Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

BTL Phân tích hoạt động kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.93 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

BÀI TẬP LỚN
MÔN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

HỌ TÊN:

PHAN QUỲNH NGA

MSV:

58040

NHÓM:

N01

GVHD:

NGUYỄN THỊ KIM LOAN

HẢI PHÒNG - 2017


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp là công tác quan trọng không thể


thiếu được trong quản trị kinh doanh. Phân tích kinh tế kinh tế nhằm mục đích giúp sinh
viên tìm hiểu, nắm vững các vấn đề thực tế ở doanh nghiệp, đồng thời vận dụng các kiến
thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Từ đó vạch ra những nguyên nhân, xác định những nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất biện pháp khai thác tiềm lực bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở cải tiến công
nghệ, kỹ thuât, đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả tư liệu sản
xuất, lao động và vốn.
Đối với các sinh viên kinh tế, đặc biệt là sinh viên ngành kinh tế ngoại thương,
những kiến thức về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cực kỳ cần thiết,
là hành trang quan trọng nhất trước khi bước vào đời. Chính vì vậy đồ án về phân tích
các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp sẽ thật sự là hữu ích cho các sinh viên, bởi đó
không chỉ là những kiến thức thực tế mà còn là cơ sở để thực hiện đề tài tốt nghiệp của
mình.
Nhận thức rõ được điều này, khi tiến hành nghiên cứu môn học em đã tích cực tìm
tòi những tài liệu, kết hợp với những kiến thức thực tế mà bản thân đã thu lượm được, và
với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Kim Loan, em đã hoàn thành được đồ
án môn học này. Nội dung của đồ án bao gồm bốn chương:
Chương 1: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuât của doanh nghiệp
theo mặt hàng.
Chương 2: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuât của doanh nghiệp
theo chỉ tiêu sử dụng sức lao động.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị.
Đây là hai nhóm chỉ tiêu quan trọng thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất
kỳ một doanh nghiệp nào. Qua phân tích hai nhóm chỉ tiêu này em đưa ra được những
biện pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, từng bước cải thiện tình hình sản xuất
kinh doanh, đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra của tổ chức và của cả nền kinh tế.


Tuy nhiên vì còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình thiết kế

đồ án này em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong
muốn có được sự chỉ bảo của cô để giúp em vững vàng hơn trong việc nghiên cứu cũng
như trong việc hoàn thành môn học quan trọng này.
Em xin chân thành cảm ơn cô!


CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN
XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP THEO MẶT HÀNG
1.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích theo mặt hàng
1.1.1

Mục đích

‒ Phân tích tình hình đảm bảo hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng để đánh giá thuận lợi,
khó khăn, tồn tại trong tổ chức thu mua ở từng mặt hàng
‒ Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ, kế hoạch thực hiện mua hàng. Nghiên cứu
các nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến hoạt động thu mua ở từng mặt hàng chủ
lực của công ty.
‒ Từ đó đề xuất giải pháp cụ thể đối với từng mặt hàng để tổ chức tốt hơn công tác thu mua
hàng phục vụ kế hoạch xuất khẩu hàng hóa.
Để đánh giá tinh hình thực hiện kế hoạch theo các mặt hàng, ta tính tỷ lệ hoàn
thành kết hoạch theo các mặt hàng:
Trong đó

: Số lượng thực tế đảm bảo trong giới hạn kế hoạch
: Số nhóm mặt hàng chủ yếu

1.1.2

Ý nghĩa


‒ Tăng cường xuất nhập khẩu hàng hoá hợp lý có ý nghĩa kinh tế to lớn trong việc góp
phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế quốc dân, tăng thu nhập dân cư và giải quyết tốt
chính sách lao động xã hội, sử dụng có hiệu quả khả năng tiềm tàng của sản xuất, cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế và nâng cao địa vị kinh tế nước nhà trên trường quốc tế.
Với ý nghĩa của việc kinh doanh xuất nhập khẩu ta phải phân tích tình hình XNK hàng
hoá.
‒ Phân tích tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện
những khả năng tiềm tàng chưa được sử dụng, vạch rõ những thành tích và khuyết điểm
trong quá trình kinh doanh, từ đó có biện pháp tối ưu nhằm thúc đẩy quá trình kinh doanh
đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc phân tích tình hình XNK hàng hoá trở lên cần thiết để tạo


điều kiện DN chủ động sáng tạo trong việc tiếp cận thị trường thế giới, mở rộng giao lưu
hàng hoá với nước ngoài và kinh doanh có lãi.
1.2 Viết phương trình kinh tế
Gọi

GSX

là tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp

(103đ)

G1

là giá trị sản xuất theo mặt hàng áo khoác

(103đ)


G2

là giá trị sản xuất theo mặt hàng áo thun

(103đ)

G3

là giá trị sản xuất theo mặt hàng Vest

(103đ)

G4

là giá trị sản xuất theo mặt hàng mũ thể thao

(103đ)

G5

là giá trị sản xuất theo mặt hàng quần Jeans

(103đ)

G6

là giá trị sản xuất theo mặt hàng quần Shorts

(103đ)


G7

là giá trị sản xuất theo mặt hàng Balo

(103đ)

G8

là giá trị sản xuất theo mặt hàng kính râm

(103đ)

Phương trình kinh tế: GSX = G1 + G2 + G3 + G4 + G5 + G6 + G7 + G8
1.3 Xác định đối tượng phân tích
Gọi

là tổng giá trị sản xuất của các mặt hàng kỳ gốc
= 109.316.837 (103đ)

Gọi

là tổng giá trị sản xuất của các mặt hàng kỳ nghiên cứu
= 98.167.815 (103đ)

