Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐÔNG SUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 41 trang )

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
MỤC LỤC
2. Căn cứ pháp lý lập báo cáo 4
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 7
1.1. Thông tin chung 7
1.2.1. Nhu cầu các loại nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và hóa chất tiêu thụ hàng
năm 7
1.2.5. Quy trình công nghệ sản xuất 10
CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG11
2.1. Nước thải 11
2.2. Nguồn ô nhiễm không khí 12
2.3. Chất thải rắn thông thường 14
2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 14
2.3.2. Chất thải công nghiệp không nguy hại 14
2.5. Một số nguồn tác động khác 16
2.5.1. Nguy cơ cháy nổ 17
2.5.2. Nguy cơ tai nạn lao động 17
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 25
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 1
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
N : Nitơ
P : Photpho
SS : Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chẩn Việt Nam
CTNH : Chất thải nguy hại


Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 2
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
MỞ ĐẦU
1. Nội dung và mục đích thực hiện
Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005, các
văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành và các văn bản về quản lý môi trường có
liên quan của UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng
Nai, Công ty TNHH Dongsung Vina Printing đã thực hiện chương trình giám sát
môi trường định kỳ lần 2 năm 2012 theo đúng quy định pháp luật.
Nội dung báo cáo:
- Giới thiệu các thông tin chung và hiện trạng hoạt động của Công ty.
- Thống kê các nguồn phát sinh nước thải, chất thải từ các hoạt động sản
xuất, xác định số lượng chất thải (nước thải, chất thải sinh hoạt, chất thải công
nghiệp) phát sinh.
- Khảo sát, thu thập thông tin về các công tác bảo vệ môi trường đã và đang
được thực hiện.
- Lấy mẫu, đo đạc và phân tích các thông số môi trường đối với không khí
xung quanh, không khí trong khu vực sản xuất, nước thải.
- Đánh giá chung về những công tác bảo vệ môi trường đã đạt được và còn
tồn tại so với các quy định pháp lý về môi trường đối với doanh nghiệp. Đồng
thời trình bày kế hoạch bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
Mục đích thực hiện:
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là cơ sở để Công ty thống kê về lưu
lượng, tải lượng ô nhiễm nước thải, khí thải và chất thải rắn- chất thải nguy hại
phát sinh trong quá trình hoạt động; đánh giá các tác động của các nguồn nước
thải, khí thải và chất thải rắn- chất thải nguy hại ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh để Công ty cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có cái
nhìn tổng thể về hiện trạng hoạt động sản xuất, hiện trạng môi trường trong khu
vực sản xuất, khu vực xung quanh của Công ty cũng như đánh giá hiệu quả của
các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục và xử lý ô nhiễm mà Công ty đã và

đang áp dụng.
- Thông qua chương trình giám sát môi trường định kỳ, Công ty phối hợp
với các đơn vị có chức năng thực hiện việc đo đạc, phân tích chất lượng các
nguồn nước thải, khí thải để so sánh, đánh giá thực trạng chất lượng môi trường
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 3
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
trong khu vực sản xuất, khu vực xung quanh của Công ty theo quy định của các
tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành cũng như tiêu chuẩn về an toàn vệ
sinh lao động.
- Trên cơ sở đó, Công ty nhận ra những nội dung còn tồn tại cần phải tiếp
tục thực hiện, đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục và xử lý ô
nhiễm trong thời gian tới nhằm đảm bảo trong quá trình hoạt động sản xuất luôn
tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ
môi trường và các văn bản pháp luật quy định.
2. Căn cứ pháp lý lập báo cáo
Chương trình giám sát chất lượng môi trường được thực hiện dựa theo các
cơ sở pháp lý như sau:
- Luật Phòng cháy chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001;
- Luật Đất đai được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
26/11/2003, có hiệu lực từ 01/07/2004;
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội Nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006;
- Luật Đầu tư được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 01/07/2006;
- Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội Nước CHXHCN
Việt Nam thông qua và có hiệu lực ngày 01/01/2007;
- Luật Hóa chất được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày
21/11/2007;
- Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam

thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2009;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006
của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ Môi trường;
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 4
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về việc
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 của Chính phủ về việc quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 16/2008/QĐ - BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
- Quyết định số 16/2009/QĐ - BTNMT ngày 17/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Giấy chứng nhận đầu tư số 472043000398 do Ban Quản lý các KCN
Đồng Nai cấp lần đầu ngày 04/02/2008, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày
26/11/2008, chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 14/7/2010, chứng nhận thay
đổi lần thứ ba ngày 10/12/2012;
- Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường số 142/XN-
KCNĐN ngày 04/9/2009 của Ban quản lý các khu công nghiệp đối với dự án
“Nhà xưởng sản xuất bao bì giấy (bao gồm công đoạn in) với quy mô
25.000.000 cái/năm và gia công bao bì giấy (bao gồm công đoạn in) với quy mô
10.000.000 cái/năm” của Công ty TNHH Dongsung Vina Printing tại KCN
Amata, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 5
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
- Sổ đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 476/SĐK-TNMT mã số
QLCTNH: 75.001283.T do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 22/9/2010.
3. Tổ chức thực hiện
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing đã phối hợp Viện Nghiên cứu
Công nghệ Môi trường và Bảo hộ Lao động tổ chức thực hiện chương trình
giám sát định kỳ bao gồm: khảo sát hiện trạng hoạt động sản xuất của Công ty,
xác định các nguồn ô nhiễm và đánh giá tác động các nguồn ô nhiễm đến môi
trường. Trên cơ sở đó, Công ty thực hiện quan trắc định kỳ thông qua việc thu
mẫu và phân tích các thông số ô nhiễm đến chất lượng không khí, khí thải tại
nguồn, nước thải và lập báo cáo kết quả chương trình giám sát chất lượng môi
trường của Công ty.
4. Thời gian thực hiện: tháng 06 năm 2013.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 6
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1. Thông tin chung
- Tên công ty: Công ty TNHH Dongsung Vina Printing
- Địa chỉ văn phòng: Lô 225/1, đường 13, KCN Amata, phường Long
Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Điện thoại: 0613 936 351 Fax: 0613 936 354
- Đại diện: KIM MYUNG HWAN Chức vụ: Tổng giám đốc
- Cán bộ phụ trách môi trường: Ông Nguyễn Xuân Sang
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành
viên.
- Tổng số lao động: 499 người; trong đó bao gồm công nhân và nhân
viên khối văn phòng.
- Diện tích công ty: 15.600,5 m
2
.
- Trong đó diện tích cây xanh: Khoảng 3.600,5 m
2
.
- Diện tích nhà xưởng: 12.000 m
2
.
1.2. Thông tin về hoạt động sản xuất
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing là doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài (Hàn Quốc) được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số
472043000398 do Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cấp ngày 04/2/2008
Mục tiêu và quy mô sản xuất của Công ty: Sản xuất bao bì giấy và gia công
bao bì giấy (bao gồm công đoạn in).
1.2.1. Nhu cầu các loại nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và hóa chất tiêu
thụ hàng năm
Các loại nguyên liệu thô, hóa chất, nhiên liệu sử dụng cho hoạt động sản

xuất của Công ty được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1. Danh mục nguyên liệu, hóa chất được sử dụng trong sản
xuất của Công ty trong 1 tháng
STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng sử dụng
1 Giấy Kg 538.158,3
2 Keo Kg 4.218,5
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 7
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng sử dụng
3 Mực in Kg 79,2
4 Dây quai Kg 6.045,4
5 Băng keo Kg 341,7
(Nguồn: Công ty TNHH Dongsung Vina Printing).
1.2.2. Nhu cầu sử dụng điện và nước
Nhu cầu về điện:
- Điện được sử dụng cấp cho máy móc thiết bị sản xuất, phục vụ chiếu sáng
và các thiết bị sinh hoạt trong Công ty. Nhu cầu điện trung bình là 47.704 Kwh.
Nguồn điện cung cấp cho Công ty là từ KCN Amata, Thành phố Biên Hòa,
Đồng Nai.
Bảng 1.2. Bảng kê chi tiết lượng điện sử dụng trong 05 tháng đầu năm 2013
STT Tháng Đơn vị tính Chỉ số tiêu thụ
1 Tháng 1/2013 KWh 46.635
2 Tháng 2/2013 KWh 31.422
3 Tháng 3/2013 KWh 47.360
4 Tháng 4/2013 KWh 50.663
5 Tháng 5/2013 KWh 62.441
Trung bình KWh 47.704
(Nguồn: Công ty TNHH Dongsung Vina Printing).
Nhu cầu về nước:
Nước sử dụng chủ yếu cho mục đích sinh hoạt của công nhân viên tại công

ty.
Ngoài ra, còn nhu cầu nước phục vụ cho công tác tưới cây, vệ sinh nhà
xưởng và dự phòng cho công tác phòng cháy chữa cháy.
- Tổng lượng nước sử dụng cho toàn Công ty khoảng 1.561 m
3
/tháng,
khoảng 60 m
3
/ngày.đêm.
- Trong đó lượng nước này chủ yếu sử dụng cho hoạt động sinh hoạt của
nhân viên, và nhà ăn… khoảng 49 m
3
/ngày.đêm. Lượng nước sử dụng để tưới
cây, giải nhiệt, tạo ẩm đường nội bộ khoảng 11 m
3
/ngày.đêm. Ngoài ra, công ty
còn sử dụng nước cho hoạt động phòng cháy chữa cháy.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 8
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
- Nguồn cấp nước: Nguồn nước cấp cho các hoạt động của công ty lấy từ
nhà máy cấp nước KCN Amata.
Bảng 1.3. Bảng kê chi tiết lượng nước sử dụng trong 05 tháng đầu năm
2013
STT Tháng Đơn vị tính Chỉ số tiêu thụ
1 Tháng 1/2013 m
3
1.866
2 Tháng 2/2013 m
3
1.445

