Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

tóm tắt ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢTHỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬDỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2001-2010 THỊTRẤN LƯƠNG BẰNG – HUYỆN KIM ĐỘNG – TỈNH HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.79 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN
2001-2010 THỊ TRẤN LƯƠNG BẰNG – HUYỆN KIM ĐỘNG – TỈNH HƯNG YÊN

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Dung
Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Đăng Khôi

Hà Nội, năm 2014


i
LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý
đất đai trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, UBND Thị Trấn
Lương Bằng - huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên, gia đình và toàn thể bạn bè
trong và ngoài trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Có được kết quả như ngày hôm nay, trước hết em xin bày tỏ lòng kính
trọng và cảm ơn chân thành đối với các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất
đai, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Dương Đăng Khôi – Khoa Quản
lý đất đai – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bản đồ
án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ trong UBND Thị Trấn Lương
Bằng- huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên đã tận tình giúp đỡ em trong quá
trình thực tập tại cơ sở.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp Quản lý đất


đai LĐ2QĐ4 và toàn thể bạn bè – những người đã giúp đỡ em, cùng em chia sẻ
những khó khăn trong khoảng thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với cha
mẹ, anh chị em đã luôn động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như
thời gian thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thùy Dung


ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 2
3. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 4
1.1.Khái quát về quy hoạch sử dụng đất đai ............................................... 4
1.1.1.Khái niệm về đất đai. ................................................................................4
1.1.2.Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất. ......................................................4
1.1.3.Bản chất và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai ............................5
1.1.4.Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất đai ..................................8
1.1.5. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất. .........................9
1.1.6. Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất đai....................................... 10
1.2.Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai ............................................. 14
1.2.1.Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành ................................................ 14
1.2.2.Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ ............................................. 14

1.3.Quy hoạch sử dụng đất đai một số nước trên thế giới và ở Việt Nam . 16
1.3.1. Quy hoạch sử dụng đất đai một số nước trên thế giới ........................ 16
1.3.2.Quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam ................................................ 19
1.4. Tình hình thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
huyện Kim Động và Thị Trấn Lương Bằng. ............................................. 26
1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất đai ở huyện Kim Động .................................. 26
1.4.2. Quy hoạch sử dụng đất đai ở Thị Trấn Lương Bằng – huyện Kim
Động – tỉnh Hưng Yên .................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .................... 30
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 30


iii
2.1.Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 30
2.2.Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 30
2.3.Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 32
3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Lương Bằng .............. 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32
3.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ................................................... 35
3.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập............................................... 45
Bảng 3.6. Bảng dân số trên địa bàn Thị Trấn ............................................... 45
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ....................... 46
3.2.Khái quát về quy hoạch sử dụng đất của Thị Trấn Lương Bằng giai
đoạn 2001 – 2010 ..................................................................................... 47
3.2.1.Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Lương Bằng giai đoạn 2001 – 2005 ....47
3.2.2.Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thị trấn Lương Bằng giai đoạn 2006
– 2010 .............................................................................................................. 51
3.3. Đánh giá về thực trạng công tác lập quy hoạch sử dụng đất của thị trấn
Lương Bằng giai đoạn 2001 – 2010 .......................................................... 53

3.3.1. Công tác tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010
của thị trấn Lương Bằng................................................................................. 53
3.3.2. Đánh giá về công tác lập quy hoạch sử dụng đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp của thị trấn Lương Bằng giai đoạn 2001 – 2010............... 54
3.3.3. Đánh giá về việc quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
của thị trấn Lương Bằng giai đoạn 2001 – 2010 ......................................... 54
3.4. Đánh giá về kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001
– 2010 của thị trấn Lương Bằng ............................................................... 55
3.4.1. Giai đoạn 2001 – 2005 ......................................................................... 55
3.4.2. Giai đoạn 2006 – 2010 .................................................................... 61
3.5. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện quy
hoạch sử dụng đất của thị trấn Lương Bằng.............................................. 65


iv
3.6. Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng thực thi quy hoạch sử dụng
đất của thị trấn Lương Bằng ..................................................................... 66
3.6.1. Giải pháp về vốn ................................................................................... 67
3.6.2. Giải pháp về chính sách ....................................................................... 68
3.6.3. Giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch. .............................. 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KT - XH

