Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

bài kt MTXQ Nhận biết bàn tay của bé (2436 tháng )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.64 KB, 29 trang )

Nhận biết : bàn tay của bé (24-36 tháng )
+Cô cho trẻ hát bài “Đôi bàn tay”
+Các con vừa hát bài hát gì nào?( đôi bàn tay )
+Trong bài hát nói đến cái gì?(đôi bàn tay)
+Vậy bây giờ các con hãy ngắm đôi bàn tay của mình đi nào?
+Mỗi người có mấy bàn tay? ( 2 bàn tay )
+Hai bàn tay còn được gọi là gì?(đôi bàn tay)
-Vậy bây giờ các con hãy cùng cô khám phá đôi bàn tay nhé
+Cô cho trẻ xem hình ảnh đó:bàn tay
+Hình ảnh đôi bàn tay úp xuống . Ai nhận xét gì về đôi bàn tay này?
+Đôi bàn tay được để ở tư thế nào ? ( úp )
+Khi đôi bàn tay úp xuống chúng mình thấy gì nào?
+Ngoài mu bàn tay , lòng bàn tay ra bàn tay còn có những gì?
+Cô hỏi trẻ có mấy bàn tay ?và cô hỏi cá nhân trẻ khi úp bàn tay xuống còn nhìn
thấy những gì?
+Khi lật bàn tay lên chúng mình còn thấy những gì?
+Cô cho trẻ đếm ngón tay trên một bàn tay
+Các con đếm xem trên mỗi bàn tay có mấy ngón tay?
+Trên ngón tay còn có những gì?
+Hàng ngày bàn tay giúp các con gì nào
+Các con dùng đôi bàn tay để làm những công việc gì phục vụ cho bản thân mình
nào?


+Muốn có đôi bàn tay thật xinh đẹp sạch sẽ giúp các con làm việc thì các con phải
làm gì?
+Khi bố, mẹ, người lớn tuổi, cô giáo đưa cho chúng mình phải xin bằng mấy tay
*KPKH: Chú mèo đáng yêu (3-4 tuổi)
+ Bây giờ cô mời các con ngồi xuống và lắng nghe cô đọc câu đố về con vật gì nhé
Đôi mắt long lanh
Màu xanh trong vắt


Chân có móng vuốt
Vồ chuột rất tài
Đó là con gì?
-Hôm nay cô có món quà tặng cho các con , các con có muốn xem không nào?
+Đây là con gì?
+Lông con mèo có màu gì?
+Các con sờ xem lông con mèo như thế nào?
+Con mèo có những bộ phận nào nhỉ?
+Thế trên đầu con mèo có gì?
+Còn đây là gì?(thân con mèo)
+Đây là gì?(chân con mèo)
+Con mèo có mấy chân?( 4 chân)
+Còn đây là cái gì?(cái đuôi)
+Đuôi của nó như thế nào? ( đuôi dài )
+Cô đố các con biết con mèo thích ăn gì nào?


+Dáng chú mèo như thế nào?(đáng yêu , hiền)
+Mèo là con vật rất hiền lành được nuôi trong gia đình để làm gì? ( để bắt chuột )
+Vậy các con biết con mèo kêu như thế nào không?( meo meo )
+Cô mời cả lớp làm tiếng kêu con mèo nhé?
+Thêm một chú mèo nữa đã vào lớp mình đấy , theo các con hai chú mèo này chú
nào là “mèo mẹ” chú nào là “mèo con” nào?
+Ai có thể cho cô biết để bảo vệ những chú mèo đáng yêu này thì chũng ta cân
làm gì?( cho ăn cơm,chăm sóc )
+Đúng rồi , phải chăm sóc bảo vệ , cho nó ăn , và nó giúp cho chúng bắt chuột
hằng ngày đấy các con.
* KPKH : Xe đạp ( 4 - 5 tuổi )
+ Cô đố cô đố : “ xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon

Chuông kêu kính cong
Đứng yên thì đổ ”
Đó là xe gì ?
+ Ngoài xe đạp thì các con biết PTGT gì nữa ?
+ Hôm nay cô có một món quà tặng cho cả lớp mình đấy các con hãy đoán xem
đây là gì nữa nào ?
+ Cô đưa tranh mẫu cho trẻ xem
+ Cô có bức tranh gì đây ?
+ Cô cho trẻ quan sát về mô hình xe đạp
+ Xe đạp có màu gì ?


