Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bộ đề khảo sát năng lực giáo viên tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.7 KB, 12 trang )

BỘ ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
(Tuyển dụng giáo viên tiểu học năm học 2016-2017)
Câu 1) Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh ?
Đáp án
Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là:
- Cách dạy lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người
tổ chức, hướng dẫn khuyến khích học sinh tham gia chủ động, sáng tạo vào quá trình học
tập.
Câu 2) Để dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, cần tiến hành các hoạt động
nào ?
Đáp án
Để dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên thường sử dụng
các hoạt động:
- Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích HS suy nghĩ tích cực học
tập;
- Tổ chức hoạt động để HS tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kết
quả học tập của mình,…
- Cho học sinh thảo luận theo cặp, nhóm, lớp;
- Đàm thoại khi giảng bài
- Thực hành (theo mẫu trong lớp hay ngoài lớp)
Câu 3) Nêu một số phương pháp dạy học tích cực mà bạn biết?
Đáp án (dựa theo Mã mô đun TH15 )
Một số phương pháp dạy học tích cực:
a). Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
* Đặt vấn đề
- Tạo tình huống có vấn đề;
- Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;
- Phát hiện vấn đề cần giải quyết
* Giải quyết vấn đề đặt ra



- Đề xuất cách giải quyết;
- Lập kế hoạch giải quyết;
- Thực hiện kế hoạch giải quyết.
* Kết luận:
- Thảo luận kết quả và đánh giá;
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
- Phát biểu kết luận;
- Đề xuất vấn đề mới.
b) Phương pháp hoạt động nhóm:
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Nhóm tự bầu nhóm
trưởng nếu thấy cần. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra
trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp
vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn
lớp, nhóm có thể cử ra một đại.
c) Phương pháp vấn đáp:
Là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh
có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung
bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương
pháp vấn đáp.
d) Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào
đó trong một tình huống giả định.
e) Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được
nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Câu 4) Phương pháp Bàn tay nặn bột là gì?
Đáp án
Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí
nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí

nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra


trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều
tra...
Câu 5) Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột?
Đáp án
Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám
phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học,
phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua
ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Câu 6) Kể tên các bước dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”?
Đáp án
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Bước 5: Kết luận kiến thức mới
Câu 7) Hãy nêu các hành vi giáo viên không được làm theo Điều lệ trường tiểu học.
Đáp án
Các hành vi giáo viên không được làm
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan
điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử
dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Câu 8) Nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học là gì?

Đáp án
Nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học là:


1) Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy
học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các
hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu
trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín
của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân
cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ
đồng nghiệp.
3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ,
đổi mới phương pháp giảng dạy.
4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định
của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá
của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.
6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ
chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
Câu 9) Trong điều lệ trường tiểu học quy định học sinh có quyền gì?
Đáp án
Quyền của học sinh
1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục
tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp
nhận.
2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo
quy định.
3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện
về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục
hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.
5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 10: Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không cho điểm theo Thông tư 30/2014
có bị cảm tính không?


Đáp án
Những nhận xét (bằng lời, viết) trong đánh giá thường xuyên gắn với nội dung
từng bài học, với từng bài tập cụ thể, từng sự tiến bộ của mỗi học sinh, là những câu nói
hay lời viết của thầy giáo/cô giáo với một học sinh hoặc nhóm học sinh về lỗi cần sửa
chữa cách sửa lỗi đó, về nội dung chưa hoàn thành và cách làm có thể hoàn thành nội
dung đó nên không thể cảm tính.
Câu 11) Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn theo Thông tư
30/2014 như thế nào?
Đáp án
Hàng ngày trong giờ học hay hoạt động giáo dục khác, có thể ngay từ lớp 1, giáo
viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn để dần
dần các em có khả năng tự đánh giá hoặc khả năng nhận xét, góp ý cho bạn để cùng tiến
bộ. Học sinh (nhóm học sinh) tự xem mình (nhóm mình) đã hoàn thành yêu cầu của cô
giáo chưa? Đã làm xong bài tập 1 chưa? Kiểm tra xem bài làm của mình có đúng như cô
chữa hay giống bài làm đúng của bạn vừa được cô nêu không? bạn làm bài đúng hết
chưa? Bạn viết số có đẹp không? Bạn đặt tính thẳng cột không? Bạn trình bày lời giải bài
toán thế nào?
Câu 12) Tham gia đánh giá thường xuyên cho học sinh gồm những đối tượng nào?
Đáp án
Tham gia đánh giá thường xuyên cho học sinh gồm những đối tượng: Giáo
viên, học sinh; khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.
Câu 13) Đề bài kiểm tra định kì phải đảm bảo các yêu cầu nào?

