Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

tóm tắt LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU 2014 – 2015 XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH HÀ – TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.17 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU 2014 – 2015 XÃ THANH THỦY
HUYỆN THANH HÀ – TỈNH HẢI DƯƠNG

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Kim Nga
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Như Hiệp

Hà Nội, năm 2014


i
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại trường, được sự phân công của Khoa quản lý
đất đai - Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo ThS. Đỗ Như Hiệp em đã lựa chọn chuyên đề: Lập quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2014 –
2015 xã Thanh Thủy – huyện Thanh Hà – tỉnh Hải Dương .
Đến nay em đã hoàn thành chuyên đề, để có được kết quả này ngoài sự
nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong
khoa Quản lý đất đai và UBND xã Thanh Thủy – huyện Thanh Hà – tỉnh Hải
dương đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá thực tập tốt nghiệp
của mình theo đúng nội dung và kế hoạch được giao.
Xuất phát từ lòng biết ơn sâu sắc cho phép em được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới các thầy, cô giáo trong Khoa quản lý đất đai - Trường Đại
học Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội cùng UBND xã Thanh Thủy – huyện
Thanh Hà – tỉnh Hải Dương và nhất là thầy giáo ThS. Đỗ Như Hiệp đã góp ý


kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động
viên em trong quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề.

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đồng Thị Kim Nga


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
MỤC LỤC .................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất đai ......................................... 4
1.1.1. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt ...................................................... 4
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế xã hội
....................................................................................................................... 5
1.1.3. Định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất. ................................................ 5
1.2. Cơ sở pháp lý thực hiện quy hoạch. ..................................................... 7
1.3. Các loại hình quy hoạch. ...................................................................... 9
1.4. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trong và ngoài nước. ............... 9
1.4.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới. ............................ 9
1.4.2 Tổng quan về công tác sử dụng đất tại Việt Nam .............................. 12
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 15

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 15
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 15
2.2.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội .................... 15
2.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai.............................. 15
2.2.3. Phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai ......................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 16


iii
2.3.1. Phương pháp nội nghiệp ................................................................... 16
2.3.2. Phương pháp ngoại nghiệp ............................................................... 16
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 16
2.3.4. Phương pháp xây dựng bản đồ ........................................................ 16
2.3.5 Phương pháp phân tích dự báo .......................................................... 17
2.3.6 Phương pháp chuyên gia.................................................................... 17
2.3.7 Phương pháp kế thừa tài liệu đã có .................................................. 17
2.3.8 Phương pháp tính toán theo định mức .............................................. 17
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 18
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................... 18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 18
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội.................................................................. 21
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai .................................................... 27
3.2.1 Tình hình quản lý đất đai ................................................................... 27
3.2.2 Hiện trạng và biến động sử dụng đất ................................................. 29
3.2.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất........................................ 29
3.2.2.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất ...................................... 31
3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc
sử dụng đất .................................................................................................. 32

3.2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất 32
3.2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất ..................................................... 33
3.2.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất, nguyên nhân, giải pháp........ 33
3.2.5. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước (quy
hoạch sử dụng đất chi tiết) .......................................................................... 35
3.2.5.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất ....... 35
3.2.5.2. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng
đất kỳ trước .................................................................................................. 36


iv
3.3. Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng ........................................ 37
3.3.1. Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp............... 37
3.3.2. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển cụm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiêp và dịch vụ .................................................................. 37
3.3.3. Tiềm năng phát triển khu dân cư mới ............................................... 38
3.4. Phương án quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất đai ...... 38
3.4.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch ...... 38
3.4.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............. 39
3.4.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế .............................. 39
3.4.1.3. Chỉ tiêu dân số , lao động, việc làm, thu nhập ................................. 40
3.4.1.4. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn .................... 40
3.4.1.5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ................ 41
3.4.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất .................................................. 42
3.4.2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch ......... 42
3.4.2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử
dụng đất ....................................................................................................... 44
3.4.2.3. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng................ 45
3.4.2.4. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong kỳ quy hoạch.
..................................................................................................................... 57