+ Ai có nhận xét về chiếc xe đạp này ?
+ Xe đạp có mấy bộ phận : ( 3 bộ phận )
+ Cô cho trẻ đọc một số bộ phận của xe đạp ( phanh xe ,tay lái ,yên xe ,bánh xe...)
+ Muốn đều khiển được xe cân có gì ? ( tay lái )
+ Ngoài tay lái còn có gì nữa ? (phanh )
+ Phanh dùng để làm gì ?
+ Chuông xe kêu như thế nào ? ( kinh coong )
+ Để nối đầu xe và đằng sau xe chúng ta cần phải có gì đây ?
+ Còn đây là gì ? ( yên xe )
+ Yên xe dùng để làm gì ?( để ngồi )
+ vậy xe đạp có mấy bánh ? ( 2 bánh )
+ Bánh xe đạp có hình dạng gì ? ( hình tròn)
+ Còn đây là gì ? ( bàn đạp )
- Nhờ có bàn đạp nên xe mới chạy được đấy các con
+ Vậy xe đạp là phương tiejn gì ?( đường bộ )
+ Vậy xe đạp chạy bằng sức gì ?( sức người )
* À xe đạp chạy bằng sức người ,người lái xe dùng chân đạp thành những vòng
tròn cho xe di chuyển đấy !

+ Vậy xe đạp dùng để làm gì các con ? ( chở người và hàng hóa )
* Cô khái quát : Xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ, xe có 2 bánh, xe đạp
dùng để chở người và chở hàng,xe đạp muốn đi được là phải dùng sức người,xe
đạp là xe thô sơ khi tham gia giao thông thì phải chấp hành luật giao thông nhé !


* KHXH : Nghề nông ( 5 - 6 tuổi )
+ cho trẻ hát bài : “ em đi giữa biển vàng ”
+ Các con vừa hát bài hát gì ?
+ Bài hát nói về đều gì ?
+ Các con biết ai trồng những cánh đồng lúa chín vàng đó không ? ( bác nông dân )
+ Để biết đúng là bác nông dân đã trồng lên cánh đồng đó không cô và các con
cùng tìm hiểu nhé !
- Cho trẻ xem tranh về bác nông dân và công việc của bác :
+ Các bức tranh nói về ai các con ? ( bác nông dân )
+ Bác nông dân đang làm gì ? ( làm việc )
+ Để làm ra hạt lúa bác nông dân cần làm gì ?
- Cho trẻ xem tranh về hoạt động trồng lúa của bác nông dân
* Tranh 1 : Bác nông dân đang làm đất :
+ Muốn gieo cấy thì bác nông dân làm gì ? ( làm đất )
+ Bác nông dân làm đất như thế nào ? ( thẳng và nhỏ )
+ Muốn làm được đát nhỏ và phẳng thì cần dụng cụ gì ? ( cuốc , cầy..)
+ Ngoài ra thì con vật gì còn giúp bác nông dân làm việc nữa ? ( con trâu )
- Con trâu đã giúp bác làm rất nhiều việc nặng dọc như : Cầy bừa làm tơi đất ,và
bác cũng dùng dụng cụ cuốc ,cày để làm đất nữa đấy các con !
* Tranh 2 : Bác nông dân đang gieo mạ,chăm sóc cây lúa :
+ Sau khi làm đất xong để có những cây lúa thì bác nông dân làm gì ? ( gieo mạ)
+ Cho trẻ xem bức tranh gieo mạ
+ Để cho cây lúa lên xanh tốt thì bác làm gì ? (bón phân ,nhổ cỏ...)



