiết bị phục vụ khai thác lên tầng và hoạt động bình
thường. Công tác khai thác được tiến hành lần lượt từ tầng trên cùng xuống tầng
dưới cùng, khấu hết lớp ngoài đến lớp trong.
− Để đảm an toàn, trên toàn tuyến khai thác được chia làm 3 khu vực như sau:


Khu vực 1: Tiến hành khoan nổ mìn và cạy gỡ ở gương khai thác.




Khu vực 2: Tiến hành khoan nổ mìn lần hai để phá đá quá cỡ, thực hiện công tác
gia công sơ bộ bằng thủ công ở chân tuyến.



Khu vực 3: Thực hiện công tác xúc bốc, vận chuyển ở dưới chân tuyến.

Thực hiện theo phương án này, đồng bộ thiết bị chủ yếu thực hiện ở dưới chân
tuyến. Các công việc được thực hiện trên gương khai thác, thủ công chủ yếu bằng
thủ công nửa cơ giới.
Các thông số của hệ thống khai thác:
− Chiều cao tầng khai thác:


Dùng khoan cầm tay PR-24 để khoan bắn mìn các tảng đá lăn, đá chồng thì
chiều cao tầng 5 đến 6 m, chiều rộng mặt tầng 30 – 50 m giảm đá bắn mìn lăn
xuống tầng dưới.



Đối với đất phủ dùng xe ủi gạt, xe cuốc xúc đưa lên xe vận chuyển.

− Chiều rộng đống đá sau khi nổ mìn:


Chiều rộng đống đá phải tính toán cho máy xúc có thể xúc thành một luồng hoặc
2 luồng với chiều rộng bình thường.

• Chiều rộng đống đá nổ mìn tức thời, một hàng mìn:


B0 = k1.k2.h.√q (m)
11
11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Trong đó:
k1: Hệ số kể đến mức độ khó khăn nổ mìn của đá
k2: Hệ số kể đến ảnh hưởng của góc nghiêng của lỗ mìn so với mặt phẳng nằm
ngang
h: Chiều cao tầng (m)
q: Chỉ tiêu thuốc nổ
• Khi nổ vi sai nhiều hàng thì chiều rộng đống đá:

B0 = k3.b0+(n-1).b (m)
Trong đó:
n: Số hàng mìn
b: Khoảng cách giữa các hàng mìn (m)
k3: Hệ số kể đến độ văng xa của đất đá nổ mìn, phụ thuộc vào giá trị của gián
cách thời gian khi nổ giữa các hàng mìn.
• Chiều rộng đống đá theo luồng xúc:

B ≤ Rx + Rd + A – C (m)
Trong đó:
B: Chiều rộng đống đá nổ mìn (m)
Rx: Bán kính xúc của máy xúc thủy lực (m).
Rd: Bán kính nở của máy thủy lực
A: Chiều rộng của luồng theo đá nguyên sinh (m).
C: Khoảng cách cho phép từ chân đống đá nổ mìn tới trục đường ôtô ở gương

tầng (m).


Chiều rộng của mỗi luồng xúc theo đất đá nổ mìn là B’ không được vượt quá đại
lượng sau:
B’ = Rx (Lsinα)

(m)

Trong đó:
α : Góc xúc giới hạn của máy xúc tính từ trục của đường đi máy xúc về phía
đường ôtô; α ≤ 450.
• Chiều rộng bình thường của luồng khai thác:

B’ = (1,5 + 1,7) Rx (m).
• Chiều rộng đống đá sau khi nổ mìn mà máy xúc phải xúc bằng hai luồng:

B = 2 B’ (m).
− Chiều cao đống đá khi nổ một hàng mìn:
12
12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Hd = 2.H.W.kr/B0

(m).