Kinh tế - xã hội


QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

TP

Thành phố

TTCN – XD

Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng

ĐCQHSDĐ

Điều chỉnh quy hoạch sử dung đất

KCN

Khu công nghiệp



vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 01. Bảng thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Thị Trấn Lương Bằng ..36
Bảng 02. Bảng cơ cấu kinh tế của Thị Trấn Lương Bằng ..................................37
Bảng 03. Bảng hiện trạng các tuyến đường giao thông trên địa bàn Thị Trấn
Lương Bằng ......................................................................................................40
Bảng 04. Bảng hiện trạng các tuyến kênh mương trên địa bàn Thị Trấn Lương
Bằng ................................................................................................................41
Bảng 05. Bảng hiện trạng sử dụng các trạm bơm trên địa bàn Trấn Lương
Bằng ................................................................................................................42
Bảng 06. Bảng dân số trên địa bàn Thị Trấn ......................................................45
Bảng 07. Bảng quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng Thị Trấn Lương Bằng
giai đoạn 2001-2005 ..........................................................................................49
Bảng 08. Bảng quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng Thị Trấn Lương Bằng
giai đoạn 2006-2010 ..........................................................................................52
Bảng 09. Bảng kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất giai đoạn 200 -2010 .......55
Bảng 10. Bảng kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch đất chuyên dùng Thị
Trấn Lương Bằng giai đoạn 2001-2005 .............................................................58
Bảng 11. Bảng kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất công cộng Thị Trấn
Lương Bằng giai đoạn 2006-2010 .....................................................................63
Bảng 12. Diện tích đất thu hồi giao cho cơ quan, doanh nghiệp ........................65


vii
DANH MỤC PHỤ BIỂU
Phụ biểu 01: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của Thị Trấn Lương Bằng đến
năm 2010...........................................................................................................73



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là
nguồn lực quan trọng của đất nước. Việc quản lý, khai thác sử dụng có hiệu
quả và bền vững nguồn tài nguyên, phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ quan trọng đang được Đảng, Nhà
nước, các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại
Chương II, Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu
quả”; Luật Đất đai năm 2003 đã dành 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30 quy
định về nguyên tắc, nội dung, trình tự, thẩm quyền lập và xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Thị Trấn Lương Bằng là trung tâm của huyện Kim Động – tỉnh Hưng
Yên. Thị trấn nằm trong Vùng Đồng Bằng sông Hồng với 4 thôn. Thị trấn có
truyền thống trồng lúa nước với diện tích chủ yếu là đất chuyên trồng 2 vụ
lúa. Tuy nhiên, những năm gần đây thị trấn có chủ trương chuyển đổi diện
tích đất trồng lúa sang phát triển công nghiệp, thực tế hiện nay các khu công
nghiệp đang dần được hình thành. Đến nay thị trấn đã hoàn thành công tác
quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010
Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất Thị
Trấn Lương Bằng giai đoạn 2001-2010 sẽ góp phần làm rõ thực trạng và hiệu
quả của công tác quy hoạch sử dụng đất trong những năm qua của Thị Trấn,
từ đó sẽ đóng góp ý kiến để khắc phục một số vấn đề liên quan đến quy hoạch
sử dụng đất của xã. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện
chuyên đề “Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2001-2010 Thị Trấn Lương Bằng – Huyện Kim Động – Tỉnh
Hưng Yên” là rất cần thiết.



2
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần bổ sung kiến thức về quy hoạch; nâng cao nhận thức về nội
dung, phương pháp đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một
đơn vị hành chính
- Tạo lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao khả năng thực thi quy hoạch sử dụng đất của một đơn vị hành chính trong
hệ thống quy hoạch sử dụng đất của nước ta.
- Làm tài liệu tham khảo phục vụ cho các nhà quản lý ở Thị Trấn nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch
sử dụng đất của Thị Trấn
3. Mục đích, yêu cầu của đề tài
3.1.Mục đích
- Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thời kì
2001-2010 của Thị Trấn Lương Bằng – huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên.
- Tìm ra những ưu điểm, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân của
những tồn tại đó.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất của Thị Trấn
Lương Bằng trong các năm tới.
3.2.Yêu cầu
- Điều tra các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010 và tình hình sử dụng đất giai đoạn
2001 - 2010 của Thị Trấn Lương Bằng – Huyện Kim Động – Tỉnh Hưng Yên
- Điều tra tình hình sử dụng đất của các ngành, các công trình, các dự án
sử dụng đất đến năm 2010 trong phương án quy hoạch
- Phân tích kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất từ năm 2001 đến
năm 2010 của Thị Trấn Lương Bằng – Huyện Kim Động – Tỉnh Hưng Yên



3
- Đánh giá những mặt tích cực, nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện
quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010. Qua đó đề xuất một số giải
pháp nhằm khắc phục một số mặt còn tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch
sử dụng đất của Thị trấn giai đoạn 2001 - 2010.