=> Sau khi gieo mạ thì bác chăm sóc và bón phân ,nhổ cỏ,cung cấp đủ nước cho
cây tươi tốt đấy !
* Tranh 3 : Thu hoạch lúa
+ Các con nhìn xem khi lúa chín co màu gì ? ( màu vàng )
+ Bác nông dân làm gì khi lúa chín ? ( thu hoạch )
+ Vậy bác dùng dụng cụ gì để làm việc nào ? ( cuốc ,liềm ,cày..)
+ Bác làm ra những sản phẩm gì ? ( gạo , rau, ngô,khoai,...)
+ Để làm ra những hạt tóc hạt gạo thì bác nông dân đã làm việc như thế nào ?
( rất vất vả )
+ Nếu không có bác nông dân thì đều gì xảy ra ? ( không có thức ăn )
+ Vậy các con có yêu quý bác nông dân không nào ? (biết yêu quý, kính trọng các
cô bác nông dân, biết quý trọng sản phẩm, phải ăn hết suất, khi ăn không làm rơi
vãi thức ăn)
* Giáo dục : Các bác nông dân rất vất vả để làm ra những sản phẩm để nuôi sống
con người. Vì vậy chúng mình phải biết ơn, quý trọng các sản phẩm mà bác nông
dân đã làm ra. Chúng mình phải biết ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.
* Mở rộng : Công việc của bác nông dân là nghề nông đấy các con ạ. Ngoài nghề
nông ra trong xã hội còn có rất nhiều nghề nữa đấy. Ai có thể trẻ lời cho cả lớp
nghe nào? (May, xây dựng....)
* Thiết kế 2 trò chơi học tập cho trẻ khám phá môi trường xung quanh
1. Trò chơi “ghép hình các con vật”
Độ tuổi : (5 - 6 tuổi )
-Chuẩn bị : Các chi tiết con vật như đầu ,mình, đuôi, chân, nơi hoạt động thức
ăn ,trống, 2 bảng gắn, bảng để chi tiết
- Luật chơi : Đội nào ghép được nhiều chi tiết nhất là đội thắng cuội


- Cách chơi : Chia làm 2 đội ,số lượng trẻ ở mỗi đội bằng nhau. Khi có hiệu lệnh
chơi lần lược từng trẻ ở mỗi đội chạy lên tìm 1 chi tiết con vật của đội mình gắn

lên bảng rồi chạy về đập vào tay người tiếp theo, mới chạy lên chơi tiếp
Kết thúc trò chơi đội nào ghép được nhiều chi tiết nhất là đôi thắng cuội.
2. Tên trò chơi : “ Hãy xếp cho đúng”
- Độ tuổi : ( 5 - 6 tuổi )
- Chuẩn bị :
+ 3 bộ tranh vẽ các giai đoạn phát triễn của cây từ hạt : Hạt - nẩy mầm cây - cây
có hoa - cây có quả
+ 3 bộ tranh về các thời điểm : Làm đất - gieo cấy - chăm sóc - thu hoạch
+ 3 bộ tranh vẽ các mùa và đặc điểm của từng mùa : Xuân - hạ - thu - đông
+ 2 bảng ,trống, bàn để tranh
- Luật chơi : Đội nào xếp nhanh và đúng nhất sẽ chiến thắng
- Cách chơi : Chia làm 2 đội ,số trẻ ở mỗi đội bằng nhau ,khi có hiệu lệnh bắt đầu
,lần lược từng trẻ ở mỗi đội chạy lên tìm 1 tranh theo đúng thứ tự, gắn lên bảng
rồi chạy về đặp vào tay người tiếp theo ,khi đó người tiếp theo phải được chơi
tiếp. Đội nào ghếp tranh đúng nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
* Sáng tác 3 câu đố cho trẻ KPMTXQ
1.

Con gì mập mập
Ăn nằm suốt ngày
Cứ đến giờ ăn
Lại kêu éc éc
Đó là con gì ? ( con heo )


2.

Con gì đuôi ngắn tẹo
Có cái tai dài
Mắt hồng lông mượt

Có tài chạy nhanh
Đó là con gì ? ( con thỏ )

3.

Con gì kêu cạp cạp
Theo mẹ đi kiếm ăn
Chẳng khác mẹ tí nào
Đi lạch ba, lạch bạch
Đó là con gì nào ? ( con vịt )


Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên
KPKH : Tan và không tan
Độ tuổi : ( 4- 5 tuổi )
Thời gian : 20 - 25 phút

I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết nước có thể hòa tan được một số chất như đường ,muối ,bột xà
phòng...không tan được như 1 số chất sỏi, cát,...
2. Kỹ năng
- Phát triễn tư duy quan sát ,trí nhớ có chủ định ,phát triễn ngôn ngữ cung cấp
vốn từ
- Rèn cho trẻ khả năng biết phối hợp để hoạt động thực hành theo nhóm như xúc
đường ,khuấy...
3.Giáo dục
- Giáo dục trẻ có ý thức chơi các trò chơi
- Giáo dục trẻ biết yêu quý giữ gìn, bảo vệ nguồn nước
II. Chuẩn bị

- 2 cái thìa, 2 cái cốc
- Băng đĩa ghi nhạc các bài hát
- Bàn ghế cho trẻ nước sạch
- Khăn lâu ,nước sạch, rổ đựng các loại sỏi,...
III. Cách tiến hành