Trong đó:
kr: Hệ số nở rời của đá nổ mìn

h: Chiều cao tầng (m)
W: Đường kháng chân tầng (m)
B0: Chiều rộng đống đá nổ mìn (m).
• Khi nổ nhiều hàng mìn thì hệ số nở rời của đất đá tơi vụn thay đổi theo chiều rộng

của khoanh khấu A. Đối với hàng thứ nhất hệ số nở rời k r tương tự như nổ một
hàng, hàng thứ 2, thứ 3 thì k r, giảm đi 8-10 %; hàng thứ 4, thứ 5 thì k r giảm 1215 %, hàng thứ 6, thứ 7 thì kr giảm đi 20-30 %.
• Tính chiều cao đống đá theo thiết kế:

Hd = 10,5 m
− Góc nghiêng sườn tầng:
Góc

nghiêng sườn tầng phụ thuộc vào tính chất cơ lý của đất đá, trong đá granit
gốc thì α = 750, trong đất phủ α = 650.

− Góc nghiêng bờ kết thúc:
Trong đá granit có cường độ kháng nén > 800 kg/cm 2 thì γ = 60 - 650.
− Góc nghiêng bờ công tác:
Hệ thống khai thác theo phân tầng ngang, vận tải trực tiếp trên tầng, khai thác lớp
bằng nên ϕ = 0.
− Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu trong đá gốc:
B1 min = A + X + C1 + T + C2 + ℑ

(m)

Trong đó:
A

: Chiều rộng dải khấu (luồng khai thác) (m)


X

: Chiều rộng phần ngoài đống đá (m)

X = B – A (m)
B

: Chiều rộng đống đá nổ mìn, khi nổ nhiều hàng mìn (m)

C1
(m)

: Khoảng cách an toàn từ trục đường vận tải tới mép sụt lở tự nhiên

T

: Chiều rộng dải vận tải (m)



: Chiều rộng đai an toàn (m)

α

: Góc nghiêng sườn tầng (độ)

α0

: Góc ổn định đất đá trong tầng (độ)


13
13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Tính ra: B1min = 24 m
Thiết kế sử dụng B1min = 25 m.
− Tầng bảo vệ:
Kết thúc mỗi tầng trong đá granit chừa lại chiều rộng B v = 3,5 m để bảo vệ cho tầng
đang khai thác phía dưới. Nếu sườn tầng có đá bị lở sụt thì chừa B v = 5 m.
− Chiều cao, chiều rộng bờ dừng:
• Chiều cao tầng bờ dừng:

Ht = 3 H (m)
Trong đó: H : Chiều cao tầng (m)
Tính ra:

Ht = 30 m

Khai thác kết thúc 3 tầng thì chừa lại 1 đai rộng làm sạch và thoát nước, gọi là đai an
toàn.


Chiều rộng của đai làm sạch và thoát nước:
B’v = 0,25 Ht , (m)
Tính ra:




B’v = 7,5 m, trong thiết kế sử dụng B’v = 8 m.

Chiều rộng khoanh khai thác trong đá gốc: Khoanh khai thác là chiều rộng của mỗi
lần khoan nổ mìn để làm tơi vụn đất đá. Sử dụng khoan MK-5, nổ 2 hàng mìn hoặc 3
hàng mìn thì chiều rộng khoanh khai thác A = 8 - 12 m.

− Chiều dài khu vực làm việc của máy xúc:


Chiều dài khu làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của máy xúc và khả năng
bố trí các thiết bị khai thác trên tầng. Chiều dài khu vực làm việc của máy xúc dựa
vào thời gian xúc hết đống đá nổ mìn và chu kỳ nổ mìn theo sản lượng mà xác định.
Khu vực xúc có thể bao gồm 4 đoạn: đoạn khoan, đoạn đã nổ mìn, đoạn xúc và
đoạn lột đất mặt (vệ sinh chuẩn bị), mỗi đoạn có chiều dài 30 m. Như vậy chiều dài
tuyến công tác L = 120 m và chiều rộng.



A = 12 m cho 3 hàng mìn.
Bảng 1.3 Bảng tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác.
TT

Tên các thông số

Ký hiệu

ĐVT

Số lượng


1

Chiều cao tầng

H

m

10

2

Chiều rộng mặt tầng công tác

B

m

6,0

3

Góc nghiên bờ công tác

độ

60

4


Chiều rộng đai bảo vệ

m

1,3

Bv

14
14


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
5

Góc nghiêng bờ kết thúc

6

Số lượng búa khoan phục vụ khai thác

7

Chiều dài khu vực khấu

độ

60

n


cái

05

Lk

m

51

(Nguồn: công ty cổ phần giải pháp môi trường xanh Greenvi)