3 Tháng 3/2013 m
3
1.692
4 Tháng 4/2013 m
3
1.526
5 Tháng 5/2013 m
3
1.276
Trung bình m
3
1.561
(Nguồn: Công ty TNHH Dongsung Vina Printing)
1.2.3. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng
Do đặc thù công nghệ, Công ty đã đầu tư nhiều loại máy móc, thiết bị điển
hình có công suất lớn. Số lượng máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình hoạt
động sản xuất của công ty được trình bày trong bảng 1.4
Bảng 1.4. Danh mục thiết bị, máy móc.
STT Tên thiết bị, máy móc Đơn vị Số lượng
Nước sản
xuất
1 Máy in offset Bộ 1 Nhật Bản
2 Máy cắt giấy Bộ 1 Hàn Quốc
3 Máy đục lỗ Máy 2 Hàn Quốc
4 Máy dập khoen (cúc) Bộ 20 Trung Quốc
5 Máy nén khí Bộ 1 Hàn Quốc
6 Máy gấp Bộ 2 Hàn Quốc
7 Xe nâng Chiếc 1 Hàn Quốc
(Nguồn: Công ty TNHH Dongsung Vina Printing)
1.2.4. Công suất sản xuất

Hiện nay, Công ty đạt công suất sản xuất bao bì giấy các loại, quy mô
40.000.000 cái/năm.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 9
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
1.2.5. Quy trình công nghệ sản xuất
Thuyết minh quy trình:
Giấy nguyên liệu được chuẩn bị và cắt thành kích thước phù hợp với khung
in và kích thước yêu cầu của sản phẩm. Sau đó giấy được đưa vào khung in,
công nghệ sử dụng là công nghệ in offset lên ảnh trên phim (CTR – computer to
film). Mẫu mã của túi được thiết kế trên máy tính sau đó được in lên phim và in
ảnh mực lên cuộn offset, sau đó được in lên giấy thông qua cuộn offset nhờ vào
cuộn ép.
Hoàn thành quá trình in, giấy được đưa ra dán decal để bảo vệ bề mặt sản
phẩm cũng như tăng độ bền chắc cho sản phẩm. Tiếp đến giấy được gấp mép để
tạo hình cho sản phẩm và đục lỗ để gắn quai. Sản phẩm được hoàn thành sao khi
dán mép và gắn quai. Cuối cùng là công đoạn kiểm tra và đóng gói sản phẩm.
Sản phẩm sau khi đóng gói sẽ được và nhập kho chờ xuất hàng sang các nước
thị trường nước ngoài.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 10
Giấy nguyên liệu
Cắt giấy
Hoàn thiện
Đóng gói
Đục lỗ
Gấp mép
Dán decal, giấy bóng
In offset
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dựa theo quy trình sản xuất, các nguyên vật liệu, nhiên liệu đã sử dụng và

khảo sát thực tế Công ty, quá trình hoạt động sản xuất của Công ty chir có phát
sinh các ô nhiễm như sau: nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại.
2.1. Nước thải
Nguồn phát sinh nước thải của công ty bao gồm các dạng chính:
- Nước mưa chảy tràn
- Nước thải sinh hoạt
2.1.1. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa từ trên mái và nước mưa chảy tràn trên sân bãi. Chất lượng
nước mưa phụ thuộc vào độ trong sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và
đặc điểm mặt bằng rửa trôi.
Nước mưa được xem là nước thải quy ước sạch không gây ô nhiễm môi
trường. Tuy nhiên khi chảy tràn qua mặt bằng Công ty có thể lôi cuốn theo các
chất bẩn, cát, đất… rơi vãi trên bề mặt tạo thành các chất lơ lửng trong nước làm
ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước thải. Do đó nếu không kiểm soát tốt sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Vì vậy,
Công ty đã tách riêng biệt tuyến thoát nước mưa với nước thải và cho nước mưa
thoát thẳng ra hố ga của Công ty, sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa
của KCN Amata.
2.1.2. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của Công ty chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:
- Từ nhà ăn tập thể trong Công ty: Do việc rửa thực phẩm, chén dĩa…
- Từ các nhà vệ sinh, hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong
công ty.
Lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước sử dụng, trong đó nước thải
phát sinh từ hoạt động sinh hoạt khoảng 39,2 m
3
/ngày.đêm (theo số liệu của
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing).
Thành phần nước thải này chứa các chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ,
các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh… Các chất hữu cơ trong nước

thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbohydrat, protein, lipid là các chất dễ bị vi
sinh vật phân huỷ. Khi phân huỷ thì vi sinh vật cần lấy ôxy hoà tan trong nước
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 11
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
để chuyển hoá các chất hữu cơ nói trên thành CO
2
, N
2
, H
2
O, CH
4
các chất hữu
cơ này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử
lý.
Nước thải từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên được dẫn vào
bể tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại này là công trình có 2 chức năng: lắng và phân huỷ
cặn lắng do các vi sinh vật kỵ khí. Để hợp lý trong xây dựng và sử dụng, bể tự
hoại được thiết kế và xây dựng thành nhiều bể (mỗi bể đều có 3 ngăn) có kích
thước phù hợp và tương ứng với lượng công nhân tại từng bộ phận khác nhau
trong nhà máy.
Nước thải sau khi qua bể tự hoại được đấu nối vào hệ thống thu gom nước
thải của KCN Amata để dẫn về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của
KCN Amata. KCN Amata chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ nước thải khu công
nghiệp đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:
2011/BTNMT, cột A; K
q
= 1,1; K
f
= 1,0 trước khi qua hệ thống thoát nước của