 Đối tượng phân tích: GXK = -11.149.022 (103đ)
1.4 Lập bảng phân tích giá trị sản xuất theo mặt hàng

(103đ)



BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THEO MẶT HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP

STT Mặt hàng SX
hiệu

Kỳ gốc
Quy mô
Tỷ trọng
3
(10 đ)
(%)

Kỳ nghiên cứu
Quy mô
Tỷ trọng
3
(10 đ)
(%)

So
sánh
(%)

Chênh lệch
(103đ)

MĐAH =>
GSX (%)

1


Áo khoác

G1

17.304.855

15,83

11.485.634

11,70

66,37

-5.819.221

-5,32

2

Áo thun

G2

9.947.832

9,10

8.246.097


8,40

82,89

-1.701.735

-1,56

3

Vest

G3

19.458.397

17,80

15.805.018

16,10

81,22

-3.653.379

-3,34

4




G4

10.647.460

9,74

10.111.285

10,30

94,96

-536.175

-0,49

5

Quần jeans

G5

14.867.090

13,60

13.448.991


13,70

90,46

-1.418.099

-1,30

6

Quần shorts

G6

12.462.119

11,40

14.852.790

15,13

119,18

2.390.671

2,19

7


Balo

G7

11.718.765

10,72

13.252.655

13,50

113,09

1.533.890

1,40

8

Kính râm

G8

12.910.319

11,81

10.965.345


11,17

84,93

-1.944.974

-1,78

GSX

109.316.837

100,00

98.167.815

100,00

89,80

-11.149.022

Giá trị sản xuất
Họ tên:

Phan Quỳnh Nga

MSV:


58040

Lớp:

KTN55 – ĐH2

GVHD: Nguyễn Thị Kim Loan


1.5 Tiến hành phân tích
1.5.1

Đánh giá chung
Qua bảng phân tích về giá trị sản xuất theo mặt hàng của doanh nghiệp, ta thấy giá

trị sản xuất có sự thay đổi sự thay đổi rõ rệt qua hai kì:
+ Ở kỳ gốc: Giá trị sản xuất là 109.316.837 (103đ)
+ Ở kỳ nghiên cứu: Giá trị sản xuất là 98.168.815 (103đ)
Như vậy, giá trị sản xuất ở kỳ nghiên cứu đã giảm 11.149.022 (10 3đ), so với kỳ
gốc chỉ bằng 89,80%.
Sự giảm mạnh về giá trị sản xuất của doanh nghiệp là do chịu sự tác động của j8
mặt hàng: áo khoác, áo thun, vest, mũ, quần jeans, quần shorts, balo và kính râm.
Trong đó, hai mặt hàng quần shorts và balo làm tăng giá trị sản xuất của doanh
nghiệp:
+ Mặt hàng quần shorts làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng mạnh nhất. Giá
trị sản xuất của mặt hàng quần shorts tăng từ 12.462.119 (10 3đ) ở kỳ gốc lên tới
14.852.790 (103đ) ở kỳ nghiên cứu, tức nhiều hơn kỳ gốc 2.390.671 (10 3đ), bằng
119,18% so với kỳ gốc. Điều này đã làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng 2,19%
+ Mặt hàng Balo làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng ít nhất. Giá trị sản
xuất của mặt hàng Balo tăng từ 11.718.765 (103đ) ở kỳ gốc lên tới 13.252.655 (103đ) ở kỳ

nghiên cứu, tức nhiều hơn kỳ gốc 1.533.890 (10 3đ), bằng 113,09% so với kỳ gốc. Điều
này đã làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng 1,40%.
Các mặt hàng áo khoác, áo thun, vest, mũ, quần jeans, kính râm làm giảm giá trị
sản xuất của doanh nghiệp:
+ Mặt hàng áo khoác làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp giảm mạnh nhất. Giá
trị sản xuất của mặt hàng áo khoác giảm mạnh từ 17.304.855 (103đ) ở kỳ gốc còn
11.485.634 (103đ) ở kỳ nghiên cứu, tức ít hơn kỳ gốc 5.819.221 (10 3đ), bằng 66,37% so
với kỳ gốc. Điều này đã làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp giảm 5,32%.


+ Mặt hàng mũ làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp giảm ít nhất. Giá trị sản xuất
của mặt hàng mũ giảm từ 10.647.460 (10 3đ) ở kỳ gốc còn 10.111.285 (10 3đ) ở kỳ nghiên
cứu, tức ít hơn kỳ gốc 536.175 (10 3đ), bằng 94,96% so với kỳ gốc. Điều này làm giá trị
sản xuất của doanh nghiệp giảm 0,49%.
Để tìm hiểu nguyên nhân làm giảm mạnh giá trị sản xuất của doanh nghiệp, ta tiến
hàng phân tích chi tiết từng mặt hàng.
1.5.2

Phân tích chi tiết

1.5.2.1 Phân tích chi tiết mặt hàng áo khoác
+ Biến động kinh tế
Từ bảng phân tích, ta thấy giá trị sản xuất của mặt hàng áo khoác giảm mạnh từ
17.304.855 (103đ) ở kỳ gốc còn 11.485.634 (103đ) ở kỳ nghiên cứu, tức ít hơn kỳ gốc
5.819.221 (103đ), bằng 66,37% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng giảm tương đối của giá
trị sản xuất của mặt hàng áo khoác tới giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 5,32%.
Nguyên nhân dẫn đến việc giảm giá trị sản xuất của mặt hàng áo khoác là:
+ Nguyên nhân 1: Do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên của trái đất
Ở mùa đông của kỳ nghiên cứu, nhiệt độ trung bình của khu vực tăng 2 0C so với
kỳ gốc, nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 10 0C, thời gian chịu ảnh hưởng của không khí lạnh

không nhiều, chỉ từ 10-15 ngày trong mùa nên nhu cầu của người dân đối với mặt hàng
áo khoác giảm mạnh.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 2: Công ty không có cải tiến về mẫu mã, ít mẫu đẹp
Do ở kỳ gốc, công ty có những mẫu mã về áo khoác đẹp hơn so với thị trường nên
sang kỳ nghiên cứu công ty chủ quan không chủ trương thay đổi nhiều cũng như cải tiến
mẫu mã, màu sắc của mặt hàng áo khoác. Nhiều kiểu áo khoác cũ không còn được khách
hàng yêu thích nữa.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 3: Thị trường xuất hiện nhiều kiểu dáng áo khoác phong phú