2. Mở vỉa và trình tự khai thác
Mở vỉa
Phương pháp mở vỉa có quan hệ chặt chẽ với hệ thống khai thác, căn cứ vào điều
kiện địa hình, địa mạo thực tế khu vực khai thác, công suất và biên giới khai trường
đề án đưa ra 2 phương án mở vỉa:
− Mở vỉa bằng phương pháp không dùng hào.
− Mở vỉa bằng phương pháp hào chung không hoàn chỉnh.
a. Mở vỉa bằng phương pháp không dùng hào:
Phương pháp mở vỉa này phù hợp với việc áp dụng hệ thống khai thác bằng tầng
nhỏ, khấu theo lớp dốc, có ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
− Thời gian xây dựng cơ bản nhanh không phải chuẩn bị hào mở vỉa.
− Không phải vận chuyển đá từ gương khai thác xuống chân núi.
− Không đòi hỏi các thiết bị đắt tiền mà có thể dùng các thiết bị sẵn có thông dụng
trong nước.
− Không phải đưa các thiết bị khai thác lên núi.
Nhược điểm:

− Sản lượng không cao, năng suất lao động thấp.
− Công việc thủ công trên tầng nhiều, do đó điều kiện an toàn lao động không cao.
− Sau khi nổ mìn để lại đá lưu trên tầng khoảng 10-15%.
b. Mở vỉa bằng phương pháp hào chung không hoàn chỉnh:
Theo phương pháp này tiến hành mở hào từ khai trường từ tầng khai thác ở
cote +10 m lên tới tầng +40 m tức là phải làm đường lên với chiều dài khoảng 100 m
rồi từ đó khấu theo lớp bằng (góc dốc bờ công tác ϕ = 0) từ trên xuống. Càng khai
thác xuống dưới diện khai thác càng mở rộng, thuận tiện dễ dàng. Phương pháp này
có ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
− Có khả năng cơ giới hóa cao, sử dụng thiết bị khai thác lớn.
15
15


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
− Sản lượng lớn.
− Điều kiện làm việc an toàn và thoải mái hơn.
− Tổ chức công tác trên mỏ đơn giản và khá phong phú theo các tuyến công tác khác
nhau: dọc, ngang…
Nhược điểm:
− Khối lượng XDCB lớn do đào đường hào chung.
− Thời gian đưa mỏ vào sản xuất chậm, đầu tư lớn.
− Chiều dài vận chuyển lớn làm cho chi phí sản xuất tăng.
c. So sánh và lựa chọn phương pháp mở vỉa:
Qua so sánh ưu nhược điểm của hai phương pháp mở vỉa trên, căn cứ vào các
điều kiện địa hình, địa mạo khu mỏ, khả năng huy động vốn, thiết bị vật tư, mức sản
lượng yêu cầu, Dự án chọn phương pháp mở vỉa không dùng hào, vốn đầu tư không
lớn, nhanh chóng đưa mỏ vào sản xuất.


3. Trình tự khai thác
− Trình tự khai thác chung cho toàn mỏ là từ trên xuống dưới, theo lớp dốc xiên, khấu
theo độ nghiêng của sườn núi cho các tầng từ +40m trở lên và các tầng từ +40m trở
xuống khai thác theo lớp bằng, vận tải trực tiếp trên tầng.
− Hướng phát triển công trình từ trung tâm mỏ ra đến biên giới mỏ.

16
16


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Bóc tầng đất+ đá phong hoá bằng máy đào 1.2 m3
- Chất thải rắn (đất, đá phủ)
- Bụi, khí thải, tiếng ồn
- Mất hệ thực vật hiện có
Bóc tầng bán phong hoá bằng khoan nổ mìn.