khu vực và thải vào nguồn tiếp nhận là sông Đồng Nai.
* Tiêu chuẩn so sánh: Giới hạn đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
của KCN Amata.
2.1.3. Nước thải sản xuất
Trong quá trình hoạt động sản xuất của Công ty không phát sinh nước thải.
2.2. Nguồn ô nhiễm không khí
Dựa vào quy trình sản xuất, nguyên liệu, hoá chất và nhiên liệu sử dụng của
Công ty có thể xác định nguồn gây ô nhiễm không khí phát sinh trong quá trình
hoạt động của Công ty như sau:
2.2.1. Khí thải
Trong quá trình hoạt động sản xuất, môi trường không khí trong khu vực và
trong môi trường lao động sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác động sau đây:
* Ô nhiễm do bụi:
Bụi và khí thải sinh ra trong khuôn viên, sân bãi mỗi khi xe ra vào xuất
nhập nguyên vật liệu, sản phẩm tại kho nguyên liệu, kho thành phẩm của Công
ty.
* Ô nhiễm do khí thải:
- Khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, tháo dỡ nguyên
liệu hay sản phẩm; quá trình vận chuyển của các phương tiện vận tải vào ra
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 12
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
Công ty và hoạt động đi lại của công nhân trong phân xưởng. Các phương tiện
vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm sử dụng nhiên liệu chủ yếu là
điện, xăng, dầu diezel, các nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa
các chất gây ô nhiễm không khí. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải
trên chủ yếu là SO
x
, NO
x
, CO

x
, cacbuahydro, aldehyde và bụi. Nguồn gây ô
nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, tuy nhiên tải lượng ô nhiễm không
nhiều, do đó không gây tác động đáng kể đến môi trường xung quanh. Công ty
sử dụng xe nâng điện nên lượng khí thải không ảnh hưởng nhiều đến môi
trường.
- Ô nhiễm do mùi từ hệ thống thoát nước và khu vực lưu trữ chất thải rắn
sinh hoạt.
+ Mùi hôi phát sinh từ hệ thống thoát nước và khu vực lưu trữ chất thải rắn
sinh hoạt của công ty. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện vệ sinh của mỗi Công ty,
cách thức lưu trữ rác sinh hoạt tại Công ty mà có thể phát sinh mùi hôi hoặc
không.
+ Các loại mùi phát sinh chủ yếu là do các loại khí thải NH
3
, H
2
S.
+ Mùi hôi phát sinh từ hệ thống thoát nước và khu vực lưu chứa rác thải
sinh hoạt của công ty thì mùi phát sinh sẽ không đáng kể vì công ty có kế hoạch
thu gom và chứa rác sinh hoạt vào thùng kín, có nắp đậy, tránh nước mưa nên sẽ
hạn chế mùi phát sinh. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước được định kỳ nạo vét
tại các hố ga lắng cặn, tránh gây tắc nghẽn và gây mùi hôi.
* Tiêu chuẩn áp dụng: quy chuẩn Việt Nam về môi trường đối với chất
lượng khí thải:
- QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.
- Trong môi trường làm việc: Tiêu chuẩn vệ sinh 3733:2002 ban hành theo
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế (trung bình 8
giờ).
2.2.2. Tiếng ồn và nhiệt
* Tiếng ồn và rung động:

Tiếng ồn trong quá trình sản xuất của Công ty phát sinh từ các nguồn sau:
- Từ hoạt động của các thiết bị, máy móc sản xuất,…
- Từ các phương tiện vận chuyển ra vào công ty xuất nhập nguyên, nhiên
liệu, sản phẩm.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 13
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
Quy chuẩn áp dụng: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn: QCVN
26:2010/BTNMT.
* Vi khí hậu:
- Nhiệt độ cao trong phân xưởng chủ yếu do nhiệt thừa từ các máy móc
thiết bị sản xuất làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc của công nhân.
2.3. Chất thải rắn thông thường
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ về
việc quản lý chất thải rắn. Công ty có phát sinh những loại chất thải rắn thông
thường bao gồm: chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn sinh
hoạt.
2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Công ty có bố trí nhà ăn tập thể cho công nhân và nhân viên khối văn
phòng. Nhà ăn thuê bên ngoài có trách nhiệm mang thức ăn thừa về nên lượng
rác thải phát sinh không nhiều.
Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh ra chủ yếu là chất thải rắn từ các nhà vệ
sinh với số lượng cũng không nhiều do lượng giấy sau khi vệ sinh được cho vào
bể tự hoại.Thành phần của loại chất thải này là những chất hữu cơ dễ phân hủy
sinh học. Lượng chất thải rắn sinh hoạt của công ty phát sinh hàng tháng khoảng
75 kg/tháng.
2.3.2. Chất thải công nghiệp không nguy hại
Bao gồm các nhóm sau: nhóm giấy, nhóm kim loại, nhóm nhựa, nylon, vải
vụn,…. Phát sinh từ quá trình sản xuất. Lượng chất thải công nghiệp thông
thường không nguy hại của công ty phát sinh hàng tháng khoảng 11 tấn/tháng
Bảng 2.1. Danh sách chất thải thông thường phát sinh trong 05 tháng đầu