Ở kỳ nghiên cứu, nhiều công ty khác trên thị trường chủ trương sản xuất nhiều
loại áo khoác bomber, hiện đang được phần lớn khách hàng ưu chuộng hiện nay do ảnh
hưởng từ các bộ phim Hàn Quốc. Điều này đã làm tác động giảm giá trị sản xuất của
công ty về mặt hàng áo khoác.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 4: Nhân viên bộ phận thiết kế áo khoác ít tính sáng tạo
Ở kỳ đầu nghiên cứu, công ty vẫn còn nhiều nhân viên ở bộ phận thiết kế trình độ
kém, thiếu khả năng sáng tạo, không thiết kế được các mẫu mã mặt hàng áo khoác thời
trang, theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
KẾT LUẬN:
+ Trong các nguyên nhân nêu trên:
‒ Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực.
‒ Nguyên nhân 2 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực.
+ Biện pháp đề xuất cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN2):
Chủ động trong việc tiếp cận xu hướng của thị trường để cải tiến mẫu mã, màu
sắc, chất lượng của mặt hàng áo khoác để chiếm được lòng tin, sự yêu thích của khách
hàng trên thị trường về các mặt hàng của công ty nói chung và áo khoác nói riêng. Đồng

thời, bổ sung các hoạt động khuyến mại, chiết khấu cho khách hàng.
1.5.2.2 Phân tích chi tiết mặt hàng áo thun
+ Biến động kinh tế
Từ bảng phân tích, ta thấy giá trị sản xuất của mặt hàng áo thun giảm từ 9.947.832
(103đ) ở kỳ gốc còn 8.246.097 (10 3đ) ở kỳ nghiên cứu, tức ít hơn kỳ gốc 1.701.735
(103đ), bằng 82,89% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng giảm tương đối của giá trị sản
xuất của mặt hàng áo thun tới giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 1,56%. Nguyên nhân
dẫn đến việc giảm giá trị sản xuất của mặt hàng áo thun là:


+ Nguyên nhân 1: Nhu cầu của khách hàng đối với mặt hàng áo thun giảm
Trên thị trường ở kỳ nghiên cứu, xuất hiện nhiều kiểu áo thời trang, cá tính như áo
croptop, áo xẻ tà,... với mẫu mã đẹp mắt, được phần lớn bộ phận khách hàng ưa chuộng.
Thay vào đó, sự yêu thích của khách hàng đối với áo thun giảm, sức mua, tiêu dùng ít
hơn so với kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 2: Nhiều sản phẩm áo thun của công ty bị lỗi khi sản xuất
Do phải sản xuất một số lượng lớn mặt hàng áo thun nên không thể tránh khỏi việc
sai sót. Tuy nhiên ở kỳ nghiên cứu, lượng hàng lỗi do bung chỉ, loang màu, sai kích
thước nhiều hơn so với kỳ gốc dẫn đến việc nhiều lô hàng bị trả về xưởng sản xuất. Điều
này làm giảm giá trị sản xuất của công ty.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 3: Dây chuyền sản xuất áo thun cũ, làm hỏng hàng
Dây chuyên sản xuất áo thun của công ty được nhập khẩu từ Đức từ 10 năm trước,
đến kỳ nghiên cứu đã bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu sai sót, lỗi khiến cho hàng sản
xuất ra không được chính xác như các chỉ số đã đưa ra. Điều này dẫn đến nhiều sản phẩm
xuất hiện sai hỏng.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 4: Nguồn nguyên liệu vải sản xuât áo thun gặp khó khăn
trong quá trình nhập khẩu về nước

Ở giữa kì nghiên cứu, lô nguyên liệu vải sản xuất áo thun của công ty trên con tàu
UNIVERSE do công ty Thiên Bình vận chuyển bị lật, chìm tàu, khiến cho lô hàng này
không về được đến công ty để đáp ứng kịp tiến độ sản xuất, số lượng mặt hàng áo thun
sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu của thị trường
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
KẾT LUẬN
+ Trong các nguyên nhân nêu trên:


‒ Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực.
‒ Nguyên nhân 2 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực.
+ Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN2):
Công ty cần nâng cấp, thường xuyên bảo dưỡng máy móc sản xuất của mặt hàng
áo thun để hạn chế tối đa tình trạng xuất hiện lỗi khi sản xuất. Ngoài ra, xưởng sản xuất
cũng cần thêm bộ phận kiểm tra hàng hóa để hạn chế việc đưa các mặt hàng lỗi tới tay
người tiêu dùng, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
1.5.2.3 Phân tích chi tiết mặt hàng Vest
+ Biến động kinh tế
Từ bảng phân tích, ta thấy giá trị sản xuất của mặt hàng bộ Vest giảm từ
19.458.397 (103đ) ở kỳ gốc còn 15.805.018 (103đ) ở kỳ nghiên cứu, tức ít hơn kỳ gốc
3.653.379 (103đ), bằng 81,22% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng giảm tương đối của giá
trị sản xuất của mặt hàng Vest tới giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 3,34%. Nguyên
nhân dẫn đến việc giảm giá trị sản xuất của mặt hàng Vest là:
+ Nguyên nhân 1: Ở kỳ nghiên cứu, số ngày đẹp ít hơn so với kỳ gốc nên
người dân ít có nhu cầu mặc Vest để đi đám, cỗ
Vest là mặt hàng thường được tiêu thụ để phục vụ để dự các buổi lễ, tiệc quan
trọng như đám cưới, các buổi họp thường kỳ,... hoặc được sử dụng như đồng phục ở một
vài tổ chức. Tuy nhiên ở kỳ nghiên cứu, số ngày lễ, ngày đẹp để tổ chức các buổi tiệc ít
hơn so với kỳ gốc nên lượng tiêu thụ mặt hàng Vest cũng giảm bớt.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

+ Nguyên nhân 2: Nhiều bạn hàng của công ty giảm bớt đơn đặt hàng Vest
Do Vest không phải là mặt hàng phổ biến trên thị trường, thường chỉ được sử
dụng trong các buổi lễ trang trọng nhưng giá cả lại chát hơn so với các mặt hàng khác
nên nhiều bạn hàng của công ty đã gửi quyết định giảm đơn đặt hàng đối với mặt hàng
Vest.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.


+ Nguyên nhân 3: Công ty không sản xuất nhiều kích cỡ để phục vụ thị
trường
Vest là mặt hàng phục vụ cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, sản
phẩm về Vest của công ty chủ đạo là sản xuất cho nam ở độ tuổi trung niên. Điều này
làm hạn chế sức tiêu thụ mặt hàng Vest của công ty.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 4: Công ty thu hẹp quy mô sản xuất đối với Vest
Do chi phí cho nguyên vật liệu để sản xuất Vest lớn so với các loại mặt hàng khác
nên để tiết kiệm chi phí sản xuất, ở kỳ nghiên cứu, công ty ra quyết định giảm bớt lượng
hàng Vest sản xuất ra, chỉ tập trung vào đối tượng nhất định là nam ở tuổi trung niên.
Việc này ảnh hưởng đến lượng hàng tiêu thụ, làm giảm lượng hàng bán ra của công ty.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
KẾT LUẬN:
+ Trong các nguyên nhân nêu trên:
‒ Nguyên nhân 2 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực.
‒ Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực.
+ Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN3):
Tích cực tìm hiểu về thị trường của mặt hàng Vest để có những quyết định sản
xuất đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của tất cả các khách hàng ở những khu vực, độ tuổi
khác nhau. Đồng thời cũng phải đảm bảo công tác tìm hiểu thị trường nhanh chóng,
chính xác để tiết kiệm thời gian, chi phí cho công ty.
1.5.2.4 Phân tích chi tiết mặt hàng mũ

+ Biến động kinh tế
Từ bảng phân tích, ta thấy giá trị sản xuất của mặt hàng mũ giảm từ 10.647.460
(103đ) ở kỳ gốc còn 10.111.285 (103đ) ở kỳ nghiên cứu, tức ít hơn kỳ gốc 536.175 (10 3đ),
bằng 94,96% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng giảm tương đối của giá trị sản xuất của


mặt hàng mũ tới giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 0,49%. Nguyên nhân dẫn đến việc
giảm giá trị sản xuất của mặt hàng mũ là:
+ Nguyên nhân 1: Công ty chuyên cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phầm
bị phá sản.
Ngành may mặc có những tính chất đặc thù riêng như hầu hết là gia công cho
nước ngoài hoặc tự sản xuất để xuất khẩu do vậy khi các công ty chuyên cung ứng
nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm của mũ bị phá sản, mặt hàng mũ sẽ không
thể sản xuất được lượng lớn mũ, dẫn tới giá trị suất của mặt hàng mũ giảm.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 2: Mũ được sản xuất trên thị trường nhiều nên giá giảm
Tại kỳ nghiên cứu, trên thị trường có nhiều loại mũ mẫu mã đẹp được sản xuất
nhiều hơn so với kỳ gốc, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, cung lớn hơn cầu
dẫn đến giá mũ giảm. Điều đó dẫn đến giá trị sản xuất mũ cũng giảm.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 3: Chất lượng mũ giảm
Do không chú trọng đến đầu tư máy móc kỹ thuật sản xuất mũ nên ở kỳ nghiên
cứu chất lượng mũ kém hơn so với kỳ gốc. Điều này làm cho sự ưu chuộng của người
tiêu dùng đối với mũ của công ty giảm, giá trị sản xuất cũng giảm.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 4: Công tác quản lý trong sản xuất kém
Quản lý xưởng sản xuất mũ của công ty sao nhãng trong công việc, làm việc
không hiệu quả, khiến cho công nhân không làm việc hết năng suất, số công nhân nghỉ
giữa giờ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng sản xuất của sản phẩm mũ.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.