Khoan khai thác bằng khoan lớn 102

Nổ mìn làm tơi bằng phương pháp nổ vi sai

- Bụi, khí thải, tiếng ồn
- Chất thải rắn (đất, đá)
- Chấn động đất khi nổ mìn
- Nước thải
- Chất thải rắn (đất)
- Tiếng ồn
- Bụi, khí thải, tiếng ồn
- Chấn động đất khi nổ mìn
- Đá văng


Xử lý đá lớn bằng búa đập thủy lực
tiếng ồn trong quá trình bốc xếp
Xúc đá nguyên liệu bằng máy đào Bụi,
1,2 m3

Bụi,tự
tiếng
ồnT
Vận tải từ gương khai thác lên khu chế biến bằng -Ôtô
đổ 15
- Đá rơi vải trên đường vận chuyển

Bụi, tiếng ồn, đá văng

- Tiếng ồn liên tục dễgây bệnh điếc.
Nghiền sàng đá bằng bộ nghiền sàng liên hợp. Công suất >150 T/h
- Nồng độ bụi khá lớn thải vào môi trường

Sản phẩm phụ:

Sản phẩm chính:

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ khai thác đá.

17
17


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…


Công tác khoan, nổ mìn
a. Công tác khoan
Công tác khoan, nổ mìn là công tác quan trọng nhất trong ngành mỏ và sản
xuất đá xây dựng, nó quyết định hiệu quả sản xuất. Kết quả nổ mìn phải đáp ứng
yêu cầu chủ yếu sau:
− Đá cần được đập vỡ thành từng cục có kích thước không vượt quá quy định, cần tỉ
lệ nghiền nhỏ theo khả năng tối thiểu. Kích thước phù hợp với máy đập hàm là D max =
300 – 350 mm.
− Sau khi nổ mìn không để lại mô chân tầng và hậu xung nhỏ nhất.
− Dự trữ đá ở gương khai thác cần phải đảm bảo cho thiết bị xúc bốc, vận tải làm việc
liên tục với năng suất cao.
− Mạng nổ mìn và kết cấu thuốc đảm bảo kích nổ hoàn toàn lượng thuốc nổ. Khi nổ
không xảy ra sự phá hủy các đối tượng xung quanh do tác dụng chấn động, tác dụng
của sóng đập không khí và do đá bay.
Công tác khoan nổ mìn ở mỏ bao gồm:
− Khoan nổ mìn trong quá trình khai thác sử dụng máy khoan thủy lực lắp cần 105
mm.
− Khoan nổ mìn làm đường, phá mô chân tầng sử dụng búa khoan đập hơi ép cầm tay
loại PR-24 lắp cần 36 – 42 mm.
Thuốc nổ được sử dụng là Nhũ tương hoặc Anfo. Phương tiện nổ là điện vi sai, dây
nổ, dây điện, máy nổ mìn. Ngoài ra, hai loại thuốc nổ trên có mức cân bằng ôxy bằng
không; do đó khi nổ mìn không thải vào môi trường các sản phẩm khí nổ có tính độc
hại như CO và NO.

• Năng suất của búa khoan
Qn = V. n1 . n2 , (m/năm)
Trong đó:
Q: Năng suất năm của búa khoan, m/năm
V: Năng suất ca của búa khoan, V = 20 m/ca

n1: Số ca làm việc trong ngày, n1 = 01 ca
n2: Số ngày làm việc trong năm, n2 = 312 ngày
Tính ra: Qn = 6.240 m/năm
Tính ra: R =

b. Công tác nổ mìn
 Công tác nổ mìn lần một (nổ tơi sơ bộ)
18
18


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
− Đường kính lỗ khoan:
Trong quá trình khai thác, việc khoan nổ mìn sẽ sử dụng máy khoan thủy lực lắp cần
có đường kính 105 mm.
− Chiều sâu lỗ khoan:
Lk = h + Ls , (m)
Trong đó:
Lk: Chiều sâu lỗ khoan, m
h : Chiều cao tầng, h = 20 m
Ls: Chiều sâu khoan thêm, Ls = 1 m
Tính ra: Lk = 21 m
− Chỉ tiêu thuốc nổ:
Chỉ tiêu thuốc nổ thực tế đang áp dụng tại các mỏ khai thác đá xây dựng là 0,25 –
0,3 kg/m3, căn cứ vào kết quả thử nghiệm ở một số bãi mìn, đề án chọn chỉ tiêu
thuốc nổ trung bình bằng q = 0,27 kg/m 3 đá nguyên khai.
− Khối lượng thuốc nổ nạp trong một mét lỗ khoan:
V = 0,785.d2.∆

, (kg/m)