3.4.2.5. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch .... 57
3.4.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế
- xã hội......................................................................................................... 57
3.4.3.1. Đánh giá tác động về kinh tế ........................................................... 57
3.4.3.2. Đánh giá tác động về xã hội ............................................................ 58
3.4.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ........................................................ 59
3.4.4.1. Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích ................ 59
3.4.4.2. Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng ............................... 60


v
3.4.5 Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2013 - 2015) ................................ 60
3.4.5.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm .............. 60
3.4.5.2. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo từng năm
kế hoạch ....................................................................................................... 63
3.4.5.3. Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch ......................... 64
3.5. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .. 66
3.5.1.Các giải pháp về chính sách ............................................................... 66
3.5.2. Các giải pháp về nguồn lực và đầu tư vốn ........................................ 66
3.5.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ ................................................... 67
3.5.4.Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường............................ 67
3.5.5 Giải pháp về tổ chức thực hiện........................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 72


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT


: Bộ Tài Nguyên Môi Trường

CQ, SN

: Cơ quan, sự nghiệp

NĐ – CP

: Nghị định – Chính phủ

KH

: Kế hoạch

THCS

: Trung học cơ sở

QL

: Quốc lộ

SXVLXD

: Sản xuất vật liệu xây dựng

UBND

: Ủy ban nhân dân


SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TT – BTC

: Thông tư – Bộ tài chính

TT

: Thông Tư

TCDC

: Tổng cục địa chính



: Ruộng đất

VAC

: Vườn ao chuồng

VLXD

: Vật liệu xây dựng

VT


: Viễn thông


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT Ký hiệu biểu

Tên bảng

1 Biểu 3.1

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

2 Biểu 3.2

Diện tích các loại đất đã được cấp trên phân bổ

3 Biểu 3.3

Diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội

4 Biểu 3.4

Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020

5 Biểu 3.5

Chỉ tiêu sử dụng đất


6 Biểu 3.6

7 Biểu 3.7

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất phải xin
phép
Danh mục công trình, dự án trong kỳ quy hoạch sử
dụng đất


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc lập quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng của môi trường sống, địa bàn phân bố các khu dân cư, các công
trình xây dựng cơ bản. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại
chương II điều 17, 18 quy định “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý theo Hiến pháp và Pháp luật”. Luật Đất đai năm 2003 tại
mục 2 chương II, từ điều 21 đến điều 29 quy định trách nhiệm, nội dung, thẩm
quyền lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất. Thông tư 19/2009/TT-BTNMT
ngày 02/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định số
04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, về
việc ban hành: Quy trình thành lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Từ đó cho thấy, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất có vai trò và vị trí
đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để
Nhà nước thống nhất quy hoạch và quản lý đất đai theo Hiến pháp và pháp
luật, đảm bảo đất đai được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và mang lại
hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế – xã hội của xã, việc đẩy nhanh

tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đáp ứng sự đòi hỏi của xu thế hội
nhập Quốc tế chung của xã, huyện trong những năm tới là yêu cầu cấp thiết.
Quá trình này sẽ gây áp lực lớn lên đất đai và cần có sự đầu tư, nghiên cứu kỹ
lưỡng, lựa chọn phương án bố trí sử dụng đất sao cho hợp lý, hiệu quả và bền
vững. Do vậy, việc lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Thanh Thủy,
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nhằm đáp ứng các yêu cầu nêu trên là hết
sức cần thiết, nó giúp các cấp, các ngành sắp xếp sử dụng có hiệu quả nguồn
tài nguyên đất đai, tránh được sự chồng chéo gây lãng phí đất, hủy hoại và