1. Hoạt động 1 : Ổn định trò chuyện
- Cô cho trẻ chơi trò chơi : “ Đoán thấu nói tài”
- Cô mở nhạc cho trẻ hát bài “ bàn tay năm lại ”
- Cô đưa 2 chiếc hộp kì diệu đựng sỏi và cát cho trẻ lên sờ vào hộp túi cát,hòn sỏi
đoán xem là gì ?
- Với đường và muối thì cô cho trẻ nếm và đoán thử
- Cô đưa ra các thứ cho trẻ xem
- Hỏi trẻ đây là gì ? ( sỏi )
-Sỏi dùng để làm gì ?
- còn đây là gì ? ( muối )
- Muối dùng để làm gì ? ( ăn )
- Bạn nào có thể lên bóp hạt cát và hòn sỏi và nêu lên cảm nhận mình nào ?
- Các con thấy như thế nào ?
- Các con hãy đoán thử xem những thứ cô cho các con vừa nếm và sờ thì thứ nào
sẽ tan trong nước, thứ nào không tan trong nước ?
- Để biết được đều đó thì cô và các con sẽ làm thí nghiệm về sự hòa tan và không
tan nhe !
- Vậy muốn cho thí nghiệm thành công thì chúng ta cần chuẩn bị nguyên vật liệu
gì ? ( nước , cốc , muối ,sỏi ..)
- Cô cho trẻ cùng làm thí nghiệm

2. Hoạt động 2 :bé tập làm thí nghiệm
-cô cho trẻ ve 3 nhóm và làm thí nghiệm



- Lần một xúc 2 thìa muối đổ vào cốc nước và dung thìa khuấy đều
- Bỏ 3 viên xỏi vào cốc nước dùng thìa khuấy điều
- Các con thấy muối trong cốc như thế nào ? tại sao ? tan , vì muối là chất tan
trong nước
-Còn cốc này có gì trong cốc ?( còn sỏi )
=> Muối là chất tan trong nước nên không nhìn thấy muối trong cốc nữa , còn sỏi
là chất không thể tan được trong nước nên vẫn còn thấy hòn sỏi trong cốc .
- Bây giờ cô mời cả lớp nhắc lại nào ? (muối là chất tan trong nước , sỏi không tan
trong nước )
-Cô vừa chon các con làm thí nghiệm gì nào ?( muối , sỏi )
* Mở rộng
- Ngoài muối là thứ gì tan trong nước , còn có thứ gì tan trong nước nữa nào ?
(đường , bột .... )
-Thứ gì không tan trong nước ?(cát , đá ......)
-Các con thấy nước có lợi ích gì không nào ?
=> Giáo dục: nước là rất cần thiếc cho sự sông con người chúng ta vì vậy các con
phải bảo vệ giữ gìn nguồn nước trong sạch và không vất rác bừa bãi
3.Hoạt động 3: trò chơi “ai nhanh nhất”
-cách chơi: cô chia lớp mình thành 2 đội , đội 1 chuyền các loại chất tan , đội 2
chuyền các loại không tan nhiệm vụ của các con là lấy đúng theo sản phẩm đội
mình đội nào lấy đúng và nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng .
-Luật chơi: nhớ là phải lấy đúng theo yêu cầu của cô
4.hoạt động 4:nhận xét và kết thúc
-Tuyên dương khen trẻ.


Đề tài: Khám phá tìm hiểu không khí
Đối tượng: MGL ( 5-6 Tuổi)

Thời gian: 30- 35 phút
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nói được đặc điểm của không khí: nhẹ, không màu, không mùi, không hình
dạng.
- Nói được ích lợi của không khí đối với đời sống.
2. Kỹ năng:
- Trẻ so sánh được sự có và không có không khí.
- Làm được các thí nghiệm đơn giản: thổi bóng bay, Cho chai vào thùng nước..
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô
- Trẻ phát hiện ra sự thay đổi của không khí khi có một vật khác tác động.
3. Thái độ:
- Trẻ biết hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Có ý thức không gây ô nhiễm không khí
- Trẻ hứng thú tham gia làm thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ 1 quả bóng bay, 1 túi nilong
- 3 chậu nước, chai nhựa, túi nilông, bonga bay.
- 2 cây nến, 2 cốc thủy tinh, giấy bạc
- 1 lọ nước hoa.