Trong đó:
V: Khối lượng thuốc nổ nạp trong một mét lỗ khoan, kg/m
d : Đường kính lỗ khoan, d = 0,105 m
∆ : Mật độ nạp thuốc nổ trong lỗ khoan, ∆ = 900 kg/m 3
Tính ra: V = 7,79 kg/m
− Đường cản chân tầng:
Tính toán đường cản chân tầng theo công thức thực nghiệm sau:
W = 37.d , (m)
Trong đó:
W: Đường cản chân tầng, m
d : Đường kính lỗ khoan, d = 0,105 m
Tính ra: W = 3,89 m
− Khoảng cách giữa hai lỗ khoan gần kề nhau:
a = m.W (m)
Trong đó:
a : Khoảng cách giữa hai lỗ khoan gần kề nhau, m
19
19


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
m : Hệ số khoảng cách, m = 1
W: Đường cản chân tầng, W = 3,89 m
Tính ra: a = 3,89 m
− Khoảng cách giữa hai hàng lỗ khoan:
Bố trí các hàng lỗ khoan theo mạng lưới tam giác đều, do đó khoảng cách giữa hai
hàng lỗ khoan gần kề nhau được tính như sau:
b = a.sin60o


, (m)

Trong đó:
b: Khoảng cách giữa hai hàng lỗ khoan gần kề nhau, m
a: Khoảng cách giữa hai lỗ khoan, a = 3,89 m
Tính ra: b = 2,24 m
− Khối lượng chất nổ nạp trong một lỗ khoan:


Lỗ khoan ở hàng ngoài cùng:
Q1 = q.a.W.h

, (kg)

Trong đó:
Q1: Khối lượng chất nổ nạp trong một lỗ khoan ở hàng ngoài cùng;
q: Chỉ tiêu chất nổ, q = 0,27 kg/m3;
a: Khoảng cách giữa hai lỗ khoan gần kề nhau, a = 3,89 m;
W: Đường cản chân tầng, W = 3,89 m;
h: Chiều cao tầng, h = 21 m.
Tính ra: Q1 = 90,32 kg


Lỗ khoan ở hàng trong:
Q2 = q.a.b.h

, (kg)

Trong đó:
Q2: Khối lượng chất nổ nạp trong một lỗ khoan ở hàng trong, kg

a : Khoảng cách giữa hai lỗ khoan gần kề nhau, a = 4,3 m
b : Khoảng cách giữa hai hàng lỗ khoan, b = 2,24 m
Tính ra: Q2 = 52,01 kg
− Chiều cao cột thuốc nổ nạp trong lỗ khoan:

Trong đó:
20
20


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Lt: Chiều dài cột thuốc nạp trong lỗ khoan, m
V: Khối lượng vật liệu nổ trong một mét lỗ khoan, V = 7,79 kg/m
Q: Khối lượng thuốc nổ nạp trong một lỗ khoan


Lỗ khoan ở hàng ngoài cùng, Q1 = 90,32 kg



Lỗ khoan ở hàng trong: Q2 = 52,01 kg

Tính ra:


Chiều dài cột thuốc nổ nạp trong lỗ khoan hàng ngoài cùng, L t = 11,6 m



Chiều dài cột thuốc nổ nạp trong lỗ khoan hàng ngoài trong, L t = 6,67 m


− Chiều dài cột búa nạp trong lỗ khoan:
Lb = Lk - Lt

, (m)

Trong đó:
Lb: Chiều dài cột búa nạp trong một lỗ khoan, m
Lk: Chiều dài lỗ khoan, Lk = 21 m
Lt: Chiều dài cột thuốc nạp trong một lỗ khoan


Lỗ khoan ở hàng ngoài cùng: Lt = 11,6 m



Lỗ khoan ở hàng trong: Lt = 6,67 m

Tinh ra:


Chiều dài cột búa nạp trong một lỗ khoan hàng ngoài cùng, L b = 9,4 m



Chiều dài cột búa nạp trong lỗ khoan hàng trong, L b = 14,33 m

− Chiều rộng khoảnh khai thác:
A = W + b.(n - 1)


, (m)