KẾT LUẬN:
+ Trong các nguyên nhân nêu trên:


‒ Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực.
‒ Nguyên nhân 4 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực.
+ Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN4):
Công ty cần chú trọng công tác quản lý nhân viên, thúc đẩy công nhân làm việc
hiệu quả. Có các chính sách khuyến khích lương cho người lao động làm việc có hiệu
quả để họ tích cực và gắn bó với công ty. Đồng thời, sa thải những nhân viên làm việc
kém năng suất, không chú tâm trong công việc.
1.5.2.5 Phân tích chi tiết mặt hàng quần Jeans.
+ Biến động kinh tế
Từ bảng phân tích, ta thấy giá trị sản xuất của mặt hàng quần Jeans giảm mạnh từ
14.867.090 (103đ) ở kỳ gốc còn 13.448.991 (103đ) ở kỳ nghiên cứu, tức ít hơn kỳ gốc
1.418.099 (103đ), bằng 90,46% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng giảm tương đối của giá
trị sản xuất của mặt hàng quần Jeans tới giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 1,30%.
Nguyên nhân dẫn đến việc giảm giá trị sản xuất của mặt hàng quần Jeans là:
+ Nguyên nhân 1: Những sản phẩm làm từ chất liệu Jeans lỗi thời
Các sản phẩm về làm từ chất liệu Jeans thường cứng và nóng nên rất ít đơn đặt
hàng. Trong khi đó, ở kỳ nghiên cứu, các sản phầm quần làm từ kaki, vải chiếm được
nhiều sự ưa thích của khách hàng do tính mỏng và mát.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 2: Công nhân đình công
Vào giai đoạn giữa kỳ nghiên cứu, công nhân của công ty đình công đòi tăng
lương khiến việc sản xuất bị gián đoạn. Điều này dẫ đến giá trị sản xuất của mặt hàng
quần Jeans giảm.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 3: Đơn vị Marketing hoạt động kém hiệu quả



Trên thị trường mặt hàng quần Jeans ngày càng kém ưa chuộng. Phòng marketting
quần Jeans của công ty không chủ động sáng tạo đưa ra các chính sách giữ chân khách
hàng khiến khách hàng bỏ sản phẩm của công ty. Điều này khiến thị phần của công ty
giảm, giá trị sản xuất quần Jeans giảm.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 4: Bạn hàng buôn cắt đơn đặt hàng quần Jeans
Hai bạn hàng buôn thường chiếm 10% giá trị sản xuất quần Jeans của công ty
quyết định cắt đơn đặt hàng quần Jeans của công ty. Điều này khiến một phần sản phẩm
sản xuất ra không tiêu thụ được, công ty phải giảm giá bán làm giá trị sản xuất quần
Jeans giảm.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
KẾT LUẬN
+ Trong các nguyên nhân nêu trên:
‒ Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực.
‒ Nguyên nhân 2 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực.
+ Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN2):
Công ty nên có các chế độ thưởng phạt rõ ràng đổi với nhân viên, đồng thời dựa
vào lợi nhuận thu được, trả lương xứng đáng cho nhân viên để khuyển khích tinh thần
nhân viên, giúp họ làm việc hiệu quả, năng suât hơn.
1.5.2.6 Phân tích chi tiết mặt hàng quần Shorts
+ Biến động kinh tế
Từ bảng phân tích, ta thấy giá trị sản xuất của mặt hàng quần Shorts tăng mạnh từ
12.462.119 (103đ) ở kỳ gốc lên tới 14.852.790 (10 3đ) ở kỳ nghiên cứu, tức nhiều hơn kỳ
gốc 2.390.671 (103đ), bằng 119,18% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng tăng tương đối
của giá trị sản xuất của mặt hàng quần Shorts tới giá trị sản xuất của doanh nghiệp là
2,19%. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng mạnh giá trị sản xuất của mặt hàng quần Shorts
là:



+ Nguyên nhân 1: Nhu cầu của thị trường tăng
Ở kỳ nghiên cứu, nhu cầu của người dân đối với mặt hàng quần Shorts tăng. Công
ty sản xuất nhiều và cũng bán được nhiều. Ít xảy ra tình trạng tồn kho. Điều này làm giá
trị sản xuất của mặt hàng quần Shorts tăng
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
+ Nguyên nhân 2: Khí hậu nóng lên
Kỳ nghiên cứu, khí hậu nóng hơn so với kỳ gốc nên nhiều người tìm đến quần
shorts ngắn hơn. Điều này làm cho mặt hàng quần Shorts tăng được số lượng đơn hàng.
Từ đó tổng giá trị sản xuất của quần Shorts tăng
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
+ Nguyên nhân 3: Mẫu mã của công ty đẹp và đa dạng
Bộ phận thiết kế của công ty sau một thời gian cải thiện, đào tạo đã thiết kế được
nhiều mẫu mã, kiểu dáng quần shorts đẹp, đa dạng, được thị trường ưu chuộng. Người thị
trường có nhiều sự lựa chọn đối với mặt hàng quần shorts của công ty nên sản lượng sản
xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường tăng. Điều đó khiến giá trị sản xuất mặt hàng quần
Shorts của công ty tăng
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
+ Nguyên nhân 4: Công ty có các chương trình khuyến mãi thu hút khách
hàng
Ở giữa kỳ nghiên cứu, mùa nóng của mặt hàng quần shorts, phòng marketing của
công ty làm việc hiệu quả hơn. Công ty đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm
giá, chiết khấu khi mua số lượng lớn, thu hút được nhiều đối tác và khiến khách hàng tiêu
thụ nhiều sản phẩm của công ty hơn.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
KẾT LUẬN
+ Trong các nguyên nhân nêu trên:


‒ Nguyên nhân 2 là nguyên nhân chính khách quan tích cực.
‒ Nguyên nhân 4 là nguyên nhân chính chủ quan tích cực.

+ Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN4):
Công ty nên tích cực tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, chiết khấu
thích hợp với các đối tượng mua hàng nhằm thu hút thị trường, tăng được thị phần của
công ty trên thị trường.
1.5.2.7 Phân tích chi tiết mặt hàng Balo
+ Biến động kinh tế
Từ bảng phân tích, ta thấy giá trị sản xuất của mặt hàng balo tăng mạnh từ
11.718.765 (103đ) ở kỳ gốc lên tới 13.252.655 (10 3đ) ở kỳ nghiên cứu, tức nhiều hơn kỳ
gốc 1.533.890 (103đ), bằng 113,09% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng tăng tương đối
của giá trị sản xuất của mặt hàng Balo tới giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 1,40%.
Nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá trị sản xuất của mặt hàng quần Balo là:
+ Nguyên nhân 1: Tích cực nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp chú trọng hơn về hoạt động nghiên cứu thị trường như mở hội chợ
trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng,.. qua đó tìm hiểu được nhu cầu của khách
hàng đối với mặt hàng, tìm kiếm được nhiều khách hàng mới, ký kết nhiều hợp đồng hơn.
Điều này khiến giá trị sản xuất tăng
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
+ Nguyên nhân 2: Chất lượng nguyên vật liệu tốt
Công ty ký được hợp đồng nhập nguyên vật liệu từ công ty A, nổi tiếng trên thị
trường về nguyên vật liệu chống nước, bền đẹp. Người tiêu dùng hài lòng với sản phẩm
chất lượng tốt của công ty
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
+ Nguyên nhân 3: Các công ty khác sản xuất với năng suất kém


Nhiều công ty cùng lĩnh vực sản xuất Balo do quản lí lỏng lẻo, năng lực kém cùng
với việc ít thưởng cho nhân viên khiến sự nhiệt tình của nhân công giảm, dẫn tới hiệu quả
làm việc kém. Trong khi đó, công ty nhờ có các chính sách hợp lí cho nhân viên mà
khuyển khích được nhân viên làm viên hiệu quả hơn
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

+ Nguyên nhân 4: Giá nguyên vật liệu giảm
Giá vải cotton, mực in,.. cho balo giảm mạnh ở kỳ nghiên cứu. Công ty nhập được
nguồn nguyên liệu rẻ sản xuất hàng với giá rẻ hơn. Điều này khiến người tiêu dùng có xu
hướng tiêu dùng nhiều hơn do giá rẻ. Do đó cầu tăng, sản lượng sản xuất tăng, giá trị sản
xuất balo cũng tăng
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
KẾT LUẬN
+ Trong các nguyên nhân nêu trên:
‒ Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính khách quan tích cực.
‒ Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính chủ quan tích cực.
+ Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN1):
Công ty tích cực, thường xuyên có các cuộc nghiên cứu thị trường diện rộng nhằm
xác định được yêu cầu của các tầng lớp khách hàng đối với mặt hàng. Từ đó, có phương
hướng thiết kế, sản xuất thích hợp để đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp khách hàng
trên thị trường đối với mặt hàng.
1.5.2.8 Phân tích chi tiết mặt hàng kính râm
+ Biến động kinh tế
Từ bảng phân tích, ta thấy giá trị sản xuất của mặt hàng kính râm giảm mạnh từ
12.910.319 (103đ) ở kỳ gốc còn 10.965.345 (103đ) ở kỳ nghiên cứu, tức ít hơn kỳ gốc
1.944.974 (103đ), bằng 84,93% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng giảm tương đối của giá
trị sản xuất của mặt hàng kính râm tới giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 1,78%.
Nguyên nhân dẫn đến việc giảm giá trị sản xuất của mặt hàng kính râm là:


+ Nguyên nhân 1: Giảm tỷ trọng mặt hàng do lợi nhuận không cao
So với các mặt hàng khác của công ty sản xuất thì mặt hàng kính râm có ty trọng
thấp nhất, điều này khiến lãnh đạo công ty quyết định giảm tỷ trọng sản xuất mặt hàng
này để tập trung sản xuất mặt hàng khác có lợi nhuận cao hơn.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 2: Cạnh tranh trên thị trường

Trong kỳ nghiên cứu, có rất nhiều công ty sản xuất kính râm mọc lên, giá cả họ
đưa ra khá thấp, có những chính sách khuyến mại, giảm giá để thâm nhập thị trường đã
chiếm lĩnh một lượng khách của công ty. Điều này khiến cho sản lượng sản xuất kính
râm để cung cấp ra thị trường của công ty giảm đi.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 3: Công nhân mới nhiều, chưa thạo việc
Lượng công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất gạo đột ngột giảm mạnh, buộc
công ty phải tuyển thêm những lao động mới. Những lao động mới này chưa có nhiều
kinh nghiệm và lành nghề phải đào tạo từ đầu tốn thời gian và năng suất không cao .
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 4: Công ty không có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm
giá
Do giảm tỷ trọng sản xuất nên công ty cũng quyết định không tổ chức các chương
trình khuyến mãi, giảm giá đối với mặt hàng kính râm. Điều này khiến sức mua của
khách hàng đổi với mặt hàng này giảm, giá trị sản xuất cũng giảm.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
KẾT LUẬN
+ Trong các nguyên nhân nêu trên:
‒ Nguyên nhân 2 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực.
‒ Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực.


+ Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN3):
Công ty nên giám sát tình hình làm việc của toàn thể nhân viên sát sao hơn để tổ
chức tuyển dụng nhân viên kịp thời, đạo tạo bài bản hơn, đáp ứng được yêu cầu của công
ty đối với sản phẩm.
1.6 Kết luận chương
1.6.1

Kết luận chung về biến động kinh tế

Qua bảng phân tích về giá trị sản xuất theo mặt hàng của doanh nghiệp, ta thấy giá

trị sản xuất có sự thay đổi sự thay đổi rõ rệt qua hai kì:
+ Ở kỳ gốc: Giá trị sản xuất là 109.316.837 (103đ)
+ Ở kỳ nghiên cứu: Giá trị sản xuất là 98.168.815 (103đ)
Như vậy, giá trị sản xuất ở kỳ nghiên cứu đã giảm 11.149.022 (10 3đ), so với kỳ
gốc chỉ bằng 89,80%.
Sự giảm mạnh về giá trị sản xuất của doanh nghiệp là do chịu sự tác động của j8
mặt hàng: áo khoác, áo thun, vest, mũ, quần jeans, quần shorts, balo và kính râm.
Trong đó, hai mặt hàng quần shorts và balo làm tăng giá trị sản xuất của doanh
nghiệp:
+ Mặt hàng quần shorts làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng mạnh nhất. Giá
trị sản xuất của mặt hàng quần shorts tăng từ 12.462.119 (10 3đ) ở kỳ gốc lên tới
14.852.790 (103đ) ở kỳ nghiên cứu, tức nhiều hơn kỳ gốc 2.390.671 (10 3đ), bằng
119,18% so với kỳ gốc. Điều này đã làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng 2,19%
+ Mặt hàng Balo làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng ít nhất. Giá trị sản
xuất của mặt hàng Balo tăng từ 11.718.765 (103đ) ở kỳ gốc lên tới 13.252.655 (103đ) ở kỳ
nghiên cứu, tức nhiều hơn kỳ gốc 1.533.890 (10 3đ), bằng 113,09% so với kỳ gốc. Điều
này đã làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng 1,40%.
Các mặt hàng áo khoác, áo thun, vest, mũ, quần jeans, kính râm làm giảm giá trị
sản xuất của doanh nghiệp:


+ Mặt hàng áo khoác làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp giảm mạnh nhất. Giá
trị sản xuất của mặt hàng áo khoác giảm mạnh từ 17.304.855 (103đ) ở kỳ gốc còn
11.485.634 (103đ) ở kỳ nghiên cứu, tức ít hơn kỳ gốc 5.819.221 (10 3đ), bằng 66,37% so
với kỳ gốc. Điều này đã làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp giảm 5,32%.
+ Mặt hàng mũ làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp giảm ít nhất. Giá trị sản xuất
của mặt hàng mũ giảm từ 10.647.460 (10 3đ) ở kỳ gốc còn 10.111.285 (10 3đ) ở kỳ nghiên
cứu, tức ít hơn kỳ gốc 536.175 (10 3đ), bằng 94,96% so với kỳ gốc. Điều này làm giá trị

sản xuất của doanh nghiệp giảm 0,49%.
1.6.2

Kết luận về các nguyên nhân chính chủ quan

1.6.2.1 Kết luận về các nguyên nhân chính chủ quan tích cực
1. Công ty có các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng
Ở giữa kỳ nghiên cứu, mùa nóng của mặt hàng quần shorts, phòng marketing của
công ty làm việc hiệu quả hơn. Công ty đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm
giá, chiết khấu khi mua số lượng lớn, thu hút được nhiều đối tác và khiến khách hàng tiêu
thụ nhiều sản phẩm của công ty hơn.
2. Tích cực nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp chú trọng hơn về hoạt động nghiên cứu thị trường như mở hội chợ
trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng,.. qua đó tìm hiểu được nhu cầu của khách
hàng đối với mặt hàng, tìm kiếm được nhiều khách hàng mới, ký kết nhiều hợp đồng hơn.
Điều này khiến giá trị sản xuất tăng
1.6.2.2 Kết luận về các nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực
3. Công ty không có cải tiến về mẫu mã, ít mẫu đẹp
Do ở kỳ gốc, công ty có những mẫu mã về áo khoác đẹp hơn so với thị trường nên
sang kỳ nghiên cứu công ty chủ quan không chủ trương thay đổi nhiều cũng như cải tiến
mẫu mã, màu sắc của mặt hàng áo khoác. Nhiều kiểu áo khoác cũ không còn được khách
hàng yêu thích nữa.
4. Nhiều sản phẩm áo thun của công ty bị lỗi khi sản xuất


Do phải sản xuất một số lượng lớn mặt hàng áo thun nên không thể tránh khỏi việc
sai sót. Tuy nhiên ở kỳ nghiên cứu, lượng hàng lỗi do bung chỉ, loang màu, sai kích
thước nhiều hơn so với kỳ gốc dẫn đến việc nhiều lô hàng bị trả về xưởng sản xuất. Điều
này làm giảm giá trị sản xuất của công ty.
5. Công ty không sản xuất nhiều kích cỡ để phục vụ thị trường

Vest là mặt hàng phục vụ cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, sản
phẩm về Vest của công ty chủ đạo là sản xuất cho nam ở độ tuổi trung niên. Điều này
làm hạn chế sức tiêu thụ mặt hàng Vest của công ty.
6. Công tác quản lý trong sản xuất kém
Quản lý xưởng sản xuất mũ của công ty sao nhãng trong công việc, làm việc
không hiệu quả, khiến cho công nhân không làm việc hết năng suất, số công nhân nghỉ
giữa giờ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng sản xuất của sản phẩm mũ
7. Công nhân đình công
Vào giai đoạn giữa kỳ nghiên cứu, công nhân của công ty đình công đòi tăng
lương khiến việc sản xuất bị gián đoạn. Điều này dẫ đến giá trị sản xuất của mặt hàng
quần Jeans giảm
8. Công nhân mới nhiều, chưa thạo việc
Lượng công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất gạo đột ngột giảm mạnh, buộc
công ty phải tuyển thêm những lao động mới. Những lao động mới này chưa có nhiều
kinh nghiệm và lành nghề phải đào tạo từ đầu tốn thời gian và năng suất không cao .
1.6.3