III. CÁCH TIẾN HÀNH:
* HĐ1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú
Hôm nay cô con mình cùng nhau thổi bóng trang trí lớp chuẩn bị nôen.
- Tại sao quả bóng này phồng lên được ( có không khí )
=> Bóng phồng lên vì có hơi bay vào, là có không khí
* HĐ2: Khám phá tìm hiểu không khí:
* Cho trẻ làm thí nghiệm 1:
- Cho trẻ thổi lại bóng. Sau đó mở lắp quả bóng ra cho xì vào tay

-Cái gì trong quả bóng bay ra? ( không khí )
- Các con có nhìn thấy không?
- Các con có cầm được không?
=> Chốt lại: không khí không màu, không hình dáng và không nhìn thấy được,
không cầm nắm được.
Chúng ta chỉ cầm được không khí ,khi nó ở trong một vật ( ở trong quả bóng)
* Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem không khí nặng hay nhẹ:
* Thí nghiệm 2:
- Cho trẻ cầm bóng có nước và không có nước. Cho trẻ sờ, bóp
- Hai quả bóng này có điểm gì khác nhau? ( có quả nhẹ và quả nặng )
- Tại sao quả bóng này nhẹ, tại sao quả bóng này nặng? (quả bóng có nước không
có không khí , quả bóng nhẹ là có không khí )
- Cô đổ nước cho trẻ quan sát.
* Thí nghiệm 3:


* Cô đặt câu hỏi cho từng nhóm:
- Nhóm 1:Làm cho túi nilông căng phồng, sau đó lấy tăm đâm thủng-> nhấn xuống
chậu nước
+ Con thấy túi sau khi bị đâm thủng mà nhúng xuống chậu nước như thế nào?
( không khí bay ra )
=> Cô kết luận: Không khí thoát ra ngoài qua lỗ thủng, chúng ta thấy nước lăn tăn,
đó là có không khí. không khí không có hình dạng chúng ta không nhìn thấy mà đó
chỉ là bóng nước.
- Nhóm 2: thả 1 quả bóng đã thổi vào chậu nước
+ Bóng thả vào chậu nước ntn? ( nổi ,)
+ Vì sao bóng nổi trên mặt nước? ( có không khí )
=>Cô kết luận: Vì không khí nhẹ nên quả bóng nổi.
- Nhóm 3: Mở lắp chai và nhấn chai vào thùng nước
+ Khi cho chai nhựa vào chậu nước con thấy hiện tượng gì xảy ra? ( nước vào chai)

+ Con thấy có màu gì không?
=>Cô kết luận: Không khí có ở khắp nơi, trong những chỗ rỗng. không khí không
màu, không mùi vị.
*Thí nghiệm 4: Làm ảo thuật với cây nến
- Cô có gì đây? Hai từ giấy bạc của cô như thế nào? ( 1 có lỗ thủng, 1 không)
- Cô thắp nến trong 2 cốc. Sau đó đặt 1 tờ giấy bạc này lên. Các con đoán xem
điều gì sẽ sảy ra?
+ Tại sao có hiện tượng cây nến tắt? và nến không tắt? ( vì bị bịt kín, không khí
không vào được)


* Cho trẻ lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại ( 2-3 giây). Con thấy thế nào? ( khó thở
vì con không hít được không khí)
=> Không khí rất cần cho sự sống: cho con người, con vật và cây cối.
* Cô xịt nước hoa:
+ Các con thấy gì? ( có mùi thơm )
+ Không khí có thể thay đổi mùi khi có vật khác tác động. Vậy nếu không khí bị ô
nhiễm sẽ có rất nhiều mùi khó chịu có hại cho sức khỏe.
Các con hãy kể cho cô biết khi nào thì không khí bị ô nhiễm (khói, bụi,mùi : Như
khi ngồi gần những người hút thuốc lá rất có hại.
* Hoạt Động 4: Kết thúc
-Trẻ thổi bóng


* KPKH : Khám phá vật chìm vật nổi
Độ tuổi : ( 4-5 tuổi )
Thời gian : 30 - 35 phút
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức :
- Trẻ biết được công dụng và vật liệu của các đồ vật xung quanh ,từ đó qua hoạt

động trải nghiệm trẻ khám khá ra thế nào là vật chìm vật nổi.
-trẻ biết sử dụng đúng tính chất vật chìm vật nổi
- Hình thành cho trẻ khái niệm về vật chìm vật nổi ,trẻ biết phân biệt vật có trọng
lượng nặng là vật chìm,vật có trọng lượng nhẹ là vật nổi.
2.Kỹ năng
- Phát triễn khả năng quan sát tư duy, và so sánh qua việc trải nghiệm các vật
chìm vật nổi .
3. Thái độ
Trẻ chú ý giữ gìn bảo quản đồ vật khi được thí nghiệm
II. chuẩn bị
- Đồ dùng của cô :
+1 ngôi nhà 2 tầng đựng đồ vật chìm và vật nổi
+ 1 số đồ vật có tính chất nổi và chim
+ Cho trẻ quan sát một số về PTGT đường thủy :hình ảnh thuyền , đua thuyền
+ chuẩn bị nhạc không lời
- Đồ dùng trẻ :
+ 1 rổ, 2 bể thủy tinh để chơi