Trong đó:
A: Chiều rộng khoảnh khai thác, m
W: Đường cản chân tầng, W = 3,89 m
B: Khoảng cách giữa hai hàng lỗ khoan kề nhau, b = 3,89 m
N: Số lượng các hàng mìn, n = 03 hàng
Tính ra: A = 11,67 m
− Tổng khối lượng thuốc nổ sử dụng trong một năm:
ΣQ = q.A + 20%.q.A , (kg)
Trong đó:
Q: Khối lượng thuốc nổ sử dụng trong một năm, kg
q: Chỉ tiêu thuốc nổ, q = 0,27 kg/m3
21
21


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
A: Sản lượng mỏ, A = 2.193.975 m3 đá nguyên khai
Tính ra:

Q = 710.848 kg

− Khối lượng búa nạp trong một lỗ khoan:

Trong đó:
Vb: Khối lượng búa nạp trong một lỗ khoan, dm 3
d : Đường kính lỗ khoan, d = 1,05 dm
Lb: Chiều dài cột búa nạp trong lỗ khoan



Chiều dài cột búa nạp trong lỗ khoan hàng ngoài cùng, L b = 9,4 m



Chiều dài cột búa nạp trong lỗ khoan ở hàng trong, L b = 14,33 m

Tính ra:


Khối lượng búa nạp trong lỗ khoan ở hàng ngoài cùng: V b = 81,3 dm3



Khối lượng búa nạp trong lỗ khoan ở hàng trong: Vb = 124 dm3

− Phương pháp nạp thuốc nổ, trật tự điều khiển nổ:


Phương pháp nạp thuốc nổ: Thuốc nổ được nạp theo phương pháp tập trung.
Toàn bộ khối lượng thuốc nổ được nạp liên tục từ đáy lỗ khoan lên tới phần
chứa búa.



Trật tự điều khiển nổ: Các lỗ mìn trong bãi mìn được điều khiển nổ tức thời,
không có giãn cách về thời gian.

− Phương tiện nổ:



Kíp điện vi sai.



Dây dẫn điện có vỏ bọc chịu nước



Tất cả các kíp điện trong bãi mìn được đấu nối tiếp hoặc song song. Khi đấu
song song thì tổng điện trở của các nhánh song song phải bằng nhau và tổng trở
của toàn mạng không được lớn hơn điện trở cho phép của máy bắn mìn. Khi
đấu nối tiếp thì tổng điện trở của mạng không được lớn hơn điện trở cho phép
của máy bắn mìn

 Công tác nổ mìn lần hai (nổ mìn phá đá quá cỡ)
Sau khi nổ mìn làm tơi sơ bộ, khối lượng đá quá cỡ phát sinh phải xử lý lại
bằng cách nổ mìn phá đá quá cỡ hoặc bằng các phương pháp khác chiếm tới 20%.
Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý đá quá cỡ như: nổ mìn lỗ khoan con, nổ
mìn ốp, phá đá quá cỡ bằng phương pháp cơ học, phá đá quá cỡ bằng phương
pháp nhiệt …

22
22


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Đề án thiết kế lựa chọn phương án phá đá quá cỡ bằng nổ mìn lỗ khoan con và
nổ mìn ốp để áp dụng cho mỏ đá.
Nổ mìn ốp có ưu điểm là thi công nhanh gọn, không phải tốn kém chi phí khoan

nhưng có nhược điểm khó khắc phục là tổn thất lớn năng lượng chất nổ khi nổ mìn.
Do đó chỉ tiêu thuốc nổ sử dụng cao hơn nổ mìn trong lỗ khoan con từ 8 đến 10 lần.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể trong sản xuất để thực hiện phá đá quá cỡ bằng nổ
mìn lỗ khoan con hoặc nổ mìn ốp.
− Nổ mìn lỗ khoan con:


Sử dụng búa khoan đập hơi ép cầm tay để khoan những cục đá quá cỡ. Chiều sâu
lỗ khoan bằng 0,5 lần chiều dày cục đá quá cỡ. Chỉ tiêu thuốc nổ sử dụng để phá đá
quá cỡ bằng 0,34 kg/m3.



Phương tiện nổ là kíp điện nổ tức thời hoặc ống nổ đốt, dây cháy chậm.