Kết luận về các nguyên nhân chính khách quan

1.6.3.1 Kết luận về các nguyên nhân chính khách quan tích cực
1. Khí hậu nóng lên
Kỳ nghiên cứu, khí hậu nóng hơn so với kỳ gốc nên nhiều người tìm đến quần
shorts ngắn hơn. Điều này làm cho mặt hàng quần Shorts tăng được số lượng đơn hàng.
Từ đó tổng giá trị sản xuất của quần Shorts tăng
2. Các công ty khác sản xuất với năng suất kém


Nhiều công ty cùng lĩnh vực sản xuất Balo do quản lí lỏng lẻo, năng lực kém cùng
với việc ít thưởng cho nhân viên khiến sự nhiệt tình của nhân công giảm, dẫn tới hiệu quả
làm việc kém. Trong khi đó, công ty nhờ có các chính sách hợp lí cho nhân viên mà

khuyển khích được nhân viên làm viên hiệu quả hơn.
1.6.3.2 Kết luận về các nguyên nhân chính khách quan tiêu cực
3. Thị trường xuất hiện nhiều kiểu dáng áo khoác phong phú
Ở kỳ nghiên cứu, nhiều công ty khác trên thị trường chủ trương sản xuất nhiều loại áo
khoác bomber, hiện đang được phần lớn khách hàng ưu chuộng hiện nay do ảnh hưởng từ
các bộ phim Hàn Quốc. Điều này đã làm tác động giảm giá trị sản xuất của công ty về
mặt hàng áo khoác.
4. Nhu cầu của khách hàng đối với mặt hàng áo thun giảm
Trên thị trường ở kỳ nghiên cứu, xuất hiện nhiều kiểu áo thời trang, cá tính như áo
croptop, áo xẻ tà,... với mẫu mã đẹp mắt, được phần lớn bộ phận khách hàng ưa chuộng.
Thay vào đó, sự yêu thích của khách hàng đối với áo thun giảm, sức mua, tiêu dùng ít
hơn so với kỳ gốc.
5. Nhiều bạn hàng của công ty giảm bớt đơn đặt hàng Vest
Do Vest không phải là mặt hàng phổ biến trên thị trường, thường chỉ được sử dụng trong
các buổi lễ trang trọng nhưng giá cả lại chát hơn so với các mặt hàng khác nên nhiều bạn
hàng của công ty đã gửi quyết định giảm đơn đặt hàng đối với mặt hàng Vest.
6. Công ty chuyên cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phầm bị phá sản.
Ngành may mặc có những tính chất đặc thù riêng như hầu hết là gia công cho
nước ngoài hoặc tự sản xuất để xuất khẩu do vậy khi các công ty chuyên cung ứng
nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm của mũ bị phá sản, mặt hàng mũ sẽ không
thể sản xuất được lượng lớn mũ, dẫn tới giá trị suất của mặt hàng mũ giảm.
7. Những sản phẩm làm từ chất liệu Jeans lỗi thời
Các sản phẩm về làm từ chất liệu Jeans thường cứng và nóng nên rất ít đơn đặt
hàng. Trong khi đó, ở kỳ nghiên cứu, các sản phầm quần làm từ kaki, vải chiếm được
nhiều sự ưa thích của khách hàng do tính mỏng và mát.


8. Cạnh tranh trên thị trường
Trong kỳ nghiên cứu, có rất nhiều công ty sản xuất kính râm mọc lên, giá cả họ
đưa ra khá thấp, có những chính sách khuyến mại, giảm giá để thâm nhập thị trường đã

chiếm lĩnh một lượng khách của công ty. Điều này khiến cho sản lượng sản xuất kính
râm để cung cấp ra thị trường của công ty giảm đi.
1.6.4

Kết luận về các biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan

1.6.4.1 Kết luận về các biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tích cực
1. Công ty nên tích cực tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, chiết khấu thích
hợp với các đối tượng mua hàng nhằm thu hút thị trường, tăng được thị phần của công ty
trên thị trường.
2. Công ty tích cực, thường xuyên có các cuộc nghiên cứu thị trường diện rộng nhằm xác
định được yêu cầu của các tầng lớp khách hàng đối với mặt hàng. Từ đó, có phương
hướng thiết kế, sản xuất thích hợp để đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp khách hàng
trên thị trường đối với mặt hàng.
1.6.4.2 Kết luận về các biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực
3. Chủ động trong việc tiếp cận xu hướng của thị trường để cải tiến mẫu mã, màu sắc, chất
lượng của mặt hàng áo khoác để chiếm được lòng tin, sự yêu thích của khách hàng trên
thị trường về các mặt hàng của công ty nói chung và áo khoác nói riêng. Đồng thời, bổ
sung các hoạt động khuyến mại, chiết khấu cho khách hàng.
4. Công ty cần nâng cấp, thường xuyên bảo dưỡng máy móc sản xuất của mặt hàng áo thun
để hạn chế tối đa tình trạng xuất hiện lỗi khi sản xuất. Ngoài ra, xưởng sản xuất cũng
cần thêm bộ phận kiểm tra hàng hóa để hạn chế việc đưa các mặt hàng lỗi tới tay người
tiêu dùng, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
5. Tích cực tìm hiểu về thị trường của mặt hàng Vest để có những quyết định sản xuất đúng
đắn, đáp ứng được nhu cầu của tất cả các khách hàng ở những khu vực, độ tuổi khác
nhau. Đồng thời cũng phải đảm bảo công tác tìm hiểu thị trường nhanh chóng, chính xác
để tiết kiệm thời gian, chi phí cho công ty.
6. Công ty cần chú trọng công tác quản lý nhân viên, thúc đẩy công nhân làm việc hiệu quả.
Có các chính sách khuyến khích lương cho người lao động làm việc có hiệu quả để họ



×