năm 2013
STT Tên chất thải
Số lượng phát
sinh(kg/tháng)
Số lượng đăng
ký (kg/tháng)
Đơn vị xử
lý, tái sử
dụng
1
Nhóm giấy, gỗ: giấy
lót, túi giấy, hộp
giấy, palet hư hỏng.
Công ty
TNHH MTV
Thanh Tùng
2
2 Nhóm kim loại:
thùng, hộp kim loại
- 50
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 14
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
STT Tên chất thải
Số lượng phát
sinh(kg/tháng)
Số lượng đăng
ký (kg/tháng)
Đơn vị xử
lý, tái sử
dụng

3
Nhóm nhựa: chai
nước
- 10
4 Nhóm khác - 40
5 Chất thải sinh hoạt 5.200 75
Tổng số lượng 16.200 275
2.4. Chất thải nguy hại
Căn cứ theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc quy định quản lý chất thải nguy hại chất thải
nguy hại. Công ty đã tiến hành kiểm kê, phân loại các loại chất thải nguy hại
phát sinh bao gồm: các ghẻ lau, bao tay dính dầu, bóng đèn hỏng, keo thải, hộp
mực máy fax, máy photocopy thải,…
Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất được thể hiện
rõ trong bảng sau:
Bảng 2.3 Bảng kê chi tiết khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong 05
tháng đầu năm 2013
STT Tên chất thải

CTNH
Số lượng
phát sinh
(kg/tháng)
Số lượng
đăng ký
(kg/tháng)
Phương
pháp xử lý
Đơn vị tiếp
nhận

CTNH
1
Hộp mực in
thải
08 02 04 - 40 ĐX
Công ty
TNHH
MTV
Thanh
Tùng 2
2 Keo thải 08 03 01 227 260
3
Bóng đèn
huỳnh quang
thải
16 01 06 - 01 HR
4
Thùng, chai,
lọ, chứa thành
phần nguy hại
18 01 01 - 50 ĐX
5
Giẻ lau dính
dầu nhớt
18 02 01 2.700 60 TĐ
Tổng số
lượng
2.927 411
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 15
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013

* Bảng so sánh lượng CTNH phát sinh trung bình trong 05 tháng đầu năm
so với lượng CTNH trong sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH
* Nhận xét:
Số lượng CTNH phát sinh trong 05 tháng đầu năm 2013 của Công ty tăng
hơn 15% so với số lượng CTNH đã đăng ký nên Công ty sẽ tiến hành điều
chỉnh, và xin cấp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mới.
2.5. Một số nguồn tác động khác
Sự cố trong quá trình hoạt động của công ty gồm có tai nạn lao động và chủ
yếu là cháy nổ do việc quản lý an toàn hệ thống điện không tuân thủ theo các
yêu cầu, quy phạm kỹ thuật. Hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ hoạt động
không tốt hoặc việc vận hành các thiết bị máy móc không đúng quy trình kỹ
thuật, quy định về an toàn.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 16
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
2.5.1. Nguy cơ cháy nổ
Nguy cơ cháy nổ là một mối đe dọa thường xuyên và có tác hại rất lớn, làm
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, gây nguy hại đến tính mạng
của công nhân viên… Các nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ:
- Vứt bừa bãi tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa
nguyên vật liệu dễ cháy nói chung như: khu vực chứa nguyên, nhiên vật liệu,
kho chứa thành phẩm.
- Lưu trữ các loại rác trong khu vực sản xuất, đặc biệt là ở các khu vực có
lửa hay tia lửa điện.
- Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt bị quá tải
trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy.
- Hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ hoạt động không tốt hoặc việc vận
hành các thiết bị máy móc không đúng quy trình kỹ thuật, quy định về an toàn.
Công ty sẽ chú ý đến các công tác phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an
toàn trong lao động sản xuất và hạn chế những tổn thất có thể xảy ra, có các biện
pháp nghiêm ngặt về phòng chống cháy nổ, trang bị đầy đủ các thiết bị phòng

cháy chữa cháy theo quy định của cơ quan PCCC.
2.5.2. Nguy cơ tai nạn lao động
Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động do:
- Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an lao động;
- Không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi vận hành máy móc, thiết bị
trong quá trình sản xuất.
- Sự bất cẩn về điện trong lúc vận hành các máy móc thiết bị cơ khí.
Xác suất xảy ra sự cố: Tùy thuộc vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc
an toàn lao động của công nhân trong từng trường hợp cụ thể.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 17
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ
THỰC HIỆN
Công ty đã từng bước thực hiện một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu và
xử lý ô nhiễm môi trường đồng thời kết hợp chương trình giám sát chất lượng
môi trường không khí, nước thải định kỳ 06 tháng/lần theo nội dung Bản cam
kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
3.1. Giảm thiểu khí thải, bụi, tiếng ồn
3.1.1. Giảm thiểu khí thải, bụi do giao thông
Trong khu vực công ty luôn có xe ra, vào để vận chuyển hàng hóa, vì vậy ô
nhiễm bụi và các khí thải do phương tiện giao thông là không tránh khỏi. Ô
nhiễm do khí thải, bụi từ các phương tiện giao thông là nguồn thải không tập
trung, khó kiểm soát và chỉ mang tính chất tạm thời trong quá trình xuất, nhập
nguyên liệu, sản phẩm bằng các phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, Công ty đã
hạn chế ô nhiễm từ các phương tiện giao thông bằng các biện pháp sau:
- Bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ, sân bãi và kho chứa nguyên vật liệu.
- Thường xuyên quét dọn, tạo ẩm khuôn viên công ty vào những ngày khô,
nóng.
- Yêu cầu các phương tiện giao thông khi ra vào khuôn viên công ty phải
giảm tốc độ dưới 10km/h để giảm thiểu ô nhiễm bụi.