− Nổ mìn bằng kíp điện:


Sử dụng kíp điện nổ tức thời không có giãn cách về thời gian, kíp có sản xuất tại Việt
Nam. Dây dẫn điện có vỏ bọc chịu nước. Nguồn điện nổ mìn được lấy từ máy nổ
mìn tụ điện hoặc lấy từ nguồn điện chiếu sáng. Các kíp điện trong mạng nổ được
đấu thành mạng nối tiếp hoặc song song.



Khi các kíp điện được đấu với nhau theo mạng nối tiếp thì tổng điện trở của cả mạng
không được lớn hơn điện trở cho phép của máy bắn mìn.




Khi các kíp điện được đấu với nhau theo mạng song song thì tổng điện trở của mỗi
nhánh song song phải bằng nhau, và tổng trở của cả mạng không được lớn hơn
điện trở cho phép của máy nổ mìn.

− Nổ mìn bằng ống nổ đốt, dây cháy chậm:


Sử dụng ống nổ đốt và dây cháy chậm loại có sản xuất tại Việt Nam. Dây cháy chậm
tra vào mỗi ống nổ đốt phải có chiều dài tối thiểu bằng một mét.



Phương tiện để đốt dây cháy chậm là tia lửa từ que diêm, ống đốt thường, ống đốt
điện.

− Nổ mìn ốp:


Đặt chất nổ trên bề mặt lõm của cục đá quá cỡ, sau đó dùng đất sét dẻo đắp kín
xung quanh khối thuốc nổ. Chiều dày lớp đất sét dẻo phải lớn hơn chiều dày lớp
thuốc nổ. Chỉ tiêu thuốc nổ bằng 3,0 kg/m3.



Phụ kiện nổ là kìp nổ tức thời, ống nổ đốt, dây cháy chậm.

 Tính khoảng cách an toàn khi nổ mìn:
− Khoảng cách an toàn do chấn động khi nổ mìn:
(m)
Trong đó:

23
23


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
Rc: Khoảng cách an toàn do chấn động khi nổ mìn, m
Q: Tổng khối lượng thuốc nổ của các phát mìn nổ đồng thời, kg
a: Hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác dụng nổ, a = 1,2
Kc: Hệ số phụ thuộc vào tính chất đất đá nền công trình cần bảo vệ
Tính ra trị số Rc như sau:
Đất nền công trình cần bảo
vệ

Trị số Kc

Q (kg)
100

200

300

Rc (m)
Đá nguyên

3

16,6

20,9


24,1

Đá bị phân hủy

5

27,6

34,8

40,1

24
24


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mỏ khai thác đá, xã…, huyện…, tỉnh…
− Khoảng cách an toàn do đá văng:
Tính khoảng cách an toàn do đá văng xa được xác định theo bảng sau:
Đườn
g cản
ngắn
nhất

Chỉ số tác động nổ mìn
1,0

1,5


2,0

2,5

1,0

1,5

2,0

2,5

Bán kính vùng nguy hiểm (m)
Đối với người

Đối với thiết bị

1,5

200

300

350

400

100

150


250

300

2,0

200

400

500

600

100

200

350

400

Khi nổ mìn ở sườn núi có độ dốc lớn hơn 30 o hoặc ở vị trí cao hơn xung quanh 30 m
thì bán kính vùng nguy hiểm do đá văng tính theo bảng trên phải tăng lên 1,5 lần.
− Tính khoảng cách an toàn về tác động của sóng không khí:
, (m)
Trong đó:
Rb: Bán kính an toàn về tác động của sóng không khí, m
Kb: Hệ số tỷ lệ, phụ thuộc vào các điều kiện phân bố vị trí, độ lớn phát mìn, mức

độ hư hại.
Q: Tổng khối lượng thuốc nổ của các phát mìn nổ đồng thời
Tính ra trị số Rb như sau:
Khả năng hư hỏng có thể
xảy ra

Trị số Kb

Q (kg)
100

200

300

Rb (m)
Không xảy ra hư hại

50

232

292

335

Hư hại ngẫu nhiên

10


46

58

67

Phá hủy cửa kính, nứt tường

5

23

29

33

(Nguồn: công ty cổ phần giải pháp môi trường xanh Greenvi)
− Xác định khoảng cách an toàn khi nổ mìn:

25
25


×