2
phá vỡ môi trường sinh thái đất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương giai đoạn trước mắt và tương lai xa hơn.
Được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai – Trường Đại học TN&MT Hà
Nội, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Đỗ Như Hiệp , tôi thực hiện đề tài:
"Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 , kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
(2014-2015) xã Thanh Thủy - huyện Thanh Hà – tỉnh Hải Dương”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ảnh hưởng
tới việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho xã Thanh Thủy
- Tìm ra những thuận lợi, khó khăn của xã trong công tác thực hiện quy
hoạch sử dụng đất, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng đất trong
giai đoạn quy hoạch.
3. Yêu cầu của đề tài.
- Bám sát Quy hoạch sử dụng đất từ năm 2014 đến năm 2020, kế hoạch
sử dụng đất (2014 -2015) huyện Thanh Hà, quy hoạch của các ngành, các
lĩnh vực trên địa bàn huyện được UBND tỉnh phê duyệt;
- Quy hoạch sử dụng đất được lập phải gắn với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế -xã hội huyện Thanh Hà đến năm 2020;

- Phương án quy hoạch sử dụng đất được lập phải phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã và đảm bảo môi trường sinh thái bền vững;
- Xác định rõ mục đích sử dụng các loại đất, sự chuyển đổi và quỹ các
loại đất sau chuyển đổi từ loại đất này sang loại đất khác. Từ đó xác định kế
hoạch sử dụng các loại đất trong giai đoạn quy hoạch.
- Cụ thể hoá quỹ đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế – xã hội và
xác định nhu cầu đất đai phát triển các khu dân cư, các cơ sở kinh tế – văn
hoá - xã hội.


3
- Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai xã Thanh
Thủy nhằm tổ chức sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, khoa học và
bền vững kết hợp với bảo vệ đất, góp phần nâng cao đời sống kinh tế – xã hội
của xã.
- Giúp sinh viên vận dụng đưa kiến thức học được từ nhà trường áp
dụng vào thực tiễn và tìm hiểu thực tế tại địa phương.
- Qua việc tìm hiểu thực tế tại địa phương trong việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết nhằm tổ chức sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu
quả hơn.


4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất đai
1.1.1. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt bởi có những đặc tính khiến đất
đai khác với tư liệu sản xuất khác.
Đặc tính quan trọng nhất của đất đai là độ phì. Độ phì của đất là khả

năng cung cấp thức ăn, nước và các điều kiện khác cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Chỉ có đất đai mới có độ phì, còn các tư liệu sản xuất
khác thì không có nên đất đai khác hẳn với các tư liệu sản xuất khác.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên: Mọi tư liệu sản xuất khác đều là sản
phẩm của lao động con người, riêng chỉ có đất đai là sản phẩm của tự nhiên,
thậm chí đất đai còn có trước con người. Đất đai có trước lao động và là điều
kiện thiên nhiên của lao động. Đất đai trở thành tư liệu sản xuất khi đất đai
tham gia vào quá trìnhlao động của con người.
Đất đai giới hạn về số lượng: Các tư liệu sản xuất khác tăng lên về số
lượng và chất lượng theo sự phát triển của sức sản xuất; nhưng đất đai lại có
giới hạn về số lượng trong phạm vi ranh giới nhất định.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay đổi vị trí trong không gian:
Đây là đặc thù của đất đai. Nó làm cho giá trị của những mảnh đất có vị trí
khác nhau thì khác nhau.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế: Trong quá trình lao động,
sản xuất của con người, con người có thể thay thế tư liệu sản xuất này bằng tư
liệu sản xuất khác có cùng chức năng. Tuy nhiên, đất đai lại không thể thay
thế nhất là trong sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình sản xuất, hầu hết mọi tư liệu sản xuất đề bị hao mòn và
hư hỏng, dần dần bị dào thải. Nhưng đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu khi


5
xét về mặt không gian và về mặt chất lượng nếu đất đai được sử dụng đúng
cách và hợp lý thì chất lượng đất sẽ ngày càng tốt lên.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế xã hội
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là nguồn vốn to lớn của đất nước. Đất đai có ý nghĩa linh tế
chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đất đai là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ quá