4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Khái quát về quy hoạch sử dụng đất đai
1.1.1.Khái niệm về đất đai.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của một quốc gia, là điều
kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất
Đất là vật thể tự nhiên hình thành từ lâu đời do kết quả quá trình hoạt
động tổng hợp của 5 yếu tố gồm: Đá, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời
gian. Tất cả các loại đất đai trên trái đất được hình thành sau quá trình biến
đổi trong tự nhiên, chất lượng đất đai phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, sinh vật
sống trên và trong lòng đất
Đất đai là lớp bề ngoài của trái đất, có khả năng cho sản phẩm là cây
trồng để nuôi sống con người.Mọi hoạt động của con người gắn liền với lớp
bề mặt đó theo thời gian và không gian nhất định. Chất lượng của đất đai phụ
thuộc vào độ phì nhiêu của đất.
Theo luật đất đai 1993 của nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
thì: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo
lập và bảo vệ vốn đất đai như ngày hôm nay.”
1.1.2.Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất.
QHSDĐ là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của

nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua
việc phân phối và tái phân phối quỹ đất ( cả nước và trong phạm vi một đơn
vị, đối tượng sử dụng đất cụ thể), tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản
xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện sử dụng đất và bảo vệ
môi trường


5
1.1.3.Bản chất và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
* Bản chất của quy hoạch sử dụng đất đai:
Về mặt bản chất, đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất
trong lĩnh vực sử dụng đất đai (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ
chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh
tế - xã hội nên quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội
thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó:
- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai;
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều
tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu..;.
- Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Như vậy: “Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy
đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất
đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như
tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”
- Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích
nhất định.
- Tính hợp lý: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với

yêu cầu và mục đích sử dụng
- Tính khoa học: Áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và các
biện pháp tiên tiến
- Tính hiệu quả : Đáp ứng đồng bộ lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.
Về thực chất, quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các


6
quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại
lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan
hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích
nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng
đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của mình; xác lập sự ổn định về mặt pháp
lý cho công tác quản lý Nhà nước về mặt đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao
cấp đất và đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ
các nhu cầu dân sinh, văn hóa - xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà
nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự
chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện,
làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp (đặc biệt là diện tích đất lúa
và đất có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ
hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến
những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu
quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng
địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường
* Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã

hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận
hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau
a.Tính lịch sử - xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử
dụng đất đai. Mỗi hình thái KT - XH đều có một phương thức sản xuất của xã


7
hội thể hiện theo 2 mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy
hoạch sử dụng đất đai, luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai cũng như
quan hệ giữa người với người về quyền sở hữu và sử dụng đất đai. Quy hoạch
sử dụng đất đai thể hiện đồng thời vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng
sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là
một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.
b.Tính tổng hợp
Tính tổng hợp của QHSDĐ biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: Đối tượng của
quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ...toàn bộ tài nguyên đất đai
cho nhu cầu nền kinh tế quốc dân; QHSDĐ đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa
học, kinh tế và xã hội như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất
đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái...
c. Tính dài hạn
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế
xã hội quan trọng, xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề
ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ
khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn.
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để thực hiện chiến lược
phát triển KT-XH. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng
bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn của
quy hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc xa hơn

d.Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ chỉ dự kiến trước các xu thế thay
đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại
thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay
đổi). Vì vậy, QHSDĐ mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang
tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất.


8
đ.Tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy
định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ
thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát
triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu
khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
e.Tính khả biến
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương
diện khác nhau, QHSDĐ chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng
sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến
bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của QHSDĐ không
còn phù hợp. Việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch là biện pháp thực
hiện và cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch, QHSDĐ luôn
là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc "quy hoạch - thực
hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện..." với chất lượng, mức
độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.
1.1.4.Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất đai
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch;

- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước
theo các mục đích sử dụng;
- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so
với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ;
- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được


9
quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước;
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và
định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương;
- Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch;
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân
bổ quỹ đất;
- Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân
tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;
- Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ
quy hoạch sử dụng đất;
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi
trường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch;
- Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp
với đặc điểm của địa bàn quy hoạch.
1.1.5. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc
sau đây:
- Phù hợp với chiến lược, chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể tới chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của

cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế
hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử
dụng đất của cấp dưới



×