+ 1 số đồ vật mang tính chất nổi :bóng ,xốp ,, lắp ghép...
+ 1 số đồ vật mang tính chất chìm : sỏi đá ,nam châm,...
III. Cách tiến hành
*. Hoạt động 1: Ổn định trò chuyện
- cho trẻ hát bài “hát chiếc thuyền nan”
- Các con vừa hát bài hát gì ?
-Bài hát nói với chúng ta những gì ? ( cuộc sống ta nhu chiếc thuyền )
- Chiếc thuyền nan thường dùng ơ đâu ? nó là vật nổi hay vật chìm trong nước ?
(dùng ở trên biển, là vật nổi trên nước )
* Hoạt động 2 : Hoạt động trải nghiệm khám phá về vật chìm vật nổi
- Hôm nay có một đều thú vị cô muốn gửi tới cho các con đó là “bé cùng thử

nghiệm khám phá về vật chìm vật nổi ” các con có muốn không ?
a. Quan sát đàm thoại
- Cô đưa các đồ vật ra
- Bây giờ các con hãy quan sát xem cô có đồ vật gì ? cô có rất nhiều đồ vật khác
nhau bây giờ các con quan sát nhe!
- Cô đưa quả bóng và đàm thoại :
- Đây là vật gì ? ( quả bóng )
- Theo các con quả bóng này được làm bằng chất liệu gì ?( bằng nhựa )
- Nó được làm bằng nhựa thì vật nổi hay chìm ? ( vật nổi )
- Vậy muốn biết được vật nổi hay chìm thì chúng ta cần phải làm gì ?( bỏ vào
nước)
- Bây giờ các con hãy quan sát xem cô bỏ quả bóng vào bể nó chìm hay nỗi nhé .


- Quả bóng chìm hay nổi ( nổi )
- Tương tự cô bỏ hòn đá vào bể chìm hay nổi các con ? vì sao ?( chìm ,vì nó nặng)
- Và để biết được vật chìm hay nổi ta phải làm gì ?( bỏ vào nước thí nghiệm )
- vì sao hòn đá lại là vật chim ? ( có trọng lượng nặng )
- vì sao quả bóng lại là vật nổi ? ( có trọng lượng nhẹ )
- vậy tạ sao quả bóng to mà lại nổi ?) ( quả bóng to về kích thước nhưng trọng
lượng nhẹ )
- Cũng vậy tại sao hòn đá nhỏ lại chìm ? ( hòn đá nhỏ về kích thươt nhưng có
trọng lượng nặng )
- Quả bốn người ta thường dùng để làm gì ? ( dùng để đá)
- Khi nào thì ta nhận biết đó là vật chìm ? và khi nào ta nhận biết đó là vật nổi ?
(khi được thí nghiệm trong nước )
b. trẻ khám khá những vật có tính chất nổi và chìm qua thí nghiệm
- Bây giờ các con các muốn thí nghiệm vật nào chìm vật nào nổi không ?
- vậy các con lấy rổ về chỗ ngồi để thí nghiệm nào ?
- các con sờ vào vật và tìm cho cô tất cả vật nổi ?

- Muốn biết được vật nổi thì các con phải làm gì ? cô mời các con bỏ các vật đó
vào nước để thí nghiệm
- Tương tự các con hãy tìm cho cô vật chìm ?
- Làm thế nào để biết được vật chìm ?( trẻ vào nước thí nghiệm )
- Cho trẻ so sánh giữa vật chìm và vật nổi
- khi bỏ các vật chìm và vật nổi trong bể thì có đều gì xảy ra ? (vật chìm lặn xuống
vật nổi nằm trên mặt nước )