- Đối với các phương tiện thuộc tài sản của công ty sẽ thường xuyên bảo
dưỡng định kỳ, sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh (S) thấp (<0,5%) để
hạn chế ô nhiễm phát sinh từ khí thải của các phương tiện này.
- Trồng cây xanh trong khuôn viên công ty để tránh bụi phát tán nhiều vào
không khí đồng thời cũng giảm thiểu được tiếng ồn, tạo không gian xanh cho
Công ty.
- Xây dựng nhà xưởng thông thoáng.
- Cung cấp thiết bị bảo hộ lao động.
3.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi trong môi trường sản xuất.
- Để giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi phát sinh trong quá trình hoạt động
sản xuất, Công ty trang bị hệ thống hệ thống quạt công nghiệp để hút bụi và làm
mát tại các khu vực phát sinh khí thải và bụi.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 18
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
- Đối với bụi từ quá trình bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm tại bãi chứa và bụi
từ các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực kho bãi thì Công ty đã thực hiện
việc phun nước hằng ngày nhất là vào những ngày nắng nóng nhằm tránh việc
bụi phát tán vào không khí cũng như tránh ảnh hưởng đến khu dân cư nằm xung
quanh. Ngoài ra, Công ty cũng cử người thu dọn vệ sinh sau mỗi ngày làm việc
để hạn chế nguồn bụi và tạo môi trường sạch sẽ trong Công ty.
3.1.4. Giảm thiểu tiếng ồn và nhiệt độ.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, tiếng ồn và nhiệt dư phát sinh là điều
không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu như bố trí các hạng mục công trình hợp lý,
xây dựng nhà xưởng cao thông thoáng sẽ hạn chế nhiệt độ cao trong môi trường
lao động. Để giảm thiểu tiếng ồn, nhiệt phát sinh trong quá trình sản xuất, công
ty đã áp dụng các biện pháp sau:
- Để giảm thiểu tiếng ồn công ty đã thực hiện các biện pháp sau:
+ Lắp bộ phận giảm âm, đệm cao su chống rung cho các máy móc thiết bị
có khả năng gây ồn cao.
+ Bố trí các thiết bị, máy móc hợp lý nhằm tránh tập trung các máy móc

gây ra tiếng ồn lớn trong cùng một khu vực hẹp.
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, thay thế những
bộ phận cũ để hạn chế tiếng ồn.
+ Có kế hoạch phân bổ các chuyến xe chuyên chở nguyên vật liệu ra vào
hợp lý để giảm tiếng ồn.
+ Các xe khi lưu thông trong khu vực Công ty phải giảm tốc độ dưới 10
km/h.
- Để hạn chế nhiệt độ cao, Công ty áp dụng các biện pháp sau:
+ Xây dựng nhà xưởng cao, thông thoáng; bố trí các cửa ra vào hợp lý và
nhờ vào thông gió tự nhiên để giảm nhiệt độ trong các phân xưởng.
+ Trang bị hệ thống quạt gió công nghiệp tại một số nơi trong phân xưởng
sản xuất để tăng cường thông gió cưỡng bức.
+ Tiến hành trồng cây xanh trong khu vực Công ty.
+ Tại khu vực văn phòng lắp đặt hệ thống điều hòa không khí và thông gió
thích hợp.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 19
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
3.2. Giảm thiểu ô nhiễm từ nước thải
3.2.1. Nước mưa chảy tràn
Nước xuất phát từ lượng nước mưa rơi trên mặt bằng của Công ty và chảy
tràn lôi cuốn theo các rác bẩn rơi vải trên mặt bằng của khu vực Công ty nếu
không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và
nước dưới đất tại khu vực. Ngoài ra, Công ty có bố trí công nhân quét dọn, thu
gom vệ sinh hàng ngày để hạn chế các chất bẩn có trên mặt bằng Công ty nhằm
giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước cũng như tạo môi trường sạch sẽ trong Công ty.
Công ty đã tách riêng tuyến thoát nước mưa và nước thải và thiết kế hệ
thống mương rãnh hở với các hố ga có song chắn rác nhằm thu gom lượng nước
mưa chảy tràn trên bề mặt các phân xưởng sau đó chảy vào cống thoát nước.
Công ty thường xuyên cử người quét dọn sạch sẽ, thu gom nguyên liệu rơi
vải trên bề mặt kho bãi nhằm tránh trường hợp nước mưa cuốn theo nguyên vật