trình sản xuất nào bởi không có đất thì sẽ không có sản xuất cũng như không
thể tồn tại của con người.
Đất đai tồn tại như một vật thể lịch sử - tự nhiên bởi đất đai là sản phẩm
của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người.
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của
con người còn thấp, đất có chức năng chủ yếu là tập chung vào sản xuất vật
chất, tiêu biểu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên khi mức sống của con
người đã được nâng cao, xã hội ngày càng phát triển thi chức năng của đất đai
ngày càng được mở rộng kéo theo đó là quá trình sử dụng đất cũng phức tạp
hơn. Vì vậy đất đai không chỉ cung cấp cho con người các tư liệu vật chất để
sinh tồn mà còn cung cấp các điều kiện để hưởng thụ và đáp ứng các nhu cầu
khác của con người.
Tuy nhiên khi nền kinh tế xã hội càng phát triển nạnh thì một số chức
năng của đất đai đã bị suy yếu đi do nhận thức sai lầm của con người trong
việc sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên. Do vậy trong quá trình
sản xuất, các chức năng của đất cần phải được nâng cao theo hướng đa dạng
hoá, nhiều tầng nấc để có thể duy trì và gìn giữ lâu dài cho các thế hệ sau.
1.1.3. Định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống kinh tế - xã hội có tính đặc thù. Đây
là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ


6
thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phương
pháp tổng hợp về sự phân bố địa lý của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, có
những đặc trưng của tính phân dị giữa các cấp vùng lãnh thổ theo quan điểm
tiếp cận hệ thống để hình thành các phương án tổ chức lại việc sử dụng đất
theo pháp luật của Nhà nước. Bản thân nó được coi là hệ thống các giải pháp
định vị cụ thể của tổ chức phát triển kinh tế xã hội trên một vùng lãnh thổ
nhất định, cụ thể là đáp ứng nhu cầu mặt bằng sử dụng đất hiện tại và tương

lai cho các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mỗi thành
viên trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao.
Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, kinh tế vừa
mang tính pháp chế.
Biểu hiện của tính kỹ thuật ở chỗ, đất đai được đo đạc, vẽ thành bản đồ,
tính toán và thống kê diện tích, thiết kế phân chia thành từng thửa đất.
Về mặt pháp lý, đất đai được Nhà nước giao cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nước ban hành các văn bản
pháp quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng sử dụng đất có
nghĩa vụ chấp hành các chủ trương chính sách đất đai của Nhà nước.
Về mặt kinh tế, khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cần
xác định rõ mục đích của việc sử dụng đất. Đây là biện pháp quan trọng nhất
nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả tiềm năng đất. Song điều nay chỉ thực
hiện được khi tiến hành đồng bộ cùng với các biện pháp kỹ thuật và pháp chế.
Vậy quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả
cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước tổ chức sử
dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền
với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
môi trường .


7
1.2. Cơ sở pháp lý thực hiện quy hoạch.
Việc sử dụng đất đai hợp lý có liên quan chặt chẽ tới hoạt động của
từng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất toàn xã hội
cũng như vận mệnh quốc gia.Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta luôn coi đây
là vấn đề nóng bỏng được quan tâm hàng đầu.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
chương II Điều 18 nêu rõ : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống

nhất quản lý, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật,
đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả". Điều này đã khẳng định tính
pháp chế cao của nhà nước ta trong việc quy hoạch và sử dụng đất đai.
Luật đất đai năm 2003 tại Điều 23 quy định rõ nội dung về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đai, Điều 25 quy định cả bốn cấp hành chính trong cả
nước phải lập quy hoạch sử dụng đất, Điều 26 quy định về thẩm quyền quyết
định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chỉ thị số 05/CT-TTG ngày 29 tháng 2 năm 2004 của thủ tướng Chính
phủ về việc thi hành Luật Đất đai 2003.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về việc thi hành Luật Đất đai năm 2003.
Các nghị định: số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2007
và số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc thi
hành Luật Bảo vệ môi trường.
Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/10/2004 của Bộ tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


