Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Môn sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.32 KB, 7 trang )

Môn: Sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học đại học
Câu 1. Hãy mô tả ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc hiện tại của
Anh/Chị (Tìm kiếm thông tin, gmail, phần mềm,.v.v...) ? Hãy nêu các khó khăn
mà Anh/Chị gặp phải trong các vấn đề này ?

1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đại học
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học có vai trò đặc biệt quan
trọng, thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, vai trò đối với giáo viên
Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức
cho người học bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính xác;
Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập
một cách vững chắc; Giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, do đó nâng cao hiệu
quả dạy học.
Thứ hai, vai trò đối với người học
Kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
lĩnh hội kiến thức của người học; Giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc
học tập được lâu bền; Là phương tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ
năng, kĩ xảo cả thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến thức, kinh
nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.
2. Những ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc hiện tại của bản
thân
Là một giảng viên, tôi thường ứng dụng công nghệ thông tin trong các công việc
sau:
- Soạn bài giảng, bài tập, bài thực hành
- Trình chiếu bài giảng bằng powerpoint, latex
- Cho sinh viên thực hành trên các máy tính
- Tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính
- Tìm kiếm thông tin
- Sử dụng email để trao đổi thông tin với lớp
- Tổ chức các diễn đàn học tập


- Tổ chức các lớp học trực tuyến với e-learning


- Tổ chức các lớp học ngoại ngữ
- Các ứng dụng khác như: Viết báo, thí nghiệm, mô phỏng, lấy ý kiến phản hồi từ
sinh viên qua google form
3. Những khó khăn gặp phải trong việc ứng dụng thông tin của bản thân
- Kiến thức, kỹ năng về CNTT còn hạn chế, chưa biết nhiều phần mềm hữu dụng,
chưa sử dụng thành thạo các phần mềm phổ biến.
- Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy cũng cần có các phương pháp khoa học,
nếu không sẽ phản tác dụng. Bản thân còn thiếu kiến thức trong phần này.
- Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế để tiếp cận những công nghệ mới
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn: thiếu máy chiếu, hệ thống mạng
chưa đáp ứng, nhiều phần mềm chất lượng chưa tốt: phần mềm thi trắc nghiệm,
website dạy học
- Phần mềm bản quyền rất đắt
- Sĩ số lớp học đông cũng ảnh hưởng đến các giờ thực hành.
- Đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ còn hạn chế…
Đó là những khó khăn mà cá nhân tôi gặp phải, còn trên bình diện xã hội, việc
ứng dụng CNTT trong dạy học cũng gặp không ít khó khăn và thách thức, đó là:
- Theo tôi, máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng
trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên
hoàn toàn trong các bài giảng.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được
nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi
lạm dụng nó.
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng.
Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực
hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng
phương tiện hiện đại còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa

triển khai rộng khắp và hiệu quả.


- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử
dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào
tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá
mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử
dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả./.
Câu 2. Phân tích định hướng chủ đạo của việc ứng dụng CNTT vào dạy
học
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong những
ngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất. Được như vậy vì đây là một ngành
khoa học phục vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề khác nhau
trong xã hội. Tuy vậy, tại Việt Nam, tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin có thể
mang lại cho giáo dục chưa được khai thác một cách thoả đáng. Xét cho quá trình giáo
dục, với sự đa dạng và phong phú của các phần mềm dạy học, công nghệ thông tin
hoàn toàn có thể trợ giúp cho quá trình dạy học bởi những lý do dưới đây:
Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ khiến máy tính
trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, cụ thể là:
Khả năng biểu diễn thông tin: Máy tính có thể cung cấp thông tin dưới dạng
văn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh... Sự tích hợp này của máy tính cho phép mở rộng
khả năng biểu diễn thông tin, nâng cao việc trực quan hoá tài liệu dạy học.
Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các quá trình thông tin, giao
lưu và điều khiển trong dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học là
một quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Với một chương trình phù
hợp, máy tính có thể điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh trong việc
cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược, xử lý thông tin và đưa ra các giải pháp
cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quả cao.
Tính lặp lại trong dạy học: Khác với giáo viên, máy tính có thể lưu trữ một
thông tin nào đó, cung cấp và lặp lại nó cho học sinh đến mức đạt được mục đích sư

phạm cần thiết. Trên cơ sở này, sự phát triển của từng cá thể học sinh trong quá trình
dạy học trở thành hiện thực. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cá thể hoá trong
quá trình dạy học.
Khả năng mô hình hoá các đối tượng: Đây chính là khả năng lớn nhất của máy
tính. Nó có thể mô hình hoá các đối tượng, xây dựng các phương án khác nhau, so
sánh chúng từ đó tạo ra phương án tối ưu. Thật vậy, có nhiều vấn đề, hiện tượng
không thể truyền tải được bởi các mô hình thông thường, ví như các quá trình xảy ra
trong lò phản ứng hạt nhân, hiện tượng diễn ra trong xilanh của động cơ đốt trong, từ


trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha, chuyển động của điện tử xung
quanh hạt nhân... trong khi đó máy tính hoàn toàn có thể mô phỏng chúng.
Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với bộ nhớ ngoài có dung lượng như
hiện nay, máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho phép thành lập
các ngân hàng dữ liệu. Các máy tính còn có thể kết nối với nhau tạo thành các mạng
cục bộ hay kết nối với mạng thông tin toàn cầu Internet. Đó chính là những tiền đề
giúp giáo viên và học sinh dễ dàng chia sẻ và khai thác thông tin cũng như xử lý
chúng có hiệu quả.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiều
hình thức dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt (face to face); dạy học từ xa
(distance learning); phòng đào tạo trực tuyến (online training lab); học dựa trên công
nghệ web (web based training); học điện tử (e-learning)...đáp ứng được nhu cầu học
tập ngày càng cao của các thành phần khác nhau trong xã hội.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao cho
máy tính thực hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau
của quá trình dạy học. Nhờ đó, có thể xây dựng những chương trình dạy học mà ở đó
máy thay thế một số công việc của người giáo viên... Cách dạy này đã thể hiện nhiều
ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh, đảm bảo
mối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá trình học tập.
Câu 3. Phân tích vai trò của CNTT trong các đường hướng dạy học khác

nhau
Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thì phương tiện dạy học cũng
ngày càng trở thành yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả
của quá trình dạy học. Đặc biệt, trong các môn học thuộc ngành khoa học tự nhiên thì
có những nội dung sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu phương tiện dạy học.
Xét về phương diện nhận thức thì phương tiện dạy học vừa là cái để học sinh
“trực quan sinh động”, vừa là phương tiện để giúp quá trình nhận thức được hiệu quả.
Nghiên cứu về vai trò của phương tiện dạy học, người ta còn dựa trên vai trò của
các giác quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:
Kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5% qua sờ;
3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn.
Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30%
qua những gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% qua
những gì mà ta nói được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được.
ở Ấn độ, người ta cũng tổng kết: tôi nghe – tôi quên; tôi nhìn – tôi nhớ; tôi làm –
tôi hiểu.


Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải
thông qua quá trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện (thiết
bị, công cụ) để tác động và hỗ trợ.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học có vai trò đặc biệt quan
trọng, thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, vai trò đối với giáo viên: Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình
tổ chức các hoạt động nhận thức cho người học bởi đảm bảo quá trình dạy học được
sinh động, thuận tiện, chính xác; Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người
học lĩnh hội đủ nội dung học tập một cách vững chắc; Giảm nhẹ cường độ lao động
của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
Thứ hai, vai trò đối với người học: Kích thích hứng thú học tập cho người học,
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lĩnh hội kiến thức của người học; Giúp người học

tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền; Là phương tiện giúp người học
hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cả thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất.
Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi
trường sống.
Câu 4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng CNTT
vào giảng dạy môn của anh chị
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo,
phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có
nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt,
dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ
thông tin và truyền thông.
1.Thuận lợi
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với âm
thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm
đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan;


- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều
kiện nhà trường;
- Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những
công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác
nhau;
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để
tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học
tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện
độc lập hoặc trong giao lưu.
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh

chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý,
học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một
công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và
truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và
điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
2. Các khó khăn, thách thức:
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và
truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những
kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó
khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy
sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng
trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên
hoàn toàn trong các bài giảng của họ.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa
được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc,
nhiều khi lạm dụng nó.


- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng,
chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế
quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương
tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu
projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển
khai rộng khắp và hiệu quả.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu;
sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào
tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá
mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử

dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.
Câu 5. Tại sao phải ứng dụng CNTT trong dạy học đặc biệt là bậc đại học
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học có vai trò đặc biệt quan
trọng, thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, vai trò đối với giáo viên: Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình
tổ chức các hoạt động nhận thức cho người học bởi đảm bảo quá trình dạy học được
sinh động, thuận tiện, chính xác; Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người
học lĩnh hội đủ nội dung học tập một cách vững chắc; Giảm nhẹ cường độ lao động
của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
Thứ hai, vai trò đối với người học: Kích thích hứng thú học tập cho người học,
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lĩnh hội kiến thức của người học; Giúp người học
tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền; Là phương tiện giúp người học
hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cả thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất.
Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi
trường sống./.



×