liệu xuống hệ thống cống.
3.2.2. Nước thải sinh hoạt
Như đã trình bày ở trên, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn và
nhà vệ sinh của Công ty trung bình khoảng 39,2 m
3
/ngày.đêm. Toàn bộ lượng
nước thải sinh hoạt của công ty được thu gom, xử lý qua bể tự hoại ba ngăn có
ngăn lọc. Nước thải sinh hoạt tại các khu vệ sinh sẽ được thu gom vào các bể tự
hoại ba ngăn và được các vi sinh vật kỵ khí phân hủy dần các chất hữu cơ với
hiệu quả xử lý đạt 40 – 50%. Thời gian lưu nước trong bể khoảng 20 ngày thì
95% chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể. Cặn được giữ lại trong đáy bể từ 6 –
8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy
một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa
tan. Nước thải ở trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi
mới chuyển qua ngăn lọc và đưa vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của
công ty, bể tự hoại có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 20
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
Hình 1: Cấu tạo bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt
A: Ngăn tự hoại (ngăn thứ nhất), B: Ngăn lắng (ngăn thứ hai)
C: Ngăn lọc (ngăn thứ ba), D: Ngăn định lượng với xi phông tự động
1- Ống dẫn nước thải vào bể tự hoại; 2- Ống thông hơi; 3- Hộp bảo vệ; 4-
Nắp để hút cặn; 5- Đan bê tông cốt thép nắp bể; 6- Lỗ thông hơi; 7- Vật liệu lọc;
8- Đan rút nước; 9- Xi phông định lượng; 10- Ống dẫn nước thải đến công trình
xử lý tiếp theo.
* Nguyên lý hoạt động:
Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được dẫn đến hệ thống bể xử lý tự hoại,
thông qua các cống thoát đã được xi măng hóa. Bể tự hoại là công trình đồng
thời làm 2 chức năng: Lắng và phân hủy cặn lắng. Bể tự hoại được thiết kế 3
ngăn, khi nước thải đổ vào bể sẽ được giữ lại ở ngăn thứ I. Tại đây các chất rắn

lơ lửng có kích thước lớn được giữ lại và phần nước tiếp tục qua ngăn thứ II, ở
ngăn thứ II nước được giữ ổn định trong một thời gian, để tiếp tục lắng các chất
lơ lửng có kích thước hạt nhỏ. Mặt khác nước chứa trong bể tự hoại, dưới sự ảnh
hưởng của các vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy, một phần tạo
thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải được
giữ trong bể tự hoại trong một thời gian nhất định, để đảm bảo hiệu suất lắng
cũng như phân hủy. Nước thải sau khi qua các bể tự hoại được đấu nối vào hệ
thống xử lý nước thải tập trung của KCN Amata.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 21
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
3.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn thông thường
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Lượng rác thải phát sinh khoảng 75 kg/tháng. Thành phần chủ yếu là chất
thải rắn từ nhà vệ sinh. Công ty hợp đồng với Công ty TNHH MTV Thanh Tùng
2 thu gom vận chuyển và xử lý theo đúng quy định (hợp đồng đính kèm phụ
lục).
Công ty đã thực hiện việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn và phân
thành 2 nhóm chính:
- Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng: như phế phẩm từ văn phòng
- Nhóm các chất thải cần xử lý, chôn lấp: các chất thải hữu cơ và các loại
chất thải rắn khác không thể tái sử dụng.
3.3.2. Chất thải công nghiệp không nguy hại
Như trên đã trình bày, tất cả các loại chất thải công nghiệp không nguy hại
phát sinh tại Công ty gồm có: nhóm giấy, gỗ, nhóm kim loại, nhóm nhựa,…
Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, Công
ty đã thực hiện các biện pháp như:
Các chất thải có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng (bao bì và thùng giấy
đóng gói sản phẩm…) được thu gom và lưu trữ riêng từng loại trong kho chứa
và hợp đồng thu gom mua bán với Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 thu
gom, xử lý theo quy định (hợp đồng đính kèm phụ lục).

3.4. Chất thải nguy hại
Như trên đã trình bày, tất cả các loại chất thải nguy hại phát sinh tại Công
ty gồm có: hộp mực in, giẻ lau dính dầu nhớt, bóng đèn huỳnh quang,… được
Công ty thu gom, phân loại, lưu giữ an toàn tại kho chứa và hợp đồng với Công
ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 thu gom vận chuyển và xử lý theo đúng quy định
(đính kèm hợp đồng tại phần phụ lục).
Công ty đã thực hiện các trách nhiệm của Chủ nguồn thải CTNH theo quy
định của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại như sau:
- Thực hiện việc đăng ký, điều chỉnh Sổ Chủ nguồn thải chất thải nguy hại
theo quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 22
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
- Thực hiện đúng các nội dung của Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Phân loại CTNH, không để lẫn CTNH khác loại với nhau hoặc với chất
thải khác. Bố trí nơi lưu giữ tạm thời CTNH an toàn.
- Trong quá trình giao nhận chất thải nguy hại với đơn vị thu gom, xử lý
theo Hợp đồng được ký kết; Công ty đều tuân thủ quy định xuất chứng từ
CTNH theo đúng quy định.
- Định kỳ 06 tháng/lần, Công ty tuân thủ thực hiện việc báo cáo quản lý
chất thải nguy hại tại Công ty cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy
định.
- Thực hiện lưu trữ toàn bộ Chứng từ CTNH (liên 1 và liên 5) đã sử dụng,
các hồ sơ, tài liệu liên quan để sẵn sàng giải trình và cung cấp cho cơ quan có
thẩm quyền khi được yêu cầu.
- Áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTNH
ngay tại nguồn phát sinh; chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi chúng
được xử lý, tiêu huỷ an toàn, triệt để thông qua việc lựa chọn và ký hợp đồng