- Như vậy vật chìm vật nổi giống nhau hay khác nhau ? vì sao? ( vật chìm vật nổi
hoàn toàn khác nhau ,vì nó có trọng lượng và kích thước khác nhau )
- Giáo dục : Qua thí nghiệm các con biết con biết các vật chìm như :đá, sắt ,bi,,,vì
nó là vật cứng và trọng lượng nặng nên khi sử dụng nó các con nên cẩn thận vì dễ
bị tai nạn , đồng thời củng phải biết bảo quản khi sử dụng các vật.
* Hoạt đông 3 : trò chơi : “ chọn đúng vật ”
Cách chơi : Cô chia lớp mình thành 2 đội đó là đội 1 sẽ lấy vật chìm đội 2 sẽ lấy vật
nổi . Nhiêm vụ của mỗi đội là lấy đúng yêu cầu mà cô đã quy định.Đội nào lấy
nhiều nhất sẽ chiến thắng.
Luât chơi : khi về các con nhớ đập tay bạn và lấy đúng yêu cầu
* Hoạt động 4: Nhận xét , kết thúc
-Tuyên dương trẻ .


Đề tài: Nhận biết Hoa hồng, Hoa cúc
Độ tuổi : 24- 36 tháng
Thời gian: 15- 20 phút
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết gọi tên và nhận biết một số bộ phận của hoa hồng hoa cúc. (cánh hoa, lá
hoa, cành hoa)

- Biết màu sắc, lợi ích của hoa.
2. Kỹ năng
- Trẻ gọi tên và các bộ phận phận của hoa rõ ràng chính xác.
- Nhận biết được màu vàng, màu đỏ.
- Trả lời được câu hỏi của cô.
- Chơi được trò chơi theo yêu cầu.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quí các loài hoa, không hái hoa, hái lá…
- Bảo vệ, chăm sóc hoa.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô
Hoa hồng, hoa cúc (bằng vật thật)
- Lô tô hoa hồng hoa cúc
- Mô hình các loài hoa
- Hộp quà


III.Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1:Ổn định gây hứng thú
- Để bắt đầu bài học mới cô mời cả lớp hãy cùng đi tham quan vườn hoa nhà bác
Gấu nào ( Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ “Hoa nở” )
- Chúng ta đã đến vườn hoa của bác Gấu rồi đấy, các con thấy vườn hoa có đẹp
không?
- Ai giỏi nói cho cô biết vườn hoa có những loại hoa gì?( hồng , cúc..)
- Để có được vườn hoa đẹp như thế này bác Gấu đã phải chăm sóc và bảo vệ rất
vất vả đấy các con ạ. Thế nên chúng ta phải biết yêu quí các loại hoa nhé.
-Thấy các con ngoan bác Gấu đã tặng cho các con một món quà chúng ta hãy về
chỗ của mình để khám phá món quà đó nhé. (Cho các cháu về chỗ ngồi)
Hoạt động 2: Nhận biết hoa hồng, hoa cúc
a. Làm quen đối tượng

Để biết được món quà của bác Gấu tặng là món quà gì cô cháu mình cùng mở
ra xem nhé!
*Đối tượng 1: Nhận biết hoa hồng
- Úm ba la! ( cô mở ra xem)
- Các con nhìn xem đây là món quà gì nào?( Hoa hồng )
- Cho trẻ gọi tên hoa Hồng ( cả lớp phát âm và cá nhân trẻ 4-5 trẻ phát âm )
- Hoa hồng có màu gì ?(màu đỏ) .Cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm
- Các con hãy xem hoa hồng có những bộ phận nào đây?
Cô chỉ vào từng bộ phận của hoa ( thân, cành, lá, hoa và nhị hoa ) cho trẻ phát
âm. ( 3-4 trẻ )


Cô ngắt cánh hoa cho trẻ quan sát và hỏi trẻ có dạng hình gì?( hình tròn)
- Các con ngửi xem hoa hồng có mùi như thế nào ( có mùi thơm )
- Hoa hồng dùng để làm gì? ( Dùng để trang trí, làm quà tặng nhân các ngày lễ
hội…)
=> Hoa hồng có thân, cành, lá ,hoa, cánh có hình tròn có mùi thơm , và dùng để
trang trí.
- Ngoài hoa hồng các con còn biết hoa gì nữa ? ( hoa đào, kèn..)
* Đối tượng 2: Nhận biết hoa cúc
- Các con xem trong hộp còn lại bông hoa gì? (Hoa cúc).
- Cho trẻ gọi tên “hoa cúc”. ( cả lớp phát âm, cá nhân phát âm)
- Hoa cúc có màu gì?( màu vàng) cho cả lớp và cá nhân trẻ cùng phát âm
- Chúng ta hãy cùng cô khám phá xem hoa cúc có những bộ phận nào nhé!
- Chỉ vào các bộ phận và hỏi đây là gì của hoa? (Cánh, lá, cành hoa ,nhị hoa), cho
trẻ gọi tên, (2 - 3 trẻ).
Cô ngắt cánh hoa cho trẻ quan sát và hỏi trẻ có dạng hình gì?( hình dài)
- Hoa cúc dùng để làm gì? (dùng để trang trí )
Cho trẻ nhắc lại tên hai bông hoa.
* Ngoài hoa cúc các con còn biết loại hoa nào nữa ? ( lan, hoa mai...)