Đáp án
Đề bài kiểm tra định kì phải đảm bảo các yêu cầu:
- Phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng,
- Các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh.
- Đảm bảo đủ thời gian làm bài cho học sinh.
Câu 14) Anh chị hiểu thế nào về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?
Chuẩn nghề nghiệp GVTH là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị,
đạo đức lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được
nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.


Câu 15) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các lĩnh vực nào?
Đáp án
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các lĩnh vực: Phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm.
Câu 16) Anh (hoặc chị) hãy cho biết các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của
viên chức được quy đinh tại Luật viên chức ngày 15/11/2010?
Đáp án
Theo quy định Luật viên chức ngày 15/01/20 10 các nguyên tắc trong hoạt động
nghề nghiệp của viên chức được quy định như sau:
Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hoạt
động nghề nghiệp.
2.
Tận tụy phục vụ nhân dân.
3.
Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp
và quy tắc ứng xử.
4.
Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và
của nhân dân.

1.

Câu 17) Anh (hoặc chị) hãy cho biết quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ
liên quan đến tiền lương của viên chức được quy định tại Luật viên chức ngày
15/11/2010?
Đáp án
Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 quyền của viên chức về tiền lương
và các chế độ liên quan đến tiền lương của viên chức được quy định như sau:
1.
Được trả lương tương ứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức
vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng
phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải
đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy
hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.


Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiềm làm đêm, công tác phí và chế độ khác
theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
2.

Câu 18)Anh (hoặc chị) hãy cho biết quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
được quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010?
Đáp án
Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 quyền của viên chức về hoạt
động nghề nghiệp được quy định như sau:
1.
2.

Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trịm, chuyên môn, nghiệp

vụ.
Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc
nhiệm vụ được giáo.
6.
Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của
pháp luật.
7.
Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật.
3.
4.
5.

Câu 19) Anh (hoặc chị) hãy cho biết quyền của viên chức về nghỉ ngơi được quy
định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010?
Đáp án:
Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 quyền của viên chức về nghỉ
ngơi được quy định như sau:
1.
Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về
lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết
số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không
nghỉ.
2.
Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc
trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm

để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải
được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.


3.
Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng
lương theo quy định của pháp luật.
4.
Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và
được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 20) Anh (hoặc chị) hãy cho biết các quyền khác của viên chức được quy định
tại Luật viên chức ngày 15/11/2010?
Đáp án
Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 viên chức còn các quyền khác
được quy định như sau:
1.

Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế, xã

hội.
Được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở.
Được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước
ngoài theo quy định của pháp luật
4.
Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được
giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận
là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
2.
3.




CÂU HỎI TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 1) Khi bạn bước vào lớp cả lớp đứng lên rất ngay ngắn chào cô giáo. Nhưng khi nhìn
xuống dưới lớp bạn phát hiện có một học sinh vẫn ngồi. Trước tình huống ñó bạn sẽ xử lí
như thế nào ?
- Cho học sinh ngồi xuống và đi đến chỗ học sinh để tìm hiểu nguyên nhân vì sao em học
sinh đó không thể ñứng dậy chào cô như các bạn. Nếu không thấy học sinh trình bày
được lí do chính đáng thì nghiêm khắc yêu cầu em đó lần sau phải đứng dậy và có ý thức
khi cô giáo vào lớp.
Câu 2) Một em học sinh rất hay đi học muộn. Gia đình học sinh đó có hoàn cảnh khó
khăn. Là giáo viên chủ nhiệm, anh (chị) sẽ làm gì?
Đến gia đình học sinh đó để tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình học sinh. Sau đó bàn bạc
với lớp tìm cách giúp đỡ em học sinh đó.
Câu 3) Trong khi chấm bài kiểm tra, bạn thấy có một trường hợp học sinh mức học chỉ ở
mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với trường hợp như vậy giờ trả bài kiểm
tra bạn ứng xử như thế nào?
Khen ngợi em đó có nhiều cố gắng trong học tập và mời em đó lên bảng trình bày
lại cho cả lớp nghe. Nếu bài làm tốt thì cần tuyên dương về sự có gắng của em đó, nếu
không làm được thì khuyên em cần phát huy và cố gắng hơn nữa và nhắc nhở cả lớp cần
có tính trung thực trong học tập, nhất là trong kiểm tra. Tuyệt đối khống nói em đã copy
hay nhìn bài bạn trong kiểm tra.
Câu 4) Trong giờ học, giáo viên ñang say sưa giảng bài mới thì có một học sinh mất trật
tự. Nếu là giáo viên trên, bạn ứng xử như thế nào?
Dừng giảng bài trong giây lát, nhìn về phía nhóm có học sinh mất trật tự. Chờ lớp
im lặng rồi tiếp tục giảng bài. Cuối buổi học gặp riêng em học sinh đó để nhắc nhở.
Câu 5) Một học sinh có thói quen thường xuyên xin GVCN đi vệ sinh nhiều lần trong
giờ học. Là GVCN bạn sẽ làm gì?