8
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường hỗ trợ và tái định cư.
Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành quy trình lập,
điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Hướng dẫn áp dụng mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ( Công văn số 5763/BTNMT-DKTK ngày
25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); Các định mức, quy
chuẩn, tiêu chí, thiết kế kỹ thuật của Nhà nước, các Bộ ngành Trung ương và
của các tỉnh liên quan đến sử dụng đất.
Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Căn cứ Văn bản số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012
của Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Căn cứ Văn bản số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm .
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Hà, Nghị
quyết Đảng bộ xã Thanh Thủy;
Công văn số 1765/UBND-ĐC ngày 26 tháng 7 năm 2006 của UBND
tỉnh Hải Dương về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp
xã trên địa bàn tỉnh;


9
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Hà đến năm 2020.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Thanh Hà lần thứ XX,
nhiệm kỳ 2015 - 2020;
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013 và
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh
năm 2015 của UBND huyện Thanh Hà;

Căn cứ Nghị quyết số 26 - NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ 7
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Các đề án phát triển ngành có liên quan trên địa bàn xã;
Các hệ thống tài liệu thống kê, kiểm kê, bản đồ có liên quan;
Nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn xã.
1.3. Các loại hình quy hoạch.
Ở Việt nam quy hoạch sử dụng đất đai có các loại hình cơ bản sau:
Theo lãnh thổ: Điều 25, Luật đất đai 2003 quy định quy hoạch sử dụng
đất được tiến hành theo 4 cấp: Cả nước, tỉnh, huyện, xã. Quy hoạch sử dụng
đất theo lãnh thổ là hệ thống nhiều cấp với đối tượng của nó là toàn bộ diện
tích đất tự nhiên trong lãnh thổ.
Theo chuyên ngành: Điều 30, Luật Đất đai 2003 quy định rõ quy hoạch
sử dụng đất theo ngành là của bộ quốc phòng, bộ công an. Đối tượng của quy
hoạch sử dụng đất theo ngành là diện tích đất thuộc quyền sử dụng và diện
tích dự kiến cấp thêm cho các ngành .
1.4. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trong và ngoài nước.
1.4.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới.
*Quy hoạch sử dụng đất tại Liên xô và một số nước ở Đông Âu
Sau cuộc cách mạng vô sản thành công, Liên xô và các nước Đông Âu
tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, một trong những nhiệm vụ đầu tiên là
xóa bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Sau một thời gian xây dựng


10
và phát triển theo quy hoạch, đời sống vật chất văn hóa nông thôn không xa
thành thị là bao nhiêu, đây là thực tiễn chứng tỏ lý luận và thực tiễn trong vấn
đề quy hoạch sử dụng đất ở nước này là thành công hơn.
Theo A.Condukhop và A.Mikholop, quá trình thực hiện quy hoạch phải
giải quyết một loạt vấn đề như:
- Quan hệ giữa khu dân cư với giao thông bên ngoài.

- Quan hệ giữa khu dân cư với vùng sản xuất, khu vực canh tác.
- Hệ thống giao thông nội bộ, các công trình cải tiến kỹ thuật.
- Việc bố trí mặt bằng hài hòa cho từng vùng địa lý khác nhau đảm sự
thống nhất trong tổng thể kiến trúc.
- Quy hoạch khu dân cư mang nét của đô thị hóa đảm bảo thỏa mãn
được nhu cầu của nhân dân.
- Quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn của A.Condukhop và A.Mikholop
thể hiện mỗi vùng dân cư (làng, xã) có một trung tâm gồm các công trình
công cộng và nhà ở có dạng giống nhau cho nông thôn viên. Đến giai đoạn
sau, các công trình quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn của G.Deleur và
L.khokhon đã đưa ra sơ đồ quy hoạch huyện bao gồm 3 trung tâm:
+ Trung tâm của huyện.
+ Trung tâm xã của tiểu vùng.
+ Trung tâm của làng xã.
*Quy hoạch sử dụng đất tại Thái Lan
Trong những năm gần đây, Thái Lan đã có những bước tiến lớn trong
xây dựng quy hoạch sử dụng đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời
sống xã hội. Vấn đề quy hoạch nhằm thể hiện các chương trình kinh tế của
Hoàng Gia Thái Lan, các dự án phát triển đã xác định ở vùng nông thôn
chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị nước này. Quá trình quy
hoạch sử dụng đất ở các làng, xã đó được xây dựng theo mô hình mới với



×