*So sánh
- Giống nhau:
- Hoa hồng và hoa cúc đều có thân, có cành, có lá, có hoa và dùng để làm trang trí
-Khác nhau:
Hoa hồng có màu đỏ cánh hoa có hình tròn và thân hoa có gai


Hoa cúc có màu vàng cánh hoa hình dài và thân hoa không có gai
=> Giống nhau đều có thân cành lá có hoa,khác nhau là hoa hồng có gai và cánh
*Mở rộng kiến thức cho trẻ.
Ngoài hoa hồng và hoa cúc chúng ta vừa được khám phá còn có rất nhiều loài hoa
nữa đấy!
- Bây giờ các con hãy chú ý nhìn lên màn hình xem cô có những loại hoa gì đây?
- Cô cho trẻ xem thêm 3 loài hoa( Hoa đồng tiền, hoa loa kèn, hoa ly.... )
Giáo dục: Để có hoa đẹp con phải làm gì nhỉ?
Đúng rồi chúng ta phải biết trồng hoa, chăm sóc bảo vệ hoa, không hái hoa, bẻ
cành, giẫm đạp lên vườn hoa vì hoa làm cảnh đẹp cho mọi người và làm quà tặng
nữa đấy.
b.Luyện tập trò chơi
* Trò chơi 1: Giơ nhanh đọc đúng
Hôm nay cô thấy lớp mình học rất giỏi cô thưởng lớp mình một trò chơi đó là trò
chơi “Giơ nhanh đọc đúng”
Cô hướng dẫn trẻ cách chơi:
-Cô đã chuẩn cho mỗi bạn một rổ đựng lô tô hoa hồng và hoa cúc khi nghe cô nói
hoa hồng các con hãy chọn nhanh lô tô có bông hoa hồng giơ lên hoặc cô nói hoa
có màu vàng thì các con tìm lô tô hoa cúc giơ thật nhanh lên. Bạn nào chọn nhanh
chọn đúng thì được cô khen
Cô cho trẻ chơi 3-4 lần
* Trò chơi 2: Thi xem ai tài
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi:

Cách chơi : Cô chuẩn bị hai lọ hoa cắm hai bông hoa, hồng hoa cúc vào hai lọ,cô sẽ
mời hai đội ,đội 1 đội 2 lên và thi đua xem đội nào nhanh tay đưa được nhiều hoa


lên cắm vào lọ thì đội đó sẽ chiến thắng và thời gian cho phần thi này là một bản
nhạc
Luật chơi : các con lấy đúng theo yêu câu của cô
- Các con đã sẵn sàng chưa vậy trò chơi xin được bắt đầu cô chia trẻ thành hai tổ
và cho trẻ chơi 2-3 lần (Khi trẻ chơi cô chú ý bao quát và sửa sai cho trẻ
*Hoạt động 3 :Kết thúc hoạt động
Cô nhận xét tuyên dương và cho trẻ nhẹ nhàng ra sân.


Khám phá khoa hoc: “Tìm hiều ban ngày và ban đêm”
Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi.
Thời gian dạy: 30 – 35 phút

I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của ban ngày và ban đêm: một số hoạt động nổi
bật của con nười, cảnh vật xung quanh bé.
- Trẻ biết thời gian xuất hiện của ông mặt trời các buổi trong ngày.Trẻ biết được
Mặt trăng và các vì sao xuất hiện vào ban đêm.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng phân biệt ngày và đêm, mặt trăng và mặt trời.
- Phát triền kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
3. Giáo dục
- Góp phần giao dục trẻ có thói quen tốt vào những thời gian nhất định.
II. Chuẩn bị:
1 Đồ dùng của cô và trẻ:

* Đồ dùng của cô:
- Máy tính, ti vi, giáo án điện tử.
- Slide hình ảnh mặt trời và một số hoạt động diễn ra trong ban ngày.
- Slide hình ảnh mặt trăng và một số hoạt động diễn ra vào ban đêm.
- Que chỉ


×