Hướng giải quyết: Trao đổi với PH về tình hình em thường xuyên xin GVCN đi vệ
sinh nhiều lần trong giờ học để nắm xem em có mắc bệnh gì không? Nếu có thì đề nghị
PH tìm bác sĩ điều trị, nếu không thì GVCN phối hợp PH giúp em hiểu và chấm dứt tình
trạng trên.
Câu 6) Ngay từ đầu năm học, một phụ huynh rất quan tâm đến con em và rất có tình
cảm với GVCN thường hay tặng quà cho GVCN. PH này luôn ao ước và thường xuyên
nhắc khéo bạn về mong ước của mình là con của họ được nằm trong danh sách 5 bạn học
sinh tiêu biểu để được nhận giấy khen và phần thưởng cuối năm. Rất tiếc em này không
đạt đủ tiêu chuẩn học sinh tiêu biểu. Là GVCN bạn sẽ làm gì?
Cám ơn tình cảm tốt đẹp của PH dành cho mình. Giải thích cho PH hiểu về sự
công bằng trong đánh giá xếp loại và nhấn mạnh với PH rằng tình cảm PH dành cho
mình không liên quan đến việc đánh giá xếp loại con của họ. Ngay từ đầu năm phối hợp
với PH để việc học tập của con họ ngày càng tiến bộ.
Câu 7) Trong lớp bạn chủ nhiệm, có một học sinh thường xuyên đi học muộn. Đến lớp,
thường hay thiếu đồ dùng học tập, là GV chủ nhiệm của lớp, anh (chị) làm gì để khắc
phục tình trạng trên?
Bạn phải liên hệ với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân em đi trễ và phối hợp với PH
khắc phục. Bên cạnh đó bạn cần tìm hiểu xem do đâu mà em thường hay thiếu đồ dùng
học tập, nếu do hoàn cảnh khó khăn thì bạn có thể vận động lớp hoặc đề xuất BGH, Hội
CMHS, quỹ khuyến học hỗ trợ….
Câu 8) Một học sinh trong lớp vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phụ huynh đến trình
bày với giáo viên chủ nhiệm xin cho con nghỉ học. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ
ứng xử ra sao?
Trao đổi với gia đình: Em đó là một học sinh còn ở tuổi phổ cập giáo dục tiểu học
nên nhà trường không thể để em nghỉ học. Giáo viên chủ nhiệm cũng mong gia đình cho
biết những khó khăn cụ thể để giáo viên chủ nhiệm sẽ bàn bạc với tập thể lớp, Hội phụ
huynh học sinh, Hội khuyến học của địa phương có biện pháp giúp đỡ cụ thể.
Câu 9) Giả sử trong lớp anh (chị) có một số học sinh cá biệt, học thì tiếp thu chậm lại
hay vi phạm nội quy. Là GVCN bạn sẽ làm gì để giúp các em này tiến bộ? Theo bạn
phương pháp giáo dục quan trọng nhất để giúp các em này tiến bộ là phương pháp nào?



Nắm tình hình học lực từng em để có biện pháp giảng dạy phù hợp. Giao nhiệm vụ
cho từng em theo tình trạng cá biệt của mỗi em.
Ví dụ: Em hay nói chuyện thì giao nhiệm vụ nhắc nhở các bạn không nói chuyện.
Phát động thi đua về sự tiến bộ của từng bạn. Kịp thời biểu dương, khen thưởng sự tiến
bộ dù là nhỏ nhất của từng em.
Phương pháp giáo dục quan trọng nhất để giúp các em này tiến bộ là phương pháp
động viên, khuyến khích để các em tiến bộ.
Câu10) Một lần cô (thầy) giáo trả sổ liên lạc cho học sinh, yêu cầu các em mang về nhà
cho bố mẹ xem và ký tên. Khi cô (thầy) giáo thu lại sổ phát hiện chữ ký trong sổ liên lạc
của một em học sinh có chữ giả mạo. Là cô (thầy) giáo đó bạn sẽ làm gì?
Gặp riêng em học sinh đó yêu cầu giải thích: “tại sao em lại làm như vậy?’’ và
phân tích cho học sinh đó hiểu rằng việc làm của em là không đúng, khuyên nhủ em lần
sau không được tái phạm nữa .



×