dịch vụ vận chuyển, xử lý CTNH với chủ hành nghề quản lý CTNH có đủ điều
kiện phù hợp cũng như theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý, tiêu huỷ
CTNH với sự trợ giúp của Chứng từ CTNH.
- Thực hiện kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và
chất thải nguy hại theo đúng quy định pháp luật.
- Theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý CTNH căn cứ vào nội dung
hợp đồng và chứng từ CTNH; lập sổ giao nhận CTNH để theo dõi loại, số
lượng, mã CTNH, thời gian, đơn vị tiếp nhận và xử lý CTNH.
- Phân công một cán bộ kiêm nhiệm để đảm nhiệm việc phân loại, quản lý
CTNH tại Công ty.
- Ngoài ra, căn cứ vào thực tế số lượng chất thải nguy hại phát sinh từ quá
trình hoạt động sản xuất và chứng từ giao nhận chất thải nguy hại; Công ty sẽ
thực hiện điều chỉnh Sổ Chủ nguồn thải CTNH theo đúng quy định trong trường
hợp có sự sai biệt với nội dung đã đăng ký.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 23
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
3.5. Giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và an toàn lao động
Công ty luôn chú trọng các vấn đề vệ sinh an toàn lao động và phòng chống
sự cố hóa chất, sự cố môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất. Cụ thể như
sau:
3.5.1. Vệ sinh an toàn nhân viên
Ngoài các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho môi trường khu vực, công ty
còn thực hiện các chương trình nhằm giảm thiểu ảnh hưởng bởi các tác nhân gây
ô nhiễm đối với sức khoẻ nhân viên như:
- Ban an toàn và công nhân thường xuyên được tập huấn an toàn lao động.
- Trang bị quần áo và phương tiện bảo hộ lao động cho nhân viên, tạo điều
kiện cho nhân viên làm việc thoải mái, dễ chịu theo các quy định hiện hành của
Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.
- Trưởng ban an toàn hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn
lao động của công nhân.

- Tổ chức các lớp học về an toàn lao động cho toàn bộ công nhân viên.
- Kiểm tra định kỳ tình trạng sức khỏe của công nhân theo quy định của
Nhà nước.
3.5.2. Phòng chống sự cố
- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng đường ống, thiết bị điện luôn an toàn
về độ kín, hoạt động tốt, vận hành an toàn.
- Kiểm tra định kỳ các thiết bị dễ gây ra sự cố, hệ thống điện, các cầu chì,
công tắc điện … để luôn đảm bảo an toàn trong sản xuất.
- Lắp đặt hệ thống chống sét tại các điểm cao nhất của nhà xưởng và được
kiểm tra định kỳ hàng năm.
- Trang bị các thiết bị và dụng cụ chữa cháy như: Bình CO
2
, bao bố,…theo
đúng tiêu chuẩn quy định. Các phương tiện này thường xuyên được kiểm tra và
được bố trí tại các nơi dễ dàng sử dụng khi xảy ra sự cố.
- Trong khu vực Công ty có gắn những thông tin cần thiết để khi có sự cố
xảy ra thì bất cứ nhân viên nào cũng có thể nhìn thấy và thông báo kịp thời đến
cơ quan có chức năng giải quyết.
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 24
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lần 01 năm 2013
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Để thực hiện chương trình giám sát môi trường lần 01 năm 2013 trong quá
trình hoạt động sản xuất theo hướng dẫn của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị
định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về
việc quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,

cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về việc quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường; Công ty đã kết hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao
động – Trung tâm Tư vấn Chuyển giao Công nghệ An toàn- Vệ sinh Lao động
và Bảo vệ Môi trường Miền nam tiến hành đo đạc thu mẫu không khí và mẫu
nước thải của Công ty trong tháng 6 năm 2013.
4.1. Vị trí và hình ảnh đo đạc, lấy mẫu giám sát môi trường
4.1.1. Vị trí đo đạc, lấy mẫu
Bảng 4.1. Vị trí các điểm lấy mẫu giám sát môi trường
STT Ký hiệu Vị trí đo đạc, lấy mẫu
1
T4- KK1 Khu cực cổng ra vào
2
T4- KK2 Khu vực trước văn phòng
3
T4- KK3 Khu vực in
4
T4- KK4 Khu vực máy gấp
5
T4- KK5 Khu vực xưởng mới
6
T4- KK6 Khu vực hoàn thành sản phẩm
7 T4- NT Nước thải tại cống thải
Công ty TNHH Dongsung Vina Printing 25

×